Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Danh môn - Hồi 310

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 310: Đã điên cuồng lại càng điên cuồng hơn
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

" Thế chẳng phải chúng ta đang tới đây để bảo vệ lợi ích của người Túc Đặc các ngươi hay sao?" Đa Đồ nhoài người ra, thò mặt hắn sát vào mặt vị trưởng lão kia, nhe răng cười nói: " Nếu chúng ta không đến giải cứu các người, thì các người làm sao thoát khỏi bàn tay ma quỷ của Đường quân chứ". Tiếng hắn cười ha ha vang vọng đầy ngông cuồng, dưới ánh sáng của ngọn đuốc, khuôn mặt hắn được soi rõ với đầy những mụn nhọt lỗ chỗ càng làm tăng thêm cái vẻ dữ tợn, hãi hùng của hắn.

" Vậy chúng tôi xin đáp ứng điều kiện của các ngài, chỉ có điều một ngàn nữ nhân thì xin hãy bỏ qua cho chúng tôi, chúng tôi xin dâng bù cho các ngài một vạn kim tệ, à không năm vạn kim tệ Đại Thực, Diệp Hộ xem có được không"

Khi vị trưởng lão kia vừa dứt lời thì bỗng " pằng" một tiếng, chiếc roi ngựa trong tay Đa Đồ đã thẳng tay quất vào mặt ông ta, vị trưởng lão kia té ngã xuống mặt đất, còn bức tín thư trên tay ông ta thì văng lên không trung. Và Đa Đồ đã nhanh chóng chộp lấy nó, hắn không những không xêm qua mà trái lại còn xé nó nát vụn, đem những mảnh vụn đó ném lên người vị trưởng lão đang ngã xõng xoài trên mặt đất kia. Ánh mắt của hắn lúc này hung ác dị thường, hắn nói: " A Đặc Lôi là cái thá gì, đàn bà chúng ta cũng muốn, tiền bạc chúng ta cũng muốn. Nếu các ngươi cả gan dám nửa điểm bàn cãi lắm điều, thì ta cũng sẽ giết sạch hết các ngươi"

" Xông lên" Đa Đồ vung tay ra lệnh tiến lên, ngay lập tức hai vạn kỵ binh rầm rập vượt qua bảy vị trưởng lão trong thương hội đang thất thần tuyệt vọng kia. Hết đội này đến đội khác, bọn chúng đang tiến vào trung tâm của Yêu Long thành.

Ngay buổi tối hôm đó, sau khi đã ăn uống no say bọn người Cát La Lộc bắt đầu tụ tập với nhau xông vào trong nhà của những người Túc Đặc, bọn chúng không những yêu cầu nữ nhân, yêu cầu tiền bạc, mà chúng còn đuổi hết tất cả nam nhân Túc Đặc vào Hắc Ám lâm. Những tên Cát La Lộc này bắt nam nhân khi vào rừng phải đi chân đất, phải cởi trần, chỉ cho phép bọn họ mặc vẻn vẹn có một cái quần cộc mà thôi. Ngay cả một đồng tiền chúng cũng không cho họ mang đi. Trăng sáng đã trốn vào mây đen, lúc này đây bóng tối đang hung hãn bao trùm hết cả mọi ngóc ngách không gian của Yêu Long thành. Rất lâu rồi, đây là lần đầu tiên Yêu Long thành phải đối mặt với trận cuồng phong và hiểm họa chính trị như thế này.

Khi nhận được tin báo Cát La Lộc xua quân tấn công Yêu Long thành, thì toàn bộ Đường quân ở đây nhận được lệnh đồng loạt rút lui. Nhưng cách rút lui của họ lại mang nhiều tính chiến lược. Trong đó một cánh Đường quân gồm ba vạn người rút lui về hướng Đại Thanh trì, nhắm thẳng tới thủ phủ Hải Đồ Thập của bọn người Cát La Lộc ở phía bắc Đại Thanh Trì. Trong số ba vạn quân này thì có hai vạn kyj binh cùng với một vạn Mạch Đao quân, do phó tướng của Vương Tư Vũ là Lương Đình Ngọc suất lĩnh. Hành trình từ Đại Thanh Trì đến Hải Đồ Thập ước chừng khoảng tám trăm dặm, nếu như hành quân miệt mài thì cũng phải mất bốn năm ngày Đường quân mới có thể đến nơi. Hơn nữa địa hình cũng phức tạp, nó không chỉ đơn thuần là thảo nguyên bằng phẳng mà chủ yếu là địa hình của các gò đồi và núi thấp với nhiều con sông lớn nhỏ bắt nguồn từ trong núi chảy ra. Tuy nhiên ở đây lại ít khi nhìn thấy những chỗ đất đá trơ trọi mà ngược lại trên lớp bùn đất ấy là những thảm cỏ xanh rì, rất dày cùng với những tảng rừng rậm tô điểm thêm cho canhr vật nơi đây.

Đến gần trưa ngày hôm nay, Đường quân đã vượt qua được ngọn đồi tên gọi là Hạ Cát Lĩnh. Theo lệnh của Lương Đình Ngọc toàn quân tạm thời dừng cước bộ để chờ đợi tin thức thám báo thăm do tình hình từ phía trước. Và theo như tin tức thám báo thu được thì đã phát hiện được ba vạn kỵ binh Cát La Lộc đang từ hướng nam đến đây. Nếu cứ duy trì tốc độ này thì đến xế chiều hai bên có thể sẽ chạm trán với nhau.

Lương Đình Ngọc cười lạnh lùng, quả nhiên chủ soái Vương Tư Vũ của hắn đoán không sai về việc bọn người Cát La Lộc kia sẽ chia làm hai đường tiến công: Một đường chúng sẽ tấn công vào Yêu Long thành, còn mặt khác chúng sẽ trực tiếp xuôi nam để đánh cướp lấy một vài tòa thành trì ở ven khu vực Đại Thanh Trì. Nghĩ tới đây Lương tướng quân ra lệnh: " Toàn quân nghỉ ngơi tại chỗ, nhanh chóng hồi phục thể lực"

" Trận chiến lần này sẽ là một trận chiến khó khăn". Đó là lời mà Vương Tư Vũ đã cảnh báo Lương Đình Ngọc khi hắn sắp lên đường, và vị chủ soái kia còn cẩn thận căn dặn: Nếu như các ngươi có gặp bọn người Cát La Lộc kia thì không cần phải sử dụng mưu thuật gì cả, mà cứ thế dàn quân trực tiếp làm một trận giáp lá cà, lấy thực đánh thực. Lương Đình Ngọc hiểu được ý tứ của vị chủ soái, bởi vì nói gì đi nữa thì Đường quân ở Toái Diệp có tới phân nửa là tân binh, chưa từng trải qua chiến đấu thực tế. Vì vậy bọn họ cần phải dùng máu tươi và một cuộc thực chiến sống còn để trưởng thành hơn. Và bọn người Cát La Lộc này chính là sự thử nghiệm, tôi luyện Đường quân tốt nhất. Nhưng để đảm bảo sự chắc thắng trong trận này Lương Đình Ngọc đã đưa ra chủ ý riêng của mình. Hắn quay đầu hướng về phía Nghiêm Vân – Trung Lang tướng của đệ tam kỵ binh quân, ban lệnh: " Ngươi dẫn theo một vạn quân bản bộ, làm nhiệm vụ bao vây sau lưng địch. Trước mắt hãy ém quân trong cánh rừng rậm kia, khi chiến sự nổ ra các ngươi sẽ là quân tiếp viện từ phía sau. Chỉ khi nào có lệnh của ta mới được phép hành động"

Nghiêm Vân chính là vị phó tướng của Quan Anh năm đó tham gia chiếm lĩnh lấy Toái Diệp thành. Trải qua nhiều chiến dịch lớn nhỏ cũng lập được không ít công lao. Đến khi xem thành tích ban thưởng hắn từ Quả Nghị đô úy liền được phong lên hàng Trung Lang tướng, suất lĩnh một vạn quân của đệ tam kỵ binh quân ở Toái Diệp. Khi nghe Lương Đình Ngọc phân phó hắn ôm quyền nói: " Mạt tướng xin tuân lệnh"

Nghiêm Vân lập tức suất lĩnh một vạn quân bản bộ, một lần nữa quay lại Hạ Cát Lĩnh rồi từ đó vòng theo con đường nhỏ mà ngược lên hướng bắc.

Hai canh giờ sau, tất cả đội hình của Đường quân bắt đầu xuất phát trở lại, họ thẳng tiến hướng bắc. Sau khi đi được hai ba dặm, thì bóng dáng của quân đội Cát La Lộc cũng đã hiện ra trên thảo nguyên. Cát La Lộc đã phát hiện ra Đường quân, bọn họ cũng tranh thủ chút thời gian ít ỏi để nghỉ ngơi hồi phục thể lực. Lúc này hai quân đều dừng bước, quan chiến đối phương, khoảng cách giữa bọn họ khoảng hai dặm.

Người Cát La Lộc khi ở vào giai đoạn cường thịnh nhất, dân số ước đạt khoảng năm mươi vạn người, bọn họ chiếm cứ cả một khu vực rộng lớn từ thung lũng Toái Diệp cho tới lưu vực của Đại Thanh Trì. Chính sự cường thịnh lúc bấy giờ của Cát La Lộc đã gây ra sự lo ngại cho phía Đại Thực, và để phòng ngừa một việc người Cát La Lộc có thể " ăn cháo đá bát" nên vào mười mấy năm trước đây Đại Thực đã thu hồi lại Toái Diệp, ép bọn họ phải di rời về phía tây của dãy Kim Sơn. Và trong số người Cát La Lộc có rất nhiều người Đột Quyết phụ thuộc vào Đại Thực nên bọn họ vội vàng rời đi. Và cũng từ đó Cát La Lộc suy yếu dần, dân số từ năm mươi vạn xuống còn có hơn bốn mươi vạn. Mặc dù như vậy song với hơn bốn mươi vạn người, Cát La Lộc này vẫn là một dân tộc có thế lực lớn ở An Tây gần ngang với Hồi Hột rồi. Khi ấy số quân tinh nhuệ Đới giáp võ sĩ của họ lên tới bảy vạn quân chứ không ít.

Nhưng sự kiện đánh dấu việc thế lực của người Cát La Lộc suy sụp chính là cuộc chiến Bắc Đình năm năm về trước. Trong cuộc chiến kinh thiên sử sách đó, năm vạn quân thiện chiến tinh nhuệ của họ đã bị tiêu diệt hoàn toàn, các loại vũ khí, vật tư chiến tranh hầu như không còn gì nữa. Sau trận chiến khốc liệt đó những người Cát La Lộc còn lại bắt đầu biết run sợ, bọn họ di chuyển về phía tây. Rồi các cuộc chiến trong nội bộ không ngừng diễn ra khiến cho bọn họ đã suy yếu lại thêm kiệt quệ. Và cho đến ngày hôm nay dân số chỉ còn lại hơn hai mươi vạn người. Có thể nói dân tộc du mục này đã đến hồi suy tàn và nếu như không có một thế lực lớn can thiệp giúp đỡ họ thì chắc chắn giờ này bọn họ cũng giống như người Đột Kỵ Thi, người Đạt Hề, người Cung Nguyệt bị tiêu vong mãi mãi. Nhưng thế lực đứng sau người Cát La Lộc lại là một đại thế lực – Đại Thực quốc. Mặc dù Cát La Lộc đã đi vào giai đoạn suy vong nhưng Đại Thực kia vẫn không muốn cho bọn họ rút lui khỏi vũ đài chính trị vốn đang rất phức tạp kia. Đại Thực đã đưa ra nhiều chiêu bài dụ dỗ, dọa nạt, trang bị cho bọn họ, cấp cho họ đất đai để sinh tồn. Và bọn họ lại ra trận, nhưng sự ra trận của họ giống như một ông lão sáu mươi bị động viên đi lính vậy, cũng khôi giáp cũng đao thương, ai có thể nhận ra thân thể già nua của ông ta? Nhưng thực chiến thì ...

Binh lính trong quân đội hiện nay của Cát La Lộc phần lớn là những thanh niên tuổi khoảng hai mấy. Độ tuổi ấy cũng ngang ngang với độ tuổi của binh sĩ Đường quân. Tuy nhiên số binh sĩ Cát La Lộc này đại đa số là thiếu kinh nghiệm thực chiến. Mặc dù bọn họ được trang bị giống như một kỵ binh Đại Thực, nhưng khôi giáp là khôi giáp mà kỵ binh Đại Thực đã đào thải, mâu thì lại là mâu ngắn. Đây là số quân trang và vũ khí mà Đại Thực áo đen trang bị sớm nhất cho quân đội, nó đã được bỏ đi nay lại được dùng để trang bị cho Đại Thực. Những vũ khí quân trang tốt hơn một chút thì Đại Thực chuyển giao cả cho người Đột Quyết hoặc Nô Đãi quân ở Thổ Hỏa La rồi, còn những thứ phế phẩm, đáng bỏ đi nhất lại chuyển giao cho Cát La Lộc. Hãy xem này áo giáp thì mốc meo rách nát, mâu ngắn thì cùn rỉ sét, các tấm thuẫn thì đã bị vỡ loang lổ mà đao của bọn họ cũng không phải là loại cương đao Đại Mã Sĩ Lặc mà là loan đao.

*****

Ngược lại với Cát La Lộc, Đường quân lại được triều đình trang bị những loại quân trang, vũ khí tốt nhất: Khôi giáp bền chắc nhất, cung tiễn mạnh mẽ và uy lực nhất, chiến mã có tốc độ nhanh nhất. Hơn nữa Đường quân được huấn luyện nghiêm chỉnh, có kỉ luật nghiêm minh, tinh thần chiến đấu rất cao. Ngoài ra các tướng lĩnh trong quân đội, phân lớn đều được lựa chọn từ những quân nhân ưu tú, bọn họ được đào tạo, bồi dưỡng trong các trường quân sự nên có kinh nghiệm phong phú, cùng với những kiến thức nhất định về mặt quân sự. Từ khí thế của những quân nhân này có thể thấy Đại Đường đang tràn đầy sinh cơ và niềm tin về một ngày phục hưng của đế chế.

Đường quân đã dàn thế trận, theo chủ ý của Lương Đình Ngọc một vạn Mạch Đao quân sẽ là mũi tiến công chủ lực, như một quả đấm nhắm thẳng vào trực diện cảu Cát La Lộc. Còn một vạn kỵ binh còn lại thì chia làm hai đội, mỗi đội năm ngàn người chia làm làm hai cánh dạt sang hai bên. Hai cánh quân này sẽ yểm trợ cho Mạch Đao quân đồng thời ngăn chặn các cuộc công kích từ hai cánh vào mũi tiến công chủ lực

Trong trận thế của bọn người Cát La Lộc, tù trưởng A Đặc Lôi bắt đầu cảm thấy bất an. Hắn mặc dù là tù trưởng của người Cát La Lộc nhưng cũng chỉ mới có mười bảy tuổi. A Đặc Lôi tuy là tên nhi tử được A Sắt Lan hết sức yêu quý nhưng ông ta cũng chưa bao giờ có ý định rằng sẽ để cho hắn kế thừa tước vị tù trưởng kia. Bởi vì tước vị tù trưởng của người Cát La Lộc là thứ cần có sự cạnh tranh, giành đoạt. Người làm tù trưởng cần phải có dũng khí, tài năng, phải là quý tộc có thế lực hùng mạnh mới đủ khả năng trấn áp quần hùng để ngồi vào ngôi vị đó. Và dĩ nhiên nếu như thế thì A Đặc Lôi chẳng có một chút mảy may tư cách nào để ngồi vào ngôi vị đó, nhưng Đại Thực lại ép hắn làm và dĩ nhiên hắn là bù nhìn. Hắn không trải qua thân kinh bách chiến giống như những bậc cha chú, lại càng không có năng lực của một thủ lĩnh siêu phàm. Vậy mà giờ đây hắn lại phải đang trực tiếp chỉ huy một trận đánh mang tính sống còn đối với người Cát La Lộc, dù cuộc chiến chưa xảy ra nhưng tâm hắn đã run rẩy lên rồi.

" Quốc sư! Chúng ta nên làm gì bây giờ" Hắn thấp giọng cất tiếng hỏi ý kiến của Tô Nhĩ Mạn bên cạnh.

" Vội cái gì chứ" Tô Nhĩ Mạn liếc nhìn A Đặc Lôi một cái. Hắn được làm tù trưởng cũng là do chính tay Tô Nhĩ Mạn dựng lên, nhưng lúc này khi thấy vẻ mặt sợ sệt, lo lắng của hắn, trong ánh mắt của Tô Nhĩ Mạn hiện đầy sự khinh thường đối với tên học trò này: " Cung tên của Đường quân hết sức lợi hại, áo giáp của chúng ta không thể ngăn nổi được đâu. Tốt nhất là không nên chủ động tiến công, cứ chờ cho bọn chúng xông lên đã"

Tô Nhĩ Mạn bỗng nhiên đưa tay về phía eo lưng của A Đặc Lôi rồi vỗ vỗ mấy cái, nói:" Ngươi là đại tù trưởng, là người trực tiếp chỉ huy chiến dịch này, ngươi hãy tỉnh lại cho ta đi"

" Nhưng ta không biết phải đánh trận như thế nào mà"

" Thật là không biết nhục" Tô Nhĩ Mạn giận tím mặt: " Ngươi không đánh nhau thì cũng hãy thẳng cái lưng lên cho ra dáng một chút, rồi câm ngay cái mồm lại" Nói rồi ông ta quay lại nhìn về những binh sĩ Cát La Lộc ở phía sau. Những tên chiến binh trẻ tuổi này trong ánh mắt chúng lộ ra đầy vẻ hưng phấn, đầy sự kích động muốn chém giết. Tất cả tên nào tên nấy nhuệ khí đều như nghé con mới đẻ. Tô Nhĩ Mạn nhìn thấy vậy mà thở dài bởi vì ông ta đoán biết được rằng dưới sự lợi hại của Đường quân mạch đao, những con " nghé con Cát La Lộc" này sẽ chết sạch mà thôi.

Giờ phút này, hai bên còn cách nhau không tới năm trăm bước nữa thôi. Đường quân vẫn đang thẳng tiến về phía trước, không khí sa trường trở nên khẩn trương và khẩn trương lạ thường. Các tướng lĩnh đứng đầu các bộ lạc của Cát La Lộc bắt đầu ra lệnh cho quân của mình chuẩn bị tác chiến. Tô Nhĩ Mạn thừa dịp không ai chú ý liền lặng lẽ mang theo A Đặc Lôi tụt dần về đội hình ở phía sau. Bọn người Cát La Lộc này dù có chết hết ông ta cũng không quan tâm, điều quan tâm thật sự của ông ta chính là việc người Hồi Hột phải là kẻ thù của Đường quân, và việc Đường quân bị phân tán, để từ đó quân Đại Thực ở Thổ Hỏa La thừa dịp cướp lấy Toái Diệp.

Đường quân vẫn tiếp tục tiến lên, mỗi bước chân của Mạch Đao quân rầm rập như núi lớn đổ xuống, mặt đất dường như cũng phải rung chuyển theo bước chân của họ. Còn một trăm bước, còn tám mươi bước, hai bên thậm chí đã có thể nhìn rõ mặt của nhau. Hàng quân thứ nhất của Đường quân là ba ngàn Mạch Đao quân, tất cả mạch đao trong tay bọn họ đã giơ lên, ánh đao sáng loáng, sát khi đầy trời như muốn nuốt chửng thế trận của kẻ thù. Những con chiến mã trong hàng quân thứ nhất của Cát La Lộc dường như đã cảm nhận được những sát khí ấy, chúng bắt đầu đứng không yên, tiếng móng ngựa lù về phía sau, nhiều con chồm lên hí vang.

" Mạch Đao quân tiếp tục xông lên, kỵ binh xạ tiễn" Chủ tướng Lương Đình Ngọc ban ra một đạo quân lệnh.

Một vạn kỵ binh ở hai cánh lập tức xạ tiễn, tiễn bắn ra như mưa rơi dày đặc. Một mũi tên cùng bắn ra, vươn đi thật xa tạo thành những vòng cung. Tiếng rít của những mũi tên lao đi nghe như tiếng gào thét của tử thần gọ hồn địch nhân. Còn bên phía Cát La Lộc, tất cả đều giơ tấm chắn phòng thủ. Nhưng những mũi tên trong trận mưa tên đày đặc ấy đã lọt qua được những khe hở của tấm khiên, xẹt ngang qua đầu của quân địch. Loạt tiễn vừa rồi đã gây tổn thất cho kỵ binh Cát La Lộc khi một bộ phận kỵ binhh bị trúng tên, bọn chúng kêu thảm thiết, ngã ngựa vật ra mặt đất.

Còn sáu mươi bước nữa, trận mưa tên thứ ba của Đường quân lại rơi xuống bên phía chiến tuyến Cát La Lộc, và kỵ binh Cát La Lộc rốt cuộc cũng đã bát đầu phản kích rồi. Bọn húng thúc giục chiến mã, tay cầm mâu ngắn mà lao về phía Đường quân. Mấy ngàn cây mâu ngắn làm đen kịt cả không trung, rồi lao thẳng về Đường quân. Những mâu ngắn này cũng đi tới đích, khi chúng chạm vào trọng giáp của Mạch Đao quân thì phát ra những tiếng đinh đang. Những tưởng loạt đoản mâu vừa rồi có thể hạ được một bộ phận Đường quân, nhưng không những đoản mâu này không thể đâm thủng được trọng giáp của Mạch Đao quân, chỉ có vài tên kỵ binh trúng mâu mà ngã ngựa. Đến giờ phút này cơ hồ những tên Cát La Lộc hung hãn khi nãy đã nhận ra thắng bại, sĩ khí của chúng như chìm xuống vực sâu vậy.

" Giết!" Quân sĩ Cát La Lộc điên cuồng gào thét, bọn chúng tất cả đều rút chiến đao ra xông thẳng về phía Đường quân. Bọn chúng đánh trận nhưng chẳng có chiến thuật hay bố trí gì cả, chẳng qua là sắp xếp cho một trăm người thành một đội tiến hành tác chiến. Bởi vì khoảng cách giữa hai bên đã quá gần cho nên tốc độ lao đi của chúng chưa được bao nhiêu thì đã chạm trán Đường quân, hai bên chiến đấu giáp lá cà. Và Đường quân đã phát động thế trận mạch đao của mình, với việc bố trí lực lượng thành ba hàng tựa như bức tường vững chắc tiến về phía trước. Những binh sĩ Mạch Đao quân được huấn luyện bài bản lập tức sử dụng sức mạnh của eo lưng huy động và chém mạnh mạch đao, chém xuống như với khí thế như sóng biển cuồn cuộn, đánh đâu thắng đó, cảm tưởng như sức mạnh của họ không gì có thể cản nổi. Kỵ binh Cát La Lộc trúng đao tan xác như cám bụi. chỉ trong khoảng khắc xác chết của những địch nhân đã xếp thành núi trước mặt Đường quân. Máu tươi dính đầy trên khôi giáp của bọn họ, máu cũng loang lổ ướt đẫm mặt đất.

Mũi tiến công chủ lực thì như vậy, còn hai cánh kỵ binh của Đường quân ở hai bên cũng linh hoạt vô cùng. Một bộ phận kỵ binh này huy động trường sóc, tấn công phủ đầu vào kẻ thù, bảo vệ mặt bên của Mạch Đao quân. Một bộ phận khác bố trí trăm người một đội tung hoành ngang dọc, hoặc là huy động trường sóc ra sức chém giết, hoặc là giương cung xạ tiễn giết địch. Cả hai cánh quân này đều đánh thọc sâu, chia cắt đội hình địch.

Chỉ vẻn vẹn trong có hơn nửa canh giờ Đường quân đã giết hết luôn tất cả các kỵ binh Cát La Lộc ngã ngựa, địch nhân của bọn họ tử thương trầm trọng. Nhất là số quân tiên phong Cát La Lộc, bọn chúng không có đường lui vì ở phía sau Đường quân cũng đã bao vây và công kích kịch liệt. Vì thế binh sĩ Cát La Lộc liều chết xông về phía trước hy vọng mở đường máu rút lui. Nhưng khi bọn chúng vừa xông lên thì mạch đao sắc lạnh đã chém xuống biến bọn chúng thành những đống máu thịt. Đến lúc này tất cả binh Cát La Lộc sợ hãi đến không còn chút dũng khí nào nữa, hung thần trong truyền thuyết của cha chú bọn chúng nay đã sống lại, sờ sờ trước mắt chúng đang lấy đi tính mạng của chúng.

Lúc này khi cục diện đã định, tất cả binh sĩ Cát La Lộc mới nhận ra mình không phải là đối thủ của Đường quân, cái sĩ khí hung hãn cùng với tham vọng lúc xuất quân đến nay biến mất, không còn một chút tăm hơi nào cả, tinh thân hoảng loạn vô cùng. Điều quan trọng hơn là quân đội Cát La Lộc cho dù nói thế nào nhưng nhìn chung vẫn là một đội quân ô hợp, mỗi bộ tộc đều có do tướng lĩnh riêng của mình thống soái, chỉ quen tác chiến trong phạm vi của đơn vị mình mà thiếu hẳn đi một người tổng chỉ huy các lực lượng, các đơn vị trên. A Đặc Lôi tuy là tù trưởng nhưng tuổi đời còn quá trẻ, không thể đảm đương cái nhiệm vụ của một thống soái quân đội nặng nề này. Và lúc này đây vì muốn bảo toàn thực lực cho bộ tộc của mình nên chủ tướng của một vài bộ tộc đã cho quân binh của mình rút lui về phía sau. Một lúc lâu sau, dấu hiệu tan tác, vỡ trận của người Cát La Lộc đã xuất hiện.

ương đao Đại Mã Sĩ Lặc mà là loan đao.

*****

Chủ tướng bên phía Đường quân – Lương Đình Ngọc đứng quan chiến nãy giờ, hắn cau mày bởi vì bản thân hắn cũng không ngờ rằng đội quân Cát La Lộc này lại không chịu nổi một kích của Đường quân như vậy, so với đội quân Cát La Lộc ở Bắc Đình năm xưa thật là một trời một vực. Nếu sớm biết như thế này thì hắn đã chẳng cần lệnh cho Nghiêm Vân mang theo một vạn kỵ binh bí mật ẩn nấp để làm hậu viện, mà nên để cho một vạn kỵ binh ấy trực tiếp đầu nhập chiến đấu, đánh chặn đường lui của kẻ địch. Mắt thấy địch đã sắp vỡ trận, hiện tại có muốn điều quân của Nghiêm Vân tới đánh bọc hậu cũng không kịp nữa rồi, Lương Đình Ngọc cau mày suy nghĩ rồi hạ lệnh: " Vương Dũng thám doanh, Dương Hàn doanh lập tức bọc đánh phía sau của địch, bịt kín đường rút của chúng. Phát hồông ưng gọi ngay quân của Nghiêm Vân trở về tham gia chiến đấu"

Lệnh cảu chủ tướng đã ban ra, hai cánh quân gồm hai ngàn kỵ binh của Đường quân lập tức lao đi tham gia trận chiến. Bọn họ như tên rời cung nhắm thẳng tới hậu quân của địch nhân mà chém giết. Cùng lúc đó từ trung doanh của Đường quân một đám hồng ưng được thả bay lên trời, những con hồng ưng này cứ thế bay quanh quẩn trên bầu trời của chiến trường. Đây chính là tín hiệu lệnh cho viện quân tham gia tác chiến.

Cuộc chiến giữa hai bên đến lúc này đã chuyển thành một cuộc tru diệt đẫm máu của Đường quân đối với tàn binh Cát La Lộc. Khi máu của địch nhân đã đỏ hết cả nhãn tuyến, Đường quân bắt đầu biến đổi hình thế trận đấu: Hàng thứ hai và hàng thứ ba của Mạch Đao quân cũng gia nhập chiến đấu thực sự, chiến tuyến được kéo dài, tường đao của Đường quân giống như cánh cung khổng lồ, bắt đầu khép chặt vòng vây đối với đám binh lính Cát La Lộc hoảng loạn kia.

Tô Nhĩ Mạn và A Đặc Lôi từ lúc lâm trận tới giờ vẫn thụt lùi, trốn tránh ở phía hậu quân, nhưng lúc này đây hai thầy trò ông ta lại gặp phải cuộc tiến công của Đường quân đánh bọc hậu tới. Thì ra hậu quân cứ tưởng là sẽ an toàn nhưng ngược lại lại là nơi nguy hiểm nhất. Trong khi đó các đơn vị của Đường quân hết lớp này đến lớp khác xông lên, như một lợi đao đánh thọc sâu vào nội quân Cát La Lộc khiến cho năm ngàn quân tại đây không tài nào chống đỡ phải thối lui liên tục. Chính trong lúc này Tô Nhĩ Mạn lại nhận thấy ở một gò núi cách chiến trường chừng ba dặm xuất hiện một cánh quân khác của Đường quân chừng một vạn bính sĩ. Sợ hãi đến hồn bay phách lạc, ông ta hô to một tiếng rút lui mang theo A Đặc Lôi chạy thục mạng về phía tây đào thoát.

Khi hai người Tô Nhĩ Mạn và A Đặc Lôi bỏ chạy, thì năm ngàn hậu quân Cát La Lộc vốn bị Đường quân đánh cho tan tác cũng bán sống bán chết chạy theo. Lúc này Nghiêm Vân cũng từ phía sau đánh tới, tạo thành thế bao vây tuyệt đối, quân binh Cát La Lộc đến lúc này đã hoàn toàn tuyệt vọng, suy sụp hoàn toàn. Binh bại nhanh như núi đổ, Đường quân nhân cơ hội này thừa cơ truy sát. Những tên kỵ binh Cát La Lộc ngã ngựa đều bị giết hết, máu đã chảy thành sông, vô số binh lính Cát La Lộc quỳ gối xin hàng. Ba vạn binh lính theo A Đặc Lôi ra trận, bị Đường quân chém giết hơn hai vạn, nay còn lại sáu ngàn binh lính bị bắt sống, không tới ba ngàn quân chạy thoát được, trong khi đó số Đường quân tử trận thì không tới ba trăm người. Kết quả này thật ra huy hoàng. Và cũng chính trận chiến này sẽ quyết định sự diệt vong của bọn người Cát La Lộc kia.

" Mạch Đao quân dẫn tù binh trở về căn cứ, kỵ binh thì tiếp tục tiến lên phía bắc tiêu diệt tận gốc bọn người Cát La Lộc, trảm thảo trừ căn bọn chúng" Chủ tướng Lương Đình Ngọc ban ra mệnh lệnh cuối cùng.

Hai ngày sau, hai vạn kỵ binh của Đường quân đã có mặt tại thành Hải Đồ Thập – thủ phủ của người Cát La Lộc, thành này nằm gần sông Lệ hà, có đồng cỏ tươi tốt, nguồn nước dồi dào. Nơi đây chính là nơi sinh sống của mười mấy vạn người Cát La Lộc, số người này được phân bố trong các căn lều trong phạm vi một trăm dặm của thảo nguyên. Ở Hải Đồ Thập lúc này, các thanh niên trai tráng đều đã đi tham gia quân đội, ở nhà chỉ còn lại mười vạn người già cả, đàn bà cùng trẻ con và một đội quân chưa tới hai ngàn người. Số quân đội này chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ cho an toàn tính mạng của các quý tộc trong thành Hải Đồ Thập.

Đến buổi sáng ngày hôm nay, quân lính gác ở trên tháp canh bỗng nhiên phát hiện một hắc tuyến ở phương xa kia, cái hắc tuyến ấy đang di chuyển rất nhanh về phía Hải Đồ Thập này. Và cũng rất nhanh những tên lính gác đó đã nhìn thấy rõ được cái hắc tuyến kia chính là hàng vạn kỵ binh đang lao tới đây.

" Coong! Coong!Coong" Những tên lính gác này gõ chuông dồn dập, cả Hải Đồ Thập vang lên tiếng báo động. Ở bên trong thành, những tên quý tộc Cát La Lộc không hiểu chuyện gì xảy ra, bọn chúng rối rít chạy tới các tháp canh để hỏi tình hình.

" Là Đường quân. Đường quân đã đánh tới đây rồi" Đoàn kỵ binh kia ngày càng đến gần, chỉ còn cách chân thành A Đồ Thập chừng hơn hai dặm nữa và những tên lính canh kia đã có thể nhìn thấy rõ đội quân đang tới chính là Đường quân.

Nghe được cái tin tức Đường quân tới, lập tức cả thành Hải Đồ Thập này như náo loạn như ong vỡ tổ. Các tên quý tộc thì bỏ mặc cả vợ con của mình lại bán sống bán chết nhảy len ngựa mà tìm đường bỏ chạy ra bên ngoài. Trong thành tiếng gào khóc như ri. Thật ra là trong thành vẫn còn có hai ngàn quân Cát La Lộc làm nhiệm vụ bảo vệ thành nhưng giờ đây số quân đội này cũng náo loạn hết cả, Đường quân tới đây có cả mấy vạn quân, bọn chúng chắc chắn không phải là đối thủ rồi, chi bằng tự bảo vệ lấy tính mạng của mình, bảo vệ vợ con, người nhà cái đã.

Chỉ trong khoảnh khắc hai vạn Đường quân đã áp sát và tiến hành bao vây Hải Đồ Thập. Mười mấy tên quý tộc bỏ chạy khỏi thành khi nãy cũng bị Đường quân đuổi theo dùng tên bắn chết. Chủ tướng Lương Đình Ngọc phi ngựa tiến thẳng đến trước tòa thành nhỏ này. Hắn ta nhận thấy cái thủ phủ Hải Đồ Thập của người Cát La Lộc này chỉ là một tòa thành quá đơn giản, ngay cả cổng thành cũng không có. Thậm chí nếu đem so sánh thì Hải Đồ Thập này còn kém xa một huyện thành nhỏ của Đại Đường. Lương Đình Ngọc không khỏi cười khinh miệt: " Chỉ là một tòa thành bỏ đi, vậy mà lại dám đối chọ với Đại Đường ta, các ngươi thật là không biết lượng sức"

" Đại tướng quân chúng ta nên xử lý như thế nào với những người Cát La Lộc này đây? Hay là ban thưởng cho mọi người nhé" Mấy tên tướng lĩnh trẻ tuổi có vẻ rất nôn nóng, trên nét mặt tràn đầy sự phấn khích, hưng phấn. Nghe bộ tướng nói thế Lương Đình Ngọc nhìn trừng trừng vào bọn họ, đầy tức giận, nghiêm giọng nói: " Hoàng thượng đã có chỉ từ trước, không cho phép các ngươi được lạm sát phụ nữ cà trẻ em Cát La Lộc. Tất cả bọn họ đều phải được dẫn về Toái Diệp để được giáo hóa làm người Hán. Hoàng thượng đã ra lệnh mà các ngươi còn dám cãi lời hay sao"

Mấy tên tướng lĩnh nghe lời giáo huấn của chủ tướng chỉ biết cúi đầu, không dám nhiều lời. Lương Đình Ngọc vung tay lên ra mệnh lệnh: " Lưu lại năm ngàn người ở Hải Đồ Thập để thu dọn công việc, số còn lại chia làm ba mươi đội, đi các nơi để truy quét và tìm kiếm áp giải những người Cát La Lộc còn sinh sống phân tán quanh đây. Lấy bán kính ba trăm dặm làm mốc giới truy quét. Hẹn bốn ngày sau hội hợp ở tại đây. Trên đường truy quét và áp giải các ngươi không được cướp tài vật, gian dâm với phụ nữ. Nếu như kẻ nào cả gan trái lệnh thì sẽ bị nghiêm trị theo quân pháp"

Binh lính Đường quân nghe lệnh của chủ tướng dạ ran nhận lệnh, các hiệu úy mang theo binh lính của mình tỏa đi khắp các nơi trên thảo nguyên để tìm kiếm những người Cát La Lộc còn lại. Số Đường quân còn lại tiến vào bên trong Hải Đồ Thập. Tại đây Đường quân đuổi mấy ngàn người gồm quý tộc Cát La Lộc của họ ra bên ngoài, Trên đường tiếng khóc rầm rĩ như rung chuyển cả bầu trời. Phần lớn những người Cát La Lộc còn lại là phụ nữ, trẻ em, và chỉ có khoảng bốn năm tên quý tộc đã già nua đầy vẻ hoảng loạn, đứng lẫn lộn giữa thường dân ngoài kia.

Đường quân cũng lục soát và tìm ra được số tài phú mà bọn người Cát La Lộc này cướp đoạt mà có được trong suốt mấy chục năm qua, bọn bọ chất đầy những của cải ấy ở ngoài thành. Ánh vàng lấp lánh, nhìn giống như một ngọn bảo sơn tỏa ra một thứ ánh sáng ngọc ngà. Lại còn vô số những dê bò nữa. Khi xe ngựa từ trong thành được đánh ra, tiếng người khóc tiếng dê bò kêu. Tất cả khiến cho ngoài thành náo loạn hết cả một chập.

Lúc này một gã bộ tướng chạy tới bẩm báo với Lương Đình Ngọc nói: " Khởi bẩm đại tướng quân, toàn bộ người đã bị đuổi ra, tất cả gia sản cũng bị ta tịch thu hết cả mang ra ngoài này rồi"

" Tốt! Lệnh cho quân ta lập tức san bằng thành Hải Đồ Thập này"

Nói là làm, ngay lập tức mấy ngàn Đường quân tức tốc ào ào xông vào bên trong thành. Trong chốc lát tiếng ầm ầm nổi lên kèm theo đó là vô số những bui đất bay tứ tung, Mấy trăm Đường quân dùng móc câu của trường sóc bấu lấy tường thành rồi ra sức kéo, giật mạnh. Tường thành thấp bé nhanh chóng lung lay rồi rốt cuộc cũng đổ ầm ầm.

Lương Đình Ngọc lạnh lùng nhìn Đường quân phá hủy cái đô thành nhỏ bé Hải Đồ Thập của bọn người Cát La Lộc. Hắn liếc nhìn một cái về đám người Cát La Lộc kia, hắn thấy sự sợ hãi và run rẩy của những người phụ nữ và những đứa nhỏ. Hắn liền ra lệnh: " Lập tức cho dựng các lều tạm ở cách đây ngoài ba dặm để cho những phụ nữ và trẻ em này ở, không được làm cho bọn họ kinh sợ" '> ương đao Đại Mã Sĩ Lặc mà là loan đao.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-340)


<