Vay nóng Tinvay

Truyện:Tào Tháo thiên bá - Hồi 24

Tào Tháo thiên bá
Trọn bộ 31 hồi
Hồi 24: Nước lửa chưa xong, máu nhuốm đỏ sông
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-31)

Siêu sale Lazada

Ngày hai mươi tháng mười một, năm Kiến An thứ mười ba.

Bầu trời trong xanh, không có một chút gió nào. Du nói với Lỗ Túc:

- Trời đông tháng rét thế này, lấy đâu ra gió đông nam?

Gần đến canh ba, bỗng nhiên thấy tiếng gió thổi, cờ quạt tung bay. Du ra trướng đứng xem, thấy đuôi cờ bay về phía tây bắc. Một lát, gió đông nam nối lên ầm ầm. Du giật mình, nói:

- Người này có phép đoạt được trời đất, có tà thuật tài hơn quỷ thần. Nếu để sống thì thế nào cũng gây vạ lớn cho Đông Ngô, chi bằng giết trước đi để khỏi lo về sau.

Du sai hai tướng là Đinh Phụng và Từ Thịnh, mỗi người dẫn một trăm quân. Từ Thịnh đi đường thuỷ, Đinh Phụng đi đường bộ, đến thẳng đàn Thất Tinh ở núi Nam Bình:

- Ta chỉ cần thủ cấp của Khổng Minh.

Hai tướng lĩnh mệnh. Từ Thịnh dẫn một trăm tay đao phủ, nhổ thuyền đi trước. Đinh Phụng dẫn một trăm tay cung nỏ, lên ngựa đi sau. Cả hai đoàn người ngựa đều đến cả núi Nam Bình. Trên núi Nam Bình, gió đông nam đang thổi mạnh, quân mã Đinh Phụng đến trước. trông lên thấy tướng sĩ đang cầm cờ đứng đón gió trên đàn. Phụng xuống ngựa, cắp gươm lên đàn, không thấy Khổng Minh đâu đâm hoảng, hỏi các tướng sĩ ở đó, thì họ đều như người mất hồn, lát sau mới nói Khổng Minh xuống đàn đi rồi. Đinh Phụng máu nóng bốc lên ngùn ngụt, chém luôn mấy đứa rồi mới xuống đàn đi tìm. Vừa hay thuyền Từ Thịnh cũng đã đến. Hai người tụ ở bờ sông. Tiểu tốt báo rằng chiều hôm qua có một chiếc thuyền đỗ ở bến trước mặt và mới rồi thấy Khổng Minh xoã tóc xuống thuyền, thuyền ấy vừa ngược xong. Hai tướng lập tức chia thành hai đường thuỷ lục đuổi theo. Từ Thịnh sai kéo căng buồm, lướt nhanh như gió, từ xa phía trước đã nhìn thấy một chiếc thuyền con. Thịnh đứng trên mũi thuyền gọi to:

- Quân sư đừng đi vội, Đô đốc tôi có lời mời!

Chỉ thấy Khổng Minh tay cầm quạt, đứng sau mũi thuyền cười ha hả, nói:

- Ông về bẩm với Đô đốc dùng binh cho khéo, Lượng tôi tạm về Hạ Khẩu, khi khác sẽ xin đến hầu.

Từ Thịnh lại nói:

- Xin hãy dừng thuyền một lát, có việc khẩn cấp muốn thưa.

Khổng Minh nói:

- Ta đã biết Đô đốc không dung nên đã dặn trước Tử Long đến đón, tướng quân không cần phải đuổi theo nữa!

Ở trên bờ, Đinh Phụng cũng đuổi theo, nhưng khi nghe biết Triệu Tử Long đến đón Khổng Minh thì mặt dã biến sắc, tỏ ra sợ hãi, liền gọi Từ Thịnh vào bờ.

Hai người về báo Chu Du, Du lại mắng chửi thậm tệ.

Lỗ Túc nói:

- Việc gì đô đốc phải căng, phá xong quân Tào, rồi hãy tính cũng chưa muộn.

Mãi một lúc lâu, Chu Du mới bình tĩnh trở lại.

Sau đó là một màn điều binh khiển tướng bận rộn.

1. Cam Ninh đem Sái Trung và hàng binh, men bờ phía nam đi xuống, mang theo cờ hiệu họ Tào, đến thẳng lừng Ô Lâm là kho lương của Tào Tháo, để Sái Hoà ở lại.

2. Thái Sử Từ dẫn ba nghìn quân mã, đến thẳng địa giới Hoàng Châu, chặn đường quân Tào ở Hợp Phì đến tiếp ứng.

3. Lã Mông dẫn ba nghìn quân Ô Lâm tiếp ứng cho Cam Ninh, đốt trại Tào Tháo.

4. Lăng Thống dẫn ba nghìn quân, chặn ngang địa giới Di Lăng, hễ thấy Ô Lâm nổi lửa thì đem quân đến tiếp ứng.

5. Đổng Tập dẫn ba nghìn quân đến thẳng Hán Dương, theo đường Hán Xuyên đánh vào trại Tào, hễ nhìn thấy cờ trắng thì ra tiếp ứng.

6. Phan Chương dẫn ba nghìn quân, cầm toàn cờ trắng, kéo ra Hán Dương tiếp ứng Đổng Tập.

Chu Du lệnh cho sáu đội chiến thuyền xong, mới sai Hoàng Cái chuẩn bị hoả thuyền, và cho quân mang thư hẹn với Tào Tháo đêm nay sang hàng; Du còn điều bốn đội chiến thuyền theo sau tiếp ứng cho Hoàng Cái. Đội một là Hàn Đương, đội hai là Chu Thái, đội ba là Tưởng Khâm, đội bốn là Trần Vũ. Mỗi đội mang ba trăm chiếc thuyền, hai chục chiếc h thuyền đi đầu. Chu Du và Trình Phổ ngồi trên chiếc thuyền to đốc chiến. Đinh Phụng và Từ Thịnh đi hai bên hộ vệ. Lỗ Túc, Hám Trạch và một ít binh sĩ ở lại giữ trại.

*

Khổng Minh về đến Hạ Khẩu, bắt tay ngay vào việc.

- Tử Long đem ba nghìn quân mã sang sông, đi tắt đến đường hẻm Ô Lâm, mai phục ở chỗ nào có cây cối rậm rạp.

- Trương Phi dẫn ba nghìn quân sang sông, cắt đứt đường Di Lăng, mai phục trong hang Hồ Lô.

- My Chúc, My Phương và Lưu Phong mang thuyền đi quanh sông vây bắt bọn bại quân.

Xong xuôi đâu đấy, Khổng Minh đứng dậy bảo với Lưu Kỳ:

- Một dải Võ Xương vô cùng hiểm yếu, công tử về ngay đem quân bố trí ở các bến. Quân Tào thua chạy đến đó xông ra mà bắt, giữ vững thành trì, không nên giết những tàn binh chạy trốn.

Lưu Kỳ đi rồi, Khổng Minh nói chuyện với Lưu Bị:

- Chúa công nên đóng quân ở Phàn Khẩu, lên núi cao mà xem, đêm nay Chu Du thắng trận ở Xích Bích.

Mạnh Đức nhận được mật báo: Hoàng Cái đêm nay đến hàng, có cờ thanh nha màu xanh cắm ở mũi thuyền. Cuộc chiến quyết định đã mấy tháng nay bây giờ mới có cơ thực hiện. Tháo không sao giữ được bình tĩnh. Sau này rồi sẽ ra sao? Tháo đứng trên mũi thuyền, mường tượng ra cảnh đánh sắp tới... Một khi thống nhất đất nước, trăm họ an cư lạc nghiệp, xây trường học, làm thuỷ lợi...

Chẳng mấy chốc, tịch dương đổ xuống, rồi một vài ánh vàng còn rơi rớt lại, Tháo bỗng cảm thấy mình mệt mỏi lạ thường.

Trong khoảnh khắc, Tháo nhớ mấy câu trong bài "Li Tao" của Khuất Nguyên.

Cái già xồng xộc kề sau lưng

Danh vọng chưa kề chưa xong

Sau hoàng hôn ngày hai mươi tháng mười một, năm Kiến An thứ mười ba, tịch dương đã lặn về tây, những làn gió nhẹ cũng không còn nữa, không khí cả một vùng Xích Bích như ngưng lại. Hoàng Cái đứng ngồi không yên, thỉnh thoảng lại lên cao hứng nhìn dòng sông.

Đột nhiên thời tiết biến đổi, làm Tháo lo lắng. Tháo ra lệnh giới nghiêm toàn quân, tướng sĩ lên hết hạm thuyền chỉ huy chỗ Trình Dục. Còn thông báo cho toàn đội kỵ hổ báo của Tào Thuần ở trên cạn chuẩn bị ứng phó với những tình huống bất ngờ.

Giờ Dậu gió trên mặt sông dần dần thổi mạnh.

Hoàng Cái nai nịt gọn gàng ngồi trên bờ quan sát hướng gió, và sai mọi người thân tín chuyển diêm tiêu, củi khô, dầu mỡ lên chiếc thuyền nhanh.

Từ giờ Dậu đến giờ Tuất, gió thổi tuy mạnh nhưng hướng gió không ổn đ̏nh. Chu Du chuẩn bị cho toàn quân chiến đấu. Hoàng Cái trèo lên tháp cao dán mắt vào những chiếc đuôi cờ đang bay theo chiều gió. Cho đến khi hướng gió ổn định, đuôi cờ đều bay theo chiều tây bắc, Cái mới nhổ quân kỳ mang theo xuống tháp, bước lên thuyền, chờ lệnh cho mấy chục chiếc thuyền cùng lao sang thuỷ trại quân Tào bên bờ bắc.

Du lệnh cho Hoàng Cái tiến bước, cho thám mã phi báo cho Hàn Đương bám gấp, còn mình thì dẫn hạm thuyền chủ lực hơn ba trăm chiếc, rầm rộ ngược dòng kéo lên hướng bắc.

Gió đông nam thổi mạnh, buồm căng gió, thuyền Đông Ngô ngược dòng với tốc độ kinh người.

Nửa đêm ngày hai mươi ba tháng mười một.

- Bẩm Thừa tướng, phía nam sông có hơn mười chiếc thuyền, thanh nha kỳ ở mũi, đang tiến tới gần.

Tháo dẫn các tướng lên cao đứng nhìn.

Giả Hủ thay mặt Mạnh Đức ra lệnh:

- Chuẩn bị đón tiếp. Đó là tín hiệu đến hàng của tướng Hoàng Cái.

Mấy tháng chờ đợi thời cơ tổng công kích đã tới, quân tướng mừng rỡ khôn cùng, tiếng hoan hô dậy đất.

Tiếng reo hò vang động đến nỗi lá cờ mới lại gẫy. Tháo sa sầm nét mặt, sát khí đằng đằng, cho giải mấy tên lính giữ cờ đến. Mọi người hiểu rằng Thừa tướng sẽ làm gì. Tháo vốn không tin có ma quỷ, nhưng lúc này đang cảm thấy có điều gì đó thật lạ l

Tào Mạnh Đức tay cầm kiếm, mỗi nhát một người, mấy tên lính gục ngã ngay dưới cột cờ. Đó là nghi thức tế cờ thời cổ. Trước hoặc trong lúc giao tranh, người ta thường giết hàng binh hàng tướng, gian tế hoặc quân tướng làm phản để khích lệ sĩ khí ba quân.

Tiếc thương cho mấy binh sĩ, vô duyên vô cớ họ đã thành vật hy sinh cho cuộc chiến. Đời họ khác nào như cây cỏ, héo đấy, tàn đấy!

Bỗng Trình Dục nói với Tháo:

- Bẩm thừa tướng, thuyền này khả nghi lắm!

Tháo và các tướng lĩnh nhìn thấy chiếc thuyền cắm nha kỳ màu xanh, như một chiếc thuyền không đang bồng bềnh lướt tới.

Giả Hủ nói:

- Không có binh lính đi theo, nhất định là trá hàng.

Tháo nghe xong. mặt biến sắc. Gió đông nam thổi tới, đầu hàng với một chiếc thuyền không, các chiến thuyền liên hoàn bằng dây xích, tất cả những cái đó trùng khớp với nhau, nhất định sẽ có chuyện không hay!

Tháo hạ lệnh:

- Bắn tên ngăn lại. Bắn tên!

Tên bắn như mưa..

- Giải phóng chiến thuyền. Lên bờ, chạy lên trại cạn!

Chiến thuyền đã gô lại thật khó tháo gỡ. Trong lúc ngàn cân treo sợi tóc. Tháo mong giảm nhẹ được thương vong của tướng sĩ.

Trong khoảnh khắc, tiếng gào thét của Tháo chìm vào trong huyên náo của toàn quân. Mấy nghìn chiếc thuyền bị gô lại, lặng lẽ choán cả một vùng sông nước, trông như một ông lão từng trải trong sương, sắp rơi vào nanh vuốt của tử thần.

Các tướng lĩnh chỉ huy cuộc tháo chạy. Mấy chục vạn binh sĩ, trong chốc lát, thoát ra khỏi vùng sông nước này thật không phải dễ. Tình cảm vô cùng hỗn loạn, nhất là số quân Thanh, Từ, lũ thuỷ quân Thanh Châu. Trong số họ, phần lớn là bị đầy đến vùng Xích Bích này. Họ muốn sống, họ căm giận, khóc lóc và chửi rủa. Họ tranh cướp xuống thuyền hòng chạy thoát, mặc cho mệnh lệnh, mặc cho lưỡi gươm của tướng lĩnh có kề cổ, chém đẫm máu, chặt đầu.

Chỉ có quân lính của Tháo trước đây hăng hái chiến đấu, vì chủ tướng của họ vẫn ở trên hạm thuyền chỉ huy số quân cung nỏ.

Tào Thuần kêu lên:

- Mời Thừa tướng lên cạn ngay.

Trình Dục nói:

- Thừa tướng để tôi trông nom ở đây.

Vu Cấm cũng nói:

- Mong Thừa tướng đi ngay cho

Tháo vẫn mặc nhiên tay cầm kiếm đứng ở đầu thuyền. Hàm răng cắn chặt, nét mặt đanh lại, mắt Tháo dõi nhìn lửa cháy, đầu vẫn ngẩng cao trong cảnh sông nước hùng vĩ.

Lại nói đến Hoàng Cái. Ở cách thuỷ trại quân Tào khoảng vài dặm, thấy quân lính trên các chiến thuyền vô cùng hỗn loạn, biết Tháo đã nắm được động cơ của mình. nên vội vàng ra lệnh:

- Điểm hoả.

Trong khoảnh khắc, hơn hai chục chiếc thuyền của Cái đá có lửa.

Lửa được gió, gió bốc lửa, thuyền lao vun vút như tên, rực cháy ngút trời, hai chục chiếc hoả thuyền tràn vào thuỷ trại.

Mạnh Đức gần như bị Tào Thuần, Vu Cấm và các tướng lĩnh khác ép phải rời bỏ thuyền lớn.

Chỉ trong chớp mắt, bốn bề pháo nổ, thuỷ trại của Tháo chìm trong biển lửa. Trên mặt sông gió cuốn, lửa bay, trên trời dưới nước đỏ rực một màu. Tiếng gào khóc. tiếng sát thác theo đến kinh người. Tất cả giống như một lò hoả thiêu thê thảm nhất trên trần gian này.

Hoàng Cái ngồi trên chiếc thuyền nhanh, mặc cho tên bắn ra như mưa, xông vào biển lửa, lệnh cho binh sĩ nhảy lên trại Tào chém giết. Cái vừa đứng lên đã trúng phải tên, ngã lăn xuống nước. Hoàng Cái xưa nay bơi lội đã quen, ngoi lên khỏi mặt nước, được quan quân ở chiếc thuyền sau cứu vớt, nằm chờ bọn thày thuốc đến cứu chữa.

Khi tỉnh lại, ấy vị tướng chỉ huy chiến đấu ở đầu thuyền là Hàn Đương, người bạn già có hơn bốn mươi năm cùng chiến đấu, bèn lên tiếng gọi. Hàn Đương nghe tiếng Hoàng Cái liền chạy đến, cởi áo bào mặc ấm cho Cái. Hai người đều là lão tướng phò tá ba triều Ngô chủ, tình cảm sâu nặng. Tuy nhiên, Đương không hề biết việc làm của Hoàng Cái.

Phía sau Mạnh Đức là một biển lửa, sáng rực cả bầu trời. Mạnh Đức cảm thấy lục phủ ngũ tạng không còn gì nữa; như một thợ săn tài ba bị lũ sói truy đuổi; như một con bạc lần đầu cháy túi, sau nhiều năm hốt tiền thiên hạ

Tiếp theo lại có những báo cáo:

- Quân Nhạc Tiến bố phòng Ở bắc Ô Lâm đang bị liên quân Tôn, Lưu công kích.

- Đội hổ báo của Tào Thuần thất bại trước quân Lã Mông.

- Các cụm thuyền lớn, số đông ở gần bờ, làm cho trại cạn cũng cháy lây.

- Ở địa giới Hoàng Châu phát hiện có quân mã của Thái Sử Từ.

- Có quân của Lăng Thống ở Di Lăng.

- Trên đường Ô Lâm có quân của Triệu Tử Long.

- Quân Trương Phi ở cửa hang Hồ Lô.

-- Quân tiên phong Lục Tốn trấn giữ khu vực Kỳ, Hoàng...

Tưởng chừng như suy sụp, nhưng Mạnh Đức không bó tay. Tình thế hiện nay làm cho Mạnh Đức tỉnh táo hơn! Rõ ràng là: đại bản doanh trên cạn nằm trong tình trạng nguy hiểm. Quân Nhạc Tiến uy hiếp kho lương ở Ô Lâm. Đường Ô Lâm, Giang Lăng đã bị cắt đứt. Nhiều hậu quả xấu chưa thể lường được! Mạnh Đức cười nhạt:

- Công Cẩn và Khổng Minh muốn đưa ta vào con đường chết đây!

Lúc này, Trình Dục đã đưa quân rút về trại cạn và chỉ huy quân sĩ dập lửa lan lên bờ sông, thiết lập phòng tuyến mới, ngăn chặn quân Đông Ngô đánh lên trại cạn.

Lực lượng tiến công của thuỷ quân Đông Ngô chừa đủ, nên nhiều lần tiến công mà chưa thành. Nhưng như thế, không có nghĩa là quân Tào hết khó khăn. Thế lửa trên vùng Xích Bích rộng lớn giảm dần. Gió đông nam ngừng thổi, dòng sông lại hiền hoà như cũ. Rừng cây, bến nước như đang hoà tấu bài ca hùng tráng và bi thương! Như đang thì thầm kể lại câu chuyện xưa thần bí vừa xúc động lòng người.

*

Trận gió đông nam hiếm có ấy đã đưa câu chuyện ở vùng Xích Bích đến những nơi thật xa.

Cũng trận gió đông nam ấy, làm cho tám mươi ba vạn quân tiêu tan, trở thành tro bụi.

Chém kích cát vùi sắt chưa tiêu.

Ngàn năm nhận biết chuyện tiền triều. >

Gió đông giúp cùng Chu lang tướng

Đồng Tước xuân tàn giữ hai Kiều.

Trên bầu trời có mấy ngôi sao lạc vút qua, rồi lại chìm vào trong màn đêm đen kịt. Chúng đã tận mắt nhìn thấy, đã chứng giám cuộc chiến tranh kế thừa, chuyển giao có tính quyết định trong lịch sử Trung Quốc.

Trên dòng sông bình yên, một ngư ông đang quăng chài thả lưới.

Trong tình trạng đó, Tháo không gục ngã. Như có một luồng sinh khí mới, Tháo đã đứng vững. Trong căn lều tạm bợ, một hội nghị khẩn cấp đã được triệu tập. Không khí ngột ngạt, ai cũng tự cho mình là người có tội, không một ai dám nhìn Tháo.

Bằng một giọng dí dỏm, để phá tan bầu không khí ngột ngạt, Tháo nói:

- Công Cẩn đã đốt hết các người rồi, sao lại còn nhìn ta như thế?

Thấy Mạnh Đức vui vẻ, mọi người cũng miễn cưỡng cười theo.

Mạnh Đức nói qua về tình hình trước mắt và muốn mọi người nghĩ cách dối phó.

Trương Liêu nói:

- Tôi định cùng với tàn quân của Trình Dục đưa Thừa tướng rút lui.

Trình Dục hỏi:

Nên đi đường nào cho an toàn?

Mao Giới nói:

- Giang Lăng là mũi nhọn của chiến dịch, Lưu Bị tất đã chú ý. Chúng ta nên đi đường tắt qua Hoa Dương rút về Tương Dương.

Tháo nói:

- Quân của Trương Liêu và Từ Hoảng tổn thất nặng nề, sau khi tổ chức lại cho chặn hậu ở vùng Ô Lâm, để có đủ thời gian cho quân ta rút lui.

Trình Dục nói:

- Từ Tương Dương đến Giang Lăng, phần lớn do quân Kinh Châu, hàng quân của họ Viên phòng thủ, lòng trung không cao, quân tình dao động, đừng để họ biết được những tin tức bất lợi của quân ta.

Cuối cùng Tháo quyết định: Tào Thuần dẫn quân tăng viện cho Nhạc Tiến, bảo đảm an toàn cho đường Hoa Dương, Trương Liêu và Từ Hoảng đưa quân tướng bị thương rút lui, sau đó quay về Tương Dương; hoả tốc báo tin để Tào Nhân giữ vùng thành Giang Lăng, nếu áp lực của liên quân quá mạnh, có thể tuỳ cơ rút về Tương Dương.

Cuộc chiến vừa qua, thuỷ quân Kinh Châu, quân tiên phong của Trình Dục bị nhiều tổn thất. Quân chủ lực của Trương Liêu và Từ Hoảng tan rã không nhiều. Đội quân hổ báo của Tào Thuần vì cố thủ đại bản doanh nên tổn thất

Mờ sáng ngày hai mươi ba, tháng mười một, năm Kiến An thứ mười ba.

Mùi thuốc pháo chưa tan hết, mặt sông yên tĩnh lạ thường. Ở vùng Xích Bích, đầy những chiến thuyền tan nát, trên bờ sông ngổn ngang xác chết. Trên chiến trường cổ này họ nằm lại mãi mãi và năm tháng qua đi sẽ chôn vùi tất cả.

Xích Bích đến Tương Dương cách nhau vài trăm dặm.

Mạnh Đức nhìn lại thuỷ trại ở Xích Bích như vừa quen thuộc vừa xa lạ, rồi quay lại ra lệnh:

- Tất cả rút về Tương Dương!

Cuộc rút lui đầy khó khăn bắt đầu.

Bấy giờ vùng Hoa Trung quang đãng đã bắt đầu đổ mưa, nhiệt độ hạ xuống, không khí ẩm thấp, đường sá lầy lội, xe ngựa rất khó đi.

Cùng rút lui với Mạnh Đức còn có hơn năm trăm quân. Trình Dục tổ chức tạm một đội kỵ binh hộ tống.

Ngồi trên lưng ngựa, Tháo mong sao nhanh chóng về đến Tương Dương, rồi đến Kinh Châu. Qua các nguồn tin, để đảm bảo an toàn, Tháo cho rằng phải đến Ô Lâm, vì liên quân không thể có lực lượng lớn để quấy phá, ngoài ra còn có Trình Dục, Tào Thuần bảo vệ. Sau đó đi tắt qua mấy cửa khẩu của Hoa Dung, từ phía tây bắc Giang Lăng đi thêm một vài ngày đường nữa là đến Tương Đương. Tháo lo nhất à sự bố phòng ở miền bắc. Quân lính ở miền bắc phần đông là quân các châu, quận của họ Viên, quân Tây Lương, ếu tin tức thất trận lan đến, họ có thể hoặc liên kết với công khanh, triều thần nhà Hán ở Hứa Đô để làm phản. Nếu như vậy thì công lao gian khổ hơn chục năm trời sẽ biến thành mây khói! Bởi vậy phải nhanh chóng về lại đại bản doanh.

Mười năm gian khổ không thể dễ dàng vứt bỏ!

Liên quân Tôn, Lưu bố trí thiên la địa võng lùng bắt Tào Tháo.

Trên đường Hoa Dung, Quan Vũ trở về tay không.

Cam Ninh đưa quân đến Ô Lâm phá kho lương thực đã chuyển về Giang Lăng. Quân Tào giỏi đánh bộ. Cam Ninh quen đánh thuỷ, nên hơn một ngàn người ngựa đánh với vài trăm quân Tào ở trong rừng, từ sáng sớm đến hoàng hôn mà chưa làm gì được. Tào Mạnh Đức và mấy trăm tên lính dễ dàng chạy theo đường lớn Hoa Dung.

Từ phía bắc Di Lăng, Trương Phi thất vọng quay về.

Triệu Tử Long mai phục suốt một ngày ở một con đường hẻm Ô Lâm, cũng chẳng thấy gì.

Khổng Minh ngỡ rằng mình đã tính sai, nếu không, Tào Tháo chỉ còn cách bay lên trời hoặc chui xuống đất mới thoát.

Thực tình thì hành trình của Mạnh Đức cũng chẳng suôn sẻ gì. Tuy không gặp những trở ngại to lớn, nhưng đường lên phía bắc quả tình đi lại rất khó.

Đường sá lầy lội, rừng núi ướt át, rậm rạp. Mạnh Đức phải có quân gùi rơm rạ trên lưng, hoặc cho ngựa kéo, hễ đến mỗi chặng đường lầy lội, nhiều ổ trâu, thì lót đường mới đi được.

Mỗi lần tướng sĩ kêu khát, Mạnh Đức lại kể câu chuyện "nhìn rừng mơ giải khát" năm xưa. Cuối chuyện bao giờ cũng thêm một câu:

- Tiếc rằng không phải loại mơ xanh xanh, chẳng có gì dối được các ngươi!

Mọi người thích thú, cười ầm cả lên, tinh thần trở nên phấn chấn.

Có khi Tháo lại nói với mọi người.

- Đi kiểu này sinh mệt. Giá có một ít địch, chém giết một hồi, lại hoá hay, tất nhiên ta phải sống!

Nói xong, Tháo rút luôn kiếm ra, chém lia lịa vào những gốc cây bên đường.

Những tướng sĩ bị thương hoặc ốm đau không đi được, Tháo gửi lại ở những làng xóm ven đường, nói dối là quân Đông Ngô, rồi gửi họ một ít bạc, nhờ chăm nuôi hộ.

Ngày hai mươi sáu tháng mười một. Mạnh Đức về đến Tương Dương. Từ chiều đến tối hôm đó, tàn quân của Trương Liêu và Từ Hoảng cũng về đến Tương Dương. Hai đội quân này trên đường rút lui đã bị liên quân chặn đánh, nên mất mát khá nhiều, Nhạc Tiến và Trương Liêu gần như phải liều mạng mở đường máu, mới thoát ra được.

Chiến đấu dù có chết cũng còn hơn phải rút lui nhục nhã. Nhiều người, trên đường rút lui, mà sợ mà nhục đành trốn đi nơi khác. Tổn thất này có khi còn lớn hơn tổn thất đấu. Đối với Mạnh Đức, kể từ ngày sáng nghiệp, đây là cú đánh không tiền khoáng hậu.

Tắm gội xong, Thảo thay áo bào mới, tinh thần phấn chấn. Tháo ngồi lại với các tướng, nhìn thấy ai cũng có vẻ chán ngán, nên lại nói:

- Chu Du và Gia Cát Lượng cũng có ghê gớm gì đâu, nếu phải ta bố trí thì các ngươi chẳng còn một mống mà về.

Nói xong, Tháo cười ngất.

Tiếng cười và lời nói khoác lác của Thán làm cho mọi người vui lây, hết cả buồn bã.

Tiếp đó, Tháo gửi một bức thư cho Tôn Quyền:

"Trong chiến dịch Xích Bích, quân ta ốm đau không đủ sức chiến đấu, vì thế ta đã đốt thuyền mà rút lui, Chu Du mới giành được thắng lợi hão!"

Ở Nam Quận, Tào Nhân dặn Tào Hồng cố thủ Di Lăng làm thế ỷ giác, có quân sĩ đến báo:

- Quân Ngô đã vượt Hán Giang.

Tào Nhân nói:

- Cứ cố thủ trong thành là tốt hơn cả!

Tướng Ngưu Kim đứng phắt lên nói:

- Giặc đến dưới thành mà không ra đánh là nhát gan. Vả lại quân ta mới thua, cần phải lấy lại nhuệ khí. Tôi xin mượn năm trăm tinh binh, quyết sống máphen.

Nhân nghe theo, Ngưu Kim dẫn năm trăm quân ra đánh. Đinh Phụng tế ngựa lại địch. Đánh nhau mới được chừng năm hiệp, Phụng vờ thua chạy. Ngưu Kim dẫn quân đuổi theo; Phụng quay lại hô quân bao vây. Tào Nhân thấy thế, liền dẫn quân ra đánh thẳng vào hàng ngũ địch, mới cứu được Ngưu Kim. Trên đường ra gặp phải Từ Thịnh, Tưởng Khâm, Tào Nhân dũng mãnh phi thường, mấy viên tướng kia chống trả chỉ được mấy hiệp rồi phải tháo chạy. Tào Nhân và Ngưu Kim thu quân thắng lợi về thành.

*

Ba hôm sau khi về Tương Dương, Mạnh Đức phong Từ Hoảng làm Hoành dã tướng quân, đi nam hạ tăng viện cho quân Tào Nhân ở Giang Lăng, sai Nhạc Tiến cố thủ Tương Dương, còn mình trở về Duyện Châu cùng với Tuân Du, Giả Hủ và Trình Dục.

Cùng lúc đó, liên quân không đuổi kịp Tào Tháo, nên rút về Nam Quân; Chu Du và Lưu Bị có dịp bàn việc sau đại chiến Xích Bích. Lưu Bị nói:

- Giang Lăng là vùng quan trọng cua Kinh Châu. Trấn thủ là Tào Nhân, lương thực nhiều. Giang Lăng ổn định thì khó đánh Kinh Châu. Nay nhân cơ hội sĩ khí quân Tào rệu rã, đánh chiếm Giang Lăng là tốt nhất.

Chu Du nói:

- Dự Châu dễ đánh hơn Kinh Châu, ý Chúa công thế nào?

Lưu Bị nghĩ một lát, rồi nói:

- Tào Tháo đang hết uy lực. Ở Kinh Châu, ta nên tăng cường áp lực buộc hắn phải rút lui. Ta cho hơn ngàn quân của Trương Phi hiệp trợ Đô đốc, mong Đô đốc cho ta hai ngàn người ngựa, biểu thị sự gắn bó của hai bên. Đô đốc trực diện tiến đánh Giang Lăng, còn ta, men theo Hạ Thuỷ đánh úp phía sau, tin rằng Tào Nhân sẽ phải rút chạy.

Chu Du nghe theo kế hoạch của Lưu Bị.

Đầu tháng mười hai, năm Kiến An thứ mười ba. Chu Du dẫn số quân đã tham gia chiến dịch Xích Bích, cùng với quân lính của Đinh Phục, Tưởng Khâm công kích Giang Lăng. Hoàng Cái và Hàn Đương trấn giữ bến Tam Giang. Trình Phổ cùng binh lính của Lăng Thống, Lã Mông đi đầu. Chu Du cùng quân chủ lực, quân của Chu Thái, Cam Ninh theo sau.

Tào Nhân vừa dẹp xong quân Đinh Phụng đã bị hơn vạn quân của Lã Mông, Lăng Thống đến bao vây.

Đứng trên mặt thành, Nhân nhìn thấy quân Đông Ngô diễu võ giương oai ra dáng lắm.

Ngưu Kim nói:

- Tôi xin dẫn mấy trăm quân cảm tử, nhân lúc trời tối cướp trại Đông Ngô, cho chúng một trận.

Tào Nhân đồng ý.

Đông Ngô đã có chuẩn bị nên Ngưu Kim bị vây lập tức. Kim tả xung hữu đột không sao thoát được, có cơ toàn bộ sẽ bị tiêu diệt.

Tào Nhân vội vàng điều động đội thị vệ, mặc giáp chuẩn bị ra trận.

Trần Kiều ngăn lại,

- Quân địch rất đông, đành hy sinh mấy trăm người nữa, việc gì tướng quân phải vất vả mà chẳng giải quyết được gì!

Tào Nhân mặc giáp, lên ngựa, xông thẳng vào doanh trại của chúng. Vì quá bất ngờ, Lã Mông chưa kịp định thần, cũng nhanh như dạo Quan Vũ chém tướng Nhan Lương. Tào Nhân cứu ngay được Ngưu Kim cùng lũ quân cảm tử.

Trần Kiều đứng trên thành nhìn xuống mà toát mồ hôi nói với các tướng quanh đấy rằng:

- Tào tướng quân thật là thần tiên phi phàm, chẳng trách Thừa tướng quý thế!

Toàn bộ quân Tàn rút ra êm thắm. Lã Mông chẳng vớ được gì. Số quân ở Giang Lăng trở nên phấn chấn.

Đánh mãi không xong, Hoa Trung lại bước vào ngày đông tháng giá, lương thực vận chuyển khó khăn, Trình Phổ khuyên Chu Du nên tạm rút quân. Chu Du than rằng:

- Một viên mãnh tướng thật là lợi hại, nếu không có trận gió đông nam kỳ diệu, chắc Tào Tháo đã nuốt chửng Đông Ngô rồi.

Có ý kiến trái ngược với Trình Phổ, Cam Ninh nói:

- Có thể cử một đội quân đánh chiếm Di Lăng, phần đất quan trọng về phía đông nam nhìn sang Giang Lăng làm cơ sở tấn công Giang Lăng từ phía tây, sau này hai mặt đông tây cùng giáp lại đánh thì nay nhất.

Chu Du đồng ý. Cam Ninh cùng mấy trăm quân chiếm được Di Lăng, giữ được con đường nú phía tây Giang Lăng.

Lúc đó quân tăng viện của Tháo đã đến kịp. Tào Nhân để Từ Hoảng giữ Giang Lăng, còn mình thì dẫn ngàn quân tinh nhuệ chiếm lại Di lăng, kiểm soát toàn hộ đường núi phía tây.

Tào Nhân đông quân hơn, chiếm ngay được mỏm núi, sau đó cho lính cung nỏ từ trên cao bắn tên vào thành. Quân Đông Ngô sợ đến chết khiếp. Cam Ninh không hề nao núng, chẳng kể gì tên bắn như mưa, nhẩy lên tường thành cổ vũ binh lính.

Quân Tào chiếm ưu thế. Cam Ninh đành bí mật cho người về cầu cứu Chu Du. Du những tưởng Tháo chẳng để ý đến Giang Lăng, nào ngờ đã có Từ Hoảng đến chi viện. Mặt khác quân Lưu Bị đang bị cánh quân tiên phong của Nhạc Tiến chặn đánh, không thể đến kịp, khiến quân Đông Ngô rơi vào tình thế hiểm nghèo.

Chu Du định chia quân tiến đến Di Lăng. Trình Phổ kiên quyết phản đối, Phổ nói:

- Nếu Từ Hoảng nắm được tin tức, cho quân đến đánh thì hậu quả khó lường.

Lã Mông nói:

- Để quân của Lăng Thống kình địch với Từ Hoảng, chỉ độ mươi hôm thôi, chắc chắn sẽ thắng trận trở về.

Tào Nhân không ngờ đại quân Ngô bị khống chế ở Giang Lăng đã có mặt ngay ở sau lưng. Nhân dành phải quay lại ứng chiến. Cuối cùng vì thân cô thế cô, sáu nghìn quân vừa đó đã hy sinh mất già nửa. Lợi dụng đêm tối, Tào Nhân phải cho rút quân.

Sau khi thắng trận ở Di Lăng, quân Ngô trở nên hăng hái. Họ quyết chiếm lại Giang Lăng.

Chu Du thân tự dẫn quân bao vây Giang Lăng. Hôm đánh thành, Du ra trước trận đốc chiến. Tào Nhân cho đội cung tên ra chống cự. Chu Du bị trúng tên vào vai phải, bị thương ở gần phổi.

Tào Nhân nghe nói Chu Du bị thương không dậy được, bèn dẫn quân ra ngoài thành phản kích. Du đành cắn răng chịu đau ngồi ở dại bản doanh chỉ huy. Nhờ có Đô đốc cổ vũ, sĩ khí tướng sĩ Đông Ngô cao hơn hẳn, khiến quân của Tào Nhân thất bại nặng nề.

Khi đó, Lưu Bị đã đánh bại Nhạc Tiến. Dần dần cắt đứt được đường rút từ Giang Lăng. Tào Nhân lo sợ nguy hiểm, bèn cùng Từ Hoảng bàn tính đối sách. Từ Hoảng nhớ đến cẩm nang của Thừa tướng trao lại trước khi trở về Duyện Châu, Hoảng giở ra xem:

- Cố thủ Giang Lăng, trong vòng hai tháng, ta sẽ quay lại cùng đánh Tôn. Lưu. Bằng không, cứ rút về Tương Dương.

Hai người đành bỏ Giang Lăng, rút về Tương Dương.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-31)


<