Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Danh môn - Hồi 293

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 293: Khai thác bạc ở Toái Diệp bị gián đoạn
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Trong tiết mùa thu tháng chín, dưới bầu trời bao la rộng lớn, không khí cuối thu trong trẻo dễ chịu lạ thường, một sắc xanh thăm thẳm tinh khiết bao phủ khắp bầu trời. Đây cũng chính là khoảng thời gian bước vào vụ thu hoạch trong một năm. Toái Diệp Châu nằm ở phía nam Đại Thanh Trì trên một khu vực bình nguyên rộng lớn. Sông Diệp Chi như một dải ngọc, sau khi quanh co uốn lượn tô điểm cho cảnh quan của phuơng bắc này, nó liền đổ về Đại Thanh Trì. Và ở khu vực phía đông của sông Diệp Chi dê bò đều đang nhởn nhơ gặm cỏ trên mục trường. Phía xa xa, một bày chiến mã đang phi nhanh tới. Mấy người mục đồng trẻ tuổi thì cất tiếng hô quát, tiếng cười nói của họ vang vọng khắp cả thảo nguyên. Toái Diệp Châu đã chính thức nằm trong khu vực lãnh thổ của Đại Đường. Nếu chiểu theo lịch của Đại Đường thì năm nay là năm Đại Trị thứ tư, và hoàng đế Đại Đường là Lý Hoán cũng đã lên ngôi được ba năm rồi.

Cách sông Diệp Chi khoảng chừng hơn hai dặm có một con đường quan đạo mới được tu sửa lại. Bây giờ con đường hướng về phương nam ấy đã trở nên bằng phẳng và thẳng tắp rồi. Cứ đi thẳng con đường quan đạo này sẽ đi qua Vân Sơn khẩu. Để hoàn thành được con đường này An Tây Đô Hộ - Vương Tư Vũ đã phải huy động tới hai vạn tù binh, ba vạn binh lính trong quân đội chính quy của triều đình cùng với mấy chục vạn dân phu, lao động chăm chỉ, cật lực trong vòng hai năm rưỡi mới hoàn thành được con đường này. bề rộng của con đường khoảng chừng năm trượng. Toàn bộ được dùng bùn đất đầm, nện kĩ, nên mặt nền đường chắc chắn, rắn mịn, ngay cả một ngọn cỏ cũng không có. Cứ cách khoảng hai mươi dặm lại cho xây dựng một phong hỏa đài, đồng thời còn phái một đội binh lính canh gác.

Ở hai bên quan đạo được trồng rất nhiều cây Hồ Dương. Mùa thu lá vàng, từ trên cao nhìn xuống, con đường này nhìn mới thơ mộng làm sao, một màu vàng chạy dài, chạy dài như tới chân trời bên kia vậy. Các tướng sĩ của Đại Đường liền chọn tên để ghi công đức hoàng đế bệ hạ của họ để gọi tên cho con đường này, và vì thế mà quan đạo này mới có tên là Kim Long đại đạo.

Giữa trưa, trên Kim Long đại đạo xuất hiện một lạc đà ràm rộ đi qua. Việc vận chuyển hàng hóa từ phương đông sang phương tây đã đem lại những lợi ích đáng kể cho Đại Đường. Mười mấy người mục đồng trẻ tuổi cầm trong tay của mình những túi da đựng đầy nước. Họ vẫy tay chao từ biệt những người thương nhân nọ và chờ đời những người thương nhân sẽ đi qua đây tiếp theo.

Lúc này từ phía phương nam xa xa bỗng truyền đến những tiếng vó ngựa ầm ầm như sấm nổ. Những tên mục đồng trẻ tuổi cuống quýt cầm những túi ra và chạy vào sâu trong vùng thảo nguyên. Khi đội ngũ nhân mã kia đến gần, họ liền nhận ra một đội kỵ binh Đại Đường hơn ngàn ngươì. Trên mũ giáp của những kỵ binh này đều có những chùm tua đỏ, đang tung bay dưới ánh sáng mặt trời. Khôi giáp bọn họ sáng ngời, trường sóc đeo bên yên ngựa. Tất cả đều hiển lộ một tư thế oai hùng, khí thế bừng bừng, tất cả ngựa mà bọn họ cưỡi là giống ngựa Tây Vực. Đoàn người ấy bố trí cứ một người quản lý hai ngựa. Đây đội giáp ngân quân thứ mười trở về, bọn họ vừa vượt ngàn dặm từ Trường An trở về, nghỉ lại năm ngày ở Sơ Lặc để tu chỉnh nay đã về tới Toái Diệp

Phía xa xa đã là sông Diệp Chi rồi, tốc độ cuả đội kỵ binh cũng theo đó mà có phần chậm lại. Bọn họ nhanh chóng thay đổi chiến mã để giúp cho chúng nhanh chóng khôi phục lại thể lực. Muời mấy tên mục đồng trẻ tuổi thấy những kỵ binh kia là quân Đường, bọn họ bèn rối rít giơ những túi da đựng đầy nước và chạy về phía quân Đường. Những người lính này nhanh chóng nhận lấy những túi da đầy nước đó rồi ngửa cổ mà uống ừng ực từng ngụm lớn. Mấy tên lính lấy từ bên hông ra một đồng tiền nếm cho bọn mục đồng, rồi hô lớn " Hãy đi mang nước tới đây, các ngươi sẽ có thưởng" Những tên thiếu niên kia vui mừng vội vàng thu nhặt những đồng tiền, rồi cưỡi ngựa chạy về phía con sông.

Một cánh kỵ binh do viên Đô úy đích thân thống lĩnh tập trung ở giữa đội hình. Viên Đô úy ấy tên là Hàn Việt, tuổi còn chưa tới ba mươi, là ngươi Kinh Triệu, huyện Phú Bình. Năm hai mươi tuổi hắn đầu quân ở Lũng Hữu, đã từng tham gia những chiến dịch lớn như: Chiến dịch thu phục Hà Hoàng, An Tây...Trải qua trăm trận, công lao không nhỏ vì vậy mà y được thăng lên làm Đô úy. Bên cạnh y còn có một gã phụ trách việc các công việc văn thư hành chính trong quân vụ giữ chức Hộ Tào Tham Quân Sự giúp việc cho Toái Diệp Đô Đốc phủ. Hắn họ Quách tên Mục, tuổi tác khoảng hơn ba mươi là người Phần Châu, Hà Đông. Cách đây ba năm, tuy là học trò nhưng Quách mục đã ra nhập quân đội An Tây, khi đó triều đình có mở khoa thi, hắn cũng ứng thí nhưng bị trượt. Vì vậy Quách Mục liền tòng quân mãi tận Tây Vực xa xôi. Bản thân hắn xuất thân là tiến sĩ, hơn nữa nhân tài ở An Tây lại thiếu hụt, vì vậy hắn rất được trọng dụng và chỉ trong một thời gian ngắn hắn đã được thăng lên làm Quy tư quân trung Chủ bạ, năm ngoái hắn lại được thăng lên làm Hộ tào tham quân sự trong Toái Diệp Đô Đốc phủ. Toái Diệp Châu nha, cũng là Đô Đốc châu phủ, việc chính trị và quân sự đều là một cả. Cho nên Hộ tào tham quân sự trong Đô Đốc phủ cũng chính là Châu hộ tào tham quân sự, nhiệm vụ của hắn ta là chủ quản tiền, gạo, hộ tịch, các công việc chính trị của dân chúng. Bốn tháng trước hắn được cử làm Hộ ngân sứ, áp tải một trăm cân bạc thô về Trường An.

Từ Trường An trở về trong lòng của Quách Mục có nhiều mong ngóng, cùng sự ngọt ngào. Đô Úy Hàn Việt thấy Quách Mục thỉnh thoảng lại nhìn ra rất xa về phía Toái Diệp, liền cười nói trêu đùa hắn " Quách tham quân à, lần này trở về Toái Diệp thì phải cho bọn ta uống rượu mừng của ngươi đi"

Gương mặt của Quách Mục hơi đỏ lên một chút, hắn biết tâm tư của mình đã bị Hàn Việt ở bên cạnh khám phá ra. hắn và vị hôn thê là đồng hương. Nàng ấy là một tiểu thư rất được cưng chiều. Cách đây ba năm, Toái Diệp đưa ra chính sách: mỗi hộ dân mới đến sẽ được hai khoảnh ruộng, súc vật kéo ba con. Đây là chính sách để thu hút những di dân từ Trung Nguyên tới đây. Vì vậy sau thời gian ba năm thực hiện việc di dân thì ở Toái Diệp này đã có tới ba vạn hộ. Số này được chia thành các nhóm nhỏ phân bố sinh sống từ Toái Diệp cho tới Đại Thanh Trì. Gia đình vị hôn thê của Qúach Mục vốn là thương nhân, từ Phần Châu chuyển tới đây. Nàng ta họ Bạch. Năm nay mới khoảng độ mười bảy tuổi. Ngoại hình trông ôn nhu xinh đẹp, và nàng cũng biết qua một chút chữ nghĩa. Khi mà mắt xanh của Quách Mục đã để ý đến nàng thì hắn ta bèn nhờ bà mối đến nhà họ Bạch đặt mối nhân duyên. Bất cứ nguời phụ nữ nào mà có được người lang quân như hắn thì đều cảm thấy trăm vạn lần may mắn mà nhận lời cầu hôn rồi. Vốn hai bên đã ước hẹn đến tiết Trung thu thì sẽ cử hành hôn lễ. Nhưng mà hết lần này tới lần khác Quách Mục phải áp tải bạc đi Trường An, hôn lễ của bọn họ vì thế mà cứ lần lữa mãi chưa xong. Hiện tại bây giờ Toái Diệp đã ở trong tầm mắt. Hắn lại nghĩ tới dáng dấp thùy mị của Bạch Phương, nên trong lòng nôn nóng khó dằn nổi cảm xúc.

Quách Mục nhận thấy tâm tư của mình đã bị Hàn Việt nhìn rõ, nên trên khuôn mặt của hắn có chút ngượng ngùng. Liền đưa tay gõ lên mũ giáp của Hàn Việt một cái, cười và mắng đùa " Tên tiểu tử nhà ngươi cả ngày chỉ xét đoán người khác làm gì hả. Ngươi ngứa da chắc"

Hàn Việt nghe thấy thế liền lấy tay che gáy, khoa trương hét lớn " Ái chà, đánh mạnh thế này có phải là đã kiềm chế từ lâu rồi hay không hả"

Hắn hét to xong rồi giục ngựa chạy xa khoảng chừng bốn năm mươi bước. Quay lại phía Quách Mục cười to ầm ĩ. Hơn muời tên lính đứng bên cạnh cũng cười thưo. Bỗng nhiên một tên lính chỉ vào phương xa hô to " Người Cát La Lộc"

Quách Mục và Hàn Việt đều lấy làm kinh hãi, nụ cười trên khuôn mặt của họ tắt hẳn. Tất cả dường như không ai bảo ai đồng loạt nhìn về hướng Đông Bắc. Chỉ thấy trên một đồi thảo nguyên cách đó khoảng chừng hai dặm xuất hiện mười người cưỡi ngựa, nhìn xa xa thì áo bọn họ mặc có vẻ giống của

Đường quân. Bọn họ mười người đều mặc hắc bào, đó chính là dấu hiệu điển hình của người Cát La Lộc. Thật ra thì trang phục hắc y được sử dụng rất phổ biến. Ngay như ở Tây Vực, bọn họ cũng có một bộ tộc chuyên mặc hắc y vậy.

« Không phải kị binh đâu, đó chẳng qua là mười mấy người đang chăn thả gia súc mà thôi » Hàn Việt khẽ nhíu mày suy nghĩ. Từ năm trước rồi, khu vực chăn thả gia súc của người Cát La Lộc càng ngày càng mở rộng ra nhiều hơn, cho đến bây giờ thì đã mở rộng đến tận Kim Long đại đạo này rồi.

" Chỉ sợ rằng năm nay Phương bắc giá lạnh liên miên, người Cát La Lộc sẽ sinh sống khó khăn đây"

Hai năm trở lại đây khí hậu lại trở nên lạnh hơn nữa, tuy nhiên lưu vực ở Đại Thanh Trì nbày thì có phần tốt hơn một chút. Tình hình của những người Cát La Lộc ở phía bắc càng ngày lại trở nên khó khăn hơn. Quách Mục khe khẽ thở dài nói " Những người dân du mục này thật là đáng thương"

" Bọn chúng có cái gì mà đáng thương chứ. Bọn chúng hiện tại là người chăn thả gia súc bình thường thế nhưng chỉ cần bọn chúng xoay người một cái là trở thành những quân nhân thực thụ, đi cướp đoạt hết của người này đến người khác." Trái với Quách Mục, Hàn Việt lại không hề có một chút thương hại với những người này, hắn lập tức quay người lại ra lệnh " Đệ nhất doanh xuất phát, đuổi hết bọn chúng đi, nếu bọn chúng vẫn ngoan cố, hãy giết sạch cho ta".

*****

Ba trăm tên kị binh từ trong đội hình áp tải bạc vội vọt ra, tất cả đều giương cung lắp tên rồi hướng tới những người Cát La Lộc xông tới. Những người Cát La Lộc khi thấy Đường quân đuổi tới thì bị làm cho sợ hãi mà thúc ngựa chạy trốn biệt. Đường quân vẫn đuổi theo đến vài chục dặm đường, cho đến khi thấy những người Cát La Lộc đã chạy trốn xa thì mới thúc ngựa quay trở lại đội ngũ. Đại quân tăng tốc, tiếp tục hướng về phía Toái Diệp mà chạy nhanh đi.

Nhóm người Quách Mục vừa đi vừa phi ngựa đã hai ngày trời. Đến buổi sáng ngày hôm nay thì rốt cuộc Toái Diệp thành cũng đã hiện ra ở phía xa xa đường chân trời. Hiện tại Toái Diệp thành không còn là của người Hồ như trước đây khi mà bọn họ còn làm chủ ở khu vực biên thùy Tây Vực. Trải qua ba năm phát triển không ngừng với việc đưa hai vạn hộ dân từ Trung Nguyên được di dân tới Toái Diệp thành đã đưa tổng số nhân khẩu ở đây lên tới hai mươi vạn người và đương nhiên Toái Diệp thành được coi là thành trì lớn thứ ba ở khu vực này. Gần đó là Khang quốc đô thành Tát Mạt Kiện Thành (Tát Mã Nhĩ Hãn) cùng với Thạch quốc đô thành Thác Chiết thành. Và nhất là từ khi Kim Long đại đạo được tu sửa và hoàn thành đã rút ngắn được lộ trình Đại Đường –An Tây, hơn nữa trên kim Long địa đạo thỉnh thoảng lại có các toán Đường quân đi tuần tra tới lui, nên cũng hết sức an toàn. Và cũng chính Kim Long đại đaọ này đã giúp cho tơ lụa vận chuyển thuận lợi lên phía bắc. Toái Diệp thành cũng nhờ đó mà trở thành một nơi thương nhân tập trung, một thành trì lớn với các hoạt động buôn bán sôi nổi.

Trước mắt thì Toái Diệp thành có khoảng một vạn quân làm nhiệm vụ đồn trú tại An Tây ngũ đại Đô Đốc phủ, gần với Sơ Lặc. Đô Đốc của Toái Diệp vẫn là Tào Hán Thần, ông ta đã nhận được tin báo về đội quân áp tải bạc đã trở về, nên ông ta thân chinh đến cửa thành để chào đón nhóm áp tải bạc của Quách Mục. Kể từ ba năm trước đây, khi nhóm đầu tiên mang bạc từ Toái Diệp đến Trường An thì Toái Diệp đã có cả thảy mười lần chuyển bạc thô. Số bạc thô vận chuyển ước tính đạt khoảng tám trăm vạn cân. Ban đầu bạc sẽ được chuyển từ Toái Diệp đến Sơ Lặc, sau đó sẽ chuyển từ Sơ Lặc đến Đôn Hoàng thành, và chanựg cuối cùng là từ Đôn Hoàng đến Trường An. Tổng cộng là ba chặng đường. Nhưng mỗi năm sẽ có một Hộ ngân sứ phải trực tiếp từ Toái Diệp tới Trường An, người này phải báo cáo được tình hình phát triển của Toái Diệp trong năm đó với triều đình. Năm nay Quách Mục chính là Hộ ngân sứ đi Trường An để báo cáo tình hình.

Tào Hán Thần đứng ở trên đầu tường thành hướng mắt nhìn về bên dưới ở phía xa xa. Một đội vận chuyển với năm trăm thớt lạc đà hợp thành đội thương nhân Ba Tư đang từ từ, chậm rãi tiến vào thành. Hai bên con đường ở ngoài thành là những quán trà do mười mấy người Hán mở ra, người chưởng quầy đnag cười híp mí, dùng những câu giao tiếp tiếng Ba Tư mà bản thân ông ta còn chưa thành thạo để chào hỏi khách khứa. Mặc dù ngôn ngữ và sự giao tiếp còn chưa thông thạo lắm, nhưng trong tay bọn họ đã cầm ra thứ rượu bồ đào đỏ hồng, đây chính là một cách buôn bán rất hiệu quả ở đây bởi vì thỉnh thoảng cũng có nhiều thương nhân Ba Tư vào trong các quán trà để mua rượu. Cách đó không xa là mấy trăm mái lều của những người Đột Quyết trải dọc khắp hai bên bờ sông Toái Diệp. Bên bờ sông còn chật ních những người phụ nữ đnag giặt quần áo. Rồi bỗng nhiên những người đàn bà con gái ấy bỏ lại hết quần áo đang giặt mà hướng phương xa chạỵ đi. Thì ra ở nơi phương xa ấy có mấy trăm cỗ xe đi cắt cỏ trở về, trên mỗi xe chất đầy cả một núi cỏ khô, đang chậm rãi đi tới.

Tiếng Hán, tiếng Ba Tư, rồi cả Đột Quyết, tất cả đều đan xen trong tai của Tào Hán Thần. Ông ta nhìn cái cảnh tượng tập nập, tíu tít ấy trong lòng không khỏi có sự cảm khái. Chỉ qua mấy tháng nữa thôi ông ta sẽ đủ bốn năm của một nhiệm kỳ công tác ở đây. Có tin tức nói rằng ông ta sẽ được điều đi Sơ lặc để làm An Tây Tiết độ Phó sứ. Phải rời khỏi nơi mà mình đã gắn bó và dành nhiều tình cảm khiến cho Tào Hán Thần trong lòng có nhiều lưu luyến.

" Đại tướng quân tới...!" Một tên binh lính đưa ngón tay chỉ về phương xa hô to. Mặc dù Tào Hán Thần thân là Đô Đốc của Toái Diệp thành, nhưng trong Đường quân có một quy củ bất thành văn đó là tất cả các Đô Đốc đều không cần xưng là Đô Đốc mà chỉ xưng là tướng quân hay Binh mã sứ mà thôi. Còn nguyên quy củ bất thành văn đó thì có lẽ không cần phải giải thích nhiều lời rồi.

Tào Hán Thần đưa tay che ngang lông mày tránh cái ánh nắng chói chang của mặt trời. Chỉ nhìn thấy phía xa xa một đội Đường quân đang nhanh chóng chạy tới." Đúng là bọn họ rồi" Tào Hán Thần vội vàng sai người chạy xuống tường thành để ngăn đón Quách Mục vừa từ Trường An trở về. Cũng không nên trách ông ta nóng vội làm gì bởi vì chắc chắn trong tay của Quách Mục sẽ có quyết định điều động chính thức đối với ông ta. Cũng chỉ biết tùy hoàng đế bệ hạ ban phát điều động thôi. Thật ra lúc trước cũng xuất hiện tin đồn rằng sẽ điều động ông ta làm An Tây Tiết độ Phó sứ, nhưng đó cũng chỉ là lời đồn đại.

Trải qua suốt bốn tháng lặn lội đường xa, Quách Mục ngày nhớ đêm mong Toái Diệp thành thì nay rốt cuộc đã trở về. Hắn chỉ hận là không thể chắp được thêm cánh để bay tới nhà của vị nhạc phụ tương lai. Nhưng cũng chỉ còn phải chờ đợi trong một thời gian ngắn nữa thôi. Quách Mục ngẩng đầu nhìn lên tường thành phía xa xa, thấy Tào Hán Thần đang đứng ngóng chờ bọn họ.

" Xuống ngựa" Viên Đô Úy Hàn Việt quát lên một tiếng chói tai. Tất cả một ngàn tên kỵ binh rối rít xuốn ngựa, xếp thành hàng ngũ chỉnh tề hướng về phía đông của thành, đi tới trước một tấm bia kỉ niệm bằng đá cẩm thạch. Kỉ niệm bia này cao ba trượng. Hình dáng của nó thẳng tắp hướng thẳng lên trời xanh như tư thế hoành đao của Đại Đường. Phía trước tấm bia có khắc chữ " Đại Đường anh hùng" do chính hoàng đế Lý Hoán ngự ban.

Ở phía sau của kỉ niệm bia là hơn một ngàn những bia mộ nhỏ khác. Tổng diện tích của khu vực bia mộ này lên tới mấy chục mẫu đất, có hàng rào gỗ bao quanh bảo vệ, và đặc biệt là có cả những binh lính làm nhiệm vụ trông coi nơi này bởi vì đây là nơi yên nghĩ của các binh sĩ tử trận trong khi tham gia thu phục Toái Diệp. Trong đó có một cái bia mộ nho nhỏ ghi dòng chữ " Đại Đường Trung Liệt tướng quân Quan Anh chi mộ"

Một ngàn tên kỵ binh xếp thành hàng, trước ngực bọn họ ôm trọn mũ giáp, đứng trước kỉ niệm bia, cúi đầu yên lặng để tưởng nhớ những binh sĩ đã ngã xuống. Đây là quy định được hoàng đế bệ hạ ban hành vào năm Đại Trị đầu tiên, đó là bất kỳ quân nhân nào của Đại Đường khi tới Toái Diệp đều phải mặc niệm trước kỉ niệm bia này. Tương tự như vậy cũng còn có những mộ bia ở An Tây do Trương Tam thành trông nom vẫn còn đó. Hành động này là để tưởng niệm và tôn vinh những binh sĩ đã vì tôn nghiêm của Đại Đường mà hy sinh oanh liệt. Và ở bên hồ Khúc Giang ở thành Trường An cũng có một tòa " Đại Đường Trung liệt từ" cùng với Tây Vực kỉ niệm bia tạo thành thế hô ứng lẫn nhau.

Sau một nén nhang bọn họ rối rít đội lại mũ giáp chỉnh tề, cùng nhau phiên thân lên ngựa, hướng về phía cổng thành Toái Diệp mà giục ngựa chạy tới. hàn Việt lên thành, đi tới chỗ Tào Hán Thần giao lệnh, còn Quách Mục thì bị một tên thủ hạ của Tào Hán Thần lưu lại

Chốc lát hàn Việt đã làm xong thủ tục giao lệnh xong, hắn liền dẫn quân trở về quân doanh. Tào Hán Thần bước thật nhanh để xuống thành lầu, ngay từ ở xa ông ta đã ha hả cười to " Quách Tham quân, đường xa cực khổ rồi"

Quách Mục vội vàng tiến đến thi lễ " Đại tướng quân tự mình đến nghênh đón, thuộc hạ thật sự không dám nhận" ;

Thượng cấp của mình vì sao lại gấp gáp chạy tới nghênh tiếp, trong lòng Quách Mục dĩ nhiên trong lồng biết rất rõ. Hắn vội vàng lấy ra một phong công văn đưa cho Tào Hán Thần " Đại tướng quân, đây chính là sắc lệnh mà bệ hạ ban cho ngài"

Tào Hán Thần giống như trong người nóng ran, ông ta cuống quýt sửa sang lại quan phục một chút, rồi cung kính nhận lấy công văn, xem qua thì chỉ thấy trên đó viết tên quan hiệu sắc phong chính thức của ông ta " Vân Huy tướng quân, Toái Diệp châu thứ sử, Đô Đốc Toái Diệp binh mã Tào Hán Thần"

Ở phía dưới của tín thư có đóng dấu ngọc tỷ của hoàng thượng, còn có dấu của Trung thư môn hạ cùng với Binh bộ. Bức tín thư được niêm phong hết sức nghiêm mật. Tào Hán Thần thở phào đẩy cái sự khẩn trương, lo lắng ra khỏi cơ thể. Từ bên trong ông ta rút ra một tờ công văn, chỉ thấy phía trên có một hàng chữ: Tiếp tục nhậm chức Toái Diệp Đô Đốc hai năm nữa, gia phong tước Cao Phong hầu. Và ở phía dưới vẫn là ba đại ấn.

Tào Hán Thần vui mừng đến phát điên lên được, như vậy là ông ta có thể ở lại Toái Diệp thêm hai năm nữa rồi. Hơn nữa lại còn được gia phong tước Hầu. Nhưng sau đó trong lòng ông ta lại tự đặt ra một câu hỏi lớn, là tại sao hoàng thượng lại muốn cho ông ta tiếp tục làm nhiệm vụ ở đây trong hai năm nữa. Ông ta không khỏi thắc mắc, nghi ngờ, hướng ánh mắt về phía Quách Mục.

*****

Quách Mục thấy thế thì cười khổ một cái liền nói " Thuộc hạ có một người bằng hữu thân thiết ở Lại bộ kể cho nghe một câu chuyện, đó là Vương đại soái vốn được triều đình dự kiến điều động về triều đình làm Kim Ngô Vệ đại tướng quân, nhưng vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ trước đây trong hai năm nữa. Có lẽ việc của tướng quân và Vương tướng quân cũng là từ một nguyên nhân mà thôi. Còn nguyên nhân thế nào thì vị bằng hữu của thuộc hạ không biết được?" Thuộc hạ nghĩ trong mấy ngày tới nhất định sẽ có chim câu mang thư thông báo tới"

Nếu như Vương Tư Vũ mà cũng bị giữ lại hai năm thì Tào Hán Thần cũng cảm thấy yên lòng. Ông ta đem công văn bổ nhiệm cất đi liền vỗ vỗ vào đầu vai Quách Mục nói " Ngươi không có ở đây, nhạc phụ tương lai của ngươi có mấy lần tới hỏi xem khi nào ngươi trở về, có lẽ vị hôn thê của ngươi chờ đợi ngươi sốt ruột lắm đó. Mau trở về nhanh lên"

Quách Mục mặt đỏ lên, hắn muốn nói mấy câu xã giao nhưng không làm sao nói ra được, chỉ đành chắp tay cáo từ, hắn ta đi được mấy bước hẳn hoi, sau đó vì sốt ruột mà co chân chạy một mạch theo hướng của trái tim đang yêu.

Tào Hán Thần nhìn thấy tư thế chạy bộ như thế thì thật là khó coi, nhìn giống như một con bọ ngựa lớn vậy. Ông ta không khỏi lắc đầu mà cười, rồi xoay sang nói với thủ hạ của mình " Trong hai ngày này, phải lưu ý các chim câu tình báo cho ta, nếu có tin tức từ Trường an chuyển tới thì phải lập tức báo cho ta biết"

Để tăng cường vấn đề thông tin liên lạc giữa triều đình và An Tây, nên triều đình đã cho xây dựng hai mươi dịch trạm bồ câu chuyển thư ở dọc đường của các châu. Mục đích là để tiếp sức cho việc truyền tải tin tức nhanh chóng. Ở khu vực Toái Diệp này có hai dịch trạm của bồ câu. Một ở Toái Diệp, còn một trạm khác ở Vân Thành bảo. Nếu có tin tức gì trọng đại thì chỉ trong vòng mười ngày tin tức ấy có thể được chuyển đến Toái Diệp.

Lại nói về Quách Mục, hắn không chút chú để ý để nhận ra rằng hắn đang chạy nhanh như điên vậy. Chỉ trong chốc lát hắn đã chạy tới Sùng Nhân phường. Ở Toái Diệp này có mười ba khu vực là nơi phân bố của người Hán, và được gọi là Thập tam phường. Mười ba phường này được gọi theo tên của các phường ở thành Trường An. So với kiến trúc Trung Nguyên thì giống nhau hoàn toàn. Đi ở trên đường cái, tai được nghe tiếng Hán, mắt nhìn thấy chữ Hán. Như vậy khi đi trên đường ở đây cũng giống như đang đi trên đường ở Trung Nguyên vậy

Bạch Gia nằm ở đoạn giữa của Sùng Nhân phường. Quách Mục rẽ qua một góc đường, thật xa đã nhìn thấy Bạch gia mở một hiệu tạp hóa ở đầu đường. Ở bên cửa sổ của tiệm tạp hóa hai tầng đó Quách Mục mơ hồ nhận ra một bóng hình xinh đẹp tuyệt trần, và dường như bóng hình ấy cũng nhận ra hắn, liền xoay người chạy nhanh xuống lầu. Quách Mục trong lòng nóng lên, vội hướng về phía người yêu của mình mà chạy nhanh tới.

Trời vào hoàng hôn rồi, khi ấy Quách Mục đang cùng cả nhà họ Bạch ăn bữa tối. Đây là những giây phút khiến cho hắn cảm thấy vô cùng ấm áp và hạnh phúc. Vị nhạc phụ tương lai của Quách Mục tên gọi là Bạch Thắng, tuổi gần năm mươi, là một thương nhân rất mẫu mực. Ông ta là người khôn khéo đồng thời cũng là người có đầu óc tính toán. Bản thân ông ta xuất thân bần hàn, đã làm người bán hàng dong suốt ba mươi năm, ông ta đi buôn bán khắp các hang cùng ngõ hẻm để kiếm tiền nuôi ba đứa con trưởng thành. Đến như cái tuổi của lão bây giờ thì cũng không còn bôn ba buôn bán được nữa rồi. Vì thế mà chuẩn bị về quê làm ruộng. Lĩnh nhận được từ phía quan phủ hai mươi mẫu ruộng để làm kế sinh nhai dưỡng lão, nhưng ông ta vừa không nỡ và cũng không muốn bản thân xa dời nghề buôn bán này.

Đương lúc dự định chuẩn bị về quê làm ruộng thì ông ta được quan phủ tuyên truyền về chính sách di dân đến định cư ở Toái Diệp thì sẽ được nhận hai khoảnh ruộng đất, hơn nữa lại còn có nhà mới. Bạch Thắng lập tức nhận thấy đây là một cơ hội đến với mình. Bản thân ông ta và người vợ già có thể mở một cửa tiệm nhỏ buôn bán, còn đất ruộng thì giao cho người con trai cả trồng trọt. Đấy chẳng phải là nhất cử lưỡng tiện hay sao. Tính toán như vậy và cuối cùng gia đình Bạch Thắng cũng ghi tên mình di dân đến Toái Diệp.

Bạch Thắng có ba người con, người con trai lớn năm nay hai mươi lăm tuổi, hắn ta đã lấy vợ và có một đứa con năm nay lên hai tuổi. Hắn phụ trách trông nom, trồng trọt trên hai khoảnh đất, chính vì công việc nhiều nên có thuê thêm hai người Đột Quyết để hỗ trợ việc trồng trọt cho hắn. Người con thứ hai chính là nàng Bạch Phương, năm nay nàng ta mười bảy tuổi, vẻ đẹp đương thì con gái của nàng khiến nhiều người rung động. Và nàng cũng sắp trở thành Quách phu nhân. Người con thứ ba thì còn nhỏ tuổi, năm nay mới có mười bốn, cũng đã trải qua mấy năm học hành, nhưng khi tới Toái Diệp thì đi làm giúp việc trong khách điếm. Kết quả là hắn đã bị Toái Diệp Học quan ra lệnh cưỡng chế đến trường để học hành.

Quách Mục cũng có hoàn cảnh xuất thân bần hàn giống như bọn họ, và cũng là người Phần Châu. Nếu như xem xét kĩ một chút thì ngoại tổ phụ của hắn cùng với Bạch gia kia cũng có chút họ hàng thân thích xa xa. Cứ như vậy Quách Mục cùng với Bạch gia quan hệ hết sức hòa hợp. Giờ phút này đây hắn lấy rất làm thoải mái khi mà vị hôn thê đã chuẩn bị nệm giường cho hắn. Một bên thì cùng uống rượu với nhạc phụ tương lai, còn Bạch Phương thì đang bận rộn để bưng thức ăn lên cho bọn họ.

Bạch Thắng ho khan một tiếng, ông ta một mình nâng chén rượu lên, cười nói với người con rể tương lai của mình " Nếu như Văn Tinh đã trở về thì ta nghĩ rằng hôn sự này cùng không nên chần chừ nữa, ta cũng đã nhờ người xem qua và thấy rằng ngày hai mươi tháng chín này chính là ngày lương thần cát nhật, chúng ta sẽ mời một vài người hàng xóm láng giềng và tổ chức hôn lễ cho các con."

Quách Mục đem chén rượu uống cạn, hắn tính toán qua một chút thì nhận thấy rằng ngày hai mươi tháng chín chỉ còn cách hôm nay có ba ngày nữa. Trong khi đó hắn còn muốn bố trí, sửa soạn cửa nhà một chút nữa và cũng muốn có thời gian để mời mọc mấy người bạn đồng liêu nữa. Thấy thời gian có vẻ gấp gáp, hắn liền nói " Không bằng cứ chậm thêm hai ngày nữa, con cũng muốn chuẩn bị qua cửa nhà thêm một chút"

" Vậy cũng được, vì ngày hai lăm tháng chín này cũng là một ngày tốt lành đấy" Bạch Thắng cười ha ha, khoát tay chặn lại nói " Thật ra thì nhà mới của các con ta cũng đã chuẩn bị xong rồi, nhưng có điều kết hôn là chuyện đại sự, không thể qua loa cẩu thả được. vậy chúng ta cự quyết định là ngày hai lăm tháng chín này nhé"

Quách Mục mừng rỡ, vội vàng đứng dậy khom người thi lễ " Đa tạ nhạc phụ đại nhân"

" Cha ơi, có người đến tìm Văn Tinh, hình như là có công việc gì đó" Lúc này từ phía trước của cửa tiệm bỗng truyền đến lời nói của Bạch phu nhân.

Quách Mục bỗng ngẩn người ra, không biết ai lại đến tìm hắn vào lúc này nữa. Hắn bước thật nhanh đi về phía cửa tiệm, chỉ thấy một gã nha dịch đang đứng chờ ở ngoài cửa. Thấy hắn đi ra ngoài tên nha dịch lập tức tiến lên thi lễ nói " Quách tham quân, Đại tướng quân ời ngài."

" Đại tướng quân cho tìm ta có chuyện gì thế"

" Thuộc hạ cũng không biết nữa, nhưng thấy đại tướng quân nói là rất gấp. Xin Quách tham quân đi ngay cho"

Quách Mục mặc dù rất nhớ giai nhân của miuình, nhưng việc công là trên hết, hắn cũng không dám chậm trễ. Hắn quay vào trong nhà nói với mọi người một tiếng, rồi vội vã chạy về hướng nha môn cảu Toái Diệp đô đốc. Vừa bước vào cửa hắn đã thấy trong phòng có tới mười mấy người đã ở đó. Mà lại toàn là những nhân vật quân chính đầu não của Toái Diệp. Tào Hán Thần ngồi ở ghế trên, đang cúi đầu chăm chú suy nghĩ điều gì đó.

Một người thấy hắn bước tới, liền hướng về phía Tào Hán Thần bẩm báo " Đại tướng quân, Quách tham quân đã đến"

Taò Hán Thần thấy hắn bước vào, lập tức ông ta cũng chỉnh lại tư thế ngay ngắn và nói " Nếu mọi người đã tới đủ vậy thì ta bắt đầu nghị sự thôi"

Ông ta ngừng lại một chút, đợi cho Quách Mục ngồi vào vị trí rồi mới nói tiếp " Xế chiều hôm nay ta có nhận được một bức hồng thư chuyển gấp của triều đình. Triều đình đã nhận được tin tức xác thực là những người Cát La Lộc vốn là phụ thuộc vào Hồi Hột đã tiến hành xuôi nam. Cùng hội họp với những người Cát La Lộc bổn tông ở phía bắc của chúng ta. Triều đình yêu cầu chúng ta phải hết sức nâng cao cảnh giác, đề phòng bọn người Cát La lộc này có thể xâm chiếm vào lưu vực của Đại Thanh Trì, trong đó bao gồm cả Toái Diệp của chúng ta nữa. Hơn nữa phải tăng cường bảo vệ các mỏ bạc của Toái Diệp, không được có nửa điểm sơ xuất. Vì thế hoàng thượng đặc biệt lệnh cho ta tiếp tục trấn thủ Toái Diệp thêm hai năm nữa, để hoàn thiện việc phòng ngự ở Toái Diệp này"

Ông ta nhìn lướt qua mọi người, vẻ mặt nghiêm túc dị thường nói " Các vị, ở Toái Diệp này chúng ta chỉ có một vạn quân, mà bọn người Cát La Lộc thì đông tới hàng chục vạn. Mặc dù bọn chúng khi ở Bắc Đình đã từng bị Đường quân của chúng ta đánh cho tơi tả. Nhưng mấy năm gần đây, bọn chúng đã dần dần khôi phục lại nguyên khí. Hơn nữa bọn chúng lại có bọn người Đại Thực đứng ở phía sau làm hậu thuẫn cho chúng. Điều mà triều đình lo lắng nhất chính là khả năng bọn người Đại Thực kia sẽ mượn tay bọn người Cát la Lộc để nhổ đi cái đinh Toái Diệp chúng ta. Cho nên kể từ ngày hôm nay, Toái Diệp cần đặt trong trạng thái thời chiến. Các vị nghe ta nói vậy có cần bổ sung gì nữa không"

*****

" Thuộc hạ xin phép được có ý kiến" Đô Úy Thám báo Vương Nhĩ Hán đứng lên hướng về phía Tào Hán Thần thi lễ, sau đó y quay lại phía mọi người nói " Theo thông tin thám báo của ta mới nhận được từ Bá Hải gửi về thì khí hậu ở phương Bắc năm nay có sự biến đổi dị thường. Ngay từ đầu tháng chín đã nghe nói là có bão tuyết từ phía bắc tràn xuống đây. Lại nghe nói có rất nhiều những người chăn nuôi Hiệt Kiết Tư còn không kịp mà trú chạy nên đã bị chết rét nữa. Khí hậu lần này biến đổi khắc nghiệt như vậy tất sẽ ảnh hưởng đến những người Cát La lộc, vì vậy ta đề nghị nên gấp rút xây dựng các tòa thành ở phía bắc của Đại Thanh Trì"

" Đây cũng là chủ ý của hoàng thượng yêu cầu ta phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống phòng ngự ở Toái Diệp này"

Tào Hán Thần nghe thấy thế, liền khoát tay áo nói " Chúng ta không thể bảo vệ Toái Diệp một cách bị động và tiêu cực được, phải tính toán đến phạm vi phòng ngự, ngăn cản sự xâm lấn của bọn người Cát La Lộc kia ra ngoài trăm dặm. Vì thế cho nên ta quyết định thu hẹp lại quy mô khai thác của các mỏ bạc, đồng thời tập trung tất cả sức lực để hoàn thành tốt việc xây dựng bốn tòa thành Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước, Huyền Vũ trước mùa đông này."

Nói xong, Tào Hán Thần liền an bài, sắp xếp và giao nhiệm vụ cho từng người một. Sau khi những người có mặt nhận xong nhiệm vụ thì hội nghị cũng kết thúc. Đương lúc Quách Mục muốn rời đi, thì Tào Hán Thần gọi hắn lại " Quách tham quân, ngươi ở lại một chút đã"

Quách Mục bèn dừng lại, đợi ọi người đi hết cả, Tào Hán Thần mới lấy ra một công văn, ra chiều áy náy nói " Vốn cũng định không để ngươi phải đi lại nữa, nhưng Lục sự tham quân Vương Sứ Quân lại lâm trọng bệnh, mà chỉ có ngươi là người thích hợp nhất để đi thay hắn"

Quách Mục nghe vậy trọng lòng liền chấn động, hắn đã hiểu được ý tứ mà Tào Đô Đốc đã bóng gió trong lời nói. Ý của Tào Hán Thần chính là muốn để hắn tiếp nhận chức vụ Lục Sự Tham quân, trở thành người phụ trách quân chính ở Toái Diệp trong Đô Đốc châu phủ. Thật ra thì chức quan trong Đô Đốc châu và Thứ Sử châu vốn có sự bất đồng, Lục Sự tham quân trong Đô Đốc châu chính là tương đương với Trưởng sử trong Thứ Sử châu. Có quyền hạn chủ quản toàn bộ chính vụ. Nói tóm lại Quách Mục sẽ là Hộ Tào Tham Quân Sự, nghiễm nhiên có địa vị rất lớns. Hiện tại thì Vương Sứ Quân tuổi tác đã cao, hơn nữa lại thường xuyên bệnh tật, bản thân ông ta trước đó cũng đã từng đệ đơn xin được nghỉ hưu nữa. Mặc dù Quách Mục đến Toái Diệp trong thời gian chưa lâu, nhưng hắn lại là người khôn khéo và có năng lực, hơn nữa lại xuất thân Tiến sĩ, nên Tào Hán Thần rất coi trọng và cũng có ý nâng đỡ cho hắn.

Tào Hán Thần biết rằng Quách Mục đã đoán biết được dụng ý của mình, liền khẽ mỉm cười nói " Hộ Bộ Thị Lang của triều đình là Lưu đại nhân sắp tới Sơ Lặc để thị sát việc xây dựng phường đúc tiền mới. Đại soái lệnh cho chúng ta phải đến Sơ Lặc để báo cáo công tác. Vốn dĩ việc này đã cắt cử Lục Sự Tham quân Vương Sứ Quân đi, nhưng ông ta đã trình đơn xin từ chức rồi, hơn nữa lại mang bệnh nặng không thể nào lặn lội đường xa được, cho nên ta chỉ biết ủy thác cho ngươi đi đến đó một chuyến vậy"

Mặc dù chẳng mấy ngày nữa Quách Mục sẽ tổ chức hôn lễ, nhưng chuyện này có liên quan rất lớn đến tiền đồ của hắn, nên hắn không thể cự tuyệt được. mà cũng may là chỉ phải đi Sơ Lặc mà thôi, nếu nhanh thì chỉ khoảng nửa tháng là về. quách mục suy nghĩ một chút rồi liền hỏi " Đô Đốc, vậy khi nào thì lên đường?"

Tào Hán Thần suy nghĩ một chút liền nói " Lưu đại nhân có thế là cuối tháng sẽ đến Sơ Lặc, vì vậy trước hết ngươi có thể nhanh chóng giải quyết một số chuyện riêng, năm ngày sau thì lên đường. Mà cũng còn thêm hai việc khác nữa ta muốn ngươi tiện đường giải quyết"

" Xin đại tướng quân cứ phân phó"

" Mặc dù Sơ Lặc xây dựng phường đúc tiền nhưng lại không có bạc thô dự trữ, vì vậy địa soái lệnh cho chúng ta phải vận chuyển một ít bạc thô tới đó. Cho nên lần này tiện đường ngươi hãy vận chuyển hai mươi vạn cần thô bạc tới đó"

Chuyện này thì chẳng qua là thuận đường, không có gì đáng ngại cả, nhưng Tào Hán Thần đang băn khoăn chuyện thứ hai, ông ta trầm tư hồi lâu rồi từ từ nói " Ở đây, chúng ta có hai gã thiếu niên, ngươi cần phải đưa bọn họ an toàn đến Sơ Lặc"

" Là khách quý sao, Đô Đốc"

" Phải, hai vị thiếu niên này là hai vị khách quý"

Ngày hai mươi hai tháng chín, Quách Mục từ biệt người vợ mới cưới, cùng với một nghìn năm trăm tên kỵ binh, đem theo hai mươi vạn cân thô bạc, nhắm hướng Sơ Lặc mà thẳng tiến. hai mươi vạn cân bạc thô này được bố trí vào ba trăm cỗ xe ngựa. Xe ngựa chuyển bạc này cũng là những xe ngựa đặc chế, bốn bánh xe và cả trục bánh xe cũng đều được làm bằng sắt, tất chắc chắn mà linh xảo. Khung gỗ làm thân xe cũng được bọc những tấm sắt là dầy. Mỗi chiếc xe này do bốn thớt ngựa kéo. Đi trên Kim Long đại đạo bằng phẳng này mỗi ngày có thể đi được tám mươi dặm, đến Sơ Lặc thì cần khoảng trên dưới mười ngày.

Thật xảo hợp là đồng hành cũng với Quách Mục lần này là đội kị binh một ngàn người do Hàn Việt dẫn đầu. Bất quá là đội kỵ binh này không chỉ có nhiệm vụ áp tải bạc mà còn có nhiệm vụ hộ tống hai vị thiếu nhiên quan trọng này trở về Sơ Lặc

Hai vị khách quý thiếu niên này một người là cháu nội của Thôi Viên tức Thôi Diệu, năm nay mười lăm tuổi. Còn người kia là nghĩa tử của đương kim hoàng thượng tên gọi Thi Dương, năm này hắn mười bốn tuổi. Thôi Diệu hiện là sinh viên của Quốc Tử Giám. Lần này hắn đến Toái Diệp là để lấy tư liệu hoàn thành sách luận: Mỏ bạc ở Toái Diệp và những ảnh hưởng với chế độ thuế khóa ở Đại Đường. Còn Thi Dương thì vừa là bạn đồng hành vừa là người hộ vệ cho Thôi Diệu

Nếu như chỉ có đơn giản nhìn vào vẻ bề ngoài thì không thể nào có thể đoán được tuổi tác của hai gã thiếu niên này. Thôi Diệu là người kế thừa truyền thống to lớn của Thôi gia, ngay từ nhỏ hắn đã nổi tiếng là một tên cụ non, được tổ phụ Thôi Viên chỉ bảo hết sức tỉ mỉ, cẩn thận. Ba năm trước đây, khi triều đình mở khoa thi hắn có tham gia và xếp thứ 244, suýt chút nữa là thi đậu tiến sĩ. Nhưng ngay sau đó hắn liền được quốc Tử Giám xét đặc cách trúng tuyển, chính thức trở thành sinh viên của Quốc Tử Giám, dù hắn mới có mười lăm tuổi nhưng trông rất chững chạc, tâm trí vượt xa những người hai lăm tuổi đã trưởng thành.

Thi Dương là nghĩa tử mà hoàng đế Lý Hoán đã thu nhận ở Trần Lưu, tuổi mới gần mười bốn, nhưng nếu so sánh với phụ thân thì chỉ thấp hơn có nửa cái đầu. Hơn nữa vóc người của y cường tráng, cung ngựa thành thạo. Mặc dù là nghĩa tử của hoàng thượng có thân phận cao quý nhưng hắn lại là một kỵ binh chính thức trong Thiên kỵ doanh. Ba năm qua hắn lập được nhiều công nên được thăng lên làm Ngũ Trưởng. Có thể nói hắn là Ngũ Trưởng trẻ tuổi nhất trong quân đội Đại Đường, hơn nữa hắn cũng không hề có bất kỳ tước vị nào cả. Muội mmuội của hắn là Thi Bách Linh được phong là Bách Linh quận chúa, còn hắn thì chỉ là một tên lính bình thường. bây giờ hắn đang mặc khôi giáp, sau lưng đeo cung nỏ, đao cài bên hông. Trong ánh mắt của hắn hiện lên sự kiên nghị thành thục mà những thiếu niên mười bốn tuổi không thể có được.

Trong số hai người bọn họ thì Thôi Diệu tính cách rất hào sảng. Hắn cùng Bạch Cư Dị, và Liễu Tông Nguyên có mối quan tất tốt rất sâu đậm thân thiết. Hắn và Quách Mục nhanh chóng bắt chuyện và làm quen với nhau, dọc đường đi hắn hỏi rất nhiều, đủ các loại vấn đề như là phong tục của người Đột Quyết ra sao, mỏ bạc Toái Diệp như thế nào, còn hỏi về việc xây dựng Kim Long đại đạo, thương nhân các nước giống và khác nhau như thế nào ... Hơn hnữa hắn hỏi han không xót một vấn đề nào. Trước những câu trả lời của người khác đối với các vấn đề mà hắn nêu ra, hay đối với các binh sĩ và thậm chí là đối với các kiệu phu, hắn đều tỏ thái độ cầu thị, học hỏi, khiêm cung.

Tương phản với tính cách thích học hỏi, ham mê mở mang kiến thức của Thôi Diệu là Thi Dương. Có lẽ trong khoảng thời gian nửa năm bôn ba vạn dặm, trên những nẻo đường hành trình đã đối mặt với nhiều những sa mạc mịt mờ vô biên vô tận, hay là những thảo nguyên hoang tàn cô tịch và vắng vẻ đã khiến cho nội tâm của hắn ngày càng trở nên trầm mặc. Trong kí ức của Quách Mục về những ngày đã qua, có lẽ cũng chưa từng nghe thấy hắn nói qua một câu nào. Hắn cũng không tự giới thiệu về bản thân hắn, vì vậy ngoài Thôi Diệu và Quách Mục ra không còn ai trong đoàn người biết được thân phận thật sự của hắn. Mặc dù vậy lại tỏ ra quý mến hắn, có lẽ là bởi vì trên người của hắn luôn toát ra khí chất của một quân nhân ưu tú. Nhất là nhìn cái cách mà hắn đeo cung nỏ ở sau lưng cũng đủ cho bính lính đoán ra được hắn đến từ đội kỵ binh tinh nhuệ nhất của Đại Đường.

Hai vị khách quý là hai thiếu niên lại có tính cách hoàn toàn khác nhau khiến cho lộ trình của bọn người Quách Mục có thêm nhiều chuyện để bàn tán.

*****

Ba trăm chiếc xe ngựa đã đi được mấy trăm dặm, cả đoàn người ngựa hành tẩu về một hướng vô tận trên thảo nguyên. Vào một buổi tối nọ, đoàn người ngựa của Quách Mục đã tới bờ sông Chân Châu Hà. Bờ sông Chân Châu Hà vào cuối thu gợi lên cho người lữ khách một cảm giác thật thê lương, nước sông đen một màu, vỗ nhẹ nhẹ vào hai bên bờ. thỉnh thoảng vầng trăng lại ló ra khỏi những đám mây chiếu ánh sáng lấp loáng xuống mặt sông. Trên thảo nguyên chốc chốc lại có ánh ngân quang soi rọi, lại có lúc bóng tối mịt mù bao phủ.

Mặc dù đêm cuối thu cảnh vật thê lương, nhưng bờ sông Chân Châu Hà lại náo nhiệt vô cùng. Đội áp bạc của Quách Mục đã gặp được hai đoàn thương nhân, một đoàn đến từ Ba Tư, đoàn thương nhân còn lại đến từ Khang quốc. Hơn bảy trăm thớt lạc đà cắm trại chật ních ở bên bờ sông. Cây cầu lớn bắc qua sông Chân Châu hà còn cách đây chừng hai mươi dặm nữa. Lúc này đêm đã khuya, gió gào rít ù ù, còn ở xa xa kia mơ hồ truyền đến tiếng cho sói tru.

Lúc này có hai tên kỵ mã thám báo từ trong bóng tối chạy nhanh đến. Bọn họ thấp giọng hồi báo với Hàn Việt mấy câu, nghe xong sắc mặt của Hàn Việt đại biến, liền vừa giục ngựa phi tới chỗ Quách Mục, vừa la lên " Quách đầu quân, có phát sinh đại biến"

" Chuyện gì" Quách Mục nghe thấy Hàn Việt nói vậy, sắc mặt đại biến, hết sức khó coi. Trong lòng hắn không khỏi có sự chấn động.

" Cách đây hơn ba mươi dặm phát hiện có một nhóm kỵ binh Cát La Lộc, ước chừng ba ngàn người, đang tiến rất nhanh về phía chúng ta"

" Cái gì" Sắc mặt của Quách Mục lúc này càng trở nên trắng bệch hơn. Ba ngàn người Cát La Lộc trong khi bọn họ chỉ có một ngàn kỵ binh. Lấy một địch ba thì làm sao chống trả với bọn chúng được.

" Cái này, cái này là sao? Tự trước đến nay chưa từng phát sinh loại tình huống như thế này mà. Hơn nữa dọc đường đi chúng ta cũng không có phát hiện gì cả"

Hàn Việt lắc đầu nói " Bọn người Cát La Lộc sớm muộn cũng sẽ tới. Bất quá, ta đoán chừng bọn chúng cũng không biết chúng ta đang ở đây"

Trên suốt hành trình những ngày vừa qua, bọn họ hết sức cẩn thận, đã phái thêm thám báo để do thám dọc đường, cũng không hề phát hiện thấy có dấu hiệu nào về kẻ thù bám theo bọn họ. Thế mà bây giờ không biết từ đâu bỗng ập đến năm ngàn kỵ binh người Cát La Lộc. Chỉ có một cách giải thích cho điều này chính là bọn người Cát La Lộc đang nhắm đến hai đoàn thương buôn này.

Nhưng Quách Mục không còn tỉnh táo nữa nên không hề chú ý đến chi tiết này, tâm hắn loạn như bị mà làm. Bởi vì hắn không chỉ gánh vác nhiệm vụ áp tải hai mươi vạn cân bạc thô đến Sơ Lặc an toàn, mà quan trọng hơn chính là hai thiếu niên này. Trước lúc lên đường Đại tướng quân đã liên tục dặn dò, muốn hắn phải hết lòng chiếu cố vì thân phận đặc biệt của bọn họ. Nhưng hiện tại bọn người Cát La Lộc sắp ập tới rồi. Việc Đại tướng quân giao cho còn chưa xong, thì lại gặp chuyện này, biết làm sao đây?

Quách Mục nhìn về phía cách đó không xa, nơi những người thương nhân đang hết sức náo nhiệt, trong đầu hắn bỗng nảy ra một ý niệm, hắn liền nhanh chóng nói với Hàn Việt " Nếu như chúng ta đi cấp tốc thì có lẽ sẽ tránh được bọn người Cát La Lộc đó"

Hàn Việt khẽ gật đầu nói " Ta cũng có tính toán như thế"

Bỗng nhiên, có thanh âm từ bên cạnh vọng tới " Quách tham quân, Hàn tướng quân, không biết ta có thể nói với hai người một câu được hay không"

Hai người sợ hết hồn, chỉ thấy hai người Thôi Diệu và Thi Dương chẳng biết đã xuất hiện phía sau họ từ lúc nào. Thật ra thì hai tên thiếu niên vẫn đứng ở cách đó không xa. Thôi Diệu phát hiện thấy biểu hiện kinh hoàng và thái đó khẩn trương của Hàn Việt, liền tiến tới hỏi thăm, lại vừa lúc nghe được cuộc đối thoại giữa Hàn Việt và Quách Mục.

Thi Dương vẫn duy trì một thái độ trầm mặc như mọi khi, chỉ thấy Thôi Diệu tiến lên cười nói " Người Cát La Lộc tập kích vào đội thương nhân, tất chúng ta cũng biết rằng nếu như thế thì chúng ta cũng không thể chạy thoát được. Vì vậy thay vì để bọn chúng đuổi giết, chi bằng chúng ta hãy mặt đối mặt với bọn chúng.

" Ngươi là quân nhân của Đại Đường. Đao của ngươi chẳng lẽ để làm đồ trang sức hay sao" Chưa từng một lần trò chuyện, lần này Thi Dương lại mở miệng, trực tiếp nói những lời này với Hàn Việt.

Hàn Việt cảm thấy xấu hổ vô cùng, hắn đường đường là một quân nhân của Đại Đường, một quân nhân đã trải qua trăm trận, mà nay lại bị một thiếu niên trong đêm tối mắng hắn đến rát cả mặt. Nghe những lời này, hắn thẳng lưng lên, trầm giọng đáp: " Ta cũng không hề có ý định chạy trốn, chỉ là ta muốn phái người đưa các ngươi đi trước mà thôi"

" Ta là Ngũ trưởng của Thiên Kỵ Doanh, nếu lâm trận mà bỏ chạy thì xin theo quân pháp xử lý" Thi Dương lấy chiếc cương nỏ từ phía sau lưng. Rất nhanh chóng và thành thục chiếc nỏ đã được lắp tên. Rồi với giọng quả quyết, hắn nói " Nếu trận đánh nổ ra, Ta nguyện tuân theo sự chỉ huy của Hàn Đô Úy"

Hàn Việt kinh ngạc, nhìn thoáng qua vị thiếu niên trẻ tuổi, hắn bỗng cảm nhận được ánh mặt của thiếu niên này là ánh mắt cương nghị, quyết đoán của một quân nhân thực thụ, hắn nghiêm nghị gật gật đầu nói " Được, Ta nguyện cùng ngươi sát cánh mà đánh trận này"

" Vậy thì ta cũng có lý do để ở lại đây rồi" Thôi Diệu ở bên cạnh cười nói tiếp lời." Nếu như phải hộ tống ta đi, thì binh lực của Đường quân chúng ta vốn đã có hạn lại phải phân tán. Ngược lại nếu bọn người Cát La Lộc vây đánh thì bản thân ta lại thêm phần nguy hiểm, cho nên ta ở lại là tốt hơn cả, ta cũng đã từng luyện qua cung mã, có thể tự bảo vệ mình, mà nói không chừng có khi còn làm được mưu sĩ ọi người."

" Được rồi! vậy ngươi cứ ở lại đi, chút ta sẽ cùng nhau dạy dỗ cho đám sài lang này một trận" Hàn Việt bị tư thế, thái độ ung dung, tự tin của hai thiếu niên này ảnh hưởng. Đối phương có tới ba ngàn người, với thực lực của Đường quân cũng không phải là không có khả năng ngăn cản được. Nghĩ đến đây hắn chợt nhớ đến điều gì đó liền quay đầu nhìn về phía Quách Mục, bởi vì Quách Mục mới là người quyết định sau cùng.

Ba người yên lặng nhìn chăm chú vào Quách Mục, tất cả đều chờ đợi quyết định của hắn. Bỗng nhiên, vào lúc này một loại dũng khí chưa từng có bỗng trỗi dậy trong lòng Quách Mục. Hắn cảm nhận được trong lồng ngực của mình đnag cháy lên khát vọng được báo đền quốc gia. Trong giờ khắc này, hình ảnh của người vợ yêu kiều mới cưới cũng tạm gác qua một bên. Hắn trịnh trọng gật gật đầu, gằn mạnh từng chữ " Trận chiến này chúng ta sẽ đánh"

Hai gã đầu lĩnh của hai thương đội sắc mặt trở nên trắng bệch sau khi nghe lời thông báo của Quách Mục rằng bọn người Cát La Lộc muốn tập kích bọn họ. Trong mắt của những thương nhân này, bọn người Cát La Lộc còn hung tàn gấp trăm lần so với những con sói hoang. Những nơi nào mà bọn chúng đi qua thì sẽ chẳng còn sót lại một thứ gì cả.

" Chúng ta ở đây đều đã giao nộp thuế đầy đủ cho Đại Đường đế quốc rồi, vì vậy các vị sẽ bảo vệ chúng tôi chứ" Thủ lĩnh của thương đội Khang quốc là người đầu tiên có phản ứng về việc này. Đứng trước mặt hắn là kỵ binh Đại Đường, nên hắn cố gắng sử dụng vốn Hán ngữ ít ỏi để trình bày nguyện vọng của mình với Đường quân.

Thương nhân ngươi Ba Tư kia cũng có thể hiểu được một chút Hán ngữ. Nhưng hắn không nói gì, mà song chưởng của hắn hợp thành chữ thập, dùng ánh mắt cầu khẩn mà nhìn vị quan viên trẻ tuổi của Đại Đường.

" Chúng ta nếu đã gặp nhau trong hoàn cảnh này thì là đã cùng ngồi trên môt con thuyền, phải đoàn kết với nhau vượt cửa ải khó khăn này" Sau đó Quách Mục thành khẩn thuật giảng cho bọn họ về sách lược của Đường quân, cuối cùng hắn chốt lại " Mặc dù các ngươi sẽ có chút tổn thất về tài vật, nhưng chúng tôi sẽ giúp mọi người bổ sung trở lại. Các vị có nguyện ý làm theo cách của ta không"

Hai người thủ lĩnh của hai thương đoàn nhìn nhau, bọn họ thật sự không có muốn tham gia vào chiến sự, nhưng bọn họ tựa hồ cũng hiểu được mình không còn lựa chọn nào khác.

Ở phương Tây, vầng trăng khuyết đã bị một đám mây đen lớn che khuất. cả một vùng đất rộng lớn này chỉ toàn toàn một màu đen nhánh. Ở phương xa, mơ hồ có thể nhìn thấy đường viền của núi Ô Tư Mạn đã biến mất trong đám mây đen kia.

Một cánh quân màu đen, cứ như là thủy ngân mà tràn từ sườn núi cao xuống dưới. Cách Kim Long đại đạo chừng hơn ba dặm nữa bọn chúng đang điên cuồng xông tới. Đây là một trong ba bộ lạc của người Cát La Lộc trong Mưu Lạt tộc nhân. Ngày đông tháng giá đã khiến bọn họ không thể kiếm được cở khô để chăn nuôi dê bò của mình trong những ngày đông này được. Vì vậy bọn họ chỉ có thể xuôi nam để kiếm sống, nhưng bản tính của người Cát La Lộc lại có bản tính tham lam khiến cho bọn họ bị mờ mắt không thấy được sự phì nhiêu, trù phú của thảo nguyên mà chỉ nhìn chằm chằm vào những đội lạc đà thương lữ với rất nhiều hàng hóa và kim tiền. Ngay từ khi Thổ Phiên chiếm lĩnh An Tây, con đường tơ lụa buộc phải đi lên phía Bắc. Khi đó bọn người Cát La Lộc chính là một lũ ác lang, hung bạo và bị những người thương nhân vô cùng căm hận.

Nhưng nhiều năm trước đây, đã xảy ra một cuộc ác chiến ở Bắc Đình, khiến cho bọn người Cát La Lộc phải cúi mình thuần phục trước Đường quân. Nhưng rồi trải qua thời gian, những thiếu niên Cát La Lộc bắt đầu trưởng thành, nanh vuốt của người Cát La Lộc đã sắc bén trở lại.

*****

Suất lĩnh cánh quân này là đầu lĩnh và cũng là tù trưởng của bọn họ, tên gọi Đạt Bố Nhĩ. Người Cát La Lộc quân dân nhất thể, lúc nhàn rồi thì là người dân bình thường, đến thời chiến thì lại là những quân nhân. Từng nhà đều có khôi giáp, chiến đao. Tất cả tài sản của bọn họ từ lương thực, vàng bạc, nô lệ, đồ sứ, tơ lụa ... có được đều là do cướp đoạt cả. Điều đó đã tạo thành bản tính tham lam của người Cát La Lộc

Đạt Bố Nhĩ ánh mắt âm lãnh đã nghe vọng lại những thanh âm cách doanh trướng cả hơn một dặm. Đó là những tiếng kêu lo lắng của người thương nhân, là tiếng chuông lạc đà xa xa trong gió đưa tới.

" Giết" Hắn gào lên một tiếng, những thanh chiến đao sắc bén xẹt qua trong đêm tối, mầy ngàn kỵ binh Cát La Lộc điên cuồng lao về phía trước, bọn họ không có thời gian để thu dọn chiến trường và càng không có thời gian để phân chia chiến lợi phẩm, những tài vật của ai cướp được thì sẽ là của người đó. Vị vậy mà đội hình kỵ binh trở nên tản mác, xáo trộn hết cả. Ba ngàn người Cát La Lộc ào đến như lũ cuốn, chỉ trong nháy mắt bọn họ đã ập đến chỗ những người thường nhân hạ trại. Những thương nhân này đã cười lạc đà chạy thoát đi rồi. Giờ đây trên mặt đất chỉ còn lại hàng hóa, các hòm chứa tài sản la liệt trên mặt đất. Bọn người Cát La Lộc điên cuồng đập phá các hòm tài sản, cùng nhau tranh đoạt giành giật: một thớt vải bông dày, những đồ bạc khí tinh xảo, hay những đồ bằng pha lê của Tây phương. Trong một túi lớn dùng để đựng kim tiền khi mở ra bọn họ lại thấy trong đó là vô số gạch đá. Bọn người Cát La Lộc giận sôi trào.

Bỗng nhiên, có người vội la hoảng lên, trên mặt đất bày ra những thanh, những tảng, đó không phải là gạch đá mà dĩ nhiên đó là từng thanh, từng cục bạc lớn. Mỗi cục có trọng lượng ít nhất lên tới hai mươi cân, chúng nằm rải rác trong khoảng hai ba dặm bên bờ sông. Trời giáng tiền của phi nghĩa, bản tính người Cát La Lộc tham lam đã ăn vào máu thịt vì vậy bọn họ bị kích động rất lớn khi chứng kiến cảnh tượng này. Và dường như quên hết mọi thứ, bọn họ nhảy xuống ngựa, đi bộ dọc bên bờ sông tìm kiếm. Bọn họ đem những cục bạc thật nặng nhét vào trong ngực áo, rồi lại nhét vào trong túi da, đội hình ấy cứ kéo dài, kéo dài. Trong khoảng hai ba dặm bên bờ sông lúc này là những người Cát La Lộc đang tầm bảo.

Tù trưởng Đạt Bố Nhĩ đoạt được hai túi lớn đựng kim tiền cùng với năm thanh tát san ngân đăng, khi phát hiện có những cục bạc lớn được trải ra bên bờ sông, hắn cũng điên cuồng lao vào mà thu nạp cho riêng mình. Hắn đã cướp nhặt được năm thỏi bạc lớn, tổng cộng có đến trăm cân. Con ngựa của hắn dường như vì chở nhiều thứ mà hắn cướp đoạt cũng đứng yên, bất động. Khi trở về chỗ cũ hắn mới bắt đầu thắc mắc tự hỏi không biết những người thương nhân mang nhiều thỏi bạc lớn tới đây làm gì vậy? Hơn nữa tất cả chỉ la bạc thô chưa hề qua tinh luyện. Những thứ bạc thô này hẳn là...Nghĩ tới đây tựa hồ hắn liên tưởng tới điều gì đó, vội vàng đem một khối bạc lật qua một bên quan sát thì quả nhiên có nhìn thấy một hàng chữ, hắn vớ lấy một cây đuốc soi cho rõ và nhận thấy một chữ Đường.

" Không xong rồi" Đạt Bố Nhĩ hét lớn một tiếng." Mau lên ngựa, mau lên ngựa có Đường quân"

Nhưng tất cả đã quá chậm trễ, từ trong bóng tối một cánh quân Đại Đường vô thanh vô tích đánh ập tới. Tiếng tên bay rào rào như mưa bắn thẳng về phía bọn người Cát La Lộc, những kẻ trúng tên kêu thanh vang động cả một góc trời. Sau loạt tên phủ đầu, kỵ binh của Đại Đường ào ạt xốc tới như nước lũ cuốn trôi tất cả. Quân Đường được ém bên bờ sông, bây giờ tất cả nhất tề phi tới, trong tay binh sĩ là những chiến đao mặc sức sát thương bọn người Cát La Lộc. Bên bờ sông vó ngựa cứ thế mà tháo chạy theo các hướng có thể, những người Cát La Lộc vì chủ nhân mà đoạn hậu liều chết truy cản. Nhưng kỵ binh Đường quân vừa xông tới thì thủ cấp của người Cát La Lộc đã rơi xuống đất rồi.

Những người Cát La Lộc không còn tâm trí nào nữa, tất cả đều nhảy lên ngựa tháo chạy rút lui. bọn họ vốn trong lòng đã có sự sợ hãi với Đường quân, nhiều năm trước đây tai Bắc Bình, Đuờng quân đã đánh giết khiến cho bọn họ sợ đến mất mật. Rất nhanh bọn họ quất ngựa, nhắm tứ phía mà chạy thục mạng. Tất cả đều bỏ của chạy lấy người: ném những thỏi bạc nặng hay những tấm vải bông lớn vừa mới thu nhặt được mà chạy bán sống bán chết trong tiếng kêu gào. Nhưng cũng rất nhanh chóng, bọn chúng đã ngã gục trước chiến đao của Đường quân.

Trăng đã ló ra khỏi đám mây đen, ánh sáng của nó lúc này trong trẻo mà sao lại lạnh lùng quá, soi rõ cái cảnh địa ngục trần gian dọc bờ sông. Thây chết nằm la liệt, kẻ thì cụt tay, kẻ thì cụt chân chỗ nào cũng thấy. Khắp nơi quanh đây đều là đầu của người Cát La Lộc.

Giờ phút này, hình thế cuộc chiến đã nghiêng hẳn về một phía: Đường quân mặc sức tru diệt, đồ sát. Đường quân được huấn luyện nghiêm chỉnh, thế trận bài bản, vững chắc. Một ngàn binh sĩ chia làm mười đội, tấn công, chém giết bọn người Cát La Lộc khiến cho chúng thất điên bát đảo mà dễ như trở bàn tay vậy. Đặc biệt trong Đường quân có một binh sĩ vô cùng trẻ tuổi, nhưng cuỡi ngựa bắn cung đều thành thục, thiện xạ. Mỗi một tiễn do hắn xuất ra là một tên Cát La Lộc phải kêu gào ngã xuống. Chỉ trong chộc lát mà hắn đã giết được tới bốn mươi, năm mươi địch nhân rồi.

" Lợi hại" Đô Úy hàn Việt chứng kiến Thi Dương dũng mãnh phi thường, cả kinh thán phục mà thốt ra lời khen ngợi.

Thi Dương đã bắn hết sạch cả 60 mũi tên trong hai bao đựng, thấy vậy hắn liền khoác lại cung nỏ vào sau lưng, đồng thời cắp ngang cây thương, lạnh lùng tìm kiếm con mồi lớn của mình. Hắn bỗng nhận ra có tới mười mấy tên kỵ binh Cát La Lộc đang yểm trợ ột tên nam tử thủ lĩnh tháo chạy theo hướng Đông Bắc. Hắn một mình một ngựa đuổi theo. Hàn Việt quan sát thấy vậy, sợ hắn tham chiến mà mắc sai lầm nên suất lĩnh một đội Đường quân theo sát phía sau.

Ngựa của Thi Dương là ngựa của A Lạp Bá, có tốc độ cực nhanh, khi nó chạy thì phảng phất giống như đằng vân giá vũ vậy. Chỉ trong chốc lát Thi Dương đã vượt lên bám sát tên cầm đầu. Kẻ mà Thi Dương truy kích chính là từ trưởng Đạt Bố Nhĩ. Đạt Bố Nhĩ hoảng sợ mà bỏ chạy thục mạng, nhưng hắn nghe thấy có tiếng vó ngựa ở phía sau đang đuổi theo rất sát, hắn liền quay đầu lên lén nhìn về phía sau thì chỉ thấy có một gã Đường quân đơn độc đuổi theo. Ngay lập tức hắn ghìm chiến mã dừng lại, quát tháo ra lệnh những kẻ xung quanh " Giết nó đi"

Hơn mười tên Cát La Lộc đồng loạt xông lên, Thi Dương không hề sợ hãi chút nào, hắn lợi dụng ưu thế tốc độ cực nhanh của chiến mã, một thương đâm, một đao chém, tả xung hữu đột như thần. Chỉ trong khoảng khắc năm tên kỵ binh Cát La Lộc đã bị ngã ngựa. Lúc này Hàn Việt cũng dẫn theo binh lính tới nơi, mấy tên kỵ binh Cát La lộc thấy tình thế không ổn liền hô to một tiếng mà xoay người bỏ trốn.

Lúc này, Đạt Bỗ Nhĩ cũng giục ngựa chạy được chừng năm mươi bộ, bóng người đã mơ hồ, không còn rõ nữa. Thi Dương Khoát tay ra hiệu cho Đường quân ngừng truy kích. Hắn nhận lấy một cây cung và nhặt từ mặt đất một túi tên, hắn lắp tên vào cung, dây cung được kéo căng ra và dần dần chứa đầy ánh trăng. Hắn buông tay cầm tên, mũi tên bật khỏi dây cung lao đi như một tia chớp vụt qua bầu trời đêm. Mũi tên đó đã xuyên qua cái cổ của Đạt Bố Nhĩ. Đạt Bố Nhĩ chỉ còn kịp chạm tay vào cây tiễn đã xuyên qua cổ hắn mà từ từ ngã vật xuống.

Mặt trời cũng dần dần lộ ra. kỵ binh Đường quân chỉnh đốn hàng ngũ, bảo vệ đội ngân xa đi khỏi chiến trường cũng đã đuợc hơn mười dặm. Hai đoàn thương nhân cũng bám theo sau bọn họ. Ở phương xa, xác của những tên Cát La Lộc tử trận đã được hỏa thiêu, cho đến bây giờ vẫn còn cuồn cuộn khói đen. Một đêm giết chóc không thương tiếc, ba ngàn người Cát La Lộc thì chỉ còn lại có hơn răm người trốn thoát chạy về phương Bắc. Không có một tên tù binh nào, tất cả đã bị Đường quân giết chết. Trong sổ ghi chép chiến tích, Thi Dương với chiến công giết được sáu mươi bảy tên giặc trở thành người đứng đầu trong sổ công trạng.

Giờ phút này, người kỵ binh trẻ tuổi đang cúi đầu trầm mặc không nói một lời, giống như hắn đang suy tư một điều gì to lớn lắm. Đi thêm mấy dặm đường nữa Chân Châu đại kiều đã có thể nhìn thấy rõ ràng.

" Ta quyết định sẽ ở lại Toái Diệp" Thi Dương rốt cục cũng đã nói lên quyết định cuối cùng của hắn. Hắn ngẩng đầu chăm chú nhìn vào Thôi Diệu, hắn nói với Thôi Diệu bằng một ngữ khí kiên định nghiêm túc chưa từng có " Người hãy giúp ta chuyển cáo với phụ hoàng rằng ta đã tìm được vùng trời đích thực của mình rồi"

Thôi Diệu bỗng thấu suốt được toàn bộ quyết định của hắn. hắn yên lặng gật gật đầu, vỗ vỗ vào bờ vai Thi Dương rồi khẽ mỉm cười nói " Bảo trọng"

Thi Dương cũng mỉm cười, nụ cười rực rỡ, vui tươi như ánh mặt trời mới mọc kia vậy. Hắn liền quay đầu ngựa trở lại, ra roi quất mạnh giục ngựa chạy theo hướng Toái Diệp thành.

Bóng dáng của hắn cũng khuất dần, khuất dần ở đường chân trời, nơi đó mặt trời hồng đang nhô lên. Tất cả mọi người ngơ ngạc nhìn theo cái bóng lưng bộ lộ tư thế oai hùng của hắn đang khuất dần, và không kìm lòng được ai nấy giơ tay vẫy vẫy thay lời từ biệt với hắn.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-340)


<