Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên Tống - Hồi 161

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 161: Công lao áp đảo Hán Vũ Đế
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

"Bá phụ à, người tuy không bước ra khỏi cửa nửa bước nhưng lại biết được bao nhiêu chuyện."

Âu Dương hết lời khen ngợi. Tuy Âu Dương không biết chuyện này nhưng hắn cũng có thể nhìn ra chút manh mối. Mặc dù tân hỏa khí không thể thay thế được vũ khí lạnh, nhưng một khi thành công thì có thể trở thành vũ khí cần phải trang bị cho quân phòng ngự. Các tuyến đường đều sẽ được đưa cho sử dụng, duy chỉ có đường Hà Bắc Tây của Đồng Quán, nơi đây vốn được ưu tiên để cung cấp các loại vũ khí tinh nhuệ nhưng họ lại luôn lấy đủ các loại lý do để từ chối. Lúc thì mượn cớ Tần Phượng lộ đang chuẩn bị chiến tranh, khi thì lại nói đường Hà Bắc Đông cần phải hợp thành một góc với Tần Phượng lộ. Một lúc nữa lại bảo xưởng quân sự Dương Bình không có thời gian thi công. Mấy lần Đồng Quán dâng sớ đều bị gạt bỏ. Có thể thấy được Triệu Ngọc vẫn muốn cho Đồng Quán cơ hội, dù sao thì Đồng Quán cũng là một trong số ít ỏi nhân tài quân sự, nếu có trở về Xu Mật Viện nhậm chức thì vẫn sẽ có đất dụng võ.

"Thực ra, thông qua Hoàng Gia báo và những gì mà anh ngươi kể thì có thể đoán ra được bảy, tám phần."

Bá phụ nói:

"Đọc và nghe để biết nên hiểu như thế nào. Sau khi Tống Thái Tổ dùng rượu tước binh quyền, tổ tiên Âu gia chúng ta lo đám con cháu không hiểu chuyện, phạm phải điều cấm kị, nên đặc biệt để lại lời tổ huấn này. Từ tổ huấn có thể nhìn ra, sự hiểm ác của các cuộc nội chiến trong triều đình."

Sao bá phụ lại nói những lời này? Nguyên nhân là do Hoàng Gia báo nói vào tháng năm năm sau, triều đình sẽ tổ chức đợt võ cử đặc biệt vì hạm đội Hàng Châu, bá phụ hi vọng Âu Dương không làm chủ khảo của đợt võ cử này. Tướng lĩnh danh tiếng bên đường bộ hiện nay là môn sinh của ngươi, đường thủy cũng là môn sinh của ngươi, ngươi còn không bảo Hoàng Đế đổi người? Thực ra, Huệ Lan cũng đã nói với Âu Dương trọng điểm của chuyện này rồi, lúc ÂU Dương đang bàn chuyện hạm đội với Triệu Ngọc, cũng tỏ rõ đừng hành chết mình nữa, hãy bảo người khác làm chủ khảo đi. Triệu Ngọc gật đầu, cuối cùng quyết định sẽ để cho lão tướng lĩnh tam đại Trung Thanh làm quan chủ khảo của cuộc so tài ấy.

Ở quê nhà một tháng, nha dịch cũng may mắn tìm được mấy vị thái y đã nghỉ hưu, sau khi xem bênh xong, thái y tỏ rõ, chỉ cần chú tâm điều trị, bá mẫu của Âu Dương vẫn có khả năng đi lại trở lại được, nhưng không có cách nào làm những công việc nặng nhọc. Âu Dương vui mừng đưa cho thái ý vạn quan, thái y vì vậy mà cũng rất đỗi vui mừng, có chăm bệnh cả đời cho Hoàng Thượng cũng kiếm không được một khoản tiền lớn như vậy. Do đó mà thái y đảm bảo, trong vòng nửa năm, ông ta nhất định sẽ giúp cho bá mẫu của Âu Dương có thể xuống giường đi lại được.

Trung tuần tháng ba, Âu Dương từ biệt bá phụ và rời khỏi quê nhà. Trận đá cầu mỗi năm được tổ chức một lần cần bắt đầu chuẩn bị, đợt võ cử đặc biệt kia cũng cần phải bắt đầu rồi. Tô Thiên ở Tây Bắc cũng sắp về để bàn bạc chuyện này, bên xưởng quân sự cũng nên có chút động tĩnh rồi. Việc quá nhiều, Âu Dương không còn cách nào khác là phải trở về.

Đến Tân Thành đón Vương Bảo Phúc, Âu Dương được gặp cha của Bảo Phúc, hai người gặp nhau mà chẳng nói gì, với việc Âu Dương muốn dẫn Bảo Phúc đi, cha bảo phúc cũng không có ý kiến, hai bên nhìn nhau không nói, Âu Dương cũng tránh được một bữa cơm, hắn khách sáo mời mọi người có thời gian thì có thể đến Dương Bình chơi, sau đó dẫn Bảo Phúc lên đường.

Bảo Phúc rất hiểu chuyện, miệng cũng rất ngọt. Sau khi được mặc bộ xiêm y mới và xinh xắn, trông cô bé thật dễ thương. Các nha dịch đi cùng cũng rất thích cô bé. Đến Hàng Châu, hắn lại tiếp kiến Chu An thêm một lần nữa. Đúng lúc Chu An cũng vừa mới cử Chu Bình lên đường đến Dương Bình, vừa nhìn xung quanh, vừa vặn có thể mang theo, nên Chu An đã mang theo hơn mười người trong hạm đội cùng cô đến Dương Bình. Phải nói một người con gái như Chu Bình đi lại cũng chẳng khó khăn gì, không mang theo hạ nhân, mà toàn mang theo những người được chọn ra từ nội bộ của Chu phủ, dọc đường đi còn chỉ bảo thêm cho bọn họ nữa. Còn Âu Dương lại cảm thấy người trong Chu phủ hình như là sợ Chu Bình hơn là sợ Chu An.

Có Chu Bình gia nhập, Âu Bình cuống quýt cả lên. Ở bên cạnh Âu Dương mà cứ ngây ra như phỗng. Nói với cậu ta cái gì cậu ta cũng không tập trung. Âu Dương thấy tên tiểu tử này vẫn chưa khôi phục tinh thần, bèn điều Âu Bình lên thuyền của Chu Bình, còn mình nhờ vậy mà cũng sẽ sung sướng và nhàn hạ. Về phần đôi nam nữ này có nảy sinh những chuyện không nên nảy sinh hay không thì Âu Dương cũng không thèm bận tâm nữa. Mọi người đều là người nhã nhặn và lịch sự, nên sẽ không có chuyện có người sẽ bị ép tới mức nhảy sông tự tử đúng không nào.

.......... .

Trên đường trở về Dương Bình, thân là một tri huyện mà lại bỏ bê công việc thì quả là một hành vi không chính đáng. Những người đồng hành cũng rất hâm mô tri huyện như Âu Dương. Không nói gì đến chuyện có tiền để cầm, mà không ở trong huyện lị cũng vẫn có tiền như thế. Quan trọng nhất là cho dù có ở lại huyện lị, những chuyện vụn vặt trong huyện lị không được xử lý kịp thời mà vẫn có tiền. Âu Dương coi chức tri huyện như là một trò cười, thực ra cái nhất của những người đọc sách như chúng ta là chẳng phải làm gì, nếu đã như thế thì chi bằng cứ để cho bọn họ đi quản lí là được rồi. Một khi hiệu quả công việc của các ty kỳ chức được nâng cao, Âu Dương có muốn kiếm chuyện cũng kiếm chẳng ra.

Như việc Âu Dương trở về nha môn, Triển Minh và Cam Tín sẽ hỏi mấy cấu. sau đó lại khen Vương Bảo Phúc một chút, chứ không hề có ý báo cáo công tác. Qua một lúc không lâu lắm Âu Dương mới biết, bọn họ không báo cáo công việc là vì tin tức của họ không đủ nhanh nhạy.

Người đầu tiên đến tìm Âu Dương là Tô lão gia, có thể nói, người này và Tô Thiên chính là đầu não của hiệp hội thương nghiệp Dương Bình. Bình thường Tô lão gia không hay hỏi chuyện, Âu Dương cũng không làm việc cụ thể, Âu Dương vốn nghĩ lần này Tô lão gia đến đây cũng chỉ là để thăm hỏi một chút, không ngờ Tô lão gia lại đép đến một tin có thể được liệt vào tin không tốt.

Âu Bình đi giúp Chu Bình sắp xếp công việc, Lương Hồng Ngọc thì dẫn Vương Bảo Phúc đi mua một số đồ dùng sinh hoạt, sau đó còn dẫn đến học đường báo danh. Âu Dương bảo Tô lão gia vào trong thư phòng. Sau khi nói mấy câu khách sáo, Tô lão gia bắt đầu đi vào vấn đề chính:

"Đại nhân, người có quen biết Thái Học Sĩ Trần Đông không?"

Trần Đông? Cũng không thể nói là có quen biết. Nhưng mà không lâu trước đây trong một chuyện có liên quan đến Trương Bang Xương, bản thân hắn có mượn tay của hắn để dùng một chút. Nói thân thiết ư, trong triều đình cho dù là Lý Cương hắn cũng không thể nói là thân thiết được. Người này cương trực công chính, tính cách có chút giống với Tông Trạch, nhưng thức thời hơn Tông Trạch một chút. Nhưng năng lực làm việc lại kém hơn Tông Trạch rất nhiều. Âu Dương gật đầu:

"Có quen biết, không biết Tô lão gia đột nhiên hỏi vấn đề này có nguyên cớ gì không?"

Tô lão gia gật đầu:

"Ta vừa nhận được tin, hôm trước Trần Đông đã dâng sớ lên triều đình, liệt kê mười tật xấu của việc vừa làm quan vừa làm thương gia, khẩn cầu Hoàng Thượng ra lệnh cấm không cho quan viên bản đị tham gia vào việc buôn bán."

"Các đại thần và Hoàng Thượng nghĩ thế nào?"

"Đại nhân cũng biết rồi đấy, nào có quan viên nào ở kinh thành mà không có quan hệ không thể nói rõ với các thương nhân. Hắn bị các đại thần có mặt ở trong triều mắng té tát, mong Hoàng Thượng giáng tội Trần Đông. Nhưng điều khiến người ta thắc mắc là Hoàng Thượng lại thấy hai bên đều có lí cả, nên mọi chuyện cứ như vậy mà bị gác lại."

Sau một hồi trầm ngâm, Âu Dương nói:

"Tô lão gia nghi ngờ Trần Tông đang làm theo sự sai bảo của Hoàng Thượng? Mà triều đình lại đang muốn làm cái quái quỷ gì vậy?"

"Vâng, theo tin tức đưa về, tiền giấy Tống sắp sửa được mang ra lưu thông trong thị trường."

Tô lão gia nói:

"Đại nhân cũng biết rồi đấy, tiền của triều đình không phải không thể lưu hành, nhưng triều đình thì có bao nhiêu tiền mặt chứ?"

Uhm, đây là sự chuẩn bị liên quan đến tiền. Tiền mặt mà triều đình chuẩn bị càng ít, thì Tống tệ sẽ càng bị mất giá. Triệu Ngọc nếu muốn tay không giết giặc, thì tổn thất của các thương nhân sẽ không phải là nhỏ, phiền phức nhất là tổn thất ở phía ngân hàng. Vốn dĩ ngươi gửi tiết kiệm một quan tiền, nay một quan tiền chỉ có thể mua được vật dụng có giá nửa quan tiền thì ngươi lỗ chắc. Lão bá tách đương nhiên sẽ không chịu gửi nữa. Mà tiền bạc của các thương nhân có tài sản nhiều nhất cũng sẽ bị co lại trên diện rộng. Nếu triều đình thu một trăm quan tiền, một trăm quan bằng tiền giấy, thì căn bản không có gì khác biệt, nếu như thu một trăm, hai trăm, vậy thì vấn đề trở nên nghiêm trọng rồi.

Tấu chương mà Âu Dương dâng lên cho Triệu Ngọc là xin phát hành công trái. Hoặc là tiến hành với biện pháp khá ôn hòa: thu một trăm lưu hành một trăm hai. Hoặc là ủy thác cho ngân hàng tư nhân Dương Bình phát hành tiền giấy, thu tiền đồng, sau cùng sẽ dùng vàng để làm tiêu chuẩn đánh giá.

Tô lão gia nói:

"Điều quan trọng nhất trong tấu chương mà Trần Đông dâng lên cho Hoàng Thượng là thương nhân có thể là chủ đạo của nền kinh tế nước Tống. Mà việc phát hành tiền giấy lại khống chế được chuyện này phát sinh. Lão cũng không đồng ý với việc triều đình từ bỏ tiền giấy, nhưng bây giờ thực tiền thực chất có bao nhiêu lão cũng không biết, nên có chút chột dạ. Nói xúi quẩy, ngân hàng tư nhân Dương Bình có khả năng sẽ bị đóng cửa."

Âu Dương khẽ cau mày, việc phát hành tiền tệ ở quốc gia này vốn dĩ đã không công bằng rồi, phát hành ra nhiều tiền thì cần lão bá tánh dùng chúng. Dưới sự tăng trưởng kinh tế thì có thể có sự gia tăng thích hợp. Nhưng Âu Dương không nghĩ là Triệu Ngọc muốn có sự gia tăng hợp lý. Nếu không nàng ta nhất định sẽ nói chuyện này với mình, dù sao thì mình cũng sẽ tán thành rồi. Âu Dương đề xuất lấy thuế lợi làm tiêu chuẩn, ví dụ như năm ngoái quốc khố thu vào một trăm quan, năm này thu vào một trăm hai ươi quan, vậy thì có thể phát hành tiền giấy ba mươi quan trở lại là hợp lý. Nhưng nếu ngươi muốn phát hành hai trăm thì sẽ trở thành lạm phát. Tuy rằng nước Tống không có khái niệm về lạm phát, nhưng người của Hộ Bộ cũng không phải là không biết đến ảnh hưởng của nó.

Quốc khố không có bao nhiêu tiền, điều này Âu Dương biết rõ. Tây Bắc có chiến tranh, mua quân hỏa, Tây Nam giảm thuế ruộng, trấn an Tây Bắc, chiến thuyền cho hạm đội Hàng Châu, bến tàu, phí xây dựng quân doanh. Còn có.... Nếu như vậy á thì... Âu Dương nói:

"Tô lão, Hoàng Thượng hình như có chút chỉ để ý đến cái lợi trước mắt."

"Vâng, lão cũng cảm thấy thế."

Hoàng Thượng cần tiền, đương nhiên sẽ có để dùng. Làm thông con đường tơ lụa, có thể giúp cho công trạng của nàng ấy được ghi chép trong lịch sử lại tăng thêm một bậc. Nhưng đả thông con đường này không phải là chuyện ngày một ngày hai. Muốn biến nó thành đường phòng bị, không biết cần phải tiêu tốn bao nhiêu tiền mới đủ. Lần này phong thiện Thái Sơn, Triệu Ngọc miễn cưỡng cũng có chút tư cách, nhưng căn cứ vào tính toán của Âu Dương lúc nhàm chán, thì phí dùng cho tùy tùng của các Phiên Vương*, phí xây dựng các tuyến đường, vv, ít nhất cũng không nhỏ hơn hai nghìn vạn quan tiền, cái này còn chưa tính đến tổn thất của bách tính.

*Phiên Vương: Chư hầu.

Hoặc cũng có thể là... Âu Dương kinh hãi:

"Lẽ nào Hoàng Thượng muốn liên Liêu đối Kim, hoặc là liên Kim đối Liêu?"

Đối Kim, đến hình thức sơ khai của hạm đội còn chưa có, đối Liêu thì càng vớ vẩn hơn, lưỡng bại câu thương, người Kim được lợi. Nhưng chỉ có cách giải thích này là hợp lí nhất, cũng là kiến giải có khả năng nhất để giải thích cho việc vì sao Triệu Ngọc bỗng nhiên lại có thái độ mổ gà lấy trứng. Âu Dương vội gọi người:

"Người đâu, mau tìm Huệ Lan đến đây."

...

Huệ Lan vừa nói một cái thì Âu Dương đã biết lần này rắc rối to rồi. Hoàn Nhan A Cốt Tá phái con trai dâng sơ đến Đông Kinh, hơn nữa còn lấy thân phận Phiên Vương tiếp nhận sắc phong của Triệu Ngọc, tôn Tống lên làm phụ quốc. Đồng thời nói rằng sẽ dâng cống phẩm làm lễ vào mỗi năm.

Tô lão gia ngược lại vẫn chưa phát giác ra vấn đề gì, lão chỉ nói:

"Đại nhân, lúc nãy người nói Hoàng Thượng chỉ màng đến cái lợi trước mắt. Nhưng nếu người làm vậy mà có thể biến một Kim quốc lớn mạnh trở thành phiên thuộc của Đại Tống, tương đương với việc đem Kim quốc sáp nhập vào Đại Tống ta thì đây sẽ là chiến công lẫy lừng."

"Tô lão gia không biết đấy chứ, Kim quốc này."

Huệ Lan cười và nói:

"Đại nhân, nếu chỉ là chuyện này thì Huệ Lan nhất định sẽ phái người nhanh chóng thông báo. Chỉ có điều vẫn còn một chuyện khác nữa. Triều đình phái Hộ Bộ Thượng Thư làm khâm sai đến phủ Lâm Hoàng của Liêu quốc để thương nghị về việc mua lại Tân Châu, Vũ Châu, Ứng Châu và Mạc Châu của mười sáu châu Yến Vân."

Âu Dương buồn bực hỏi:

"Là ý gì?"

"Là hạm đội Hàng Châu. Hoàng Thượng dốc sức xây dựng hạm đội Hàng Châu, đồng thời công khai tổ chức cuộc thi võ cử để chọn ra các tướng lĩnh cho hạm đội vào tháng năm. Đoàn sứ giả Liêu quốc nói đồng ý cùng với Liêu quốc xây dựng lại hiệp ước đồng minh, hai nước cùng nhau chống Kim. Kim quốc nhận được tin tức này thì vô cùng hoảng sợ, một khi hạm đội Tống triều liên minh với Liêu quốc, thì người Tống có thể men theo đường biển mà chặn đường lui của người Kim, người Kim coi như thất bại. Cho nên mới dâng thư thần phục."

"Ừ."

Âu Dương yên tâm hẳn. Triệu Ngọc này đúng là có chút nóng vội, muốn mau chóng lấy lại mười sáu châu Yến Vân. Nhưng mà trong muôn vàn biện pháp lại chọn một cách rất giống thương nhân.

Huệ Lan nói:

"Đại nhân có thể còn có điều chưa rõ, sau khi Tây Bắc đại thắng, Hoàng Thượng đã đặc biệt tuyển chọn mười mấy người để tiến hành nghiên cứu. Hoàng Thượng rất rõ thứ mà Đại Tống không thiếu nhất lúc này chính là tiền. Chỉ cần có thể dùng tiền để giải quyết vấn đề thì nó không còn là vấn đề gì nữa."

Cũng giống như lời mình đã nói với Triệu Ngọc, dùng cách lợi dụng việc tiền tệ bị mất giá mà cướp lấy tài nguyên từ người Liêu. Uhm... Triệu Ngọc cho phát hành tiền giấy cũng có lý. Tin rằng kế hoạch này sẽ đem lại tổn thất nặng nề cho người Liêu. Một khi mười sáu châu Yến Vân được lấy lại, thì công đức có thể ngang hàng với Hán Vũ Đế. Nếu như không đánh mà có thể lấy lại được mười sáu châu Yến Vân thì công lao sẽ áp đảo Hán Vũ Đế.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<