Vay nóng Tima

Truyện:Danh môn - Hồi 317

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 317: Toái Diệp phong vân (7)
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Siêu sale Shopee

" Đúng vậy, đây là quy định của Đạo Hồi chúng ta. Theo quy định này hàng năm các giáo đồ phải đóng góp một số tài sản nhất định để trợ giúp những người nghèo khó cũng như cúng dường lên các tự viện. Chúng ta gọi đó là thiên khóa (thuế trời). Cũng áp dụng giống như Đại Đường các ngươi thu 4% thuế. Như chúng ta đây thì số tài sản trị giá 1000 đồng dinail (tiền tệ của Đại Thực) thì phải giao nộp 25 đồng dinail. Dĩ nhiên, nếu như những người đã tình nguyện bố thí cứu giúp người nghèo khó thì sẽ không phải nằm trong diện bị thu thuế như vậy.

Nói tới đây, tren nét mặt của A Cổ Thập lộ ra một chút kiêu ngạo: " Theo ta được biết, mức thuế thấp nhất mà quý quốc đặt ra cũng đã gần 3% rồi. Hơn nữa cách đánh thuế cũng tùy ý thay đổi, không có quy định rõ ràng. Tất cả chỉ phụ thuộc vào sự hỉ nộ của hoàng đế mà định ra thuế. Năm nay có thể là 3% nhưng năm sau đã có thể là 10% rồi. Thậm chí, ngoài thuế ra các vị còn thường xuyên bắt người dân quyên góp, lạm thu một cách tùy tiện. Thật là tra tấn, vắt kiệt mồ hôi và sức lao động của người dân. Điều đó hoàn toàn không giống như Đại Thực chúng ta, chúng ta định ra tỉ lệ thiên khóa với giáo chúng một cách rõ ràng, công khai. Cho dù là Calipha đi chăng nữa cũng ko dám tùy tiện thay đổi.

" Nhưng các ngài đối sử với Chiêu Võ cửu quốc cùng Thổ Hỏa La không như vậy. Các ngài đánh thuế bọn họ rất nặng, thuế thân, thuế đất cũng lấy của họ một nửa thu nhập. Năm ngoài mặc dù áp dụng thuế 11% nhưng thuế tài sản tùy theo quan phủ quyết định. Mà không theo tài sản thật sự của dân. Chúng ta thấy dân chúng rất khổ cực. Chẳng lẽ đây là thuế khóa nhẹ nhàng của các ngài sao?"

A Cổ Thập lắc đầu: " Đó là do bọn họ không tin thờ thánh A La. Bọn họ không phải con dân của thánh A La dĩ nhiên không cần phải đối xư với họ theo giáo quy."

" Không đúng, thân vương đang có sự lẫn lộn phải trái ở đây rồi" Thôi Diệu cười lạnh một tiếng tiếp tục nói: " Chính tai tôi khi ở Khang quốc đã nghe nói rằng, có rất nhiều người Khang quốc cho dù đã đi theo Đạo Hồi nhưng mức thuế mà họ phải nộp lên tới 11%, hoàn toàn không được hưởng sự " bao dung" và " tình thương" của thiên khóa. A Cổ Thập điện hạ, sự thật này người không định phủ nhận chứ."

A Cổ Thập nghe Thôi Diệu nói vậy liền cười một tiếng: " Cái này thì có quan hệ gì đâu, bọn chúng mặc dù đã quy thuận chúng ta, nhưng dù nói gì đi nữa thì chúng đều là những kẻ bị chinh phục. Nên việc chúng phải gánh chịu nhiều thứ thuế khác nữa cũng là điều đương nhiên. Nếu chỉ thu thuế bọn chúng theo thiên khóa thì Calipha lấy gì mà nuôi quân đội chứ. Chúng ta không giống như người Hán các người, đối với ngoại tộc thì bày trò nhân nghĩa giả tạo, còn đối với con dân của mình thì bóc lột tàn khốc. Không! Đại Thực chúng ta không bao giờ có chuyện đó, chúng ta muốn người Đại Thực được hưởng thụ thật nhiều tài phú và văn hóa. Còn ngược lại, những khổ cực vất vả thì bọn ngoại tộc kia chắc chắn phải gánh chịu rồi"

" Vì thế, cho nên Đại Thực của các vị mới đầy dã tâm xâm lược như vậy. Các vị mặt ngoài thì lấy danh nghĩa là truyền bá, mở rộng tông giáo đạo Hồi nhưng trên thực tế là ẩn chứa ý định cướp đoạt thật nhiều của cải, và trút bỏ thật nhiều những tai họa lên các dân tộc khác. Rõ ràng đó là cách làm thể hiện sự cực đoan ích kỷ chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Ngài đã không nhận ra hạn chế đó, trái lại cỏn chỉ trích đường lối nhân nghĩa của Đại Đường chúng tôi. Trên thực tế, trong việc đối nội, triều đình Đại Đường không hề thi hành những chính sách thuế khóa, bóc lột tàn khốc như ngài đã nói. Hoàng đế bệ hạ đem lại đất đai và tài sản cho con dân Đại Đường, thực hành thu thuế với mức 1/20 (0, 5%), quả thật là có cao hơn so với mức 1/40 (0, 25%) của các vị. Nhưng với mức thuế ấy những người dân bình thường vẫn có thể hoàn toàn đóng góp được. Còn về phần các thuộc quốc ở Tây Vực, Đại Đường không hề tiến hành thu thuế, cũng không có hề lấy tiền gạo bồi dưỡng, biếu xén của bọn họ. Đồng thời không can thiệp vào việc tự trị của các dân tộc này. Vì thế cho nên bọn họ mới vui lòng quy thuận, xưng thần với Đại Đường chúng ta. Lấy nhân nghĩa để thu phục nhân tài đó là cái đạo của Đại Đường nói riêng và người Hán nói chung từ xưa đến nay. Mặc dù hiện tại bây giờ, hình thái chinh phục các dân tộc khác bằng vũ lực của Đại Thực các ngài đang thu được nhiều kết quả và bước vào giai đoạn cực thịnh. Nhưng ngài đã nghĩ tới chưa. Các dân tộc đó cũng có sự tự tôn, ý thức độc lập, và lòng căm thù. Trải qua trăm ngàn năm tích lũy đến khi đó thế hệ con cháu của ngài sẽ phải đối mặt ra sao với sự thù hận chồng chất đó.

Thái độ hùng biện mạnh mẽ cũng như lập luận chặt chẽ của Thôi Diệu khiến cho A Cổ Thập á khẩu, không thể nào phản bác lại được. Hắn thẹn quá hóa giận, đạp bàn một cái chát, trách mắng Thôi Diệu: " Ngươi đã quên thân phận của mình rồi hay sao. Có mấy tên tù binh được đãi ngộ ưu ái như ngươi chứ. Ngươi nên biết tự trọng một chút"

Nói xong, hắn phất mạnh ống tay áo, nổi giận đùng đùng xaoy người đi ra ngoài. Khi hắn vừa mới ra ngoài doanh trướng thì có một gã người hầu chạy tới bẩm báo: " Bẩm điện hạ, bên ngoài quân doanh có người xin cầu kiến"

" Là tổng đốc của Cáp Mã Đan phải không, nói với hắn ta không gặp"

" Không! Không phải tổng đốc Cáp Mã Đan, người đến là một thương nhân Túc Đặc. Hắn nói hắn vừa từ Tát Mã Nhĩ Hãn đuổi theo chúng ta tới đây". Hắn nói hắn có biết điện hạ"

" Từ Tát Mã Nhĩ Hãn đuổi theo tới đây?" A Cổ Thập hơi ngẩn người ra một chút. Thương nhân Túc Đặc làm ăn ở Ba Cách Đạt thì có rất nhiều nhưng người này lại từ Tát mã Nhĩ Hãn cất công đuổi theo tới tận đây. , Vậy hắn rốt cuộc là ai"

" Dẫn hắn vào đi"

Đột nhiên nhận được tin báo có khách tới thăm khiến cho A Cổ Thập hạ hỏa, bớt giận đi phần nào. Hắn quay lại đại trướng của mình. Sau đó người thương nhân Túc Đặc xin cầu kiến cũng được dẫn vào. Đó là một lão già chừng sáu mươi tuổi, trên nét mặt biểu thị sự mệt mỏi, phong trần.

