← Hồi 238 | Hồi 240 → |
Năm ấy Vương Phủ bị phế bỏ, dù sau đó hận người này đến tận xương thủy nhưng Vương Phủ cũng không làm bất cứ chuyện gì ám muội hãm hại người này.
Thái Hư Tử nghĩ đến việc Vương Phủ còn bị Lý Bang Nhạn kéo xuống ngựa liền gật đầu nói:
Người này vốn là quan đại thần đứng đầu chỉ sau Thái Kinh, không ngờ Lý đại nhân đột nhiên lên chức, khẳng định là rất bất mãn. Nhưng mà.... Chúng ta không có quyền ra vào Chính Sự Đường, căn bản khó lòng phòng bị."
Một tên gia đinh bước vào:
"Âu đại nhân cũng ở đây thì tốt quá rồi, mấy ngày trước thúc thúc của hiếu tử bị chết đã khiêng quan tài của tên hiếu tử nọ từ nghĩa trang đến trước cổng, muốn lão gia cho họ một câu trả lời thỏa đáng."
"Các ngươi đã báo cho Lý Cương chưa?"
"Lão gia có dặn dò, nói chuyện này người sẽ đích thân xử lý, cho nên đã phái người đi mời rồi."
Thái Hư Tử nói với Âu Dương:
"Xem ra có người muốn phá hoại rồi. Làm sao đây? Hay là ngươi lén đi gặp Hoàng Thượng?"
"Hừ, chủ ý dở tệ. Ngộ ngỡ Hoàng Thượng đang tắm thì làm thế nào? Cho dù không có, sau này lại bảo ta không tôn trọng thần linh, dẫn đến thần linh xx nổ tung, ta sẽ bị đá đến tận đâu hả."
Âu Dương giận dữ nói:
"Ngươi muốn hi sinh ta để hoàn thành tâm nguyện của chủ tử ngươi, tiền lương của ngươi là của ta đấy, ngươi đùng có quên."
Thái Hư Tử cười xòa:
"Vậy phải làm thế nào?"
"Ngươi đi trước đi."
Âu Dương phân phó gia đinh rời đi, suy nghĩ một lát rồi nhỏ giọng nói:
"Nếu hắn đã vu cáo thì chúng ta cũng sẽ đến vu cáo. Không biết có công văn nào do Lý Bang Nhạn viết không?"
"Đương nhiên là có, ta sẽ bảo người đi tìm cho ngươi."
Âu Dương cười hì hì, nói:
"Nhưng mà, sau khi chuyện thành công, ngươi phải giúp ta đi công tác một chuyến."
..........
Lúc Lý Cương đang cùng với thúc thúc của tên hiếu tử nọ giải quyết mọi vướng mắc, hai mươi mấy tên cấm vệ quân bắt đầu tiến vào Chính Sự Đường, dẫn đầu là Trương Huyền Minh - người đã lâu không có chút tin tức gì, ngoài ra còn có hai tên nội thị vệ do Đại Nội phái tới. Vì sao cần phải có người của Đại Nội? Âu Dương mượn hai người đến đây làm việc cho thêm oai, Đại Nội tất nhiên sẽ nể mặt hắn rồi.
Người của Chính Sự Đường rất đông, mọi người vừa thấy tình hình như vậy, lại còn do Trương Huyền Minh dẫn đến thì biết ngay có người sẽ gặp xui xẻo. Lý Cương không có ở đây, thân là phó tướng, Vương Mẫn và Lý Bang Ngạn đương nhiên sẽ phải ra mặt tiếp đón. Trương Huyền Minh cũng không bước vào phòng, cầm ra một bức thư, chỉ để lộ ra phần đề chữ, hỏi:
"Đây là tư ấn của ai?"
Lý Bang Ngạn nhìn thấy liền hít một hơi lạnh, cùng với Vương Mẫn liếc mắt nhìn nhau, không ai trả lời. Một tên nội thị vệ quát lớn:
"Tư ấn của ai? Phải của Chính Sự Đường các ngươi không?"
Lý Bang Ngạn bất mãn nói:
"Mấy người lục phẩm, thất phẩm, không có phẩm nào như các ngươi lại dám ngang nhiên xông thẳng vào Chính Sự Đường. Còn có thái độ phách lối như vậy? Ai xúi giục các ngươi?"
Trương Huyền Minh không thèm để ý đến hắn, chỉ tay vào đám quan viên đang xem náo nhiệt, nói:
"Lại đây xem có phải tư ấn và nét chữ của người nào đó trong Chính Sự Đường các ngươi không?"
Một tên quan viên bị chỉ phải cũng không thèm để ý đến sự hồn xiêu phách lạc của Lý Bang Ngạn, bước tới xem qua rồi nói:
"Đây là tư ấn của Lý hữu tướng, nét chữ phía trên cũng có tám phần mười là giống hệt."
Trương Huyền Minh gật đầu, nói:
"Lý Bang Ngạn cấu kết với địch, chứng cứ đã rõ ràng. Người đâu, bắt hắn lại cho ta, đợi thánh chỉ của Hoàng Thượng."
"Vu khống, Lý Bang Ngạn ta cấu kết với địch khi nào chứ?"
"Lý phó tướng, bản quan là quan lục phẩm, nếu không có chứng cứ, ta dám đến bắt Lý phó tướng sao?"
Trương Huyền Minh chỉ tay vào người vừa nhận ra tư ấn và nét chữ trên là của Lý Bang Ngạn, nói:
"Trừ phi hắn ta nói láo?"
Viên quan nọ vội nói:
"Nhìn qua loa thì chỉ có bốn, năm phần giống."
"Bốn hoặc là năm phần, không phải lúc nãy ngươi nói là có đến bảy, tám phần giống hay sao?"
Trương Huyền Minh lạnh lùng nói:
"Ngươi phải nói rõ ràng cho ta. Ở đây cũng không phải chỉ có mình ngươi biết nhìn nhận và phân biệt."
"Tám phần, ít nhất là tám phần."
Tên quan viên vội sửa lại.
Trương Huyền Minh gật đầu, nói:
"Tiểu quan như ta cũng không dám làm khó Lý phó tướng, chỉ có điều, để tránh có người cấu kết với địch, cõng rắn cắn gà nhà, mấy ngày nay phiền Lý phó tướng phải đi cùng ta đến Xu Mật Viện ở rồi. Lý phó tướng, mời."
Cái gì gọi là mạc tu hữu? Mạc tu hữu chính là có thể có mà cũng có thể không. Nếu đã có hoài nghi, thì cách ly là chuyện bình thường. Lý Bang Ngạn có chút tò mò, rốt cuộc là ai muốn vu khống cho mình chứ? Lý Cương thì không có khả năng rồi, Lý Bang Ngạn rất hiểu đối thủ của mình, Lý Cương là một chính nhân quân tử. Nhưng trước mắt không đi không được, Lý Bang Ngạn bất mãn, hừ lạnh một tiếng, phủi tay áo rồi đi theo Trương Huyền Minh.
*Mặc tu hữu: có lẽ có (thời Tống, Trung Quốc, gian thần Tần Cối vu cho Nhạc Phi là mưu phản, Hàn Thế Trung bất bình, bèn hỏi Tần Cối có căn cứ gì không, Tần Cối trả lời "có lẽ có". Về sau từ này dùng theo ý nghĩa bịa đặt không có căn cứ).
Trương Huyền Minh ra lệnh:
"Các ngươi cùng với các nội thị vệ tướng quân kiểm tra xem Lý phó tướng có công văn hay thư tín gì khả nghi không."
"Vâng!"
.........
Lý Bang Ngạn cứ thế mà bị giam cầm, tuy chiều đã có người của hình bộ kinh thành đến chứng minh, nét chữ trên bức thư là ngụy tạo, cũng không phải do Lý Bang Ngạn viết, nhưng Trương Huyền Minh vẫn chế trụ Lý Bang Ngạn như cũ.
Bức thư do Âu Dương giả mạo vẫn không qua nổi cuộc khảo nghiệm. Bên này không có kết quả, nhưng phía Chính Sự Đường lại có tin tốt. Sau khi Lý Cương nghe chuyện và trở về Chính Sự Đường thì tìm không thấy tướng ấn.
Cuối cùng tìm thấy ở trong phòng của Lý Bang Ngạn. Ngày xưa làm việc cũng có điểm giống với cách làm việc trong các công ty hiện nay, giám đốc có phòng làm việc của riêng mình, còn nhân viên thì sử dụng phòng làm việc chung.
Phòng chỉ dùng bình phong để ngăn cách, có rất nhiều khe hở nên có thể nhìn thấy động tĩnh của người ở trong phòng. Chất vấn Lý Bang Ngạn, Lý Bang Ngạn nói mình bị người ta hãm hại, hắn nói có người đem tướng ấn bỏ vào phòng hắn để hại hắn.
Trương Huyền Minh cũng thẩm vấn người cung cấp bức thu tin giả, là một gia đinh trong phủ của Lý Cương. Gia đinh nói là có ngươi nhân lúc trước cửa nhà đang hồi náo loạn, nhét thư vào bên hông mình.
Bản thân không dám tự mình làm chủ, liền đi tìm Âu Dương - người đang làm khách ở nhà Lý Cương. Lúc ấy Âu Dương mới liên lạc với Trương Huyền Minh.
