Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên Tống - Hồi 247

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 247: Lại làm giám quân
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Sau đó báo Hoàng Gia cũng tiến hành thu thập ý kiến trong dân gian. Đa số mọi người đều cho rằng: Trương Tuấn không phải người vô tội nhưng cũng không nên xử quá nặng. Có một số người cho rằng: Trương Tuấn có công lớn với xã tắc, có thể không truy cứu. Cũng có người cho rằng bên trong chắc hẳn có nội tình, không loại trừ khả năng quan lại bao che cho nhau, bộ phận có luận điệu như thế này rất ít, Đại Tống có yêu cầu rất nghiêm ngặt với chế độ kiện tụng. Ví dụ nếu có liên quan đến thân thích của những nhân vật có thực quyền ở Châu A, thì phán quyết của Châu A là vô hiệu, nhất định phải chuyện đến Châu B xa lạ để Châu B thẩm tra xử lý.

Sau đó Triệu Ngọc quyết định, giáng Trương Tuấn xuống làm võ tướng bát phẩm, trở về quân lộ Hà Bắc lấy công chuộc tội. Ngoài việc phải giao trả ruộng đất, phạt bổng lộc nửa năm, tổng cộng phí bồi thường cho Trịnh gia là hai trăm quan. Trương Tuấn tán đồng, do vậy mà vụ án này chính thức hạ màn.

Trận chiến ở Lai Châu, Trương Tuấn vốn có thể nâng cao giá trị của bản thân lên ngang hàng với Lưu Kỵ, đáng tiếc là sự tham lam của hắn đã làm hắn mất đi một tiền đồ tốt đẹp. Chẳng qua năng lực quân sự của hắn đã quá rõ ràng, có khi chỉ cần trải qua thời gian này là có thể làm lại từ đầu. Với một người trẻ tuổi như Trương Tuấn mà nói, đây chưa chắc đã là chuyện xấu.

Trong đợt tuyển chọn bốn đại tướng lĩnh của Âu Dương, ba đại tướng lĩnh đều có năng lực quân sự phi phàm ở một lĩnh vực nhất định. Hàn Thế Trung là chúng tướng trong số đó. Chỉ có Lưu Quang Thế là không lạc quan một chút nào. Lưu Quang Thế ở quân lộ Vĩnh Hưng dẫn binh đánh mấy trận khổ chiến, hắn không phải là người có sở trường về loại chiến đấu này, nên kết quả cũng tàm tạm, được gán lên đầu nhãn hiệu của sản phẩm giả mạo. Trong các tướng lĩnh được Âu Dương đào tạo ra, trừ hắn ra, các tướng lĩnh khác đều có công danh có thể coi là hiển hách.

Triệu Ngọc lại tìm Âu Dương đến nói chuyện, câu hỏi chỉ có một:

"Nếu khắp thiên hạ đều dùng những kẻ như Lưu Lãng đây, thì Đại Tống ta không phải sẽ biến thành Trịnh quốc nhân tín loạn quốc?"

Âu Dương sớm đã có đáp án chuẩn bị:

"Nếu thầy cãi có thể giúp tội nhân kiện tụng thì đương nhiên cũng có thể giúp khổ chủ kiện tụng. Và lại những gì Lưu Lãng nói đều là sự thật, nếu không có thầy cãi, thì đến Trương Tuấn cũng cảm thấy mình có tội là đương nhiên, chứ không biết trong chuyện này có nguyên nhân."

"Vậy người không có tiền thì phải làm sao?"

"Bệ hạ yên tâm, hiện nay thần vẫn có thể kiểm soát thầy cãi của Đại Tống, sẽ không nhận những vụ án hình ngục như thế này nữa. Đợi đến khi thầy cãi nhiều lên, vi thần sẽ có biện pháp để kiểm soát họ."

Âu Dương nói:

"Vấn đề rất quan trọng hiện nay là: không chỉ dân chúng không biết luật pháp, cho dù là Trương Tuấn, thậm chí là các quan đại thần trong triều đình cũng rất ít người biết luật pháp, cho nên trước hết phải ra sức nâng đỡ thầy cãi. Bệ hạ cũng không biết, Thái Tổ Hoàng Đế trọng pháp luật mà không khởi xướng pháp gia. Cũng chính là vì pháp luật có cơ sở từ nho giáo, mà pháp luật tôn gia không có quan hệ gì lớn với pháp gia cả."

Triệu Ngọc gật đầu:

"Trẫm lại nghĩ tới hiến pháp mà khanh đã từng nói."

"...."

Âu Dương không biết đáp lại vấn đề này như thế nào.

Triệu Ngọc hiểu, Âu Dương biết mình có nói gì cũng vô ích. Triệu Ngọc đổi đề tài, hỏi:

"Trận đá cầu năm nay có tuyển thủ của những nước nào tham gia?"

"Bẩm Bệ hạ, chỉ có Đại Lý cử người đến."

Triệu Ngọc khẽ gật đầu, thấy không có gì để hỏi nữa, bèn khua tay bảo Âu Dương lui.

Tháng bảy, giải đá cầu Dương Bình bắt đầu khai mạc. Đồng thời hai quân Tống - Liêu ở Tống Bắc tạm thời rơi vào trạng thái yên tĩnh. Nhưng quan hệ Kim - Liêu thì lại khá căng thẳng. Da Luật Đại Thuần- Đại Nguyên Soái tân nhiệm của quân Liêu đang tập kết trọng binh ở Thông Châu, đồng thời tập kích quy mô lớn với phủ Hoàng Long, dẫn quân tiền tuyến đến đóng quân ở nơi cách phủ Hoàng Long hai mươi dặm ngoài. Cùng lúc với việc quân Liêu tiến hành mở lại chiến đoan, quân Tống âm thầm chấm dứt chiến tranh. Da Luật Đại Thạch - người đã mất đi chức Nguyên Soái sau khi được khôi phục tự do đã kịch liệt yêu cầu phải thật đề phòng quân Tống. Hắn cho rằng chỉ có quân Tống mới có thực lực tấn công Thông Châu, thậm chí là phủ Lâm Hoàng.

Liêu triều cũng khá xem trọng ý kiến của Da Luật Đại Thạch, do vậy mà đã bố trí hai mươi vạn binh trải rộng từ Cẩm Châu đến Thông Châu. Mà từ Thông Châu đến phủ Hoàng Long thì chỉ bố trí khoảng bảy vạn binh. Toàn bộ vũ khí của Liêu quốc cũng không phải hoàn toàn là vũ khí lạnh. Tuy sử dụng không ít vũ khí hỏa dược của Tống quốc, nhưng hàng nhái, hàng giả cũng không phải là không có. Do kĩ thuật không thành thục, cộng thêm giới hạn trọng việc gia công hỏa dược mà không thể làm ra thứ vũ khí gọi là đại bác gì đó. Nhưng vẫn có trang bị súy thủ pháo.

*****

Lính quăng đạn dần dần trở thành chủ lực của hai quân, đồng thời cũng là con át chủ bài, đây là một tín hiệu của thời kì vũ khí lạnh quá độ. Giỡn bằng đao thì phải giỡn cho khéo, ăn thì phải ăn đến già. Hai quân đều rất xem trọng tình hình trang bị hỏa khí quả quân đội, nhưng tình hình kinh tế của Liêu quốc thì rất không lạc quan. Do tăng cường thu thuế mà ở châu Long Hóa đã xảy ra không ít vụ phản loạn của dân du mục. Dân du mục giết chết quan thu thuế, sau đó lẩn trốn ở trong núi, không ít người hưởng ứng tập trung ở núi rừng. Họ còn thiết lập quan hệ với cấm vệ quân Đại Tống. Tin tức này khiến triều đình Liêu quốc bất an. Dưới sự kiến nghị của mọi người, triều đình quyết định mượn binh từ các bộ tộc. Phần lớn các bộ tộc này đều sống trong xã hội nô lệ và trú ở Tây Liêu. Chiến sĩ của họ thiện kỵ thiện xạ, vô cùng dũng cảm, giữ vững uy phong của quân Khiết Đan có từ hai trăm năm trước.

Tống - Liêu đều đang điều chỉnh chiến lược, điều binh khiển tướng. Phía Kim quốc cũng không nhàn rỗi, cũng điều hoán một vị tướng lĩnh. Người này chính là Phó Nguyên Soái Hoàn Nhan Tông Bật phụ trách phía Nam Kim quốc. Hoàn Nhan Tông Bật bị bãi chức mới hiểu rõ trong âm mưu của Âu Dương có biết bao thủ đoạn nham hiểm. Vì bản thân thực sự đã làm theo những gì Âu Dương nói, giết người rồi gửi trả thi thể mà dẫn đến việc khai hỏa giữa hai nước Kim - Liêu. Hắn bị Tông Hàn, người trước nay chưa từng hài lòng về hắn kết tội, kết quả là mất đi binh quyền. Đương nhiên, nếu không làm theo những gì mà Âu Dương đã nói thì có thể còn phiền phức hơn. Ai biết được chứ? Sự thật chính là sự thật, Hoàn Nhan Tông Bật có lý do để hoài nghi người Tống muốn đổ bộ lên bờ từ hải phận ở phía Nam Kim quốc. Đệ đệ của hắn - người thay hắn đảm nhận chức vụ Phó Nguyên Soái - Hoàn Nhan Tông Cường rất bất mãn với cách nói này của hắn, lẽ nào ngươi phòng thủ được còn ta thì không sao?

Đồng Quán cũng không ngờ kế hoạch liên hoàn của Âu Dương lại có hiệu quả tốt như thế, đây không chỉ là âm mưu, mà là dương mưu, lợi dụng sự mâu thuẫn trong quan hệ của họ, công khai gây chia rẽ quan hệ giữa hai nước, hai nước đều biết trong này nhất định có vẫn để nhưng chỉ có thể ngậm bồ hòn làm ngọt. Đương nhiên, ngươi cũng có thể giải thích với dân chúng, nhưng so với chuyện giải thích trong vô vọng thì việc biết rõ nó là bẫy mà vẫn nhảy vào còn tốt hơn nhiều.

Giống như trong chiến tranh vậy, công khai nói cho ngươi biết là có mai phục, ngươi có thể bỏ qua, nhưng sẽ cần khoảng mấy ngày đường. Nếu muốn nắm bắt thời gian, ngươi chỉ có thể nhảy thẳng vào trong bẫy để phá vỡ mai phục và bao vây.

Đồng Quán nghe nói Hoàn Nhan Tông Bật bị bãi nhiệm thì rất vui mừng. Muốn tấn công Kim quốc, phải lấy lại được phủ Hoàng Long, nhưng phủ Hoàng Long vốn là trọng trấn quân sự của Liêu quốc, Hoàn Nhan A Cốt Đả phải dùng kể mới lấy được nó, người Nữ Chân kinh doanh đã nhiều năm, nên dễ thủ khó tấn công. Ở vùng biển, dân tộc Nữ Chân khá yếu kém, từ phía Nam của Nữ Chân đổ bộ lên bờ là chiến lược đối phó với Nữ Chân dễ dàng có được thành công nhất. Tuyệt đại đa số đều cho rằng quân Tống không dám khai chiến ở cả hai mặt, nhưng Đồng Quán ở Hà Bắc nhiều năm như vậy rồi, hiểu rất rõ ân oán Kim - Liêu. Đồng Quán cho rằng điểm mấu chốt nhất của hai nước này là cùng nhau không chịu khai chiến, chứ không thể liên kết với nhau để tác chiến.

....... .

Lúc Đồng Quán điều chỉnh chiến lược và báo xin phê chuẩn, cũng không biết là nội bộ Đại Tống đã xảy ra một rắc rối lớn. Nguyên lai của rắc rối này là một chuyện nhỏ trong miệng Triệu Ngọc. Chính là Chung Tương - người được phong là Thiên Đại Thánh. Trương Huyền Minh đi giải quyết chuyện này, đương nhiên là âm thầm giải quyết. Chỉ có điều ai cũng không ngờ được rằng phu nhân của tri châu Đỉnh Châu lại là tín đồ của hội Hỗ Trợ. Tin này lộ ra, Chung Tương liền khua gậy khởi nghĩa, nói đúng hơn là bạo loạn. Nhanh chóng lãnh đạo tín đồ chiếm lĩnh Vũ Lăng. Đồng thời đánh bại đội quân ở Đỉnh Châu do Trương Huyền Minh làm giám quân.

Đốt quan phủ, thành thị, tự quan, miều thần cũng nhà của các gia đình quý tộc, giết quan lại, nho sinh, thầy mo, thầy bói và những người có cừu oán. Bọn họ lấy chuyện giết quan là hành pháp, lất chuyện chia điều tài sản là quân phân. Chê pháp luật Tống quốc là tà pháp. Phàm là những người tham gia quân khởi nghĩa đều sẽ được miễn thuế sai khoa, không chịu sự trói buộc của pháp lệnh quan ty. Những chủ trương và hành động này nhận được rất nhiều sự ủng họ của nhân dân, cho rằng đây là "thiên lý dĩ nhiên."

Chiến hỏa nhanh chóng lan tới Đàm Châu, chia ruộng đất, đánh cường hào, chia gia sản giết cừu nhân, miễn thu thuế. Dưới sự thúc giục vô cùng có lợi như vậy, nhân dân ở tầng lớp thấp nhất vốn vì sự tồn tại của mâu thuẫn giai cấp mà bị chèn ép hưởng ứng mạnh mẽ. Trong vòng một tháng, cuộc khởi nghĩa đã lan đến mười mấy huyện, hồ Động Đình cũng trở thành căn cứ địa của họ. Thời gian này quân ở đường Hồ Bắc liên tục tiến hành vây quét quân khởi nghĩa, nhưng đều kết thúc trong thất bại.

"Chung Tương tự lập Sở vương, Chung Tử Ngang làm thái tử, còn phong quan từ nhất phẩm, nhị phẩm đến cửu phẩm."

Sau khi đọc xong tin tức, Âu Bình liền hỏi:

"Thiếu gia, Huệ Lan tỉ hỏi không có tin tức không, làm sao?"

"Không?."

Âu Dương đang bơi ngửa trong hồ, suy nghĩ một lát rồi nói:

"Loại chuyện này khiến người ta chán ghét."

Hiệp hội thương nghiệp của Ký Châu bị tổn thất nặng nề, chúng trở thành mục tiêu của đợt công kích đầu tiên. Ngân hàng tư nhân vẫn ổn, vừa diễn ra bạo loạn thì ngân hàng tư nhân lập tức thiêu hủy toàn bộ ngân phiếu tồn kho. Kinh tế của Ký Châu không được phát triển cho lắm nên tiền bạc dự trữ cũng không nhiều. Nhưng các gia đình đại phú thì gặp nạn lớn rồi. Chợ búa không nói làm gì, gia sản cũng không kể làm chi. Rơi đầu rồi, vợ lớn vợ bé đều bị cướp hết. Đất bị phân chia, đến phòng ở, nhà cữa chùng bị chia đều. Trong đó còn có một thành viên ngồi ghế nghị sĩ, bị người ta ép phải nói ra mật mã của ngân hàng tư nhân, quân khởi nghĩa lại phát hiện toàn bộ ngân hàng tư nhân đều đã cháy cả. Cử người bí mật đến các ngân hàng tư nhân ở nơi khác hối đoái thì đến một đồng cũng không lấy được. Vì Đỉnh Châu đại loạn nên toàn bộ tài chính quá nghìn quan đều bị đóng băng. Sau cùng, cả nhà của thành viên ngồi ghế nghị sĩ này bị giết sạch.

*****

Âu Dương còn khó chịu vì chuyện sau người kí giả của báo Hoàng Gia và hai mươi công nhân in ấn bị giam giữ. Chung Tương ép họ phải đến làm cho báo Đại Sở. Mô phỏng báo Hoàng Gia, tùy ý đặt chuyện. Lòng dân ở các huyện quanh khu vực khởi nghĩa đều hết sức hoang mang.

Cuộc khởi nghĩa ngày giống như cuộc khởi nghĩa của Vương Tiểu Ba hồi sơ Tống, bình đẳng giàu nghèo. Nhưng có một điểm không giống chính là, mục đích của họ khi bắt đầu khởi nghĩa mang ý đồ chính trị. Loại này rất khó làm. Như Tống Giang đó, mặc dù hắn cũng giết quan lại, nhưng những quan bị giết đều là người có tiếng xấu, tiếng ác. Hắn cũng cướp của người giàu, nhưng là để cứu người nghèo chứ không phải để lôi kéo binh sĩ. Tống Giang phản quan chứ không phản Tống. Cho nên tính chất của sự việc lần này hết sức ác liệt.

Triệu Ngọc căm phẫn, nhưng cũng vô cùng khó xử. Chuyện khiến nàng khó xử trước mắt chính là xung quanh không hề có quân để điều đi được. Trong lần khởi nghĩa thời Tống khai quốc cách đây khoảng trăm năm, không hề thiếu quân để thuyên chuyển. Đều là những quân tinh nhuệ như quân lộ Tây Bắc, Hà Bắc Đông đi vây quét. Nhưng với tình hình trước mắt, nếu nàng rút binh thì sẽ làm loạn toàn bộ chiến lược. Vả lại nước xa cũng không cứu được lửa gần.

Chỉ có thể mệnh lệnh cho Soái Ty ở đường Hồ Bắc điều động số binh sĩ phân bố rải rác ở các vùng lân cận đến diệt trừ, bảo các cường hào địa phương tập trung những hương binh dũng mãnh để tự vệ. Tin tức vừa truyền đi, dân chúng liền tò thái độ bất mãn với sự chống chọi đầy yếu ớt của Triệu Ngọc. Thân là chủ lưu về truyền thông, báo Hoàng Gia đưa tin về những gì mình nghe, mình thấy một cách khá khách quan. Họ xác định hành vi không làm mà hưởng của Chung Tương rất giống với chiến lược xâm lăng Trung Nguyên của dân tộc Hung Nô vào trăm năm trước. Đối sánh với những nơi nghèo khó, dân chúng ở khu vực giàu có rất không ủng hộ hành vi này của Chung Tương. Đặc biệt là các đối tượng mà họ giết quá đông đảo và mang tính chất xâm lược.

Dân chúng bất mãn với quyết định của Triệu Ngọc, đại thần cũng bất mãn. Lần này bất luận là tân phái hay là cựu phải đều nhất trí, yêu cầu phải cử cấm vệ quân Đông Kinh đi vây quét. Lưu Kỵ cũng xin được tham chiến, giao cho hắn một bạn binh, hắn chắc chắn có thể dẹp yên mười vạn phản quân của Chung Tương. hiệp hội thương nghiệp treo thưởng một vạn quan tiền mua chuộc người của Chung Tương, bày tỏ nếu cử cấm vệ quân đi vây quét, hiệp hội thương nghiệp sẽ bỏ ra trăm vạn quan làm quân phí.

Triệu Ngọc cuối cùng cũng đồng ý với kiến nghị của mọi người, lênh cho Lưu Kỵ làm Chủ Tướng, Âu Dương làm Giám Quân, đến trấn áp quân khởi nghĩa ở hồ Động Đình. Nhìn sự bổ nhiệm của Triệu Ngọc cũng biết, nàng hi vọng chiến quyết. Mà Lưu Kỵ phối hợp tác chiến với Âu Dương thì số người chết sẽ ít, chiến quả cũng sẽ rất lớn.

Âu Dương còn không biết là mình được bổ nhiệm, chỉ nằm trong nước nhìn trời xanh. Chuyện lần này thật lớn, có quan hệ rất lớn tới sự không bình quân của khu vực. Chênh lệch giữa huyện giàu và huyện nghèo quá lớn. Huyện giàu tiêu sài nhiều, vật giá lại cao. Huyện nghò vật gia cũng không dậm chân tại chỗ mà leo thang theo huyện giàu. Rất nhiều người nói rằng, vùng khỉ ho cò gáy xuất hiện điêu dân là phỉ báng, là vớ vẩn, bọn họ cảm thấy người này vừa nghèo vừa thiện lương. Âu Dương thì không nghĩ như vậy. Nhìn lịch sử gần trăm năm qua của Đại Tống thì biết, các cuộc khởi nghĩa căn bản đều xảy ra ở những huyện nghèo. Âu Dương không phủ nhận rằng hành động của họ có tính chính nghĩa và sự bất mãn nhất định với chính phủ. Nhưng Âu Dương cũng không ủng hộ họ. Hành vi vì chính nghĩa chưa chắc đã là hành vi tuyệt đối đúng đắn, đây là đạo lý mà rất nhiều người đến khi chết đi vẫn không ngộ ra. Cái chính yếu nhất mang tên chính nghĩa là gì? Mỗi một người đều có một thước đo riêng để cân nhắc, đoán định. Người khác không bỏ ra nhiều sức lực thì lại có rất nhiều tiền, còn mình bỏ công sức nhiều như thế thì lại không có, vậy thì sẽ cho rằng đây chính là sự bất công của xã hội. Họ cũng không phải vì công bằng hay không công bằng, mà là muốn mình có thể trở thành người có tất cả mà không cần bỏ công bỏ sức. Rất nhiều người hiện đại hận tham quan, có một bộ phận còn không ngại nói mình mà làm quan cũng sẽ tham. Đây là một tâm lý xã hội khá kỳ quặc.

"Thiếu gia!"

Dương Bình ở trên bờ vừa uống nước vừa hỏi:

"Thiếu gia cảm thấy Chung Tương có thể làm cho chuyện này lớn tới mức nào?"

"Sắp hòm hòm rồi."

Âu Dương đáp:

"Hắn dùng ảnh hưởng của tôn giáo để biến bản thân thành thần thánh trước, làm cách để tập trung những người sùng bái lại, khuếch trương sức ảnh hưởng. Nhưng dù sao thì sức ảnh hưởng cũng có hạn. Ngoài những nơi này ra, ở nơi khác hắn hoàn toàn không có tín đồ."

"Thiếu gia, họ có phần tốt đẹp, chia ruộng đất, nhà cửa, thậm chí là vợ cho người ta. Không phải thiếu gia thường nói dưới sự trong thưởng tất có dũng phu sao?"

"Âu Bình, ngươi đi mua một thưng gạo hai lần, hai lần đều nặng như nhau sao?"

"Đương nhiên là không."

"Thế mới nói. Bất kể là họ có thừa nhận hay không thì trước sau cũng sẽ có rất nhiều thứ không công bằng. Có công thì muốn thưởng, nhưng thưởng thì phải thưởng nhiều hơn người khác rồi. Không thưởng người ta còn lập công làm cái quái gì chứ?"

Âu Dương nói:

"Nền móng của Ngụy Sở là tin đồ, còn về phần những người vì lợi ích mà ra nhập thì lại không ổn định. Cho nên đừng có thấy tên tiểu từ này ngông cuông như vậy, còn dám kiến quốc mà nghĩ hắn có sức mạnh to lớn. Hắn không đủ sức lực, lại thêm hao tổn bên trong, nếu không phải Đại Tống hiện nay rất lớn mạnh, thì Kim Liêu sớm đã nhân cơ hội này mà đánh tới rồi.

Sau khi đăng cơ, Triệu Ngọc căn bản không bị vấn đề thu thuế mà trở nên khó sống. Cho nên suốt nhiều năm qua, nội Tống phát triển ổn định. Nhưng người lợi dụng tôn giáo và lợi ích đến thúc giục một cách ngu dốt lại là chuyện khác. Công văn vừa đến, Âu Dương vô cùng sảng khoái, dẫn theo mấy người cùng hội hợp với đại quân Lưu Kỵ.

Đường đến hồ Động Đình nhanh nhất là Đông Nam kinh thành, sau đó vượt sông Hán Thủy đến phủ Giang Lăng. Vừa đến phủ Giang Lăng thì có thể nhìn thấy sự canh phòng nghiêm ngặt của nơi này. Tri châu nội thành đang chiêu mộ hương dũng. Có rất nhiều danh tướng của Đại Tống được cất nhắc từ hình thức chiêu binh này. Cũng có rất nhiều danh tướng nhờ trấn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân mà có cơ hội thăng quan tiến chức.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<