" Là ngươi?" A Cổ Thập quả nhiên là biết người này. Người tới chính là con trai của tướng quốc Khang quốc trước đây. Ở Tát Mã Nhĩ Hãn ông ta là một thương nhân nổi tiếng tên gọi Mục Tháp

Người này quả thật là thương nhân Túc Đặc tên goi Mục Tháp. Ông ta cũng chính là người đã đưa Thôi Diệu tới Bạt Hãn Na. Khi ở Tát Mã Nhĩ Hãn, Mục Tháp nghe được thông tin là A Cổ Thập ở Bạt Hãn Na có bắt được một tên sứ giả của Đại Đường và đang trên đường áp giải về Ba Cách Đạt. Ông ta đoán ngay người bị bắt chắc chắn là Thôi Diệu cho nên rất lo lắng. Và vì muốn giữ lại cho Thôi Diệu một tính mạng cho nên ông ta đã không quản cả đêm tối đuổi theo đám người A Cổ Thập. Rốt cuộc khi tới Cáp Mã Đan thì cũng đuổi kịp bọn họ.

Mục Tháp tiến lên cung kính quỳ xuống hành lễ: " Thảo dân Mục Tháp bái lạy thân vương điện hạ"

" Ngươi tới đây làm gì? Chảng lẽ có kẻ nào dám làm khó dễ cho thương đội của ngươi hay sao" A Cổ Thập ngồi xuống, hắn thật sự suy nghĩ không ra tại sao những tên thương nhận vốn chỉ có biết đến lợi nhuận thì vì sao lại phải vượt cả ngàn dặm để đuổi theo hắn.

" Điện hạ, xin cho thảo dân hỏi một chút, có phải thân vương có bắt giữ một tên sứ giả của Đại Đường là Thôi Diệu phải không ạ"

" Đúng thì sao chứ" A Cổ Thập thoáng cái, ngồi thẳng lên, ngó nhìn Mục Tháp: " Chẳng lẽ ngươi có biết hắn sao"

Mục Tháp cười khổ một cái, đáp lời: " Thực không dám giấu diếm điện hạ, cái tên Thôi Diệu này, thảo dân khi ở Trường An cũng có biết, sau này ở Toái Diệp cũng có gặp mặt rồi cùng hắn đi tới Bạt Hãn Na kia. Thật sự thảo dân không hề biết hắn là sứ giả của Đại Đường. Nhưng thảo dân có biết thân phận thực sự của hắn"

" Thân phận thực" A Cổ Thập nghe Mục Tháp nói thế bỗng nhiên có hứng thú: " Ngươi mau nói thân phận thực của hắn là gì xem nào"

" Điện hạ, hắn chính là cháu đích tôn của Thôi Viên - tướng quốc Đại Đường trước đây. Ngay từ lúc còn nhở tuổi, hắn đã nổi tiếng thần đồng rồi. Trông hắn thì có vẻ già dặn chững chạc. Nhưng thực tế hắn mới chỉ có mười sáu tuổi thôi"

« Thì ra là như vậy » Trên nét mặt của A Cổ Thập biểu hiện có chút kinh ngạc. Hắn chặp tay ra sau lưng rồi bước tới ngoài cửa doanh trướng. Từ đó hắn đứng nhìn về căn lều trướng của Thôi Diệu ở xa xa kia, bỗng nhiên cười nói: « Mười sáu tuổi mà đã được cử làm đại biểu đại diện cho một nước lớn như Đại Đường, quả thật là không đơn giản chút nào. CaliphaCalipha nhất định là sẽ có hứng thú với hắn lắm đây »

« Còn cả ngươi nữa » A Cổ Thập quay đầu, thoáng nhìn lại về phía Mục Tháp, hắn ta khẽ mỉm cười nói: " Ngươi đã đã vì hắn mà bôn ba mấy ngàn dặm để đuổi theo tới đây, điều đó chứng tỏ giao tình của các ngươi cũng không tệ. Ngươi hãy ở lại, thay ta để ý tới hắn, dạy cho hắn tiếng Đại Thực, rồi ngày nào đó ta sẽ có trọng ta cho ngươi"

Mục Tháp mừng rỡ, ông ta cung kính dập đầu: " Thảo dân nguyện dốc sức theo lời sai bảo của thân vương"

Đến buổi sáng sớm ngày thứ hai, đội ngũ của của A Cổ Thập lại tiếp tục xuất phát. Con đường từ Cáp Mã Đan đến Ba Cách Đạt rộng rãi bằng phẳng cho nên chỉ sau ba ngày hành trình nữa bọn họ đã tới Ba Cách Đạt – đô thành của A Bạt Tư Calipha.

*****

Ba Cách Đạt trong tiếng A Rập có nghĩa trời ban cho. Ban đầu nó chỉ là một thôn xóm nhỏ của Tát San vương triều. Vị Calipha đời thứ hai là Cổ Pháp Nhĩ đã tốn mất thời gian bốn năm để xây dựng và biến nơi đây thành một đô thành phồn hoa. Có thể nói sự ra đời của Ba Cách Đạt chính là kết quả của những biến động chính trị ở trong và ngoài của A Bạt Tư vương triều. Trong quá khứ, mặc dù chính quyền trung ương của Ngũ Mạch Diệp vương triều đã bị tiêu diệt hoàn toàn, nhưng trên lãnh thổ bao la rộng lớn của quốc gia này vẫn có những người cực lực phản kháng vương triều A Bạt Tư. Chính vì vậy Đại Mã Sĩ hiển nhiên là không thích hợp cho việc làm thủ đô của vương triều A Bạt Tư mới. Hơn nữa vị Calipha của A Bạt Tư vương triều khi đó mới có ba mươi bảy tuổi lại bị chết vì bệnh đậu mùa. Cái chết đột ngột của hắn, đã dẫn tới một cuộc đấu tranh kịch liệt trong nội bộ để tranh đoạt ngôi vị: đệ đệ của vị Calipha quá cố là Cổ Pháp Nhĩ trước sau đã giết chết thúc phụ của mình là A Bặc Đỗ Lạp cùng với lãnh tụ của Hô La San là Ngả Bặc, rồi từ đó cướp lấy vương vị. Nhưng từ những hành động đó cũng dẫn tới việc nổ ra các cuộc khởi nghĩa quy mô lớn. Đô thành ban đầu của A Bạt Tư vương triều là Khố Pháp, nhưng nơi đây lại là tụ điểm tụ tập rất nhiều những kẻ phản kháng. Vì thế cho nên Cổ Pháp Nhĩ buộc phải tìm kiếm một vị trí mới để đặt đô thành của vương triều. Ông ta đã tìm kiếm rất nhiều nơi, cuối cùng chọn được Ba Cách Đạt.

Ba Cách Đạt ban đầu có tên là Hòa Bình thành, nó nằm ở hữu nạn của con sông Cách Lý Tư. Tốc độ xây dựng của đô thành này cũng rất nhanh chóng, chỉ trong vài năm nó đã hoàn thành, nhưng không vì thế mà qua loa đại khái, ngược lại Ba Cách Đạt còn được mệnh danh là một trong ba đô thành lớn nhất của thời đại bấy giờ, gồm có Trường An, Quân Sĩ Thản Đinh Bảo và Ba Cách Đạt. Đế quốc A Bạt Tư có lãnh thổ cực kỳ rộn lớn, phía tây trải dài tới tận Lê Ba Lý xa xôi, phía đông thì kéo đến tận Thổ Hỏa La. Và trung tâm thống trị trung ương tập quyền của cái quốc gia vạn dặm này đã nằm ở Ba Cách Đạt.

Quân đội của A Cổ Thập đã tới nơi. Hắn hạ lệnh cho quân sĩ đồn trú ở bên ngoài thành. Còn bản thân mình thì dẫn theo hơn một trăm tên người hầu cùng với Thôi Diệu tiến thẳng vào đô thành phồn thịnh nhất của đế quốc A Bạt Tư – Ba Cách Đạt.

Đây là một tòa thành trì hình tròn, vì thế Ba Cách Đạt còn có tên gọi khác là Đoàn thành (thành hình tròn). Về kiến trúc, tổng thể Ba Cách Đạt được chia thành hai bộ phận: nội thành và ngoại thành. Cả nội thành và ngoại thành đều được dùng gạch để xây dựng nên. Bên trong nội thành có Tử Cấm Thành, tường xây cao vút tưởng như vươn tới tận mây xanh. Nó cùng với cung thành của Đại Đường ở kinh đô Trường An tạo thành thế nam bắc đối lập. Và dĩ nhiên cung điện của Cáp Lý sẽ nằm ở vị trí của trung tâm đô thành này rồi. Đây là một quần thể cung điện hình tròn, cùng với thành nội và thành ngoại tạo thành ba vòng tròn đồng tâm lấy cung điện của Calipha là tâm điểm mà mở rộng ra các hướng. Có bốn cửa cung thông ra các hướng đông, tây, nam, bắc bằng bốn con đường thẳng tắp, rộng rãi. Trên cao nhìn xuống trông chúng như những chiếc nan hoa của bánh xe bắn thẳng về các góc của đại đế quốc này.

Thôi Diệu cùng với đoàn người A Cổ Thập tiến nhập vào Ba Cách Đạt bằng cửa bắc. Vừa mới đặt chân vào thành, những tiếng la hét ầm ĩ, những âm thanh náo nhiệt đã đạp vào mắt vào tai của Thôi Diệu. Trên con đường cái, dòng người nối đuôi nhau như mắc cửi, nhiều đội lạc đà đến đây buôn bán, những tiểu thương đứng đầy hai bên đường. Bọn họ trao đổi buôn bán các loại mặt hàng. Không khí thật náo nhiệt sôi động. Ở xa xa, có một cái mộc đài khổng lồ được dựng lên để làm nơi buôn bán đầy tớ và nô lệ. Thôi Diệu từ xa có thể mơ hồ nhìn thấy những người nô lệ da đen bị buôn bán ở vùng Hạ Ai Cập, nay đang được đấu giá. Bên cạnh đó là một cái nhà thờ của đạo Islam, nó rất to lớn hùng vĩ. Dưới ánh sáng mặt trời rạng rỡ tòa nhà thờ đó lại càng thêm lấp lánh.

" Đây là ngoại thành của ba Cách Đạt, bình thường các thương nhân khi tới đây đều nghỉ lại ở chỗ này. Sinh sống ở ngoại thành này có ba mươi vạn người. Đồng thời cũng là nơi là nơi thường xuyên diễn ra những cơ hội, những vụ làm ăn lớn cũng như rất nhiều tài phú tiền bạc" Mục Tháp dùng tiếng A Rập giới thiệu một cách thật đơn giản cho Thôi Diệu về cái thành thị to lớn này. Hiện tại ông ta vừa là quản gia, vừa là tùy tùng của Thôi Diệu. Vị lão thương nhân Túc Đặc này đã đặt tất cả tương lai của gia tộc mình lên người của chàng trai trẻ mang thân phận quý tộc Đại Đường này.

Trừ số lượng nhân khẩu đông đảo và kiến trúc thành trì to lớn hùng vĩ, còn về mặt phong tục thì cũng không có gì khác biệt so với những thành thị khác của Đại Thực mà Thôi Diệu đã từng đi qua. Bản thân Thôi Diệu dù mới đặt chân đến đây nhưng cũng không quá ngạc nhiên hay choáng ngợp gì cả. Mặc dù hắn cũng có chút hứng thú với kiến trúc hùng vĩ to lớn của nơi này nhưng trong đầu hắn không thể không có sự so sánh đối chiếu nó với kinh thành Trường An. Tuy Ba Cách Đạt cùng với Trường An được gọi những tòa thành chứa được người của các thiên hạ. Nhưng nói thế nào chăng nữa thì về kích thước cũng như dân số cũng còn thua kém Trường An nhiều lắm.

Nghe Mục Tháp giới thiệu một cách lưu loát và tường tận như vậy, Thôi Diệu cười cười hỏi: " Dường như Đại Thúc đối với nơi này rất quen thuộc thì phải. Phải chăng trước đây thúc thường hay lui tới nơi này?"

Mục Tháp cười ha hả một tiếng:" Ta đã từng sinh sống ở đây năm năm. Ở chỗ quảng trường phía tây kia ta còn có một căn nhà nữa, đến bây giờ vẫn đóng cửa để không đấy. Nếu có cơ hội nhất định ta sẽ dẫn cậu tới thăm"

Đi tiếp được chừng năm dặm, bọn họ đã tiến vào bên trong của thành nội. Thành nội là là nơi các quý tộc, quan lại và những kẻ có tiền ở các địa phương về cư trú. Đồng thời đây cũng là nơi tập trung các cơ quan của chính quyền trung ương ở A Bạt Tư vương triều. Nếu kiến trúc ở thành ngoại lộn xộn, bất quy tắc, thì thành nội lại hoàn toàn trái ngược lại, kiến trúc của nó rất chỉnh tề, các tòa tháp, tòa thành nhỏ được xây dựng một cách có quy củ, tiếp giáp nhau. Các nóc nhà phần lớn được xây dựng theo kiến trúc mái vòm hình tròn kiểu Y Tư Lan(Islam). Những con đường tuy rộng rãi nhưng lại hết sức thưa thớt những người đi đường. Thỉnh thoảng mới có một chiếc xe ngựa được sơn son rát vàng lộng lẫy chạy qua. Ở phía xa xa có thể nhìn thấy những tòa dinh thự được xây dựng với quy mô lớn. Đó là có thể là Thư viện quốc gia, là Tổng cục thuế quốc gia, hay là một nhà thờ của đạo Islam ...

Tiến vào bên trong thành, không khí buôn bán xô bồ của các thương nhân ở thành ngoại đã hoàn toàn biến mất. Thay vào đó là không khí uy nghiêm của một đại đế quốc. Trên các con đường, đâu đâu cũng thấy những đội quân cận về của Calipha đi tuần tra. Bọn họ đội giáp trụ màu đen, trên người mang Tỏa Tử giáp (loại áo giáp đùng các khuyên sắt đan dày lại với nhau), vũ khí thì là chiến phủ hoặc là trường mâu, trên lưng còn khoác thêm cả khiên. Bọn họ cưỡi những những con chiến mã tốt nhất, tạo thành đội hình đi tuần tra. Khi gặp bọn người A Cổ Thập những binh lính này đều khom người kính cẩn cúi chào vị thân vương này.

Kiến trúc của thành nội so với thành ngoại cũng không lớn lắm. Bọn họ đi không bao lâu đã tới trước cổng của Tử Cấm Thành. Từ cửa lớn của Tử Cấm Thành nhìn vào bên trong có thể mơ hồ nhìn thấy vương cung trứ danh của Calipha. Phần mái của vương cung mà xanh lục, nó được thiết kế theo kiểu hình vòm. Và ngay tại phần đỉnh mái ấy có một bức tượng của một kỵ sĩ cưỡi ngựa, cầm trường mâu. Kỵ sĩ thì hùng dũng, con ngựa thì như đang phi thẳng lên trời. Khí thế của pho tượng rất lẫm liệt.

Cửa thành được canh phòng rất nghiêm ngặt, có hơn một ngàn tên lính thủ vệ được phân bố ỏ hai bên cổng thành. A Cổ Thập khoát tay áo ra lẹnh cho tất cả mọi người xuống ngựa. Sau đó hắn bước nhanh lên phía trước, trao đổi với quan quân giữ thành vài câu. Và ngay sau đó tên lính gác cổng lập tức chạy vào trong vương cung để bẩm báo với Calipha.

Trong vương cung của mình, Calipha Lạp Hy Đức đang nổi giận đùng đùng. Ông ta tay lăm lăm cây kiếm cứ thế là đâm chém loạn xạ đồ đạc ở trong cung điện.. Ngay cả một chiếc bàn làm từ gỗ trầm hương mà ông ta vốn rất yêu quý cũng đã bị ông ta tức giận mà chém cho nát bét. Mấy tên thái giám và cung nữ hầu hạ ở đó, tên nào tên nấy sợ hãi run như cầy sấy đứng nép mình góc tường. Duy chỉ có một viên quan đại thần đang nghiêm túc đứng nhìn sự trút giận của Lạp Hy Đức. Ánh mắt của ông ta bình tĩnh và nhẫn nại, đang chờ đợi Calipha bình thường trở lại.

Sở dĩ Lạp Hy Đức nổi giận như vậy là bởi vì ông ta vừa mới nhận được một tin tức, đó là trước đây Hồi Hột đã đáp ứng sẽ cùng với Đại Thực cùng liên minh để tấn công Bắc Đình. Nhưng hiện tại Trung Trinh Khả Hãn của Hồi Hột đã nuốt lời, rút quân trở về Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Chiến dịch Toái Diệp vốn đã được ông ta cố công hoạch định một cách hoàn mỹ: Tấn công Bắc ĐÌnh để kiềm chế viện quân của Đại Đường, và dĩ nhiên từ đó sẽ tạo thế có Đại Thực ở mặt trận Toái Diệp. Thế nhưng, đùng một cái Hồi Hột phản ngôn, nuốt lời. Còn hai vạn quân của ông ta căn bản là không làm nên cơm cháo gì cả." Tô Nhĩ Mạn chết tiệt, lão đã hứa với ta như thế nào hả?" Lạp Hy Đức vô cùng tức giận, ông ta nguyền rủa cái tên người Ba Tư vô dụng kia.

*****

Có lẽ đâm chém từ nãy tới giờ nên Lạp Hy Đức cũng đã có phần hơi mệt. Ông ta tra kiếm vào vỏ, sau đó trở về cái ghế rộng rãi mà ông ta vẫn yêu thích và ngồi xuống. Lạp Hy Đức dường như đã bình tĩnh trở lại. Bản thân Lạp Hy Đức là một người có kinh nghiệm rất phong phú về chiến tranh. Nhớ lại mười năm trước đây, ông ta là thống soái tối cao của A Bạt Tư vương triều, suất lĩnh hơn hai mươi vạn Đại Thực quân đi tiêu diệt đế quốc Bái Chiêm Đình. Lần đó ông ta cũng vây hãm Quân Sĩ Thản Đinh bảo thành đến mấy tháng ròng. Như vậy thì kể từ Ngũ Mạch Diệp vương triều thì đây là lần thứ tư Quân Sĩ Thản Đinh bảo thành bị những người A Rập vây khốn. Và sau khi chiến dịch tiêu diệt Quân Sĩ Thàn Đinh bảo thành thắng lợi, Lạp Hy Đức đã giành được sự ủng hộ rất lớn từ phía quân đội, cho nên năm năm trước đây ông ta lật đổ huynh trưởng Cáp Địch để đoạt lấy vương vị, trở thành vị Calipha thứ năm của A Bạt Tư vương triều.

Chính lần vây khốn Quân Sĩ Thản Đinh bảo thành đã giúp cho Lạp Hy Đức có thêm kinh nghiệm chiến đấu, ông ta nhận rõ được tầm quan trọng của viện quân đối với quân địch đang bị vây khốn. Vì để đảm bảo cho chiến dịch Toái Diệp thắng lợi hoàn toàn, cho nên ông ra đã gần như là dốc hết tiền bạc ở trong quốc khố, cũng trì hoãn lại những cải cách về thuế khóa. Không thể gia tăng thêm quốc khố bằng cách đánh thuế nặng để duy trì cái cuộc chiến dằng dai hao tiền tốn của này được. Trong khi đó bọn người Hồi Hột từ chỗ ủng hộ nay lại quay ngược 180 độ phản lại lời thề liên minh. Cuộc chiến tranh mà Lạp Hy Đức nắm chắc phần thắng bây giờ đang bị phủ một màu ảm đạm.

" Bệ hạ đã bình tĩnh trở lại chưa ạ" Vị đại thần đứng ở cửa nãy giờ cuối cùng cũng đã lên tiếng. Ông ta tên gọi là Diệp Cáp Nhã, là người Ba Tư, cũng mang trong mình huyết thống của người phương đông. Tổ phụ của ông ta là một tăng lữ Phật giáo ở Thổ Hỏa La. Diệp Cáp Nhã hiện tại giữ chức Duy Tề Nhĩ (tương đương chức tể tướng) của A Bạt Tư vương triều. Năm nay chừng sáu mươi tuổi. Ở A Bạt Tư vương triều này, ngoài Lạp Hy Đức ra thì ông ta là người có quyền thế nhất. Ông ta cũng là Ngả Mễ Nhĩ của Ba Cách Đạt. A Cổ Thập cũng là trợ thủ dưới trướng của ông ta hiện đang làm tổng đốc của Tát Mã Nhĩ Hãn.

Ngay cả số ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Diệp Cáp Nhã cũng không cần phải giao nộp thuế cho Lạp Hy Đức. Thậm chí nói rằng cả một nửa A Bạt Tư vương triều này thuộc về gia tộc của ông ta cũng chẳng ngoa chút nào. Ông ta với Cáp Lập Đức (cha của A Bạt Tư Calipha Lạp Hy Đức) là bạn thân kiêm huynh đệ với với nhau. Còn bản thân ông ta cũng chính là khai quốc nguyên lão công thần của vương triều A Bạt Tư. Ngay cả Lạp Hy Đức cũng nhận ông ta là cha nuôi. Nếu liên hệ với người phương đông thì Diệp Cáp Nhã giống như Lã Bất Vi của Đại Tần năm xưa. Ở đây Lạp Hy Đức cũng gọi ông ta là phụ thân.

Diệp Cáp Nhã từ từ bước lên phía trước, giọng nhu hòa: " Calipha bệ hạ, người không nên tức giận như vậy, điều này không tốt cho việc dùng lý trí để đưa ra quyết sách"

Ông ta vung tay một cái ra hiệu, hơn mười tên thị vệ nhanh chóng chạy tới, thu dọn cái bàn xấu số vừa bị chém nát. Lạp Hy Đức dường như thức tỉnh, quả thật vị Calipha này không biết rằng Diệp Cáp Nhã đã vào vương cung. Ông ta vội vàng đứng lên, cung kính hành lễ: " Phụ thân đại nhân, xin tha thứ cho con tội nhất thời mất bình tĩnh. Chỉ vì bọn con quá lo lắng cho chiến dịch ở Toái Diệp, bọn người Hồi Hột kia đã phản bội lời thề"

Diệp Cáp Nhã cười lắc đầu: " Ta biết rồi, Hồi Hột giống như một con chim hai đầu, bọn chúng muốn tận dụng hết thời cơ ở cả phía đông và phía tây mà thu lợi. Ngay từ lúc Khả Hãn của bọn họ muốn lập cả công chúa Đại Thực và Đại Đường làm Vương hậu ta đã biết rằng Hột Hột không thể làm đồng minh với chúng ta được. Nhưng bất quá, trong tình huống này, ta vẫn có biện pháp khiến cho Hồi Hột phải thật tâm thật lòng theo chúng ta. Chẳng qua muốn làm được điều đó thì cần một chút kiên nhẫn cùng trí tuệ của bệ hạ nữa"

Thấy ánh mắt của dưỡng phụ nhìn mình đầy soi mói, khiến cho Lạp Hy Đức bùng tỉnh hoàn toàn khôi phục lại lý trí của một vị quân chủ. Ông ta mời Diệp Cáp Nhã đi vào phòng tác chiến, sau khi mời dưỡng phụ ngồi xuống, ông ta liền hỏi: " Xin phụ thân nói cho con biết, phải làm như thế nào để bọn người Hồi Hột kia hoàn toàn đi theo chúng ta"

" Người đã xem qua báo cáo của Tô Nhĩ Mạn hay chưa" Diệp Cáp Nhã thoáng mỉm cười nói: " Quân đội Hồi Hột vẫn có ý muốn cùng với Đại Đường khai chiến. Đồng thời với đó là phe thương nhân Túc Đặc, phe Ma Ni Giáo, tất cả đều trung thành với Calipha. Bọn họ chỉ vì Khả Hãn mà phải duy trì trạng thái trung lập. Nhưng một khi Trung Trinh Khả Hãn đột nhiên qua đời, thì Hồi Hột sẽ phải lập Khả Hãn mới. Vậy theo bệ hạ, Khả Hãn mới này sẽ theo bên nào?"

Lạp Hy Đức nghe xong thì bừng tỉnh hiểu ra. Diệp Cáp Nhã nói rất đúng, trong nội bộ Hồ Hột hiện nay, quá nửa các thế lực đã nghiêng theo Ba Cách Đạt. Bọn họ chẳng qua là bị cái quốc sách và tư tưởng trung lập của Khả Hãn gây trở ngại, nên không thể có nhiều hành động cụ thể được. Nhưng nếu như trừ khử được cái tên Trung Trinh Khả Hãn bội bạc kia, thì việc Hồi Hột nghiêng theo Đại Thực (phía tây) là điều không có gì cản trở được.

Diệp Cáp Nhĩ thấy Lạp Hy Đức hiểu được dụng ý của mình, cho nên ông ta cũng không nói thêm nữa, mà chuyển sang đề tài khác, đó là chiến dịch Toái Diệp đang diễn ra: " Bệ hạ, chúng ta không giỏi trong việc công thành, vì thế chúng ta cần trang bị thêm cho tiền phương máy ném đá cùng công thành chuy. Tháng trước bệ hạ đã điều động thêm năm trăm chiếc máy ném đá rất tốt tới Bạt Hãn Na. Hiện nay, mùa đông đang đến rất nhanh, vì thế xem chừng quân tiếp viện của Đường quân muốn tới đây cũng rất khó khăn. Bệ hạ cần chớp cơ hội nàu, lệnh cho A Lan có thể chính thức phát động tiến công được rồi"

Lạp Hy Đức gật gật đầu: " Được rồi, trẫm sẽ lập tức hạ lệnh"

Đang lúc này thì ở ngoài cửa truyền lại tiếng bẩm báo của tên thị vệ: " Bệ hạ, A Cổ Thập thân vương đã đến, đang chờ tiếp kiến ở bên ngoài vương cung"

" Cho hắn vào"

Lạp Hy Đức nhanh chóng liếc mắt nhìn sang Diệp Cáp Nhã. Diệp Cáp Nhã cười cười rồi đứng lên: " Ta còn có chuyện khác nên cần đi trước, huynh đệ các ngươi cứ từ từ mà bàn bạc với nhau đi"

Nói xong Diệp Cáp Nhã xoay người hướng bên ngoài đi ra. Chỉ thoáng một cái ông ta đã bước ra khỏi cửa cung. Lạp Hy Đức nhìn theo bóng lưng của ông ta với ánh mắt vô cùng oán độc.

Một lát sau, A Cổ Thập đã xuất hiện trong cung của Lạp Hy Đức, hắn bước nhanh vào phòng tác chiến. A Cổ Thập chính là cháu đích tôn của A Bạt Tư Calipha. Bởi vì Calipha Cổ Pháp Nhĩ trước đây thừa kế vương vị Calipha của huynh trưởng, nên thừ đó trở đi con cháu của của các đời Calipha không có cơ hội được ngồi lên ngôi vị quân vương của đế quốc A Bạt Tư nữa (ngôi vị chỉ truyền cho anh em, không truyền cho con cháu). Nhưng dù thế nào thì A Cổ Thập vẫn là tâm phúc của Lạp Hy Đức, chính vì thế mà hắn mới được bổ nhiệm là tổng đốc của Tát Mã Nhĩ Hãn, thông qua đó Lạp Hy Đức muốn phân tán bớt đi quyền lực và tầm khống chế của Diệp Cáp Nhã phía đông của sông A Mẫu hà. Nhưng hiện tại quyền lực của Diệp Cáp Nhã ở trong A Bạt Tư vương triều này quá lớn, thậm chí ngay cả một bộ phận tướng lãnh cũng bị ông ta khống chế. A Cổ Thập giống như một con cờ trong cuộc chơi quyền lực của Lạp Hy Đức và Diệp Cáp Nhã, hắn chỉ có thể cảm nhận và thấu hiểu cuộc đấy tranh quyền lực không thể nói bằng lời này.

" A Cổ Thập tham kiến Calipha bệ hạ" A Cổ Thập tiến lên, quỳ xuống hành lễ.

Lạp Hy Đức đứng trước bản đồ thật lâu, ông ta không nói gì. Một lúc lâu sau mới hỏi: " Lúc ngươi tới đây có gặp ông ta không"

" Ông ta"? A Cổ Thập dĩ nhiên hiểu được ông ta ở đây là ai. Hắn lập tức đáp: " Dạ thưa, có gặp, Diệp Cáp Nhã chỉ hỏi về tình hình thu thuế má năm nay thế nào, còn không hỏi thêm gì nữa cả"

" Vậy tình hình thuế má năm nay đệ thu thế má năm nay thế nào rồi" Lạp Hy Đức bỗng nhiên xoay người lại, bởi vì đây cũng là một chuyện mà ông ta rất quan tâm. Số tiền thuế thu được từ thiên khóa thật chẳng đáng bao nhiêu cả. Mà nguồn thuế chủ yếu đóng góp cho quốc khố chính là tiền thuế của các thương nhân. Cả Tát Mã Nhĩ Hãn và Bố Cáp Lạp đều là những trung tâm buôn bán sầm uất, cho nên số tiền thuế cũng thu được nhiều. Hiện tại chiến dịch Toái Diệp đã bước vào hậu kỳ, tất cả các loại lương thực, quân nhu, cùng mọi thứ cần thiết cho chiến tranh đều cần phải chất cao như núi. Cho nên ông ta không muốn nguồn " tài nguyên" thuế bị cạn kiệt.

" Hồi bẩm bệ hạ, theo như báo cáo thống kê của Chính vụ thự vào tháng trước, thì tổng doanh thu hiện đạt ba ngàn sáu trăm vạn dinnar (tiền tệ của Đại Thực). Trong đó khấu trừ cho các quan thu thuế ở các địa phương mất sáu trăm vạn dinnar, chi cho chiến tranh mất một trăm ngàn dinnar, cuối cùng xin dâng lên bệ hạ hai ngàn vạn dinnar.

*****

" Mới chỉ có hai ngàn vạn thôi sao" Lạp Hy Đức nhướng mày, doanh thu năm ngoái còn được bốn ngàn vạn dinar, vậy mà năm nay làm sao doanh thu lại giảm mất một nửa. Nguyên nhân của việc doanh thu từ thuế bị giảm dĩ nhiên ông ta hiểu được, đó chính là kết quả của việc giảm nhẹ các loại thuế mà vị Tổng Đốc A Cổ Thập này đề ra. Lạp Hy Đức cũng tế nhị, ông ta tránh không đề cập sâu tới cái chủ đề thuế má này để tránh cho A Cổ Thập khỏi lúng túng. Ông ta ngồi xuống cười cười nói: " Đệ hãy nói qua tình hình ở Bạt Hãn Na một chút cho ta nghe xem tuyến vận chuyển vật tư có thuận lợi hay không?? Còn Tát Man gia tộc ở Bạt Hãn Na có tất thảy bao nhiêu binh lính.

A Cổ Thập trầm ngâm một chút liền nói: " Về cơ bản, chúng ta vận chuyển vật tư tới Toái Diệp bằng đường thủy, cũng coi như thuận lợi, không có trở ngại gì lớn cả. Còn về phần Tát Man gia tộc. Sau khi hai ngàn binh lính của bọn chúng khống chế được Bạt Hãn Na, thì bọn chúng đã tỏ ra rất lớn lối, không coi ai ra gì cả. Cụ thể là một nửa số tiền thuế thu được ở Bạt Hãn Na đều bị chúng tước đoạt và chuyển về Thạch quốc. Không chỉ có thế, chúng còn cư xử rất vô lễ với quốc vương của Bạt Hãn Na, thậm chí còn tùy tiện vào trong vương cung mà giết người. Thần đệ lo rằng những động thái ngông cuồng của Tát Mạn gia tộc sẽ gây ra một cuộc dân biến ở Bạt Hãn Na.

" Bọn người Tát Man dám xông vào vương cung để giết người, quả thật là có chuyện này sao" Lạp Hy Đức tuy hỏi như thế nhưng cũng không cần lời hồi đáp của A Cổ Thập, bởi vì thật ra thì mật thám mà ông ta cài cắm ở Bạt Hãn Na đã bẩm báo tin tức này với ông ta rồi. Lạp Hy Đức khẽ hừ một tiếng, chuyển sang đề tài khác: " Ta nghe nói đệ có đoạt được một tên sứ giả Đại Đường trong tay của bọn Tát Mạn kia. Người này bây giờ đng ở đâu rồi"

" Hồi bẩm bệ hạ, người này đang ở bên ngoài cung, hắn vốn là cháu đích tôn của tướng quốc Đại Đường trước đấy. Năm nay hắn mới có mười sáu tuổi nhưng cũng đã đỗ tiến sĩ rồi"

" Mười sáu tuổi, hà hà, quả nhiên là thiếu niên anh tài" Lạp Hy Đức gật đầu cười: " Năm ta mười sáu tuổi cũng đã được cử làm sứ giả đi sứ Hy Lạp. Nghe đệ nói về thiếu niên này, ta rất hứng thú muốn được gặp hắn ngay"

Nói đến đây Lạp Hy Đức quay đầu lại nói với tên thị vệ: " Nhanh lên, hãy đưa sứ giả Đại Đường trong số các tùy tùng của thân vương vào đây. Nhớ rằng không được thất lễ đấy nhé"

" Tuân lệnh" Thị vệ xoay người, khẩn trương đi ra bên ngoài cung.

Thôi Diệu cùng với hơn mười người thị vệ của A Cổ Thập đang đứng chờ chực ở phía trước của vương cung. Nơi này là trốn trọng yếu nhất của A Bạt Tư đế quốc, có hơn một vạn cận vệ quân canh giữ bảo vệ. Bất luận là kẻ nào đi nữa nếu như có những hoạt động chỉ khác thường một chút cũng bị các cận về quân này bắt giữ hoặc giết chết ngay tại chỗ. A Cổ Thập biết rõ nơi này được canh phòng nghiêm mật, nên hắn ta liên tục dặn dò Thôi Diệu phải cẩn thận không được có bất cứ hành động nào khác thường.

Lúc này, của lớn của cung điện từ từ được mở ra. Một chiếc xe ngựa cơ hồ được làm từ vàng ròng đang từ trong nội cung chạy nhanh ra ngoài. Xung quanh chiếc xe này có gần hai trăm tên kỵ sĩ hộ vệ. Đấy chính là đoàn người ngựa hộ tống Diệp Cáp Nhã xuất cung.

Tốc độ của chiếc xe ngựa ấy rất nhanh, chỉ trong nháy mặt nó đã chạy đến trước mặt của bọn người Thôi Diệu. Bỗng nhiên " két", chiếc xe dừng gấp trước mặt Thôi Diệu. Diệp Cáp Nhã kéo tấm màn xe, nhìn chăm chú vào chàng thiếu niên đến từ phương đông kia: " Hắn có phải là sứ giả Đại Đường mà A Cổ Thập thân vương đưa tới phải không"

Tên đội trưởng đội thị vệ của A Cổ Thập vội vàng tiến lên, quỳ gối thi lễ: " Hồi bẩm Duy Tề Nhĩ đại nhân, đúng là hắn"

Diệp Cáp Nhã gật đầu, ánh mắt của ông ta chuyển sang nhìn Thôi Diệu, nhận thấy dường như hắn có hiểu câu hỏi của mình, nên ông ta không khỏi tò mò, cất lời hỏi hắn: " Ngươi có thể hiểu những gì ta vừa nói sao"

Thôi Diệu mỉm cười, khom người rồi dùng tiếng A Rập mà trả lời: " Tôi nghe không hiểu"

" Quả là một người không đơn giản. Mới chỉ có nửa tháng mà đã nghe hiểu được tiếng nói của chúng ta. Người trẻ tuổi này quả thật rất thông minh"

Diệp Cáp Nhã nhẹ nhàng vuốt chòm râu, rồi ông ta lại cười nói với Thôi Diệu: " Văn hóa của Đại Thực chúng ta và văn hóa Đại Đường của các người đều bác đại tinh thâm cả. Ta hy vọng ngươi có thể học tập được nhiều hơn khi ở đây. Nếu có gì cần cứ đến tìm gặp ta"

Thôi Diệu thấy thái độ của Diệp Cáp Nhã thân thiện khiêm tốn, khiến cho hắn không khỏi có thiện cảm đối với vị Duy Tề Nhĩ này. Hắn khom người thi lễ nói: " Đa tạ ý tốt của lão tiên sinh, nếu có thời gian tôi nhất định sẽ tìm hiểu về văn hóa của quý quốc."

Diệp Cáp Nhã nghe Thôi Diệu trả lời như vậy ngửa đầu cười ha ha một tiếng. Sau đó ông ta vung tay lên ra hiệu khởi hành, chiếc xe lập tức chuyển động nhanh chón rời khỏi vương cung. Khi Diệp Cáp Nhã và đoàn hộ tống của ông ta đã rời đi khuất, viên đội trưởng đội thị về mới dám lau mồ hôi, trong lòng hắn sợ hãi, lo lắng cho Thôi Diệu mà toát mồ hôi như vậy: " Gan ngươi cũng thật là lớn đấy, nhìn thấy ông ta mà dám không quỳ lạy. Ở A Bạt Tư vương triều chúng ta, Duy Tề Nhĩ Diệp Cáp Nhã là người uy quyền thứ hai sau Calipha. Một khi đắc tội với ông ta thì ngay cả Calipha cũng không cứu được ngươi đâu. Lần này ông ta không làm khó ngươi, xem ra đấy là vận may của ngươi đấy.

Thôi Diệu khẽ mỉm cười nói: " Thật ra càng là những đại nhân vật lại càng dễ nói chuyện. Bản thân ông ta thân phận tôn quý như thế, lẽ nào lại đi làm khó dễ một tiểu nhân vật như ta chứ"

Tên đội trưởng đội thị vệ cũng cười nói: " Ngươi nói quả không sai, ngay như điện hạ chúng ta cũng vậy, đối đãi với mọi người hết sức khoan dung, cho tới bây giờ ngài ấy cũng chưa có lúc nào tùy tiện phát nộ cả."

Lúc này cửa bên của vương cung được mở ra, một gã thị vệ trong cung đình chạy rất nhanh tới trước mặt đám người Thôi Diệu, hắn vừa thở hồng hộc vừa hỏi: " Trong số các ngươi, ai là sứ giả Đại Đường vậy"

Thôi Diệu giơ tay: « Chính là ta đây »

" Ngươi mau đi theo ta, Calipha bệ hạ muốn gặp ngươi"

Tên thị vệ dẫn Thôi Diệu đi một con đường mà hai bên trồng đường trồng hai hàng dài những cây cọ dừa. Trên những cây này đã ra rất nhiều những quả nhỏ. Đồng thời ở hai bên đường, tiếp ngay cạnh hàng cọ dừa là hai cái hồ nước xanh thẳm. Trên mặt hồ bỗng nhiên xuất hiện dòng suối nước phun ra. Và đứng ở giữa dòng nước đó là pho tượng người kỵ sĩ mặc khôi giáp đứng sừng sững. Bọn họ đi dọc con đường được lát đá cẩm thạch đen ấy rồi tiên thẳng vào vương cung.

