Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Giang hồ tham án truyền kỳ - Hồi 455

Giang hồ tham án truyền kỳ
Trọn bộ 503 hồi
Hồi 455: Lang Hỏa Trùng Thiên
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-503)

Gió thu thổi, rơm vàng chín thu. Sửa chuồng dê, bận bịu bó rơm.

Một bài ca nhi đồng, nói về các hộ chăn thả phương Bắc, sắp đến mùa đông, phải bận rộn làm việc.

Thời tiết mỗi lần đến cuối thu đầu đông, luôn luôn phải bận rộn một trận. Người ta phải chuẩn bị rau quả lương thực qua mùa đông, sớm chứa vào hầm. Súc vật cũng phải chuẩn bị trú đông, chẳng những cần sửa chữa gia cố chuồng trại, quan trọng hơn là chuẩn bị trước cỏ khô qua đông.

Trên sườn súi có hai bóng người một cao một thấp bước đi. Hán tử cao cao ước chừng có ba bốn mươi tuổi, áo ngoài cộc tay thoáng mát. Còn người thấp bé chính là một tiểu đồng, cũng có bảy tám tuổi, mặc vào một bộ áo bông thật dày.

Một tay của hán tử dắt tay tiểu đồng, một tay khác thì cầm một thanh liêm đao. Tiểu đồng đi theo có chút vất vả, vừa đi vừa thở:

- Cha... Chúng ta đi nơi nào mà xa vậy!

Hôm nay mặt trời lên cao, đi nửa ngày đường trên thân đã bắt đầu phát nóng, trên chóp mũi tiểu đồng cũng chảy ra mồ hôi mịn. Hán tử kia chất phác cười một tiếng, nói:

- Cẩu Oa, hôm nay chúng ta đi cắt cỏ cho gia súc!

- Vậy tại sao chúng ta phải đi xa như vậy?

Cẩu Oa thở phì phò.

- Bởi vì nơi này cỏ mọc rất tốt! Vất vả lắm mới yên tĩnh mấy tháng, cũng nên đi lấy một ít cỏ thu!

Hán tử không có nói cho nhi tử, chính là nơi này mặc dù cỏ mọc rất tốt, nhưng cũng có chút nguy hiểm. Vùng này thường xuyên nghe nói có kỵ binh Khiết Đan cướp bóc người Trung Nguyên đi chăn thả, người Khiết Đan cũng gọi là lũng cắt cỏ. Người Hán tới đây nhiều lắm chỉ để cắt cỏ, mà người Khiết Đan thì lại muốn giết người!

Hai cha con ra khỏi thành đi hướng bắc khoảng mười dặm đường, thực sự là không nên đi về phía bên này. Nhưng mà đồng cỏ cạnh thành đã bị gặt sạch sẽ rồi, nếu không mạo hiểm một chút thì năm nay trú đông chỉ sợ cỏ khô có chút không đủ.

Mặc dù trong lòng Hán tử có chút thấp thỏm, nhưng vẫn đánh bạo mà đi. Hắn chưa từng đọc sách, nhưng sinh hoạt lâu dài trên biên cảnh, cũng nắm giữ rất nhiều cách thức sinh tồn. Hơn nửa năm trước ở đây vừa mới phát sinh một trận đại chiến, tuy nói Đại Tống cuối cùng cũng thất bại, nhưng mà người Khiết Đan cũng chẳng dễ chịu gì, tử thương vô số, chắc hẳn bây giờ còn chưa thở ra hơi. Huống hồ khí trời hôm nay càng lạnh, ai mà không muốn thành thật trốn trong nhà, đốt lò than, uống chút rượu đây? Dù sao người Khiết Đan cũng chỉ là con người.

Cẩu Oa lại hỏi:

- Ở đây sao cỏ lại mọc tốt?

Trái tim hán tử không khỏi nhảy lên thình thịch. Hắn không dám kể chuyện mà mình nghe được cho con trai bé bỏng nghe. Nghe người ta nói, nửa năm trước nơi này phát sinh một trận đại chiến, máu chảy thành sông, thây chất như núi. Núi thi thể này khiêng không xuể, chỉ có thể vùi lấp ngay tại chỗ, thậm chí chôn cũng không chôn, trực tiếp phơi thây chốn hoang dã. Tình cảnh này nhất định là cực kỳ đáng sợ, đại đa số người đều không dám nhìn một cái, chỉ là nghe người khác nói mà thôi, trải qua một mùa hè nóng bỏng, thi thể hư thối biến thành phân bón thiên nhiên, bởi vậy cỏ mọc nơi này mới tươi tốt một cách khác thường.

Hán tử trầm mặc một hồi, mang theo nhi tử bò lên dốc núi. Còn chưa kịp thở một hơi, sắc mặt hán tử đột nhiên biến đổi. Bởi vì hắn trông thấy dưới mặt sườn núi cũng có một đội kỵ binh đang chậm rãi lên dốc.

Đội ngũ kỵ binh ba người một hàng, quanh co trải dài đến chân trời. Trong đội ngũ cờ xí phấp phới, thứ tự rõ ràng. Đây cũng không phải là nhân mã Khiết Đan đi cướp bóc, mà là đại quân Liêu quốc!

Hán tử biết điều này có ý vị gì, hai chân bắt đầu run rẩy, bỗng dưng nắm chặt bàn tay nhi tử, quay người quát:

- Mau... Chạy mau!

Tiếng la của hắn rất nhanh liền bị gió thổi tản. Nương theo cơn gió lạnh cuốn đến còn có mấy chục mũi tên. Chục mũi tên kình lực mạnh mẽ như thế ghim hai cha con xuống mặt đất. Máu tươi xuôi theo liêm đao trong tay hán tử, nhuộm cỏ thu dưới mặt đất thành màu đỏ máu...

Khương địch hà tu oán dương liễu, xuân phong bất độ ngọc môn quan (*). Vùng Tây Bắc hoang vu lạnh lẽo, gió xuân xưa nay không chịu chiếu cố một chút, nhưng gió bắc lại tới sớm hơn bất kỳ địa phương nào.

Lão Lưu đầu ngẩng đầu nhìn bầu trời u ám, quay người vào phòng, đóng chặt tấm cửa gỗ. Trong phòng, ông bạn già lão Dương đã nấu một nồi thị dê, mùi thơm lừng lan tỏa khắp phòng. Người nơi này không ngại mùi tanh nồng, trong canh chỉ bỏ ít muối ăn. Hương vị mang theo khói lửa mới là cực kỳ hưởng thụ.

Hôm nay hai người làm thịt một con dê rừng, đủ để ăn mấy ngày. Trong trạm dịch nho nhỏ này, thời khắc thoải mái nhất của hai người không gì hơn được lúc này. Tuy nói là nghèo nàn, nhưng cũng coi như là thanh tĩnh.

Lão Dương múc một muỗng canh, ngon lành nếm thử một miếng, còn khoa trương thở ra một hơi khí nóng. Hắn nhìn xem lão Lưu đầu, cười nói:

- Lão Lưu, ngươi còn nhìn cái gì? Giờ khắc này chẳng có việc gì đâu, nhanh đi đun giường sửi đi. Ta ăn nồi lẩu, uống chút rượu, sưởi ấm rồi chui vào trong chăn thôi!

Hắn "Chậc chậc" hai tiếng, cảm thán nói:

- Cuộc sống thế này cho làm thần tiên cũng không làm!

Hai hàng lông mày rậm rạp của lão Lưu đầu ở mi tâm nặn ra một chữ "Xuyên" (川), trên mặt từ đầu đến cuối mang theo một tia thần sắc ưu sầu. Hắn cũng không nhiều lời, phối hợp đi đun giường sửi.

Lão Lưu và lão Dương kỳ thật chỉ hơn bốn mươi tuổi, tuy nói không tính là già, nhưng nét tang thương trên mặt đã bị khắc sâu do sự ma luyện của bão cát Tây Bắc. Hai người trông coi trạm dịch nhỏ này ở biên giới Tây Bắc đã hơn mười năm rồi. Trấn nhỏ gần đây nhất cũng cách một trăm dặm đường, đến mùa đông thì càng không có mấy người tới nơi này.

Giường sưởi đốt lên, trong phòng càng lúc càng ấm áp. Nhất là ngoài phòng gió bắc gào thét, trong phòng càng có vẻ khoan khoái. Lão Dương lại nếm một miếng thịt dê, hưng phấn nói:

- Chín rồi chín rồi!

