Tào Tháo thiên bá
Bạn đang đọc truyện Tào Tháo thiên bá trên trang truyenkiemhiep, nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều truyện kiếm hiệp hay, mới nhất!!!
>> Xuống danh sách các hồi
>> Xuống bảng liệt kê truyện các tác giả khác
Tào Tháo thiên bá là một trong những tác phẩm của Tào Trọng Hoài.
Trên dưới sáu thế kỷ từ thời Minh đến nay. Ở Trung Quốc "đến đứa trẻ cũng căm ghét Tào Tháo" (Quách Mạt Nhược), còn ở Việt Nam thì không biết tự bao giờ, cái tên Tào Tháo đã là biểu trưng cho những gì là gian hùng, quỷ quyệt, tráo trở, hiểm ác trong suy nghĩ của bất kỳ một ai khi cần so sánh với kẻ nào đó có những tính cách như thế.
Có thể nói, trong lịch sử loài người chưa có một nhân vật lịch sử nào bị một cái tiếng xấu nặng nề và dai dẳng đến như vậy, mà rất lạ, là ở Việt Nam lại quá sâu sắc và phổ biến đối với một nhân vật lịch sử của nước ngoài sống cách đây ngót hai nghìn năm?
Đó phải chăng là công hay tội của La Quán Trung - tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử trường thiên Tam Quốc diễn nghĩa? Bởi vì từ thời Lưỡng Tấn Nam Bắc triều đến hai triều Tùy dường không thấy có sách vở nào viết xấu và chửi bới Tào Tháo. Chỉ từ sau khi bộ Tam quốc diễn nghĩa ra đời vào đầu đời Minh cuối đời Nguyên, thì Tào Tháo mới thực sự bị đem lên thớt của lịch sử và bia miệng chửi rủa của người đời về mọi sự phản trắc gian hùng quỷ quyệt. Không những thế, trong hàng chục hàng trăm vở ca kịch của Trung Quốc, hàng ngàn cái mặt nạ miêu tả kẻ gian thần nào đó đều hoá trang với bộ mặt trắng phếch như quỷ sứ của Tào Tháo.
Tại sao vậy? Điều này có nguyên nhân lịch sử sâu xa của nó. Xã hội Trung Quốc từ sau thời Ngũ Đại Thập Quốc nát bét như tương, chỉ trong một thời gian rất ngắn mà xuất hiện hàng chục triều đại và mấy chục ông vua hủ bại tàn bạo đến kinh người. Nhà Tống lập quốc cần phải củng cố một nền thống trị Trung ương tập quyền hùng mạnh, nền lý học Tống nho mới ra sức đề cao tư tưởng chính thống, tấn công kịch liệt vào những tư tưởng phản chính thống và những nhân vật phản nghịch trong lịch sử mà Tào Tháo là rất tiêu biểu. Hơn nữa, khi La Quán Trung viết Tam quốc diễn nghĩa lại vào lúc quân Nguyên Mông chiếm Trung Nguyên, mâu thuẫn dân tộc và ngoại xâm vô cùng gay gắt, lòng người hướng về triều nhà Hán, một triều đại phong kiến tiêu biểu đầu tiên kéo dài đến bốn trăm năm và đã làm nên những công trạng lớn lao, có một nền Hán nho rực rỡ. Chu Nguyên Chương đánh tan quân Mông, lập nên triều đại nhà Minh, lòng người hướng về một đất nước yên bình tập trung vào chính quyền Trung ương, tác giả Tam quốc chí diễn nghĩa hiểu rõ tâm trạng của nhân dân trong giai đoạn đó, cho nên khuynh hướng ủng Lưu phản Tào sẽ trở thành khuynh hướng chỉ đạo trong sáng tác của ông. La Quán Trung cũng muốn có một ông vua ra vua, một bề tôi ra bề tôi, vì vậy viết đẹp về Lưu Bị, viết xấu về Tào Tháo cũng không có gì là lạ.
Mặt khác, đã là nhà văn, với bút pháp hiện thực, phải xây dựng nên những hình tượng điển hình sinh động. Tào Tháo trong lịch sử đã trở thành một hình tượng văn học phản diực kỳ sinh động về tính cách gian hung, quỷ quyệt tàn nhẫn... và La Quán Trung đã làm được điều đó. Hoá ra Tào Tháo chịu cái oan trời giáng là vì vậy. Tuy nhiên, nếu độc giả tỉnh táo thì, mặc dầu, tác giả đã viết dưới quan điểm chính thống ủng Lưu phản Tào, nhấn khá mạnh về cái xấu của Tào Tháo, nhưng với bút lực hiện thực chủ nghĩa tài năng, La Quán Trung vẫn xây dựng được một Tào Tháo đa dạng, mà phần tốt đẹp của Tào Tháo vẫn ngời ngời, vượt hẳn những nhân vật đương thời. Vậy Tào Tháo của lịch sử là con người như thế nào?
>> Danh sách các hồi của truyện:
- Hồi 1 : Con Trai Của Thái Giám
- Hồi 2 : Tuổi Trẻ Chí Lớn, Không Được Nôi Buồn!
- Hồi 3 : Thành Lạc Dương Say Đắm Lòng Người
- Hồi 4 : Dục Vọng Của Đổng Trác
- Hồi 5 : Liên Minh Chống Đổng Trác
- Hồi 6 : Giô Nổi Mây Vần, Quân Phiệt Lại Khai Chiến
- Hồi 7 : Đánh Đổ Người Tốt
- Hồi 8 : Kẻ Phẳn Phúc Thường Là Người Thân Tín Nhất
- Hồi 9 : Làm Người, Điều Tối Kỵ Là Cướp Vợ Người Khác
- Hồi 10 : Làm Quan, Điều Kỵ Nhất Là "uy Hiếp Thiên Tử, Sai Khiến Chư Hầu"
- Hồi 11 : Lưu, Quan, Trương Đi Ngựa Tới
- Hồi 12 : Ai Là Đại Anh Hùng
- Hồi 13 : Giẳ Vờ Dò Xét Bắc Phương
- Hồi 14 : Quan Độ Phong Vân, Anh Hùng Lập Nghiệp
- Hồi 15 : Đốt Sạch Ô Sào, Đánh Người Bạn Cũ
- Hồi 16 : Viên Thiệu trách oán trời cao Anh hùng cầm giáo làm thơ
- Hồi 17 : Hảo Hán đổ về, Vy Thành Bắc Quốc
- Hồi 18 : Anh hùng vốn hiếu sắc, cha con hệt giống nhau
- Hồi 19 : Từ Kiệt Thạch Sơn nhìn ra biển xanh
- Hồi 20 : Tình yêu cao thượng với Thái Văn Cơ
- Hồi 21 : Gia Cát Lượng đã đến
- Hồi 22 : Chu Du cũng đến rồi
- Hồi 23 : Trận đánh dữ dội ở Xích Bích
- Hồi 24 : Nước lửa chưa xong, máu nhuốm đỏ sông
- Hồi 25 : (không tựa)
- Hồi 26 : Đánh Mã Siêu
- Hồi 27 : Dám làm nhục hoàng đế
- Hồi 28 : Tây đánh Trương Lỗ, đông phá Tôn Quyền
- Hồi 29 : Tranh Tài Ở Hán Trung
- Hồi 30 : Nước nhấn chìm bảy đạo quân
- Hồi 31 (cuối) : Anh Hùng Một Thời