Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên Tống - Hồi 237

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 237: Đêm trước
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Âu Dương nói:

Nếu không trả tiền thì người ta sẽ nói với ngươi đây là thuyền đi sông, cho dù là Lý Cương sợ là cũng không biết thuyền đi sông với thuyền đi biển có chỗ nào khác nhau đâu.

Nếu không thuận nước thuận gió?

Âu Dương cười khổ:

Ngươi là thần côn, ngươi sẽ không để cho biển cả không sóng chứ? Đó là đánh cuộc vận may, chứ còn có thể thế nào được nữa? Lẽ nào đứng đó nhìn ba vạn binh bị Liêu quốc nuốt chửng mà không quản sao?

Thuyền đi biển có long cốt, ngậm nước sâu, có thể vượt quá sóng gió. Công nghệ chế tạo thuyền đi sông khá đơn giản, sóng to gió lớn sẽ dễ dàng bị đánh chìm hoặc lật thuyền.

Thêm vào đó là thuyền đi sông được thiết kế để đi ở mực nước cạn, rất dễ dàng bị một cơn sóng vọt quá đầu, ngập cả ca-bin. Nhưng nếu trời yên biển lặng thì cũng không phải là không thể.

Thứ mà Hốt Tất Liệt dùng để tấn công Nhật Bản chính là thuyền nội địa đáy bằng. Thuyền đi biển có nhưng thuyền đi sông thì không có long cốt, long cốt có thể cản gió.

Vì không có dự báo thời tiết, nên hạm đội của Hốt Tất Liệt chạy được sáu ngày thì gặp phải cơn bão lớn trên biển Nhật Bản, chỉ trong một đêm, toàn bộ hạm đội đều bị đắm chìm.

Mà từ Hoàng Hà đến Lai Châu chỉ mất bốn ngày hải trình, đều thuộc vận chuyển vùng duyên hải, nếu như vận khí tốt thì...

Hiện nay chỉ có thể tử mã quyền tương hoạt mã y*, Thái Hư Tử lập tức tới Chính Sự Đường. Lý Cương nghe được biện pháp này thì mừng rỡ, lập tức yết kiến Triệu Ngọc. Sau khi được chấp thuận thì xuất cung, bắt đầu tiến hành đàm phán với thương nhân.

Thương thuyền dừng, đỗ ở sông Biện không quá nhiều, nhưng chí ít cũng có hai mươi chiếc. Hoàn toàn có thể vận chuyển trăm khẩu đại bác và hỏa dược. Nhưng các thương nhân vừa nghe nói phải ra biển thì không ai lên tiếng cự tuyệt, nhưng lại đưa ra cái giá khiến Lý Cương phát điên.

*Tử mã quyền đương hoạt mã y: thành ngữ. Ý nói liều một phen, chỉ đã biết rõ việc không còn cứu vớt được nhưng vẫn nuôi hy vọng, cũng chỉ việc muốn thử lần cuối cùng.

Vốn dĩ Lý Cương cũng đã nghĩ tới việc cưỡng chế trưng thu, nhưng vừa thấy trên thuyền trống hoắc trống huơ, đến một người chèo thuyền cũng không có thì lại thôi. Hắn biết nếu thi hành cưỡng chế thì sẽ dẫn tới rất nhiều phiền toái, hơn nữa thời gian sẽ bị kéo dài rất lâu.

Vả lại, thực tế cũng không thể cưỡng bức thuyền đi sông phải tới biển mà mạo hiểm. Hắn có thể chịu đựng sự bêu riếu, nhưng Triệu Ngọc thì không thể. Rơi vào ngõ cụt, hắn buộc lòng phải quay về tấu với Triệu Ngọc.

Mỗi thuyền đi một chuyến phải trả một vạn tám?

Triệu Ngọc thiếu chút nữa nhảy dựng lên. Rõ là ăn cướp mà. Triệu Ngọc quát hỏi:

Là tên thương nhân nào to gan đến vậy?

...... Là Âu đại nhân!

Lý Cương đổ mồ hôi, nói:

Âu đại nhân nói đều là đùa với mạng sống, bắt buộc phải nghĩ tới khả năng bọn họ sẽ chết trên biển, nên tiền nhiều một chút cũng là để trợ cấp cho góa phụ.

Triệu Ngọc đại nộ:

Hay cho cái tên Âu Dương....

Lý Cương vội nói:

Vốn dĩ người chèo thuyền không muốn mạo hiểm, là Âu đại nhân vừa thuyết phục vừa dọa dẫm, khó khăn lắm họ mới đồng ý. Nghĩ kĩ thì lời Âu đại nhân nói rất có đạo lý. Nếu đã mạo hiểm, thì cũng nên cho người ta chút phí an gia.

Cũng có lý, sau một hồi suy nghĩ, Triệu Ngọc nói:

Khanh đi nói với hắn, một vạn, làm thì làm, không làm thì thôi.

Âu Dương đồng ý làm rồi. Vì vậy mà bắt đầu chuyên chở hàng hóa, Âu Dương chiết ra mỗi thuyền ba vạn tiền hoa hồng. Nếu việc mà thành, thì tiện thể lấy chút tiền lẻ là tất nhiên rồi.

Thương thuyền chịu sự quản lý của hai công ty thuyền vụ, phối hợp rất nhanh, chuyển hàng, chở hàng với một dây chuyền phục vụ khá tốt. So với sự chuyên chở của sương quân thì chỉ có nhanh chứ không có chậm.

Đêm hôm đó, thuyền đội hạ thuyền khởi hành ở chỗ cấm vệ quân áp tải. Mà khoái mã Đông Kinh phái đi để đoạt lô hàng kia về vẫn còn chưa ra khỏi biên giới nước Tống.

....

Thái độ giữa người và người không hề giống nhau, Lý Cương vô cùng cảm kích với sự cứu giúp của Âu Dương. Còn Âu Dương ở trong hoàng cung thì bị Triệu Ngọc quở trách suốt nửa canh giờ, các từ chủ yếu là: kiếm tiền lúc nước lâm nguy, trên có lỗi với Hoàng Đế, dưới có lỗi với tổ tông, thiếu sót đạo đức, vv.

Thấy Triệu Ngọc nói mệt rồi, Âu Dương mới nói:

Bệ hạ, không thể tính như vậy được. Thuyền nội địa mà đi trên biển hết sức nguy hiểm. Nếu người trên một nửa số thuyền bè bị chết hết, Bệ hạ sẽ bị chỉ trích là hôn quân vô đạo.

Lời này chỉ có Âu Dương mới dám nói.

Triệu Ngọc hỏi với dáng vẻ ỉu xìu:

Còn gì nữa không?

Nhưng nếu Bệ hạ trả một thuyền một vạn để họ ra biển thì sẽ khác. Mọi người sẽ nói Bệ hạ lo cho các tướng sĩ, là thương nhân có lòng dạ đen tối. Cho dù toàn bộ đều chết ở trên biển, cũng không có ai cảm thấy Bệ hạ có chỗ nào không đúng.

Triệu Ngọc gật đầu:

Ý của khanh là Trẫm ngược lại còn kiếm được lợi?

Có thể nói là như vậy.

Vậy chuyện khanh thu mỗi thuyền ba vạn quan là thế nào hả?

Bẩm Bệ hạ, giá cả nội bộ của họ là bốn nghìn, mà vi thần tranh thủ lấy được sáu nghìn thì mỗi người một nửa.

Ngươi...

Âu Dương vội nói:

Nếu họ không thu một vạn, chứng tỏ tâm bọn họ không xấu. Nhưng vi thần vì không muốn để bọn họ kiếm được nhiều tiền như thế nên mới lấy ra một phần.

Bốn nghìn, khanh dám khai là một vạn tám.

Triệu Ngọc nghiến răng nói:

Khanh thực sự đang vì nước vì dân đó hả?

Âu Dương xấu hổ nói:

Thương nhân với Lý Cương đều cảm kích vi thần, vi thần như được sủng ái mà giật mình.

....... .

Triệu Ngọc không biết nói sao, nói gì thì mình cũng cần phải cảm ơn Âu Dương vì đã giúp mình giải quyết một khó khăn lớn.

Vả lại tính cách người này luôn như vậy, chỉ có điều lần này thế quái nào lại nói thu tiền cũng là vì triều đình, đúng là mặt dày mà. Triệu Ngọc dù sao cũng là Hoàng Đế, tiện thể có ngữ khí cũ, nàng hỏi:

Nghe nói chiến lược mà Đồng Quán an bài là do khanh đề nghị?

Vâng!

Âu Dương không hi vọng sẽ được khen thưởng.

Triệu Ngọc khẽ gật đầu một cái rồi tùy ý nói:

Trẫm nghe nói có một tin đồn, không biết là thật hay giả.

Tin đồn gì?

Tin đồn khanh với một nữ tử là Hồ Hạnh Nhi rất là ăn ý với nhau.

Bệ hạ lại đùa rồi.

Âu Dương nói:

Tiểu nha đầu, đại liệt nữ của vi thần, thần với Hồ Vạn Tam - cha của nàng ta có chút giao tình mà thôi.

Lão đại khanh cũng không còn nhỏ nữa.

Triệu Ngọc nói:

Từ lúc khanh và Lương tướng quân xa nhau, khanh vẫn chưa cưới ai.

Theo quy định mà Tống Nhân Tông để lại, nam mười lăm tuổi cưới vợ, gái mười ba tuổi gả chồng.

*****

Nhưng cơ hồ có chút không hợp lý, nhưng cho dù là chiếu theo quy định của đời Đường: Nam hai mươi, nữ mười lăm thì Âu Dương cũng đã quá cái tuổi ấy nhiều lắm rồi. Triều Hán ghi lại, nữ nhân từ mười lăm tuổi tới ba mươi tuổi mà không gả đi thì sẽ bị phạt tiền gấp năm lần.

Còn nữ nhân Đại Tống thường thành thân ở tuổi mười sáu đổ lại. Về phần là tuần tuổi hay là tuổi mụ thì cũng không quá rõ ràng. Đương nhiên vẫn theo mức phạt gấp năm lần như triều Hán.

Âu Dương thấy rất lạ khi Triệu Ngọc đột nhiên lại nhắc tới chuyện này, không phải người nên gả đều đã gả rồi sao? Vì vậy e dè hỏi:

Ý của Bệ hạ là?

Ý của Trẫm là muốn khanh sớm cưới một nữ nhân.

Triệu Ngọc nói:

Mấy ngày trước Sử Bộ có đưa tới danh sách các quan viên trái lệ, chỉ có mình Âu Dương khanh là đã đến tuổi mà vẫn không chịu kết hôn. Thường đi dạo kỹ viện, quá mức phong tình.

Đây không phải là lần đầu tiên, đặc biệt là với một tri huyện như Âu Dương, không đi đầu trong chuyện kết hôn là hành vi vi phạm quy định khá nghiêm trọng.

Tỉ lệ chết non ở thời xưa khá cao, lại là loại hình xã hội có lực lượng lao động đông đúc, cho nên mỗi một triều đại đều rất chú trọng đến việc đề cao tỷ lệ sinh nở cho nhân khẩu.

Âu Dương nói:

Bệ hạ cũng chưa kết hôn.

Trẫm... Trẫm chưa kết hôn thì có liên quan gì tới khanh.

Triệu Ngọc nhìn xung quanh, chỉ có một mình Cửu Công Công. Cửu Công Công toát mồ hôi hột, hình như thứ mà mình biết có chút nhiều thì phải. May mà Triệu Ngọc thu hồi tầm mắt, nói:

Trẫm ngồi ở vị trí này, nhiều việc không biết phải làm sao.

Trong lời nói của Triệu Ngọc mang theo một tia bất đắc dĩ.

Nếu Hoàng Thượng đã nói thì Âu Dương cũng không khách khí:

Nếu Bệ hạ thật sự quan tâm vi thần như vậy, thì hãy để vi thần lấy Lương tướng quân đi.

Nói bậy!

Triệu Ngọc quát:

Lẽ nào Âu Dương khanh muốn làm gia quyến theo quân sao?

Vậy thì tạm thời không cưới xin gì hết.

Có bãn lĩnh thì ngươi cứ cách chức ta đi, dù sao thì tiền phạt ca ca đây kham được hết. Thực ra Âu Dương cũng biết, hành vi của mình là không đúng. Theo yêu cầu của người thống trị, thân là tri huyện, là quan phụ mẫu một phương phải đóng vai trò tiên phong. May mà ở đây còn khá rộng lượng, chứ đến Nam Tống, hành động không cưới vợ này của Âu Dương sẽ bị gán vào tội bất hiếu, một tội danh không nhẹ.

Âu Dương còn chưa nói, nếu thật sự phải cưới, hoặc là cưới Triệu Ngọc, dù sao thì lần đầu tiên của người ta cũng bị mình chiếm đoạt rồi, đừng nói là ngày xưa, cho dù là hiện đại cũng phải bộc lộ chút thái độ. Hoặc là cưới Lương Hồng Ngọc, cái gì mà danh môn khuê các? Âu Dương thực sự rất không có hứng thú.

Triệu Ngọc cũng không tức giận, nói:

Tùy khanh thôi. Có chuyện nghiêm túc muốn nghe ý kiến của khanh, nhưng bây giờ mà đem ra luận bàn thì có lẽ hơi sớm, nhưng không luận bàn thì sợ đến lúc muốn bàn lại không tìm thấy tên tri huyện vân du bốn phương nhà khanh.

Xin Bệ hạ cứ nói.

Nếu theo kế hoạch thì Đại Tống sẽ chiếm cứ sông Địch và lấy Nam, Lai Châu, Cẩm Châu làm nơi tiến công bất ngờ. Hướng Bắc chính là Thông Châu, nối liền với phủ Hoàng Long. Nếu Liêu quốc rút lui về Đông Kinh theo hướng Bắc, thì sẽ hình thành cục diện Bắc Liêu quốc, Nam Tống quốc, Đông Kim quốc. Khanh cũng biết là hiện nay người Nữ Chân và người Khiết Đan đang tạm đình chiến. Cho dù đã tuyên bố với bên ngoài là liên Liêu đối Kim, giữa Kim - Liêu vẫn không có chiến sự như trước. Khanh có thể nghĩ cách để cải biến cục diện này không?

Cũng chính là phải khiêu khích ly gián, ít nhất không thể để cho bọn họ cùng chung mối thù, hóa thù thành bạn được. Âu Dương suy nghĩ một lát rồi nói:

Lực lượng canh phòng ở Thông Châu và Đông Kinh là lực lượng canh phòng duy nhất của Liêu quốc, cũng thuộc quyền chỉ huy của danh tướng khó ứng phó nhất - Da Luật Đại Thạch. Người này không chỉ giỏi việc quân, mà còn hiểu chính trị. Mà phủ Hoàng Long là của Hoàn Nhan Tông Hàn - con tướng Tát Cải, nước Kim. Người này có dũng, có mưu, là một lương tướng nhất đẳng. Thủ tướng hai bên đều là tướng lĩnh ưu tú nhất của hai nước, trí dũng, mưu lược không thua kém gì Hàn tướng quân. Muốn khiêu khích, gây chia rẽ bọn họ sẽ tương đối khó khăn.

Triệu Ngọc hỏi:

Có Âu Dương khanh còn không sợ không làm được việc sao?

Bệ hạ nói thế là quá đề cao vi thần rồi. Nhưng Liêu quốc thường xuyên diễn ra phiến loạn. Mà Da Luật Đại Thạch là hoàng tộc nước Liêu, cũng khá bất mãn với hôn quân Thiên Tộ Đế. Nhưng có thể nghĩ cách để ly gián người này. Liêu quốc đổi bất cứ người nào đều dễ đối phó hơn người này.

Trên lịch sử, vì Thiên Tộ Đế không chịu nghe lời khuyên của Da Luật Đại Thạch nên tự mình xưng vương, xây dựng Tây Liêu. Hắn với tên hôn quân Thiên Tộ Đế tràn đầy oán hận."

Uhm!

Triệu Ngọc không nói gì nữa, đứng dậy nói:

Khó có được một ngày nhàn rỗi, cùng Trẫm đi dạo.

Vâng!

Âu Dương hối hận, thanh niên trai tráng bị tóm mà không biết tại sao, tưởng kiếm chút tiền dễ dàng lắm chắc? Còn phải đi chia rẽ quan hệ Kim - Liêu nữa.

......

Sau khi bảo đám cung nữ và thái giám trong Ngự Hoa Viên cuốn xéo, Triệu Ngọc hỏi:

Xem qua Mộng Du Ký chưa?

Âu Dương đáp:

Vi thần thường ngày chỉ đọc sách thánh hiền, đại học, trung dung mà thôi.

Khanh nói xem, nếu ngày nào đó Trẫm thấy mệt mỏi rồi, không muốn làm Hoàng Đế nữa, nhưng cũng không yên tâm giao giang sơn cho đám con cháu Triệu Thị, thì Trẫm nên làm thế nào?

Âu Dương biết người được đưa đến đại học Đông Kinh đào tạo chuyên sâu là những vương gia, thế tử như thế nào, toàn bộ đều không lọt vào pháp nhãn của Triệu Ngọc.

Thật ra không ít Hoàng Đế tỏ ra không yên tâm với việc giao lại hoàng vị. Minh quân chỉ có thể căn dặn con trai mình phải chú ý cái này, chú ý cái kia, nhưng rất ít người tự cho rằng con cái hoàn toàn phù hợp, hay là xuất sắc hơn mình.

Nhưng câu hỏi này không phải là câu Âu Dương có thể trả lời, Âu Dương đáp:

Bệ hạ, đây là chuyện của Đại Nội, mà vi thần chỉ là ngoại quan.

Trẫm xem Mộng Du Ký, trong đó có nói đến một quốc đô, là quốc đô theo chế độ quân chủ lập hiến, nói Hoàng Đế là người ban hành pháp luật nhưng lại không có thực quyền.

Câu này có vấn đề, Âu Dương vội hỏi:

Bệ hạ, có phải Bệ hạ muốn vi thần tìm tác giả viết cuốn sách và mang người đó ra chém?

Triệu Ngọc vẫn không để ý Âu Dương như trước, tiếp tục nói:

Trên sách nói chế độ ấy truyền thừa đến hai nghìn năm, mà Hoàng Đế vẫn là con cháu của một họ. Bất luận Hoàng Đế là ngu ngốc hay là thông minh, đều không có vấn đề gì cả. Cho dù là một kẻ ngốc thì vẫn có thể truyền ngôi như cũ. Trẫm thấy mấy nghìn năm qua, một triều đại chỉ kéo dài nhiều nhất tám trăm năm, có triều đại chỉ kéo dài được mấy mươi năm.

Âu Dương lau mồ hôi lạnh:

Ý của Bệ hạ là?

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<