Lão Lưu đầu bỗng nhiên dừng lại, đứng tại chỗ phảng phất như một pho tượng đá. Lão Dương buồn bực nói:

- Ngươi sao thế? Có việc gì à?

Lão Lưu đầu lắc lắc đầu, giống như là đang tập trung lắng nghe, một lát sau mới nói:

- Nghe đi, hình như là tiếng vó ngựa!

Lão Dương cũng nhíu mày, giờ này tiếng vó ngựa từ đâu mà tới? Chẳng lẽ là...

Hai người không kịp nghĩ nhiều, chỉ nghe thấy vài tiếng gõ cửa "Phanh phanh phanh". Cửa lớn trạm dịch bị người đập vang. Lão Lưu đầu nhanh nhẹn mở cửa phòng, vọt qua viện tử, chạy tới cửa chính. Gió lạnh ùa vào phòng thổi tan mùi thơm của nồi canh dê.

Lão Dương ném cái thìa vào nồi, cũng vội vàng chạy ra ngoài. Chỉ thấy lão Lưu đầu đã mở cửa lớn ra, có một người nằm trước cửa, cách không xa còn một con ngựa nằm đấy!

Người là sai dịch đưa tin, ngựa là quân mã truyền tin. Khóe miệng ngựa khạc ra một bãi nước bọt, sớm đã không có khí tức. Mà lồng ngực người kia còn nhấp nhô rất khẽ, chỉ là hai mắt nhắm nghiền, hàm răng cắn chặt, hai tay ôm chặt ngực.

Lão Lưu đầu vội nói:

- Phụ một tay!

Hai người nhấc người kia lên đưa vào trong phòng. Lão Dương múc một bát canh nóng đưa đến bên miệng người kia, đút cho hắn uống. Ai ngờ vừa uống nửa muôi canh nóng, người kia bỗng dưng ho khan, chẳng những ho ra nước canh, mà còn nôn ra một bãi máu lỡn.

Lão Lưu đầu và lão Dương đều sợ hãi kêu lên. Qua nhiều nằm như vậy, ngựa truyền tống thư tín khẩn cấp chạy đến chết, bọn họ thấy không ít, nhưng mà có người chạy đến mức này thì lại thấy lần đầu tiên.

Người kia hơi hé mắt ra, trông thấy trang phục của hai người, trong mắt lóe ra một tia lửa. Hắn giãy dụa lấy một quyển sổ gấp ra từ trong ngực, lẩm bẩm nói:

- Nhanh... Nhanh... Tám trăm dặm khẩn cấp... Bộ lạc Đảng Hạng Lý Kế Thiên... Xuất phát từ Ngân Châu... Lại lần nữa xuất binh...

Người kia nói xong mấy chữ này thì ngoẹo đầu, không còn lên tiếng nữa.

Lão Lưu đầu kinh ngạc nhìn xem thi thể trong ngực, nhất thời nói không nên lời. Lão Dương cũng lâm vào kinh hãi thật sâu. Nhưng hai người cũng không sững sờ bao lâu, lão Dương vứt cái thìa xuống mặt đất, cầm sổ gấp trong tay người kia, nhét vào trong ngực, nhanh chân bước ra ngoài.

Lão Lưu đầu đứng dậy đưa tiễn, rời cửa, lão Dương đã dẫn ngựa ra. Lão bằng hữu làm cộng sự vài chục năm, ngầm hiểu lẫn nhau, cuối cùng lại nhìn nhau một chút, đều nhìn ra ý ly biệt trong mắt đối phương. Chuyến này đưa tin không biết còn có cơ hội gặp lại hay không...

Lão Lưu đầu trầm giọng nói:

- Lão Dương, ngươi đi trước một bước. Ta... Sau đó sẽ đến...

(chưa xong còn tiếp.)

(*)

Xuất tái - Lương Châu từ

Hoàng Hà viễn thướng bạch vân gian,

Nhất phiến cô thành vạn nhận san.

Khương địch hà tu oán "Dương liễu",

Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan.

Dịch nghĩa: Nam Trân

Hoàng Hà, mây trắng liền nhau

Thành côi một mảnh, núi cao tiếp trời

Thổi chi "Chiết liễu" sáo ơi

Gió xuân đâu lọt ra ngoài Ngọc Môn.

*****

Biên giới Tây Nam. Từng được khen là đất nước kho trời (ý nói giàu có trù phú), ở nơi này đã không còn chút bóng dáng nào. Ngược lại sương mù đặc hữu của đất Thục, đến nơi này vẫn dày đặc không tán đi nổi. Chó đất Thục sủa mặt trời (*), đại khái chính là nói về tình cảnh thế này.

(*) Chó đất Thục sủa mặt trời: Liễu Tông Nguyên trong "Dung Vĩ Trung Lập Luận Sư Đạo Sách" nói: vùng Tứ Xuyên nhiều mây, chó ở nơi đó ít thấy ánh sáng mặt trời, mỗi lần thấy ánh sáng mặt trời là sủa lên, ví với sự ngỡ ngàng vì ít thấy.

Chẳng qua hôm nay thời tiết lại đẹp hiếm thấy. Trên trời không có một áng mây màu, mặt trời lên cao một nửa, rất nhanh xua tan sường mù. Một binh sĩ mang giáp, trong nách còn kẹp trường mâu của mình, hai cánh tay đang buộc nút thắt trước ngực giáp.

Hắn đang muốn đi lên cổng thành đổi chỗ gác. Con đường này đã đi không biết bao nhiêu lần, từ phòng trực ra đến trạm gác phải ngoặt bảy lối, cầu thang tổng cộng có ba trăm mười hai bậc. Hắn chẳng thèm ngẩng đầu lên, thậm chí là nhắm mắt cũng chẳng lo bị trượt chân.

Đi đến vị trí của mình, nút thắt cũng buộc xong, hắn dùng chân đá đá người to con bên cạnh cột gác. Đây cũng là công việc phải làm mỗi ngày, đánh thức đồng bạn đứng gác đêm. Không ai có thể chịu nổi một đêm cô quạnh mà không ngủ gà ngủ gật, dù sao chỗ này cũng chẳng có việc gì quan trọng. Tháng ngày sinh hoạt bình thản như nước, để người ta quên đi thời gian trôi.

Hắn và "To con" kết bạn đứng gác đã là năm thứ ba rồi. Một người đứng gác sáng, một người khác đứng gác đêm, nửa tháng thay phiên một lần. "To con" họ Cao, dáng dấp cũng cao, ngoại hiệu gọi là "To con".

"To con" bị đạp tỉnh, hé mắt nhìn một cái, chậm rãi duỗi lưng. Bởi vì thời gian dài bất động cộng thêm ban đêm khí lạnh thẩm thấu, khớp nối toàn thân cũng trở nên cứng ngắc. "To con" đứng dậy, hoạt động gân cốt một chút. Hắn còn chưa nóng vội trở về, hiếm thấy thời tiết hôm nay đẹp như vậy.

"To con" mở mắt ngóng nhìn ngoài thành, chỉ nhìn một cái liền khiến hắn sợ đến mức tí nữa ngồi phịch xuống tại chỗ.

Đồng bạn của hắn cũng kỳ quái thuận theo ánh mắt của "To con" mà nhìn về phía xa xa. Chỉ thấy ở bên ngoài thành, nơi hai ngọn núi giao nhau tạo nên một dải đất hẹp dài, cỏ hoang và đá vụn ban đầu không thấy đâu, thay vào đó là từng trướng bồng bằng lông cừu.

Các trướng bồng tựa như cây nấm mọc lên từ trong đất, tự dưng liền xuất hiện. Lúc này từ trong trướng bồng có vô số người lục tục bước ra, những người này không mặc giáp trụ, chỉ mặc áo da áo bông che nửa người, lộ ra một đầu bả vai và một cánh tay. Xung quanh trướng bồng đâu cũng là ngựa và bò Tây Tạng, còn có chó ngao hình thể to lớn, tướng mạo hung ác.

"To con" kinh hoàng la lên:

- Thổ Phiên... Người Thổ Phiên tới rồi...

"Ba ba ba ba..." Ngón tay của Trần chưởng quỹ bay lượn trên bàn tính. Trước mặt ông châm một ngọn đèn dầu, bên tay trái đặt một bản sổ sách thật dày, bên tay phải là một chồng ngân phiếu rất dày.

Hàng năm đến thời gian này, Trần chưởng quỹ phải bắt đầu làm công việc này, ngày nào cũng bận rộn đến nửa đêm. Kim Lăng giàu có, quanh năm suốt tháng tiền bạc qua tay như nước chảy. Cho tới bây giờ nếu không tính toán sổ sách của một năm tròn thì sẽ nhầm lẫn mất.

Trần chưởng quỹ trời sinh tính cẩn thận, không muốn nhờ người ngoài làm hộ công việc này, hàng năm đều tự thân đi làm. Một người tính toán sổ sách cả năm, quả thực có chút phí sức, nhưng Trần chưởng quỹ lại thấy thích.

Tiểu nữ nhi bưng tới một bát canh nóng, nói ra:

- Phụ thân, húp miếng canh làm ấm thân đi!

Trần chưởng quỹ gật đầu, nhưng cũng không bỏ công việc trong tay xuống. Ngón tay ông vẫn như cũ cấp tốc gảy gảy bàn tính, trong lòng tính đi tính lại, hai năm nay kiếm lời không ít, vốn liếng cũng dần giàu có rồi. Hiện tại tiểu nữ nhi cũng sắp đến tuổi tác xuất các, sang năm bỏ thêm ít sức, kiếm của hồi môn, năm sau tìm một gia đình tốt, lão Trần ta đời này có thể an tâm dưỡng lão rồi.

Đang suy nghĩ, chợt nghe có người lớn tiếng gõ cửa. Thanh âm này vừa thô lỗ vừa gấp rút. Tiểu nữ nhi đang muốn đi mở cửa, Trần chưởng quỹ bỗng dừng bàn tính trong tay, ngăn nàng lại. Giờ này còn ai đến đây chứ? Hơn nữa gõ cửa lớn tiếng như vậy, chỉ sợ không phải là chuyện tốt.

Trần chưởng quỹ nói với tiểu nhi nữ:

- Về sau phòng đi!

Nữ nhi nghe lời vòng qua bình phong, nhưng không về phòng của mình. Trong lòng nàng chẳng biết tại sao lại có chút thấm thỏm.

Trần chưởng quỹ bước nhanh đi mở cửa, miệng nói:

- Là ai vậy...

Cửa lớn vừa mở, ngoài cửa đột nhiên có bảy tám người xông vào. Những người này đều mặc trang phục sai dịch, lại có chút dở dở ương ương, đã không giống bộ khoái, lại không giống binh sĩ.

Trần chưởng quỹ không khỏi ngây ngẩn cả người, mờ mịt hỏi:

- Quan gia... Không biết quan gia muốn làm gì...

Một tên sai dịch đội mũ lệch liếc xéo Trần chưởng quỹ, dẫn đầu vào trong, vừa đi vừa nói:

- Lão đầu nhi, chúng ta nhận được tình báo, ngươi cấu kết dư nghiệt Nam Đường, mưu đồ tạo phản!

Một mình Trần chưởng quỹ làm thế nào ngăn nổi nhiều tráng hán như vậy, nghe thấy lời nói của người này, lập tức sợ đến toàn thân phát run. Ông run giọng nói:

- Quan gia có nhầm chăng, tiểu nhân luôn luôn an phận thủ thường mà, làm sao... Làm sao cấu kết với Nam Đường gì đó...

Đầu lĩnh kia hoàn toàn mặc kệ lời giải thích của Trần chưởng quỹ, xông vào nhà chính, liếc thấy sấp ngân phiếu trên bàn. Mặt mày của hắn lập tức hớn hở, một tay vơ vét ngân phiếu nhét vào trong ngực.

Sắc mặt Trần chưởng quỹ trắng bệch, nhào tới kêu lên:

- Quan gia, Đấy... Đấy là thu hoạch một năm của tiểu nhân... Ngài... Ngài...

Sai dịch kia cả giận nói:

- Mẹ nhà mày!

Nói xong một quyền đánh vào mặt Trần chưởng quỹ, lập tức đánh cho Trần chưởng quỹ máu me đầy mặt, ngã xuống mặt đất lăn hai vòng.

Nữ nhi của Trần chưởng quỹ nghe thấy động tĩnh, nhất thời nóng vội, vọt ra muốn đỡ dậy phụ thân của mình. Sai dịch kia bỗng thấy một đại cô nương như hoa như ngọc thì ngạc nhiên, tiếp theo cười to nói:

- Mụ đàn bà này chính là khâm phạm cấu kết Nam Đường, các huynh đệ mau bắt ả về đi!

Một tên tráng hán ngầm hiểu, cười dâm ôm chặt lấy cô nương. Cô nương liều mạng giãy dụa, hai người xoay thành một đoàn. Lúc này một tên hán tử khác bỗng nhiên quơ lấy hai chân cô nương, hai người một người ôm thân, một người ôm chân, cực kỳ hớn hở chạy ra bên ngoài. Mặc cho cô nương kia giãy dụa thế nào, làm sao có thể chống nổi hai hán tử thô kệch cao lớn được?

Mấy tên sai dịch còn lại cũng không đoái hoài tới Trần chưởng quỹ, nhanh như chớp chạy hết ra ngoài Trần gia. Chỉ còn lại Trần chưởng quỹ ngồi liệt dưới mặt đất, hồi lâu mới phát ra một tiếng gầm rú tan nát cõi lòng: "A —— "

Biện Kinh, ngự sử Vũ đại nhân mắt nhìn cửa lớn nhà mình, hai chân không nhịn được run rẩy. Ngoài cửa đang có người dùng sức vỗ mạnh vào cửa phủ.

- Vũ ngự sử, chúng ta là bổ đầu Hoàng Thành Ti Phương Bạch Thạch, mau mau mở cửa!

Một giọng nói thâm trầm hô to. Tiếng hô này rơi vào trong tai Vũ ngự sử quả thực còn đáng sợ hơn khúc hát đòi mạng. Vũ ngự sử không dám mở cửa, ngay cả hạ nhân trong nhà cũng không nhịn được trốn ở góc sân. Hai tiểu nhi tử co rúm ở trong ngực nhũ mẫu, không ngừng phát run. Tổ chim bị phá, thì trứng còn có thể nguyên vẹn được không. Hai đứa con trai mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng dường như cũng đã hiểu hàm nghĩa trong đó.

Vũ ngự sử thật ra không biết tại sao chuyện lại như vậy. Hôm qua, hắn và hảo hữu đồng bào một đường tan triều về nhà, trong lúc vô tình nói ra một câu "Ánh nến tiếng búa". Ai mà ngờ Hoàng Thành Ti tới nhanh như vậy.

Họa từ miệng mà ra, Vũ ngự sử rất hi vọng ngày hôm qua mình chưa hề nói ra câu kia, đáng tiếc bây giờ hối hận cũng đã muộn rồi.

- Vũ ngự sử, nếu ngài không mở cửa, đừng trách chúng ta không khách khí!

Phương Bạch Thạch căn bản không cho Vũ Ngự sử thời gian suy nghĩ. Ngay sau đó ngoài cửa truyền đến tiếng gỗ lớn xô cửa, "Rầm rầm rầm...", từng tiếng từng tiếng đâm vào cửa cũng như đâm vào trong lòng Vũ Ngự sử.

Cửa lớn trong nhà Vũ ngự sử không phải là cửa thành, cũng không được xây để phòng ngự tấn công như vậy. Đụng mấy lần, cửa lớn đứt lìa khỏi khung cửa, hai cánh cửa lớn ầm vang ngã đổ, bốc lên một đống tro bụi.

Bộ khoái Hoàng Thành Ti cấp tốc vọt vào, Phương Bạch Thạch đen mặt, trầm giọng nói:

- Vũ ngự sử, ngài ăn nói lỗ mãng, ngỗ nghịch Thánh thượng, ý đồ mưu phản, tại hạ phụng chỉ tróc nã ngài đi tra hỏi!

Vũ Ngự sử nghe xong, một câu cũng không nói nên lời, lập tức ngồi liệt xuống mặt đất. Hai bộ khoái tiến lên còng lại, còn lại thì xông vào trong viện, rất nhanh tỏa ra các nơi.

Chỉ không quá hai canh giờ, phủ ngự sử lớn như vậy liền trở thành một căn nhà hoang. Một đôi cửa lớn sơn đỏ liền khung đổ xuống mặt đất, giấy niêm phong cũng không chỗ dán lên, dứt khoát mở toang như vậy, để người đi qua tận mắt chứng kiến kết cục của kẻ phạm thượng làm loạn...

Cảnh ca múa thẳng bình hôm qua đã theo gió thu đi xa. Sự việc như vậy dường như mỗi ngày đều sẽ tiếp diễn...

Crypto.com Exchange

Hồi (1-503)


<