← Hồi 03 | Hồi 05 → |
Đổng Trác tự là Trọng Dĩnh. Sinh ra ở Lũng Tây, Lâm Thao, nay là huyện Dân, tỉnh Cam Túc. Đổng Trác người cao lớn, mạnh dạn, sức khoẻ hơn người, tính tình thô bạo và tàn nhẫn.
Thời niên thiếu, Đổng Trác hay đóng vai nghĩa trượng, can thiệp những chuyện bất bình. Trác thường buôn bán với người Khương, kết giao với không ít những tù trưởng dân tộc Khương, chẳng bao lâu, tích luỹ được nhiều của cải. Trác trở lại Lũng Tây, tậu đất, làm nghề cày cấy. Do Trác chăm chỉ làm ăn nên trở thành khá giả.
Đối với người khác, Đổng Trác khẳng khái và rộng rãi. Mỗi khi các tù trưởng trong các tộc người Khương có khó khăn gì thường nhờ Trác giúp đỡ. Bao giờ Đổng Trác cũng nhận lời ngay, còn giết trâu, bò khoản đãi, thắm tình hữu nghị.
Lâu dần, các tù trưởng đều cảm kích và quý mến Đổng Trác, họ bàn nhau để tạ ơn. Các tù trưởng thu gom bò, dê, ngựa, hàng mấy ngàn con đem tặng. Từ đó, Đổng Trác trở thành người giàu có nhất vùng.
Năm Hoà đế nhà Đông Hán cuối cùng, Đổng Trác được tiến cử giữ chức Vũ lâm lang, trông coi dân lành thuộc sáu quận nơi biên cương.
Đổng Trác võ thuật cao cường, sức khoẻ hơn người, không ai sánh kịp. Trác thường đeo cung tên theo người, ngồi trên mình ngựa bắn sang trái, sang phải, không ai chống đỡ nổi.
Chẳng bao lâu, Đổng Trác nhận chức Quan thị tòng của Trung lang tướng Trương Hưng đi đánh rợ Hồ ở Kinh Châu. Lần này Đổng Trác dũng mãnh, lập được nhiều công lớn. Được đề bạt chức Lang Trung, nhận phần thưởng hơn chín ngàn tấm lụa, Đổng Trác phân phát toàn bộ số tặng phẩm đó cho binh sĩ. Được binh sĩ tin yêu, tiếng tăm lừng lẫy.
Về sau, Đổng Trác lại có nhiều biểu hiện nổi bật trong quân lính, nên được đề bạt thành Huyện lệnh huyện Quảng Vũ, rồi Quách đô uý Quận Thục, rồi Hiệu uý khu vực phía tây Nhung Ba.
Năm Hán Linh đế Trung Bình thứ nhất, (năm 184 công nguyên) Đổng Trác nhận chức Thứ sử Kinh Châu kiêm Thái thú Hà Đông. Thời kỳ sự biến quân Khăn vàng, Trác là Trung lang tướng, thay Lư Thực - người có nhiều vướng mắc với hoạn quan, cầm quân hội chiến với Trương Giác ở hạ Khúc Dương. Vốn xem thường những người nông dân nổi dậy, Đổng Trác tự cầm quân mở cuộc đánh lớn, lấy mạnh đánh mạnh, hòng nhanh chóng tiêu diệt đồ đảng của Trương Giác. Nào ngờ, số phận của những người nông dân bị đẩy vào chỗ chết thật là ghê gớm. Quân của Đổng Trác rơi vào thế cô lập, bị đánh tan tác. Vì thế Triều đình cách chức Đổng Trác, bắt về quê cũ. Số tàn quân của Trác nhập vào đoàn quân của Hoàng Phủ Tung.
Sau khi về quê, Trác lại tính toán đem tiền bạc đút lót bè lũ hoạn quan mong nhanh chóng được phục ch
Khi đó, vừa lúc Hàn Toại kết hợp với các bộ lạc người Khương ở Tây Lương làm phản. Thời nhà Hán, Hàn Toại là người Khương, đã từng giữ những chức vụ cao trong triều nhà Hán, chơi thân với Tào Tháo, Viên Thiệu... Sau này Hàn Toại phụng mệnh về lại Thuần Châu với chức quan trọng nhằm giải quyết những xung đột giữa người Hán với người Khương. Sau sự biến quân Khăn vàng; tài vật trong vương thất nhà Hán đã cạn kiệt, các quan trong triều chuyển trọng tâm bóc lột của họ về Thuần Châu, khiến cho người Khương cũng lâm vào thảm cảnh không còn đường sống. Hàn Toại, một người mang dòng máu của người Hán, mạnh mẽ và trọng tình cảm, đã lãnh đạo các bộ lạc người Khương khu vực Thuần Châu nổi loạn, giết bọn quan lại do vương thất nhà Hán phái đến. Thuần Châu hoàn toàn rơi vào tay họ.
Do Đổng Trác có hiểu biết người Khương ở Thuần Châu, lại thân tình với các tù trưởng người Khương, nên Triều đình khôi phục lại chức Trung lang tướng, Đổng Trác được là một trong sáu vị tướng đem quân về phía tây dẹp loạn.
Quân lính của Trác cách quân phiến loạn một hẻm núi về phía bắc cung Vọng Viên. Các bộ lạc tham gia làm phản lần này rất đông, lại có quyết tâm đánh đến cùng. Lực lượng của sáu đoàn quân trông thì rất mạnh, nhưng sức chiến đấu thua xa người Khương, nên bị mấy vạn quân Khương, Hồ vây chặt. Lương thực đã hết, chẳng bao lâu nữa toàn quân sẽ chết vì đói.
Trong lúc nguy cấp, Đổng Trác đã nghĩ ra được kế thoát thân. Trác cho binh lính giả làm người đi kiếm cá về ăn. Lấy đá và cát ngăn dòng nước chảy thành một con đê che khuất, và quân lính cứ len lén rút lui.
Toán lính rút lui cuối cùng đã phá vỡ con đê, trong chốc lát nước cuồn cuộn, ngăn cản hoàn toàn số binh lính truy đuổi. Khi người Khương và Hồ phát hiện được thì đã muộn, binh lính của Đổng Trác đã đi rất xa về hướng đông. Nước sông chảy xiết, không vượt qua được, họ đành giương mắt đứng nhìn Đổng Trác thoát hiểm.
Binh lính hành quân tiến đánh miền tây Thuần Châu, có sáu đoàn quân vào đến Lũng Tây, thì gần như năm đoàn đã bị tiêu diệt. Chỉ còn quân của Đổng Trác là trở về nguyên vẹn. Bởi vậy, năng lực cầm quân của Đổng Trác một lần nữa được khẳng định. Triều đình xuống chỉ, cho Trác đồn trú tạm thời ở Phù Phong để chờ lệnh. Đổng Trác nhận chức Tiền tướng quân và Tinh Châu mục.
Để đối phó với bọn phiến loạn ở Thuần Châu, Triều đình lại bổ nhiệm Trác làm Thứ sử Thuần Châu để vỗ về, an ủi nhân dân. Do tình hình ác liệt nên Triều đình chiếu cố và ưu tiên nhiều cho Đổng Trác. Đổng Trác có yêu cầu gì, gần như được đáp ứng vô điều kiện. Dần dần Đổng Trác quen thói bướng bỉnh và ngạo mạn, tự cho mình là giỏi nhất, bắt đầu xem thường mọi người. Ngay mối quan hệ với Thượng tư Hoàng Phủ Tung mà Trác vốn kính trọng cũng bắt đầu rạn nứt.
Do nhu cầu tình hình quân sự, Trác thường xuyên về Triều đình bàn việc quân cơ, nên rất hiểu về hoàng thất, về tình hình bố trí các đoàn quân ở khu Tư Lệ.
Nhìn thấy Triều đình ngày càng hủ bại. Cuộc đấu tranh giữa phái Thanh Lưu và phái hoạn quan ngày càng nghiêm trọng, tình thế cực kỳ chao đảo, Đổng Trác cũng khó mà tránh được sinh lòng thèm muốn. Trác không chú ý đến nhiệm vụ an ủi dân chúng ở Thuần Châu, đưa lực lượng chủ lực của mình về đóng ở Phù Phong khu Tư Lệ và hai quận ở Hà Đông, chuẩn bị chờ thời tiến vào Lạc Dương
Người phát hiện những hành động khác thường của Đổng Trác đầu tiên là Diệm Trung, con nuôi của Hoàng Phủ Tung. Trung muốn cha bãi bỏ chức vụ trong quân đội của Trác nhưng Hoàng Phủ Tung sợ xẩy ra nội chiến trong Tư Lệ, nên chỉ bàn với Triều đình những hành vi vi phạm pháp luật của Đổng Trác, nhân Hoàng thượng hạ lệnh điều Đổng Trác về trung ương nhận chức Thiếu phủ. Nhưng Đổng Trác kháng lệnh. Bất đắc dĩ Hoàng Phủ Tung phải huy động quân đội bao vây binh lính của Đổng Trác. Đúng lúc đó, Hoàng đế Lưu Hùng qua đời, Lạc Dương có thể rơi vào hiểm hoạ tranh giành quyền lực, nên mọi người quên khuấy mất sự kiện chống lệnh của Đổng Trác.
Trong sự biến nơi cung đình vào ngày hai mươi lăm tháng tám, Đổng Trác đã đạt được ý nguyện sẵn có từ lâu - đưa quân Tây Lương tinh nhuệ vào kinh đô Lạc Dương.
Tuy rằng số quân Tây Lương có đến hàng chục vạn người, nhưng binh lính của Đổng Trác đóng ở Hà Gian thì không nhiều. Mặt khác phải bắt kịp thời cơ, hành quân suốt ngày đêm, nên số quân lính theo Đổng Trác vào Lạc Dương có lẽ chỉ có khoảng ba, bốn nghìn người!
Đổng Trác vào thành với ý đồ tiếm quyền, nhưng binh mã quá ít, làm sao có thể trấn áp được người khác? Mưu sĩ Lý Nho hiến kế cho Trác, dặn dò tướng sĩ, chờ đến đêm khuya tĩnh mịch, lén dẫn một chi đội binh mã ra khỏi thành, ngày mai chờ trời thật sáng chi đội đó lại trở vào thành, nhưng treo cờ đánh trống, khoa trương là binh mã từ Tây Lương điều đến. Đổng Trác nghe lời Lý Nho, làm theo kế đó. Và cứ thế, đi đi lại lại mấy lần, làm cho mọi người không nắm được thực lực của Đổng Trác. Người nói năm vạn, người nói mười vạn; lại có người nói ngoài bốn cổng thành đâu đâu cũng là quân của Tây Lương. Thanh thế của Đổng Trác vì vậy mạhẳn lên. Tục ngữ có câu "Người ngu còn biết dựa vào kẻ mạnh". Quân lính của Hà Tiến, Hà Miêu, sau khi không còn thủ lĩnh, họ đổ xô sang phía Đổng Trác, làm cho thực lực của Đổng Trác mạnh hơn nhiều.
Tiếp đến, sau khi Bào Tín bỏ về Thái Sơn vì bực dọc, Viên Thiệu càng không dám chống đối với Đổng Trác. Mặc dầu vậy, nghe theo lời Lý Nho, Đổng Trác vẫn lôi kéo gia đinh họ Viên, lợi dụng họ, rồi sẽ tính sau. Về mặt này, Đổng Trác là người có bản lĩnh. Không những người Hồ, người Khương, người Hán ở Tây Lương phục Trác, mà ngay cả bộ hạ của Hà Tiến, Hà Miêu, vì được ưu đãi, nên cũng đem lòng thuần phục, quy thuận về với Trác.
Trác lại nghe lời Lý Nho, cần phải trọng dụng các danh sĩ. Trác nghe nói có Thái Ung vì phản đối hoạn quan mà suýt phải bỏ mạng, bị sung quân đưa ra biên cương. Sau này nghe nói ông ta được miễn tội, nhưng hơn mười năm nay lưu lạc chốn giang hồ làm một người dân thường. Đổng Trác sai đi tìm ở khắp nơi và mời Thái Ung về.
Người ta đã tìm được Thái Ung, nhưng Thái Ung từ chối nói rằng có bệnh không thể đi được. Đổng Trác tức giận. Lần thứ hai Đổng Trác cho người đi mời, và nói với Thái Ung: Ta cho mời ông về để làm quan, nếu ông không đi, ta sẽ cho người giết sạch cả gia đình!
Thái Ung cho rằng mình có học vấn, nếu phải chết thì thật là tiếc, nên miễn cưỡng phải về kinh. Khi trông thấy Thái Ung, Đổng Trác rất kính trọng. Ba ngày liên tục thăng ba cấp, Thái Ung làm đến Thị Trung. Thái Ung cho rằng Đổng Trác đối xử thật lòng nên vui vẻ quy thuận.
Đổng Trác cho rằng lực lượng đã đủ nên nói với mưu sĩ Lý Nho:
- Ta đ̔nh phế bỏ Thiếu đế, ủng hộ lập Trần Lưu Vương, sau này tuỳ tình hình sẽ quyết định tiếp, ý ông thế nào?
Lý Nho nói:
- Nghĩ như vậy rất đúng, nhưng sợ các quan mỗi người một ý. Viên Nguy, Vương Khiếm chỉ lo đến toàn cục, chắc sẽ không nói gì, càng không ra mặt phản đối. Lư Thực, Đinh Nguyên sẽ không đồng ý. Song Lư Thực chỉ là tư lệnh không có quân, nên không đáng ngại. Còn lại Đinh Nguyên, ông ta là Chấp kim ngô, và đáng sợ hơn cả là trong tay ông ta có một bộ tướng thật lợi hại, chúng ta không thể không lưu ý.
Đổng Trác kinh ngạc hỏi:
- Bộ tướng đó là ai vậy?
Lý Nho nói:
- Là Lã Bố, người cầm cây thiên kích lúc nào cũng ở bên cạnh Đinh Nguyên.
Đinh Nguyên tự là Kiến Dương, từng là Thứ sử Kinh Châu. Khi Linh đế qua đời, Đinh Nguyên là Đô uý thống lĩnh mấy vạn quân chủ yếu ở khu Tư Lệ, trở thành lực lượng chính của phái Thanh Lưu đối kháng với quân thân Đổng Trọng. Sau khi quân lính của Đổng Trác vào thành Lạc Dương, Tư đồ Vương Khiếm cử ngay Đinh Nguyên là Chấp kim ngô, chống lại lực lượng ngày càng lớn mạnh của Đổng Trác.
Đinh Nguyên là một mẫu người trong ba quân. Tính tình nóng nẩy, bộc trực, nhiệt tình nhưng thiếu năng lực ứng biến. Đinh Nguyên công khai phản đối Đổng Trác, nhưng lại thiếu hẳn những đối sách có hiệu quả. Lúc đầu Đổng Trác coi như không có Đinh Nguyên. Khi Lý Nho nói bên cạnh Đinh Nguyên có Lã Bố, Đinh Nguyên đi đâu Lã Bố cũng đĐổng Trác không khỏi không ghen tức.
Mưu sĩ Lý Túc nói thêm:
- Lã Bố à? Tôi biết hắn, mọi người khỏi phải lo.
Đổng Trác quay sang hỏi Lý Túc có kế sách gì? Lý Túc nói như đinh đóng cột:
- Tôi biết Lã Bố. Lã Bố biểu tự là Phụng Tiên, người ở Ngũ Nguyên, cùng quê với tôi. Con người Lã Bố có thể khái quát bằng tám chữ: "Có dũng, vô mưu, thấy lợi quên nghĩa". Chỉ cần một ít lễ vật và cái miệng của tôi là có thể kéo được hắn về!
Đổng Trác phấn khởi nói:
- Bảo được hắn qui thuận ta thì tốn bao nhiêu cũng được. Phải nhanh nhanh lên.
Đổng Trác sắp xếp để Lý Túc đi gặp Lã Bố. Đổng Trác cho mang theo một con thiên lý mã, gọi là "xích thố", rất nhiều lễ vật quý giá và hai cô gái đẹp.
Quả nhiên Lã Bố rất vui, nhất là được con xích thố và hai cô gái đẹp. Lã Bố rất biết ơn và hỏi người đồng hương của mình:
- Đổng tướng quân đối xử với tôi như thế này, tôi biết lấy gì đền đáp. Tôi là người biết tình, biết nghĩa, biết báo đền. Tướng quân muốn tôi làm gì, tôi cũng sẽ làm bằng được dù phải đi đến cùng trời cuối đất.
Lý Túc cho biết Đổng Trác rất quý trọng Lã Bố, mong muốn Bố sang với Đồng Trác. Lã Bố đồng ý ngay, nhưng Lý Túc nói thêm làmuốn Bố phải loại bỏ người cản đường - Đinh Nguyên. Đấy là điều Đổng Trác thích nhất. Như vậy Lã Bố sẽ phải xách đầu Đinh Nguyên đi gặp Đổng Trác, chắc chắn Đổng Trác sẽ rất vui.
Lã Bố nghe lời Lý Túc, quyết định sẽ đến với Đổng Trác.
Chỉ mấy hôm, sau khi gặp Lý túc, nhân lúc Đinh Nguyên không đề phòng, Lã Bố đã giết, và xách đầu của Đinh Nguyên chạy sang với Đổng Trác. Đổng Trác mừng rỡ, cho bày tiệc tiếp đón, đồng thời phong cho Lã Bố làm Kỵ đô uý. Lã Bố vô cùng cảm kích, tình nguyện xin làm con của Đổng Trác. Đổng Trác lại càng vui hơn, cho Lã Bố thêm rất nhiều tiền bạc. Từ đó, lực lượng của Đổng Trác càng thêm to lớn.
Sau khi đã chiếm được ưu thế tuyệt đối, Đổng Trác bắt tay vào việc thành lập Triều đình mới. Trước hết, lấy lý do hạn hán kéo dài để bãi miễn Tư không Lưu Hoằng, và tự mình nhận chức Tư không, nắm quyền xem xét việc triều chính. Tiếp đó, Đổng Trác làm theo kiến nghị năm xưa của Tào Tháo là đánh giá lại vụ án Trần Phồn, Đậu Vũ, khôi phục lại quan chức cho con cháu họ và hoàn trả lại mọi tài sản.
Trên cơ sở đó, Lý Nho - mưu thần hàng đầu của Đổng Trác, kiến nghị với Đổng Trác nên sớm định ngày phế bỏ Hoàng đế.
Đổng Trác cho mời Hiệu uý khu Tư Lệ là Viên Thiệu đến để bàn việc quan trọng. Giọng Trác khách khí:
- Hoàng đế là người chủ của thiên hạ, cần phải chọn người hiền tài, đức độ. Nay Linh đế hèn kém, cứ nghĩ đến là cảm thấy khó chịu. Tôi thấy Trần Lưu Vương hơn hẳn Thiếu đế, tôi định lập Người làm vua, ông thấy th
Viên Thiệu nghĩ: Đổng Trác muốn phế bỏ Thiếu đế, lại hỏi đột ngột như vậy, mình chưa kịp nghĩ, biết trả lời sao đây?
Đổng Trác thấy Viên Thiệu không nói gì, bèn nói tiếp:
- Thực ra dòng giống họ Lưu không còn nữa. Có điều... cứ lập Lưu Hiệp vậy. Ông xem có được không?
Bấy giờ Viên Thiệu mới trả lời:
- Nhà Hán đã có hơn bốn trăm năm nay. Thiếu đế mới lên ngôi, tuổi còn trẻ, thiên hạ chưa nghe thấy điều tiếng gì. Nay muốn bỏ con vợ cả, lập con vợ thứ thì e thiên hạ sẽ không phục, ta nên suy nghĩ kỹ đã!
Nghe Viên Thiệu nói xong, Trác nổi giận quát:
- Nay thiên hạ ở trong tay ta, ta muốn làm gì chẳng được, ai dám phản đối?
Để nhấn mạnh thêm, Đổng Trác rút bảo kiếm ra, nói tiếp:
- Nhìn xem, kiếm của Đổng Trác đủ mạnh chưa?
Viên Thiệu đập lại một câu:
- Chắc gì Đổng công là người tài ba nhất trong thiên hạ?
Viên Thiệu cũng để tay vào đốc kiếm, vừa nói vừa làm động tác như chào rồi đi
Không vì Viên Thiệu phản đối mà Đổng Trác từ bỏ ý định của mình. Đổng Trác cho bày yến tiệc khoản đãi các công khách, đại thần, và các tướng lĩnh trong triều. Trước đó Đổng Trác đã cho Lã Bố, với hơn hai nghìn quân cảnh vệ kinh thành, bố phòng gần phủ Tam công - nơi bày Hồng môn yến.
Hôm đó Tư đồ Vương Khiếm, Thái phó Viên Nguy cùng các quan tới dự.
Sau ba tuần rượu, Đổng Trác, tay giữ đốc kiếm, tay nâng chén rượu, tuyên bố.
- Vua của thiên hạ phải là người tài trí, đức độ. Nay Hoàng thượng nhu nhược, kém cỏi, nếu để lâu ngày thi lấy gì để thờ phụng Tông miếu? Nay tôi làm như Y Doãn, Hoắc Quang thuở xưa, phế đế, lập Trần Lưu Vương, không biết ý của chư vị như thế nào?
Đại thần nghe xong, thất kinh. Mọi người đều biết quân lính của Đổng Trác đã vây kín phía ngoài phủ Tam công, nên họ đưa mắt nhìn nhau, không ai dám nói một câu nào.
Các quan cũng đã biết: sau khi va chạm với Đổng Trác, ngay hôm đó, Viên Thiệu đã ra ngoài thành có quân thị vệ yểm trợ. Thiệu treo ấn Hiệu uý khu Tư Lệ trên cửa Đông môn, dẫn quân cấm vệ về Ký Châu, căn cứ địa cũ, hòng được che chở. Viên Thuật nghe tin, cũng dẫn quân bản bộ đi suốt ngày đêm, trở về quê cũ Thọ Xuân. Ngày hôm đó đã bỏ đi quá nửa số binh lính trong quân khu Tư Lệ, và phần lớn số quân từ xa kéo về phò vua.
Ngay đến anh em họ Viên cũng phải trốn tránh, không dám chống cự, thử hỏi đám quần thần còn ai dám nói gì nữa? Tất cả đều yên lặng
Đổng Trác giơ cao thanh kiếm và tuyên bố:
- Ý ta đã quyết. Ai dám phản đối sẽ bị xử theo quân pháp.
Khi đó có một người cao to, khôi ngô đứng dậy. Đó là Lư Thực. Lư Thực nói như thét lên:
- Khi xưa, Thái Giáp vừa lên ngôi đã làm nhiều điều hồ đồ. Vua Xương Ấp có đến hàng ngàn thứ tội, nên mới có việc phế và lập. Nay Hoàng thượng tuổi còn trẻ, chưa làm điều gì thất đức, nên không thể nói chuyện Thái Giáp và vua Xương Ấp ở đây.
Nghe xong, Đổng Trác tức giận, rút kiếm định giết Lư Thực. Thị Trung Thái Ung vội chạy đến can ngăn, khuyên Trác không nên quá khích, phải biết dung thứ người khác. Đổng Trác vốn rất nể Thái Ung, nên thu kiếm, tuyên bố tạm hoãn xử tội. Nhưng Lư Thực bị cách chức và bị quản thúc.
Nghị lang Bành Bá cũng khuyên riêng Đổng Trác:
- Thượng thư Lư Thực là bậc đại nho trong nước, tiếng tăm lừng lẫy, nếu đem giết đi thì sẽ chấn động thiên hạ, Triều đình sẽ chao đảo. Chi bằng xá tội cho ông ấy, thì ngài sẽ được tiếng là quan Tư không khoan dung và độ lượng. Điều đó sẽ nâng cao thêm uy tín của Triều đình.
Đổng Trác thả Lư Thực và bắt ông phải ở ẩn, không được luận bàn đến quốc gia đại sự.
Sau khi được tha, Lư Thực vội vã trở về quê hương vì sợ Trác lại sai người ngầm giết hại, và từ đấy không ấy ông đâu nữa.
Lư Thực đi rồi, thế lực phản đối tan rã hoàn toàn. Đổng Trác viết bài phế, lập Hoàng đế, rồi cho người mang đến hỏi ý kiến Viên Nguy. Viên Nguy đề nghị đưa ra cho các quan bàn luận.
Hôm sau, Đổng Trác lại triệu tập quần thần ở trước điện Tung Đức, chính thức uy hiếp Hà Thái hậu, phế bỏ Thiếu đế.
Trong nghị văn có đoạn: "Tiên đế đã khuất, không phân biệt các con, uy nghiêm khác thường, nay phế đế làm Hoằng Nông Vương, lập Trần Lưu Vương Hiệp làm đế".
Buộc Hà Thái hậu xuống chiếu lập Trần Lưu Vương Lưu Hiệp làm đế, là Hán Hiến đế, Thiếu đế Lưu Biện Thoái vị, phong là Hoằng Nông Vương.
Viên Nguy cúi đầu, thu ấn của Thiếu đế, dâng lên Trần Lưu Vương. Mặt Thiếu đế trắng bệch ra. Viên Nguy vô cùng thương xót, nhưng không dám hé răng.
Lúc đó, có người - do Đổng Trác sắp đặt - ra tố cáo tội ác bức hại Đổng Thái hoàng Thái hậu của Hà Thái hậu, do Hà Tiến làm. Hiến đế không dám trái ý Đổng Trác, hạ chiếu kể tội Hà Thái hậu, đem giam lỏng tại cung Vĩnh An.
Hôm ấy, đổi Chiêu ninh năm đầu thành Vĩnh hán năm đầu là năm 189 công nguyên.
Ba hôm sau, Đổng Trác cho người đưa cho Hà Thái hậu một chén rượu độc. Hà Thái hậu cầm chén rượu uống ngay. Từ hôm vào cung Vĩnh An, Hà Thái hậu khóc lóc thảm thiết, chỉ muốn chết.
Ngày hôm sau Đổng Trác cho người đến sát hại Vũ Dương Quân. Như vậy, gia đình Hà Tiến đã bị giết hết.
Tháng mười một, Đổng Trác tự nhận mình là tướng quốc và cho tay chân đến xin Hoàng thượng ba đặc quyền: vào triều không phải rảo bước, không phải bỏ kiếm, tháo giầy, khi gặp Hoàng thượng không phải xưng tên.
Hoàng thượng không thể từ chối. Việc Trác cho tay chân đến xin với Hoàng thượng chỉ là hình thức mà thôi. Từ đấy mỗi khi vào triều, Trác tỏ ra lấn át mọi người, xem thường Hoàng thượng và quần thần. Mọi người chỉ biết than thở, ngay đến khuyên can cũng không ai dám.
Khắp các châu quận trong cả nước tỏ ra không ủng hộ Triều đình mới ở Lạc Dương, Đổng Trác cảm thấy lo ngại. Khi đó có Chu Sắt Vương và Hiệu uý Thành môn Ngũ Quỳnh đề nghị Trác thay đổi quan chức, thuộc phái nhân sĩ. Trác đồng ý và bổ nhiệm Hàn Phức người Dĩnh Châu làm Thứ sử Ký Châu, Lưu Đại người Đông Thái làm Thứ sử Duyện Châu, Khổng Do người Trần Lưu làm Thứ sử Dự Châu, Trương Mạc người Đông Bình Thọ làm Thái thú Trần Lưu, Trương Khôi người Dĩnh Châu làm Thái thú Nam Dương.
Những người đó không phải là những người thân thích, bè bạn hoặc bộ hạ của Trác. Sử dụng những người đó, vì họ nổi tiếng. Và cũng để mọi người biết rằng Đổng tướng quốc biết dùng những người hiền, tài, thật là chí công vô tư.
Riêng đối với Viên Thiệu, Viên Thuật, những người nổi tiếng, thì Trác vẫn còn e ngại. Chu Sắt Vương và Ngũ Quỳnh khuyên Trác nên lấy ân, đức mà kết bạn, cho họ làm quan to, thì mọi việc sẽ ổn thoả. Hai ngư̖ với Đổng Trác.
- Gia đình họ Viên bốn đời làm Tam công, tiếng tăm lừng lẫy, người người kính phục. Học trò và quan lại đâu đâu cũng có. Nếu không biết khoan dung, để anh em Viên Thiệu, Viên Thuật triệu tập những người có thế lực lại phản đối, e rằng chúng ta sẽ mất cả vùng Sơn Đông! Chi bằng miễn tội, cho họ coi giữ quận, huyện, họ sẽ hết sức vui vẻ thế là tránh được hậu hoạ.
Trác thấy cũng có lý, bèn phong cho Viên Thiệu làm Thái thú Bột Hải, phong Viên Thuật làm Hậu tướng quân ở lại kinh thành.
Những người thân tín của Đổng Trác không được phong quan, chỉ được giữ những chức vụ trong quân đội mà thôi.
Sợ Đổng Trác sát hại nếu ở trong thành, nên Viên Thuật bỏ cả chức Hậu tướng quân, ở lại Nam Dương.
Đổng Trác không thuộc ngoại thích, không phải hoạn quan, không là học trò, không thuộc dòng họ cao sang. Đó là sự thật. Trác chỉ là người có nhiều ruộng đất ở Tây Lương, giống hệt những tên cường đạo. Trác nghe lời người khác, cất nhắc những người có học, các danh sĩ, nhưng Trác không biết cách kết bạn với họ. Trác biết cách làm vui lòng binh lính của mình cũng như những người vừa chạy về với Trác. Đổng Trác ngấm ngầm, thậm chí có lúc công khai, dung túng cho chúng hãm hiếp gái đẹp, cướp bóc tài sản của dân. Lạc Dương lúc ấy là một thành phố phồn hoa, đông đúc, gồm những hoàng thân quốc thích, những quý tộc giàu có."Biệt thự, nhà lầu" của những ông hoàng, bà chúa, những kẻ giầu sang, san sát hết dãy phố này sang dãy phố khác. Nhà nào cũng đầy những vàng bạc châu báu. Mỗi khi vào nhà, quân lính của Đổng Trác cần tiền thì có tiền, cần gái thì có gái.
Để kiểm tra hộ khẩu, giữ gìn trị an, quân lính xông vào từng nhà, tha hồ cướp bóc, tha hồ cưỡng dâm.
Đồ đạc cũng như phụ nữ bọn lính cướp về phải đưa đến chỗ Đổng Trác. Đổng Trác chọn lựa để lại một phần, còn bao nhiêu đem cho bọn chúng. Binh lính vô cùng thích thú, còn khen Đổng tướng quốc là người nghĩa khí.
Nghe đồn Hà Thái hậu và Hán Linh đế chôn cùng một chỗ, dưới phần mộ có nhiều châu báu, ngọc ngà, Trác nói: "Châu báu chôn ở dưới đất thật là tiếc, chi bằng lấy lên mà dung", bèn lệnh cho binh lính đào bới hầm mộ, lấy hết của quý mang đi.
Tệ hơn nữa, có lúc Đổng Trác thản nhiên ngủ lại trong hoàng cung, đầu gối tay ấp cùng bọn cung nữ, các cô công chúa xinh đẹp. Không một ai dám từ chối.
Một hôm, Trác dẫn quân ra vùng Dương Thành, đúng dịp có lễ hội ở miếu thờ, trai gái tấp nập, cực kỳ vui vẻ. Trác sai quân vây cả lại, rồi giết sạch đàn ông, cướp đàn bà con gái và của cải chất đầy xe, treo hơn ngàn đầu lâu ở hai bên thành xe, nối đuôi nhau kéo về kinh đô, phao lên rằng đi đánh giặc thắng trận. Trác sai đốt đầu lâu dưới cửa thành, còn đàn bà con gái và của cải thì đem chia cho quân sĩ.
Qua biến cố vừa rồi, các tướng lĩnh của thành Lạc Dương trước đây, người chết thì đã chết, người trốn chạy thì đã trốn chạy. Ngay cả số quân lính ở khu Tư Lệ, người thì chạy sang với Trác, người thì đã rời bỏ đi nơi khác. Bởi vậy, ngoài những người thân tín của Trác cũng không còn ai có thể gánh vác được trách nhiệm với thành Lạc Dương. Vị đứng đầu kinh thành phải là một tướng lĩnh trẻ tuổi, được nhiều người mong đợi. Có như vậy Triều đình mới được tiếng tăm, nhà vua mới được các nơi
Đổng Trác và các vị đại thần bàn đi tính lại, thấy duy nhất chỉ có một người, đó là Tào Tháo, nguyên Hiệu uý Điển quân.
° ° °
Khi đoàn quân Tây Lương của Đổng Trác vào thành Lạc Dương, thì Tào Tháo đang cùng quân lính của mình tu sửa lại những tường thành, những cung điện đổ nát, và thu lượm những xác chết rải rác khắp nơi. Cuộc hỗn loạn, sự tàn sát tận mắt nhìn thấy, quá sức chịu đựng của Tháo. Nét mặt Tháo trở nên xanh xao, trong lòng có nhiều tâm sự. Tháo thường tự hỏi: Tại sao ở những người cầm quyền không có một chút lương tri nào? Điều cơ bản của một con người. Phải trừng phạt những kẻ tàn ác, nhưng tại sao lại hãm hại hàng loạt những người vô tội? Đặc biệt là những hoạn quan còn rất ít tuổi, suốt ngày phải hầu hạ, phục dịch, không còn thì giờ nghỉ ngơi, họ tham dự vào "âm mưu" này "âm mưu" khác sao được? Ngay cả chữ "âm mưu" họ cũng chẳng hiểu là gì. Thế mà họ vẫn bị tàn sát không thương tiếc. Có lẽ những người cha, người mẹ khốn khổ nơi quê hương, đang mong đợi sẽ có một ngày, những đứa con là hoạn quan của họ, sẽ mang về một chút gì gọi là hy vọng, là hạnh phúc chăng?
Rõ ràng, Tào Tháo đã chịu ảnh hưởng của ông nội - Tào Đằng. Ông nội cho Tháo biết, gia cảnh của những hoạn quan nhỏ tuổi rất cùng cực. Những nhà có tiền không ai muốn con mình phải làm hoạn quan ở trong cung? Tào Tháo rất thông cảm với những hoạn quan nhỏ tuổi. Bởi vậy, những nhân vật trong phái chống hoạn quan thường chỉ trích Tháo đồng tình với hoạn quan không phải là hoàn toàn sai. Nhưng họ nói Tào Tháo như vậy là không đúng. Tháo không đồng tình với lũ hoạn quan tiếm quyền làm nhiều điều ác, Tháo rất căm ghét họ. đồng tình với những hoạn quan vô tội, nhất là với những hoạn quan nhỏ tuổi.
Còn bây giờ, tất cả đều bị thảm sát, làm sao Tháo không thương xót? Thật đáng tiếc cho những hành động không biết phân biệt trắng đen của những tên đồ tể.
Nghiêm trọng hơn nữa là quân lính Tây Lương của Đổng Trác vin vào cuộc chính biến đẫm máu vừa qua, để vào thành, tác yêu tác quái, dung túng bộ hạ làm loạn, khiến mọi người vô cùng lo lắng.
Tào Tháo tuy không quen biết Đổng Trác, nhưng Tào Tháo biết rõ những rối ren trước mắt. Bất kỳ một đoàn quân nào từ ngoài kéo vào đều là một mối uy hiếp nghiêm trọng đối với Triều đình, nếu giải quyết không khéo đều có thể thai nghén thành cuộc nội chiến.
Quả nhiên, chẳng bao lâu, sinh ra chuyện của Thiếu đế. Đinh Nguyên bị hại. Viên Thiệu cũng suýt mất mạng. Tào Tháo biết chắc sớm muộn gì thì tai hoạ cũng sẽ ập đến, phải làm gì đây?
Qua phân tích của Tào Tháo, thế lực của Đổng Trác hiện nay rất mạnh, không có ai dám chống đối. Đinh Nguyên vừa chết, Lã Bố quy thuận, Đổng Trác gần như độc chiếm thiên hạ. Trong một thời gian tương đối dài, Lạc Dương không có một ngày nào yên. Là một tướng lĩnh của Triều đình, Tháo không thể nào tránh khỏi quan hệ với Đổng Trác. Một kẻ thô thiển, luôn muốn làm trùm như Đổng Trác, làm sao hiểu được nguyên tắc làm người của Tào Tháo? Khi tiếp xúc sẽ phải xung đột nảy lửa. Mà bất kỳ một đốm lửa nào đều có thể trở thành một hiểm hoạ. Tào Tháo sẽ không thể ở Lạc Dương lâu được. Có điều Tháo chưa quyết định bao giờ sẽ ra đi.
Tháo đã chuẩn bị đầy đủ, kẻo sau này không kịp.
Trước hết, Tháo đề nghị cha và Tào Tung phải rời khỏi thành Lạc Dương. Tháo nói:
- Đi khỏi thành Lạc Dương để tránh nạn. Đi càng sớm càng tốt!
Nhưng Tào Tung không thể rời bỏ một gia tài lớn trong nội thành, cần phải thu xếp, bán xong rồi mới đi được.
Tào Tháo vừa bực vừa buồn cười. Tháo nghĩ tính mạng còn khó giữ, thì tài sản còn có ích gì?
Nhưng người cha yêu tài sản như sinh mệnh đâu có chịu nghe lý lẽ của Tháo, Tháo chỉ còn mỗi cách là giục cha thu dọn, bán nhanh số tài sản đó, để có thể rời khỏi thành phố sớm hơn.
Để tránh được tai hoạ, Tháo còn cho gọi Tào Hồng đến dặn dò:
- Khi rời kinh thành, phải về ngay quê - Tiêu Quận, nước Bái, bí mật dời cả gia đình đến một địa phương khác... , phải giấu kín mọi người...
Tào Hồng đã nhận lệnh. Tháo lại tìm người giúp cha tìm cách bán tài sản và thu dọn lặt vặt để có thể ra đi sớm hơn.
Bố trí xong mọi việc, Tháo mới thấy yên tâm, nhưng luôn luôn theo dõi tin tức.
Quả nhiên mấy hôm sau, Tháo nhận được giấy bổ nhiệm làm Kiêu kỵ Hiệu uý của Đổng Trác, đề nghị Tào Tháo chỉ huy toàn bộ cấm vệ quân của thành Lạc Dương. Tào Tháo không phải là người thuộc phái tận trung với Hán Hoàng đế. Điều Tháo quan t trật tự xã hội, những việc lớn trong thiên hạ, nhất là sự hưng vong của cả đất nước và dân tộc. Bởi vậy, Tháo hoàn toàn không đồng tình với việc Đổng Trác tuỳ tiện phá hoại Triều đình. Tháo biết rõ mình thế cô lực mỏng. Tuy trong thành Lạc Dương ai ai cũng biết tiếng, nhưng đấy cũng chỉ là một thứ hư danh. Trong cuộc đấu tranh chính trị, Tháo không có nhiều ý kiến, nhưng cũng có thể vì thế mà liên lụy tới gia đình. Tháo nghĩ đến cái chết của Lý Ung vừa qua. Đó chẳng phải là một bài học đau xót hay sao?
Bởi vậy Tháo quan sát đã, không như Viên Thiệu, vội vã phản đối ngay.
Nhưng hiện nay Tháo đang đứng trước một sự lựa chọn quan trọng. Tháo đã nhận được chỉ lệnh của Đổng Trác. Không thể chậm trễ. Tháo phải chọn lựa. Trước mắt là sự lựa chọn hết sức quan trọng: nhận hay không nhận?
Nếu đồng ý nhận chức, tức là đã đồng tình với những hành động chính trị của Đổng Trác. Nếu không nhận, lập tức sẽ bị hại, không khéo đến cái đầu cũng không giữ nổi.
Đương nhiên, Tào Tháo sẽ không bao giờ tiếp nhận chức quan do Đổng Trác ban cho. Nếu không tiếp nhận thì chỉ có tam thập lục kế, tẩu vi thượng sách. Tháo tính toán, xem sẽ chạy đi đâu? Chạy như thế nào? Sau khi chạy. rồi thì phải làm những gì? Trong một thời gian ngắn ngủi từ khi nhận được lệnh và trả lời, đặt ra cho Tháo ngần ấy vấn đề cần phải suy tính chu đáo.
Vấn đề của cha làm cho Tháo đau đầu nhất. Hình như cha vẫn chưa xử lý xong số tài sản của mình. Cha mà không đi thì Tháo phải làm gì
Trong sự cấp bách, con người tài trí như Tháo lại nghĩ ngay được một diệu kế: "hoãn binh chi kế".
Tháo cử Tào Nhân đưa một bức thư đến trước Đổng Trác, nói rõ Tháo muốn nhận chức Kiêu kỵ Hiệu uý, và cảm tạ Đổng Trác, nhưng Tháo chưa thể đi nhận nhiệm vụ ngay, vì vừa qua phải xử lý một số việc trong sự biến, do quá mệt mỏi, bệnh đau nửa đầu lại tái phát. Hiện nay phải chữa chạy và điều dưỡng, chưa thể lo tính việc công, sau này xin đến bẩm báo.
Tháo vốn có bệnh đau đầu, các quan đều biết. Đổng Trác thấy đúng như vậy, nên không có ý gì khác và tạm thời cho hoãn thi hành lệnh trên.
Và như vậy Tháo có thêm được một ít thời gian. Tháo cho Tào Nhân đến nói lại một số tình hình khẩn cấp cho cha, Tào Tung mới nhanh chóng giải quyết vấn đề tài sản và được một số gia đinh giúp đỡ, bí mật ra khỏi kinh thành. Để đảm bảo an toàn, Tháo không để cha trở về quê hương, tốt nhất là đi về hướng đông, đến Từ Châu lánh nạn.
Đêm trước hôm cha ra đi, Tháo đến gặp mặt. Bình thường Tháo không thích người cha thiển cận và tham lam, nhưng trong giờ phút đó, Tháo cảm thấy quyến luyến lạ lùng. Tạm biệt cha ở đây và sẽ không biết gặp lại cha ở đâu. Sau này, Tháo cũng sẽ phải ra đi, cha con mỗi người một ngả. Cha đã già, tránh sao được những nỗi khổ trong lúc chia ly. Làm sao con mà lại không được theo cha...
Tào Tháo hai mắt nhỏ lệ, cầm lòng không được, chỉ còn cách căn dặn Tào Nhân trên đường phải hết sức cẩn thận giúp cha...
Ngày hôm sau, Tào Tung lúc trời chưa sáng. Suốt cả buổi sáng Tào Tháo ngồi một mình ở nơi làm việc tưởng tượng như mình đang đi tiễn người cha. Buổi sáng hôm đó quan trọng vô cùng. Nếu như cha bình yên vô sự thì sẽ chẳng có chuyện gì xẩy ra nữa.
Để cho đoàn người của cha đi xa hơn một ít, Tào Tháo cố ý chậm trả lời thêm một ngày nữa. Tháo nói với sứ giả là chiều ngày hôm sau Tháo sẽ tự đến tể tướng phủ để gặp Đổng Trác.
Hôm ấy là cuối tháng mười một, một ngày đông lạnh giá, bầu trời ảm đạm, Tháo nói với những người xung quanh:
- Ngày mai ta phải tự đến tướng phủ, nên phải chuẩn bị một số việc. Những việc đó các người không giúp được gì. Bởi vậy, cũng không cần các người phải ở lại, khỏi phiền hà.
Bởi thế những người tuỳ tùng, những người phục dịch đều đi hết.
Tào Tháo quay vào phòng đóng cửa lại. Sau khi ngồi yên lặng một lúc, Tháo đứng dậy thay quần áo, mặc ra ngoài một chiếc áo khoác chống rét, giấu vào bên trong áo một binh khí ngắn, được chuẩn bị từ trước. Tháo nhẹ nhàng mở cửa, nhìn ra chung quanh. Một lúc sau mới bước ra cửa, rồi khép lại y nguyên. Khe khẽ đi đến chỗ tường, sau, vặn mình nhảy ra phía ngoài.
Để không một ai đi theo, không có ai chú ý, Tào Tháo không đem một người nào, không dùng ngựa, quyết định một mình dò dẫm ra khỏi thành phố, rồi sẽ tìm mọi cách khác.
Tào Tháo vốn người bé và lùn, cố ý lấy hai tay ôm chặt hai vai, một mình co ro đi trên đường. Dù cho quân lính tuần tra có phát hiện được, chưa chắc đã chú ý, cho rằng đó một kẻ nghèo khổ không nhà không cửa.
Tháo rất sốt ruột, nhưng không có vẻ vội vã, làm như người muốn ra khỏi thành để đi chơi.
Ra khỏi thành Tháo mới đi nhanh. Sau lưng không có người đuổi theo, Tháo mới yên tâm rảo bước. Cuối cùng, Tháo đến được một trấn nhỏ ở một xóm làng hẻo lánh, Tháo mở cánh cửa nhỏ, hỏi một ông già để mua ngựa. Ông chủ dắt ra một con ngựa có thể thồ được. Tháo tạm biệt ông chủ nói là mẹ già vừa mất nên phải đi ngay.
Tào Tháo ngồi trên lưng ngựa đi suốt đêm không nghỉ, mặc cho đêm khuya rét buốt. Trời sáng, Tháo dừng lại để ăn một chút gì đó rồi lại tiếp tục lên đường. Cứ thế dần đến Trần Lưu.
Tháo đến Trần Lưu để tìm Tào Hồng. Theo sắp xếp của Tào Tháo, Tào Hồng đưa cả nhà từ Tiêu Quận đến một nơi mà không ai biết, sau đó quay về bán hết tài sản, đem tiền đi theo, đến điểm hẹn ở Trần Lưu chờ gặp Tào Tháo.
Vào sáng ngày thứ hai sau khi Tào Tháo rời Lạc Dương, Đổng Trác chờ Tào Tháo đã rất lâu mà không thấy. Trác cho sứ giả đến giục và không biết Tào Tháo đã đi đâu. Thế là mọi chuyện đã rõ, Trác biết ngay là Tháo đã bỏ trốn. Có cảm nghĩ vừa bị lừa gạt, vừa bị xem thường, Trác bỗng nổi nóng, chửi Tào Tháo, chửi cả sứ giả.
Trác cho sát thủ truy đuổi về phía quê hương Tào Tháo. Đồng thời phát lệnh truy nã Tào Tháo trong cả nước.
Tào Tháo đã đoán biết được ý đồ của Đổng Trác, nên để khỏi lộ tung tích, Tháo bắt đầu đi
Đi một ngày một đêm nữa, đến huyện Mâu, giáp ranh với khu Tư Lệ. Đêm đến vừa đói vừa rét, Tháo đi tìm thức ăn. Đang đi thì gặp một đoàn người, Tháo muốn tránh mặt nhưng không kịp. Đó là những người lính đi tuần đêm. Họ bắt Tào Tháo và khám xét.
Tào Tháo không hề chống lại, chỉ yêu cầu được gặp huyện lệnh. Họ tìm thấy binh khí của Tào Tháo và dẫn giải Tháo về huyện thành.
Quan huyện đã nhận được lệnh truy nã của Đổng Trác. Khi nghe tin lính tuần tra bắt được một kẻ đi đêm, trong người có vũ khí, quan huyện sinh nghi.
Một lát sau khi đội tuần tra dẫn người đi đêm tới, thì quan huyện Trung Mâu đang đứng giữa công đường. Nhìn qua, biết ngay người đó chính là Tào Tháo, giống bức hình in trong tờ lệnh truy nã. Quan huyện cho gọi nha dịch đến dẫn đi, dặn phải canh chừng cẩn thận. Sau khi quan huyện ra khỏi công đường thì Công Tào là trực ban đến xin gặp. Lúc này quan huyện đang do dự việc của Tào Tháo. Ông muốn giải Tháo về kinh để lĩnh thưởng. Song Tào Tháo là người danh tiếng, làm như vậy người đời sẽ chê cười. Đổng Trác sẽ thưởng công, nhưng mọi người sẽ phỉ nhổ. Nếu thả Tào Tháo, sau này Đổng Trác biết được, tính mạng của cả gia đình khó lòng giữ nổi.
Viên Công Tào trực ban thấy quan huyện luôn luôn thở dài vì việc của Tào Tháo, Công Tào liền nói:
- Tôi có một ý kiến không biết có nên nói ra không?
Quan huyện là người nhạy bén, ông giục Công Tào:
- Nói đi, ti đang muốn nghe những cao kiến.
Viên Công Tào liền nói:
- Hiện nay tình hình đang hỗn loạn. Đổng Trác như một tên cường bạo đang lộng hành trong thành Lạc Dương. Triều cương nghiêng ngửa, đâu đâu cũng thấy oán thán. Các quan văn, võ trong triều không một ai dám nói. Tào Tháo là người có lực, có mưu, lại hiểu biết, trên đời thật hiếm. Người đó mới là người cứu nhà, cứu nước sau này. Tào Tháo không thể chết! Hơn nữa, Tào Nhân lại là người anh hùng nổi tiếng nếu vì quan huyện mà phải chết, thì đời đời còn bị phỉ nhổ.
Lời nói chân tình của Công Tào đã tạm giải toả được những nỗi băn khoăn của quan huyện. Hai người bàn bạc và quyết định thả Tào Tháo và không để cho ai biết. Không một ai được biết người đó là Tào Tháo. Tào Tháo biết quan huyện sẽ thả mình, nên rất cảm kích, và nói:
- Sau này nếu tôi thành đạt, xin được báo đáp gấp vận lần.
Quan huyện nói:
- Không mong được báo đáp. Chỉ mong sao Tào tướng quân, văn tài võ lược, đưa xã tắc, trăm họ thoát khỏi cảnh nước sôi, lửa bỏng này!
Tào Tháo càng thấy cảm khái, liền chắp hai tay vái tạ.
Quan huyện tặng Tháo những thứ cần thiết và một con ngựa, tiễn Tháo ra khỏi thành ngay trong đêm ấy. Tào Tháo phi ngựa để nhanh chóng ra khỏi khu Tư Lệ. Sau khi rời huyện Trung Mâu, Tháo không dám đi trên đường to. Nhờ vào tài cưỡi ngựa, Tháo đi vào một cường nhỏ, vượt qua núi cao, nhưng gần hơn để đến thành Cao. Bỗng Tháo nhớ ra cha có một người bạn thân, tên là Bá Xa, ở gần đây.
Tháo tìm đến một quán trọ, định hỏi chủ quán xem ở đây có ai tên là Bá Xa không. Bỗng Tháo thấy ông chủ quán chớp chớp mắt, nhìn mình từ đầu đến chân, Tháo nghĩ ngay đến tờ lệnh truy nã, chắc ở đâu đây cũng có dán một tờ. Thế là chẳng kịp mở miệng, Tháo nhảy luôn lên ngựa, quay người phóng thẳng. May làm sao, không nghe chủ quán hô hoán gì cả. Cũng có thể do chủ quán chưa biết chuyện.
Tháo thấy cần phải thận trọng hơn, Tháo ẩn mình vào một lùm cây, nghĩ xem nên hỏi thăm nhà Lã Bá Xa như thế nào. Vừa may, từ những lùm cây phía bên kia, có một bà già đi tới. Bà đeo trên lưng một cái gùi đựng củi, vừa đi vừa nhặt những cành củi khô. Tháo nghĩ, bà già chắc không biết tờ lệnh truy nã của Triều đình. Tháo quyết định đến gặp bà.
Tháo xuống ngựa, bước ra khỏi lùm cây và đến trước mặt bà cụ. Quả nhiên, bà già không chú ý gì đến Tháo, nghe hỏi nhà Bá Xa, cụ liền bảo:
- Nhà họ ở bên kia thôn Đông. Ở đấy chỉ có mỗi một nhà, một cửa, vườn tược rộng rãi.
Nhìn theo tay bà cụ chỉ, quả nhiên trước mặt là thôn Đông. Phía bên ngoài thôn, chỉ có một căn nhà, nhà cửa cao ráo, gọn ghẽ.
Tháo cảm ơn bà cụ, lại vào ẩn ở trong lùm cây chờ đến tối mới tìm đến đó. Tháo định đến chỗ Lã Bá Xa để xin ăn vì trên đường đi, Tháo không dám gặp bất kỳ ai, sợ họ nhận ra, nên ngày chỉ ăn một bữa, Tháo cảm thấy rất đói. Mặt khác Tháo cũng muốn hỏi thăm xem cha có ghé qua đây không? Tháo muốn biết cha mình hiện nay ra sao?
Tháo để cho ngựa gặm cỏ, còn mình thì tựa lưng vào một gốc cây, định nghỉ ngơi một lát. Nhưng đầu óc Tháo vẫn luôn luôn suy nghĩ. Nghĩ xem sau này còn phải làm gì nữa! Điều mà Tháo nghĩ hiện nay không chỉ đơn thuần là tinh thần trách nhiệm, Tháo còn nghĩ phải tiêu diệt bọn nghịch tặc như thế nào? Giờ đây, Tháo bị một tình cảm chính nghĩa thôi thúc. Tình cảm đó ảnh hưởng tới nỗi vinh nhục của một người, liên quan tới sự sống còn sơn hà, xã tắc của lê dân trăm họ.
Có thể nói, hiện nay Tháo không còn mạnh mẽ, chỉ là một người cô đơn, lưu lạc khắp nơi, quyền lực không còn, thực lực cũng không. Ngay cả đến sự an nguy của cá nhân cũng không hề biết trước. Tháo chỉ còn lại một tấm lòng tha thiết, một cái gì đó thuộc về ý chí, đang thúc đẩy Tháo.
Bà cụ đi đã xa. Từ giữa những thân cây, những bụi cỏ Tháo nhìn theo bà cụ. Thật là tự do và chân thành. Trong khoảng khắc Tháo chỉ muốn được như bà cụ, không bị ràng buộc, không phải ghen tỵ...
Bầu trời dần dần tối lại. Cây cỏ trở nên mờ mờ. Lúc này Tháo mới dắt ngựa, đi ra khỏi khu rừng. Trên bầu trời chưa tối hẳn đã lấp lánh vô số những vì sao. Nhưng trời rất lạnh. Từng đợt, từng đợt gió thổi như dao cứa vào mặt.
Tháo ra đến đường lớn, không gặp một ai. Tháo bèn lên ngựa, nhìn đường đi về thôn xóm trước mặt, nhờ những ánh sao mông lung. Khi gần đến nơi, Tháo cho ngựa đứng lại. Nhà Lã Bá Xa ở đầu thôn bên kia, Tháo không thể đi qua giữa thôn để tới đó. Ngồi trên ngựa, nhìn ra xa, Tháo nhìn thấy một rừng cây ở bên trái, một cánh đồng ở bên phải. Tháo đi qua cánh đồng, vòng sang bên đó.
Tào Tháo rời on đường lớn, đi sang bên phải. Đó là con đường nhỏ ở giữa cánh đồng, ngồi trên lưng ngựa cũng cảm thấy con đường mấp ma mấp mô thật khó đi.
Có thể vì quá tĩnh mịch, nên nghe cả được tiếng vó ngựa vọng vào trong thôn, một con chó nào đấy đã sủa. Lúc đầu chỉ có một con, sau đó là ba con, năm con... Tất cả sủa ầm ĩ. Tháo nghe thấy tiếng náo động ở trong thôn, rồi có ánh đuốc chập chờn.
Tào Tháo vừa cảnh giác vừa nghĩ chắc gì những người trong thôn đã biết kẻ bị Triều đình truy nã đang đi qua con đường này?Và dù có biết, chắc gì họ đã quan tâm? Thôn xóm náo động, có thể nhiều người cho rằng kẻ trộm đang ở bên ngoài, chỉ những loại như kẻ trộm mới liên quan tới lợi ích của họ và họ mới quan tâm.
Tháo không để ý đến những người nông dân đó nữa. Tháo tìm cách đi trên con đường xa hơn. Quả nhiên trong thôn lại dần dần yên ắng như cũ.
Tháo đi theo hướng bà cụ chỉ và đã tìm thấy nhà họ Lã. Chó lại từ trong nhà sủa ra. Tháo xuống ngựa, đến gõ cửa và cửa mở ra ngay. Vì có tiếng chó sủa, nên đã có người chạy ra sân nhìn ngó.
Một người khoảng hơn bốn mươi tuổi ra mở cửa. Tháo đoán đó là người hầu. Biết đúng là Bá Xa, Tháo nói rõ tên thật của mình. Người kia bảo Tháo chờ một chút, để vào trong báo lại.
Người hầu mãi không thấy ra. Tháo suy nghĩ: Chẳng nhẽ mọi người đều đã đi ngủ sớm như vậy hay sao?
Tiếng chó vẫn sủa. Có điều, chó đã bị xích, nên không có gì là nguy hiểm. Bây giờ người hầu mới ra mời Tháo vàoạm buộc con ngựa ở một gốc cây, và theo người hầu đi vào phòng khách.
Trong phòng khách đèn thắp sáng trưng. Vừa vào khỏi cửa, Tháo đã nhìn thấy mấy người ngồi trên mấy chiếc ghế. Đếm thấy có năm người. Người lớn nhất mới chỉ hơn ba mươi, người ít tuổi nhất chưa đến hai mươi. Cả năm người con trai đều đã đứng dậy đón tiếp. Tháo cũng chắp tay tạ lễ. Tháo được mời ngồi vào chiếc ghế còn bỏ trống. Â※ Người con trai hơn ba mươi tuổi nói:
- Cha chúng tôi không có nhà, đã đến Nam Trấn cách đây ba hôm.
Bây giờ Tào Tháo mới biết, họ đều là con của Lã Bá Xa. Tháo và họ chưa hề gặp nhau, chưa quen nhau, tất nhiên cũng chưa hiểu nhau. Ngay cả Lã Bá Xa, vì quen cha, nên Tháo cũng mới gặp mặt có hai lần. Tháo gọi Bá Xa là bác Lã, vì là bạn thân của cha, nên gọi chú, bác. Hai lần gặp mặt cũng là hai lần bác Lã lên kinh thành có việc. Mỗi lần như vậy đều ở nhà Tào Tung mấy hôm. Vì bận công việc, nên Tháo cũng ít có dịp tiếp xúc với bác Lã. Hơn nữa, khi đó Tháo cũng không cảm thấy thích thú lắm. Phàm ai là bè bạn của cha Tháo đều cho là người hời hợt và cạn nghĩ. Chắc cũng chẳng khác gì cha mà! Do đó Tháo cũng không hiểu nhiều về Lã Bá Xa. Nhưng trong trí nhớ của Tháo thì bác Lã là một người hiền lành. Chính vì vậy, tuy vất vả, trên đường qua thành Cao, Tháo mới tìm gặp bác Lã.
Không may bác Lã vắng nhà. Năm người con của bác, Tháo lại không quen biết. Song đã đến đây, Tháo cũng đành phải nói mấy câu:
- Lệnh tôn và cha tôi chơi thân với nhau. Từ lâu tôi đã được cha cho biết về bác Lã. Và cha tôi thường khen ngợi năm anh em họ Lã rất thông minh. Vừa được thấy, quả danh bất hư truyền. Bác Lã có đến kinh hai lần, tôi đều được gặp mặt. Nào ngờ, lần này đến thăm lại không thấy bác. Có điều, buổi gặp mặt hôm nay cũng rất thú vị.
Người anh cả nói:
- Không được biết Tào huynh đến thăm. Nếu có việc gì cần, tuy cha tôi đi vắng, tôi và các em xin hết lòng...
Bốn người kia cũng nói như vậy. Chẳng hiểu vì sao Tháo có cảm giác họ không thật, nên trong lòng cảm thấy không vui. Nhưng thực ra Tháo cũng chưa hiểu họ. Hơn nữa đối với họ, Tháo là khách không mời mà đến, lại đến đột ngột, nên tránh sao không có những câu nói sáo rỗng và khách khí.
Tháo nói:
- Tôi có việc gấp đi qua mới đến nhà quấy quả, chỉ xin có hai điều...
- Xin cho biết... - Người anh cả nói.
Tháo nói tiếp:
- Thứ nhất, trước đây mấy hôm cha tôi cũng rời kinh thành đi về miền Đông. Cha tôi và bác Lã vốn vó tình thân, nhân đi qua đây có thể cha tôi đã vào thăm?
Người anh cả lắc đầu, nói:
- Thật lấy làm tiếc. Chúng tôi không nhìn thấy lệnh tôn và cũng không thấy cha tôi nói gì. Có thể lệnh tôn có việc gấp không ghé vào chỗ chúng tôi.
Tháo nói:
- Thôi được! Có thể họ đi theo đường khác, nên mới không qua đ
Người anh cả lại hỏi:
- Thế còn việc thứ hai là gì?
Tào Tháo cười nói:
- Vì việc quá vội, nhỡ mất chỗ trọ. Nên xin được ăn cơm... Tháo tôi xin cảm tạ trước!
Người anh cả nói:
- Một việc nhỏ, có gì mà phải cảm tạ. Sao Tào huynh không nói sớm?
Sau đó họ cho người dọn cơm, rượu.
Vì đang phải trốn tránh nên Tháo rất cảnh giác. Tháo không uống rượu chỉ ăn mấy bát cơm.
Nhưng mấy anh em nhà họ Lã ép mời Tháo uống rượu, quá mức nhiệt tình. Điều ấy khiến Tháo nghi hoặc. Tháo nghĩ đến thái độ lạnh nhạt, miễn cưỡng và khách sáo lúc ban đầu nên cảm thấy có điều gì hơi là lạ, song dù thế nào đi nữa thì cha và bác Lã đã nhiều năm thân thiết với nhau, nên Tháo cũng không nghĩ bọn chúng có tâm địa gì xấu xa. Hơn nữa, Tháo còn nhớ bác Lã là một người hiền lành. Con của bác chắc cũng sẽ không làm điều ác với con người bạn của cha mình.
Tào Tháo quyết định ngủ lại ở nhà bác Lã một đêm, vì suốt ngày bôn ba trên đường, quá mệt mỏi. Bản thân mấy anh em nhà họ Lã cũng muốn giữ Tháo lại. Họ nói đường vùng này rất xấu, đi đêm không khéo dễ bị lạc.
Tháo xin phép đi nghỉ tước. Sáng mai còn phải dậy đi sớm, ít gặp người đi đường, khỏi bị phát hiện. Nhưng khi Tháo đang nằm ở trên giường, hai mắt vừa khép lại, mơ mơ hồ hồ, giấc ngủ vừa tới, thì bỗng tự nhiên vô cớ, Tháo thấy mình kinh hoàng. Tháo ngồi hẳn dậy. Tháo thấy tim đập loạn xạ, mồ hôi ở trán vã ra như tắm.
Cái gì thế này? Tháo không nằm mê mà cũng không nghe thấy một tiếng động nào, vậy duyên cớ gì mà kinh hoàng vùng dậy? Và vì thế Tháo không sao ngủ được nữa! Tháo ngồi ở trên giường, lấy chăn quấn quanh người, nghĩ ngợi lung tung. Tư tưởng của Tháo chẳng khác gì một chú ngựa hoang, không còn dây cương, phi đến khắp nơi. Tháo nghe thấy tiếng tim mình đập rất mạnh. Mồ hôi trên trán đã khô, nhưng đầu và trán vẫn lạnh băng. Tháo suy đi tính lại, cảm thấy có điều gì đó vẫn chưa hiểu.
Tháo kinh hoàng, và nhảy ra khỏi giường, ăn mặc gọn ghẽ, đeo binh khí vào người, Tháo lánh mình phía dưới cửa sổ, lắng nghe từng tiếng động.
Thật là kỳ quặc, khắp cả khu nhà yên ắng lạ thường. Chẳng nhẽ mọi người đều đã ngủ cả rồi sao? Nhớ lúc cơm nước xong, Tháo muốn đi nghỉ, anh em họ Lã còn giữ Tháo lại trò chuyện hồi lâu, và nói không mấy khi họ đi ngủ sớm. Thế mà mới bước vào căn phòng này khoảng nửa giờ, chẳng nhẽ họ đã biến tất cả đi đâu?
Tháo nhẹ nhàng mở cửa, bước ra ngoài. Tháo muốn biết rõ mọi chuyện. Tháo dò dẫm đi men theo một bức tường, chân bước nhẹ nhàng, không gây nên tiếng động nào. Vừa bước đến một góc tường, Tháo nhìn thấy có hai bóng đen đang chuyển động. Tháo đứng nép vào tường. Hai người kia đi tới. Tháo nghe thấy họ nói chuyện.
- Anh hai đi rồi?
- Có thể lúc này đã đến huyện thành.
- Nói khe khẽ, kẻo nó nghe thấy.
- Nghe thế nào được. Nó đi ngủ sớm, chắc là mệt lắm. Không khéo nó đang nằm mơ...
Thế là Tháo hiểu rõ mọi chuyện. Ban đầu chỉ là những cảm giác mơ hồ, khiến Tháo phải sợ hãi. Cũng may Tháo có được thứ cảm giác bản năng đó, nếu không, đêm nay Tháo đã rơi vào cạm bẫy của anh em họ.
Không còn nghi ngờ gì nữa, Tháo phải nhanh chóng rời khỏi nơi này. Đột nhiên, Tháo thấy căm ghét nhà họ Lã. Chúng là một lũ súc sinh hám lợi quên tình, quên nghĩa. Tháo muốn giết hết bọn chúng, nhưng không được. Lúc này Tháo phải len lén ra đi. Mối thù kia rồi sẽ trả!
Chờ cho hai người đi khỏi, Tháo mới quay về phòng, xách lấy chiếc túi tuỳ thân. Ngựa phải bỏ lại, nếu không nhà họ Lã sẽ biết. Tháo quyết định nhảy qua tường, ra ngoài đi tiếp.
Nhưng khi Tháo, vai đeo chiếc túi vừa ra đến sân sau thì có người nhìn thấy. Anh em họ Lã ra ngăn Tháo lại.
Lúc này, họ chưa lộ ra điều gì cả. Họ chỉ muốn giữ Tháo ở lại, sáng mai hẵng đi.
Tháo nói, làm như chưa biết gì:
- Tôi đã ngủ được một lát, cảm thấy đã khoẻ, muốn ra đi một mình, không dám làm phiền
- Như thế không được! Cha tôi về sẽ trách chúng tôi.
Người anh cả nói như vậy.
Anh thứ ba nói:
- Huynh là khách đến thăm, chưa gặp cha tôi, sao lại bỏ đi.
Người anh thứ tư nói:
- Tào huynh, anh đi ngủ đi. Chúng tôi không để anh đi như thế này đâu...
Nghe bọn họ nói, Tháo thấy rõ, chúng muốn ám hại mình. Tháo căm giận đến bầm gan tím ruột, buột miệng hỏi luôn:
- Các người có năm anh em, tại sao lại thiếu mất hai?
Người anh cả lặng đi một lát, rồi nói với những người kia:
- Tào huynh cho rằng chỉ có ba chúng ta muốn giữ anh lại, vậy đi tìm chú hai và chú năm đến đây.
Người nhà vừa đi khỏi, chú năm đến ngay, dáng vẻ không bình thường. Tháo không để ý đến cậu ta mà hỏi luôn.
- Thế còn chú hai đâu?
Anh cả nói:
- Chắc là chưa tỉnh giấc! Các em đi gọi nh
Tháo nói thẳng:
- Thôi. Thôi! Không gọi được đâu. Chắc bây giờ chú hai đang ở chỗ quan huyện!
Nói xong, Tháo lấy vũ khí, và rất nhanh, chém hai nhát về bên trái và bên phải, chú năm và chú ba gục ngay tại chỗ. Hai gia nhân, cũng như anh cả, chú tư nhìn thấy lưỡi kiếm sáng như ánh chớp của Tào Tháo, đã vội tìm chỗ ẩn nấp. Cùng với tiếng kêu thảm thiết của chú ba và chú năm, người anh cả cũng kêu lớn:
- Tào Tháo, mày đầu hàng đi, quân lính sẽ đến ngay bây giờ! - Và còn gào tiếp:
- Đóng hết các cửa lại. Không cho tên tội phạm của Triều đình chạy thoát.
- Bắt lấy Tào Tháo. Triều đình sẽ có thưởng...
Tháo giận đến cực điểm, vùng đuổi theo tên anh cả. Nhưng do trời tối, Tháo lại không thuộc địa hình, nên chỉ loáng một cái, hắn đã biến mất. Tháo đành cứ thấy bóng người là giết. Tháo giết liên tiếp năm người, ba gia nhân và hai a hoàn. Giết họ rồi Tháo cũng thấy hối hận và luyến tiếc, song vì Tháo không còn cách nào khác. Bóng đêm làm Tháo không phân biệt được đâu là người hầu, đâu là anh em họ Lã. Và nếu không giết họ, họ sẽ tấn công Tháo bằng những thứ như một chiếc gậy bằng gỗ, hoặc họ sẽ gào lên: bắt lấy tội phạm. Tình thế buộc Tháo phải giết. Tháo lại nghĩ: Lúc khẩn cấp như thế này, bất kỳ ai trong nhà họ Lã đều là người đối lập với Tháo. Nếu để họ sống, họ là những người cung cấp những thứ cần thiết để bọn lính truy đuổi mình. Nên giết hết bọn chúng mới hết hậu hoạ. Nghĩ như vậy, Tháo thấy đỡ ân hận. Chỉ tiếc thương cho mấy người hhân thật, họ hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Tháo xách binh khí đi mấy vòng quanh nhà họ Lã, không hề thấy bóng một người nào nữa. Đúng là người ta đã khoá chặt mấy cái cửa thông ra đường. Nếu chỉ bằng mấy cái khoá để ngăn cản Tào Tháo, thì hoàn toàn là điều không tưởng. Chứng tỏ anh em họ Lã hiểu Tào Tháo thật quá ít ỏi. Với tài năng của Tháo, vượt ra ngoài nhà họ Lã là rất dễ. Tháo chưa đi vội, vì còn muốn tìm để giết cho bằng hết mấy anh em họ Lã. Tìm mãi mà không thấy. Tháo quyết định vượt ra ngoài khu nhà, đồng thời cũng nghĩ được diệu kế, buộc anh em họ Lã phải chạy ra.
Tháo nhún mình nhảy lên nóc một căn phòng thấp rồi nhanh nhẹn như một con khỉ, trèo lên nóc nhà lớn. Nóc nhà là một con đường rất chắc, Tháo đi từ căn phòng này đến căn phòng khác. Lát sau, Tháo nhảy ra ngoài, đến một tàu ngựa ở gần bên. Tháo chọn một con ngựa thật khoẻ dắt theo. Sau đó Tháo đốt một cây đuốc và nhảy lên lưng ngựa, đi dọc theo khu vực nhà họ Lã, đốt liền mấy chỗ.
Ngọn lửa bốc cao, lại gặp gió ngày càng cháy dữ dội. Chẳng mấy chốc, lửa đã bao quanh hết khu vực nhà họ Lã. Tháo ngồi trên ngựa, tay cầm binh khí, lượn đi lượn lại mấy vòng. Quả nhiên, từ trong đám cháy người anh cả và chú tư cùng chạy ra. Tào Tháo phóng ngựa tới trước, giết chết ngay một đứa. Khi người anh cả trúng mũi đao thứ nhất, liền cầu xin rối rít, hắn nói tất cả là do thằng hai, còn hắn thì bị lừa. Tháo hỏi chú hai đi báo tin ở đâu.
Người anh cả nói là đến Hổ Lao quan. Vì thành Cao ít binh mã, hắn kể, chú hai bảo Tháo là người võ nghệ cao cường, nên phải báo với Hổ Lao quan. Đường rất xa, nên giờ này, chắc chú hai chưa đến được. Tháo thấy yên tâm và bằng một nhát dao nữa, giết nốt người anh cả. Tháo đi quanh đám cháy một vòng trước khi lên đường. Nhưng ngay lúc đó, Tháo lại nhìn thấy một bóng người đang thất thểu bỏ trốn.
Tháo đánh ngựa lên trước, nghiêm giọng hỏi:
- Người nào?
Bóng người đó quay lại, quỳ ngay xuống, run rẩy nói.
- Cháu đoán sai rồi, tất cả không liên quan gì đến bác.
Tháo kinh ngạc, người quỳ trước mặt chính là Lã Bá Xa.
Tháo nói:
- Chúng đã nói bác đi vắng kia mà!
Lã Bá Xa nói:
- Toàn là dối trá. Bác ở nhà chứ có đi đâu đâu?
Tào Tháo lại hỏi:
- Ở nhà, tại sao cháu không nhìn thấy bác?
- Cái đó thì... vì bác hay đi ngủ sớm...
Trong lòng Tháo lại như có lửa đốt. Nếu Lã Bá Xa cứ nói rõ: ông biết hết âm mưu của chúng ông thấy khó nghĩ, không muốn dính vào, nên mới tránh mặt. Như vậy Tào Tháo mới tha cho ông, dẫu sao, ông cũng là bạn của cha. còn bây giờ Lã Bá Xa đã lảng tránh, coi như không biết chuyện. Điều đó chứng tỏ Lã Bá Xa là người tham gia vào âm mưu này. Cuối cùng thì Lã Bá Xa cũng chỉ là một kẻ tiểu nhân nhục nhã, phản bội bè bạn, một người đê tiện, lòng đầy
Tào Tháo kêu trúng tên, thét lên: "Lã Bá Xa".
Bá Xa ngẩng đầu, thấy có một ánh sáng lạnh vút qua, theo bản năng, Bá Xa lùi lại, cũng là lúc binh khí của Tào Tháo cắm thẳng vào ngực. Bá Xa thấy mình như một mảnh giấy bị xé rách, mảnh giấy rách bay lên, lẫn vào tiếng gió rít thê thảm trong không trung...
Sau khi giết Lã Bá Xa, Tháo suy nghĩ một chút, rồi đánh ngựa phóng thẳng tới Hổ Lao quan. Tháo tính thằng hai mới đi được chừng quá nửa canh giờ. Bởi vì khi Tháo đi ngủ, cả năm anh em họ Lã còn tiễn Tháo. Tháo vừa nằm xuống lúc sau đã kinh hoàng trở dậy. Tiếp đó là chém giết và đốt nhà. Tất cả chỉ xẩy ra chừng ấy thời gian. Từ đây đến Hổ Lao quan khá xa, giỏi lắm thì hắn cũng chỉ mới đi được một nửa đoạn đường. Với tài cưỡi ngựa của mình, Tháo hoàn toàn có thể đuổi kịp. Dù đó phải giết thằng ấy ở gần Hổ Lao quan vẫn nên làm. Chỉ có như vậy mới hết manh mối để chúng truy đuổi.
Thế rồi Tháo gia roi, cho ngựa phóng như bay trên đường dẫn tới Hổ Lao quan. Quả nhiên, khi đã nhìn thấy Hổ Lao quan ở xa xa, Tháo đuổi kịp thằng hai.
Hắn không hề biết người đuổi theo sau là Tào Tháo. Chẳng nhẽ Tháo lại tự mình đến nộp mạng ở Hổ Lao quan. Hắn cho rằng đó là một người nào khác ở trong nhà, nên vội dừng ngựa quay lại hỏi:
- Có chuyện gì mà gấp thế?
Tháo đã phóng ngựa đến trước mặt hắn, nghiến răng mắng tới tấp.
- Đồ xúc sinh, mày đám, ..
Chỉ thấy một ánh sáng lạnh vút ra, thằng hai đã ngã ngựa.
Hắn chỉ kịp kêu được một tiếng: "Mày..." sau đó là im bặt.
Tháo thở phào nhẹ nhõm. Trong bóng đêm, nhìn lại một lần nữa, Hổ Lao quan đang chìm đắm trong giấc ngủ. Tháo quay ngựa lại, phóng như bay về phía trước.
° ° °
Tào Tháo phóng ngựa suốt đêm, và đã đến Trần Lưu, gặp Tào Hồng đúng như lời hẹn từ trước. Hai anh em mừng mừng, tủi tủi. Buổi họp mặt hôm nay chứng tỏ kế hoạch truy bắt của Đổng Trác đã thất bại và bước đầu họ đã thành công.
Quận Trần Lưu rất rộng, cách Lạc Dương hàng hơn năm trăm dặm. Đổng Trác không còn dịp để bức hại Tào Tháo. Trương Mạc, thái thú Trần Lưu là bạn của Viên Thiệu và Tào Tháo. Trần Lưu thuộc Duyện Châu. Lưu Đại Thứ sử Duyện châu là người thuộc phái sĩ phu kiên quyết chống lại Đổng Trác. Tào Tháo chọn Trần Lưu là nơi gặp gỡ Tào Hồng vì có những điều kiện thuận lợi đó.
Tào Hồng trao lại cho Tào Tháo toàn bộ số tiền bán gia sản vừa qua.
Tháo hỏi Hồng:
- Chú đã nói với cha, chúng ta cần dùng số tiền này chưa?
Tào Hồng nói:
- Lần này khác hẳn những lần trước, bác nói nếu là chống Đổng Trác, thì bác xin tán thành bằng cả hai tay. Bác còn nói, nếu cần tuyển binh mua ngựa, bác sẽ đưa thêm. Suốt ngày bác mắng Đổng Trác. Hắn đã buộc bác phải rời bỏ kinh thành đô hội, lưu lạc khắp nơi...
Tào Tháo gật đầu cười nói:
- Đến như cha, một người quý vàng bạc như cuộc sống, cũng góp tiền để chống Đổng Trác, thì liệu Đổng Trác còn tồn tại được bao lâu nữa? Kẻ mất nhân tâm thì mất luôn cả thiên hạ, đó là một chân lý sơ đẳng nhất.
Chiều hôm đó, Tào Tháo đến thăm Thái thú Trương Mạc. Trương Mạc rất vui, cho mở tiệc khoản đãi.
Tháo ngăn lại, nói:
- Từ xa ngàn dặm đến được Trần Lưu, đâu phải để rượu, chè, yến tiệc.
Trương Mạc cười nói:
- Tôi đã biết được ý của tướng quân. Có điều cứ yến ẩm đã bàn việc để sau!
Tháo nói:
- Không nên. Bàn việc trước, yến tiệc sau. Nếu không, công việc chất chứa trong lòng, đầy đến tận cổ, thì dù rượu có ngon đến mấy cũng không sao nuố
- Hay hay! - Trương Mạc nói tiếp: - Cũng có lý, vậy xin được nghe!
Tháo nói:
- Đến Trần Lưu hôm nay, có nhiều việc phải phiền hà, công việc cấp bách, mong Thái thú biết trước.
- Xin cứ nói.
Tháo nói:
- Đến Trần Lưu lần này, chỉ muốn tập hợp nghĩa binh, chống lại Đổng Trác!
Trương Mạc đáp:
- Tướng quân khí phách to lớn, gan dạ hơn người. Ngày nay Đổng Trác độc chiếm triều chính. Đoàn quân Tây Lương lớn mạnh, không có ai dám chống lại. Nay tướng quân, tay không mà chí thảo phạt rất lớn, ai ai cũng phải kính phục...
Tháo nói:
- Trong thiên hạ không có điều gì khó, chỉ cần có quyết tâm. Lại nói về Đổng Trác, tuy nhất thời lớn mạnh, nhưng cơ sở thì như trứng để đầu đẳng. Đổng Trác độc chiếm triều chính, song bá quan văn, võ trong triều liệu có mấy ai tán thành? Hiến đế thì hoàn toàn bị áp chế, chắc cũng oán hận rất nhiều! Một khi Trác có sai lầm, thì nhất định mọi người sẽ lấy đó mà trị tội. Lại nói đến quân Tây Lương, tuy lớn mạnh, nhưng thiếu hẳn luyện tập và nhiều điều khác. Tướng Kiêu Kỵ lại là kẻ dũng phu! Nếu được dân tình trong và ngoài thành hưởng ứng thì rõ ràng quân Tây Lương sẽ vô cùng bất lợi. Việc tôi triệu tập nghĩa binh lần này là hợp đạo trời, hợp với lòng dân. Khác gì củi khô gặp lửa dữ, khí thế mạnh như vũ bão, như sông, biển, trời, mây...
Trương Mạc gật đầu nói:
- Tướng quân nói có lý, Chỉ cần có tri thức, có lương tâm thì việc lớn sẽ thành công. Mạc này tuy bất tài, song cũng có thể giúp tướng quân được đôi ba việc. Trước đây Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại có nói tới việc chống Đổng Trác. Nay tướng quân đến chiêu binh, chắc Lưu Đại sẽ ủng hộ tích cực.
Tào Tháo nghe xong rất vui mừng. Thiên thời, địa lời, nhân hoà đã đủ. Đúng như Trương Mạc nói, việc lớn sẽ thành công. Nghĩ đến đó, Tháo phấn chấn hẳn lên và nói luôn:
- Xin cho dọn yến tiệc ra.
Trương Mạc nói:
- Chắc là cuống họng đã thông rồi!
Tháo cười lớn, Trương Mạc cũng cười theo.
Người hầu ra mời hai vị vào dự yến. Họ đã chuẩn bị xong từ lâu. Trong bữa tiệc chỉ có hai người. Tháo nói:
- Xin mời những người trong nhà ra dự tiệc.
Trương Mạc nói:
- Như thế này, dễ nói chuyện tình cảm hơn.
Hai người lạ cùng cười. Và họ bắt đầu cầm đũa, rót rượu mời nhau. Rượu nóng uống vào ấm bụng, dễ chịu vô cùng.
Nhờ có Trương Mạc, Thứ sử Duyện Châu Lưu Đại cho phép và giúp đỡ, Tháo đã dán cáo thị mộ binh. Trong cáo thị nói rõ: Nay vì Đổng Trác bá chiếm Triều đình khiến triều cương nghiêng ngả, đất nước hỗn loạn, trăm họ lầm than. Phải chiêu mộ nghĩa binh, thảo phạt Đổng Trác, giết giặt cứu nước, cứu dân.
Cáo thị vừa ra đã có tiếng vang khắp một vùng rộng lớn ở Trần Lưu. Phàm những ai có chút hiểu biết đều bàn luận sôi nổi. Coi việc Tháo mộ binh là một nghĩa cử, họ động viên thanh niên trai tráng ra đầu quân, nên công việc rất thuận lợi. Chỉ trong một thời gian ngắn, đã tập hợp được hàng mấy ngàn người.
Tình hình ở bàn ghi tên thật nhộn nhịp và cảm động. Không ít trường hợp cả hai anh em cùng đến ghi tên. Có trường hợp, cả hai cha con. Con mười sáu tuổi, còn cha chỉ khoảng ba mươi nhăm, ba mươi sáu. Người ta không cho hai cha con cùng đầu quân một đợt. Cả cha, lẫn con đều rất cương quyết. Người phụ trách ghi tên đến báo cáo với Tào Hồng, Tào Hồng cũng thấy khó, nên xin ý kiến của Tào Tháo. Tháo nghe xong cảm thấy thật vui. Qua đây có thể thấy được nhân dân, trăm họ hưởng ứng như thế nào. Những điều ghi trong cáo thị hết sức đúng đắn. Mọi người cũng rất căm thù Đổng Trác, một kẻ tiếm quyền và thao túng triều chính. Trăm họ đều mong muốn đất nước ổn định và phồn vinh. Tháo thuận theo ý dân, việc lớn mới thành công.
Tào Tháo vốn rất thích tính chủ động, sự nhiệt tình của mọi người. Nhưng Tháo không tán thành việc hai cha con nhà cùng muốn đầu quân. Tháo đến gặp hai người và nói với họ:
- Hai cha con nhà ngươi đều muốn đầu quân, Tháo ta cảm kích vô cùng. Ta rất thích và rất khâm phục hành động chính nghĩa muốn giết giặc của các ngươi. Nhưng cả hai cha con đều muốn đầu quân thì chưa được. Người nào cũng có cha mẹ già, vợ và con cái. Đàn ông đi hết thì liệu có ảnh hưởng đến sinh kế không? Gia đình và đất nước cùng tồn tại. Nhà có giầu thì đất nước mới thịnh vượng, quân đội mới hùng mạnh!
Nghe Tào Tháo nói như vậy, mọi người có mặt đều rất cảm khái. Lời nói có tình có lý của Tào Tháo để lại trong lòng mọi người một ấn tượng đẹp. Số người đến đầu quân càng thêm đông.
Tháo và người ngựa chiêu mộ được đến đóng quân tại Ấp Tương - một vùng đất rộng lớn ngay cạnh Trần Lưu. Tháo bắt đầu xây dựng quân đội của mình.
Trước khi luyện quân, Tháo cho rèn binh khí. Tháo biết dùng người đúng với tài năng của họ. Tháo bắt đầu tìm hiểu trong số tân binh ai là thợ sắt, thợ mộc, ai biết làm gạch, ngói. Tháo biết phát huy tài năng của họ, nên chẳng bao lâu đã xây dựng được các xưởng chế tạo binh khí. Xưởng bắt đầu hoạt động. Tiếng choòng, tiếng búa vang lên suốt từ sáng đến khuya. Bếp lò luôn hồng rực làm sáng cả một vùng trông thật vui mắt.
Nhìn vào mấy dãy công xưởng chế tạo binh khí, mọi người thường thấy một người đàn ông trung niên, béo lùn, dáng người rắn chắc, quần áo bình thường, khi ở trước lò này, lúc ở trước lò kia. Có lúc người đó kéo bễ, có lúc chặt sắt. Người ấy làm việc hăng say, mồ hôi nhễ nhại. Ánh lửa làm hồng cả mặt, đỏ cả mắt, soi bóng người đó kéo dài trên mặt đất.
Người ấy là Tào Tháo, vị tướng cao nhất của toàn quân. Rất ít người biết đấy là Tào Tháo, vì Tào Tháo không mặc binh phc. Dáng người thấp, mặt trông hơi buồn cười, giá có ai đó tưởng Tháo là một anh chàng thợ sắt ở vùng này, thì cũng không có gì là quá đáng. Có một lần, Tào Tháo đang quai búa giúp người ta chặt sắt thì Tào Hồng đến "thưa Tào tướng quân" để phản ánh tình hình. Hai anh lính học việc có vẻ uể oải lấy làm kinh ngạc. Sau khi biết rõ đó Tào Tháo, họ đã cảm động đến rơi nước mắt.
Câu chuyện Tào Tháo đóng vai người lính cùng đồng đội làm binh khí lan truyền nhanh trong đám binh sĩ, ai nghe cũng thấy cảm động. Và rồi tiếng choòng, tiếng búa trong công xưởng nghe càng vang dội, tiến độ làm binh khí cũng ngày càng thêm nhanh. Tào Tháo còn nói với mọi người:
- Binh khí cần phải tôi, luyện nhiều lần. Binh khí tốt, quân đội mới tốt. Người tốt lại có vũ khí tốt thì sẽ vô địch...
Có người tên là Tôn Tân Tu nghe nói Tháo cùng rèn binh khí với binh lính thì lắc đầu tỏ vẻ không tin. Ông ta cũng có cảm tình với Tào Tháo nhưng cho rằng không nên làm như vậy. Và ông ta từ Bắc hải lặn lội đến gặp Tào Tháo:
- Người có tấm lòng bao la quyết giành thiên hạ, sao lại có thể cùng làm việc với những người thợ?
- Nghĩa là thế nào? - Tào Tháo hỏi lại.
Tôn Tân Tu nói:
- Người chú ý việc nhỏ thì không có chí lớn. Tướng quân là người có chí lớn, nay cùng làm việc với bọn thợ, lâu ngày sẽ không có chí khí.
Tào Tháo cười nói:
- Người chú ý việc nhỏ là những người mê mải với những việc vặt vãnh. Những người như vậy không thể có chí lớn. Nhưng những người có chí lớn phải là người am hiểu "việc nhỏ", nhất là việc đó có liên quan đến chí lớn. Nên không vì "việc nhỏ". Ví như việc rèn vũ khí, đối với tôi lúc này, có thể coi là một việc nhỏ được không? Chúng tôi không có vũ khí thì lấy gì mà giành thiên hạ.
Tôn Tân Tu yên lặng hồi lâu, hầu như đã hiểu được điều gì. Tôn Tân Tu nghĩ: Tào Tháo là người có chí lớn khác thường.
Sau khi binh khí đã gần đủ, Tào Tháo bắt đầu tổ chức luyện tập binh sĩ. Cách luyện binh của Tào Tháo cũng có chỗ khác người. Ngoài việc luyện tập thân thể còn phải biết luyện tâm như thế nào. Lấy đạo lý trong thiên hạ để giành lấy cái tâm của người lính, đó là luyện tâm. Tào Tháo nói về những hỗn loạn trong kinh thành; về Đổng Trác tiếm quyền; về nỗi an nguy của quốc gia xã tắc; về nỗi khổ của nhân dân và làm như thế nào để an cư lạc nghiệp, sau đấy mới nói đến cần phải luyện tập như thế nào để đánh thắng địch. Những buổi giảng giải như vậy rất có kết quả. Toàn thể tướng sĩ đều rất hăng hái. Sau nữa còn rèn luyện tác phong, kỷ luật. Toàn quân như một khối sắt, thép rắn chắc và mạnh mẽ.
Những mẩu chuyện về Tào Tháo luyện quân gian khổ ở Ấp Tương đã làm cho nhiều người phải xúc động. Các anh hùng hào kiệt ở vùng Dự Châu lần lượt đổ về với nghĩa quân Tào Tháo. Bởi vậy người, ngựa trong quân lính của Tào Tháo cũng tăng thêm rất nhiều. Trước hết, khi Tào Hồng trở về quê giải quyết tài sản thì cũng tổ chức lại số gia đinh của mình. Tào Hồng là một người giàu có và còn là một võ dũng, nên trong nhà luôn nuôi dưỡng hơn ngàn võ sĩ. Lần này trở về giải quyết tài sản của Tào Tháo, Tào Hồng cũng giải quyết luôn tài sản của mình. Tào Hồng tập hợp mọi người lại rồi nói với họ là mình rất khâm phục Tào Tháo, thề suốt đời sẽ ở ên nhau. Tin Tào Tháo chiêu binh luyện tập ở Trần Lưu đã truyền đến vùng này, nên mọi gia đình đều muốn đến theo. Cho nên khi Tào Tháo đang rèn vũ khí, đang khẩn trương luyện tập thì hơn ngàn võ sĩ của Tào Hồng, đã đội ngũ chỉnh tề, kéo đến.
Tào Hồng không báo trước cho Tào Tháo, định gây một sự bất ngờ thú vị. Tào Tháo vỗ vai Tào Hồng, gọi Hồng là người có mưu kế.
Tào Nhân, anh em của Tào Hồng cũng không phải tay vừa. Lúc còn ở nhà, Tào Nhân kết bạn với vô số những người thích võ nghệ, những người hay đến với Tào Nhân kể có hàng trăm. Sau khi Tào Nhân đưa Tào Tung tới lánh nạn ở Dự Châu, Tào Nhân về quê, nói chuyện với bè bạn, ai ai cũng tình nguyện đến với Tào Tháo ở Trần Lưu. Mỗi võ sĩ có thêm một hoặc hai người bạn, mỗi người lại đem theo hàng trăm gia đình khoẻ mạnh. Nên khi Tào Nhân trở lại Trần Lưu cũng kéo theo một đội hình người ngựa. Thêm một chuyện ngoài ý muốn, làm cho Tào Tháo vừa lạ vừa vui.
Tiếp đến là hai anh em Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên cùng kéo về với Tào Tháo. Hạ Hầu Đôn nổi tiếng từ bé. Năm mười bốn tuổi, khi nhìn thấy một tên lưu manh hạ nhục thầy giáo của mình, Đôn tức giận đến bắt tên lưu mạnh phải nhận lỗi. Hắn thấy Đôn người bé nhỏ, không những xem thường, còn nói những câu chòng ghẹo, Hạ Hầu Đôn đấm cho một quả vào ngực, làm hắn ngã bổ chửng. Tên lưu manh bò dậy để đánh nhau. Hạ Hầu Đôn cho thêm một trận nữa, làm hắn gục ngã hoàn toàn. Những người có mặt tranh nhau nói với quan phủ rằng Đôn không có tội, Đôn là người biết trừ hại cho dân. Quả nhiên quan phủ không truy cứu chuyện đó nữa. Dân gian truyền tụng Đôn là một hiệp khách nhỏ tuổi biết kính trọng thầy giáo.
Hạ Hầu Uyên là anh em con chú con bác với Hạ Hầu Đôn. Uyên nhà nghèo, nhưng rất nghĩa hiệp. Có thể nói vì bạn mà Uyên dám hy sinh thân mình. Có một năm vừa gặảnh binh đao vừa đói kém, nhà Uyên không còn một hạt gạo nào. Nhưng để cứu sống đứa con gái của một người bạn đã khuất, Uyên đã đem vứt bỏ đứa con của mình. Cô vợ tức giận, Uyên đã an ủi.
- Con trai mình vứt đi sẽ có người khác nhặt về nuôi. Còn đứa con gái kia sẽ chết mất, nếu mình không nuôi nó. Uyên này đã nói điều gì với bè bạn thì không bao giờ nuốt lời. Khi cha nó chết, tôi đã đảm bảo là còn Uyên này thì con gái của bạn sẽ còn...
Cô vợ dần dần cũng nguôi đi. Lúc đó Uyên cũng thừa biết, chắc sẽ chẳng có ai ra nhặt đứa trẻ về nuôi trong thời buổi đói kém này!
Bây giờ, Hạ Hầu Đôn và Hạ Hầu Uyên đưa thêm hai ngàn người về đầu quân với Tào Tháo. Tào Tháo vô cùng sung sướng, coi như anh em. Thực ra thì cha Tháo vốn họ Hạ Hầu, nên xem như ba người là anh em cùng một dòng họ.
Ngoài ra về với Tào Tháo còn có Nhạc Tiến người Dương Bình nước Vệ và Lý Điển người Sơn Dương, Cự Lộc, Nhạc Tiến tuy người lùn, bé, nhưng lại to gan, lớn mật, việc gì dù nguy hiểm đến đâu cũng dám làm. Tào Tháo thấy Nhạc Tiến khoẻ mạnh, mặt mũi phương phi, có sức hấp dẫn, nên đề nghị Nhạc Tiến trở về quê cũ, chiêu mộ binh sĩ. Nhạc Tiến vui vẻ đi ngay hôm ấy. Vẻn vẹn năm hôm sau Nhạc Tiến đã dẫn đến hơn một ngàn người. Tào Tháo hoàn toàn tin tưởng.
Lý Điển là người thuộc một dòng họ giàu sang ở Cự Lộc. Khách khứa trong nhà lúc nào cũng có hơn một ngàn người. Sau đó Lý Điển còn kêu gọi thêm. Như vậy có trên ba ngàn người theo Lý Điển từ Cự Lộc về Trần Lưu.
Rèn binh khí, huấn luyện tân binh, mua ngựa đều là những việc cần rất nhiều tiền. tiền Tào Tháo và Tào Hồng bán tài sản còn xa mới đủ. Cũng may có một số nhà giầu đến đầu quân, như loại hào kiệt Lý Điển đã trợ giúp được rất nhiều tiền. Tào Tháo còn đến thăm hỏi một số nhà giầu ở Trần Lưu. Họ đều hoan nghênh Tháo, tán thành kế hoạch khởi binh thảo phạt Đổng Trác của Tháo. Nên khi nghe Tháo nói rõ ý định của mình, họ sẵn sàng giúp đỡ tiền nong. Có người không để cho Tháo nói, đã nói trước:
- Tào Tháo khởi binh ở Trần Lưu, thật hạnh phúc cho Trần Lưu. Là người Trần Lưu, chúng tôi xin huy động nhân tài, vật lực...
Tháo cảm động thực sự và nghĩ, mọi người luôn luôn ủng hộ những việc làm chính nghĩa.
Trong thời gian này, Tháo còn may mắn gặp được một quý nhân trong sự nghiệp của mình, người đó là Hiếu liêm Vệ Tư người quận Trần Lưu. Vệ Tư sinh ra trong một gia đình danh tiếng và giàu có bậc nhất quận Trần Lưu. Ông là người khinh tài, trọng nghĩa, là lãnh tụ quan trọng của phái Thanh Lưu ở địa phương. Ông từng là học trò của Quách Thái, nên có uy tín nhất định trong tầng lớp có học ở địa phương.
Vệ Tư rất tán thành hành động của Tào Tháo và Trần Lưu. Do chưa quen biết Tào Tháo, nên ông chỉ mới tán thành việc làm của Tháo mà thôi. Nhưng khi đã gặp Tháo, đã nói chuyện với Tháo, ông thêm phần cảm động. Ông nói với người quen:
- Bình định thiên hạ sau này phải là Tào Tháo.
Bằng tiếng tăm của mình, Vệ Tư là người tuyên truyền thay cho Tào Tháo. Bản thân ông đóng góp rất nhiều. Những người giầu có ở địa phương noi gương ông. Bởi vậy những khó khăn của Tào Tháo được giải quyết rất
Sau này, Vệ Tư tham gia nghĩa quân, ở đoàn quân Quan Đông, đánh nhau với quân Đổng Trác ở Vinh Dương, ông bị thua trận và bị giết. Tào Tháo rất đau lòng; lập đền thờ cúng, tỏ lòng cảm khái ân tình của ông. Con của Vệ Tư là Vệ Trăn, khi Tào Tháo nắm quyền, cũng được giữ những chức vụ quan trọng. Trong các triều Ngụy Văn đế, Ngụy Minh đế, sau khi Tào Tháo đã mất, Vệ Trăn vẫn được giữ những chức vụ quan trọng. Lúc Tào Tháo còn sống, Vệ Trăn là một vị quan dám nói thẳng ở trong triều, đã có nhiều cống hiến cho Nguỵ.
Đương nhiên, đây là những chuyện về sau.
Năm nay, Tào Tháo vừa tròn ba mươi nhăm tuổi, trong sự nghiệp gian khổ, trong những thành công lớn lao, đây mới chỉ là bước mở đầu.
← Hồi 03 | Hồi 05 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác