Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Danh môn - Hồi 294

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 294: Chậm trễ triều kiến
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Tại Trường An, kể từ khi mùa đông tới, trận bão tuyết đêm nay đã là trận bão tuyết thứ ba. Trong không gian lạnh thấu xương ấy chỉ thấy có những bông tuyết bị những cơn gió ù ừ cuốn thổi tuung bay, tạo thành một vệt mảnh trên nền trời. Trên các con đường cũng được bao phủ bởi màu trắng của tuyết, và dường như trên đó còn được phủ một lớp băng lạnh. Tấm thảm tuyết mềm mại đó đã bị những bánh xe cán lên, khiến cho nó chuyển thành một thứ bùn nâu nhão nhoét.

Ở phía bên trong Tây thị, mặc dù con đường bị lầy lội, nhưng cũng không thể ngăn cản không khí làm ăn buôn bán thịnh vượng tại nơi đây. Thời gian này cũng đã sắp đến năm mới rồi vì vậy khu vực Tây thị này người mua kẻ bán tấp nập dị thường. Ở hai bên mé đường có khô ráo hơn một chút, thì chật ních người ta khiêng vác những bao lớn bao nhỏ, mọi người cứ thế qua lại không ngớt. Từ bên trong các của hàng cửa hiệu tiếng người ta la, hét liên tiếp thành từng hồi. Còn ở giữa con đường là mấy ngàn cỗ xe ngựa chở đầy những hàng hóa, sản vật xếp thành hàng dài dặc, chúng đang chậm dãi lăn bánh. Lúc này lại thấy có xem lẫn thêm thương đội lạc đà từ Tây Vực đi tới.

Ở bên trái con đường chính là đường vận chuyển lương thực bằng đường sông, tuy nhiên hiện nay nước sông đã bị đóng băng. Gần ngàn chiếc thuyền trở tới trăm thạch lương thực đang nằm chờ đắp chiếu ở đây. Phải đợi đến mùa xuân sang năm khi tuyết tan thì những chiếc thuyền này sẽ vận chuyển lương thực tới Nam phương, và đem gạo từ Nam phương về Trường An.

Trải qua quãng thời gian ba năm phát triển Trường An đã có những biến đổi không nhỏ. Sự biến đổi và phát triển này không thể hiện qua sự thay đổi bề ngoài của thành trì, thành Trường An vẫn hùng hồn đại khí như trước đây. Trong suốt quá trình lịch sử có khi nó ngưng đọng, chững lại nhưng có lúc nó lại bừng bừng sinh cơ phát triển. Luôn luôn được coi là thước đo để đánh giá vật giới mua bán, giá gạo hiện nay là bốn mươi lăm đồng một đấu. Mặc dù không thể không thể nói là như thời Trinh Quán thịnh trị và Khai Nguyên thịnh thế lúc ấy chỉ có mười đồng một đấu gạo mà thôi. Nhưng với giá gạo hiện tại thì cũng là tương đối phù hợp với khả năng chi tiêu của người dân bình thường. Đây đã là một mức giá tương đối rẻ rồi. Cứ thử tính, một kiệu phu bình thường mỗi tháng có thể kiếm được bốn xâu tiên đồng hoặc bốn mươi đồng tiền Đại Trị, như vậy tính ra trong một tháng thì tên kiệu phu đó có thể mua được chín thạch lương thực, vậy là đủ nuôi sống cả nhà. Hơn nữa nếu kiệu phu đó có thể tự sắm ình một cỗ xe ngựa rồi chỉ cần nhận chân chuyển hàng quanh quanh Tây thị này thôi, vậy là mỗi tháng hắn có kiếm thêm được cả mười xâu tiền. Với bằng ấy tiền cuộc sống cũng là dư dả rồi.

Bên trong khu vực buôn bán gạo của Tây thị, có tới mấy trăm tiệm bán gạo xếp dài dọc theo đường phố, trông rất là khí thế, mà tình hình buôn bán ở đây xem chừng cũng rất là thịnh vượng. Bây giờ đã là trung tuần tháng mười hai, còn nửa tháng nữa là đến tết nguyên đán, nhưng các cửa hàng bán gạo lớn trong giới buôn bán gạo đều đã tích trữ đầy đủ hàng hóa ngay từ tháng mười. Năm nào cũng vậy, đây là dịp mà giá gạo tăng lên, đó cũng là xu hướng dễ hiểu của thị trường. Còn các thương nhân buôn bán gạo thì đây là mùa hốt bạc của họ.

Ở Tây thị này có lẽ cửa hàng buôn bán gạo lớn nhất là Bách Xuyên lương điếm. Trong cửa hàng Bách Xuyên lúc này việc buôn bán đã bắt đầu khởi động. Gần trăm các chủ của các cửa hàng, đại lý nhỏ đang bận rộn nhập hàng, còn ở cửa sau là nơi người ta giao hàng với hơn một trăm cỗ xe ngựa vận tải xếp thành hàng dài trên đường phố. Trong giới buôn bán gạo thì giá cả ở cửa hàng Bách Xuyên này bao giờ cũng rẻ hơn các cửa hơn khác có khi ba đến năm đồng mỗi một đấu. Nhưng việc giảm giá ấy không làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của cửa hàng. Mỗi lần bán tối thiểu của cửa hàng này là mười thạch gạo, như vậy xét trên quy mô lớn thì họ cũng không thua thiệt là bao. Bởi vì giá gạo rẻ hơn bên ngoài chút ít nên khách mua của cửa hàng cũng tấp nập, mỗi năm bán ra có đến mười mấy vạn thạch lương thực. Trường An này có đến cả mấy trăm tiểu điếm, tửu lâu, tất cả đều là khách quen của Bách Xuyên lương điếm vì vậy giá cả của cửa hàng này nhanh chóng trở thành thước đo của giới buôn bán gạo.

Lúc này, có mười mấy người đang bước tới cửa lớn của cửa tiệm. Thật ra nói cho đúng thì là mười mấy tên hán tử vạm vỡ đang đi xung quanh để hộ vệ ột nam tử tuổi khoảng ba mươi mấy. Nam tử ấy da ngăm đen, ánh mắt y trầm tĩnh mà thân thiết, dưới cằm có chòm râu dài. Hắn mặc một bộ cẩm bào trắng. Còn chân đi giày da hươu, đầu đội mũ lông đen, thắt lưng là một là một dài lụa tơ vàng. Đây là trang phục của một văn nhân bình thường mà thôi, nhưng có điều lạ là từ hắn lại toát ra một khí độ ung dung, trấn áp mọi người mà khó nói thành lời.

Ở phía sau hắn là mười mấy tên vệ sĩ, kẻ nào cũng có vóc người khôi ngô, ánh mắt sắc bén. Bọn họ đao giắt ngang hông, mỗi động tác nhấc tay nhấc chân cũng đều tỏa ra một loại sát khí đáng sợ. Mười mấy người này bước vào trong cửa hàng, gian đại sảnh lập tức trở nên yên lặng vô cùng.

Đại chưởng quỹ của cửa hàng buôn bán lương thực Bách Xuyên này là người họ Tần, tuổi khoảng sáu mươi, ông ta đã chấp chưởng cửa hàng này hai mươi năm nay, đã được chững kiến nhiều người nhiều việc. Vì vậy chỉ cần liếc mắt là ông ta cũng biết người bước vào là quan viên triều đình, hơn nữa còn là quan viên có chức vị không nhỏ. Ông ta vội vàng cười híp mí chào đón vị khách: " Hoan nghênh quý khách đã quang lâm cửa hàng. Ta họ Tần là chưởng quỹ của cửa hàng, nếu có việc gì cần xin các vị cứ phân phó"

" Ta tới để xem tình hình giá gạo một chút" Người nam tử đó khẽ mỉm cười nói. Ngữ điệu của hắn rất chậm rãi, từ từ hoàn toàn trái ngược với không khí ồn ào, khẩn trương trong cửa hàng. Nhưng khi hắn vừa mở miệng ra thì khí thế của hắn đã hoàn toàn khống chế không gian xung quanh, khiến ọi người xung quanh không thể không chú ý đến lời hắn nói.

Lúc này ở bên ngoài cửa cũng có mấy người đnag bước vào, người đi đầu tuổi khoảng ngoài năm mươi, dáng vẻ uy nghiêm. Tần chưởng quỹ nhìn thấy người này thì thoáng giật mình. Người này năm ngoái đã tùng tới cửa hàng thị sát việc buôn bán lương thực. Người đó chính là Hàn tướng quốc của Đại Đường.

Hàn tướng quốc tiến về phía người thanh niên trẻ tuổi kia cũng kính nói mấy câu gì đó, rồi người nam tử ấy gật đầu và chỉ chỉ vào Tần chưởng quỹ, ý bảo rằng mình đang hỏi ông ta.

Đọc tới đây, có lẽ đại đa số độc giả đã có thể đoán ra người thanh niên ấy là ai rồi, đó chính là đương kim hoàng đế Đại Đường Trương Hoán. Ngày hôm nay hắn cùng với mấy vị tướng quốc đi tới Tây thị để điều tra và khảo sát về sự thay đổi giá cả của mặt hàng gạo.

Trương Hoán tính cho tới nay đã lên ngôi được ba năm rồi. Giang sơn Đại Đường của hắn vừng vàng, hưng thịnh trong tay của hắn. Trải qua ba năm nỗ lực, chăm lo quốc sự, hắn đã giúp cho Đại Đường dần khôi phục lại được uy thế và thực lực của một đại đế quốc. Những quốc sách trọng đại mà hắn cho thực thi cũng đã cho thấy những kết quả bước đầu, ví dụ như giá gạo có giảm xuống như hiện tạo cũng chính nhờ kết quả của việc từ từ phân phối lương thực về phía nam. Khu vực Giang Hoài, và Thục Trung đều có khả năng cho thu hoạch hai vụ mỗi năm. Trong ba năm qua, ruộng đất ở Nam phương tăng lên có đến hai vạn khoảnh. Nhưng dĩ nhiên đó cũng không hẳn là kết quả của việc khai hoang. Mà đó là do sau loạn An – Sử rất nhiều ruộng đất bị bỏ hoang, bây giờ mới khôi phục sản xuất trở lại. Hơn nữa sông ngòi ở Nam phương trôi chảy không bị ngăn trở, lượng nước dồi dào vì thế năng suất có thể đạt tới sáu trăm cân một mẫu, sản lượng lương thực cũng nhờ đó mà tăng thêm. Mà ở Bắc phương chủ yếu trồng câu dâu dại, cho đến năm vừa rồi đã cho trồng thí điểm cây bông trong các quân điền ở Trung Nguyên, nhưng loại vải làm từ bông đã nhanh chóng phổ biến. Trên đường cái có không ít người mặc những chiếc áo bào làm từ bông giữ ấm rất tốt. Tỷ như ngay trước mặt đây, vị Tần chưởng quỹ cũng đang mặc một chiếc áo bào bằng bông màu trắng trông rất ấm áp.

Tần chưởng quỹ chân cẳng phát run phát rẩy. ông ta cũng phần nào đoán ra được vị khách quan trước mặt mình là ai. Trừ đương kim thiên tử ra thì còn người nào có thể thản nhiên tiếp nhận sự cung kính của vị đệ nhất tướng quốc kia.

" Ta hỏi ngươi, giá gạo hiện nay so với một tháng trước đây đã tăng lên thêm bao nhiêu rồi" Có lẽ Trương Hoán cũng cảm nhận được sự run sợ của Tần chưởng quỹ, vì thế hắn cũng nói hết sức điềm đạm, chậm dãi, trên khuôn mặt nở ra một nụ cười nhu hòa, khích lệ.

Sự sợ hãi trong lòng Tần chưởng quỹ cũng bớt dần đi một chút, trong lòng ông ta lấy lại được sự bình tĩnh và có phần phấn chấn hơn. Vì người mà ông ta đang đối diện nói chuyện chính là đương kim hoàng thượng của Đại Đường. Tần chưởng quỹ vội khom lưng nói: " Hồi bẩm khách quan, một tháng trước đây, cưa hàng bán gạo uy tín nhất Hồ Châu đã bán ra với giá ba trăm ba mươi đồng một thạch lương thực. Nhưng hiện tại thì giá đã bị đẩy lên một chút, như hôm nay thì phải cần ba trăm chín mươi đồng mới mua được một thạch. Dựa theo cung – cầu bình thường trong giới buôn bán ta có thể dự đoán trong mấy ngày tới giá gạo còn có thể tăng lên bốn trăm hai mươi đồng một thạch. Hơn nữa cửa hàng chúng ta là đại lý lớn nhất trong giới buôn bán gạo nên giá còn như thế, chứ các cửa hàng nhỏ hay đại lý bán lẻ, giá gạo còn có thể tăng lên năm mươi đồng ỗi đấu

*****

" Vậy ngươi có cho rằng giá gạo sẽ đột phá tăng lên sáu mươi đồng một đấu không" Câu hới này chính là vấn đề mà Trương Hoán quan tâm. Vấn đề nghị sự triều đình hôm nay chính là dự đoán xem giá gạo mấy ngày tới có tăng lên hay không, để từ đó mà có ý kiến cho Thường Bình Thự có xuất hay không xuất gạo của nhà nước để ức chế giá cả leo thang. Hàn tướng quốc cho rằng nên xuất ngay gạo quan để bình ổn giá, nhưng Sở Hành Thủy lại cho rằng lượng gạo như thị trường hiện nay là tạm đủ, chưa cần vội vàng xuất gạo quan. Cả hai cùng lấy mốc giá gạo có hay không đột phá lên sáu mươi đồng một đấu làm giới hạn (Nếu dưới sáu mươi đồng thì không xuất gạo quan và ngược lại). Mọi người tranh luận không dứt sau cùng đề nghi với Trương Hoán tới Tây thị để khảo sát giá cả thực tế.

" Sẽ không tăng lên sáu mươi đồng" Tần chưởng quỹ nhìn Trương Hoán trả lời một cách chắc chắn: " Mấu chốt cảu việc có tăng gia shay không là phụ thuộc vào số gạo dự trữ trong các cửa hàng có đủ hay không. Cũng giống như tình hình của những năm trước đây gạo hiếm, giá cả sẽ theo đó là tăng cao, chớ nói là sáu mươi đồng mà có thể đột phá tăng lên ba trăm đồng một đấu cũng là bình thường. Nhưng hiện tại lương thực dồi dào, đầy đủ, mà dân chúng cũng không có ý định tích trữ lương thực trong nhà, cùng với đó các cửa hàng buôn bán gạo cũng cạnh tranh kịch liệt. Dựa theo kinh nghiệm của thì nếu có tăng cũng chỉ tối đa là mười lăm đồng. Giá gạo ở Hoài Bắc theo ta dự đoán còn có thể thấp hơn một chút có khi chưa tới năm mươi đồng kia. Hơn nữa chỉ cần qua tết một chút là giá gạo nhất định lại hạ xuống dưới năm mươi đồng ngay thôi"

Nói đến đây, Tần chưởng quỹ thở dài nói: " Thật đúng là gạo rẻ khổ thương, nông mà thôi"

Trương Hoán nghe thế chỉ cười nhạt, hắn đối với câu nói có phần triết lý vừa rồi của Tần chưởng quỹ cũng không có gì bình luận cả. Lời nói đó là xác thực bởi vì lợi nhuận có ít thì người thương nhân này mới nói lời cảm khái như vậy. Nhưng năm trước đây lợi nhuận từ việc buôn bán gạo luôn là một món lãi kếch xù trong kinh doanh. Thao túng được thị trường gạo thì lợi nhuận còn có thể gấp mười lần nữa. Vì vậy mà ở Tây thị này có mấy trăm của hàng buôn bán gạo, mà hiện tại mỗi đấu gạo chỉ thu lợi có hai phần vậy cũng khó trách những thương nhân này oán than dậy đất.

Giá gạo rẻ thì khổ thương nông, những lời này nghe chừng cũng có thực tế. Với việc hai loại thuế pháp được đặt ra, người nông dân phải nộp tiền để sung thuế. Gạo rẻ thì tiền càng quý, như thế thì gánh nặng đối với người dân lại tăng thêm rồi. Nhưng cả một chính sách thuế lớn như thế tất có cái tinh túy của nó: Gạo rẻ thì tiền quý, khi đó nông dân nhất định phải phát triển thêm các nghề phụ để kiếm tiền, như trồng dâu trồng bông, chăn nuôi gia súc, hay cho con gái vào các phường dệt, các mỏ khai khoáng. Như vậy sẽ tạo điều kiện đầy đủ về nguồn lao động cho công thương nghiệp. Đại Đường không nuôi những người lường biếng, phải biết rằng muốn có cuộc sống khấm khá hơn thì nhất định phải đỏ mồ hôi, phải sinh nhiều con.

" Đa tạ Tần chưởng quỹ đã cho ta biết rõ tình hình" Trương Hoán chắp tay chào Tần chưởng quỹ, rồi rời đi trong vòng bảo vệ của những người hộ tống. tần chưởng quỹ thấy bóng lưng của hắn xa dần. Bỗng nhiên trong lòng ông ta cảm thấy hoảng sợ, không biết vừa rồi mình có lỡ lời hay lắm mồm không.

Rời Tây thị rồi Trương Hoán liền đi thẳng về Đại Minh cung, để tiếp kiến sứ thần Hồi Hột đang chờ hắn, còn cái vấn đề giá cả lương thực của nhân dân thì hắn giao lại ấy tướng quốc đi giải quyết. Cái mà hắn đang chú tâm lúc này chính là đại sự có liên quan tới an nguy của quốc gia.

Sứ thần Hồi Hột quốc lẽ ra đã phải đến Trường An triều kiến Tân hoàng đế Đại Đường từ ba năm trước, nhưng bọn họ lại cứ im lặng không có động tĩnh gì trong suốt thời gian qua, chờơ tới tận hôm nay mới lừ lừ đến thế này. Trương Hoán cũng hiểu rõ rằng việc sứ thần Hồi Hột sang triều kiến là kết quả của cuộc đấu đá chính trị trong nội bộ Hồi Hột. Trên thực tế, thế lực của Hồi Hột được chia làm bốn phe đảng. Thứ nhất là phe quý tộc truyền thống, phe này lấy nông nghiệp, chăn nuôi làm chủ, bao gồm các tộc Phó Cố, Hồn, Đồng La, A Bố Tư. Nhưng bộ tộc này chịu ân huệ sâu đậm của Đại Đường, vì thế bọn họ đối với Đại Đường có nhiều hảo cảm, và là phái 'thân Đường. tại Hồi Hột phái này từng có thế lực và ảnh hưởng lớn.

Tiếp theo chính là bọn người Túc Đặc, bọn họ cũng giống như hậu duệ của người Do Thái vậy: không có quốc gia của riêng mình. Bọn họ sinh sống lâu dài trên con đường tơ lụa, nổi tiếng là môt dân tộc buôn bán. Sau loạn An – Sử ở Đại Đường, dân tộc Thổ Phiên đã xâm lấn lên phía bắc khiên cho con đường tơ lụa phải dời hướng bắc. Nhóm thương nhân Túc Đặc vì thế mà tiến vào Hồi Hột, và nghiễm nhiên trở thành phái quý tộc mới nổi lên. Những năm trước đây phái này bị phái quý tộc truyền thống áp chế, nhưng đến gần đây bọn chúng lại đang có khuynh hướng trỗi dậy. Thương nhân Túc Đặc cùng với bọn Đại Thực áo đen có mối quan hệ khăng khít huyết mạch tương liên. Vì thế đây là phái " thân Đại Thực" Trong lịch sử Đại Đường có một nhân vật người Túc Đặc khá nổi danh đó chính là An Lộc Sơn.

Thế lực thứ ba chính là Ma Ni Giáo do quốc sư Tô Nhĩ Mạn là người đại diện, có tham gia vào tất cả các quốc sách, vấn đề chính trị cảu Hồi Hột. Đối với các quyết sách của Hồi Hột ý kiến của ông ta rất có trọng lượng. Thế lực cuối cùng trong tứ đại thế lực ở Hồi Hột là quân đội, với thực lực hùng hậu, tràn đầy ý chí xâm lược nước khác. Bọn họ đối với thất bại ở An Tây và Bắc Đình vẫn luôn canh cánh trong lòng. Đại biểu đại diện cho phái này là tể tướng Hiệt Kiền Già Tư.

Tứ đại thế lực này thay nhau hưng thịnh, chính vì thế mà chính sách quốc nội của Hồi Hột cũng dao động vào thay đổi theo quan điểm của mỗi phái. Trong thời kỳ Đăng Lợi Khả Hãn trị vì, phái Túc Đặc và Ma Ni Giáo được thế nổi lên, chúng liền tiến hành xâm lược Trung Nguyên, Đại Dường và Hồi Hột trở mặt thành thù. Cho đến khi Bì Già Khả Hãn đăng vị thì phái quý tộc truyền thống " thân Đường" lại nổi lên nắm quyền lực. Đại Đường và Hồi Hột theo đó lại quan hệ hữu hảo, cũng chế định ra quốc sách cho khu vực lãnh thổ phía Tây. Rồi tới Trung Trinh Khả Hãn, vị Khả Hãn này là người tương đối trung lập. Lúc này bọn người Túc Đặc và Ma Ni Giáo lại lên nắm thế lực, hơn nữa phe quân đội đối với thật bại ở Bắc Đình và An Tây vẫn coi là mối hận lớn. Đồng thời chúng còn liên kết với nhau chèn ép phái quý tộc truyền thống. Phe " thân Đường" bắt đầu thất thế. Nhưng một vấn đề có ảnh hưởng với quốc sách của Hồi Hột chính là ba năm trước đây Hồi Hột đã kí kết và xác lập quan hệ hợp tác với Đại Thực.

Cũng chính nguyên nhân đó, đã khiến cho trong suốt ba năm qua Hồi Hột gần như đoạn tuyệt quan hệ ngoại giao, các đoàn sứ thần tới hai nước. Mà sứ giả của Hồi Hột tới lần này chính là người của phái " thân Đường", đây là nỗ lực để hi vọng có thể hàn gắn và khôi phục lại quan hệ vốn phức tạp của hai bên. Nhưng Trương Hoán cũng là một tay lão luyện, vị hoàng đế này đã bố trí Quốc An Ti ở Hồi Hột với số lượng lớn các nhân viên tình báo, vì vậy những động thái, tình hình quốc nội Hồi Hột hắn đều năm rõ.

" Bẩm hoàng thượng, sứ thần Hồi Hột đã tới" Viên thái giám An Trung Thuận cất lời bẩm báo cắt ngang dòng suy nghĩ của hắn.

" Dẫn hắn đến Tử Thần Thiên Điện triều kiến"

An Trung Thuận nghe xong dạ một tiếp đáp lại, hắn liền vội vã chạy ra ngoài, lát sau ở xa xa truyền âm thanh cao giọng tuyên gọi: Bệ hạ có chỉ, truyền đặc sứ Hồi Hột đến Tử Thần Thiên Điện bái kiến"

Trương Hoán chính đốn, sắp xếp lại một chút, rồi dưới sự bảo hộ cảu thị vệ liền bước nhanh tới Tử Thần Thiên Điện"

Đặc sứ Hồi Hột tên gọi Dược La Cát Linh, trong cuộc chiến ở An Tây ông ta đã từng đại diện cho Trung Trinh Khả Hãn sang đàm phán với Trương Hoán. Bản thân ông ta là người Hán, trước kia Bì Già Khả Hãn đã nhận ông ta làm con nuôi, được phong làm thứ tướng của Hồi Hột quốc. Lần này đi sứ cùng Dược La Cát Linh còn có một tên phó sứ, tên này là Khang Xích Tâm, là người Túc Đặc, giữ chức Hồi Hột Mai Lộc tướng quân. Trên lý thuyết Khang Xích Tâm chỉ là phó sứ, nhưng trên thực tế hắn lại là đại biểu đại diện cho lợi ích của phái Túc Đặc, Ma Ni Giáo và của phái quân đội. Vì vậy thực ra địa vị trong đoàn sứ giả còn cao hơn cả Dược La Cát Linh.

Sau một hồi chuông vang lên Dược La Cát Linh được hồng Lư Tự Khanh Triệu Trung chậm rãi dẫn vào Từ Thần Thiên Điện, phó sứ Khang Xích Tâm cũng không nhanh không chậm luôn giữ khoảng cách hơn ba bước với Dược La Cát Linh, hắn liếc xéo Cát Linh, miệng không ngừng cười lạnh.

Bên trong Tử Thần Điện ngoài hoàng đế Trương Hoán ra còn có bốn vị tướng quốc cũng tham gia hội kiến. bọn họ theo thứ tự gồm Hàn tướng quốc, Bùi Hữu, Nguyên Tái và Sở Hành Thủy. Ngoài ra còn có Thái Thường Khanh Đỗ Á, Thái Phủ Tự Khanh Phòng Tông Yển, Tông Chính Tự Khanh Lý Kiều. Những người này cũng ngồi một bên dự hội kiến.

" Thần Dược La Cát Linh là đặc sứ Hồi Hột quốc xin ra mắt Đại Đường hoàng đế. Cẩn chúc hoàng thượng vạn tuế, vạn tuế, vạn vạn tuế" Dược La Cát Linh quỳ xuống, cung kính dập đầu ba lần hành lễ với hoàng đế Đại Đường. Phía sau, phó sứ Khang Xích tâm cũng bất đắc dĩ phải quỳ xuống nhưng hắn lại thẳng lưng không làm lễ dập đầu.

*****

Trương Hoán liếc nhìn hắn một cái, liền khoát tay áo cười nói: " Đặc sứ miễn lễ, ban ghế cho ngồi"

" Tạ ơn bệ hạ"

Dược La Cát Linh ngồi xuống ghế, Khang Xích Tâm cũng không nói không rằng theo đó mà ngồi ở phía sau. Lúc này Trương Hoán khẽ mỉm cưới nói: " Cát Linh tiên sinh, từ lúc chia tay ở An Tây đến nay đã mấy năm, không biết Trung Trinh Khả Hãn sức khỏe gần đây có được khang kiện không"

" Hồi bẩm bệ hạ, Khả Hãn cảu chúng thần vì bận công việc của quốc gia nên không thể tự mình sang triều kiến bệ hạ, xin bệ hạ lượng thứ. Đây là quốc thư do chính Khả Hãn viết, đặc biệt chúc mừng hoàng thượng đăng cơ" Dược La Cát Linh nói đến đây liền đứng lên. Hai tay giơ cao quốc thư lên quá đỉnh đầu dâng lên hoàng đế Đại Đường, Một tên thị vệ tiến đến nhận lấy quốc thư rồi chuyển giao cho Trương Hoán.

Trương Hoán nhận lấy quốc thư rồi đặt lên trên mặt bàn, rồi lại cười hỏi Dược La Cát Linh: " Trẫm nghe tin tức truyền về từ Toái Diệp, nghe nói hai năm qua khí hậu phương Bắc giá lạnh dị thường. Không biết quý quốc bên đó có ảnh hưởng gì không"

Trong ánh mắt của Dược La Cát Linh hiện lên một vẻ u sầu ảm đạm, làm sao mà lại không chịu ảnh hưởng được cơ chứ. Tháng chín vừa rồi một trận bão tuyết lớn đổ bộ lên đại bộ phận lãnh thổ Hồi Hột, số lượng dê bò chết rét không đếm xuể, dấu hiệu của nạn đói đã xuất hiện. Trong bối cảnh khó khăn này, Trung Trinh Khả Hãn mới vội vã đáp ứng yêu cầu của phái quý tộc truyền thống, phái sứ giả sang Đại Đường cầu viện.

" Hồi bẩm bệ hạ. lúc này lương thực ở hồi Hột đang cực kỳ thiếu thốn, thoát cái đã đến ngày đông giá rét, cuộc sống lại càng thêm khó khăn hơn. Lần này thần được Khả Hãn ủy thác đi sứ, một là chúc mừng bệ hạ lên ngôi, mặt khác còn xin phép Đại Đường cho Hồi Hột đổi mười vạn con ngựa để lấy lương thực. Xin bệ hạ ân chuẩn.

Trương Hoán trầm ngâm một chút rồi nói: " Đại Đường ta ngay từ những năm đầu Khánh Trị đã ở ra trung tâm buôn bán ngựa ở Phong Châu và Thắng Châu, vì vậy cũng chẳng bao giờ thiếu ngựa. Hơn nữa năm Khánh Trị thứ mười sáu cũng đã hủy bỏ việc hạn chế buôn bán lương thực, vì vậy quý quốc có thể tự do trao đổi lương thực, sao cần phải trẫm ân chuẩn"

" Việc này thật sự là có chút khó nói"

Dược La Cát Linh trên nét mặt bộc lộ ra nét khó xử, ông ta do dự rồi nói: " Khả Hãn chúng thần có ý xin phép Đại Đường dự chi trước một phần lương thực, còn ngựa thì đợi đến sang năm sẽ chuyển giao cho Đại Đường Chuyện này Hồi Hột nguyện lấy quốc thư để làm hình thức tiến hành đảm bảo

Lời nói thì là như vậy nhưng hàm chứa ý muốn hỏi mượn lương thực của Đại Đường sau đó sang năm sẽ dùng ngựa để trả lại. Nếu nói rõ ràng ra thì là trao đổi lương thực và ngựa. Trương Hoán bây giờ mới hiểu rõ ý tứ của hắn, không khỏi cất tiếng cười ha hả.

" Chuyện này, về nguyên tắc trẫm đồng ý, bất quá, chi tiết cụ thể thế nào đặc sứ có thể cùng bàn bạc với các vị tướng quốc đây" Trương Hoán hướng về phía Bùi Hữu nói " Bùi ái khanh, chuyện này trẫm giao cho khanh toàn quyền xử lý"

Bùi Hữu vội vàng đứng lên thi lễ: " Thần tuân chỉ"

Dược la Cát Linh mừng rỡ, ông ta vội vàng tiến lên một bước, quỳ xuống tạ ơn Trương Hoán: " Thần đại diên cho Trung Trinh Khả Hãn xin bày tỏ lòng thành kính nhất đối với hoàng đế Đại Đường. Quan hệ của hai nước sau lần hợp tác này sẽ ngày càng trở nên khăng khít vững chắc"

Dược La Cát Linh nói mấy lời này ra thật sự xuất phát từ tâm huyết của ông ta. Phái " thân Đường" của ông ta bị các phái khác chèn ép lâu nay. Nếu lần này Đại Đường có thể khẳng khái cứu trợ Hồi Hột thì chắc chắn phái " thân Đường" sẽ có cơ hội trở mình trỗi dậy. Vì thế, hắn mừng rỡ như phát điên lên được.

Nhưng lúc này trong đại điện bỗng có người cúi đầu hừ lạnh một tiếng, khẩu khí xem chừng cực kỳ khinh miệt lời nói của Cát Linh. Mặc dù tiếng hừ ấy chỉ nhỏ thôi nhưng người trong đại điện lại nghe được rõ ràng. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về âm thanh đó, nhìn lại thì không ai khác mà chính là Khang Xích tâm - Phó sứ Hồi Hột. Lúc này sắc mặt hắn không hề thay đổi, ánh mắt trợn ngược, đầy coi thường khinh miệt với Dược La Cát Linh.

Không khí trên Tử Thần Thiên Điện trở nên khẩn trương, hồi hộp. Mọi người đều nhìn thấu được những mâu thuẫn trong nội bộ đoàn sứ giả Hồi Hột. Yên lặng một hồi lâu, Dược La Cát Linh cũng không thèm để ý đến Khang Xích Tâm nữa, ông ta trầm giọng nói với Trương Hoán: " Hoàng thượng, lần này thần đi sứ Đại Đường, còn có một chuyện muốn bẩm báo với hoàng thượng"

Trương Hoán gật đầu nói: " Cát Linh tiên sinh xin cứ nói, đừng ngại gì cả"

" Tháng sáu năm nay, Hồi Hột Khả Đôn (Khả Đôn = Hoàng hậu) của chúng thần mắc bệnh qua đời, tuy nhiên Khả Hãn vẫn chưa quyết định lập Khả Đôn mới, cho nên lần này thần đi sứ Đại Đường còn mang một sứ mệnh trọng yếu đó là thay mặt Trung Trinh Khả Hãn chuyển lời cầu hôn với Đại Đường công chúa, hi vọng có thể giúp Hồi Hột có được Khả Đôn mới."

Dược La Cát Linh vừa dứt lời, thì Khang Xích Tâm đã vội đứng lên, dùng tiếng Đột Quyết nghiêm nghị trách cứ ông ta: " Khả Hãn chỉ nói là cầu hôn với công chúa Đại Đường, chứ không hề đề cập sẽ lập vị công chúa ấy làm Khả Đôn. Khả Đôn của Hồi Hột ta đã được chọn chính là công chúa An Lệ Tư của Hồi Hột quốc rồi hay sao. Hơn nữa chuyện này cũng chính miệng Khả Hãn đã đáp ứng với sứ giả cuả Đại Thực. Ngươi có tư cách gì mà dám tự tiện thay đổi quyết định của Khả Hãn?"

Nói xong, hắn bước ra một bước, hướng về phía Trương Hoán cúi mình thật sâu thi lễ, hắn dùng Hán ngữ để nói: " Khởi bẩm hoàng thượng, quả thật Khả Hãn chúng thần thật sự có ý cầu hôn với công chúa Đại Đường, nhưng cũng chưa khẳng định sẽ lập công chúa của quý quốc làm Khả Đôn, đây là việc các sứ giả chúng thần có sự hiểu lầm, xin bệ hạ tha tội"

Trương Hoán lặng im không nói một lời, hắn nhìn thoáng qua Hồng Lư Tự Khanh Triệu Tung, Triệu Tung là ngươì am hiểu tiếng Đột Quyết, những lời trách cứ của Khang Xích Tâm với Dược La Cát Linh vừa rồi ông ta đều nghe thấy và hiểu được rõ ràng. Thấy hoàng thượng đang nhìn về phía mình, ông ta liền khoát khoát nhẹ tay áo, ý chừng bảo Trương Hoán tạm thời chưa nên đáp ứng.

Trương Hoán hiểu ý, trong lòng hắn âm thầm cười lạnh một tiếng, rồi ha hả cười nói: " Hồi Hột cũng Đại Đường vốn có truyền thống làm thông gia, chuyện này cũng có thể suy nghĩ, bất quá bây giờ đang mang lễ nghi quốc sự, nên trẫm cho rằng các ngươi nên hỏi Trung Trinh Khả Hãn cho rõ, để tránh làm trò cười cho người thiên hạ. Cát Linh tiên sinh ngươi cho ta nói có đúng không?"

Dược La Cát Linh sắc mặt đỏ bừng, ông ta hằm hằm trừng mắt liếc nhìn Khang Xích Tâm, rồi đành bất đắc dĩ quay về phía Trương Hoán nói: " Chuyện này là do thần đã đường đột xin bệ hạ tha tội"

Tại Hàm Dương huyện, trong đêm tối gió tuyết gào thét, cái rét cắt da cắt thịt, xuất hiện một đội thương lạc đà từ Tây Vực đang chậm rãi tiến vào trong thành. Trên những con lạc đà này chất đầy những loại hàng hóa của Tây phương. Có thể nói đây là một thương đội điển hình của những người Hồ. Có khoảng hai trăm người tiểu thương hợp lại để tạo thành một thương đội lớn như thế này. Mỗi thương nhân trong đoàn đều sở hữu riêng từ một đến hai thớt lạc đà, đồng thời chọn lấy người có kinh nghiệm nhất trong số các thương nhân này làm thủ lĩnh để dẫn đội. Dọc đường hành trình mọi người tự quản lý và sắp xếp việc ăn ngủ của mình. Đồng thời việc tính toán sổ sách cũng hết sức rõ ràng. Ngoài ra mỗi người còn có một số tiền riêng để làm chi phí công cộng như là hối lộ cho thủ vệ, đóng phí cầu đường ... Mặc dù đường xá xa xôi dẫn tới chi phí của một chuyến hành trình giao thương như thế là rất lớn, nhưng khi tới Trường An, mỗi thương nhân khi bán hàng hóa của mình đều có thể thu được lợi nhuận khổng lồ. Sau đó bọn họ lại mua hàng từ Trường An rồi mang về Tây Vực để bán. Việc chuyển hàng đi, rồi mang hàng về cũng cần thời gian nửa năm ỗi chuyến, nhưng nó đem lại lợi nhuận tương đối khả quan.

Thủ lĩnh của đội lạc đà này là một người đàn ông tuổi chừng ngoài năm mươi, trên khuôn mặt ông ta đáng chú ý nhất là những vết nhăn hằn sâu, nhìn trông tràn ngập nỗi tang thương. Ông ta tên gọi Mục Tháp, người Khang Quốc đô Thành Tát Mạt Kiện. Hơn hai tháng trước đội thương nhân của ông ta đã bị bọn người Cát La Lộc tập kích bên bờ sông Chân Châu hà. Đã trải qua hơn hai tháng hành trình, rốt cuộc bọn họ cũng đã tới Trường An.

Mục Tháp đã nhiều lần đi đi về về với thành Trường An, mỗi lần hành trình như vậy ông ta đều dừng lại qua đêm ở huyện Hàm Dương, vì vậy đối với nơi này ông ta hết sức quen thuộc. Ông ta chỉ ngón tay ra hiệu về phía một khách sạn lớn, rồi nói với mọi người " Vẫn quy củ cũ, chúng ta sẽ nghỉ ở Vạn Gia khách sạn"

Nói xong ông ta hướng sang cậu thanh niên đang ngồi trên con lạc đà thứ hai, chắp tay cười nói " Bữa cơm đêm khuya ngày hôm nay có lẽ là bữa cơm cuối cùng chúng ta ăn cùng nhau. Thôi lão đệ có thể uống với ta một chén chứ"

Người thiếu niên trẻ tuổi cũng chắp tay đáp lễ nói lời cảm ơn " Dọc đường đi tiểu điệt đã được Mục Tháp đại thúc chiếu cố rất nhiều. Tiểu Thôi vô cùng cảm kích, nguyện kính đại thúc một chung" Vị thiếu niên này không ai khác dic nhiên là Thôi Diệu rồi. Hắn không muốn Đường quân hộ tống về tận Trường An, mà đi cùng với đội thương nhân Khang Quốc trở về Trường An. Lúc này đã là trung tuần tháng mười hai rồi.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-340)


<