Vay nóng Homecredit

Truyện:Thiên Tống - Hồi 286

Thiên Tống
Trọn bộ 298 hồi
Hồi 286: Chủ trương chính trị
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-298)

Siêu sale Shopee

Ba người xem tư liệu, trước hết, Âu Dương nói rõ những bất mãn của người Nữ Chân đối với người Hán, bắt đầu từ cừu hận của hai bên.

Sau đó, trọng điểm nhắc đến là đoàn thể tinh anh của người Nữ Chân. Rồng sinh rồng, con trai của Hoàn Nhan A Cốt Đả thì người này mạnh hơn người kia, nhân tài trong tốc người Nữ Chân cũng không phải xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ.

Âu Dương cho rằng, người đương giữ quyền hành trong tay hiện nay của tộc Nữ Chân có năng lực hô phong hoán vũ, chỉ cần cất tiếng là triệu người hưởng ứng.

Hơn nữa, không chỉ Hoàn Nhan Ngô Khất Mãi có năng lực này mà cả Hoàn Nhan Tông Bật và Tông Hàn cũng có năng lực ấy.

Âu Dương lại nói sơ về thói quen của người Nữ Chân, những phong tục, ngôn ngữ.. v. v. được giáo dục từ nhỏ, Âu Dương cho rằng bản tính của người Nữ Chân khác hoàn toàn về chất so với tộc người Khương, với người Khiết Đan cũng có khác biệt rất lớn.

Điểm chủ yếu nhất là rất khó khiến họ bị đồng hóa. Họ có ngôn ngữ của riêng mình, cũng có vòng quay số phận của riêng mình, người Hán bị loại trừ, họ cũng không nguyện ý bước vào guồng quay của người Hán, trừ phi có thể dung hợp một cách thầm lặng khoảng cách mấy trăm năm.

Lý Cương nhìn xong thì trầm mặc một hồi lâu, sau đó mới mở lời:

"Nếu đã xem tài liệu này của Âu tướng rồi mà chúng ta vẫn tiếp tục nghị hòa với người Nữ Chân, ngộ nhỡ tương lai người Nữ Chân tái nổi loạn, sợ rằng chúng ta sẽ chẳng còn mặt mũi nào để mà đối mặt với liệt tổ liệt tông."

Ngô Mẫn hỏi:

"Lý tướng đồng ý với cách nghĩ của Âu tướng sao? Vậy thì người Nữ Chân ở Đông Hải phải làm thế nào?"

Người Nữ Chân ở Đông Hải đã chấp nhận chính sách trấn an có tính cưỡng chế, các tộc trưởng cũng coi như là có chung tay phối hợp hành động, ít nhất là ở bề mặt.

Âu Dương nói:

"Nếu đã muốn hạ độc thủ với bộ phận người Nữ Chân ở cả năm quốc gia thì đương nhiên không thể giữ lại người Nữ Chân ở Đông Hải. Bảo Trương Tuấn tướng quân thu xếp, nhân cơ hội địch không kịp chuẩn bị mà tiêu diệt tận gốc, có lẽ mọi việc sẽ khá nhẹ nhàng."

Bạch Thời không đồng ý, nói:

"Vậy chúng ta không phải trở thành kẻ tiểu nhân nói rồi lại lật lọng sao? E rằng không chỉ có chúng ta chịu liên lụy, mà còn ảnh hưởng đến thể diện của Hoàng Thượng nữa."

Thấy Bạch Thời mang cả Hoàng Thượng ra để dọa, Âu Dương cũng không thèm khách khí, hắn nói thẳng:

"Người Nữ Chân ở Đông Hải được dẹp yên là do công của Bạch đại nhân lúc người giám quốc, bây giờ lại phải diệt, tất nhiên vẫn phải để cho Bạch đại nhân ra tay rồi. Sau khi sự việc thành công, Bạch đại nhân từ chức để tiện bề ăn nói với mọi người là xong."

Bạch Thời trầm mặc một lúc rồi hỏi:

"Nếu ta không đồng ý thì sao?"

Âu Dương khẽ buông tay:

"Vậy thì phải xem ý kiến của Ngô tướng quân và Lý tướng quân thế nào rồi."

Giờ không phải chỉ là một lời nói mà thôi, nếu không Âu Dương sớm đã phản đối chính sách của triều đình với người Nữ Chân ở Đông Hải rồi.

Ngô Mẫn nói:

"Làm một lần, khỏi lăn tăn về sau, ta đồng ý với cách nghĩ của Âu đại nhân."

Người chịu họa không phải là hắn, áp lực của hắn không lớn.

Lý Cương gật đầu, nói:

"Âu tướng quân rõ ràng đã lập nên rất nhiều chiến công, ta tin rằng nếu không tiêu diệt họ thì sau này ắt sẽ có họa. Ta đồng ý với cách nghĩ của Âu tướng quân. Bí mật ra lệnh cho Trương Tuấn giải quyết người Nữ Chân ở Đông Hải, sau đó cố gắng kết thúc chiến sự vời người Nữ Chân vào năm tới."

Bạch Thời bất mãn:

"Đây là ý kiến của mọi người, dựa vào cái gì lại bắt ta phải từ chức?"

"Bạch đại nhân, đây là quy tắc, quy tắc do chúng ta tự định ra."

Ngô Mẫn nói:

"Nếu ngươi không muốn để cho mấy người chúng ta thương lượng rồi đưa ra quyết định, thì chúng ta chỉ có thể đoàn kết lại để buộc tội ngươi, kéo ngươi xuống đài. Như vậy ngươi không chỉ mất mặt mà còn đắc tội với chúng ta nữa. Ngược lại, nếu người đồng ý với cách thu xếp như thế kia, ngươi ở phái nào ngươi vẫn có phần của mình ở phái đó như trước."

"Haha."

Bạch Thời ngoài cười, trong không cười, hừ lạnh hai tiếng rồi nói:

"Nếu vì lợi ích của Tống quốc, Bạch mỗ ta nhận chút tiếng xấu cũng không thấm vào đâu."

Thương nghị bên này hoàn tất, ngày hôm sau, Bạch Thời dùng thân phận Giám Quốc ra mật lệnh, yêu cầu Trương Tuấn tiêu diệt người Nữ Chân ở Đông Hải.

Lúc Trương Tuấn nhận được mệnh lệnh thì ngẩn ngơ một lúc, nhưng thủ dụ của Triệu Ngọc cũng đến rất nhanh ngay sau đó, bên trên có dặn dò: Theo cách của Giám Quốc mà làm. Do vậy mà khi những ngày nghỉ tết gần kết thúc, Trương Tuấn liền tiến hành tấn công bất ngờ người Nữ Chân ở Đông Hải.

Đội quân mạnh mẽ áp chế, chuyển dời những thanh niên trai tráng của người Nữ Chân ở Đông Hải đến vùng đất vốn thuộc quyền quản lý của quân lộ Vĩnh Hưng, những người già yếu thì được sắp xếp cho đến ở Tô Châu.

Người phản kháng hoặc là tìm đủ loại lý do để không dời đi thì sẽ bị xử tử. Nước bại trận không có quyền lợi yêu cầu hai chữ nhân quyền.

Chuyện này vừa truyền ra ngoài, người Nữ Chân vốn đang co cụm ở năm quốc gia cuối cùng cũng từ bỏ hòa đàm, bắt đầu chuẩn bị chiến tranh toàn diện. Tống Triều và dân chúng vô cùng bất mãn với kiểu chấp chính của Bạch Thời, sao có thể nói lời rồi lại nuốt lời như thế kia chứ?

Hơn nữa, trước đó cũng không chịu thông báo cho người ta biết, cũng không tiến hành biểu quyết ở trên triều đình. Bất mãn nhất là các quan chức của chế độ cũ, nhân nghĩa lễ trí tín trung hiếu đễ luôn là tiêu chuẩn để họ đo lường đức hạnh.

Việc xử lý người Nữ Chân ở Nam Bộ trước đó đã khiến họ rất bất mãn rồi, có điều, lần đó vì cái chết của Lý Bang Nhạn, Triệu Ngọc lại nổi tiếng về đức hiếu nghĩa hiếu sinh, thêm có đám người của Âu Dương tán thành nên bọn họ đành phải chấp nhận.

Chính sách của Bạch Thời đối với người Nữ Chân ở Đông Hải đã thu phục được một nhóm người, nhưng không ngờ Bạch Thời nói trở mặt liền trở mặt, điều này khiến họ rất phẫn nộ.

Các Môn Hạ Thượng Thư và Môn Hạ Thị Lang đại diện cho các quan chức cũ đã tiến hành đả kích Bạch Thời. Sau đó Bach Thời tự nhận lỗi, nhường quyền Giám Quốc cho Lý Cương tạm thời đảm nhận, sự bất mãn của triều đình và dân chúng mới từ từ lắng lại.

Đây chính là trò chơi chính trị, tạm thời hi sinh một người để đổi lấy lợi ích thật lớn, đồng thời triệt tiêu những tác dụng phụ về sau.

Triệu Ngọc cùng đón năm mới với mấy vị tướng quân ở Thông Châu. Xem xong tin thì nhìn Cửu Công Công cười, nói:

"Năm ngoái, khi Trẫm giải quyết người Nữ Chân ở Nam Bộ, đã tốn không biết bao nhiêu tâm tư, may nhờ Âu Dương giúp Trẫm tiêu diệt Lý Bang Nhạn mà mói chuyện có thể tiến hành một cách thuận lợi. Khanh nhìn bốn người bọn họ diễn trò mà xem, mặt không đỏ, tim không đập, nói giết là giết, xoay người nhìn lại, đến một chút tổn thất cũng không có. Nếu Trẫm ở vào vị trí ấy, chắc Trẫm phải tự mình cõng lấy tội danh đó rồi."

Cửu Công Công hỏi:

"Bệ hạ, nếu Bạch Thời duy trì hòa đàm với người Nữ Chân, còn đồng ý với một vài điều kiện của người Nữ Chân, Bệ Hạ sẽ ra mặt ngăn cản chứ?"

"Vấn đề này... Trẫm chưa từng nghĩ đến."

*****

Triệu Ngọc nhíu mày, đây đúng là một vấn đề, vấn đề là người nắm quyền và cho áp dụng biện pháp ấy không hợp với cách nghĩ của mình, vậy thì mình có phải sẽ ra mặt can thiệp hay không? Triệu Ngọc lắc đầu:

"Không, trừ phi tổn hại lớn đến quốc thể, nếu không Trẫm sẽ mặc kệ họ, xem rốt cuộc là có thể làm được trò trống gì cho Trẫm? Cái tên Âu Dương cứ khoe khoang ở trong cõi mộng du là cái này tốt, cái kia tốt, ta cũng muốn xem rốt cuộc có tốt thật hay không."

Cửu Công Công nói:

"Âu Dương làm nửa tháng thì không làm nữa, Bạch Thời cũng chỉ có mấy tháng, không biết Lý Cương..."

"Trẫm cược với khanh, Lý Cương ít nhất có thể ngồi vững ở cương vị đó hai năm."

Cửu Công Công sửng sốt:

"Sao Bệ hạ lại khẳng định như thế?"

"Cách đối nhân xử thế của Lý Cương khá công chính. Sẽ không nặng tư lợi giống như Âu Dương, Bạch Thời và Ngô Mẫn. Cho nên ba người Âu Dương cũng cảm thấy để Lý Cương làm Giám Quốc khá ổn."

"Bệ hạ, Ngô Mẫn và Bạch Thời thì Gia Gia biết, nhưng Âu Dương thì có tư lợi gì?"

"Tư lợi của hắn chính là vì nước, vì dân. Hắn làm thương nghiệp cũng tốt, giựt dây tuyên chiến với Kim - Liêu cũng tốt, đều là vì Đại Tống. Trẫm nên sớm nhìn ra, người như vậy tuy là rường cột của nước nhà nhưng lại không phải là chuyện gì có lợi cho Triệu gia."

"Sao Bệ hạ lại nói như vậy?"

"Ví dụ: Trẫm nghe phố phường truyền tai nhau một câu hỏi, thời kỳ Thái Thượng Hoàng nắm quyền, truyền nọc độc hoa thạch cương, lúc này cho ngươi một cơ hội, ngươi có thể giết chết Thái Thượng Hoàng, cứu vãn hàng vạn dân sinh, ngươi có dám động thủ không?"

"....... ."

Cửu Công Công lau mồ hôi.

Triệu Ngọc nói:

"Có lẽ chỉ có một mình Âu Dương trong số quan viên của toàn Đại Tống sẽ chọn cách động thủ. Hoa thạch cương mắc mớ gì đến quan lại? Có quan lại còn vì hoa thạch cương mà thăng quan tiến chức. Có nhất thiết phải vì sự sống chết của mấy lão bá tính mà đem tính mạng của mình để vào chỗ nguy hiểm hay không?"

Cửu Công Công vội nói:

"Âu Dương có to gan lớn mật..."

"Nói bậy, nếu cho Trẫm một cơ hội như thế Trẫm cũng sẽ giết."

Triệu Ngọc nói:

"Thiên hạ Triệu gia ta sao có thể để bại trong tay của một tên vô dụng bất tài như thế được. Hắn có chết mười lần cũng không đủ. Thiếu đi Thái Thượng Hoàng thì người Triệu gia vẫn làm Hoàng Đế. Nhưng có quá nhiều Thái Thượng Hoàng thì dân chúng có thể sẽ lầm than, thiên hạ của Triệu gia thậm chí còn vì thế mà thay tên đổi họ. Như triều Thương diệt vong trong tay Trụ Vương, nếu khi đó có một người có thể giết chết Trụ Vương, thì thiên hạ vẫn sẽ là của triều Thương. Ôi chao... Nếu ngày nào đó Trẫm cũng trở thành một hôn quân thì..."

Cửu Công Công tỉnh ngộ:

"Cho nên Bệ hạ không thể nhúng tay vào chuyện của họ, Bệ hạ có sai, người khác chưa chắc đã dám mở miệng nói gì, . Nếu họ sai, thì sẽ bị người khác lôi xuống ngựa. Như vậy thì sai lầm mà họ phạm phải sẽ ít hơn Bệ hạ một chút."

"Chính là ý này."

"Báo."

Một tên nội thị vệ ở ngoài cửa phòng nói:

"Hàn tướng quân và mọi người đến rồi."

"Dẫn họ vào Thiên Đường, Trẫm sẽ qua đó ngay."

Cơm tất niên, Triệu Ngọc mời khách.

Cung nữ giúp Triệu Ngọc sửa sang lại y phục, sau đó đến Thiên Đường, lúc gần đến nơi thì nghư mấy người ở trong đó lớn giọng nói chuyện:

"Tỷ lệ nắm hạ là chín phần chín."

"Tướng quân thắng trận vô thường, vả lại quân cơ vẫn còn đang nghiên cứu, sao ngươi biết là có thể nắm hạ chứ."

Hàn Thế Trung quát lớn:

"Uống hai chén rượu một cái là miệng nói không ngớt, người đâu, mau lôi mấy người này xuống, vả mỗi người mười cái vào miệng cho ta."

"Chuyện gì mà phải vả vào miệng như thế?"

Triệu Ngọc bước vào trong Đường, nói:

"Hình như có một vài chuyện mà Trẫm không được biết, ngồi đi. Đúng rồi, các khanh này, nếu Hàn Đại Nguyên Soái đã bảo phải vả miệng thì cứ kéo xuống dưới và vả miệng đi."

"Vâng!"

Hai tướng quân xúi quẩy bất đắc dĩ phải lui xuống.

Mọi người ngồi vào chỗ, Hàn Thế Trung thấy quanh bàn toàn là chủ tướng cấp cao bèn nói:

"Bẩm Bệ hạ, là Âu tướng quân chỉ đường cho chủ tướng, còn có công của quân cơ nữa. Mạn phép hỏi, nếu sử dụng quân lộ Tây Bắc thì bao lâu mới có thể hạ được dân tộc Thổ Phiên? Sử dụng quân lộ Tây Bắc và quân lộ Vĩnh Hưng thì bao lâu mới hạ được dân tộc Thổ Phiên? Cấm vệ quân của thần sẽ thương vong bao nhiêu? vv, đại loại là những vấn đề như thế."

"...."

Triệu Ngọc lại hít một hơi lạnh và hỏi nhỏ:

"Âu Dương muốn diệt Thổ Phiên?"

"Cái này..."

Hàn Thế Trung do dự một lát rồi nói:

"Hình như có khả năng đó."

"Tây Hạ, Liêu, Kim là do hắn dốc sức khiêu khích, Mông Cổ, Tây Liêu cũng do hắn khiêu khích. Trẫm không nghĩ hắn là một kẻ hiếu chiến, nhưng vì sao hắn lại luôn hăng say chiến trận như thế kia chứ?"

Ngô Giới ngồi cùng bàn cười khổ nói:

"Ta nhớ Âu tướng quân đã từng nói, phải trân trọng những lúc bản thân có năng lực ức hiếp người khác. Đừng đợi đến lúc người khác ức hiếp ngươi rồi ngươi mới phản kháng."

Hàn Thế Trung cũng cười khổ, nói:

"Có thể Bệ hạ còn có điều chưa rõ, mạt tướng nghe Lưu tướng quân nói, Âu tướng quân không chỉ muốn đánh Thổ Phiên mà còn muốn đánh Đại Lý, Giao Chỉ, Xiêm La, Nga, Nhật Bản, Ba Tư..."

"Ôi... Chả trách hắn cứ ra sức xúi bẩy Trẫm, bảo đảm sự bình ổn của quân đội, chứ không nên đợi tới khi muốn diệt nước nào đó thì lại mạnh mẽ chưng binh."

Triệu Ngọc hứng thú hỏi:

"Hàn Đại Nguyên Soái, theo khanh thì một khi Liêu - Kim bị hạ, quanh đây có ai là đối thủ của chúng ta nữa không?"

Hàn Thế Trung không cần nghĩ đã nói ngay:

"Hết rồi, Âu tướng quân nói những nơi đó hoàn toàn có thể chỉ đâu đánh đó."

" Kể ra cũng là chuyện tốt. Nếu Âu Dương và mọi người nhớ nhung, nói đúng hơn là thích chiến trận như thế thì sẽ tiếp tục chú trọng quân bị, tướng lĩnh và quân phí như cũ. Đây cũng chưa hẳn là chuyện gì xấu với các vị tướng quân."

Triệu Ngọc nói:

"Âu Dương muốn đánh thì phải thuyết phục được người trong triều, cấm vệ quân chính là cấm vệ quân, không quản việc đánh hay không đánh mà là sau khi nhận lệnh thì sẽ đánh như thế nào." Các tướng lĩnh ôm quyền nói:

"Vâng."

Thích chiến trận không phải chỉ việc thích xem nhân loại tàn sát lẫn nhau mà chỉ việc ủng hộ tiến hành chiến tranh với bên ngoài, chiếm đoạt tài nguyên, ruộng đất, nhân khẩu. Thông qua chiến tranh mà chuyển dời mâu thuẫn trong nước, làm cho nước nhà phồn vinh. Không nghi ngờ gì, các nhà tư bản đều là người như vậy. Cái gì nhà tư bản cũng không có, chỉ có tiền là không thiếu. Tiền tuy có khốn nạn thật, nhưng lại là thứ khốn nạn người thấy người mê. Triệu Ngọc không khẳng định cách nghĩ của Âu Dương là đúng hay sai, giống như năm đó bản thân nàng cũng không biết liên Liêu đối Kim là đúng hay sai vậy. Nhưng Triệu Ngọc tin, Âu Dương muốn gây chiến tranh sẽ không phải là chuyện dễ dàng gì. Vì người không đồng ý gây chiến trong triều đình chiếm một con số rất lớn. Nếu đến những người này cũng đồng ý thì chiến tranh xảy ra sẽ là sự tất yếu.

...

*****

Vào thời Xuân Thu đã từng xuất hiện một trào lưu trăm nhà đua tiếng hết sức rầm rộ. Cái gọi là trăm nhà đua tiếng chính là việc các phần tử tri thức được bày tỏ chủ trương, cách nghĩ, biện pháp quản lí nội chính.. v.. v của mình, các nước chư hầu sẽ chọn lợi dụng các học phái mà mình thích hoặc là thích hợp, đây là sản phẩm tất yếu của thời kì quá độ xã hội chủ nghĩa để qua với xã hội phong kiến.

Đất nước chủ trương chính trị dùng nho gia, đạo gia, pháp gia suốt mấy nghìn năm lịch sử, từ giai đoạn sau Nam Tống thì bắt đầu có sự độc đoán, độc tôn nho thuật, đến thời Minh Thanh lại sự thay đổi mạnh mẽ, bóp méo nho gia. Nhưng nếu dựa theo xã hội hiện đại mà xét thì việc dùng pháp gia để trị quốc luôn là cách mà toàn nhân loại lựa chọn.

Tống triều là niên đại có nền chính trị khá cởi mở, các loại học thuyết cũng được nuôi dưỡng từ lúc thai nghén. Trước hết là công bố trên báo Hoàng Gia rằng Ngô Mẫn được phái làm đại biểu diễn thuyết. Ấn phẩm này là bản được in thêm, không cần người mua phải trả thêm số tiền ngoài định mức, toàn bộ đều dùng số tiền do một mình Chu Bình cung cấp.

Âu Dương cũng không phải là người khởi xướng, hắn chỉ nói qua vài vấn đề với Chu Bình lúc cả hai tán gẫu. Nhưng Âu Dương nhìn thấy trong bản lý luận chính trị này có rất nhiều từ ngữ quen thuộc. Ví dụ: Lạc hậu thì phải chịu đòn. Còn có người Hán là dân tộc ưu thế, hán ngữ cũng là ngôn ngữ ưu việt....

Âu Dương nhìn sơ qua thì đã phát hiện ra chút manh mối, chủ trương chính trị của Chi Bình rất giống với chủ nghĩa xã hội của Đác - Uyn. Tôn chỉ của xã hội Đạt Nhĩ là lý niệm đoàn đội tinh anh về sự tồn tại của những người thích hợp. Có sức ảnh hưởng hết sức mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ 0 và trước đây. Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, chủ trương mở rộng lãnh thổ và giết hại chủng tộc của đãng quốc xã cộng hòa liên bang Đức chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của chủ nghĩa xã hội của Đác - Uyn. Các nước trong xã hội hiện đại cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của nó và vẫn còn bảo lưu một số dấu tích nhất định đến tận ngày nay. Ví dụ, mọi người đều biết người bị bệnh viêm gan B không được tham gia chế biến thực phẩm, không được tuyển viên chức(giờ đã bãi bỏ), đây chính là chủ nghĩa xã hội của Đác - Uyn, rất nhiều người lợi dụng chính sách chính trị này để đả kích những người mang trong mình vi rút viêm gan B, cho răng sự tồn tại củ họ sẽ mang đến nguy hiểm cho mình, gánh nặng cho xã hội, họ không thích hợp để sống lâu dài trên cõi đời này.

Còn có chính sách là tiến sĩ thì có thể sinh nhiều con, người nào có tiền sử bệnh tật mang tính di chuyền thì không được kết hôn sinh con, vv, tất cả đều là những ảnh hưỡng của chủ nghĩa xã hội của Đác –Uyn.

Nay phủ Quốc Sách cũng rất chú ý đến những vấn đế này, coi trọng việc bảo vệ đối với những người yếu đuối, nhỏ bé... , chứ không phải là vật cánh thiên trạch*.

*Vật cánh thiên trạch: ý nói mọi vật không thoát khỏi qui luật đào thải, tiến hóa.

Cái mà Thiên Diễn Luận đề xướng là dân tộc tinh anh, đoàn đội tinh anh, lãnh đạo tinh anh.

Tô Thiên là chủ nghĩa dân túy, cái này thì Âu Dương có chạy cũng tránh không nổi có liên quan. Đại biểu của chủ nghĩa dân túy là lão bách tính thuộc tầng lớp thấp. Họ phản đối, phản kháng tầng lớp lãnh đạo**tinh anh. Mục đích chính trị của họ là lão bách tính cũng có thể tham gia bàn bạc, quản lý chuyện quốc gia đại sự. Thuyết pháp đối ngoại của Tô Thiên gọi là chủ nghĩa bách tính, đây cũng là sự nhen nhóm của mỹ thức dân chủ. Do bình dân chọn ra đội ngũ quản lý cho mình. Nhưng vì vấn đề xã hội nên rất dễ xảy ra tính trạng chủ nghĩa dân tộc cấp tiến, dẫn đến việc các tiểu đĩa chủ và tiểu tư sản bãi công đòi quyền lợi chính trị.

Lý Cương cũng không chịu lép vế, đề xuất chủ nghĩa quốc gia, chủ trương lợi ích toàn dân. Trên nguyên tắc, chủ nghĩa quốc gia không phản đối việc các quan lại chuyên trách cai quản quốc chính, nhưng phản đối kiểu thống trị** của quan lại; Bởi vì nó chỉ là cách duy trì lợi ích phiến diện của giai cấp quan lại, mặt khác còn biến quan lại trở thành chúa tể duy nhất trong công cuộc dị hóa công cụ vì quốc gia, phá hoại quyền lợi toàn dân. Chủ nghĩa quốc gia chấp nhận chủ nghĩa tư bản, thậm chí còn duy trì lợi ích của chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa quốc gia chủ trương hàn chế giai cấp tư sản, kiểm soát việc giai cấp tư sản điên cuồng chyaj theo những lợi ích cá nhân mà bỏ quên lợi ích toàn dân. Chủ nghĩa quốc gia chủ trương nhà nước không nhất thiết phải cho phép giai cấp tư sản lấy kim tiền làm vũ khí để kiểm soát quốc gia hay là mua chuộc quan lại dưới mọi hình thức; nên đặc biệt quan tâm đến những người nhỏ bé trong xã hội, không nên để những người nghèo khổ, thấp cổ bé họng chờ đợi một ngày nào đó đám phú hộ sẽ bố thì cho họ chút cơm thừa canh cặn giả dối trong vô vọng. Chủ nghĩa quốc gia chủ trương vận dụng chính trị quốc gia và sức mạnh toàn thể của nền kinh tế, tham gia vào hoạt động quốc nội và kinh tế quốc tế, chứ không phải rút lui khỏi nền kinh tế quốc dân toàn diện, kiên quyết phản đối việc các tư bản tư nhân và lực lượng kinh doanh lấy kinh tế dân sinh để biện hộ cho tính tham lam không chút kiêng kị.

Tổng kết lại, chủ trương của Lý Cương là cho phép phát triển tư bản, nguyện ý bảo vệ tư bản. Nhưng phản đối việc tư bản tham gia chính trị và nền tảng dân sinh.

Còn Bạch Thời, do không có sự giúp đỡ của Âu Dương nên không sao đề xuất ra được kiến giải chính trị của mình, dần dần bị nhấn chìm trong vầng sáng của ba quan điểm chính trị kia, mất đi thế vững như chân vạc của mình ở trong triều đình.

Ba luồng chính luận vừa tung ra đã tạo nên làn sóng thảo luận vô cùng mạnh mẽ trong dân chúng và triều đình, đặc biệt là viện Thái Học Thanh Nghị. Người của ba chính phái tuyên dương tư tưởng của chính mình, bôi nhọ tư tưởng của đối phương. Chủ nghĩa quốc gia của Lý Cương nhân được sự ủng hộ của các quan lại, nhưng lại vấp phải sự chống đối của tư bản. Còn triều đình thì rất khó nghĩ, bởi có một số quan chức vừa là quan lại vừa là nhà tư bản, điều này khiến cho việc lựa chọn vị trí của họ khá nhập nhằng.

Kiến giải của Chu Bình và Lý Cương có tính chất giống nhau, đó chính là tập trung quyền lực tối cao vào tay quốc thể. Nhưng chủ trương của Chu Bình là phát triển tinh anh, ví dụ như dùng các biện pháp phát triển tư bản để tăng cường sức mạnh quốc thể, phản đối việc quan lại bài xích quyền lợi quản lý của tư bản.

Kiến giải của Tô Thiên cũng có tính tập trung quyền lực quốc thể như hai người kia. Nhưng chủ trương của Tô Thiên là bách tính, tiểu tư bản, tiểu địa chủ cũng nên được hưởng một chút quyền lợi, cũng có quyền tham gia quản lý nhà nước, phải lấy quyền lợi của họ là quốc sách hàng đầu, tôn trọng lợi ích của họ.

Chủ trương chính trị của ba người đều góp phần làm hùng mạnh cho quốc gia, nhưng chủ thể tham gia quản lý lại hoàn toàn khác biệt. Tài lực của Tô Thiên tuy hùng hậu thật, giao thiệp cũng rộng rãi, nhưng chủ trương của hắn nhận được sự ủng hộ ít nhất của triều đình, Lý Cương cao hơn Chu Bình một chút. Còn trong dân chúng thì ngược lại, Tô Thiên nhận được sự ủng hộ của đại bộ phận dân chúng, còn Lý Cương thì được ủng hộ ít nhất.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-298)


<