Vay nóng Homecredit

Truyện:Võ lâm tình sử - Hồi 02

Võ lâm tình sử
Trọn bộ 10 hồi
Hồi 02: Chốn giang hồ
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-10)

Siêu sale Shopee

Khi đã chạy xa, và tin rằng đã bỏ xa thầy trò La Sát Tiên Tử rồi, thanh y thiếu niên bèn quay trở lại khách điếm nơi xảy ra án mạng.

Không còn thấy Lý Lương Hoàng đâu, nhưng lại thấy một đám đông đang vây quanh xác của thầy mình. Thanh y thiếu niên bèn chen vào đám đông, và mang xác thầy đi chôn.

Từ thuở nhỏ, chàng đã mồ côi cha mẹ, nhờ thầy mang về nuôi nấng. Tuy thầy là một tay thần thâu nổi tiếng giang hồ, nhưng rất yêu thương và hết lòng dạy dỗ chàng. Mặc dầu không muốn cho chàng đi vào con đường thần thâu như sư phụ, mang tiếng tăm không tốt, nhưng vì chàng gần sư phụ lâu ngày nên cũng học lóm được vài chiêu.

Nhìn nấm mồ của thầy mà nước mắt của chàng không ngừng tuôn rơi.

Trước giờ, ba thầy trò không câu nệ tiểu tiết, hay giỡn chọc nhau và chàng nhận ra một điều là luôn luôn phải cười. Đây là lần đầu tiên mà chàng chảy nước mắt.

—Sư phụ, đệ tử sẽ tìm ra chân tướng của vụ này và sẽ rửa hận cho sư phụ.

Nói xong, chàng quay lưng bước đi.

–––– o0o –––– Chợ là nơi đông người, hỗn tạp nhất. Nơi đây có đủ hạng người, từ giàu sang cho tới bần hèn. Người giàu sang và bần hèn đâu có khác gì nhau đâu. Nếu có khác nhau, thì người giàu được người ta kính trọng, ăn mặc đẹp đẽ hơn mà thôi.

Đúng là «bần cư náo thị vô nhân vấn, phú tại thâm sơn hữu viễn thân». Người giàu dù ở nơi xa xôi thì cũng có kẻ tìm tới để kết bạn, còn kẻ nghèo dù giữa chợ cũng chẳng ai hỏi han đến. Thanh y thiếu niên mặc dầu trước đây vẫn thường nghe câu này, nhưng giờ đây chàng mới thấm thía được điều đó.

Mấy tháng rong ruổi giang hồ, chiếc áo màu xanh bây giờ đã trở thành màu đất. Người ta thấy chàng, không ai hỏi han, không kết bạn mà lại còn tránh xa.

Chàng thầm nghĩ trong đầu: "Phải chi mình sạch sẽ chút, gần bọn này rồi mình móc túi chúng cũng có tiền xài đỡ. Cái thứ bọn này, gặp kẻ giàu thì bưng bợ còn gặp người nghèo thì khinh bỉ, móc hết tiền chúng cũng đáng mà."

Bây giờ thì bụng đói cồn cào, mà tiền thì không có. Chàng tự nhủ: "Phải chi ta là con nhà giàu thì đỡ rồi."

Trước mặt chàng là một tên ăn mày, quần áo chàng so với tên ăn mày đó cũng không khác gì mấy.

Tên ăn mày hình như cố tình trêu chàng, trên tay đang cầm cái bánh bao ăn và còn vài cái trong bị nữa.

Chàng đi tới gần tên ăn mày và vỗ vào vai tên ăn mày.

—Chào huynh đài, huynh đài trông quen quá.

Khi tên ăn mày quay lại thì chàng chết sửng vì không ngờ là một là một «nữ hành khất». Chàng tự nhủ: "Không ngờ Thanh Bằng ta hôm nay phải ra tay với một cô con gái."

—Huynh đài nhận lầm rồi, tôi làm gì có quen huynh đài.

—Vậy thì cho tại hạ xin lỗi, và xin tặng cô nương cái bánh bao này.

—Cảm ơn huynh đài, tôi đã có bánh đủ ăn cho ngày rồi. Huynh đài hãy giữ lấy mà dùng.

—Vậy thì xin chào cô nương.

Chàng vội vã đi về phía trước, trên tay là một chiếc bánh bao. Chàng vừa đi vừa nói:

—Xin lỗi nàng nha, ta bất đắc dĩ thôi. Mai mốt ta sẽ trả lại.

Và hắn lại nghĩ: "Lỡ mai mốt không có, lấy gì trả? Chẳng lẽ đem thân đền đáp sao?"

Hắn phì cười cho ý nghĩ ngộ nghĩnh đó của hắn:

—Thêm cái thân ta, chắc nàng phải đi ăn xin siêng năng hơn để nuôi cái tấm thân ta nữa.

Thì ra thừa lúc vỗ vai, chàng đã lấy được cái bánh bao trong bị, nhưng vì phát hiện đối tượng của mình là con gái, nên chàng phải trả lại bằng cách là tặng.

Không lẽ nói «trả lại cho cô nương cái bánh bao tôi vừa lấy của cô nương».

—Tại cô không lấy lại thôi đó nha, không phải tôi không trả lại cho cô nương đâu, không thể nói là tôi lấy cắp được.

Với cái bánh bao, chàng vào một ngôi miếu đổ nát, ăn ngon lành cái bánh bao và đánh một giấc.

Đang nằm ngủ thì chàng nghe tiếng động, giật mình thức giấc thì thấy «nữ hành khất» đang đi vào miếu để trú qua đêm.

—Chào huynh đài, không ngờ huynh cũng ở đây.

Chàng mỉm cười và cũng chào nữ hành khất, nạn nhân mới nhất của mình.

Chàng không biết là nàng có phát hiện ra cái bánh bị mất không nữa.

Đang suy nghĩ thì nữ hành khất đã mở túi, và nàng ngạc nhiên:

—Ủa, sao mất đâu cái bánh rồi?

—He he, thiệt là xin lỗi cô nương. Tại hạ lấy, tuy có trả lại nhưng cô nương không chịu lấy thì tại hạ không biết làm sao.

—Thì ra là huynh, không ngờ huynh lại là một cao thủ trong môn này.

Đang nói chuyện, chợt chàng nghe tiếng bước chân người đi tới. Người chưa thấy bóng dáng nhưng âm thanh đã vang vọng.

—Sư phụ à, vào nghỉ ngơi đằng trước đi. Nghỉ xong mai hãy tìm tên đó.

Nghe tiếng này, chàng hết cười nổi, vì cái giọng đó chàng đã nghe qua một lần và khó mà quên được. Chính là La Sát Tiên Tử.

Chàng hoảng loạn, chưa biết nên nấp vào đâu thì hai sư đồ đã vào tới nơi.

Và họ cũng bất ngờ khi thấy Thanh Bằng. Giọng của La Sát Tiên Tử lại cất lên:

—Lần này thì ngươi đừng hòng mà chạy.

—Ai nói là tại hạ muốn chạy chớ. Tại hạ đợi hai thầy trò cô nương ở đây đã lâu rồi.

Thấy giọng chàng không có vẻ gì là sợ sệt, hai thầy trò cũng hơi nghi, vì không biết chàng có mai phục hay mưu đồ gì không nữa. Hai thầy trò tuy có nhìn thấy nữ hành khất, nhưng nàng đối với họ chẳng có một chút giá trị gì hết, họ không coi nàng vào đâu. Nhưng nàng La Sát thấy Thanh Bằng là lửa giận nổi lên, nàng liền tấn công chàng một chưởng.

Thanh Bằng bèn né qua bên phải tránh chiêu chưởng, vừa né qua bên phải thì lại thấy sư phụ nàng tấn công. Chàng không kịp né chiêu đó và chàng đã bị điểm huyệt, không còn động đậy được nữa.

La Sát Tiên Tử lại mở miệng nói, nhưng nàng nghiến răng, nói giọng nghe thật khó nghe:

—Huynh đài tránh ra, đừng để tay ta đụng phải.

Và nàng tát vào mặt Thanh Bằng một cái thật mạnh:

—Sao kỳ vậy, tại sao không tránh? Người đời chuyên môn làm chuyện ngược đời không, đã kêu tránh lại không tránh.

Nàng dùng những lời lẽ mà Thanh Bằng trước đây dùng để ghẹo nàng. Không lẽ trời trả báo hay sao?

Thanh Bằng trước nay không có tin vào quả báo tuần hoàn, nhưng giờ sự thật rành rành trước mặt, không tin cũng khó.

La Sát Tiên Tử tát luôn bốn, năm cái vào mặt chàng.

Chàng không ngờ được nàng hôn có một cái mà lãnh tới mấy cái tát. Hèn chi không tên nào dám hôn nàng và cũng không dám cho nàng hôn.

—Bàn tay này chỉ dùng để lấy trộm đồ thôi, nếu mà chặt đi thì sau này giang hồ đỡ nạn mất đồ. Bổn cô nương thay giang hồ trừ khử những tên trộm.

Cầm thanh kiếm trên tay, kiếm vẫn chưa rút ra khỏi vỏ. Nàng dùng thanh kiếm đánh vào hai tay của Thanh Bằng.

Thầy Thanh Bằng luôn nói «Kẻ cắp gặp bà già», giờ thì kẻ cắp gặp La Sát.

Kẻ cắp gặp La Sát coi bộ còn nguy hiểm hơn bà già nữa.

Giờ thì kiếm đã rút ra khỏi vỏ, nàng La Sát Tiên Tử thật sự muốn chặt tay chàng.

Chàng không ngờ vì một vụ cá độ với tiểu đệ mà gây nhiều rắc rối vậy.

Đột nhiên một viên đá bay đến đánh trúng vào tay nàng, và cả sư phụ nàng.

Cả hai giật mình, vì không rõ là cao nhân nào ra tay mà hai người vẫn không phát hiện ra được. Họ sợ hãi, chạy ra ngoài xem xét. Khi cả hai đi ra ngoài thì nàng khất cái lại gần Thanh Bằng và giải huyệt cho chàng.

—Lấy cái bánh bao thì không sao, nhưng lần sau nên cẩn thận một chút, mấy người như nàng ấy thì đừng nên đụng vào.

Giọng nói nàng nhẹ nhàng, hiền dịu, không có vẻ gì là giận dữ khi biết chàng đã lấy đồ của nàng.

Chàng cũng không nói gì, vì biết rằng lời nói lúc này là vô dụng. Một người đã bỏ qua những lầm lỗi của mình, không nhắc đến thì là người bao dung biết bao.

Biết khuyết điểm của người khác, và chấp nhận nó thì trên đời không có mấy người. Chàng chỉ nói được câu:

—Chào cô nương, hẹn ngày tái ngộ.

Chàng từ biệt nữ hành khất, và quên hỏi tên nàng. Oái ăm thay, chàng lại đi về hướng mà thầy trò La Sát Tiên Tử mới vừa đi. Vừa đi được vài trượng thì lại gặp thầy trò họ:

—Ai thả ngươi ra?

Lại cái giọng khó nghe của La Sát Tiên Tử. Đem cái giọng này so sánh với cái giọng của nàng khất cái thiệt là một trời một vực. Một người thì quần áo lem luốc, mặt thì dơ bẩn nhưng giọng nói lại ngọt ngào, người nghe cảm thấy như là một điệu nhạc du dương. Còn nàng La Sát Tiên Tử này, tuy có chút nhan sắc nhưng giọng nói làm cho người nghe khó chịu, khó chịu hơn là bị cực hình. Và khi nàng nghiến răng, rít giọng thì lại càng ghê rợn.

Nhìn thấy bên trái mình có một con đường nhỏ, chàng lại chạy nhanh vào đó.

Mặc kệ cho thầy trò hai người đuổi theo phía sau. Con đường thật nhỏ, gai xương rồng dày đặc. Nhưng vì sự sống, chàng chạy vào đó mà không hề thấy đau đớn.

Chàng quay lại phía sau vừa chạy vừa nói:

—Không lẽ số ta đào hoa tới vậy sao, lần nào cũng có nữ nhân đeo đuổi.

Cha, cha, cô Tiểu La Sát thì còn được, còn Đại La Sát thì già quá, không lẽ cũng thích Thanh Bằng ta sao?

Hai thầy trò tuy giận nhưng vì là phận đàn bà con gái, điên hay sao mà chạy vào đó cho gai xương rồng đâm. Còn gì là nhan sắc.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-10)


<