*****
Người làm chứng cho gia đinh rất đông, là mấy tên gia đinh cùng lúc phát hiện bên hông của tên gia đinh kia có bức thư. Hơn nưã tên gia đinh này một chữ bẻ đôi cũng không biết, không thể có tài mô phỏng theo bút tích của ngươi khác như thế.
Đương nhiên Trương Huyền Minh đoán được việc này có khả năng là do Âu Dương làm, nhưng vì không có chứng cứ nên hắn cũng không dám tố cáo. Do vậy mà bức thư kia liền trở thành một sự bí ẩn.
Lúc Triệu Ngọc xuất quan và nghe nói có chuyện này xảy ra, nàng liền biết Âu Dương không tránh khỏi liên quan. Nhưng Triệu Ngọc cũng không phải kẻ ngốc, tuy đầu mình một khi nóng lên liền đến nơi này bế quan ba ngày, nhưng thời gian này nàng cũng vô cùng hối hận.
Đương nhiên cũng sẽ nghĩ vì sao Lý Bang Ngạn lại làm như vậy. Triệu Ngọc nào có biết Lý Cương và Lý Bang Ngạn là hai kẻ không chung đường, nhưng đây chính là thuật quyền hành.
Nếu Lý Cương làm ra chuyện gì xấu, Lý Bang Nhạn nhất định sẽ trình báo. Mà Lý Bang Nhạn phạm phải chuyện xấu, Lý Cương cũng sẽ không bỏ qua. Nếu mấy tên tướng gia đều có cùng ý tưởng đen tối, Triệu Ngọc sẽ lo lắng có khi nào bọn chúng dối trên gạt dưới hay không. Hiển nhiên là Triệu Ngọc cho rằng Âu Dương có thái độ quá khích với Lý Bang Nhạn.
Mà thực ra Âu Dương cũng không kiên định với cách nghĩ của mình, hắn cũng không khẳng định rằng Lý Bang Ngạn vì muốn hại Lý Cương mà làm lỡ chuyện quốc gia đại sự hay không, tất cả đều là phỏng đoán cả.
Nhưng Âu Dương kiên định với cách làm của mình, nói lời đanh thép: Phải vu hại Lý Bang Nhạn. Triệu Ngọc cũng không có cách nào để bắt Âu Dương, phất tay bảo Âu Dương mau cút về Dương Bình đi, không cho phép nhúng tay vào chuyện của triều đình nữa.
Vì Lý Bang Ngạn không có cách nào chứng minh mình không động chạm vào tướng ấn, không thể bài trừ nguyên nhân của sự nghi ngờ, nên chuyển xuống làm một nhàn sai. Quan vẫn nguyên hàng nhất phẩm.
Âu Dương vẫn đảm nhận nhiệm vụ gây chia rẽ, do đã có hiệp nghị với Thái Hư Tử, Thái Hư Tử chỉ có thể cầm danh thiếp của Âu Dương và đến tìm Hàn Thế Trung. Có thần côn Thái Hư Tử ở đây, Âu Dương tin vào khả năng Kim Liêu sẽ đánh nhau trở lại.
Cùng lúc đó, ở Lai Châu cơ hồ đã diễn ra một trận đại chiến. Vương Ngạn dẫn theo năm nghìn binh tức tốc đến Lai Châu. Khi đêm xuống liền lợi dụng y phục của mấy tên Liêu quốc bị giết để cải trang và lừa người ta mở cổng thành.
Năm nghìn cấm vệ quân tiến hành tập kích khắp thành theo ba hướng. Liêu quốc không ngờ Tống quốc lại trở mặt, càng không ngờ tốc độ tiến quân đến đây của người Tống lại nhanh như vậy nên không có được biện pháp xử trí kịp thời.
Thêm vào đó là quân sự của mình lại khá buông thả, tám nghìn Liêu quân trú tại hai doanh trại ở trong và ngoài thành đều bị chấn động, vội vã tháo chạy về phía Cẩm Châu, nhưng lại Vương Ngạn chặn đánh ở dọc đường.
Mãi đến buổi trưa ngày hôm sau, sau khi Vương Ngạn cướp được một huyện của Liêu quốc, chia quân thành các tốp nhỏ, cả đội quân được chia thành năm phần, mỗi phần bí mật đảm trách việc chiếm cứ và trú đóng ở các sơn gian, cô thôn và các nơi khác theo như kế hoạch ban đầu. Vương Ngạn và Trương Tuấn đã đoán rất đúng, binh lính Liêu quốc đều cho rằng tất cả bọn họ đều đang cố thủ ở thành Lai Châu.
Ngày thứ ba, đội quân chủ lực của Trương Tuấn tiến vào chiếm giữ thành Lai Châu đang trống không, vừa bố trí phòng thủ, vừa phái trinh sát tìm kiếm Liêu quân. Trưa ngày thứ tư, hạm đội Hàng Châu đến Lai Châu, cho hai vạn cấm vệ quân xuống thuyền.
Trương Tuấn lệnh cho những người này ở bến tàu tịnh dưỡng, nghỉ ngơi và chỉnh đốn hàng ngũ, hai ngày sau sẽ sáp nhập vào đội ngũ chiến đấu. Hạm đội Hàng Châu cới những thuyền trống quay trở về, đến căn cứ Đăng Châu vận chuyển vật tư, hàng hóa bổ sung. Ngoài ra còn có khoảng ba mươi chiến thuyền đến trợ giúp phòng thủ Lai Châu.
Do vậy mà Lai Châu trở thành một trọng điểm hãm chân người Liêu. Nếu không có sự hợp lực bốn bên, căn bản không thể lấy lại Lai Châu. Nếu bốn bên hợp lực, thì chẳng khác nào thả cửa cho hai đạo quân Tây Bắc và Vĩnh Hưng tiến quân.
Nếu bỏ mặc không quản, cấm vệ quân đường Hà Bắc Đông của Đăng Châu sẽ không ngừng bổ sung binh lực và hàng hóa, vật tư cho Lai Châu theo đường biển. Một khi lớn mạnh thì đủ sức để đoạt lấy phủ Lâm Hoàng.
Phía Đông Lai Châu dựa vào núi, phía Bắc lại giáp biển. Chỉ có phía Nam và Tây là có thể tiến quân. Một cánh quân Liêu quốc gồm năm nghìn người tới trước, tướng lĩnh dẫn dắt đội quân này dũng thì có dũng thật đấy, nhưng trí thì lại chẳng ra làm sao.
Thế quái nào lại chọn cách trú đóng ở hướng Bắc, cách Lai Châu mười dặm đợi quân tiếp viện. Hạm đội Hàng Châu sớm đã hiểu rất rõ thủy văn của địa phương, bức vào bãi biển, tiến hành đuổi riết điên cuồng.
Mật độ tập trung của thuyền pháo tương đối cao, một thuyền có tới hai mươi pháo thiêu đốt, năm thuyền đặt ngang hàng với nhau, một lần sẽ có tới một trăm đạn pháo. Hạm đội Hàng Châu cũng muốn ức hiếp đám người Khiết Đan bất tài vô dụng, nên mới bày ra hai hàng chiến thuyền đứng song song nhau, tiến hành oanh kích Liêu quân.
Phải biết với trận hình như thế này, nếu kẻ địch bất ngờ tấn công thì căn bản không có cách nào để quay đầu tháo chạy, dùng hỏa tiễn có tầm bắn không gần cũng không xa thì có thể thiêu sạch mười thuyền. Đáng tiếc là toàn bộ Liêu quân đều đã tháo chạy cả rồi.
Qua trận đánh này, không ai của Liêu quân dám đến gần phía Bắc. Hướng có thể chọn lựa để tiến hành tấn công cổng thành chỉ còn lại Nam và Tây. Nhưng người Tống cũng đánh giá cao năng lực phối hợp chiến đấu của đội quân Khiết Đan, mãi đến bảy ngày sau, Liêu quân mới tập trung được sáu vạn binh sĩ ở vùng lân cận, chia ra trú doanh ở hai nơi.
Thời gian thực hiện nhiều hơn năm ngày so với dự tính, điều này giúp cho sức khỏe của các cấm vệ quân bị say sóng gần chết dần dần bình phục, quan trọng nhất là đợi được lô hàng hóa, vật tư do thương đội vận chuyển tới.
Có lẽ là do hiệu quả lễ thần của Triệu Ngọc, cũng có thể là do vận khí tốt, gần đây sức gió ở Bột Hải rất thấp, mực sóng cao nhất cũng chưa tới ba mét. Đám người Trương Tuấn thấy lô vũ khí này thì lệ rơi đầy mặt.
Nhìn vào danh sách vũ khí lại càng vui mừng hơn. Bên trong có hai mươi đại bác là lựu đạn nổ đang trong giai đoạn thử nghiệm, theo đó còn có hơn hai trăm đạn pháo tốt vừa được chế tạo.
Sau khi đạn pháo rơi xuống mặt đất sẽ phát nổ đúng thời gian hẹn trước, sắt lá ở trong và ngoài đạn pháo nổ thành từng mảnh nhỏ, gây sát thương cho quân địch. Trải qua thực chiến, ảnh hưởng của đại bác đặc không rộng và xa bằng đại bác thiêu đốt.
Nhưng tầm bắn của đại bác thiêu đốt lại khá gần. Sự xuất hiện của lựu đạn giúp bù đắp chỗ thiếu sót này.
← Hồi 238 | Hồi 240 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác