← Hồi 21 | Hồi 23 → |
Tào Mạnh Đức dẫn quân nam hạ, yêu cầu đoàn quân dẫn đầu phải nhanh chóng chiếm được Giang Lăng. Tháo ngồi trên lưng ngựa được tin Lưu Bị cùng với trăm họ tiến xuống phía nam, liền nói với Giả Hủ:
- Ta tưởng Lưu Bị là anh hùng, nào ngờ chỉ là một kẻ tầm thường. Hồi ở Hứa Đô, thấy ta cư xử với dân chúng Duyện Châu như thế nào, chắc lại muốn bắt chước. Nhưng ốc chưa lo nổi mình ốc, lại đòi lo cho cọc rêu! Chẳng qua chỉ là phù phép, hòng kiếm chút hư danh!
Tháo hỏi:
- Lưu Bị chạy về phương nam, ông nghĩ xem hắn định hàng ai?
Giả Hủ nói:
- Ngoài Thương Ngô Thái thú Ngô Cự ra còn ai nữa.
Tháo vuốt râu
- Nếu vậy, Lưu Bị sẽ là miếng mồi dưới ngọn giáo của ta rồi. Thương Ngô chẳng khác gì một hòn đảo, mà Ngô Cự là một con kiến.
Mấy hôm sau, đại quân của Tào đã chiếm được Giang Lăng. Lưu Bị nói:
- May có Lỗ Túc tiên sinh khuyên can.
Gia Cát Lượng nói:
- Cách lựa chọn duy nhất hiện nay là đi cầu cứu Tôn Quyền.
Sau khi được Lưu Bị đồng ý, Gia Cát Lượng theo Lỗ Túc về Giang Đông gặp Tôn Quyền ở Sài Tang.
Gia Cát Lượng nói với Tôn Quyền:
- Trước kia thiên hạ đại loạn, nên tướng quân phải dấy binh ở Giang Đông, Lưu Dự Châu hợp quân ở Hán Nam, để cùng tranh giành với Tào Tháo. Nay Tháo đã dẹp được nạn lớn, tình hình sắp ổn định xong. Vừa đây Tháo lại phá được Kinh Châu, uy lừng bốn biển. Bây giờ dẫu có anh hùng cũng không có đất dụng võ, cho nên Dự Châu phải trốn tránh đến đây. Xin tướng quân lượng sức, tìm cách đối phó với thời cục.
Tôn Quyền nói:
- Xin tiên sinh cho biết về thời cuộc hiện nay.
Gia Cát Lượng nói:
- Nếu tướng quân có thể lấy quân Ngô, Việt mà chống Tào Tháo được, thì nên sớm cự tuyệt nó đi; nếu không muốn thế, sao không thu quân mã, xếp áo giáp lại mà hàng Tào Tháo? Tướng quân ngoài mặt thì giả tiếng phục tùng, nhưng trong lòng đầy những ngờ vực. Việc đã cấp bách, nếu không quyết đoán, thì vạ đến nơi rồi đó.
Tôn Quyền hỏi vặn lại:
- Nếu đúng như ông nói, thì sao Lưu Dự Châu không hàng Tào đi?
Gia Cát Lượng nói:
- Xưa kia Điền Hoành là một tráng sĩ nước Tề, còn biết giữ nghĩa, không xưng thần với Lưu Bang, không muốn chịu nhục, huống chi Lưu Dự Châu là tôn thất nhà Hán, anh hùng lừng lẫy trên đời, nhiều người ngưỡng mộ, như trăm sông đổ vào biển. Nếu như sự nghiệp không thành, thì đó là ý trời, lẽ nào chịu làm bộ hạ của Tào Tháo.
Tôn Quyền nét mặt hầm hầm nói:
- Ta không muốn dâng mảnh đất này, hàng chục vạn quân sĩ cho kẻ khác khống chế. Trên đời này chỉ có Lưu Dự Châu là địch được với quân Tào. Nhưng Dự Châu vừa mới thua trận thì liệu tình thế sẽ ra sao?
Gia Cát Lượng thấy Tôn Quyền vẫn còn nghi hoặc, nên phân tích thêm:
- Dự Châu tuy mới thua, nhưng thực lực còn rất mạnh, thuỷ lục tinh binh hơn một vạn người. Lưu Kỳ ở Giang Hạ cũng có chừng vạn quân sĩ. Quân Tào Tháo từ xa đến, tất cũng mỏi mệt, mới đây lại đuổi Dự Châu, khinh kỵ binh ngày đêm vượt hơn ba trăm dặm, khác nào nỏ cứng giương lên đã đuối sức, chưa chắc bắn thủng được mảnh lụa mỏng, như trong binh pháp đã nói. A điều đó, nhất định sẽ bại. Vả lại quân phương bắc không quen đánh thuỷ, thời gian luyện tập ở Huyền Vũ Hồ có được là bao. Quân dân Kinh Châu gặp thế bí phải hàng Tào, chứ không phải là tự nguyện. Nay tướng quân quả muốn thống lĩnh mấy vạn binh hùng, tướng mạnh cùng hợp lực với Dự Châu thì làm gì không phá được Tào Tháo? Quân Tào mà bị phá, tất phải kéo về bắc, thế thì Kinh, Ngô lại mạnh, mà hình thành thế chân vạc được. Thành công hay thất bại, mấu chốt là lúc này.
Tôn Quyền vui vẻ nói:
- Ta sẽ bàn bạc với quần thần việc này.
Lúc đó, Tháo cho sứ giả đưa cho Tôn Quyền một lá thư: Gần đây ta phụng mệnh Hoàng đế thảo phạt quần thần có tội. Đại quân nam hạ, Lưu Tông quỳ gối xưng thần. Ta lại vừa huấn luyện xong tám mươi vạn thuỷ quân, nay muốn cùng tướng quân hội săn ở Đông Ngô!
Quyền đọc một hơi hết bức thư.
Quần thần như một đàn ong vỡ tổ, mỗi người một ý, thật là náo nhiệt.
- Chà, riêng thuỷ quân đã có tám mươi vạn.
- Khởi đầu có một trăm vạn.
- Chúng ta chỉ có mấy vạn, thật...
Trương Chiêu nói:
- Tào công như hổ như báo, mượn danh Hoàng đế, chinh phạt bốn phương, mình chống cự lại thì là nghịch. Vả lại chỗ dựaủ yếu của ta để chống với Tào Tháo là sông Trường Giang. Nay Tháo đã lấy được Kinh Châu, chiếm cứ toàn bộ đất đai ở đó. Trước đây Lưu Biểu huấn luyện thuỷ quân, chiến thuyền kể có hàng ngàn, Tháo lệnh bày chiến thuyền khắp trên mặt sông, thuỷ lục cùng phối hợp, ta không còn độc chiếm cái thế hiểm trở của con sông đó nữa, lực lượng hai quân lại chênh lệch quá lớn, ta khó địch nổi, chi bằng đầu hàng là kế vẹn toàn nhất.
Mỗi người mỗi câu bàn luận rôm rả.
Chỉ có Lỗ Túc là không nói năng gì.
Một lát sau Quyền đứng dậy ra ngoài. Lỗ Túc theo ra, Quyền biết ý liền cầm tay Túc hỏi rằng: - Ý ông thế nào?
Túc nói:
- Nghe họ bàn luận mà thấy tức thay, chủ trương của họ thật tai hại cho tướng quân. Lũ người đó không đáng được bàn chuyện quốc gia đại sự. Mọi người, ai cũng có thể hàng Tào Tháo được, duy có tướng quân thì không hàng được.
Quyền hỏi: - Sao vậy?
Túc nói:
- Như Lỗ Túc này mà hàng, thì Tháo phong cho làm quan, hoặc cho về quê, vẫn còn đường sống, ra đường thì xe một cỗ, ngựa một con, đầy tớ vài ba đứa, kết thân cùng lũ đại phu, từng cấp từng cấp mà lên, chẳng mất gì cả. Còn như tướng quân ôm ấp chí lớn, kế thừa cơ nghiệp của cha anh, lẽ nào lại đem dâng cho kẻ khác? Như Lưu Tông đấy, thật là nhục nhã cho cha ông. Xem như thế, ý họ ai cũng chỉ biết thân người ấy mà thôi. Xin tướng quân chớ nghe, nên sớm định kế lớn
Quyền than rằng:
- Ta nghe họ bàn mà thất vọng. Tử Kính mới ngỏ ý lớn, chính hợp với ý ta. Gia Cát Lượng vốn không muốn dự nghị bàn, nhưng lại sợ bên Ngô bọn chủ hàng đông hơn bọn chủ chiến; hơn nữa từ ngày phò tá Lưu Bị cũng chưa lập được công lớn, nay đi sứ sang Ngô, nếu mục đích liên minh không thành thì biết ăn nói với chúa công ra sao?
Nghĩ đi nghĩ lại, Gia Cát Lượng thấy đến dự vẫn hơn.
Gia Cát Lượng cho mời Lỗ Túc ra hỏi:
- Tử Kính, hôm nay sự thể như thế nào?
Lỗ Túc nói:
- Bọn cựu thần như Tử Bố, Nguyên Biểu đều muốn hàng Tào. Tôn Quyền và Đô đốc không thuyết phục được họ. Hai bên đang đấu khẩu kịch liệt.
Gia Cát Lượng nói:
- Xem ra, muốn ta đến để thuyết phục bọn họ đây.
Lỗ Túc dẫn Khổng Minh vào. Khổng Minh phong thái đàng hoàng, tự nhiên.
Trương Chiêu nghĩ Khổng Minh là tay mưu sĩ hơn người, mình phải áp đảo trước. Chiêu nói:
- Ngài không chăm chỉ cày cấy ở Nam Dương, lại đến hội quần hùng Đông Ngô chúng ta, liệu tình lý có hợp không?
Gia Cát Lượng nhìn khắp một lượt rồi từ tốn nói:
- Nghe tiếng Tử Bố đã lâu, thì ra là kẻ thiển cận, hẹp hòi! Ngày nay, người người đều muốn chống cự Tào Tháo. Ta tuy là một thôn phu ở Long Trung nhưng cũng biết việc thiên hạ. Anh ta là Gia Cát Cẩn dưới trướng Tôn tướng quân. Ta sang đây để xem Đông Ngô có bao nhiêu vị đáng bậc anh hùng.
Trương Chiêu không nói được câu nào nữa. Lại có một người cất tiếng hỏi rằng:
- Nay Tào Tháo quân hàng trăm vạn, phẩy tay mà phá Kinh Châu, trừng mắt nuốt chửng Giang Lăng, ông bảo làm sao?
Trông xem ai, thì đó là mưu sĩ Ngu Phiên, Khổng Minh nói:
- Tào Tháo hư trương thanh thế, trăm vạn quân chỉ là lũ ô hợp, có gì phải sợ.
Ngu Phiên nói:
- Huyền Đức như chó nằm gầm chạn, chưa kể chuyện tây đến hàng Tào, bắc sang Viên Thiệu, từ ngày có được tiên sinh thì: quân thua ở Tương Dương, kế cùng ở Hạ Khẩu, phải chạy về nam. Tiên sinh còn nói là không sợ, thật là khoác lác để bịp người đó thôi!
Gia Cát Lượng trả lời:
- Lưu Dự Châu đem vài ngàn quân nhân nghĩa địch sao được trăm vạn quân tàn bạo? Lui về giữ Hạ Khẩu là để chờ thời cơ đấy! Vì mấy chục vạn dân chúng mới phải vừa đánh vừa rút, khiến trăm họ vô cùng kính phục Lưu Dự Châu. Nay Giang Đông, binh tinh lương đủ, lại có sông Trường Giang hiểm trở, thế mà các ông còn xui chủ uốn gối hàng giặc. Từ đó mà suy, thì Lưu Dự Châu thật không sợ gì giặc Tháo vậy!
Bộ Trắc hỏi:
- Khổng Minh muốn uốn lưỡi Tô Tần, Trương Nghi sang làm thuyết khách ở Giang Đông này chăng?
Gia Cát Lượng nói:
- Bộ Tử Sơn mới biết Tô Tần, Trương Nghi là biện sĩ chứ chưa biết Tô Tần, Trương Nghi còn là những trang hào kiệt. Tô Tần đeo ấn làm tướng sáu nước. Trương Nghi cũng hai lần làm tướng. Họ đều có tài giúp gây nên cơ nghiệp. Còn các ông võ thì không biết đánh ngựa múa đao, văn thì không giúp minh công khai trị thiên hạ, thế mà còn dám xem thường Tô Tần, Trương Nghi?
Bộ Trắc im bặt.
Ngừng được một lát, lại đến Lục Tích tấn công Gia Cát Lượng:
- Tào Tháo tuy rằng mượn tiếng Thiên tử để sai khiến chư hầu, nhưng Tháo vẫn là con cháu tướng quốc Tào Tham khi xưa. Lưu Dự Châu vẫn tự xưng là hậu duệ của vương tộc, nhưng không có bằng chứng nào; người đời chỉ biết đó là kẻ dệt chiếu, bán giầy, làm sao mà so được với Tháo?
Gia Cát Lượng cười nói:
- Lục tiên sinh chớ nên kích động, tôi nói tỉ mỉ để ông nghe, trong cung thất ở Hứa Đô, Hán Hiến đế đã xem xét gia phả mà phong tước cho Lưu Huyền Đức, sao dám bảo là không có căn cứ? Còn Tào Tháo sau khi làm tướng quốc thì chuyuyền ngang ngược, khinh nhờn cả vua, Đổng Thái phi mang thai năm tháng, hắn cũng giết, có còn xứng là con cháu tướng quốc nữa không? Còn như dệt chiếu, bán giầy đâu đáng để ông phải khinh miệt. Ngay như đức Cao Tổ ngày xưa, xuất thân là một viên đình tướng mà sau này được cả thiên hạ đấy thôi.
Lục Tích lại ngồi im thin thít.
Tôn Quyền nghe Gia Cát Lượng biện giải lấy làm mừng rỡ, quyết tâm liên minh cùng Lưu Bị chống lại Tào Tháo. Nhưng cụ thể như thế nào còn phải chờ Chu Du về.
=
Trong khi Gia Cát Lượng đang du thuyết ở chỗ Tôn Quyền thì đoàn khinh kỵ binh của Tháo, đội hổ báo kỵ của Tào Thuần thống nhất chỉ huy, hành quân ngày đêm hàng ba trăm dặm. Lúc bấy giờ Tháo nghĩ: không được để Lưu Bị và Tôn Quyền câu kết với nhau, nếu không cuộc nam chinh lần này sẽ phải kéo dài và khó khăn gấp bội. Cho nên, một mặt phải đuổi theo Lưu Bị thật gấp, một mặt phải gửi thư hù doạ Tôn Quyền.
Cuối cùng quân Tào đuổi kịp đại quân của Lưu Bị ở Đương Dương Trường Bản.
Quân của Lưu Bị đông hơn quân Tào vừa đến nhiều lần, nhưng vì quân Tào đến đột ngột, Lưu Bị còn phải bảo vệ số dân chạy nạn nên rất khó tác chiến.
Lúc ở Tân Dã, Tháo đã ban bố một điều luật trong quân: chỉ được tác chiến với quân lính của Bị, cấm mọi cử chỉ làm hại đến tính mạng của dân. Là một thừa tướng, Tháong muốn có được lòng dân.
Chỉ sau một trận xung kích của khinh kỵ quân Tào, quân Lưu đã tan tác, ngay đến vợ con cũng thất tán. May nhờ có Triệu Vân liều chết đánh vào, mới cứu được Cam phu nhân và A Đẩu trong đám loạn quân. Trương Phi cùng hai mươi tên khinh kỵ đánh trận nghi binh nơi cầu Trường Bản, hợp lưu giữa hai dòng Chương Thuỷ và Tuy Thuỷ, mới ngăn được đội truy kích của Tào Thuần.
Ở đây dòng chảy rất xiết, cầu bị Trương Phi chặt đứt, muốn sang bên này chỉ còn cách mạo hiểm vượt sông. Tào Thuần đuổi đến bờ sông thì thấy nghi hoặc, bèn cho quân dừng lại.
Hai bên đóng quân ở hai bờ, kình địch một thời gian, đủ để Lưu Bị rút lui tới chỗ an toàn.
Lưu Bị không đến Giang Lăng, sang hướng đông nam đến thẳng Hạ Khẩu. Đến giữa miền Dương Thuỷ và Hán Thuỷ vừa gặp đội thuyền của Quan Vũ. ít lâu sau, Thái thú Giang Hạ là Lưu Kỳ viện trợ thêm một vạn tên lính thuỷ, tất cả hợp làm một, xuôi về Hạ Khẩu, dễ bề liên hệ với bọn Tôn Quyền.
Khi Tào Tháo đuối đến cầu Trường Bản thì Tào Thuần đã chuyển về phía sau.
Tào Tháo quay về hỏi:
- Tướng giữ cầu là ai?
Tào Thuần nói:
- Là viên tướng râu ria đầy mặt, giọng nói rất to, cầm cây m
Tào Tháo thấy rất may là Tào Thuần chưa đối đầu với viên tướng đó. Nếu không...
Tào Thuần nói:
- Lạ lùng là viên tướng đã phá mất chiếc cầu, nếu không cháu đã chém được đầu hắn.
Tháo nói:
- Bên Lưu Bị có Trương Dực Đức, trong vạn quân lấy đầu tướng giặc dễ như lấy vật từ trong túi áo. Giữ cầu, đúng là Trương Dực Đức.
Không ngờ Tào Thuần nói:
- Dực Đức cũng có gì đáng sợ. Nếu Lã Ôn Hầu sống lại, cháu cũng có thể đấu với hắn hàng chục hiệp.
Tào Mạnh Đức ngắm mãi đứa cháu rồi nói:
- Hậu sinh khả uý. Họ Tào thật tài giỏi. Thật có triển vọng.
Chưa đến hai tháng sau, Tào Tháo đã chiếm được Giang Lăng.
=
Lỗ Túc khuyên Tôn Quyền triệu Chu Du từ Phiên Dương về để nghị sự.
Chu Du Công Cẩn, xuất thân là sĩ tộc, từng giúp Tôn Sách khởi binh, xây dựng cơ nghiệp Tôn Ngô. Sau khi Tôn Sách chết lại phò tá Tôn Quyền giữ chức Tiền bộ đại Đô đốc.
Chu Du từ Phiên Dương về được nghe những ý kiến của Lỗ Túc và Tôn Quyền. Quyền nói:
- Chúng ta phải làm gì để đối phó với Tào Tháo.
Chu Du nói:
- Tháo tự xưng là thừa tướng nhà Hán, nhưng thực chất là giặc nhà Hán. Mà tướng quân là bậc thần võ hùng tài, nhờ có sự nghiệp của cha anh, đất đai hàng mấy ngàn dặm vuông, binh giỏi lương nhiều, anh hùng tuấn kiệt không thiếu, đáng lẽ tung hoành cả trong thiên hạ, trừ kẻ tàn bạo, sao lại phải hàng giặc?
Tôn Quyền nghe xong lấy làm mừng, nói:
- Ta muốn nghe sách lược cụ thể của tướng quân.
Chu Du phân tích cụ thể:
- Vả lại, Tháo đi chuyến này mắc phải nhiều điều kỵ trong binh pháp: đất bắc chưa yên, Mã Đằng, Hàn Toại còn nuôi chí phản nghịch, mà Tháo dám đi đánh phương nam lâu dài, là một điều kỵ; quân Trung Nguyên không quen đánh dưới nước mà Tháo dám bỏ yên ngựa, dùng thuyền bè, muốn dành phần thắng với Đông Ngô, là hai điều kỵ; hiện nay khi trời rét buốt, ngựa không có cái ăn, mà dám khởi binh là ba điều kỵ; đem quân Trung Nguyên tiến sâu vào vùng sông hồ phía nam, thuỷ thổ không hợp, nhiều người đau ốm, là bốn điều kỵ. Tào Tháo ngang ngược, không nghĩ gì đến điều tối kỵ của binh gia, nên dẫu nhiều cũng phải thua. Đây là lúc tướng quân khởi binh đánh bại Tào Tháo.
Tôn Quyền, một lần nữa lại triệu tập các mưu sĩ, võ tướng bàn bạc phương án đánh Tào.
Chu Du nói:
- Tôi xin dẫn mấy vạn tinh binh tiến vào Hạ Khẩu đảm bảo sẽ đánh bại được quân Tào!
Phái đầu hàng bắt đầu châm chọc phái chủ chiến. Vẫn là Trương Chiêu nói trước:
- Xin Đô Đốc mang mấy vạn tinh binh, lấy một chọi mười, đuổi được Tào Tháo chạy thẳng về Hứa Đô!
- Chỉ tại Lưu Bị gây nên chuyện này, chứ Đông Ngô ta với Tào Tháo có hận thù gì đâu.
- Không liên minh với Lưu Bị, cần bảo toàn thực lực của chúng ta.
Sự việc đã rõ, nhưng còn nhiều người vẫn mang tâm lý cầu may, Quyền rất phẫn nộ.
Tôn Quyền đứng vùng dậy, giọng nói thật đanh:
- Thằng giặc già này muốn cướp ngôi nhà Hán đã lâu, chỉ e có hai anh em họ Viên, Lã Bố, Lưu Biểu và ta mà thôi. Nay mấy người kia đã mất, chỉ còn có ta. Ta thề không đội trời chung với hắn. Tử Kính và Công Cẩn lời nói rất hợp ý ta.
Quyền nói xong, rút ngay thanh kiếm chặt xuống án thư trước mặt và cảnh cáo rằng:
- Các quan, các tướng ai còn nói đến chuyện hàng Tào thì sẽ phải như cái bàn này!
Cả hội trường không dám ho he gì nữa.
Đêm hôm đó, Chu Du hội kiến với Tôn Quyền, nói:
- Mọi người thấy trong thư Tào Tháo nhắc tới tám mươi vạn thuỷ quân đã hốt hoảng, tỏ ý muốn hàng là điều tất yếu Thực ra, Tháo chỉ có mười lăm, mười sáu vạn quân Trung Nguyên, phần thì mệt mỏi, phần thì bệnh tật. Thu thập tàn quân của Lưu Biểu nhiều nhất cũng được bảy, tám vạn người, bọn này còn mang tâm lý hoài nghi, do dự. Tình hình như vậy, tuy quân có đông thì cũng có gì đáng phải lo ngại. Tôi chỉ cần năm vạn tinh binh, là có thể đánh bại được quân Tào. Xin tướng quân đừng có bận tâm.
Tôn Quyền cảm động hồi lâu mới nói được:
- Công Cẩn và Tử Kính mới hiểu được lòng ta, bọn Tử Bố, Nguyên Biểu, ai cũng chỉ lo phận mình, khiến ta thất vọng lắm lắm.
Chu Du nói:
- Mỗi người một ý, lòng người khó dò, bao giờ chẳng thế, xin tướng quân bỏ qua việc vặt ấy vì cả đất nước Đông Ngô này trông cậy hết vào tướng quân.
Tôn Quyền như tự nói với mình:
- Thật là trời đã cho ta Công Cẩn và Tử Kính.
Và nói với
- Quân năm vạn thì chưa thể có ngay, ba vạn người ngựa, chiến thuyền, lương thảo, vũ khí đã có sẵn. Ông, Tử Kính và Trình Công cứ xuất phát trước, ta sẽ chuẩn bị thêm binh mã, lương thảo rồi dẫn đến sau. Nếu đối phó được thì tốt, nếu không đánh lui được quân Tào, hãy quay lại cùng hợp quân, chúng ta quyết sống mái với giặc Tào.
Quyền phong Chu Du, Trình Phổ làm Chánh phó thống soái đến hợp cùng quân Lưu Bị nghênh chiến với Tào Tháo, còn cử Lỗ Túc làm Tán quân Hiệu uý, hiệp trợ Chu Du và Trình Phổ mưu hoạch sách lược tác chiến.
Lực lượng chống Tào của Tôn Quyền gồm có:
Tổng chỉ huy: Hữu Đô đốc Chu Du.
Phó tổng chi huy: Tả Đô đốc Trình Phổ.
Thuỷ quân tiên phong: Vũ Phong Hiệu uý Hoàng Cái,
Trung lang tướng Hàn Đương.
Thuỷ quân chủ lực: Hiệu uý Cam Ninh, Chu Thái và Trung lang tướng Lã Phạm.
Lục quân binh: Trung lang tướng Lã Mông, Lăng Thống.
Hậu cần chi viện: Tán quân Hiệu uý Lỗ Túc, phụ trách việc liên hệ với Lưu Bị, Lưu Kỳ.
Như vậy, quân Đông Ngô có hơn ba vạn người ngựa, thêm hai vạn quân của Lưu Bị, Lưu Kỳ, ước chừng năm vạn, chỉ bằng một phần tư số quân của Tháo và số thuỷ quân Kinh Châu tham chiến. Quân tình hai bên chẳng khác gì tình hình ở đại chiến Quan Độ giữa hai quân Tào, Viên.
=
Phẩy tay là lấy được Giang Lăng, Tào Tháo vui mừng và tự nghĩ: Giá như Tôn Trọng Mưu cũng quy phục ta, thì thiên hạ đã bình an vô sự.
Giả Hủ nói:
- Thừa tướng có biết Kiều Huyền ở Giang Đông?
Tào Tháo sực nhớ có nghe nói Kiều Huyền sinh được hai cô con gái nhan sắc chim sa cá lặn, hoa nhường, nguyệt thẹn. Đại Kiều vốn là vợ của Tôn Sách, Tiểu Kiều là vợ của Chu Công Cẩn.
Bóng dáng những cô gái sắc nước hương trời như đang hiện ra trước mắt Tào Tháo. Tháo nghĩ mình phải tự nhìn mới hả.
Bỗng có người mang thư từ Giang Đông đến báo, thư gọi hàng đã bị Tôn Quyền xé tan. Tôn, Lưu đã liên minh và liên quân đang di chuyển về hướng Xích Bích.
Tháo mất cả hứng, không ngờ Tôn Quyền lại to gan lớn mật đến như vậy, dám đỡ dậy một cái xác không hồn như Lưu Bị, Tháo hỏi:
- Ai là người bầy mưu tính kế giúp chúng giở cái trò này?
Giả Hủ nói:
- Chắc chắn là Gia Cát Lượng rồi.
- Chu Công Cẩn là người tài kiệt xuất, thế còn Gia Cát Lượng là ai?
Giả Hủ kể rõ về Gia Cát Lượng.
Tháo hỏi:
- Trong hai người thì ai hơn ai?
Giả Hủ nói:
- Gia Cát Lượng vừa ra, là kẻ mưu lược hơn người, có lẽ Công Cẩn không bằng.
- Chu Công Cẩn là thuỷ quân Đô đốc của Tôn Quyền, tiếng tăm đã lừng lẫy, nay lại thêm Gia Cát Lượng...
Giả Hủ tự tin, nói:
- Việc gì thừa tướng phải lo, tôi đã có kế để Chu Du trừ bỏ Gia Cát Lượng.
Nghe Giả Hủ nói tỉ mỉ, Tháo rất hài lòng.
← Hồi 21 | Hồi 23 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác