Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Thiên Tống - Hồi 288

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 288: Ba việc đại sự
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Muốn tiêu diệt toàn bộ tộc người Nữ Chân duy nhất còn tồn tại với thế lực và quy mô của hai mươi bộ tộc Hoàn Nhan liên minh lại với nhau, thì phải phá hoại mối đoàn kết của nội bộ họ, làm như thái độ của Hoàn Nhan Lan, người đứng đầu của bộ tộc đứng thứ hai trong hai mươi bộ tộc Hoàn Nhan rất được mọi người chú ý. Âu Dương cốn cho rằng Hoàn Nhan Lan đã bị ép khô toàn bộ giá trị thặng dư, sau đó mới phát hiện, hóa ra người bị ép cho khô như Hoàn Nhan Lan vẫn có mị lực riêng của nàng ta như cũ.

Âm mưu này do Thái Hư Tử bày ra. Hoàn Nhan Lan sẽ gặp mấy người vốn là thuộc hạ của Tông Hàn ở tiền tuyến, mấy vị tướng lĩnh giết Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi. Tin tức này rất nhanh sẽ được truyền đến tai người Nữ Chân, sau đó sẽ tạo thành sự bất hòa và hiểu nhầm trong nội bộ người Nữ Chân. Lúc người Nữ Chân xuất hiện mâu thuẫn, Trương Tuấn sẽ lệnh cho Kim Tứ dùng cờ của bộ tộc Hoàn Nhan Lan tiến vào bức tường thành tự nhiên lớn nhất - sa mạc Phẫu A Lý, làm bạn với lợn, ăn thịt hổ, không chỉ có thể lấy lại Phẩu A Lý, mà còn có thể tạo nên mâu thuẫn sâu sắ trong nội bộ hai mươi bộ tộc Nữ Chân, cuối cùng tiêu diệt hoàn toàn tàn dư vũ trang quân sự của người Nữ Chân. Mà Hoàn Nhan Lan là mắt xích quan trong nhất của kế hoạch này.

Mọi việc do Thái Hư Tử, Trương Tuấn, còn có Kim Tứ hoàn thành, sau khi Âu Dương lừa được Hoàn Nhan Lan lên được sẽ chuyên tâm vào cuộc đại tuyển của triều đình. Đây là cuộc tuyển chọn Giám Quốc chính thức của Tống triều sau hơn nửa năm bị đám ma hợp càn quấy.

Giám Quốc là người có quyền lợi rất quan trọng, có thể ủy nhiệm cho bảy người của Lục Bộ Thượng Thư, doãn phủ Khai Phong tuyển chọn. Có thể sai phái Ngự Sử Đài tiến hành điều tra những địa phương có điểm không vừa lòng, lại do Ngự Sử Đài trình lên Sử Bộ như quy tắc, Sử Bộ xử lý ý kiến giao cho Thư Tỉnh phê chuẩn.

Quyền lợi này được công bố khiến đám quan viên sửng sốt hồi lâu. Sau đó xuất hiện một hiện tượng đặc biết, Lý Cương vốn là cửa náo nhiệt nhất lại trở thành lãnh môn. Ngô Mẫn lại trở thành ứng cử viên đứng đầu. Dù Ngô Mẫn mừng thầm khi thấy tình hình này, nhưng lại vui mừng không được lâu, sau khi ba phái lén lút mở cuộc họp nghiên cứu, đã nói rõ cách nghĩ của mình với báo Hoàng Gia, bất luận là ai trong ba phái được lên nắm quyền, họ đều sẽ tiến hành nghiêm trị các quan lại tham ô hại dân. Do vậy mà Lý Cương lại trở thành ứng cử viên đứng đầu.

Có vài người đã nhìn thấu, bất luận là Chu Bình hay là Âu Dương đều không có ý định bảo người đại diện cho lợi ích đoàn thể của mình tiếp nhận vị trí Giám Quốc. Họ đang liên hợp với nhau để đưa Lý Cương lên đài. Thông qua ba năm của Lý Cương tiến hành trình tự tuyển cử ma hợp.

Thanh Nghị Đại Phu đã tuyển chọn và đề ra bản dự thảo luật pháp với những khuôn phép hết sức tỉ mỉ. Quy định đầu tiên, quyền lực của Hoàng Thượng là tối cao, không ai có thể so bì. Thứ hai, quan viên có tư cách để tham gia tuyển cử Giám Quốc phải thuộc hàng ngũ phẩm trở lên, tiến sĩ hoặc quan viên có xuất thân ngang bằng với tiến sĩ. Thứ ba, người ứng cử không được có hành vi nào đi ngược luân lý, đạo đức, vết nhơ khiên người người oán trách. Thứ tư, người ứng cử do bình chọn phải có sự bình chọn của khoảng mười quan chức kinh thành thuộc hàng ngũ phẩm, võ quan nhị phẩm trở lên mới có thể trở thành ứng cử viên. Quyền tuyển cử cũng khá phóng khoáng. Các quan viên trong nước đáp ứng đủ các điều kiện đều có thể kêu gọi bỏ phiếu trong thời gian quy định. Có điều... Người thỏa mãn điều kiện không nhiều. Điều kiện nếu là quan địa phương thuộc hàng tứ phẩm trở lên, thì chỉ có Đệ Nhất Ti Soái và Quân Lộ Tiết Độ Sứ là có tư cách bỏ phiếu, mà võ tướng thì phải thuộc hàng nhị phẩm trở lên. Các võ tướng ở những địa phương trên cả nước gộp lại cũng chưa tới hai mươi người, võ tướng thuộc hàng nhị phẩm trở lên chỉ có hai người là Hàn Thế Trung và Lưu Kỵ.

Cho nên lực lượng chủ lực vẫn ở kinh thành. Hành động là bộ trưởng, phó bộ trưởng, đệ nhất bí thư trưởng, đệ nhị bí thư trưởng. Ủy XX, bộ XX, cơ quan nghiên cứu XX, cục XX...

Tri huyện lục phẩm Âu Dương được coi là đỉnh mốc, tri huyện Thọ Châu từ hàng ngũ phẩm. Các trưởng quan tri phủ thuộc hàng ngũ phẩm. Nhưng Thị trưởng thành phố Đông Kinh, cũng chính là phủ Khai Phong chính là đại quan tứ phẩm, đã là quan phẩm có tư cách trở thành ứng cử viên rồi.

...

Âu Dương cảm thấy các phụ san gần đây của báo Hoàng Gia đã trở thành một loại thường lệ. Làm một thương nhân, Âu DƯơng hiểu rất rõ cái gì gọi là tín dự đại chúng. Báo Hoàng Gia không giống những loại báo chí ở hiện đại trơ tráo đến nhiệt liệt chúc mừng sự việc XX nào đó, nó cũng có thể coi là tiền báo chí của lão bách tính. Nhưng phàm là nội dung trong các số tăng trang thì sẽ không thu tiền vượt định mức, không phải là tin tức báo chí sẽ không cho xuất bản. Báo Hoàng Gia chỉ có một hàng mục là nguyên bản quảng cáo.

Tháng năm, việc thu hút sự quan tâm của mọi người nhiều nhất chính là trận quyết chiến cuối cùng với người Nữ Chân, tiếp theo là cuộc chiến với Mông Cổ, di chuyển Tây Liêu, mở chính sách. Còn có cuộc tuyển chọn Giám Quốc lần thứ nhất của Đại Tống nữa.

Chiến tranh với Nữ Chân đã vang dội suốt mười năm qua, từ lúc bắt đầu, Đại Tống đã dùng chính sách "lề mề" để duy trì sự suy yếu quốc lực, quân lực của người Nữ Chân và người Khiết Đan. Ở đó, Đại Tống diễn một vai diễn có một vai trò không quá chói lọi. Người không biết xấu hổ thì sẽ vô địch, nước không biết xấu hổ thì còn vô địch hơn. Một mặt Tống Triều thiết lập mối quan hệ giao hảo với người Nữ Chân, mặt khác lại không ngừng vận chuyển vũ khí tới Khiết Đan, để người Khiết Đan giết người Nữ Chân. Có điều nếu là ở hiện đại thì Đại Tống vẫn rất quân tử. Như rất nhiều người biết đến Bin La Đen, lúc đầu là nước Mỹ giúp đỡ hắn thiết lập một tổ chức ngầm với một lực lượng nhất định, dùng để chống lại Liên Xô. Trước kia người Mỹ gọi hắn là chiến sĩ vĩ đại và tự do. Từ khi xâm phạm đến lợi ích của nước Mỹ, chiến sĩ tự do liền biến thành phần tử khủng bố. Giống như hiện nay một hòa thượng nọ bị gọi là người tôn giáo vậy, nếu một ngày nào đó, tên hòa thượng này cho người Mỹ một cái tát, người tôn giáo lập tức sẽ thành người của tôn giáo cực đoan. Người tốt hay người xấu, chủ yếu ở chỗ mối quan hệ giữa ta và ngươi có tốt hay không. Chiến thuật trở mặt của lão Mỹ được thực hiện từ Tổng Thống cho đến dân chúng, khá là quả quyết.

*****

Suy nghĩ kéo người Nữ Chân sụp đổ, làm người Nữ Chân rối loạn, lấy chiến nuôi chiến, khiến lực chiến đấu của người Nữ Chân bị tiêu hao. Nếu Hoàn Nhan A Cốt Đả thông minh thì hắn sớm đã liên hợp với người Khiết Đan. Vì cho dù người Nữ Chân thật sự có thể đánh bại người Khiết Đan đi chăng nữa cũng phải tiếp nhận sự khiêu chiến của quân Tống. Sau khi quân Tống tuyên bố chiến tranh với người Nữ Chân, quân Tống thế như chẻ tre, mặc dù chịu ảnh hưởng của khí hậu và tình hình bản địa, tiến triển của trận chiến có phần trễ nãi, nhưng với thực lực tổng thể cùng với sự anh minh của các tướng quân nên quân Tống đã chiếm hạ được phủ Hoàng Long, tuyên bố thời đại của người Nữ Chân đã kết thúc.

Việc tiến quân đến Mông Cổ và Tây Liêu diễn ra rất thuận lợi, họ căn bản không biết vì sao quân Tống lại đột nhiên tấn công họ trên toàn mặt trận như thế, lúc quân Tống tấn công, họ vẫn đang đắm mình trong cuộc tranh đoạt vị trí Minh Chủ và Hãn* vị. Cho dù có bộ tộc khác tiến hành chống cự quân Tống, nhưng hỏa khí là thứ nằm ngoài sự hiểu biết của họ, quân Tống chiếm vùng đại thảo nguyên của Mông Cổ và biến nó thành của mình không một chút khách khí. Sau khi chiếm được Mông Cổ, Lưu Kỵ liền chi quân thành hai hướng, một hướng đi đến Tây Liêu còn một hướng thì đi lên phía Bắc, tiến hành tranh đoạt vùng thảo nguyên trải dài của nước Nga. Khẩu hiệu của Lưu Kỵ là: đánh tới đâu hay tới đó.

*Hãn: Kha Hãn (tên gọi tắt của tộc trưởng các dân tộc Đột Quyết, Mông Cổ... Trung Quốc).

Chiếm được đất thì đương nhiên phải nghĩ xem nên sử dụng thế nào. Nếu người Hán không sử dụng thì sớm muộn gì cũng làm sản sinh ra nhiều dân tộc du mục mới ở vùng thảo nguyên bao la và màu mỡ này. Nhưng phải cho lão bách tính ích lợi gì thì họ mới chịu đến vùng thảo nguyên đây? Chính sách của triều đình là khoanh đất chăn nuôi. Biến dân du mục thành người định cư, biến đất vô chủ thành đất có chủ.

Biện pháp thịnh hành nhất là cho đàn ông cưỡi ngựa chạy độ nửa canh giờ, trong nửa canh giờ đó anh có thể chạy bao xa thì đất đó sẽ thuộc về anh. Sau đó đất này sẽ trở thành đất hợp pháp của người đàn ông đó, đàn ông có thể ở trong khu vực ấy mà chăn nuôi, trồng trọt, xây nhà, phóng hỏa, hạ độc, đánh vợ... Sẽ có huyện thành ở khu vực nhất định, cho quan viên người Hán quản lý thuận tiện, mỗi huyện đều có nghìn tên cấm vệ quân bảo vệ quyền lợi cho vùng đất của họ. Người Hán có thể bảo vệ chính mình, tổ chức đội ngũ để ứng phó với những tình huống bất ngờ.

Về phần vùng đất đã có người cư trú, biện pháp được áp dụng thường có mấy loại sau: một là giết sạch, bất kì bộ tộc nào chống cự có quy mô thì sẽ tiến hành tấn công tập trung vào bộ tộc đó. Thứ hai là trục xuất, những bộ tộc này sẽ thông qua cuộc đàm phán nhất định để tự nguyện rời khỏi vùng đất của mình theo hướng Bắc. Thứ ba là mua bán, những người không ở trong hai loại kể trên, tức là không chống đối cũng không đàm phán, nhân khẩu bị cướp đoạt, gửi đến nơi buôn bán lao động phi pháp ở Hàng Châu tiến hành mua bán. Loại thứ tư là khen thưởng và tặng lễ vật, cái này chủ yếu tập trung vào nữ giới xinh đẹp của các bộ lạc này. Họ sẽ được xem như một lễ vật, họ nhận được rất nhiều sự hoan nghênh của quan viên trong triều, đặc biệt là con gái và vợ của các Hãn. Bởi vì đó là một phong vị rất khác so với người vợ của mình. Mãi đến khi Triệu Ngọc gửi hai vụ án tiêu biểu cho Ngự Sử Đài, có liên quan đến những người ở bên cạnh các đại quan và Trương Tuấn, mọi người mới bớt phóng túng.

Đề tài cuối cùng chính là tuyển cử Giám Quốc.

Do trước đó vài ngày, Âu Dương đã đào ngũ, đi đến đại lao Thương Châu nên Cửu Công Công chỉ có thể gặp Âu Dương vào đêm trước cuộc tuyển cử. Cửu Công Công đi thẳng vào vấn đề:

"Âu đại nhân, Bệ hạ bảo gia gia hỏi người một số câu hỏi, mong đại nhân hãy thành thật trả lời."

"Được."

"Câu hỏi thứ nhất, tuyển cử Giám Quốc như vật có anh hưởng đến danh dự hoàng gia không?"

Âu Dương đáp:

"Tất nhiên là không, nhưng sẽ ảnh hưởng đến một vài quyền lợi của hoàng gia, cũng có khả năng sẽ khiến một vài Vương Gia bất mãn."

"Câu hỏi thứ hai, Âu đại nhân làm thế nào để ảo đảm Triệu Gia sẽ nắm quyền lâu dài?"

"Theo luật tuyển cử cũ, Hoàng Thượng sẽ là người giám sát. Binh quyền nằm trong tay Hoàng Thượng. Vì trong triều đình có hơn ba góc đại quan không ngừng đối đầu với nhau, cho nên tuyệt đối sẽ không có hiện tượng một đảng khuynh triều. Hoàng Thượng còn có quyền quản chế trực tiếp với Đại Lý Tự, Ngự Sử Đài. Đứng nói mọi người không dám làm mưa làm gió, cho dù có người có suy nghĩ đó thì cũng lực bất tòng tâm."

Âu Dương nói:

"Điểm quan trọng nhất là, các quần thần đã không còn ủng hộ đám con cháu không phải thuộc Triệu Gia làm vua nữa, quyền lợi chuyển đổi, vị trí của Hoàng Thượng cũng không còn là món ngon khiến người ta thấy mà thèm như trước đây nữa. Mà tranh đoạt vị trí Giám Quốc sẽ càng kịch liệt hơn. Nhưng binh quyền trong tay Hoàng Thương, nếu có ác như trước cũng không đủ khả năng tạo thành binh biến. Cho nên nếu đem tình hình hiện nay của Đại Tống so với trước kia sẽ thấy, đất nước ngày càng ổn định hơn, không dễ diễn ra chiến tranh hay bạo loạn. Cho dù bách tính phát động đầu tranh cũng là vì Giám Quốc sai lầm chứ không phải là lỗi của Hoàng Thượng."

Cửu Công Công cười khổ:

"Cảm ơn Âu đại nhân đã trả lời luôn cho gia gia câu hỏi thứ hai, ba, tư, năm và sáu. Câu hỏi thứ bảy, nếu ngày nào đó Trẫm không vui, Trẫm có thể phế bỏ chức Giám Quốc không?"

Âu Dương suy nghĩ một lát rồi nói:

"Hoàng Thượng phế chức Giám Quốc một lần thì con cháu Triệu gia đương nhiên sẽ phế bỏ lần hai. Như vậy thì sẽ có lần ba, lần bốn... Vậy nghĩa là Bệ hạ phó mặc với những nỗ lực, những việc mà Giám Quốc đã làm. Hơn nữa sẽ khiến mâu thuẫn giữa Hoàng Thượng và các thần tử thêm phần trầm trọng."

Cửu Công Công nói:

"Câu hỏi thứ tám:

"Vậy, nếu Trẫm cho rằng người này không có khả năng đảm nhiệm vị trí Giám Quốc thì Trẫm nên xử lý thế nào?"

"Hoàng Thượng có thể cho Ngự Sử Đài triệu người này đến, nếu người này có làm điều phi pháp thì sẽ giao cho Đại Lý Tự trị tội, phế bỏ quyền Giám Quốc của người này, mọi người tiến hành tuyển cử lại. Hoàng Thượng cũng có thể tỏ ý không tín nhiệm với Giám Quốc, sau đó để mọi người bỏ phiếu tiến hành tuyển cử lại. Nhưng tuyệt đối không được vì sở thích cá nhân mà tùy tiền phế bỏ chức Giám Quốc."

"Câu hỏi thứ chín: Khanh thấy Trẫm có nên phong thiện Thái Sơn không?"

"Giờ Đại Tống dân giàu nước mạnh, vẫn có thể lãng phí được."

*****

Âu Dương nói:

"Lần đầu tiên thi hành chính sách Giám Quốc, không tránh khỏi có những rắc rối. Điều không thể thiếu nhất khi ấy là uy tín của Hoàng Thượng. Phong thiện Thái Sơn, chiêu cáo thiên hạ. Vừa thể hiện uy danh của Hoàng Thượng, vừa góp phần củng cố chính sách Giám Quốc, giữ gìn thiên hạ muôn đời cho con cháu Triệu gia."

"Câu hỏi thứ mười."

Cửu Công Công hỏi:

"Nếu đi phong thiện Thái Sơn mà muốn đi qua Dương Bình thì..."

"Uhm, cái này hỏi rất hay."

Âu Dương toát mồ hôi, nói:

"Không có cách nào để trả lời, tốt nhất là đừng đi qua Dương Bình."

"Câu hỏi thứ mười một."

Cửu Công Công nhìn thủ dụ ở trên tay, hoit:

"Người được trúng tuyển làm Giám Quốc đợt này là ai?"

"Lý Cương."

Âu Dương nói:

"Xem như báo đáp, hắn khá xem trọng sự phát triển thương nghiệp, đồng thời cũng đồng ý tăng thêm ghế Đại Phu để luân phiên trong triều, hai Đại Phu sẽ được chọn ra từ trong những thương nhân xuất sắc nhất của Hàng Châu, Dương Bình. Còn có thêm sáu chức nghiệp là Nông, Công, Ngư, Nha Dịch, Sương Quân, Cấm Vệ Quân. Nhiệm kỳ bốn năm một lần. , trong thời gian nhậm chức, triều đình sẽ có trợ cấp. Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại*. Cho dù họ không có cách nào nói ra, thậm chí là không biết bản thân nên nói cái gì, nhưng họ sẽ dùng thân phận của chính mình để liên tưởng, mỗi một chính sách của triều đình sẽ tạo ra hậu quả như thế nào với ngành nghề của họ, họ có thể tiếp nhận hay không, người nhà họ, người bên cạnh họ có thể tiếp nhận được hay không. Gần trăm năm qua, ở Tống liên tục diễn ra bạo dân, phá hoại nghiêm trọng nền móng Đại Tống, tiêu hao quốc lực Đại Tống. Cho nên chúng ta phải để cho họ được tham dự triều nghị, như Thái Thượng Hoàng vậy, ông ta biết Hoa Thạc Cương sẽ tạo nên mối nguy hại cho bách tính không? Ta thấy không phải Thái Thượng Hoàng tàn nhẫn, mà là vì ông ta không biết toàn diện mà thôi."

*Hải nạp bách xuyên, hữu dung nãi đại: Tạm dịch: Biển có thể thu nạp trăm sông, dung chứa được nên mới thành ra to lớn

Cuộc giao dịch bên trong như vậy Âu Dương đúng là thuận tay tóm lấy, một chút cũng không cảm thấy có gì đáng xấu hổ cả. Cũng không phải Âu Dương không biết đạo lý quân tử vô tư, mà là sâu trong lòng hắn cũng nghĩ như vậy, phàm là những ngưởi tham gia tranh cử, đều sẽ có chút dối trá. ví dụ như để được chọn làm thư ký chi bộ, con tôm đã phải đút lót tới mười mấy bát canh suông mới nắm được chức vị ấy trong tay. Nhưng tên lớp trưởng chết tiệt kia lại chọn canh gà, con tôm không thể làm gì hơn...

Cửu Công Công cười khổ:

"Âu đại nhân, người giải đáp câu hỏi đều là giải đáp lần lượt. Người nói nhiều như thế, gia gia sao nhớ hết được đây."

"Vậy thì ta viết."

Âu Dương cưởi, hỏi:

"Sao, Hoàng Thượng đến đó dạo chơi nên tinh thần rất sảng khoái phải không?"

Cửu Công Công vừa viết vừa nói:

"Đúng là không tệ, gia gia cũng được mở rộng tầm mắt. Hoàng Thượng nói năm ngoái người thường xuyên đến Giang Nam du ngoạn, bây giờ đi lên phía Bắc xem sa mạc, thảo nguyên, thật sự có một tư vị khác hẳn. Hoàng Thượng nói, Hà Sơn rộng lớn, giờ người mới hiểu vì sao lại có nhiều Hoàng Đế thích thân chinh như thế. Câu hỏi tiếp theo:

"Ngươi và Lý Cương ngầm giao dịch gì với nhau?"

....

Sau khi ghi lại đáp án của các câu hỏi, Cửu Công Công nói:

"Chuyến đi Thái Sơn sẽ được khởi hành vào đầu xuân năm sau, chiêu cáo thiên hạ là một chuyện lớn, Âu đại nhân phải ra sức đôn đốc."

Âu Dương vội nói:

"Cửu Công Công, ta chỉ là một phó tể tướng, kì nghỉ sang năm ta cũng đã xin xong xuôi cả rồi. Vả lại, chỉ có Hộ Bộ Thượng Thư là chức quan ta chỉ phái và ủy nhiệm. Chuyện của Lễ Bộ Công Công nên tìm Lễ Bộ thì tốt hơn."

"Hớ, người lại xin nghỉ?"

Cửu Công Công lại cười khổ:

"Hoàng Thượng nói không sai, người không thể ở mãi một chỗ được."

Âu Dương nói lời khách sáo:

"Triều đình tự có người tài giỏi. Vả lại không quản chính là quản. Mỗi năm ta đề xuất hai mươi ý kiến, mọi người đáp ứng một nửa là đã rất nể mặt ta rồi. Nếu một năm ta chỉ nói một ý kiến mà họ lại không đồng ý thì đó chính là không cho bản thân thể diện."

"......"

Lối suy nghĩ này kể ra cũng không tệ. Cửu Công Công nói:

"Hoàng Thượng nói rồi, nếu Âu Dương không làm việc, thì sau cuộc vận động bầu cử phải đến phủ Hoàng Long đợi Hoàng Thượng, cùng Hoàng Thượng đến nơi người Nữ Chân trú ngụ."

Âu Dương sửng sốt, hỏi:

"Sao ta lại phải đi?"

Cửu Công Công nói:

"Người khá tùy ý với Hoàng Thượng, người lại thông thuộc đất đai của người Nữ Chân, đương nhiên người phải đi rồi."

Hóa ra là thế, Âu Dương cũng có thể hiểu được. Triệu Ngọc đi ra ngoài luôn mang theo một đám người, Triệu Ngọc không nói, họ cũng không dám nói. Triệu Ngọc hỏi một câu, họ sẽ trả lời một câu. Hỏi đi đến đâu thì tốt, họ chỉ trả lời nơi tốt nhất để đi là những nơi an toàn. Âu Dương thì khác, Âu Dương biết chơi và dám chơi. Hắn cùng Tống Huy Tông đã từng nhảy qua sông, luồn qua bụi tre chỉ để trộm một con gà.

Cửu Công Công còn hỏi rất nhiều chuyện, ví dụ như làm thế nào để bảo đảm Đại Lý Tự và Ngự Sử Đài chỉ một lòng một dạ với Hoàng Thượng mà không bị người khác mua chuộc, vv.

...

Cuộc đại tuyển chọn Giám Quốc lần thứ nhất của Đại Tống đã được khai mạc. Báo Hoàng Gia là đơn vị chịu trách nhiệm đưa tin về mọi mặt của cuộc tuyển cử. Mặc dù ba phái đã ngầm quyết định ai được chọn làm Giám Quốc, nhưng tổng nhân số của ba phái cộng lại còn chưa tới một nửa. Hơn nữa Lý Cương cũng rất vui vẻ lắng nghe các kiến giải chính trị của những người không thuộc bè phái nào, hắn nắm giữ mấy vị trí trong yếu của Bộ Môn Thượng Thư, có thể chọn người thích hợp đến đảm nhiệm từ những người trong đó.

Có điều, cuộc tuyển chọn lần thứ nhất không thể nói là hoàn mỹ, ít nhất là trong bộ phận những người không coi nó là hoàn mỹ. Vì Ngự Sử Đài đã buộc tội sáu quan viên, phần lớn là những quan viên giữ vai trò khá chính yêu của ba phái. Tội danh là ngầm cấu kết, móc nối với nhau. Cũng chính là lén lút tiếp xúc với một số người có tư cách bỏ phiếu, hơn nữa còn hứa hẹn hoặc cho họ một số lợi ích nhất định. Tất cả bọn họ đều bị bắt.

Đại Lý Tự Khanh còn tuyên bố:

"Phụng mệnh của Hoàng Thượng, bất kỳ quan viên nào sử dụng tiền tài, lợi ích để mua chuộc phiếu bầu thì sẽ tương đương với tội giả ngự bút, bị khép vào tội khi quân phạm thượng. Người dành lợi ích cho những người có tư cách bỏ phiếu sẽ bị xử tử, còn người có được lợi ích thì sẽ bị tịch thu toàn bộ tài sản, lưu vong ba vạn dặm.

Chiêu này của Triệu Ngọc khá độc, nếu là trước đây, nếu Triệu Ngọc muốn xử tử đại thần, nhất là các đại thần tứ phẩm trở lên, thì sẽ có cả một đám quan viên đến cầu xin, cho dù là kẻ thù chính trị, cũng không hi vọng mình một ngày nào đó mình cũng sẽ bị xử tử. Nhưng mà... Do Ngự Sử Đài và Đại Lý Tự là hai cơ quan đơn lập, đến Lý Cương cũng không thể truyền lệnh, những người chịu trách nhiệm như bọn họ căn bản không bao giờ nghe, cũng không dám nghe lời cầu tình của các quan đại thần. Chiếu theo quy định, cuộc tuyển cử sẽ được hoãn lại ba ngày, trong ba ngày này, nếu có quan viên nào vi phạm sẽ bị giết, bị lưu vong và xử lý một cách gọn gàng, sạch sẽ.

Nhưng cách làm tiền trảm hậu tấu của Triệu Ngọc khiến mọi người rất bất mãn, Lý Cương và mười mấy viên quan đại thần đều dâng sớ lên cho Triệu Ngọc, nói rõ Triệu Ngọc xử lý chuyện này như vậy là không thỏa đáng một cách đầy khôn khéo. Họ cho rằng quan viên phạm tội giết có thể cho qua được, nhưng trước khi sự việc xảy ra lại không chịu nói rõ cho mọi người biết mọi hành vi can dự vào cuộc tuyển cử thì sẽ bị xử phạt như thế nào là rất không công bằng.

Nhưng họ cũng chỉ dám nói thôi bỏ đi, chứ còn biết làm thế nào được nữa?. Vả lại, người nên giết cũng đã giết rồi. Có điều dân chúng lại rất ủng hộ chuyện này, họ không hi vọng cuộc tuyển cử chỉ là hoạt động của các quan viên lão làng. Theo cách nhìn của dân chúng thì họ không đồng ý cho Lý Cương trúng cử, vì chủ trương của Lý Cương không giúp ích được gì nhiều cho sự phát triển nông nghiệp và thương nghiệp, còn chủ trương của hai người kia lại có thể gia tăng tỷ xuất phát triển nông thương, mở rộng diện tích đất trồng trọt bình quân đầu người. Với những người ở tầng lớp thấp mà nói, Lý Cương đương nhiệm không phải là chuyện gì tốt. Đương nhiên, nông dân ở tầng lớp bình thường không ai có thời gian để mà suy nghĩ những vấn đề như thế, phần nhiều là công nhân ở các khu công nghiệp Đông Kinh. Họ hiểu chút về chính trị, cũng rất rõ ai lên nắm quyền thì sẽ có lợi cho họ nhất. Đáng tiếc, ít nhất là trong mấy mươi năm qua, Tống triều không có khả năng tiến hành bỏ phiếu toàn dân, quyền được nói vẫn nằm trong tay sĩ tộc, địa chủ và thương nhân, còn mặt trận chính trị thì tạm thời chỉ có thể là vũ đai của ba loại chức nghiệp mà thôi.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-298)


<