Nhìn tổng thể, bên trong và bên ngoài của vương cung Đại Thực đều giống nhau ở chỗ tràn đầy phong cách xa hoa lãng phí. Bốn phía của vương cung đều treo đầy những trướng mạn được thêu dát cả vàng nữa. Đây chính là những kiệt tác của người Tự Lợi Á Nhân và những người Bái Chiêm Đình. Mỗi bưc thêu tấm màn trướng đều tinh xảo, đường thêu tỉ mỉ. Đặc biết là các nhân vật và các hoa cỏ trong các bức thêu đều rất sống động. Nghe nói trong vương cung này có treo tổng cộng ba vạn tám ngàn bức trướng mạn, đại đa số được làm từ lụa thượng hạng của phương đông. Ngoài ra còn hai vạn hai ngàn tấm thảm được chuyển từ vương cung Ba Tư tới đây. Đưa mắt nhìn xung quanh, có thể thấy vương cung này tràn ngập thứ ánh sáng ngọc của bảo thạch, cùng những viên trân châu cự đại. Vàng lá cũng được dát đầy trên vách tường. Còn có thứ ánh sáng lung linh, nhiều màu sắc của những viên pha lê nữa. Ở mỗi góc của cung điện đều có thể dễ dàng nhận ra bóng dáng thướt tha của các cung phi. Trang phục ai nấy cũng đều hoa lệ. Bọn họ đều nép mình sau những tấm màn trướng rồi lén nhìn, mà đánh giá về chàng thanh niên đến từ phương đông này.

Hoàng cung của Đại Thực cũng giống như hoàng cung của Đại Đường, đó là ở đây có thể rất dễ thấy được những tên hoạn quan có vóc người cao lớn. Bất quá, đám hoạn quan ở đây có kẻ da đen hay trắng mà thôi. Chỉ có điều trên nét mặt của tên nào tên ấy đều tỏ rõ sự thấp hèn, lưng chưa bao giờ đứng thẳng lên cả.

Hai người bọn họ đi qua đại môn với cánh cửa dầy cộp nặng nề. Khi bước vào trong Thôi Diệu đã nhìn thấy A Cổ Thập. Đứng ngay bên cạnh vị thân vương này là một người đàn ông có dáng người cao gầy, trông mảnh khảnh. Thoáng quan sát nhận thấy con người này, da trắng, sống mũi cao và thẳng, ánh mắt trông rất thâm thúy. Mới nhìn mà không chú ý thì cứ nghĩ đây là một nữ nhân ấy chứ. Bộ trường bào ông ta đang mặc được dệt từ các sợi vàng (hoàng bào) và còn được điểm xuyết bởi rất nhiều bảo thạch quý giá. Ngoài ra, trên tay ông ta còn cầm một cây quyền trượng được chế tác từ vàng ròng và đá kim cương. Qua trang phục và đồ dùng có thể thấy thân phận của con người này rất tôn quý.

" Ngươi thấy Calipha bệ hạ mà còn không mau quỳ xuống" Tên thị vệ nhắc nhở Thôi Diệu khẩn trương quỳ xuống.

*****

Thôi Diệu làm như không hề nghe thấy lời nhắc nhở của tên thị vệ, hắn tiến lên một bước, cúi mình thật sâu thi lễ: " Sứ thần của Đại Đường hoàng đế tên gọi Thôi Diệu xin tham kiến Calipha bệ hạ" A Cổ Thập nhìn hắn một chút rồi quay đầu về phía Lạp Hy Đức cười nói: " Ta nghe nói hoàng đế Đại Đường trong những trường hợp không chính thức thì đều có thể bỏ qua việc quỳ lạy"

Lạp Hy Đức đối với việc Thôi Diệu có quỳ lạy trong khi hành lễ hay không, ông ta cũng chẳng có quan tâm gì nhiều. Ông ta đang quan sát một lượt Thôi Diệu, ông ta có chút ngạc nhiên hỏi: " Có thật là năm nay ngươi mới có mười sáu tuổi thôi sao. Ta xem chừng không giống thì phải"

Thôi Diệu không biết vì sao mà ông ta lại quan tâm đến tuổi tác của mình như vậy. Nhưng ngay lập tức, với thái độ bình thản, không chút xu nịnh hay phản kháng, hắn hồi đáp: " Hồi bẩm bệ hạ, quả thật năm nay thần mới có mười sáu tuổi. Nhưng thần thiết nghĩ điều này cũng không nói lên điều gì cả, chỉ cần thần không làm nhục quốc thể, không phụ sứ mệnh thì tuổi tác cũng không phải là vấn đề quan trọng. Bệ hạ nghĩ như vậy có đúng không"

Lạp Hy Đức khẽ mỉm cười, từ lời nói và cách thể hiện của thiếu niên này rõ ràng là thiếu sự khéo léo, linh hoạt của một sứ thần chuyên nghiệp. Hắn đang cố tỏ thái độ cứng cỏi không chịu hạ mình. Dường như hắn đang muốn thể hiện sự tự tôn, vị thế của quốc gia cũng như thể diện của quân chủ mà hắn tôn sùng. Ở đó còn mang theo thịnh khí, sự hiếu thắng của thiếu niên trẻ tuổi. Lạp Hy Đức thấy hắn cũng giống mình năm mười sáu tuổi. Khi đó ông ta phải đối mặt với hoàng thái hậu Ái Lợi Ni của Bái Chiêm Đình. Khi đó ông ta cũng cố gắng thể hiện để duy trì hình tượng của A Bạt Tư vương triều.

" Ban thưởng cho hắn chỗ ngồi"

Lạp Hy Đức xoay người trở lại ngồi trên chiếc ngai vàng đế vương của mình. Thôi Diệu cũng ngồi xuống một chiếc ghế khác ở cách chỗ ngồi của Lạp Hy Đức chừng mười bước. Còn A Cổ Thập thì phải đứng hầu bên cạnh vị quân chủ của hắn. Lạp Hy Đức nhìn Thôi Diệu một lát rồi thản nhiên nói: " Thật ra thân phận sứ thần của ngươi chỉ đến Bạt Hãn Na là hết rồi, ta thừa biết rằng trong ý chỉ của hoàng đế các ngươi đã viết rất rõ rằng, ông ta hy vọng Bạt Hãn Na có thể một lần nữa quy phục và đi theo Đại Đường một lần nữa. Hành động này chẳng khác nào ngươi tới ngự hoa viên của ta để hái trộm một quả cọ dừa. Cho nên khi ngươi bị bắt thì ngươi không thể còn thân phận sứ thần mà là một tên tiểu thâu (tên trộm). Theo quy định của Đạo Hồi chúng ta thì những tên tiểu thâu như vậy sẽ bị treo cổ thị chúng. Bất quá, vì yêu cầu của việc bảo tồn, không để Đạo Hồi bị mai một nên ta quyết định cứu vãn ngươi, với điều kiện ngươi phải trở thành sứ giả truyền bá văn hóa Islam cho Đại Thực chúng ta"

Lạp Hy Đức nói một cách rất chậm, có lẽ là để cho Thôi Diệu kịp tiếp thu. Về phần Thôi Diệu, mặc dù vốn tiếng A Rập vẫn còn ít, , nhưng hắn có thể miễn cưỡng nghe hiểu những gì mà Lạp Hy Đức nói. Cho nên khi Lạp Hy Đức nói đến đây, hắn liền nổi ý tranh luận với ông ta: " Thần rất mong muốn được học tập và tìm hiểu văn hóa của quý quốc. Nhưng thần cần nói rõ, thần không phải là tiểu thâu. Thần chỉ đi tới mảnh đất trước đấy từng thuộc về Đại Đường, tới thăm những nữ nhân Đại Đường phải chịu đủ mọi ức hiếp, khi dễ. Nếu như Calipha nói thần là tiểu thâu, vậy thì Đại Thực các ngài có lẽ cũng từng sắm vai cường đạo rồi"

Sắc mặt của Lạp Hy Đức lúc này chìm hẳn xuống. Mắt của hắn nhìn trừng trừng vào Thôi Diệu. Ông ta đã tiếp kiến không biết bao nhiêu là sứ thần của các nước. Kẻ khác nhìn thấy ông ta nếu không khúm núm thì cũng phải tỏ thái độ xu nịnh, bợ đỡ của kẻ dưới. Vậy mà cái tên thiếu niên trẻ tuổi này lại dám mặt đối mặt cãi nhau với ông ta. Lạp Hy Đức cũng có chút nổi giận rồi.

A Cổ Thập đang đứng ở sau lưng Lạp Hy Đức cũng bị cách đối đáp của của Thôi Diệu làm cho hồi hộp, vị thân vương này còn lo sợ thay cho tên tiểu tử kia. Lập tức, A Cổ Thập khẽ ho khan một tiếng, mắt nháy Thôi Diệu, ý bảo hắn hãy nhanh chóng xin lỗi Calipha. Nhưng Thôi Diệu vẫn như không nghe thấy, nhìn thấy. Hắn cắn chặt môi, không nói một lời cũng nhìn thẳng về phía Lạp Hy Đức. Hắn tự biết rằng mình đang mang vinh nhục của quốc gia, cho nên hắn thà chết chứ không thể nào vứt bỏ đi khí tiết của sứ thần Đại Đường.

Cả hai người mắt nhìn mắt, giằng co nhìn nhau một lúc lâu. Sự tức giận trong mắt của Lạp Hy Đức dần dần thuyên giảm, bình thường trở lại. Hắn cười giễu cợt: " À! Ta quên mất, bản thân chúng ta bị bao vây trong vòng xoáy của chiến tranh thì đã không phân biệt ai là tiểu thâu ai là cường đạo rồi, chỉ có người chiến thắng và kẻ chiến bại. Khẩu khí của người xem chừng cũng giống như Đại Đường lôi, rất máu lửa. Được rồi! Người trẻ tuổi kia, ta tha thứ cho ngươi tội vô lễ"

Nói đến đây, ông ta chuyển sang một cách nói bình thản, từ tốn: " Ngươi nói cho ta biết một chút về hoàng đế Đại Đường của các ngươi, xem ông ta là một ngươi như thế nào. Theo như ta được biết thì ông ta cũng bằng tuổi của ta, lên ngôi cùng thời điểm với nhau. Cho nên ta đối với hoàng đế của các ngươi cảm thấy rất hứng thú."

Thôi Diệu cũng là một sĩ tử biết lễ nghĩa. Ngay từ nhỏ người thiếu niên này đã được tổ phụ của mình bồi dưỡng và rèn luyện cho đức tính khiêm tốn, biết tự kiềm chế bản thân. Khi thấy Calipha đã tỏ thái độ nhượng bộ dịu giọng, hắn cũng khiêm nhường đáp: " Calipha bệ hạ cũng giống với hoàng đế bệ hạ của chúng thần ở chỗ cả hai đều là những vị quân chủ hùng tài vĩ lược, có tấm lòng khoan dung độ lượng, đều là những anh hùng chân chính thời nay và là đối thủ trời sinh của nhau. Nhưng về cuộc sông riêng tư thì hai người dường như có sự bất đồng"

Lạp Hy Đức nghe Thôi Viên nói vậy, ông ta rất hài lòng, cười vui vẻ. Rõ ràng ông ta cảm nhận được sự thành thật trong lời tán dương của Thôi Diệu, đó là những lời tán dương xuất phát từ nội tâm của con người trẻ tuổi này, tuyệt đối không có ý xu nịnh gì cả. Việc Thôi Diệu tán tụng Lạp Hy Đức giống như hắn ca tụng vị quân chủ của mình lúc trước, bản thân vị Calipha này cũng có tự lý giải được. Một con người cũng dựa vào thực lực mà giành lấy ngôi vị thống trị Đại Đường đế quốc, đến nay lại dám dốc tất cả nguồn lực đất nước để cùng ông ta quyết một trận sinh tử, thì dĩ nhiên vị hoàng đế ấy chắc chắn có thể sánh vai cùng ông ta. Chỉ có điều, theo như lời Thôi Diệu thì cuộc sống riêng tư của hai người bất đồng, chuyện này khiến cho Lạp Hy Đức cảm thấy rất hứng thú.

" Vậy ngươi nói xem, rốt cuộc, đời sống riêng tư của chúng ta bất đồng ở chỗ nào"

Thôi Diệu nhìn những trâng sức xa xỉ được trưng bày, đính rát xung quanh cung điện một lần nữa, để đánh giá nơi này. Sau đó hắn ngẩng đầu lên, giọng nói có chút kiêu ngạo nói: " trọng cung, hoàng đế của chúng thần chỉ có hai trăm tên hoạn quan và ba trăm cung nữ làm việc. Còn hoàng hậu, cũng tự mình chăn tằm dệt gấm ở trong cung. Rất nhiều giày của các binh sĩ là do chính tay của người làm ra. Calipha bệ hạ có làm được những chuyện này không"

Lạp Hy Đức cảm thấy buồn cười quá, cái tên Thôi Diệu này thực chất là đang châm chọc ông ta xa hoa, lãng phí đây mà. Phàm là sứ thần của các nước khác khi tới cung điện của hắn, đều bị vẻ huy hoàng tráng lệ làm cho choáng ngợp, kêu than thán phục. Cũng không khỏi trầm trồ thán phục trước những phi tử xinh đẹp của ông ta. Chính vì nghe nhiều những lời ca ngợi tán tụng, cho nên Lạp Hy Đức cảm thấy chản ngán những mĩ từ ca ngợi sáo rỗng ấy rồi. Ngược lại những lời nói của Thôi Diệu khiến cho ông ta cảm thấy mới lạ, thích thú. Lạp Hy Đức nhẹ nhàng khoát tay, chặn Thôi Diệu nói: " Những thứ vật phẩm trong cung này phần lớn đều đến từ Đại Mã Sĩ, chúng cũng không phải là thuộc về cá nhân của ta, mà được dùng để biểu trưng cho sự giàu có của đế quốc A Bạt Tư này. Còn về phần thê thiếp, trên thực tế ta chỉ có mười mấy người, số nữ nhân còn lại ta dùng để ban thưởng cho các tướng lĩnh có công. Ngươi tuổi còn quá trẻ, chưa thể hiểu rằng một nam nhân hùng tài vĩ lược thì không thể nào sa vào nữ sắc. Ngược lại, ngươi thử ngẫm xem một vị quân chủ khi sa vào nữ sắc thì có bao giờ làm nên đại sự không"

Lạp Hy Đức đứng lên: " Tốt lắm, nhưng ta còn nhiều chuyện cần giải quyết cho nên không thể tiếp đãi ngươi lâu được. Nhưng ta có thể hứa với ngươi chỉ cần ngươi không dời khỏi Ba Cách Đạt này, ta tuyệt đối sẽ để cho ngươi được tự do. Ngươi hãy cố gắng tìm tòi, học tập lấy tinh hoa trong văn hóa của chúng ta, ta hy vọng một ngày kia ngươi trở về lại đất nước của mình, ngươi sẽ đem văn hóa của người A Rập truyền đến phương đông. Dĩ nhiên ta cũng hy vọng ngươi sẽ đem nhưng văn hóa tốt đẹp ưu tú của phương đông để truyền dạy cho chúng ta"

Dứt lời, ông ta vẫy tay cho tên đội trưởng đội thị vẹ lại gần, rồi chỉ tay về phía Thôi Diệu lệnh cho tên đội trưởng: " Ngươi hãy đưa vị khách quý này đi xuống đi, từ hôm nay trở đi đây chính là tân khách của ta, ngoại trừ khu vực cơ cấu quân sự, còn tất cả các nơi khác người này đều có thể xuất hiện, thăm thú được"


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-340)


<