← Hồi 822 | Hồi 824 → |
Văn Ngạn Bác, Vương An Thạch, Trần Lâm đều đã nhìn thấy lang yên đang chạy hộc tốc về phía Vân Tranh, Tô Tuân đã lệnh gõ trống tụ tướng, tín sứ đang tỏa ra hướng tới các quân doanh.
Phi ưng đậu lên vai Hầu Tử, hắn lấy ống trúc đưa Vân Tranh.
Vân Tranh xem xong đợi Trần Lâm tới đưa cho ông ta: - Nén đau thương! Truyền lệnh, toàn quân tiễn chân bệ hạ.
Trần Lâm như người chết máy móc nhận thư, Văn Ngạn Bác hỏi gấp: - Bệ hạ ngự long đăng thiên rồi sao, khi nào?
- Ba ngày trước, thái tử đã đăng cơ.
Văn Ngạn Bác nhìn xoáy vào Vân Tranh: - Vì sao có tin sớm như thế?
Trần Lâm đứng thất thần nãy giờ, không còn hoàng đế, ông ta như bị rút mất xương sống, lẩm bẩm: - Bệ hạ đã biết trước, nên viết sẵn ý chỉ để truyền tới quân.
Vân Tranh gật đầu, xúc động nói: - Bệ hạ chịu đựng sáu năm đã coi như kỳ tích, chiếu lệnh nói chúng ta chỉ cần dừng ba ngày, nhưng bất kể thế nào tưởng niệm bệ bệ phải làm long trọng, cần chín ngày.
- Chín ngày sau tin rằng anh linh bệ hạ cũng tới đây quan sát, tới khi đó chúng ta khai pháo mở đường cho bệ hạ.
Văn Ngạn Bác xem xong thư viết bằng lụa, run rẩy nhìn Vân Tranh: - Bệ hạ nói toàn bộ chiến sự phương bắc nhờ vào Vân hầu, nói cách khác tới khi lâm chung bệ hạ vẫn không thay đổi niềm tin với ngài.
Vân Tranh đột nhiên hướng lên không trung quát: - Năm xưa bệ hạ đã nói thần không phụ bệ hạ, bệ hạ không phụ thần, nay bệ hạ đã làm được, thần nhất định sẽ cho bệ hạ một phòng tuyến phương bắc hoàn chỉnh.
Mặc dù cách nói chuyện này của Vân Tranh không khỏi có chút vô lễ, nhưng bất kể Vương An Thạch cổ hủ, Văn Ngạn Bác chú trọng lễ nghĩ đều không ai chỉ trích, đứng một bên chắp tay, làm người chứng kiến lời thề của Vân Tranh.
Từ sáu năm trước hoàng đế nằm liệt giường, không nói năng được là ai cũng sẵn sàng hoàng đế có thể ra đi bất kỳ lúc nào, nên không quá kích động, chỉ khổ Trần Lâm ngồi bệt dưới đất nước mắt nước mũi giàn dụa, ai nhìn cũng thương tâm.
Vân Tranh nói với Văn Ngạn Bác: - Giúp ta để ý ông ấy một chút, lòng ông ấy loạn rồi.
Văn Ngạn Bác gật đầu, Vân Tranh thở dài lần nữa, thu thập tâm tình đi về lều soái, các tướng tụ tập đông đủ, chỉ còn chờ y, phải bố trí một phen nếu không lúc rối ren thế này rất dễ bị kẻ khác lợi dụng.
Triệu Trinh chết, thực sự có thể nói là toàn thiên hạ để tang.
Từ bắc quốc tuyết trắng chưa tan hết tới nam quốc mặt trời đỏ rực, từ thâm sơn tới hải đảo, mặt đất bao phủ một màu trắng.
Một người khi còn sống được bách tính yêu quý tới mức tự phát vì hắn xây dựng lăng tẩm đẹp nhất, cho dù trước khi chết Triệu Trinh có hạ lệnh tang lễ đơn giản, không cấm cưới gả, nhưng thiên hạ vẫn tuân thủ theo tất cả quy củ hoàng đế về trời, cho dù đám lưu manh thất nghiệp cũng không mặc trang phục màu sắc diêm dúa.
Da Luật Hồng Cơ biết tin thở dài, tạm ngừng chuyện hưởng lạc của mình.
Một Tàng Ngoa Bàng biết tin ngửa mặt hét lớn, nói với sứ giả về nước tăng cường biên phòng, người nhân từ cuối cùng của nước Tống đã chết, còn lại toàn thứ ác lang không có tiết nghĩa.
Hoàng đế Đại Lý Đoàn Tư Liêm đã chết ba năm, con ông ta nối ngôi biết tin cười trên đại điện:" Chết một lão già thôi mà!"
Hắn cười, nhưng văn võ bá quan Đại Lý không ai cười nổi.
Vân Tranh đầu quấn khăn tang, ngồi trong đại trướng đợi sứ giả nước Liêu tới quân doanh phúng viếng hoàng đế, không rõ vì sao sứ giả muốn mật đàm với mình, Vân Tranh cho đào cái hố trong lều để Trần Lâm nấp trong đó nghe, hố đào xong Văn Ngạn Bác cũng nhảy vào. Vân Tranh chẳng ngăn cản, trải chiếu lên, bao nhiêu người nghe cũng chẳng ảnh hưởng.
Mặc dù đây là hành vi thể hiện sự bất tín nhiệm thô bạo, là sỉ nhục, y chẳng bận tâm, Đại Tống đã không còn gì để lưu luyến nữa rồi.
Sứ giả là một người anh tuấn uy vũ hiên ngang, dù cuối xuân vẫn đội mũ lông, hông buộc mãng đái, đó là dấu hiệu hoàng tộc nước Liêu, không mang vũ khí.
Hắn chắp tay đi vào soái trướng của Vân Tranh như du khách tò mò đi lạc vào vườn hoa người ta, gặp mặt chỉ chắp tay một cái, phong độ lẫn khí chất đầy đủ.
Loại này Vân Tranh ghét nhất rồi, cố nén không chém hắn một phát, chắp tay đáp lễ: - Bình vương sao lại tới đây, hành động này không hay đâu, vừa rồi ta phải hít một hơi mới không chém chết ngài đó.
Da Luật Ất Tân mỉm cười: - Chẳng phải Vân hầu nhịn được rồi sao, chứng tỏ bản vương an toàn, sao, Vương hầu không dự liệu được người tới sẽ là ta?
Vân Tranh lắc đầu: - Đúng là không ngờ, Bình vương bày Bát Môn Kim Tỏa trận, làm ta ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên, tâm tư chỉ nghĩ cách phá trận, nên vừa rồi muốn chém chết cho đơn giản.
Da Luật Ất Tân nhận lấy nước Hầu Tử đưa lên: - Tri kỷ tri bỉ, bách chiến bất đãi, đạo lý này ai cũng hiểu, nhưng làm theo thì được mấy người?
- Bình vương nhầm rồi, Đại Tống ta gì thiếu chứ loại này nhiều lắm, trên trời dưới đất toàn là thứ nhân tài này thôi.
Da Luật Ất Tân không hiểu lời Vân Tranh nhưng Văn Ngạn Bác thì mặt đỏ rực, khác với thứ hoạn quan chuyên môn rình mò chuyện riêng của người khác như Trần Lâm, ông ta làm thế quả thực không hợp với đạo quân tử.
- Bình vương lần này tới hẳn không phải chỉ vì điếu tang chứ, lần trước nhờ ngài viện thủ, thư tín của ta mới đưa được cho Liêu hoàng, nếu Bình vương có chuyện, Vân Tranh tất nhiên không chối từ.
Da Luật Ất Tân thở dài: - Nhân tông qua đời, lúc này động binh đao không hợp lễ chế, không bằng hai nước lui binh, đợi tang kỳ qua đi rồi tái chiến.
- E không lui được, bệ hạ lâm chung hạ ý chỉ lệnh bản soái mau chóng lấy Yến Vân, bệ hạ nóng lòng ở thiên đình chờ đợi.
- Chẳng lẽ Vân hầu coi trăm vạn hùng binh nước Liêu ta nặn từ bùn sao?
Vân Tranh xua tay: - Ý chỉ là thế, bất kể là bùn đất hay sắt thép, ta dù có gãy răng cũng phải xông lên thử thôi. Bình vương, lấy lại Yến vân là quốc sách của Đại Tống, vì nó mà dốc hết quốc lực rồi, chỉ cần Đại Tống còn ngày nào bắc chinh sẽ không dừng, ngài đừng mang tâm lý cầu may nữa, chúng ta sớm muộn cũng phải gặp nhau trên sa trường.
Da Luật Ất Tân trầm tư hồi lâu: - Bản vương nghe nói thái tổ quý quốc vì Yến Vân mà lập phong thung khố, có chuyện này không?
Vân Tranh gật đầu: - Đúng là có, trong phong thung khố, tiền chất như núi, ta đã thấy qua.
- Cho ta ba phong thung khố, ta trả lại Yến Vân.
Vân Tranh vừa uống ngụm trà liền phun hết cả ra ngoài, suýt nữa chết sặc.
Đại Tống thời lập quốc từng đề xuất dùng tiền mua lại Yến Vân, khi đó Liêu hoàng từ chối, nói Đại Liêu cường thịnh không lấy đất đai con dân đổi tiền, Đại Liêu suy yếu càng không lấy đất đai con dân đổi tiền, tiếp đó là ba lần bắc chính của thái tông.
Giờ đột nhiên nghe câu này sao chẳng kinh ngạc.
Văn Ngạc Bác nấp trong hố càng nghe tới máu bốc lên đầu, không kìm được đối chiếu ung dung đi lên.
Nhìn Văn Ngạn Bác vô cùng nho nhã chắp tay với Da Luật Ất Tân đang há hốc mồm, vô sỉ tới độ này vô địch thiên hạ bà nó rồi, từ một tên nghe trộm chuyển biến thành khách quý tự nhiên như không, nụ cười không có chút hổ thẹn nào, chắp tay một cái cực kỳ phong phạm nho gia: - Bản quan Văn Ngạn Bác, xưa nay có sở thích đọc sách trong hầm.
Da Luật Ất Tân cũng không kém, đáp lễ: - Không biết quý quốc còn có vị nào thích đọc sách trong hầm không, chẳng bằng giới thiệu một phen.
Thế là Trần Lâm đi ra, ông ta tu luyện chưa tới nơi tới chốn, còn có chút xấu hổ, chỉ hố, ý là bên trong không có ai nữa.
Da Luật Ất Tân cười tủm tỉm chắp tay với Vân Tranh: - Nếu như Văn Khoan Phu, Trần Giới Hưu đã có mặt, Vân hầu sao không mời cả Vương Giới Phủ tới, chúng ta cùng bàn đại sự.
- Đừng tính ta, Đại Tống xưa nay võ tướng không can dự chính sự, ta chỉ phụ trách đánh trận, còn loại chuyện đàm phàn này nằm ngoài phạm vi chức quyền! Đợi Giới Phủ tiên sinh tới các vị đàm phán với nhau là được. Vân Tranh nói xong rời ghế da hổ, cười ha hả rời đi bất kể Da Luật Ất Tân giữ thế nào cũng không dừng lại.
Vương An Thạch vội vàng chạy tới, mặc dù ông ta khinh không thèm trốn trong hố nghe trộm, nhưng biết tin đặc sứ nước Liêu tới bàn chuyện dùng tiền chuộc Yến Vân thì làm sao còn nhẫn nại được, chuyện phát triển tới mức này là thắng lợi cực lớn.
← Hồi 822 | Hồi 824 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác