Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên Tống - Hồi 246

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 246: Xóa sạch kiện cáo
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Do vậy mà Âu Dương bị ngươi ta bán đi, đến Đông Kinh với dáng vẻ đầy bực dọc. Trương Tuấn đang ở trong doanh trại của cấm vệ quân, hắn cũng biết được tình hình trước mắt. Đánh cược cả tính mạng ở Lai Châu, sau đó lại mạo hiểm dùng tất cả những gì mình có đánh một trận lớn, chính là muốn lấy công chuộc tội. Cũng không phải không được coi mạng người như có rác, nhưng đừng chừa lại thóp cho người ta nắm, sự việc đừng quá ầm ĩ. Cũng không phải chưa từng có chuyện tương tự, nhưng trước khi sự việc ầm ĩ, khổ chủ và người bị hại sẽ cùng tới một thỏa thuận nhất định. Hoặc mượn quyền thế để làm sự việc lắng xuống.

Đối diện với sự mong đợi của Triệu Ngọc, Âu Dương thở dài, nói:

"Bệ hạ, vi thần chỉ là một tri huyện, Bệ hạ không thể cùng lúc bảo vi thần làm Khâm Sai, làm Giám Quân, làm Sứ giả điều tra tình trạng đường xá, làm..."

Triệu Ngọc phớt lờ những gì hắn nói, hỏi:

"Có thể xử lý không?"

"Có thể, nhưng phải tốn rất nhều thời gian và tinh lực."

Âu Dương nói:

"Bệ hạ đã lôi vi thần đến đây rồi, vi thần có thể không làm sao? Nhung theo như những gì vi thần được biết, Trương Tuấn biết đánh trận nhưng cũng rất tham lam. Thôn tính đất đai ở Hà Bắc. Vi thần thấy sớm muộn gì hắn cũng sẽ là một tham quan, chi bằng để hắn làm quan tham sớm hơn một chút vậy."

Triệu Ngọc nói:

"Bảo khanh đến giúp một tay chứ không bảo khanh đến phá. Khanh sẽ giúp thế nào đây?"

"Chỉ có một cách duy nhất, xóa sạch vụ kiện cáo này, chứng minh Trương Tuấn không cần phải chịu trách nhiệm với cái chết của hai người kia, hoặc là không cần phải chịu trách nhiệm chính. Sau đó có thể danh chính ngôn thuận nói hắn lấy công chuộc tội, còn có thể chứng tỏ Đại Tống ta trọng hình ngục, hình ngục trọng chứng cứ."

"Xóa sạch vụ kiện cáo này?"

Triệu Ngọc chỉ về phía trước, nói:

"Trên hồ sơ đã có chứng cứ rành rành, chất cao như núi rồi."

"Thế mới nói phải tiêu tốn rất nhiều thời gian và tinh lực."

Âu Dương cười khổ:

"Về phần hồ sơ mà Bệ hạ vừa nói, vi thần thấy có tới trăm nghìn chỗ hở."

"Đây đúng là một cách hay."

Triệu Ngọc thì tính toán được mất, căn bản không thèm quan tâm Âu Dương cần phải tiêu tốn bao nhiêu thời gian và tinh lực, dù sao cũng rất nhàn rỗi. Triệu Ngọc nói:

"Thời gian một tháng đã đủ chưa?"

"Đủ rồi, có điều, bất luận kết quả có ra làm sao, vi thần cũng muốn nhận được một khoản phí."

Âu Dương tính toán một chút rồi nói:

"Ít nhất là một vạn quan, xóa kiện tụng mà, luôn luôn phải tốn tiền, dù sao cũng không thể làm ăn lỗ vốn được."

"Được thôi."

Triệu Ngọc cười và nói:

"Dù sao thì số tiền này không phải Trẫm muốn cho là xong."

........

Vì vậy mà học trò, giáo sư của khoa luật đại học Dương Bình, tổ thầy cãi của thương hội Dương Bình đều được mời đến Đông Kinh. Theo như thủ tục, phu nhân của Trương Tuấn đến kêu oan, nói Trương Tuấn bị người ta hãm hại. Trương Tuấn chỉ thừa nhận việc mình thôn tính đất đai, không thừa nhận chuyện liên quan đến mạng người. Do vậy mà bản án này càng thu hút sự chú ý của mọi người hơn.

Đừng có xem thường đoàn luật sư của Âu Dương, có mấy người từng là Đề Hình thâm niên nay đã về hưu, còn có khả năng thuộc nằm lòng pháp luật Đại Tống. Năm ngoái, có một giáo sư còn chỉ ra ba mươi mấy điểm sơ hở đang tồn tại trong pháp luật Đại Tống, Hình Bộ và Đại Lý Tự đều rất xem trọng, hiện nay đang tiến hành phác thảo bản chỉnh sửa, bổ sung. Các bản án hình sự liên quan - điểm được coi là quan trọng nhất trong pháp luật Đại Tống mà cũng có tới mười mấy lỗ hổng.

Điều Đại Tống tự hào nhất là nghiêm chỉnh hoàn thiện luật kinh tế, kiêu ngạo suốt năm nhìn năm.

Một bộ phận luật sư được cử đến Hà Bắc để điều tra mấy điểm đáng ngờ mà mọi người tìm ra lúc thảo luận, bộ phận còn lại thì xem hồ sơ, hội kiến Trương Tuấn. Vì khổ chủ kêu oan nên căn cứ theo trình tự của vụ án thì phải đẩy đi, Đại Lý Tự lại tiếp tục thẩm tra xử lý. Trước khi Âu Dương đến Đại Tống, kiện tụng của Đại Tống khá thông suốt, nhưng phần lớn đều là thầy cãi kinh tế, ở phương diện hình sự chỉ có viết cáo trạng, hầu như không có chuyện bào chữa. Nhưng danh tiếng thầy cãi thì lại không tốt. Tham lam, cay nghiệt, giảo hoạt, gian trá, rành nhất về chuyện giở trò thị phi, đổi trắng thay đen, niết từ biện sức, ngư ông đắc lợi là những định kiến về họ khi đó. Vào thời Xuân Thu có một người tên là Đặng Tích - người khơi dòng cho chuyện biện luận trong luật pháp. Lịch sử đã ghi chép lại lần phối hợp với quan tòa vô liêm sỉ nhất của người này.

Một lần lũ lụt, một người giàu có của Trịnh quốc bị chết đuối, người nghèo vớt được thi thể của người này lên. Người nhà của người giàu có đã thương lượng với người này nhưng không có kết quả vì giá cả quá cao. Mời Đặng Tích, Đặng Tích nói, hắn không bán ngươi, thì bán ai bây giờ? Người nghèo lo lắng, thi thể không thể cứ nằm mãi trong tay mình được, nên cũng đến tìm Đặng Tích. Đặng Tích đáp: Hắn không tìm ngươi để mua, thì có thể tìm ai mua bây giờ? Cùng một sự thật, Đặng Tích đã dùng những góc độ khác nhau, tạo ra hai kết quả khác nhau. Mỗi cái đều phối hợp ăn khớp với nhau, nhưng khi hợp lại một chỗ mà nói thì không khác gì đang nói hươu nói vượn. Từ đó cũng có thể biết được người sáng lập ra cái gọi là "biện luận" này là kẻ rất không có nguyên tắc. Đương nhiên, người làm thầy cãi mà có nguyên tắc cũng không nhiều. Hài hước hơn ở chỗ: Đặng Tích cũng thu phí thầy cãi, án lớn thì lấy một bộ quần áo may sẵn, án nhỏ thì hoặc áo khoác, hoặc quần dài. Theo "Lữ Thị Xuân Thu" viết: "Trịnh quốc đại loạn, miệng dân huyên náo", vấn đề không giải quyết thì không được, bèn đem Đặng Tích ra xử trảm. Tội danh... không có tội danh.

......

Đoàn luật sư tuy lớn, nhưng người ra sân chỉ có một. Người này chính là Lưu Lãng - giáo sư của đại học Dương Bình, thầy cãi của hiệp hội thương nghiệp Dương Bình. Từ nhỏ, tên tiểu tử này đã là một đứa trẻ ngỗ nghịch, không chỉ đặt ra câu hỏi khiến thầy giáo đau đầu, mà còn xỉa xói chính sách của quan phủ. Năm hắn mười tuổi, ở thôn Mai Điền xảy ra một vụ cướp. Người cướp là cô cô của hắn, hắn liền viết một bản cáo trạng gửi đến quan phủ, nói cô cô của mình trong sạch. Quan phủ không để ý đến, hắn gửi bản cáo trạng đến tận Ty Đề Hình. Trên bản cáo trạng viết, cô cô hắn không có khả năng lấy trộm ngọc trai trong nhà của chủ nhân được, vì ngọc trai rất khó tiêu tán, cô cô hắn lại không lấy vàng bạc, đây là điều không hợp lẽ thường chút nào. Còn nữa, tuy ngọc trai được tìm thấy trong phòng của cô cô hắn, nhưng thử hỏi làm gì có ai lại ngu ngốc bỏ đồ trộm cắp ở trên giường - nơi mới liếc mắt một cái thì đã nhìn thấy cơ chứ. Đề Hình thấy hắn nói rất có lý, do vậy mà đích thân đến điều tra, sau đó chứng thực cô cô của hắn trong sạch.

*****

Vừa vào sân, Lưu Lãng liền hỏi thúc thúc của khổ chủ:

"Có phải Trịnh Thị (tên của người chết thứ nhất, thân phận mẫu thân) ho khan mãi không dứt? Còn thường xuyên thổ huyết nữa?"

"Vâng!"

"Có phải con dâu đối xử với bà ấy không tốt?"

"Không phải."

"Ngươi nói láo."

Lưu Lãng nói:

"Ta có đơn làm chứng của tộc trưởng trong thôn các ngươi, con dâu bà ấy thường xuyên nói trước mặt người ngoài là mẹ chồng mình đã già mà vẫn chưa chết, lời lẽ hết sức chanh chua."

Thúc thúc đáp:

"Mẫu thuẫn giữa mẹ chồng và con dâu nhà nhà đều có. Trịnh Nhất (tên của người chết thứ hai) rất hiếu thuận, vợ hắn không dám nói gì."

"Cũng chính là nói lúc Trịnh Nhất không có ở đó thì vợ hắn thích nói gì thì nói, thậm chí cũng có thể sẽ làm gì đó sao?"

Lưu Lãng chất vấn:

"Thậm chí còn có thể nói vài lời khó nghe, khiến mẹ chồng của mình tổn thương, cảm thấy mình làm liên lụy đến con trai, nên mới treo cổ tự vẫn?"

"Không thể nào."

Thúc thúc nói rất kiên định:

"Đại tẩu của ta không phải là người như thế."

"Nhưng theo những gì mà chúng ta điều tra được, ba tháng trước khi bà ấy chết, bà ấy có đi mua thạch tín, dọc đường còn nói với người khác, con dâu của bà không tốt, bà ấy sẽ chết cho cô ta xem."

Thúc thúc nói:

"Đó là muốn Trịnh Nhất dạy dỗ vợ hắn cho tốt hơn một chút."

"Vậy tức là nói, trước khi bị thôn tính ruộng đất, Trịnh Thị từng nghĩ tới việc tự sát, đúng không?"

Thúc thúc thở dài rồi gật đầu:

"Đúng vậy."

Lưu Lãng ngẩng đầu lên, nói:

"Đại nhân, không chỉ là chuyện con dâu. Làng trên xóm dưới đều biết tính khí của Trịnh Thị không tốt cho lắm, một lần không mượn được trâu cày, bà ấy liền chạy thẳng đến nhà của tộc trưởng làm ầm cả lên. Sau khi bị người ta đuổi đi liền muốn tự tìm cái chết trước cửa nhà của tộc trưởng. Sau đó không còn cách nào khác, tộc trưởng phải đem trâu cày của nhà mình cho bà ấy dùng. Cho nên chúng ta có lý do để tin cái chết của Trịnh Thị không hoàn toàn là lỗi của Trương Tuấn."

Thanh danh của Trịnh Thị không tốt, một khóc, hai làm loạn, ba treo cổ, cái nào ở thôn Trịnh bà ấy cũng từng sử dụng qua, thậm chí còn vì chuyện hạt mè mà đến nhà người ta khóc ầm cả lên. Lưu Lãng cung cấp rất nhiều nhân chứng chứng minh điểm này. Đây là những thứ không hề có trong hồ sơ của Đề Hình. Đại Lý Tự Khanh cũng đồng ý với cách nói của Lưu Lãng, có khả năng là Trương Tuấn, cũng có khả năng không phải Trương Tuấn là người gián tiếp dẫn đến cái chết của Trịnh Thị.

.........

Người chết thứ hai, Lưu Lãng nói về tính vô trách nhiệm của người này. Trịnh Nhất vì nghĩ mình không có chỗ để đâm đơn kiện mà tự vẫn, không phải là trách nhiệm của Trương Tuấn. Lưu Lãng cung cấp rất nhiều chứng cứ, tiểu nhị làm việc ở nhà trọ của hắn có thể chứng minh lời nói và tâm tình của Trịnh Nhất đều rất chán chường. Nhất là sau khi nghe Lý Cương khuyên nhủ, tạm thời hắn không nên kiện cáo, tinh thần của hắn liền sụp đổ. Không có chỗ để khiếu nại, không biết sự thật mà cứ phán đoán một cách hàm hồ, đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của hắn.

Lưu Lãng nói:

"Trương Tuấn tướng quân nhận trọng trách nặng nề, trước chuyện quốc gia đại sự, Lý Cương đương nhiên không dám làm mạnh tay hay làm sáng tỏ mọi chuyện, đó không phải là sống chết của một người, mà là sự sống chết của ba vạn huynh đệ cấm vệ quân. Thân là Tể Tướng, Lý Cương chỉ phải chờ lệnh của vua mà còn trong tình cảnh bận trăm công nghìn việc đích thân đến an ủi Trịnh Nhất, tặng vàng bạc, hứa chỉ cần Lý Cương còn sống một ngày thì chắc chắn sẽ có lúc vụ án này được mang ra xét xử lại. Nhưng Trịnh Nhất lại cứ cố chấp đâm đầu vào ngõ cụt. Hắn cho rằng quan quan móc nối với nhau, không một ai biết nói lý lẽ. Để bày tỏ sự bất mãn, hắn đã treo cổ trước cửa nhà Lý Cương. Mọi người hãy chú ý đến điểm này, hắn treo cổ trước cửa nhà Lý Cương, chứ không phải treo cửa trước phủ Khai Phong. Điều này chứng mình hắn không những không cảm kích với những chuyện mà Lý Cương đã làm, mà còn vô cùng bất mãn với Lý Cương, người này đúng là ăn cháo đá bát."

Đại Lý Tự Khanh lắc đầu:

"Trịnh Nhất vì không có cách nào mở rộng cái chết của Trịnh Thị, chứ không phải là......."

"Đại nhân nói rất đúng."

Lưu Lãng nói:

Trịnh Nhất vì cái chết của Trịnh Thị nên mới chết. Nhưng trước đó chúng ta đã chứng minh, cái chết của Trịnh Thị có khả năng là trách nhiệm của Trương Tuấn, mà cũng có thể là không. Cho nên Trịnh Nhất có phải do Trương Tuấn gián tiếp hại chết hay không, chỉ cần làm rõ việc Trịnh Thị có phải do Trương Tuấn gián tiếp hại chết hay không là được rồi, có phải thế không, đại nhân?"

Mấy người bồi thẩm nghe xong cũng cảm thấy có lý, nếu cái chết của Trịnh Thị không có quan hệ gì với Trương Tuấn thì Trịnh Nhất rõ ràng là đang vu cáo, đương nhiên càng không có quan hệ gì với Trương Tuấn. Đại Lý Tự Khanh gật đầu:

"Đúng như vậy."

"Người chết cũng đã chết rồi, chúng ta không thể đoán được trong lòng bà ấy đang nghĩ cái gì."

Lưu Lãng nói:

"Nhưng ta có chứng cứ chứng minh, một ngày trước khi Trịnh Thị chết, Trịnh Thị đã có một trận cãi nhau rất kịch liệt với con dâu. Cũng trong ngày hôm ấy, Trịnh Thị vì chuyện con trai mình bị người ta đánh mà cãi nhau với người ta, bị người ta cho ăn một cái tát. Rồi cũng trong ngày hôm ấy, Trịnh Nhất làm mất hai mươi đồng - tiền dùng để mua thuốc cho Trịnh Thị. Cũng là ngày hôm ấy... Cho nên có năm khả năng dẫn đến cái chết của Trịnh Thị. Nếu đổ toàn bộ trách nhiệm về cái chết của Trịnh Thị lên người Trương Tuấn thì ta thấy rất không công bằng. Đại nhân cũng biết, rất nhiều người tự sát là do nhất thời nghĩ không thông. Nếu được cứu sống thì thường sẽ không vì một vấn đề tương tự mà lại tự sát thêm lần nữa."

"Uhm."

Phụ nữ nông thôn tự sát là khá phổ biến. Một mặt là do bạo lực gia đình, còn một mặt là vì địa vị thấp kém, cuộc sống tù túng. Cho dù đến thập niên chín mươi của thế kỉ hai mươi, việc phụ nữ nông thôn uống thuốc trừ sâu tự sát cũng chẳng có gì lạ, có người không thể nói rõ lí do, có người căn bản vì tính tình nóng nảy, động một chút là liều mạng, căn nguyên cũng chỉ vì chuyện chi ma lục đậu*, có khi chỉ vì một câu nói.

*Chi ma lục đậu: tạm hiểu là chuyện bé bằng hạt mè, hạt đậu.

Đại Lý Tự Khanh tương đối tinh minh, hắn nói:

"Có lẽ có rất nhiều khả năng, nhưng nguyên nhân mất đi ruộng đất không thể không kể đến."

Lưu Lãng gật đầu:

"Chuyện này đúng là Trương Tuấn đã làm việc có chút không thỏa đáng."

Hắn thẳng thắn thừa nhận, đây là chuyện không thể phủ nhận được, cho dù có cách để phủ nhận nó. Âu Dương đặc biệt dặn dò điểm này, vì Âu Dương có rằng một vụ án công khai như vậy không thể vì chuyện thắng kiện tụng mà mất đi thanh danh.

Lời Lưu Lãng nói đều là sự thật, dường như Đề Hình đã có chút thất trách, nhưng thực tế thì không có. Đề Hình chỉ thu thập những chứng cứ bất lợi đối với bị cáo, bên biện hộ thì đương nhiên sẽ thu thập những chứng cứ có lợi cho bị cáo. Sau một hồi biện luận, Đại Lý Tự Khanh liền đưa ra ý kiến của mình. Trương Tuấn có trách nhiệm nhất định với cái chết của Trịnh Thị và Trịnh Nhất.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<