Vay nóng Tinvay

Truyện:Tiếu ngạo Trung Hoa - Hồi 02

Tiếu ngạo Trung Hoa
Trọn bộ 20 hồi
Hồi 02: Hải Biên Hỏa Chiếu Vân-Thần Long Nhập Trung Nguyên
4.50
(4 lượt)


Hồi (1-20)

Siêu sale Lazada

Hơn một năm sau, đúng trưa ngày mùng một tháng mười một năm Ất Mùi, tức năm Vĩnh Lạc thứ mười ba, Trinh Tâm hạ sinh một bé trai bụ bẫm, nặng đến sáu cân.

Nàng đặt tên cho con là Nam Cung Giao. Đứa bé có tiếng lạ là hai ngón chân cái hơi chĩa ra ngoài.

Giao nhi giống cha ở nết ăn nên lớn nhanh như thổi, hơn năm đã biết đi. Tất nhiên, khi nó đứng thì hai ngón chân cái giao nhau!

Dân trong thôn lấy làm lạ, nhưng không biết đấy là đặc tính của người Giao Chỉ nước An Nam!

Giao nhi càng lớn càng ăn rất khoẻ. Điều này đã an ủi Nam Cung Bột, vì dung mạo đứa bé giống mẹ chứ chẳng giống cha, cho nên nết ham ăn là chứng tích của giòng máu Nam Cung!

Cuộc sống gia đình gã giờ đây đã khá giả, nhờ tính cần kiệm của Trinh Tâm và cũng nhờ y thuật của nàng.

Danh tiếng Dương Sa nữ đại phu đã lan ra những thôn kế cận, kẻ nghèo người giàu điều tìm đến khi đau ốm.

Đám quả phụ trong thôn đã trở thành trợ thủ của Trinh Tâm, lo việc hái thuốc, phơi phóng và bào chế dược vị!

Nhờ họ, Trinh Tâm biết rõ gia cảnh từng bệnh nhân, tùy giàu nghèo mà tính tiền.

Trinh Tâm dạy con rất nghiêm khắc, năm bốn tuổi đã cho học chữ và luyện võ. May thay, Giao nhi thông minh đỉnh ngộ chứ không ngốc như cha, học một biết mười, văn võ đều tiến bộ. Nó lại thừa kế nòi thần lực của Nam Cung Bột nên rất khoẻ mạnh, mới lên tám đã đánh bại cả đứa trẻ mười hai!

Năm Bính Ngọ, Tuyên Đức Nguyên Niên, đời vua Minh Nguyên Tông, Giao nhi gần trọn mười hai tuổi. Cậu bé không vạm vỡ, to béo như cha những cũng cao hơn bọn tiểu hài đồng trang lứa!

Giao nhi may mắn thừa hưởng hết những ưu điểm của song thân: Thân cao và rộng, mũi thẳng, mặt xương xương, mắt hai mí đen tuyền, hơi xếch về đằng đuôi, cằm đầy đặn.

Tóm lại, Giao nhi là một cậu bé trai khá anh tuấn dù nước da ngăm đen như bất cứ người dân miền biển nào!

Rõ ràng, cậu giống mẹ nhiều hơn cha, nhưng Nam Cung Bột hài lòng vì gã chẳng ưa đôi mắt nhỏ và sống mũi tẹt của mình, ít ra thì Giao nhi cũng giống gã ở nết ăn và tính khôi hài.

Nam Cung Bột vẫn ra khơi đánh cá vì chẳng thể ở nhà ăn bám vợ được.

Một nam nhân chân chính phải làm việc gì đó dù nhỏ hay lớn.

Việc giáo dưỡng Giao nhi là của Trinh Tâm, song Nam Cung Bột cũng tranh thủ dạy cho con trai cưng pho quyền pháp gia truyền. Gã không dạy đao pháp vì Giao nhi đã luyện pho Lạc Điểu kiếm pháp của giòng họ Đặng.

Còn nghề bơi lội thì khỏi dạy vì Giao nhi ở dưới nước cũng thoải mái như trên cạn, thủy tính giỏi nhất trong đám thiếu niên.

Chính Trinh Tâm cũng không biết xuất xứ của pho kiếm pháp Lạc Điểu tổ tiên họ Đặng đã truyền lại nhiều đời, và nhờ nó mà Đại tướng Đặng Dung, bào huynh của Trinh Tâm, đã trở thành Đệ Nhất Kiếm Thủ đất An Nam!

Đặng Dung theo phò vua Trần Quang Trần Qúi Khách của An Nam khởi nghĩa chống Minh. Tháng chín năm Qúi Tỵ, một năm trước khi Trinh Tâm gặp Nam Cung Bột, thống binh đoàn quân viễn chinh triều Minh là Tân Thành Hầu Trương Phụ vào đến Thuận Hóa. Nửa đêm Đặng Dung đem quân tập kích Trương Phụ. Ông vượt qua được vòng vây vào đến tận thuyền của Trương Phụ. Do không biết mặt nên đã để họ Trương chạy thoát.

Trận ấy, Đặng Dung đã một mình một kiếm trước mười tám cao thủ Trung Nguyên theo hộ vệ Tân Thành Hầu, dọa khiếp tướng sĩ nhà Minh!

Bản lãnh siêu quần bạt tụy của Đặng Dung đã chứng tỏ được sự lợi hại của pho Lạc Điểu kiếm pháp.

Giao nhi học võ từ năm lên bốn nên thuộc làu cả kiếm lẫn quyền pháp, khinh công cũng khá!

Đầu tháng bảy năm ấy, đoàn thuyền chở lương sang tiếp viện quân binh ở An Nam gặp bão, phải ghé vào đảo Hải Nam để sửa chữa những cột buồm bị hư hại.

Ba mươi chiếc thuyền chở lương này thả neo ở một đoạn bờ biển cách thôn Dương Sa vài dặm. Bọn thủy binh la cà vào thôn ăn nhậu, oang oang khoe tầm quan trọng của nhiệm vụ hậu cần. Chúng còn khai ra cả mục đích lẫn danh tính của vị chỉ huy, tham tướng Trương Năng, bốn mươi lăm tuổi, mười tám năm trước từng theo Tân Thành Hầu Trương Phụ chinh phạt An Nam.

Lần này, Trương Tham Tướng phải quay lại An Nam vì lão Lê Lợi nào đó đã nỗi dậy, cách nay mười năm, đánh cho quân nhà Minh chạy dài!

Nam Cung Bột đến nhà Tần Khải chơi, nghe được chuyện này, về kể lại cho vợ nghe!

Đêm ấy Trinh Tâm không ngủ, sáng ra, chờ trượng phu ăn điểm tâm xong, nàng quì xuống đất lạy!

Nam Cung Bột thất kinh vội đỡ lên, nhăn mặt hỏi:

- Vì sao phu nhân lại làm như vậy?

Trinh Tâm bật khóc, rồi gạt lệ nói với giọng kiên quyết:

- Tướng công cũng đã biết thiếp là một nữ tướng của An Nam. Mười năm qua, vì thương chàng và Giao nhi mà nấn ná ở lại chốn này chứ không về cố thổ góp sức với Lê Lợi kháng Minh! Nhưng nay nếu để đoàn lương thuyền đến được An Nam thì nghĩa quân nguy mất! Gia dĩ, gã Trương Năng kia chính là một tên đại ác, từng giết hạ hàng ngàn người Giao Chỉ vô tội. Lúc áp giải tù binh về Trung Hoa, Trương Năng còn hành hạ bọn thiếp rất tàn nhẫn, khiến vua Thịnh Quang phải nhảy xuống biển và gia huynh Đặng Dung cắn lưỡi chết theo. Sau đó, gã và tám tên nữa định cưỡng bức thiếp, may mà thiếp kịp nhãy ra khỏi thuyền, và được tướng công cứu vớt!

Nam Cung Bột ràu rĩ ngắt lời:

- Thế phu nhân định sẽ làm gì?

Trinh Tâm đáp:

- Lát nữa, gia đình chúng ta sẽ thu xếp hành lý, giả vờ về thăm quê của Tướng công ở Cán Châu. Chàng cứ đem Giao nhi đi, còn thiếp sẽ quay lại, tìm cách giết Trương Năng và đốt đoàn thuyền lương!

Giao nhi sợ hãi kêu lên:

- Hài nhi không để mẫu thân đi một mình được. Có chết thì cả nhà cùng chết chung!

Nói xong, cậu bé bật khóc nức nỡ, ôm chặt lấy từ mẫu!

Nam Cung Bột tần ngần suy nghĩ một lúc lâu, rồi mỉm cười thê lương, nhìn Trinh Tâm bằng ánh mắt âu yếm:

- Này nương tử! Bột ta vốn chẳng tán thành việc giết người cướp đất của triều đình! Trung Hoa rộng mênh mông, người ở không hết, hà tất phải đi xâm lăng nước khác? Ta tuy là người Hán nhưng chẳng mù quáng đến nỗi ủng hộ kẻ ác. Ta sẽ cùng nàng xuất thủ, chắc chắn sẽ thành công mà còn bảo toàn được mạng sống! Ta không muốn mất vợ và cũng chẳng nỡ để Giao nhi mồ côi mẹ!

Trinh Tâm mừng rỡ quì xuống lạy tạ:

- Tướng công nếu được đại nghĩa, không ngại tiếng phản tặc, khiến lòng thiếp mừng vì gởi thân chẳng lầm người!

Nam Cung Bột nghiêm giọng:

- Nhưng chỉ một lần này thôi! Dĩ hậu, nàng đừng dây vào ân oán giữa hai nước nữa!

Trinh Tâm gạt lệ hứa:

- Thiếp hiểu được nỗi khổ tâm của Tướng công! Sau trận này, chúng ta sẽ về Trung Nguyên sinh sống! Đời thiếp sẽ trọn vẹn thuộc về họ Nam Cung, nhưng việc truy tầm tám tên cao thủ cận vệ của Trương Phụ, để báo thù cho gia huynh là vua quan nhà Hậu Trần, Giao nhi sẽ phải cáng đáng!

Nam Cung Bột gật gù:

- Tất nhiên là thế! Ta cũng không chịu buông tha những kẻ đã hành hạ và định cưỡng bức người vợ xinh đẹp của ta!

Trinh Tâm thẹn thùng nguýt phu quân:

- Tướng công quả là không biết thẹn! Trong lúc này mà chàng còn đùa được sao?

Nhưng chính câu nói bỡn của Nam Cung Bột đã khiến lòng người nhẹ nhõm.

Giao nhi cười khúc khích:

- Hôm nay hài nhi thấy phụ thân oai phong khác hẳn thường nhật!

Trinh Tâm đỏ mặt tát yêu con:

- Ngươi nói nhăng gì thế? Ta có bao giờ lấn lướt cha ngươi đâu?

Giao nhi nheo mắt, ranh mãnh đáp:

- Mẫu thân rất hiền, nhưng không hiểu sao người trong thôn ví phụ thân bằng cái tên Tam Bôi Tiên Sinh? Họ bảo rằng mẫu thân chỉ cho chồng uống mỗi ngày ba chén rượu mà thôi, nếu quá mức thì cấm vào giường trong một tháng!

Nói xong, cậu bé vuột nhanh khỏi tay mẹ để tránh bị đòn! Giao nhi núp sau lưng cha, cười giòn dã!

Trinh Tâm vừa thẹn vừa giận đuổi con trai chạy vòng quanh chồng.

Nam Cung Bột chụp tay nàng giữ lại, từ tốn nói:

- Giao nhi có tính hay đùa giống ta, nàng giận làm gì! Giờ hãy bàn kế hoạch cho chu đáo để khi hành sự không sơ suất.

Đến chiều thì cả thôn Dương Sa biết việc gia đình Nam Cung Bột về Cán Châu thăm mộ tổ tiên, và có thể sẽ ở lại luôn để Giao nhi được học hành tử tế hơn!

Nhà cửa được giao cho Tần Khải chăm sóc. Nếu vợ chồng Nam Cung Bột không trở lại thì coi như tặng luôn cho họ Tần.

Sáng hôm sau, nhằm ngày mùng chín tháng bảy, dân trong thôn Dương Sa bịn rịn tiễn đưa gia đình Nam Cung.

Đám nữ nhân sa lệ khóc ròng vì lưu luyến Dương Sa nữ đại phụ Nàng ma đã chửa bệnh và làm người bạn tốt của họ, trong suốt mười năm qua!

Trinh Tâm cũng ngậm ngùi khi phải chia tay những người dân chài chất phác, quê mùa này. Họ không thiếu những tật xấu của người nghèo như tham rặt, khôn vặt và nhiều chuyện. Nhưng bản chất nhân hậu, chuộng việc nghĩa, họ chẳng khác gì đồng bào của nàng ở bên kia biển!

Chạnh lòng tham của bọn vua chúa Trung Hoa đã gây nên cảnh chém giết giữa hai dân tộc vốn hiền lành, hiếu khách!

Giao nhi cũng gồng mình nhận những cú phát thật mạnh của bọn trẻ làng chài, và đáp lễ lại để giã từ. Cậu bé không hề thấy đau nhưng nước mắt sầ cứ tròn mau. Đứa bé nào cũng khóc khi phải xa rời nơi mà cả cuộc đời thơ ấu đã trôi qua vui vẻ!

Nam Cung Bột xiết chặt từng người trong đám nam nhân lần cuối rồi khàn giọng thúc giục vợ con lên xe ngựa. Gã đã mua một cỗ xe độc mã để chỡ thê tử và hành lý.

Cỗ xe lăn bánh đi về hướng Bắc, khuất dần sau những cụm dương xanh thẫm.

Người trong thôn giải tán, ai về nhà nấy, và không biết rằng Nam Cung Bột đã cho xe rẽ vào cánh rừng già dưới chân núi Lam Sơn, cách nhà cũ chừng sáu dặm.

Trời vừa tối hẳn, Nam Cung Bột và Trinh Tâm, toàn thân hắc y, mặt bịt kín, âm thầm quay lại nhà mình.

Họ vào bếp mang những túi dầu cá lanh ra chất đầy thuyền, rồi chèo về hướng đoàn chuyên chở lương.

Ngoài lúa và ngũ cốc, ba mươi chiếc thuyền lớn này còn chở theo cả quân nhu, như y phục, lu bạt, chăn mền, cung tên, yên cương!

Mỗi loại đều có tầm quan trọng như nhau nên được phân tán đều khắp lượt, để phòng có đắm vài chiếc cũng không ảnh hưởng đến đại cục.

Thực ra, chỉ có hai mươi chín chiếc thuyền cò hàng, chiếc soái thuyền của tham tướng Trương Năng dành cho các võ quan.

Trời bão nên gió rất lớn, Trương Năng phải thả neo, và buộc dính các thuyền lại với nhau, để tạo thế liên hoàn vững chắc. Như thế, quân sĩ có thể chuyển vật liệu sta chùa từ thuyền này sang thuyền khác một cách dễ dàng.

Những cột buồm gẩy đã được thay thế bằng loại gỗ tốt trong rừng Lam Sơn. Họ Trương định sáng mốt sẽ khởi hành nên tối nay mở tiệc mừng.

Hải Nam cách xa An Nam hàng ngàn dặm, chẳng có kẻ địch nào đe dọa nên Trương Năng cho lính thả giàn.

Cuối canh ba thì chẳng còn mấy tên tỉnh táo! Chúng được quyền ngủ đến tận chiều mai cho lại sức để sáng mười một ra khơi, vì bão đã tan.

Cuối canh ba phu thê Trinh Tâm đã lần lượt tưới dầu hết hai mươi chín chiếc thuyền hàng.

Soái thuyền nằm giữa, hai vợ chồng chia nhau mỗi người một đầu tiến vào, và gặp nhau ở đấy.

Soái thuyền của Trương Năng là một du thuyền có hai tầng, được canh giữ nghiêm mật, đèn đuốc sáng trưng.

Bên trong, bọn võ tướng vẫn còn ăn uống và thưởng thức lời ca, điệu múa của đám ca nhi được mời về từ trấn Hải Hoa gần đấy.

Phu thê Trinh Tâm ẩn ở thuyền bên cạnh nhìn sang.

Nam Cung Bột tư lự nói:

- Này nương tử! Cạnh Trương Năng còn có rất nhiều quan quân, chúng ta mà đánh vào, chưa chắc đã giết được họ Trương, có khi còn bõ mạng. Mong nàng xem tưởng việc đốt lương hận thù riêng và nghĩ đến con thơ mà tạm gát việc giết Trương Năng.

Trinh Tâm mỉm cười:

- Tướng công quả là cao kiến, thiếp xin tuân mệnh!

Tình mẫu tử bao la đã thắng được lửa hận thù, Trinh Tâm quay lại nửa đoàn thuyền của mình, bật hỏa tập châm lửa đốt chiếc thuyền hàng bên cạnh soái thuyền.

Nam Cung Bột cũng khai hỏa chiếc thứ hai.

Như vậy, soái thuyền bị kẹp vào giữa, chắc chắn sẽ bị cháy lây.

Từ chiếc thứ ba trở đi, công việc càng khó khăn, vì bọn thủy quân ở hai thuyền trước đã báo động vang trời.

Trinh Tâm và Nam Cung Bột phải ra sức chém giết mới tiến sang được thuyền khác mà châm lửa.

Dù Minh Thành Tổ Chu Lệ đã băng hà nhưng Nam Cung Bột không biết điều ấy, nên dồn hết giận hờn vào thanh đao, bổ những nhát như trời giáng, quét bay bọn thủy quân đang choáng váng cơn say rượu, nên đám binh lính lấy hết sức lực và dũng khí la hét cho oai chớ không dám trực diện đương đầu với gã hắc y to lớn như hộ pháp kia. Nhờ vậy, Nam Cung Bột đỡ phải áy náy vì phải giết đồng bào của mình.

Bên này, Đặng Trinh Tâm không nhân từ như trượng phu, xuất thủ rất tàn nhẫn. Tuy sức lực không bằng Nam Cung Bột song đường kiếm của nàng nhanh nhẹn và hiểm ác tuyệt luân. Mối hận vong quốc đã biến nàng thành mãnh hổ, chém giết chẳng nương taỵ Luồng kiếm quang lấp loáng dưới ánh lửa hồng trông tựa như màu máu.

Bọn thủy quân nhà Minh thấy đối phương đi đến đâu thì máu chảy đầu rơi, nên sợ hãi nhảy cả xuống biển cầu sinh.

Trương Năng và đám võ quan đã rời ngay soái thuyền, bõ của chạy lấy người, vì biết các thuyền hàng đều chứa thuốc súng! Quân Minh đã đem cả đại pháo sang An Nam để trấn áp nghĩa binh Lê Lợi.

Quả nhiên, hai chiếc thuyền cạnh soái thuyền phát nổ trước. Ngàn cân hỏa dược phá nát thuyền, biến thành ngọn lửa khổng lồ, chụp xuống thuyền kế bên.

Thời Tam Quốc, trong trận Xích Bích, Tào Tháo từng bị dụ mà nối các chiếc thuyền lại với nhau, để rồi bại trận. Giờ đây, Trương Năng cũng tự se dây trói mình bằng kiểu ấy.

Lần lượt, từng chiếc thuyền phát nổ long trời lỡ đất, đánh thức bách tính Dương Sa cũng như những thôn gần đấy.

Dù còn đến gần hai chục thuyền lương chưa được châm lửa, nhưng phu thê Nam Cung Bột cũng nhảy xuống biển đào tẩu, vì biết rằng trước sau gì chúng cũng tan tành.

Hai người bơi một mạch về hướng Bắc, đến đoạn bờ biển đã hẹn trước rồi cùng nhau phi thân về hướng rừng Lam Sơn.

Trinh Tâm hân hoan bởi góp được công lao với quê nhà, nhưng biết lòng trượng phu đang nặng trỉu vì áy náy, nên nàng chẳng dám nói cười.

Về đến chỗ đậu xe, không thấy Giao nhi đâu, hai vợ chồng kinh hãi gọi vang.

Trinh Tâm giận dữ nói:

- Chắc là nó đã ra bờ biển xem cảnh thuyền cháy! Chúng ta phải quay lại đấy tìm mới được!

Họ vội vã lướt đi, lòng đầy lo lắng.

Bờ biển sáng rực và vẫn còn vang dậy tiếng nổ khủng khiếp của những chiếc thuyền cuối cùng.

Hai vợ chồng vừa chạy vừa trừng mắt quan sát, cố tìm cho ra vóc dáng nhỏ bé của đứa con yêu.

Khi còn cách đám cháy hơn dặm, Trinh Tâm mừng rỡ rú lên khi thấy Giao nhi đang cầm tiểu đao chạy ngược về phía mình. Nàng lao đến ôm con thơ, nhận ra nó ướt như chuột lột.

Trinh Tâm nỗi cơn lôi đình:

- Giao nhi! Vì sao con lại dám cãi lời song thân lần đến chỗ hiểm nguy!

Nam Cung Bột cũng càu nhàu:

- Ngươi quả là khó dạy! Ta phải đánh đòn mới được!

Giao nhi thản nhiên nhe răng cười:

- Hài nhi nghe song thân bàn bạc kế hoạch, đoán rằng Trương Năng sẽ phải nhãy ra khỏi thuyền để bơi vào bờ. Vì vậy, hài nhi đã phục sẵn dưới nước, ìn đâm cho lão ta một nhát chết toi! Trương Năng là người duy nhất biết việc mẫu thân nhãy xuống vùng biển Dương Sa mười ba năm tnrớc. Nếu để lão sống sót thì lai lịch của mẫu thân sẽ bại lộ, di hại đến cả giòng họ Nam Cung! Lệnh truy nã chúng ta sẽ được thông báo khắp cả nước, dẫu đi đến đâu cũng khó sống.

Trinh Tâm bàng hoàng trước lập luân của con thơ, biết rằng mình đã phạm một sai lầm rất lớn, may mà Giao nhi đã kịp sửa chữa.

Nàng sung sướng ôm chặt ái tử và khen ngợi:

- Ôi Giao nhi! Con còn nhỏ mà đã suy nghĩ chu toàn đến thế sao?

Nam Cung Bột cũng hổ thẹn vì chính gã đã khuyên Trinh Tâm đừng giết Trương Năng. Gã chửa thẹn bằng cách nghiêm giọng trách móc:

- Nương tử ôm thù hận mà dạy con nên Giao nhi mới từng tuổi này đã dám giết người. Ta thật chẳng hài lòng chút nào cả!

Trinh Tâm cũng thấy đau lòng khi nghĩ đến cảnh con thơ tay nhúng máu. Nàng thở dài não nuột:

- Thiếp biết lỗi mình! Nguyện sẽ dạy dỗ Giao nhi cẩn thận hơn!

Nàng buồn rầu bảo con:

- Giao nhi! Đạo làm người phải xem chữ nhân làm trọng, nếu con hiếu sát như vậy thì có khác gì bọn quân Minh man rợ, đã từng giết hại người An Nam đâu?

Giao nhi gật đầu hối lỗi rồi lại cười ngay:

- Lúc đầu hài nhi cũng run tay không dám đâm lão họ Trương. Nhưng nghĩ đến cảnh lão ức hiếp mẫu thân là lửa giận lại sôi lên. Trừ cha ra, hài nhi chẳng muốn ai phạm đến cơ thể ngọc ngà của mẫu thân cả!

Nam Cung Bột phì cười còn Trinh Tâm thẹn chín người, phát mạnh vào lưng con trai:

- Tiểu quỉ quá lắm! Ngày ấy ta kịp nhãy xuống biển, có bị chúng đụng chạm gì đâu?

Giao nhi cười hì hì:

- Ai mà biết được? Có thể mẫu thân mắc cỡ nên nói thế đấy thôi!

Biết sắp ăn đòn, Giao nhi chạy ù đi ngay!

Nam Cung Bột đắc ý nói:

- Ai bảo rằng nó không giống ta? Tiểu quỉ này quả chẳng biết sợ là gì! Dẫu hoàn cảnh nào cũng đùa giỡn được! Ngày xưa ta cũng có tật sờ vú mẹ cho đến năm mười tuổi mới thôi!

Trinh Tâm thẹn quá hóa giận, đấm vào ngực trượng phu.

Nam Cung Bột chụp lấy tay nàng kéo đi, chạy theo con trai!Hai tháng sau, gia đình Nam Cung Bột đến Cảnh Đức Trấn, thuộc đất Giang Tây! Vì phòng xa, họ đã không định cư ở đất Cán Châu như dự kiến ban đầu.

Chắc chắn Tri huyện Hải Nam sẽ cho điều tra vụ đốt thuyền lương và có thể nghi ngờ nhà Nam Cung. Nhưng may thay, sự việc lại diễn biến theo một chiều hướng khác. Gã phó tướng Trương Năng vì sợ rơi đầu nên đã đưa đám tàn quân lên chiếc thuyền duy nhất còn sót lại, trốn sang quần đảo Phù Tang. Không có nguyên cáo cũng như nhân chứng, Tri huyện Hải Nam đành phải làm tờ trình gởi về cho Tri phủ Quảng Đông.

Nội dung là: Đoàn lương thuyền vô cớ phát nổ, không một ai sống sót?


Meow! Sen Ơi Đừng Sợ
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-20)


<