Vay nóng Homecredit

Truyện:Thiên Tống - Hồi 238

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 238: Tập kích bất ngờ
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Siêu sale Shopee

Ý của Trẫm? Trẫm chẳng có ý gì cả.

Triệu Ngọc nói:

Thái Thượng Hoàng hôn quân vô đạo, tiếp theo sẽ còn có mấy Thái Thượng Hoàng giống như vậy nữa chứ?

.........

Âu Dương nói:

Bệ hạ, bình thường vẫn có minh quân mà.

Triệu Ngọc phất tay nửa vòng, hỏi:

Thấy cái gì không?

"Không nhìn thấy gì cả."

"Cung sâu, tường cao."

Triệu Ngọc lắc đầu rồi nói:

Sau khi Võ Tắc Thiên lên làm Hoàng Đế có lẽ cũng đã từng hối hận, sao mình phải làm Hoàng Đế chứ. Âu Dương, nếu có thể thuận lời bình định Liêu-Kim, Trẫm cũng muốn làm Thái Thượng Hoàng. Phồn vinh của Đại Tống là do Trẫm tạo ra, không lẽ trâm không nên hưởng thụ nó sao?

Âu Dương dè dặt hỏi:

Vậy không biết là Bệ hạ có ứng cử viên nào chưa?

Âu Dương đúng là Âu Dương, Lý Cương vừa nghe nói liền bị dọa cho chết khiếp, sau đó liền bảo không có Trẫm không được.

Triệu Ngọc nói:

Ứng cử viên sao, đều không hài lòng lắm.

Dù sao thì cũng không phải là con của mình.

Suýt nữa thì Âu Dương đã nói thành tự mình sinh lấy một đứa, có phải là con mình không là vấn đề rất then chốt, là con của mình thì mình thương, mình yêu, hận là không thể hái hết sao trên trời cho nó ý chứ.

Lời hôm nay, trong lòng khanh hiểu rõ là được.

Triệu Ngọc nói:

Trẫm cũng chỉ nghĩ nếu tương lai có cần đến thì khanh và Lý Cương có thể giúp Trẫm phân ưu.

Âu Dương cười nói:

Bệ hạ làm Thái Thượng Hoàng, vi thần sẽ dẫn Bệ hạ đi dạo một vòng Đại Tống.

Khanh thật là không biết nói chuyện.

Triệu Ngọc khẽ cười, cũng không so đo, tính toán làm gì, Âu Dương là người như thế, không bao giờ cố sống cố chết can ngăn. Nếu ngươi không làm thì ta sẽ dẫn ngươi đi chơi. Triệu Ngọc nhìn về phía xa, thầm nghĩ:

Không biết Trương Tuấn thế nào rồi?

.... .

Sau mấy ngày, Trương Tuấn mới phát hiện ra mình gặp phải một chuyện phiền phức như thế, vì tin tức không thông, thám báo trong Liêu quốc đều do người Liêu điều khiển.

Trương Tuấn căn bản không biết vì sao hàng hóa đến trễ mà lại không có chút tin tức gì. Mắt nhìn thấy mình cách sông Địch càng ngày càng xa, thời gian giao hẹn hội sư với hạm đội Hàng Châu lại ngày một đến gần, lòng đầy lo lắng, vì thế liền tìm Tiết Bính bàn bạc.

Sau khi thương nghị, hai người đều cho rằng có lẽ có vấn đề gì đó với lô hàng kia. Nếu đã xảy ra vấn đề thì phải giải quyết thế nào đây?

Ý kiến hai người có phần bất đồng. Điểm giống nhau là trước hết phải lấy được Lai Châu, nhưng sau đó thì Tiết Bính cho rằng hàng hóa, vật tư khẩn trương, tứ bề địch mạnh bao quanh, thế là đã không đạt được mục đích chiến lược rồi, nên rút lúi theo đường biển. Chủ trương của Trương Tuấn là cố thủ Lai Châu chờ cứu viện.

Tiết Bính không đồng ý, lấy tư liệu và bản đồ mà Tư gia cung cấp ra và nói:

Trương tướng quân xem này, phía Bắc của chúng ta có mười vạn Liêu binh ở Thông Châu, một vạn năm trăm binh ở Cẩm Châu. Tây có tám vạn binh của phủ Đại Định, Nam có tám vạn quân phòng giữ sông Địch, gấp sáu lần binh lực của ta, lấy lại Lai Châu, thời gian quân ta chuẩn bị chiến sự cũng chỉ có hai ba ngày. Hơn nữa, trang bị của quân ta cũng không bằng Liêu quân. Liêu quân ở vùng phụ cần có khoảng một trăm năm mươi khẩu đại bác có tầm bắn chừng năm trăm bước, hơn tám trăm xe hỏa tiễn, súy thủ pháo thì vô số kể. Lại thêm chuyện đất Lai Châu thấp, không lợi cho việc phòng thủ, một khi phát hiện ra ý đồ của chúng ta, ba mặt bao vây, trừ việc hoảng sợ mà nhảy xuống biển ra thì không còn lựa chọn nào khác.

Trương Tuấn lại nói:

Những nơi này đều là nơi trữ lượng binh hùng, tướng mạnh của Liêu quốc. Phỏng chừng hỏa khí của Kim quốc đều nằm ở chỗ này. Bọn chúng dám lấy ra toàn bộ, chúng ta phế của chúng một nửa. Vả lại, người ta còn phải giữ lại một phần hỏa khí ở phủ Lâm Hoàng, áp lực của Lai Châu chưa chắc đã không thể chống đỡ. Tiết tướng quân còn quên mất một điểm, người Nữ Chân vẫn đang ở phủ Hoàng Long. Binh mã Thông Châu dám xuôi Nam Lai Châu sao? Sơ ý một chút, người Nữ Chân xông đến, lấy mất Thông Châu, thế thì có thể thẳng tay tấn công phủ Lâm Hoàng.

Tiết Bính lắc đầu:

Không có ý nghĩa, kế hoạch ban đầu của chúng ta là thu hút kẻ địch ở Tây, Nam đến chi viện cho Lai Châu, để quân Tây Bắc và Vĩnh Hưng đánh bọc sường. Nếu tình hình hàng hóa, vật tư trước mắt của chúng ta như thế này thì Liêu quốc không chỉ không tập trung chi viện cho Nam, Tây Nam mà ngược lại sẽ là đánh cỏ động rắn, lấy phủ Lâm Hoàng là trung tâm thì viện binh khó mà trú ngụ ở hướng Nam và Tây được.

Thêm vào đó là cấm vệ quân do hạm đội Hàng Châu vận chuyển, lão tử có năm vạn binh, hắn dám không phái chi viện, lão tử sẽ thẳng tay tiến đánh phủ Lâm Hoàng.

Trương Tuấn cảm thấy cách dùng từ của mình có chút không thỏa đáng, bèn nói:

Quân lệnh mà bản tướng tiếp nhận là cố thủ Lai Châu, đợi thời cơ chiếm lĩnh Cẩm Châu. Quân lệnh như sơn, biết rõ là sẽ chết, bản tướng cũng không có gì phải tiếc. Bản tướng chỉ hi vọng giám quân đại nhân phối hợp với bản tướng ước thúc binh lính.

Lời đã nói đến nước này rồi, còn có thể thế nào được nữa? Tuy Tiết Bính là giám quân, nhưng cũng là tham mưu và giám thị, có trách nhiệm dẹp trừ phản loạn, chiến lược biến hóa, lộ tuyến hành quân thay đổi, giám quân không có quyền tham dự vào. Tiết Bính chỉ có thể ôm quyền nói:

Tiết mỗ sẽ dốc hết khả năng.

Đa tạ, người đâu.

Trương Tuấn dặn dò thân binh:

Phái người truyền lệnh cho hậu quân, lập tức truy đuổi tập kích quân chủ lực.

Vâng!

*****

Vì nhiều nguyên nhân mà vạn hậu quân đang tọa ở trăm mét ngoài, chức trách chính là cướp vật tư, hàng hóa, dùng một phần vũ khí hạng nặng bố trí phòng ngự, số còn lại đều tiến về Lai Châu.

Hiện tại thì hàng hóa, vật tư không có cách nào tới đúng thời gian, Trương Tuấn không nghĩ là sẽ còn có may mắn, quả quyết từ bỏ việc ngăn cản, toàn quân tập kích Lai Châu.

Đêm ấy, Trương Tuấn gọi các chính tướng và Chỉ Huy Sứ các cấp đến bàn bạc. Chính tướng thì có quyền chỉ huy nhất định với quân mã bản bộ. Doanh chỉ huy, sương chỉ huy đều thiết lập chủ tướng bản bộ.

Cấm vệ quân thiết lập không nhiều chính tướng, không phải vì không muốn thiết lập mà là vì có lúc chính tướng phải độc lập tác chiến, yêu cầu về năng lực rất cao. Bộ phận chủ tướng cũng không dám tín nhiệm chính tướng hoàn toàn, rằng chính tướng có thể theo kịp tiết tấu tấn công và triệt thoái của mình.

Nhưng các chủ tướng có năng lực đều vui vẻ thiết lập, có chính tướng bản bộ có thể cơ động, linh hoạt. Bản bộ của Trương Tuấn chỉ có một chính tướng, tên là Vương Ngạn.

Trên lịch sử, người này là anh hùng chống Kim của trú mã Thái Hành Sơn, sáng lập quân Bát Tự, dưới trướng có mười mấy vạn binh mã. Xem không ít nghị binh của lịch sử nước Tống thì biết, năm đó Tông Trạch tập hợp được đội quân gồm hai trăm vạn binh, được người Kim phong là Tông gia gia.

Đương nhiên, do không biết quản lý tài vụ, Tông gia gia quên mất việc hằng ngày hai trăm vạn binh phải tiêu dùng nữa, lại thiếu sự trợ giúp của triều đình, nên không giữ được sản nghiệp lớn như vậy, đừng nói là Tông Trạch khi đó.

Cho dù là bây giờ, việc muốn bồi dưỡng đội quân gồm hai trăm vạn binh cũng là rất khó khăn. Trừ phi giảm lương công chức.

Năm vạn binh trong tay Vương Ngạn sẽ là quân tiên phong, sau khi hành quân một ngày một đêm thì sẽ tiến đánh thành Lai Châu. Theo ý của Trương Tuấn, trong thành Lai Châu có bến tàu, hơn nữa còn có tường thành, nếu phân tán binh lực đi các nơi thì chỉ có thể bị tiêu diệt từng bộ phận.

Nhưng tác dụng ngược của nó cũng có, kẻ địch có thể tập trung đại bác tấn công. Vì vậy mà Vương Ngạn tự mình thỉnh chiến, sau khi đánh hạ Lai Châu sẽ đem bản bộ rút lui, cùng các tử sĩ tập kích hậu cần, lương thảo, đại bác của địch.

Trương Tuấn đồng ý, như vậy có thể giảm bớt rất nhiều áp lực thủ thành. Dù sao thì Liêu quốc cũng không phải là quân đội thuần vũ khí lạnh như Tây Hạ. Từ sau khi xuất hiện đại bác, tường thành càng trở nên yếu kém.

Một bộ phận hạm đội Hàng Châu chở theo cấm về quân, còn một bộ phận khác sẽ chi viện hỏa lực trên biển để cung cấp cho trong và ngoài thành.

Lúc cần thiết có thể lên bờ hỗ trợ phòng thủ. Mặc dù thuyền pháo có hạn, nhưng cũng có thể coi là một biện pháp cổ vũ sĩ khí.

Vào thời Bắc Tống, cấm vệ quân là đội quân chủ lực tuyệt đối, nhưng đến thời Nam Tống, Trương gia, Nhạc gia v. v đã đưa quân đội có tính chất quân phiệt trở thành quân chủ lực.

Đêm đó, Tiết Bính dẫn theo vệ binh của mình tập kích đại quân gồm ba trăm người của Liêu quốc, không tổn thất dù chỉ một binh sĩ. Đến bình minh, đại doanh điểm giờ Mão, Trương Tuấn phất cờ, tuyên bố mục đích thật sự của hành động lần này.

Một vạn năm nghìn binh sĩ không hề có lấy một tia sợ hãi, uhm... có sợ hãi cũng vô dụng. Cả đoàn quân hưởng ứng, tiến về Lai Châu. Còn quân tiên phong thì đã xuất phát từ nửa đêm, ngoại trừ một thanh đao, mỗi người chỉ đem theo quân lương đủ dùng trong ba ngày và tám súy thủ pháo. Vương Ngạn quyết đánh đến cùng, trong ba ngày mà không hạ được Lai Châu, toàn quân thà chịu chết đói.

Ở Đông Kinh, việc khiến Âu Dương lo lắng là sự sống chết của các thương thuyền đáy bằng kia. Không chỉ vì những người này là do mình xúi giục họ đi, mà còn vì sự an nguy của những chiếc thuyền này có quan hệ lớn đến sự thành bại của chiến dịch và sự sống chết của ba vạn binh lính tiền phương.

Đạn đã lên nòng, không thể không bắn. Đồng Quán tọa trấn ở trung lộ cũng không biết là đã xảy ra những vấn đề trên, khi thời gian hẹn ước vừa đến, quân Tây Bắc và quân Vĩnh Hưng từ từ di chuyển hướng về sông Địch.

Họ còn thời gian gần nửa tháng nữa mới có thể phơi bày ý đồ khai chiến, vì trong chiến lược đã được sắp xếp, Lai Châu phải thu hút sự chú ý của quân đội phía Nam, mới có thể giúp họ hành động bí mật và nhanh chóng được.

Đợi chờ là thống khổ, Triệu Ngọc thấy Âu Dương như người không tim không phổi, tuy rằng mình là người bảo Âu Dương tạm thời đừng rời khỏi Đông Kinh, nhưng Âu Dương cũng thoải mái quá thể rồi, đi khắp nơi du ngoạn, thăm bằng hữu của hiệp hội thương nghiệp, còn có hứng thú mở tiệc với các thương gia bản địa, tổ chức cuộc tọa đàm có liên quan đến việc đẩy mạnh giá đất Đông Kinh tăng vọt.

Ở vùng Bạch Vân của Dương Bình chỉ bán nhà và quyền sử dụng đất, nhưng ở Đông Kinh thì lại bán đất. Phải làm thế nào thì đất mới có giá chứ? Vậy thì phải khởi công xây dựng các công trình sinh hoạt văn hóa, nhân văn phù hợp trên đất đó, tạo môi trường sinh sống thoải mái, thư thái.

Lại có sự giúp đỡ đầu cơ của mọi người, thêm chút lời đồn đãi, quan Đông Kinh đông, người có tiền càng đông hơn, sức mua tăng mạnh, giá đất ở đây tự nhiên sẽ tăng lên thôi.

Nhưng lúc Âu Dương thảnh thơi thì lại xuất hiện ra chuyện ngoài ý muốn: Triệu Ngọc đến cung Quảng Đức. Âu Dương nghe được tin này liền chạy đến tìm, hắn cũng ở cung Quảng Đức.

Âu Dương biết Triệu Ngọc không tin vào phật, nàng có thể đến nơi này, chứng tỏ trong lòng nàng thật sự không có cơ sở, niềm tin không đủ. Điều khiến Âu Dương bất mãn chính là, giữa đường tóm đạo sĩ hỏi hắn mới biết, Vương Văn Khanh chiếu theo quy tắc yêu cầu Triệu Ngọc dâng hương, tắm rửa ở nơi an tịnh này ba ngày, để bày tỏ lòng thành tâm.

Nếu chuyện này xảy ra ở Dương Bình, phỏng chừng Vương Văn Khanh sẽ phải đi ăn cơm tù. Linh ta linh tinh, tình hình trước mắt không rõ ràng như vậy, thân là Hoàng Đế mà lại có tâm tình đến nơi này lãng phí ba ngày trời.

Nhưng lúc Âu Dương tới lại không nhìn thấy Triệu Ngọc. Nội thị vệ ở cửa chính rất áy náy và nói với Âu Dương rằng:

"Bệ hạ phân phó, nội trong ba ngày không ai được làm phiền. Có chuyện gì cần có thể tìm Lý Cương, bảo lý Cương giải quyết."

*****

Âu Dương hỏi:

"Ta nghĩ, nếu ta xông vào trong, thì các ngươi có chém chết ta không?"

Nội thị vệ vội nói:

"Đương nhiên là không, nhưng Âu đại nhân chắc chắn sẽ không làm khó đám huynh đệ chúng ta, đúng không?"

Âu Dương hỏi:

"Rốt cuộc là ai đã đề nghị Hoàng Thượng đến nơi này vậy?"

Nội thị vệ nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

"Hình như là ý kiến của Lý Cương."

"Lý Cương?"

Âu Dương cả kinh, cái tên Lý Cương này sẽ không ngốc đến vậy chứ.

"Không đúng, là Lý Bang Ngạn - Lý hữu tướng."

Hả? Cái tên tiểu tử đó cũng sẽ không ngốc như vậy đâu. Âu Dương đột nhiên nghĩ tới chuyện của lô hàng hóa kia, linh cảm lóe lên, lẽ nào chuyện đó là do Lý Bang Ngạn làm? Lẽ nào hắn còn muốn làm chuyện xấu? Động cơ nhất định là có, Hoàng Thượng tín nhiệm Lý Cương, còn hắn căn bản chỉ là một trong hai hữu tướng không có quyền lực.

Âu Dương nói:

"Ta có chuyện cần gặp Hoàng Thượng."

Nội thị vệ lắc đầu:

"Nếu Âu đại nhân cố chấp muốn vào, huynh đệ chúng ta cũng chỉ có thể dùng sức mạnh để cưỡng chế. Đả thương đại nhân chúng ta cũng khó lòng ăn nói với Bệ hạ, xin đại nhân đừng làm khó chúng ta."

"Ôi chao......."

Âu Dương chỉ có thể thở dài rồi nhấc chân rời khỏi.

....... .

Thái Hư Tử vừa nghe tin Hoàng Thượng bị Lý Bang Nhạn giựt dây bế quan tu luyện thì nhảy dựng lên:

"Nhất định là có âm mưu."

"Âm mưu gì?"

"Rất đơn giản."

Thái Hư Tử nói:

"Hoàng Thượng lệnh cho Lý Cương làm tổng lĩnh, nghĩa là có chuyện gì đều sẽ gửi đến Chính Sự Đường. Nếu là gửi cho Hoàng Thượng, từ thái giám đến cấm quân, đến nội thị vệ ai dám làm loạn? Nhưng Chính Sự Đường thì khác, người nhiều, việc thì phức tạp, công văn Lý đại nhân phải xử lý không phải kiểu nhiều thông thường. Nếu có một trong hai phần tư liệu quan trọng bị rút ra, Hoàng Thượng vừa ra tới, lập tức sẽ tìm Lý đại nhân làm phiền. Lấy một ví dụ đơn giản: Đồng Quán tọa trấn ở trung lộ có quân Vĩnh Hưng đột nhiên vì yêu cầu mà phải thay đổi chiến lược, vậy thì tất nhiên sẽ gửi công văn đến kinh thành cho Hoàng Thượng xem qua. Nếu không có sự phê chuẩn của Hoàng Thượng, thì kế hoạch đã định từ trước không được phép thay đổi. Suy đi tính lại, có thể phải tới một tháng mới phát hiện ra công văn không được gửi tới, đây chính là làm lỡ thời cơ chiến đấu."

Âu Dương lắc đầu:

"Cũng chưa chắc đã có chuyện trùng hợp như thế."

Thái Hư Tử nói:

"Thực ra cũng chẳng trùng hợp như thế, Lý Bang Ngạn cũng không phải là kẻ tính toán như thần, Nhưng vì sao tên tiểu tử này đột nhiên lại thuyết phục Hoàng Thượng đi vái thần vậy chứ?"

"........."

Âu Dương hít một hơi lạnh, hỏi:

"Ngươi biết tên Lý Tử treo cổ tự tử kia chứ? Thân quyến của hắn đáng lẽ hai ngày này phải đến rồi mới đúng."

"Ý của ngươi là có người xúi giục thân quyến của hắn gây chuyện?"

"Ngươi nghĩ mà xem, dù sao thì người ta cũng treo cổ tự tử ngoài cổng của phủ Lý. Dân gian vốn dĩ là có đủ loại bình luận. Không cần cái khác, một hồi náo loạn như vậy, Lý Cương tất nhiên sẽ không chuyên tâm mà xử lý chuyện này. Có vài người xấu thậm chí còn có thể lấy danh nghĩa của Lý Cương để xuất công văn. Ví dụ một công văn viết: Vật tư, hàng hóa chưa đến nơi, bảo quân Tây Bắc và quân Vĩnh Hưng không được phép tiến công. Sau khi sự việc diễn ra Lý Cương có trăm cái miệng cũng không giải thích được. Mà chuyện này nghiêm trọng ở chỗ, nếu không giết Lý Cương thì khó mà xoa dịu được sự căm phẫn của bách tính."

Thái Hư Tử nghi ngờ:

"Có khi nào có người lấy tính mạng của ba vạn tướng sĩ ra đùa giỡn?"

"Tạp Mao, ngươi ở Kim quốc lâu quá, giờ thiên hạ khá là đoàn kết. Ngươi đi đọc lịch sử mà xem, có bao nhiêu người vì hãm hại kẻ thù chính trị mà không thèm quan tâm đến lợi ích quốc gia."

Không cần nói chi xa, Âu Dương biết Nhạc Phi, tuy Nhạc Phi có chút hứng thú với cái gọi là ủng binh tự trọng*, nhưng ai không biết không có Nhạc Phi thì sẽ có phiền phức như thế nào chứ.

Còn nữa, Tần Cối mượn danh tiếng của quân tiên phong chủ lực phản tham, đánh chết một đống kẻ địch. Còn nữa, ở đời Đường đã hình thành học thuyết: đấu tranh chính trị tất phải học thuật giấu kín."

*Ủng binh tự trọng: Là những người nắm giữ binh quyền trong tay rồi lấy binh quyền gây sức ép với vua.

Thái Hư Tử cũng hiểu, giữa Lý Cương và Lý Bang Nhạn chỉ có một người có thể tồn tại, lý niệm và cách đối nhân xử thế của hai người có rất nhiều điểm khác biệt. Lý Bang Nhạn có nhiều thủ đoạn rất đen tối với kẻ thù chính trị.

Ví dụ, lúc Tống Huy Tông tại vị, Vương Phủ đã có mối bất hòa với Lý Bang Nhạn. Lý Băng Nhạn trực tiếp dựa thế Thái Kinh, nhân lức mắt của Thái Kinh có vấn đề, lén lút cấu kết với Thái Du, con trưởng của Thái Kinh, Lý Sư Thành hại Vương Phủ mất đi chức quan, cách chức làm thứ dân.

Cho nên Lý Bang Nhạn luôn là người tập trung thực quyền của Tống Huy Tông sau Thái Kinh. Kiểu tàn nhẫn của người này khá là hiếm thấy trong các quan viên đại Tống.


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-298)


<