Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên hạ - Hồi 348

Thiên hạ
Trọn bộ 612 hồi
Hồi 348: Tập kích Ba Sắc Na
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-612)


Vương triều A Bạch Tư (*Abbsid) không xảy ra nạn đói nghiêm trọng như Lý Khánh An tưởng tượng, nhưng bọn họ quả thực đã phải phải một số thử thách của mùa đông khắt nghiệt.

Hai kho lương lớn tại Sindh và Punjab khiến giá lương thực vùng Damascus tăng lên vùng vụt, lại công thêm vương triều Đại Đường hợp tác mậu dịch với người La Mã. khiến lợi ích mậu dịch của người Ả Rập bị giảm sút trầm trọng, bao nhiêu nỗi bất lợi trùng trùng bao phủ trên bầu trời đế quốc A Bạch Tư (*Abbsid), khiến lòng người bàng hoàng. Giá cả các mật hàng đều leo thang, giai cấp thống trị vương triều Abbsid cuối cùng cũng ý thức được. Đường triều chính là kẻ thù mạnh nhất của họ, chí ít họ đã tiêu hủy thế lực đông tiến của người Ả Rập mấy mươi năm nay. Người Đường triều đã thay thế kẻ thù truyền thống người La Mã.

Ý thức được hậu quả nghiêm trọng này, Khalifah Mansur cuối cùng đã quyết định hòa giải với người La Mã. thừa nhận đảo Cyprus thuộc về Congtantinopolis. đồng thời phái Khalid làm đặc sứ xuất sứ Congtantinopolis.

Trong hoàng cung Damascus. Mansur lo lắng đi qua lại cạnh Địa Đồ điện. Hắn phảng phất nghe rõ tiếng chửi rủa bất mãn của dân chúng ngoài cung. Vài ngàn người dân thuộc giai cấp thấp hèn của Damascus đã bất mãn giá lương tăng, mượn cơ hội lễ bái để bộc phát nỗi bất mãn trong lòng. Mansur đã hạ lệnh cho điều động lương thực từ phía Ai Cập, nhưng đấy chỉ là biện pháp tạm thời. Phía Ai Cập cũng vừa xảy ra biến động, nếu tước đoạt quá nhiều tài sản từ Ai Cập, e rằng sẽ lại càng khiến tình hình mâu thuẫn gây gắt mà cuối cùng tạo thành đại bạo loạn.

Kỳ thực Mansur lo lắng không phải vấn đề lương thực, mà là lãnh thổ của hắn. quyền uy của hắn. Vương triều Umayad bại lạc còn có thể mở mang lãnh thổ phía đông, có thể thu được tài phú bất tận từ phương đông; nhưng còn hắn? Vương triều A Bạch Tư (*Abbsid) phi phàm của hắn lại không mở rộng về phía đông. đã thế còn hết lần này đến lần khác đánh mất thành quả của tiền triều đề lại. thế người Ả Rập sẽ nghĩ gì về hắn?

Ba năm trước đánh mất Hà Trung, Abus chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ cuộc, hắn đã đợi chờ cơ hội để thu phục lại Hà Trung, giờ Abus bất hạnh qua đời, nhiệm vụ thu phục Hà Trung sẽ rơi vào mình Mansur. Mansur chưa bao giờ thừa nhận là đã đánh mất Hà Trung, đàm phán giữa hắn và Đại Đường chẳng qua là kế hoãn binh, bọn họ cần phải đối phó với dư đảng của Umayad ở Tây Ban Nha, nhưng giờ không những chưa thu hồi Hà Trung được mà còn bị mất cả Sindh và Punjab.

Mansur nhìn lãnh thổ phía đông sông Amul trên bản đồ mà bất giác nắm chặt nắm đấm.

"Điện hạ Khalifah, tướng quân Ziyad đến."

"Á! Mau mời hắn vào!"

Mansur mừng rỡ, Ziyad đến cũng có nghĩa là hiềm khích giữa họ sẽ sắp biến mất, Mansur từng nghĩ sẽ trừ khử Ziyad, vì hắn đã không trở thành tâm phúc của mình như Mansur từng nghĩ. Khurasan vẫn giữ một khoảng cách nhất định với Damascus. Ziyad chẳng qua là thay thế vị trí của Muslim (*Mộc Tư Lâm), trở thành chủ của Khurasan. Điều này khiến Mansur bất mãn. sự bất mãn đạt đến đỉnh điểm khi Đại Đường cho quân tấn công Thổ Hỏa La mà Ziyad vẫn bình chân như vại đứng nhìn, trơ mắt nhìn Thổ Hỏa La bị mất. Giờ khắc ấy, sự bất mãn của Mansur đã diễn biến thành cơn giận đùng đùng.

Nhưng hiện nay tình thế đã thay đổi, khiến Mansur lại có việc phải cầu cạnh Ziyad. Tháng trước hắn đã thường cho Ziyad một trăm nữ nô xinh đẹp, Ziyad hiểu ý bèn lập tức phúc đáp một bức thư cho Mansur, giải thích lý do vì sao hắn không chi viện cho Thổ Hỏa La. Quân Đường đã gia tăng lực lượng quân sự tại khu vực Hà Trung, cho đóng bốn vạn quân dọc sông Amul chỉ cần bọn họ cho quân đến Thổ Hỏa La, quân Đường sẽ đại cử tiến công Khurasan. còn quân đội của Damascus thì lại đang bị người La Mã giữ chân, căn bản không thể chi viện phía đông, để không mất Khurasan, Ziyad đành phải án binh bất động.

Giải thích của hắn đã được sự đồng tình của Mansur, như thế này, Ziyad bèn đến diện kiến hắn như đã hẹn.

Ziyad nhanh chân bước vào cung điện bản đồ. Hắn cung kính thi lễ với Mansur:

"Điện hạ Khalifah tôn kính, thần tử Ziyad ibn Salih xin bày tỏ sự tôn kính với ngài."

"Tướng quân Ziyad dọc đường vất vả rồi, xin mời ngồi!"

Mansur thị ý hắn ngồi xuống, và lại đích thân rót một ly trà Đại Đường mời hắn. cười tít mắt nói: "Thế nào? Thị nữ ta tặng ngươi, ngươi có thích không?"

"Đa tạ điện hạ. thần rất thích, chỉ là thần thật sự không biết đền đáp ơn ngài thế nào!"

"Ta không cần ngươi đền đáp, chỉ cần ngươi tuân thủ theo lời hứa. đó chính là sự đền đáp lớn nhất!"

"Điện hạ chỉ... Hà Trung ư?"

Ziyad nhớ lại lúc nhận chức đô đốc Khurasan. hắn từng hứa với Mansur, trong vòng ba năm sẽ giành lại Hà Trung. Hiện giờ vẫn còn một năm rưỡi.

Mansur gật gật đầu."Hiện nay đã đến lúc ngươi thực hiện lời hứa."

Ziyad do dự một lúc nói: "Nhưng Khurasan chỉ có bốn vạn quân, nếu muốn đoạt Hà Trung. đối kháng quân Đường chí ít cần mười vạn đại quân. Năm xưa Muslim cũng cho là như thế, hơn nữa còn cần vũ khí tiên tiến."

Có lẽ do Ziyad đã đề cập đến cái tên mà Mansur cực không muốn nghe, sắc mặt hắn dần trầm lại. không vui nói: "Cần bao nhiêu quân đội để đối phó quân Đường ta biết rõ hơn ngươi. ngươi chỉ là một trong số đội quân ta sẽ phái đi. ngươi cũng chẳng phải chủ tướng tác chiến với quân Đường, chính ta sẽ là chủ soái, nhưng cũng phải tuyệt đối phục tùng mệnh lệnh của ta. hiểu ý ta rồi chứ?"

Ziyad quỳ xuống. đặt bàn tay Mansur lên trán mình, trầm giọng nói: "Điện hạ Khalifah vô cùng kính mến. thần tuyệt không có ý bất kính với ngài, thần sẽ trung thành chấp hành mệnh lệnh của ngài, xin ngài hãy hạ lệnh cho ta!"

Mansur trầm mắt nhìn hắn. trong mắt của hắn. Mansur quả thật nhìn thấy chút ít trung thành, khiến hắn không khỏi nhớ lại Ziyad mà năm xưa hắn đã gặp tại núi Ba Tích. sắc mặt của Mansur cũng dần dịu lại, gật đầu nói: "Ngươi hãy về chờ, chẳng bao lâu sau ta sẽ hạ lệnh cho ngươi."

Ziyad cáo lui, chỉ còn lại một mình Mansur đứng cạnh bản đồ, trầm mặc nhìn vùng lãnh thồ rộng lớn phía đông sông Amul. Trước mắt hắn lại hiện lên mặt Lý Khánh An chủ soái quân An Tây mà hắn từng được hội ngộ vài lần. Cái tên chủ soái quân Đường đầy dã tâm kia nghe nói giờ đã trở thành thân vương của Đại Đường vương triều, không biết hắn đã chuẩn bị đủ để nghênh đón trận đại chiến với người Ả Rập chưa?

"Điện hạ triệu kiến thần ư?"

Sau lưng hắn vang lên tiếng của Khalid. hôm qua Khalid mới từ Congtantinopolis trở về. Mansur đầu còn chưa quay lại đã hỏi: "Ngươi nói hoàng đế La Mã thật sự đã ký hiệp ước quân sự với quân Đường, liệu hắn có xuất binh chi viện quân Đường không?"

"Điện hạ nếu nửa năm sau may ra có thể, nhưng hiện nay hắn lo thân mình chưa xong. Lúc thần đến Congtantinopolis. hắn đương cho tu sửa lượng lớn thành bảo, để chống lại người tây phương đến xâm lăng."

"Ý ngươi đang nói là Bungaria?"

"Đúng! Thần vừa nhận được tin. người Bungaria đề xuất cưới công chúa Irony cho hoàng tử nước họ, nhưng bị cự tuyệt, người Bungaria đã phát động tấn công với người La Mã, nên thần cho rằng, nếu bỏ quân Đường ra. thời khắc này là cơ hội tốt để chúng ta giành lại đảo Cyprus."

"Không!" Mansur không chút do dự cự tuyệt kiến nghị tấn công đế quốc La Mã của Khalid."kẻ thù lớn nhất của chúng ta hiện nay ở phương đông. Ngày này ta đợi đã ba năm nay."

Lúc này đã vào đầu tháng mười hai. dòng chảy sông Amul cũng đã đến mùa băng giá. năm nay mùa đông đặc biệt lạnh, gió mùa phía bắc vù vù mang hơi lạnh khắc nghiệt về bao trùm sông Amul. Dòng Amul kéo dài ngàn dặm trông như một sợi dây ngọc long lanh trong suốt.

ngày hôm đó, trời bỗng có tuyết. Đấy là trận bão tuyết dữ dội tại khu vực sông Amul mấy mươi năm nay cũng ít gặp.

Tuyết phủ đầy đất trời, gió bão lạnh giá cuốn theo tuyết hoa hoành hành trên không trang. chỉ nửa ngày ngắn ngủi, hai bờ sông Amul đã được sơn một màu trắng xóa.

Chiều hôm đó, sa mạc phía tây sông Amul đã xuất hiện một đoàn kỵ binh lạc đà ba ngàn người. Đó là một đội quân được trang bị tinh duệ của Khurasan. đầu đội mũ giáp sắt. thân bận thiết giáp vầy màu bạc, sau lưng là đôn bài cùng cung tiễn, trong tay cầm trường mâu sắc nhọn.

Trên người họ có khoát áo khoát màu trắng, rất khó phát hiện được họ trong thế áới trắng xóa toàn tuyết này. Bọn họ hành quân thần tốc, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của bão tuyết đang phóng mình nhắm đến phía sông Amul cách đấy mười dặm.

Sông Amul được người Đại Đường gọi là sông Oxus, bây giờ dòng sông này đã trở thành ranh giới phân chia thế lực giữa Đại Thực và Đại Đường. Quân Đường mấy tháng trước trong lúc phát động chiến dịch Thổ Hỏa La và Sindh. đã triệt để đuổi thế lực Đại Thực qua bờ bên kia sông Amul. Để tránh trường hợp Khurasan đến chi viện Thổ Hỏa La. Hà Trung đô đốc, binh mã sứ Lý Tự Nghiệp đã cho bố quân vài vạn tại bờ tây sông Amul khiến quân Khurasan của Đại Thực cuối cùng không dám manh động. Hiện giờ chiến dịch Thổ Hỏa La đã kết thúc, nhưng Lý Tự nghiệp vẫn cho hai vạn quân đóng cạnh bờ Amul lần lượt phân bố trong mười lăm thành bảo khác nhau. Mỗi thành đều có phong hỏa đài để liên hệ, phong hỏa đài được xây dựng kéo dài đến tận Samarkand tạo thành một hệ thống phòng hộ nghiêm ngặt.

nhưng hôm nay, do gặp phải trận bão tuyết mấy mươi năm mới có một lần mà khiến phòng hộ của quân Đường yếu hắn. ngoài mấy mươi dặm đã không còn thấy bất kỳ gì. quân Đường đều trốn trong thành bảo đợi chờ bão tuyết kết thúc.

Trời đã tối dần. bão tuyết vẫn hoành hành hai bên bờ sông Amul Đông Tam thành là thành bảo thứ bảy mà quân Đường cho tu sửa dọc sông Amul và cũng là tòa thành lớn thứ ba trong mười lăm tòa thành bảo. Lúc này, ngoài thành bảo đã bị một màn đêm đen bao phủ, khắp nơi như đã bị ám khí yêu quái nuốt chửng.

Cách thành tám dặm về phía nam. ba ngàn quân Đại Thực đã đến bờ sông Amul bọn họ hành quân cũng gặp phải khó khăn, căn bản không thấy gì phía trước, chỉ toàn tiến về phía trước nhờ cảm giác. Ba ngàn quân cùng lạc đà đều dựa vào sự liên hệ của mấy cọng dây thừng dưới chân, bước từng bước chậm rãi trên mặt sông đóng băng.

Thủ lĩnh đội quân này tên là Shahim. là ái tướng thủ hạ của Ziyad. lần này hắn đã được lệnh của Ziyad dẫn ba ngàn kỵ binh thâm nhập Hà Trung, đé thám thính tình bố trí quân lực và phản ứng của quân Đường, nên nói là hành động lần này của họ cũng như một nhiệm vụ cảm từ, khó có cơ hội trở lại. chỉ một đội quân vỏn vẹn vài ngàn người này thâm nhập phúc địa, bọn họ đã không còn đường lui, nhưng quân lệnh như sơn. Higham không thể không dẫn quân đội mạo hiểm vượt sông Amul.

Dù cho dưới chân người và lạc đà đều được cột dây thừng to, nhưng mật băng trơn trượt vẫn không ngớt khiến bọn binh sĩ cùng lạc đà té nhào, tiếng la toáng liên miên, may mà trời đêm bão tuyết, phía bờ bên kia không có quân Đường tuần tra. để họ dễ dàng qua sông. Tuyết vẫn cứ rơi, chẳng mấy chốc lại che phủ hết dấu vết chân mà họ đã để lại.

Vượt qua sông Amul ba ngàn quân Đại Thực lại tiếp tục thẳng tiến, phía trước vẫn là sa mạc mênh mông. Và sáng hôm sau. tuyết cuối cùng đã tạnh, trong buổi hừng đông sương mờ, bọn họ đã nhìn thấy được núi Đại Niên phía xa. Shahim lòng đầy xúc cảm. nơi đây hắn vô cùng quen thuộc. Năm xưa. chính hắn đã trú quan đằng sau lưng dãy núi to kia. nơi ấy chính là nơi sản xuất bảo thạch trứ danh của khu vực Hà Trung - Na Sắc Ba. cũng là mục tiêu của chuyến đi mạo hiểm lần này, tập kích Na Sắc Ba. chấn động chư quốc Hà Trung. để tạo thanh thế cho việc tấn công kế tiếp.

"Gia tăng tốc độ! Trước khi trời tối phải đến được Na Sắc Ba!"

Shahim vừa hạ lệnh, ba ngàn kỵ binh lại lũ lượt thúc hối lạc đà rầm rầm phóng về phía đông bắc.

Na Sắc Ba là đô thành của nước Tiểu Sử. cũng là một tiểu quốc gần Đại Thực nhất của chư quốc Hà Trung. Na Sắc Ba được mệnh danh là ngôi thành đá quý, nơi đây nổi tiếng sản xuất các loại đá quá. và cũng nhờ nó mà mang lại tài phú dồi dào cho tòa thành trì này, có điều tài phú do đá quý mang lại lại không lọt vào được túi người Na Sắc Ba, mà vào túi của vài gia tộc lớn đến từ Samarkand hay Bukhara. Bọn họ đã khống chế việc kinh doanh đá quý tại Na Sắc Ba. còn người bản địa lại trở thành người giúp việc cho những đại gia tộc này.

Tiểu Sử quốc nằm ngay phần rìa phía tây nhất của bồn địa Femaaa. Nơi đây có dãy núi lớn. thế núi nhấp nhỏ kéo dài hơn trăm dậm vùng phía nam Na Sắc Ba, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là Thiết Môn Quan, đó là điểm nối nguy hiểm nhất của khu vực Hà Trung và Thổ Hỏa La. có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Đầu bên kia của Thiết Môn Quan chính là tiểu quốc đầu tiên mà quân Đương tấn công trong chiến dịch Thổ Hỏa La - giải Tô quốc. Quân Đường đã cho đóng quân năm ngàn tại Thiết Môn Quan.

Shahim cũng biết, nếu chỉ dựa vào ba ngàn ỵ binh lạc đà của họ khó mà công hạ Thiết Môn Quan, mũi kiếm của hắn cũng không chỉ về Thiết Môn Quan, mà là Na Sắc Ba. Dựa vào sự hiểu biết về địa hình khu vực ấy, hắn có thể từ phía bắc vòng qua mạch núi rồi từ sông Độc Mạc nam hạ, trực tiếp đến thành Na Sắc Ba.

Do quân Đường đóng quân dọc sông Amul vì đóng quân tại chư quốc Hà Trung không nhiều lắm, nhất là Tiểu Sử quốc, phần lớn qua đội đều trú tại Thiết Môn Quan, nên Na Sắc Ba chỉ có hơn ngàn quân Đường trú quân, chỉ yếu chỉ để duy trì trật tự an ninh trong thành.

Khác với ở Bukhara. mâu thuẫn Muslim và tín đồ Hỏa giáo trong thành Na Sắc Ba không gay gắt. thậm chí có thể nói là hòa bình chung sống, họ mạnh ai nấy có miếu tự của mình, lúc thường cũng nước sông không phạm nước giếng. Trong thành Na Sắc Ba có hơn ba mươi ngàn người. có gần một nửa người sống nhờ nghề khai quật khoảng sản, đem phần lượng khoảng nham bảo thạch mà họ khai quật được ra, sau đó bắt đầu mài đá và tìm các loại đá quý trong đó.

Sau khi quân Đường chiếm lĩnh Hà Trung, ngành đáu quỹ nơi đây vẫn hung thịnh như xưa, chia là vốn dĩ lúc trước đá quý được bán cho người Đại Thực, còn bây giờ thì bán cho người Đường, thường thì nó được bán đến Toái Hiệp, rồi để thương nhân Toái Hiệp vận chuyển đến Trung Nguyên.

Cũng như vùng sông Amul, Na Sắc Ba chịu phải sự tập kích của cơn bão tuyết chưa từng có trong mấy mươi năm nay. Đêm cuối năm trời chẳng mấy chốc đã tối sầm. bắt đầu từ lúc trưa, trời lại rơi tuyết lớn. tuyết bao phải khắp đất trời. Khi màn đêm đến. trong ngoài thành Na Sắc Ba đã rơi vào thế giới mông lưng đen tối.

Vài chục tên quân Đương đang đứng gác thù trên đầu thành, lúc này cửa thành đã được đóng, các binh sĩ cùng vây quanh lò lửa trong căn phòng nhỏ. Các binh sĩ Đại Đường có nói có cười, trên lò than còn đang nướng nửa chiếc đuôi dê to tướng, khắp phòng ngất ngây vì mùi thịt nướng thơm lừng. Lúc này, một binh sĩ hình như đã phát hiện điều lạ. nó bèn quay sang nói với phó úy của mình: "Tôn phó úy, dưới thành hình như có người đang la hét."

"Vậy ngươi đi xem thử tình hình!"

Tôn phó úy đang giành toàn bộ tâm trí vào miếng thịt nướng, cũng để ý gì đến tên binh sĩ này. Binh sĩ đứng dậy, một lát sau. hắn lại chạy vào bẩm báo: "Phó úy, đó là một đội thương nhân, thuộc hạ nghe có tiếng của rất nhiều lạc đà."

"Thương nhân từ đâu đến thế?"

"Bọn họ nói đến từ Samarkand. xin chúng ta mở cửa cho vào."

"Trời tối đóng cửa. đây là quy tắc."

Tôn phó úy hết kiên nhẫn quơ tay nói: "Ngươi để họ ở ngoài thành một đêm. sáng mai mới vào thành."

Ngay tại lúc này, một tiếng va mạnh bên ngoài, "Đùng!" vang ầm. cả tòa thành lâu như bị lưng lay. Vài tên binh sĩ đứng không vững ngã đùng xuống đất. thịt nướng trên giá cũng bị rơi rớt. miếng thịt dê sắp hoàn thành đã rơi xuống sàn.

Quân Đường nhìn nhau không biết xảy ra việc gì. bỗng nhiên, một tiếng vang ầm trời, tường thành một lần nữa lưng lay dữ dội. Tôn phó úy kịp phản ứng ra. lớn tiếng thét lên: "Hãy mau cảnh báo, có người đang phá cửa thành!"

"Tang! Tang!" Tiếng chung cảnh báo chói tai vang rọi khắp thành trong đêm đen. Vài chục tên quân Đường đứng gác xong lên đầu thành. Màn đêm đen tối là màn ngụy trang tốt nhất của quân địch, quân Đường chẳng nhìn thấy bóng người, nhưng họ vận đặt tiễn kéo cung phóng về phía dưới thành. Dưới thành không ngừng có tiếng kêu thảm thiết vọng đến. Ngay lúc này. cửa thành một lần nữa vọng đến tiếng của cú tông mạnh, làm cả đất trời cũng như rung chuyển theo. Cửa thành cuối cùng cũng không cầm cự nổi, đùng đùng ngã đổ.

Ba ngàn kỵ binh lạc đà Đại Thực hô hào xông vào thành Na Sắc Ba. Lúc này lại có một đoàn quân Đường chừng bốn trăm người xông ra. Trong đêm tối. bọn họ đã thấy thân hình của một đoàn lạc đà đông đúc chạy ùa vào thành bèn cùng phóng cung tiễn ra đòn. chỉ một chốc, tiễn phóng như bay, vèo vèo như mưa cùng nhằm vào đoàn kỵ binh lạc đà. đánh cho quân Đại Thực người ngã lạc đà gục. tiếng thảm kêu vang lên từng hồi. Shahim nhìn mà sốt ruột, hắn một lòng muốn vào thành, mà không ngờ trong thành là phản đòn quyết liệt, hắn không cam tâm. giơ cao chiến đao thét lên: "Xông lên. nếu không chiếm được Na Sắc Ba thì thà chết còn hơn!"

Quán Đại Thực thét gào xông lên. dùng đôn bài của mình để chống lại những mũi tên lợi hại của quân Đường. chỉ một chốc đã xông đến trước mặt quân Đường. Quân Đường lúc này cũng thả cung tiễn xuống, dùng trường mâu chiến đấu. Trong cửa thành trận hỗn chiến đẫm máu tiếp diễn.

Kỵ binh Đại Thực không ngừng ùa vào thành. Lúc này, một ngàn quân Đường trấn thủ Na Sắc Ba đều toàn bộ có mặt. Tình hình khẩn cấp, bọn họ vẫn chưa kịp lên ngựa, đều chiến đấu trong trạng thái bộ binh. Phong hỏa đài trên đầu thành Na Sắc Ba đã nghi ngút hỏa diệm. đặc biệt bắt mắt trong màn đêm đen này. Bọn họ đang cầu viện của quân trấn thủ Thiết Môn Quan phía nam.

Chiến đấu trong bóng đêm càng thảm khốc hơn. bọn họ chẳng nhìn rõ mặt đối phương, chỉ có thể dựa vào cảm giác cao thấp và cảm nhận mùi máu để xông pha. Quân Đại Thực là kỵ binh nên sẽ cao hơn. còn quân Đường là bộ binh sẽ thấp hơn. Bọn họ không nhìn thấy vũ khí của đối phương, thường một mâu đâm xuyên lồng ngực của đối phương, bản thân mình cũng bị chém đứt đầu. Tiếng kêu thảm thiết liên tục. xác thịt la liệt, máu tung tứ phía.

Binh mã sứ trấn thủ tại Thiết Môn Quan là La Diên Quan, là một lang tướng, hắn đã là lão quân An Tây, từng tham gia trận chiến Cự Chiến Đề và Đát La Tư. kinh nghiệm của hắn tương đối phong phú. Hắn đã phát hiện ra số người của quân Đại Thực hơn đứt phía mình, hơn nữa lại là kỵ binh lạc đà. chiếm ưu thế hơn bộ binh quân Đường nhiều, quân Đường mạnh ai nấy đánh rõ ràng là đang ở thế hạ phong.

Hắn vội lớn tiếng hô hào: "Bộ binh kết trận! Bộ binh kết trận!"

Dưới sự chỉ huy của hắn. quân đường được từng được huấn luyện nghiêm khắc lập tức tập kết. tức tốc từ trạng thái hỗn loạn ban đầu lập tức kết thành phương trận bộ binh, họ lưng tựa lưng dùng trường mâu tạo thành mâu trận, hỗ trợ phối hợp từng bước tiến lên. dùng sức mạnh lực lượng bắt đầu phát đầu tấn công quân Đại Thực.

Lúc này, trong màn đêm khó mà nhìn rõ, sức chiến đấu của hai bên chính là dựa vào sự tập huấn thường ngày. Nếu là quân Thổ Hỏa La hoặc Sindh e rằng một ngàn bộ binh quân Đường đã có thể càn quét ba ngàn kỵ binh, nhưng tiếc rằng đối thủ hôm nay lại là quân tinh duệ Khurasan, nhất là ba ngàn người này lại là tinh duệ trong tinh duệ của bốn vạn quân Khurasan, bọn chúng thậm chí còn có thể xông ra khỏi mê hồn trận của bão tuyết để đến đây, chỉ thế thôi cũng biết được sức chiến đấu họ đến đâu.

Lúc này, đại đa số quân Đại Thực đã xông vào thành. Shahim bắt đầu bố trận, cứ từng một trăm người làm một đội từ bốn phương tám hướng phát động đòn tấn công mạnh với bộ binh Đại Đường. Song phương cùng lâm vào trận chiến quyết liệt.

Một quân Đường đứng đầu đã bị trường mâu của quân Đại Thực xuyên qua lồng ngực, hắn thảm thiết hét lên rồi ngã sục, một binh sĩ quân đường sau lưng hắn lập tức đi lên thay vị trí của hắn tiếp tục chiến đấu. cùng phối hợp với trái phải đâm mâu về phía quan quân Đại Thực. Quan quân Đại Thực rú lên thảm thiết, thân thế của nó bị ba cây mâu này đâm thẳng giơ cao...

Thời gian dần qua đi. tình hình chiến cục càng lúc càng bất lợi cho quân Đường, bọn họ đã trận vong gần nửa. Dù cho quân Đại Thực cũng lũ lượt ngã xuống, nhưng ưu thế quân số đã ngày càng rõ rệt. Từ một chọi ba, dần dần trở thành một chọi năm.

La Diên Quan biết rõ có đánh tiếp quân Đường chỉ có con đường là toàn quân hi sinh, bèn lập tức hạ lệnh: "Bỏ thành, mở con đường máu!"

Năm trăm quân Đường còn lại lập tức dùng hết sức mình xông ra khói bao vây của quân Đại Thực, lập tức rút về phía nam. Bọn họ lợi dụng sự am hiểu về đường phố ở đây, lập tức chạy về chuồng ngựa doanh trại, lấy được chiến mã lập tức rút khỏi thành Na Sắc Ba từ cửa nam.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-612)


<