← Hồi 304 | Hồi 306 → |
Đỗ Văn Hạo lại nói tiếp: "Sản xuất nông nhiệp, không thể nào tách rời được với công việc mở rộng diện tích cày cấy, nên việc mở rộng ruộng đất là vô cùng cấp thiết. Từ khi Đại Tống ta khai quốc trở lại đây thì quốc thái dân an, nhân dân vô cùng tích cực tham gia khai hoang trồng trọt, diện tích cầy cấy do vậy mà cũng được mở rộng ra rất nhiều, cứ như vậy thì những vùng đất hoang vắng đã được khai phá triệt để và sẽ không còn đất hoang mà khai thác thêm nữa, hơn nữa chúng ta cũng không có đủ nhân lực để khai hoang, do vậy để phát triển nông nghiệp, thì bắt buộc phải nâng cao sản lượng sản xuất của từng mẫu đất lên. Chính vì vậy, công việc lúc này sẽ đòi hỏi rất nhiều vào sự kỹ lưỡng tỉ mỉ của từng hộ, ví dụ như chúng ta có thể sản xuất theo kiểu tập trung lại cùng sử dụng những loại sản phẩm tốt nhất, cải thiện phương thức thủy lợi, phát triển ngành nông nghiệp theo một thể thức lập thể!"
"Nông nghiệp lập thể? Thế có nghĩa là gì?"
"Ví dụ như là: lợi dụng cát sỏi dưới lòng sông để làm vật dụng xây dựng, hồ nước thì thả cá, còn đất thừa thì trồng mía, cây ăn quả, rau củ hoặc những loại hoa quả gì gìđều được cả, nói chung là trồng trọt hỗn hợp, lợi dụng mọi thứ một cách tối đá, phát triển nông lâm nghiệp, chăn thả cá kết hợp với trồng trọt.... vv...."
Cho dù người xưa đã biết đến việc trồng trọt hỗn hợp, nhưng họ lại không được quảng bá, nghiên cứu rộng rãi như thời hiện đại. Hơn nữa ý thức, kinh nghiệm trồng trọt của nông dân thời xưa đều thuộc vào loại thô sơ, không có được một tư duy hệ thống như thời ngày nay, càng không thể xem nó như một kỹ thuật hiện đại để quảng bá cho dân chúng được, người nông dân bình thường còn chưa dễ gì hiểu được, huống hồ là Tống Thần Tông. Hoàng Đế đương triều suốt ngày ở trong cung làm sao mà hiểu hết được công việc đồng áng ra sao, do vậy nét mặt trở nên nghi hoặc cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên.
Cha mẹ của Đỗ Văn Hạo đều có xuất thân từ nông thôn nên khi hắn còn nhỏ rất hay được cha mẹ hắn dắt về quê chơi, do vậy hắn cũng được chứng kiến nhiều thứ ở nơi đây, từ chuyện trồng trọt đến chăn nuôi ra sao, hắn đều biết hết. Thêm nữa hắn lên lớp học môn địa lý cũng được truyền bá một số kiến thức về nông nghiệp, vả lại ở thời hiện đại hắn cũng được chứng kiến bao nhiêu thành quả của nghành nông nghiệp tạo dựng nên do vậy khi hắn đem những thành tựu từ tương lai quay về một nghìn năm trước như vậy dĩ nhiên sẽ là một sáng kiến mang tính đột phá của thời nông nghiệp thời nhà Tống rồi.
Đỗ Văn Hạo nói: "Để vi thần lấy một ví dụ rất đơn giản về mô hình nông nghiệp lập thể, khi trồng lúa thì có thể nuôi cá và bèo trong đồng ruộng, như vậy cá vừa có cái ăn, mà lợn, vịt cũng có cái chúng cần, không những thế nó làm sạch, phân hủy những nguyên liệu khí mê tan trong đầm nước, một công mà được vô khối việc!"
"Khí mê tan?" Tống Thần Tông đối với từ này cảm thấy lạ lẫm vô cùng.
Đầm khử khí mê tan thì ở quê của Đỗ Văn Hạo nhiều vô kể, do vậy hắn rất hiểu về nó, nghe Tống Thần Tông hỏi vậy nên vội vàng giải thích: "Làm sạch, phân hủy khí mê tan chính là giải quyết làm sạch phân bón ở trong đầm, như vậy vừa vệ sinh sạch sẽ lại còn có thể dùng nước đó để tưới bón cho đồng ruộng, đây là một cách bón phân hữu cơ tốt nhất thuận tiện nhất. Ngoài ra khí mê tan mà thông qua một thiết bị xử lý đặc biệt sẽ biến thành một khí đốt vô cùng an toàn tiện lợi, vừa có thể nấu cơm nấu nước, mà chất thải của nó lại còn là mồi ăn cho cá nữa!"
"Hay! Hay lắm!" Tống Thần Tông nghe rất nhập tâm, vô cùng hứng thú lên tiếng nói: "Trẫm không ngờ ngươi lại hiểu biết về nông nghiệp một cách rành rọt như vậy, những biện pháp này của ngươi nghe rất hay!"
"Đa tạ Hoàng Thượng đã quá khen, nếu muốn phát triển nông nghiệp, thì còn một phương pháp nữa là gia tăng dân số, vi thần có một biện pháp làm gia tăng dân số một cách vô cùng nhanh chóng!"
Tống Thần Tông nghe thấy mắt sáng lên hỏi: "Ố? Ngươi nói Trẫm nghe xem sao!"
Gia tăng tốc độ tăng trưởng dân số để trở thành một nguồn nhân lực dồi dào là một vấn đề giải quyết vô cùng cấp bách đối với các triều đại của mỗi vị Hoàng Đế. Trong thời buổi nông nghiệp phát triển hạn chế như thời nhà Tống này thì dân số chính là nguồn nhânh lực chính, nguồn binh lực chính, nguồn sức mạnh chính của cả một quốc gia. Dân số mà đông, thì sẽ có nguồn lao động phụ trách khâu sản xuất lương thực, sẽ có nguồn binh lực dồi dào để bảo vệ biên cương tổ quốc, như vậy quốc gia sẽ trở nên vô cùng phồn vinh thịnh vượng, do vậy khi nghe Đỗ Văn Hạo nói đến cách gia tăng dân sô thì Tống Thần Tông bất giác cảm thấy hứng thú vô cùng.
Đỗ Văn Hạo đáp: "Muốn tăng cường dân số thì phải có chế độ khuyến khích tăng trưởng dân số, điều chỉnh những yếu tố, chế độ khách quan hạn chế việc gia tăng dân số."
"Làm thế nào để khuyến khích? Và làm thế nào để điều chỉnh những chế độ hạn chế đó?"
"Bách tính thường không muốn gia tăng dân số là vì bọn họ không đủ sức mà nuôi con cái, người giàu có tiền ăn của để thì ta không bàn tời, chúng ta nên quan tâm đến những người nghèo khó, bọn họ mà có thêm một người mới nữa, thì tức là bọn họ sẽ có thêm một miệng ăn, nếu như người nào không đủ ruộng đất để nuôi, hay họ là những người làm thuê cơm không đủ no, áo không đủ mặc thì sinh nở là một vấn đề rất đáng suy nghĩ với bọn họ, chính vì vậy mà lựa chọn phương pháp nào hợp lý nhất để bọn họ không có ý nghĩ về gánh nặng nuôi dưỡng và sinh nở nữa thì mới có thể khuyến khích sinh nở được!"
"Phương pháp gì?"
"Phương pháp triệt để nhất dĩ nhiên là phải tiến hành một cuộc cải cách ruộng đất."
"Cải cách ruộng đất ư? Cải cách ra sao?"
"Thu hồi hết lại ruộng đất về triều đình quản lý, cấm không cho bất kỳ ai tiến hành buôn bán ruộng đất, sau đó ban bố lệnh bao đất, thầu đất, hạn định là ba mươi năm, sau đó lại phân phối điều chỉnh lại ruộng đất, nhưng mà việc này dường như lại không thể thực hiện được!"
"Vì sao không thể thực hiện được cơ chứ?" Tống Thần Tống hỏi.
"Dạ bẩm! Bởi vì như vậy thì các địa chủ sẽ không đồng ý với chính sách như vậy, ngoại trừ việc dùng biện pháp mạnh mà thu hồi lại, thì e rằng quốc khố trong chính phủ cũng không đủ tiền mà mua nổi hết số đất đang có!"
Tống Thần Tông nghe vậy liền hỏi: "Vậy những chế độ nào đã kìm hãm sự tăng trưởng dân số vậy?"
"Chế độ kìm hãm tăng trưởng dân số trước mắt chính là chế độ thu thuế, Đại Tống thi hành hai bộ luật thu thuế, thuế đất và thuế thân đánh lên mỗi đầu người. Thuế thân là một trở ngại vô cùng to lớn cho việc tăng trưởng dân số! Bởi vì trong nhà có thêm người mới thì chẳng khác gì việc phải nộp thêm tiền cả, do vậy mà những người nông dân thường chỉ cần nguồn nhân lực tạm được để lo việc đồng áng xong là không muốn sinh nở thêm nữa!"
Tống Thần Tông nghe xong thì ngây người ra nói: "Ý của ngươi là muốn trừ bỏ thuế thân sao?"
"Cũng không hẳn như vậy! Nói một cách chính xác là đem thuế thân bỏ vào thuế ruộng đất, cái này gọi là thuế Thôi Đinh Nhập Mẫu! (Đinh ở đây chính là đầu người, còn mẫu ở đây là ruộng đất). Thuế này có nghĩa là khi ruộng đất nhiều thì thuế thân cũng nhiều theo, khi ruộng đất ít thì thuế thân sẽ giảm đi, như vậy thì sẽ không vì chuyện thuế thân mà hạn chế sinh nở rồi!"
Tống Thần Tông nghe xong đứng thẳng người dậy, chắp tay ra phía sau chầm chậm đi đi lại lại trong phòng rồi nói: "Phương pháp này của ngươi cũng không tồi, nhưng không biết là có tiến hành được không thôi!"
Đỗ Văn Hạo thấy vậy bèn đáp: "Tiến hành thuế Thôi Đinh Nhập Mẫu thì người nào ruộng đất càng nhiều thì thuế sẽ càng cao, địa chủ dĩ nhiên sẽ không hài long, muốn tiến hành bộ luật này thì trở ngại chắc chắn là sẽ có!"
"Ừm! Cái này Trẫm phải suy ngẫm thật kỹ mới được, ngươi nói tiếp đi, ta thấy ngươi so sánh ngành công nghiệp không khác gì với phổi của người, khí trong người đến từ trong phổi, người mà không có phổi thì sẽ không hít thở được, mà không hít thở được thì tức là tính mạng không còn nữa, một nước mà không có nền công nghiệp thì cũng sẽ bị diệt vong. Luận điểm này của ngươi cũng có một đạo lý nhất định, ngươi nói nên phát triển thêu dệt trên một quy mô lớn, nhưng ta không biết ngươi có những kế hoạch cụ thể ra sao?"
"Cái này thì liên quan tới vấn đề lần trước vi thần đã nói rồi, vi thần có những phương thuốc vô cùng hữu dụng, có thể làm thành một mặt hàng mà tiêu thụ, và vi thần cũng còn những phát minh nhỏ khác dùng để nâng cao khả năng sinh sản. Những mặt hàng và thiết bị này nhất định sẽ được thần dân bách tính tin tưởng mua dùng, chỉ là mặt hàng sản phẩm này bán hàng chạy quá thì sẽ bị những kẻ hám lợi bắt trước làm theo, như vậy sẽ làm tổn hại đến lợi ích vốn có của vi thần, do vậy khi chưa có một chế độ bảo vệ vi thần không dám công bố mặt hàng sản phẩm cùng với thiết bị này."
"Ừm, vậy ngươi nói xem nên làm cái gì trước? Nên ban bố bộ luật nào?" Tống Thần Tông nghe ý này của Đỗ Văn Hạo ngày hôm nay đã không còn sự cáu giận như trước nữa.
"Luật về tài sản trí tuệ chính là để bảo vệ sản phẩm của người nào phát minh ra nó, và chỉ có một mình người đó mới được có quyền sản xuất tiêu thụ nó. Nếu như người khác muốn sản xuất nó thì phải trả một khoản tiền, còn về chuyện bao nhiêu tiền thì hai bên có thể thương thảo hội ý, nếu chưa được đồng ý mà đã tiến hành sản xuất tiêu thụ thì sẽ bị quy vào tội làm hàng nhái, hàng giả, như vậy sẽ phải bồi thường cho người đã phát minh, thậm chí người vi phạm còn phải chịu phạt, có khi còn phải ngồi tù nữa!"
"Cái này!" Tống Thần Tông nghe xong nét mặt hiện lên một chút chần chừ do dự: "Lần trước đúng là ngươi có nói qua cho Trẫm nghe về chuyện này rồi, Trẫm cảm thấy nó không được ổn cho lắm, ban bố điều luật thì đơn giản vô cùng, nhưng nếu dân chúng không chịu trả tiền cho người phát minh, mà cứ làm nhái, làm giả theo thì làm sao, Trẫm không thể cho người đi bắt hết bọn họ vào được chứ?"
Đỗ Văn Hạo nghe xong thì im lặng chẳng biết nên nói thế nào nữa, hắn biết người xưa làm gì có cái ý thức độc quyền, hay phải mua bản quyền đâu cơ chứ. Do vậy hắn đột nhiên đưa vào một cái vấn đề bản quyền trí tuệ tân tiến như vậy về thời cổ đại, bách tính nhân dân dĩ nhiên là không thể nào chấp nhận nổi rồi. Xem ra, hắn đã đi vào đúng con đường sai lầm của Vương An Thạch đã từng đi, hắn đã quá vội vã hấp tấp mau chóng thành công y hệt như Vương An Thạch vậy, như vậy thì cái phát minh của hắn giờ chỉ còn mỗi một cách bảo vệ duy nhất chính là bảo mật, giấu thật kỹ không cho ai biết mà thôi.
Tống Thần Tông trông thấy vẻ mặt của Đỗ Văn Hạo cứ ngây ra như vậy thì bất giác mỉm cười nói: "Thế này vậy! Ngươi cứ làm đi, phát minh thử đi, nếu như đó là một phát minh tốt thì Trẫm sẽ bảo vệ cái phát minh đó cho ngươi, không cho phép bất kỳ ai được phép làm nhái nó cả!"
"Đa tạ Hoàng Thượng!" Đỗ Văn Hạo lại nói tiếp: "Vậy những kỹ thuật của công nghiệp thì vi thần để lúc sau nói vậy!"
"Cũng được!" Tống Thần Tông cầm lấy bài viết của Đỗ Văn Hạo lên rồi nói: "Trong bài tấu trình này ngươi có nói, huyết mạch trong cơ thể người vận động không ngưng nghỉ, tuần hoàn một khối, lại nói rằng trong có viết: 'Gan có máu mà làm cho hoạt động, chân có máu thì đi lại được, tay có máu thì có thể cầm nắm được'. Ngươi đem thương nghiệp ra so sánh với huyết mạch, nói rằng thương nghiệp, kinh doanh là động cơ để thúc đẩy sự vận động của cơ thể con người. Về điểm này thì Trẫm không cùng quan điểm với ngươi, từ xưa tới nay tất cả mọi người đều trọng nghĩa mà khinh lợi, trọng nông nghiệp mà áp chế thương nghiệp, là một tôn chỉ mà các triều đại từ đời này qua đời khác đều tuân thủ theo một cách không khoan nhượng. Vì từ cổ chí kim nhân dân đều an cư lạc nghiệp cũng thấy đất nước nào bị diệt vong đâu?"
Đỗ Văn Hạo nghe vậy liền đáp: "Nhưng mà, từ xưa đến nay những người đảm bảo cơm no áo mặc thì trong mười nhà cũng chỉ có một nhà đáp ứng được điều kiện này mà thôi. Đây chính là hậu quả của việc không xem trọng phát triển thương nghiệp, kinh tế. Nếu như chú trọng vào phát triển kinh doanh kinh tế thì dân chúng bách tính sẽ có cơm ăn áo mặc, sẽ trở nên giàu có hơn bây giờ rất nhiều."
"Thật sao?" Tống Thần Tông nhếch mép lên cười mỉa mai, nhưng mà lần này Tống Thần Tông không hề cảm thấy giận dữ như lần trước, cũng chẳng buồn đôi co thêm với Đỗ Văn Hạo làm gì nữa, chỉ nhẹ nhàng chuyển sang một đề tài khác để nói chuyện: "Vấn đề này bây giờ tạm thời không bàn đến nữa. Ta tiếp tục bàn luận tiếp những vấn đề khác trong bản tấu này của ngươi. Trong bài ngươi đem việc quân ra so sánh với chân, tay quyền cước, coi quân địch là ngoại cảm lục dâm (ngoại cảm lục dâm bao gồm: phong, hàn, thự, thấp, tháo, hỏa sáu loại ngoại cảm tà khí xâm nhập cơ thể gây nên ốm yếu), rồi lại coi nội loạn là thất tình nội thương (thất tình bao gồm: hỷ, nộ, ưu, tư, bi, khủng, kinh là trạng thái tinh thần của cơ thể biến hóa mà thành; Vui (hỷ) quá thì hại tim, tức (nộ) quá thì hại gan, lo lắng (ưu) quá thì hại phổi, suy nghĩ (tư) quá thì hại tỳ (lá lách), sợ (khủng) quá thì hại thận) rồi lại dẫn câu nói trong ra rằng: 'Người hiểu biết không chữa khi bị bệnh mà thường là phòng ngừa mình bị bệnh, trị quốc không nên chờ đến khi nội loạn rồi mới trị, mà nên trị quốc sao cho nội loạn xảy ra. Người bị bệnh thì mới uống thuốc, nước bị loạn rồi mới trị như vậy chẳng khác nào khát nước rồi đâm đầu xuống giếng tìn nước uống, giặc đến chân rồi mới đi chuẩn bị dao, tất cả đều đã quá muộn!' Ngươi lại dẫn từ trong ra nói: 'Nước thông suối chảy thì mới không có ao tù nước đọng, hình khí trong cơ thể người cũng có quy luật như vậy, khi hình không động thì tinh sẽ không thông, tinh mà không thông thì sẽ dẫn đến tụ khí. ' Ngươi nói thành lập quân đội là phòng vệ với những việc bất ngờ xảy ra, điểm này nói rất hay. Còn về cụ thể thì ngươi có đưa ra đường lối thiết lập bộ đội chuyên nghiệp hóa, quán triệt tinh hoa hóa quân đội! Vậy phải tinh hoa như thế nào cho phải?"
Đỗ Văn Hạo đáp: "Bẩm Hoàng Thượng! Mong Hoàng Thượng cho thần mạn phép được nói, quân đội Đại Tống của ta có gần trăm vạn quân, nhiều hơn Liêu, Hạ, Thổ Phồn...rất nhiều lần, vậy tại sao mỗi lần đi chinh phạt thì lại thua nhiều hơn thắng?"
Vẻ mặt của Tống Thần Tông lúc này trở nên khó coi vô cùng, nhưng rất nhanh lại khôi phục lại như cũ, nhẹ nhàng lên tiếng: "Vậy ngươi nghĩ sao?"
"Vấn đề của chúng ta ở chỗ binh lính không tinh nhuệ, tướng tá thì bất tài vô dụng, quân đội thiếu những bài luyện tập chuyên nghiệp, binh sĩ thì chủ yếu là lao dịch mà thành, khi vào trận chiến cùng lắm cũng chỉ nắm vai trò hùa theo mà thôi, không hề có chút gì là có tính chiến đấu cả."
"Đặc biệt là chuyện quan văn là thống soái quân đội, tướng soái lại bị thay đổi quá nhiều, binh sĩ không biết tướng cầm quân là ai, tướng cầm quân cũng chẳng biết binh sĩ mình ở đâu nữa, vi thần cũng biết rằng chế độ này là dùng để hạn chế tướng soái nơi biên cương có binh trong tay sẽ làm càn, thậm chí còn có thể xưng bá một phương nữa. Nhưng mà, chế độ này lại ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức mạnh chiến đấu của quân đội." Tống Thần Tông nghe xong thì vô cùng kinh ngạc đưa mắt lên nhìn Đỗ Văn Hạo một lúc lâu, rồi mới chầm chậm nói: "Chẳng có mấy người dám nói những câu như vậy ở trước mặt của Trẫm như vậy đâu, ha ha ngươi hôm nay cũng cả gan lắm!"
"Vi thần thấy Đại Tống chúng ta lớn như vậy mà lại bị bắt nạt không làm gì được, cảm thấy bất bình vô cùng, chính vì vậy mới bạo dạn nói ra những câu tự đáy lòng mình như vậy, mong Hoàng Thượng thứ tội!"
"Ha ha! Nói như vậy thì ngươi đúng là có một dạ trung thành lắm! Ngươi nói cũng không sai, tình hình Đại Tống của chúng ta hiện giờ đúng là như vậy, Trẫm từ trước đến nay đều vô cùng lo lắng việc này, xa thì chưa nói, ngay đến việc tây chinh Tây Hạ mà trận chiến tại thành Vĩnh Thành, hai mươi vạn quân cùng tướng lĩnh Đại Tống đều bại trận. Nguyên nhân thất bại của cuộc tây chinh này suy cho cùng thì cũng chỉ có nguyên nhân đó mà thôi! Nhưng mà, đây là di nguyện của Thái Tổ Hoàng Đế đặt ra, Trẫm không tiện thay đổi!"
"Nếu như không thay đổi, thì chúng ta chắc chắn sẽ lại có những trận thua khác nữa!" Đỗ Văn Hạo lên tiếng nói.
Tống Thần Tông nghe xong thân hình hơi rung động, rồi lại chầm chậm gật gật đầu, sau đó hai tay chắp ra đằng sau lưng, từ từ đi đi lại lại trong căn phòng.
Đi được mấy vòng, thì Tống Thần Tông liền đứng lại, rồi quay người lại nói: "Ngươi có biết tại sao tối hôm nay ta lại gọi ngươi vào đây gặp ta không?"
"Vi thần không biết!"
"Nhã Châu ở Thành Đô là nơi tiếp giáp với Thổ Phồn, ở Nhã Châu thì lại bùng phát bệnh dịch làm cho người và gia súc chết hàng loạt, những người thầy thuốc nơi đó đang không biết làm sao cả, đều đã bó tay chịu thua. Đúng lúc này thì bộ lạc Tây Sơn của Thổ Phồn nhân cơ hội đến gây hấn ở biên giới, giờ đã đánh chiếm thành Nhã Châu, Tri Phủ Nhã Châu và Chỉ huy thống lĩnh quân đội, cùng với các quan lại ở đó đều đã tử trận. Trẫm hôm nay cũng đã hạ chỉ, phong Hán Tu làm Chinh Tây Đại Tướng Quân lãnh một vạn cấm vệ quân cùng với ba vạn quân ở Thành Đô xuất Quân chinh phạt bộ lạc Sơn Tây của Thổ Phồn. Hôm nay, Trẫm gọi ngươi đến đây là muốn ngươi xuất quân cùng đến Tây Vực để an ủi dân chúng."
Đỗ Văn Hạo nghe xong thì vô cùng kinh ngạc, thì ra Hoàng Thượng hôm nay gọi hắn đến đây là bảo hắn xuất chinh. Mấy hôm trước hắn cũng hay tin Thổ Phồn đến quấy nhiễu ở biên giới, vậy mà không ngờ hôm nay Hoàng Thượng đã quyết định xuất binh đánh Thổ Phồn rồi.
Thời nhà Tống, Thổ Phồn vẫn ở trong trạng thái phân tranh, nội chiến liên miên, cả nước bị tách ra làm rất nhiều bộ lạc to nhỏ, trong bốn trăm năm liền không có lấy một năm nào là thống nhất cả. Lần này đến quấy nhiễu biên giới của Đại Tống là một trong các bộ lạc của Thổ Phồn, có tên là Sơn Tây. So với Đại Tống mà nói thì dân số của Thổ Phồn vốn đã không nhiều, giờ đây phân ra làm nhiều bộ lạc như vậy thì đã ít lại càng ít, Tống Thần Tông xuất quân bốn vạn như vậy chẳng khác nào dùng dao mổ trâu đi cắt tiết gà cả.
Đỗ Văn Hạo chưa từng tham gia bất kỳ một trận chiến nào ở thời cổ đại cả, sau khi nghe xong thì tim của hắn cứ nhảy lên thon thót. Lần viễn chinh này xuất phát từ Đông Kinh Khai Phong Phủ đến đất thục ở Thành Đô, đường xá vô cùng xa xôi vất vả, nhưng mà trong lời nói của Hoàng Thượng thì dường như có một sự sắp xếp nào khác thì phải, Đỗ Văn Hạo nghĩ vậy bèn dỏng tai lên nghe ngóng chờ đợi.
Tống Thần Tông tiếp tục nói tiếp: "Sau khi nghe xong những đường lối chính sách mà ngươi mới vạch ra thì Trẫm đã thay đổi quyết định của mình, Trẫm không biết những lời mà ngươi nói có tiến hành thực thi được hay không. Nhưng mà, nghe cũng có thấy nó khá có lý, do vậy Trẫm đã quyết định cho ngươi một cơ hội để ngươi có thể bộc phát tài năng của ngươi ra, Trẫm muốn xem xem cái luận điệu Y Đạo Trị Quốc này của ngươi rốt cuộc có thực hiện được hay không!"
Đỗ Văn Hạo nghe xong thì sửng sốt vô cùng, hắn viết bài tấu trình này chẳng qua là do Tống Thần Tông ra nhiệm vụ cho hắn, không muốn Tống Thần Tông tỏ ra khinh thường hắn mà thôi, hắn có bao giờ nghĩ đến việc thực tế chính sách của hắn bao giờ đâu cơ chứ, ai ngờ hôm nay Tống Thần Tông xem xong lại quyết định luôn như vậy, lại còn nói là cho hắn một cơ hội để thi thố tài năng nữa chứ, nghe đến đây Đỗ Văn Hạo đột nhiên cảm thấy mình lẽ nào đã được thăng chức lên làm một vị tể tướng đi theo con đường biến pháp của Vương An Thạch?
Đỗ Văn Hạo nghĩ đến đây thì bất giác tim đập chân run, miệng hắn trở nên khô khốc, không biết nên nói sao cho phải, lắp ba lắp bắp nói: "Bẩm Hoàng Thượng!... Vi thần.... Vi thần.... !"
"Đỗ ái khanh quỳ xuống nghe chỉ!"
Đỗ Văn Hạo nghe thấy thì chỉ muốn nhảy dựng lên, nhưng vẫn vội vã vén áo lên quỳ xuống.
Tống Thần Tông chầm chậm nói: "Trẫm phong ngươi làm Câu Quản Nhã Châu Thường Bình Quảng Bình Huệ Thương, kiêm chức Câu Quản Nông Điền, Thủy Lợi, Bảo Giáp, Nghĩa Dũng, Dệt May. Ngươi có thể thi hành chính sách mới của ngươi ở Nhã Châu, Trẫm sẽ hạ chỉ nghiêm cấm bất kỳ ai cũng không được can thiệp vào việc ngươi làm ở đó. Ngươi có thể yên tâm ở Nhã Châu mà tiến hành cải cách theo ý của ngươi. Hạn của ngươi là ba năm, nếu như ngươi có những cống hiến to lớn thì Trẫm sẽ trọng dụng ngươi!"
Ở đời nhà Tống thì cấp bậc cơ cấu cao cấp hành chính khu vực chủ yếu bao gồm bốn bộ phận: Soái, Tào, Hiến, Thương. Bốn bộ phận này được đích thân Hoàng Thượng ủy thác, Soái chính là An Phủ Sứ là người quản lý về mặt quân đội; Tào là Chuyển Vận Sứ, là người chuyên phụ trách bảo đảm cung cấp kinh phí đến các địa phương khác, đồng thời còn kiểm sát quan lại; Hiến là Hình Ngục Công Sự, chuyên quản về lao ngục; Thương là Đề Cử Thường Bình Ti, ngoài việc cung cấp cứu tế ra, hàng ngày còn phải lo việc nông nghiệp, thủy lợi, bảo giáp, dệt may...Dưới các huyện phủ có các bộ phận khác là Câu Quản Quan.
Do vậy, Tống Thần Tông bổ nhiệm Đỗ Văn Hạo làm chức Câu Quản Nhã Châu Thường Bình Thương này cũng giống với chức Cục Trưởng Bộ Dân Chính, Cục Trưởng Bộ Nông Nghiệp, Cục Trưởng Bộ Thương Nghiệp kiêm Bộ Trưởng Vũ Trang...Bình thường thì các Câu Quản quan chức vô cùng thấp, chỉ là thất phẩm quan, Đỗ Văn Hạo giờ đây đã là Ngự Tiền Chính Thị Đại Phu, quan đến ngũ phẩm, theo lẽ thường thì hắn đi đảm nhiệm chức vụ quan Câu Quản nhỏ bé này thì chẳng khác nào bị cách chức cả. Nhưng, thực tế thì đây là Tống Thần Tông muốn tặng cho hắn một vùng đất để hắn thử nghiệm chính sách của mình, cho hắn ở Nhã Châu làm việc mà không bị kiềm chế, hắn có thể dựa vào tư tưởng, cách nghĩ, đường lối riêng của mình để thi hành chính sách mới mẻ của hắn. Do vậy, quyền lực của Đỗ Văn Hạo lúc này cũng tương đối là to, đồng nghĩa với việc Nhã Châu bây giờ đã là một thành phố trực thuộc trung ươrng, đặc khu kinh tế vậy. Còn Đỗ Văn Hạo chính là thị trưởng thành phố, được toàn quyền phụ trách xây dựng vùng kinh tế mới này.
Tống Thần Tông thực ra cũng có tính toán của riêng mình, một mặt là do Đỗ Văn Hạo đưa ra quá nhiều đường lối tư tưởng mới mẻ về mặt công, nông, thương, binh mà mình từ trước đến giờ chưa từng được nghe qua, do vậy vô cùng hứng thú với kế sách của hắn. Tống Thần Tông suy đi tính lại cũng thấy trong đường lối tư tưởng mà Đỗ Văn Hạo vạch ra đều có những điều được đề ra vô cùng hợp tình hợp lý, cũng muốn thử xem hắn thực hiện chính sách mới mẻ đó có hiệu quả ra sao, do vậy mới hạ quyết tâm bổ nhiệm hắn như vậy. Mặt khác, Tống Thần Tông lại lo lắng đường lối mới mẻ của Đỗ Văn Hạo không được thành công, làm cho tình hình biến pháp hiện nay vốn đã như một mớ bòng bong lại càng trở nên rối loạn hơn. Chính vì thế mà Tống Thần Tông mới cho hắn đi ra biên giới để thử nghiệm. Nhã Châu nơi đó cách xa kinh thành, cách xa trung ương, cho dù có xảy ra vấn đề gì đi chăng nữa cũng chẳng ảnh hưởng gì lớn lắm đến tình hình của đại cục.
Đỗ Văn Hạo mới đầu cứ tưởng mình được phong chức làm tể tướng, sau khi nghe xong mới biết mình bị phân phối ra cái nơi chó ăn đá gà ăn sỏi, mù cang chải làm một viên Câu Quản bé tí tẹo như vậy cũng cảm thấy thất vọng vô cùng. Nhưng, bây giờ hắn dời khỏi được kinh thành, xa rời vua chúa, người ta thường nói ở bên cạnh vua chẳng khác nào ở bên cạnh một con cọp, do vậy âu cũng là một điều tốt với hắn. Hơn nữa Hoàng Thượng còn ban cho hắn nguyên hẳn một vùng đất rộng lớn cho hắn thả sức tung hoành, thực hiện những chính sách mới mẻ của hắn, như vậy làm hắn cảm thấy làm một Ngự Y trong triều hầu hạ Hoàng Thượng có ý nghĩa hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu hắn chẳng may làm ra trò thì có khi lại được Tống Thần Tông trọng dụng cũng nên, nghĩ vậy nên Đỗ Văn Hạo mừng rỡ vội vã dập đầu tạ ơn.
Tống Thần Tông lại nói: "Ngươi có thể đem theo gia quyến cùng với đại quân của Hàn Tu mà tây tiến, khi đến được Thành Đô rồi thì ngươi cứ chờ đợi ở đó, chờ cho đại quân quyét sạch xong bọn Thổ Phồn, thu lại Nhã Châu rồi thì ngươi có thể đến Nhã Châu mà tiến hành chính sách mới mẻ của ngươi. Ngươi nên ghi nhớ là đừng để Trẫm phải thất vọng đấy!"
"Vi thần nguyện đem hết sức mình ra để làm việc, quyết không thể để phụ lòng mong đợi của Hoàng Thượng!"
"Được như vậy thì quá tốt rồi! Thôi được rồi, bây giờ ngươi có thể ra về được rồi đấy, ba ngày sau ngươi sẽ tây tiến cùng đại quân."
"Vi thần tuân chỉ!"
Khi Đỗ Văn Hạo về đến nhà của mình thì cũng đã đêm hôm khuya khoắt cả rồi.
Khi Đỗ Văn Hạo đi qua phòng của Lâm Thanh Đại thì thấy bên trong vẫn còn hắt ra ánh đèn mờ, thấy vậy bèn dừng chân lại tiến đến gõ cửa.
Có tiếng nói dịu dàng truyền ra từ trong phòng nói: "Ta ngủ rồi, ai vậy? Có chuyện gì không?"
Đỗ Văn Hạo nghe thế bèn mỉm cười nói: "Sao hôm nay lại ngủ sớm như vậy?"
Trong phòng lúc này vang lên tiếng của một vật gì đó vừa rơi xuống dưới đất, sau đó Lâm Thanh Đại nói tiếp thêm một câu: "Văn Hạo, đề sao về giờ này vậy? Chờ tỷ một chút nhé, tỷ sẽ ra mở cửa ngay đây!"
Đỗ Văn Hạo vẫn đứng ở bên ngoài cửa chờ đợi, thì bỗng thấy Bàng Vũ Cầm bưng lên một chiếc khay từ trong nhà bếp đi lại, Đỗ Văn Hạo thầm nghĩ Lâm Thanh Đại chắc đúng là đã đi nghỉ rồi, giờ đây hình như cũng mới ngồi dậy chuẩn bị mặc lại quần áo để ra đón mình, nhưng lúc này trời cũng khuya rồi, nếu như đem chuyện hắn vừa được bổ nhiệm đến Tứ Xuyên Nhã Châu làm chức Câu Quản nói ra, thì e rằng cả nhà sẽ không khủ được mất, dù sao thì vẫn còn ba ngày để chuẩn bị, ngày mai nói cũng không muộn, nghĩ vậy bèn nói: "Thanh Đại! Nàng thôi không phải chuẩn bị nữa đâu, cứ đi ngủ đi, mai ta sẽ quay lại tìm nàng!"
Trong phòng lúc này cũng im lặng không có tiếng trả lời lại nữa, cho đến khi Bàng Vũ Cầm sắp bước gần đến nơi, thì ánh đèn trong phòng của Lâm Thanh Đại mới vụt tắt.
"Tướng Công! Sao chàng lại đứng đây vậy?" Bàng Vũ Cầm vừa nói vừa đưa mắt lên trông vào phía căn phòng của Lâm Thanh Đại, nét mặt vô cùng tò mò hỏi.
"Lúc nãy ta thấy phòng của Thanh Đại tỷ vẫn còn sáng đèn, nên muốn vào trong đó tìm nàng ta nói vài câu, ai ngờ khi ta vừa đi đến thì đèn nó lại vừa tắt rồi, ta cũng đang định ra về đây!" Đỗ Văn Hạo bịa chuyện nói.
Bàng Vũ Cầm nghe vậy bèn mỉm cười một tay cầm chiếc khay, một tay thì quắp vào cánh tay của Đỗ Văn Hạo nói: "Đi thôi! Mình về đi ăn trước cái đã, ngày mai đến tìm Thanh Đại tỷ cũng chưa muộn mà, chàng chắc là chỉ ở đây một đêm thôi đúng không? Mai chàng lại phải vào cung? "
"Không! Lần này thì ta không cần phải vào cung thêm lần nào nữa rồi, ha ha ha! Về sau ta sẽ được ở nhà vui vẻ với mấy người rồi!" Đỗ Văn Hạo còn cố tình nói to lên hai từ "mấy người", sau đó lại quay đầu nhìn về phía căn phòng của Lâm Thanh Đại, hắn mơ hồ nghe thấy một tiếng thở nhẹ phát ra từ nơi đó.
Bàng Vũ Cầm dường như cũng không hiểu ẩn ý trong câu nói của Đỗ Văn hạo, vẫn nhẹ nhàng dựa người vào hắn, hai người cùng bước về phòng ngủ.
Đỗ Văn Hạo đi qua phòng của Tuyết Phi Nhi, thì thấy trong đó tối mù mịt không có lấy một ánh đèn nào cả thì lên tiếng hỏi: "Sao không thấy tiểu nha đầu Tuyết Phi Nhi đâu nhỉ, lẽ nào cũng ngủ rồi sao?"
"Sau bữa tối hôm nay thì Phi Nhi đòi về nhà thăm cha của muội ấy rồi, chàng nói xem tiểu nha đầu này ngày nào cũng gặp cha mình rồi thế mà vẫn bảo nhớ, thiếp nghĩ chắc là chàng ít về nhà, Phi Nhi ở đây cũng thấy chán, còn Thanh Đại tỷ thì mấy hôm gần đây lại bận việc ở tiệm thuốc, cũng đi sớm về muộn. Thiếp cũng không có thời gian để ngồi nói chuyện Phi Nhi, thế nên chắc muội ấy cảm thấy chán quá mới đòi về tìm cha mình chơi cho đỡ buồn, do vậy thiếp cũng đồng ý để nàng ấy đi rồi, hay là bây giờ thiếp cho người đến gọi Phi Nhi về nhé?"
"Thôi! Không cần đâu! Ngày mai hẵng hay, đêm nay ta muốn ngủ với một mình nàng là được rồi."
Nghe thấy Đỗ Văn Hạo nói vậy Bàng Vũ Cầm liền mở một nụ cười tươi, nét mặt tràn đầy hạnh phúc. Khi Bàng Vũ Cầm và Đỗ Văn Hạo đi về đến cửa phòng của nàng thì Anh Tử nghe thấy tiếng chân của hai người vội chạy ra ngoài cửa phòng, tiến đến đỡ lấy cái khay trên tay của Bàng Vũ Vầm. Sau lưng của Nàng vẫn là chú hổ con Tiểu Khả, lúc này nó đã có kích thước bằng một con chó to rồi.
"Thiếu gia người vừa về đấy ạ?" Anh Tử trông thấy Đỗ Văn Hạo đi đến bèn nở một nụ cười chào đón, rồi bưng chiếc khay thức ăn đi vào trong phòng.
"Ừm! Anh Tử, phu nhân hiện giờ sức khỏe vẫn chưa được tốt lắm, ngươi đừng có suốt ngày cứ chăm chăm trông nom Tiểu Khả mà quên mất phu nhân của ngươi đấy nhé! Nếu ngươi mà lơ là việc chăm sóc phu nhân là ta không tha cho ngươi đâu đấy!" Khi Đỗ Văn Hạo đang nói thì Tiểu Khả đã tiến đến bên hắn, le cái lưỡi to lớn của nó ra liếm liếm lấy cánh tay của Đỗ Văn Hạo làm cho hắn có cảm giác buồn buồn đến sởn gai ốc.
Anh Tử sau khi thắp sáng đèn lên liền đưa Bàng Vũ Cầm và Đỗ Văn Hạo dẫn đi vào trong phòng, sau đó đặt một chiếc đèn lên bàn, sắp cho Đỗ Văn Hạo một đôi đũa, xong đâu đấy mới ngượng ngùng quay sang hắn nhoẻn miệng cười gật gật đầu nói: "Anh Tử biết rồi ạ!"
Bàng Vũ Cầm ngồi bên cạnh cũng lên tiếng bênh vực Anh Tử nói: "Anh Tử đối xử với thiếp rất tốt, nhưng chỉ khi đến tối thì Tiểu Khả nhất định không theo một ai cả, chỉ thích theo chân của Anh Tử thôi, Anh Tử đến đây thắp hương đuổi muỗi cho thiếp mà nó cũng đi theo đến đây!"
Đỗ Văn Hạo lúc này cũng múc lên một thìa cháo đưa lên miệng mình thổi thổi, sau đó đút vào miệng hút soạp lên một tiếng, gương mặt của hắn hiện rõ lên sự mãn nguyện tấm tắc khen: "Phu nhân của ta nấu cháo vẫn là ngon nhất trên đời này, đến cả đầu bếp trong cung Ngự Thiện của Hoàng Thượng cũng chẳng bằng, ngon, ngon thật!"
Bàng Vũ Cầm cầm lấy đôi đũa rồi đưa đến khay thức ăn gắp lên cho Đỗ Văn Hạo một miếng gì gì đó màu đỏ cho vào bát của Đỗ Văn Hạo, mỉm cười nói: "Cái này là mấy ngày trước thiếp mới làm đó, hôm qua bọn thiếp cũng nếm thử rồi, chờ chàng mãi mà không thấy về, cho nên mấy người trong nhà cũng đã ăn qua hết cả rồi!"
Đỗ Văn Hạo nghe xong bèn bỏ miếng đó vào trong miệng nếm thử, thì bất giác hắn cảm thấy hương thơm ngào ngạt, khẩu vị mềm mại, mới bỏ vào miệng mà đã tan hết ra rồi, ngoài ra nó còn có một mùi vị vô cùng thanh đạm.
"Ngon quá! Nhưng mà ta không biết đó là thứ gì nữa, ta biết phu nhân của ta tay nghề nấu ăn tuyệt đỉnh rồi, mau nói cho biết đây là món ăn gì vậy để ta được mở rộng tầm mắt!"
Anh Tử nghe thấy hai người bọn họ nói chuyện với nhau tình tứ như vậy thì thấy ở lại cũng không tiện, bèn thi lễ xong rồi đem Tiểu Khả dẫn ra bên ngoài.
← Hồi 304 | Hồi 306 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác