Vay nóng Tima

Truyện:Tống thì hành - Hồi 258

Tống thì hành
Trọn bộ 301 hồi
Hồi 258: Sống gian nan, chết thanh nhàn
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-301)

Siêu sale Shopee

Nhắc tới cũng khéo.

Vốn theo chỉ bảo của Cao Khánh Duệ, Lưu Tư phải tới Trần Kiều từ đêm qua.

Nhưng xảy ra ít vấn đề khiến hành trình Lưu Tư bị trì hoãn, đến tận giờ ngọ hôm sau mới khởi hành tới Trần Kiều.

Cũng chính nửa ngày thời gian đó giúp cho Ngọc Doãn thuận lợi chiếm được Trần Kiều.

Nếu không, xét theo sức chiến đấu của chính binh Nữ Chân dưới tay Lưu Tư, dù Ngọc Doãn muốn thắng cũng phải tốn rất nhiều công sức.

Nghe tin Trần Kiều bị quân Tống chiếm lĩnh, Lưu Tư cũng sửng sốt, vội dẫn bộ trực tiếp đến thẳng sông Quảng Tế. Đồng thời y lại phái ra bộ khúc đến Mưu Đà cương thông tri cho Hoàn Nhan Tông Vọng. Lúc này Lưu Tư dù ngốc cũng biết cái quân Tống gọi là nghị hòa chẳng qua là kế lừa dối. Mục đích thực sự là muốn bọn họ không thể rời khỏi Khai Phong được nữa.

Đến bờ sông Quảng Tế thì trời đã trưa.

Cách sông nhìn đã thấy bờ bắc cờ quân Tống san sát, búa rìu sáng hừng hực.

Vừa nhìn khiến Lưu Tư không đoán ra số lượng cụ thể của quân Tống, không khỏi sợ hãi.

Lưu Tư là một kẻ cẩn thận, trong tay hắn chỉ có một đám binh mã Mãnh An, binh lực không đủ.

Dựa theo phối trí binh lực của Nữ Chân, chỉ ghi lại số lượng chính binh. Mà chính binh Nữ Chân là một người hai ngựa, trọng giáp trường mâu. Đồng thời còn một gã A Lý Hỉ tùy tùng không tính vào danh sách. Nói cách khác, cái gọi là Mãnh An của chính binh có khoảng 1600 người. A Lý Hỉ chỉ là gia nô của chính binh, ở dưới danh nghĩa của chính binh.

Cầu nổi trên sông Quảng Tế đã bị thiêu hủy hoàn toàn.

Trên bờ sông còn dập dềnh mảnh vụn của cầu nổi, cuốn lênh đênh theo nước chảy.

Lưu Tư không rõ lắm về binh lực của quân Tống nên không dám hành động thiếu suy nghĩ. Y lập tức hạ lệnh cho 800 A Lý Hỉ chặt cây, đồng thời ra lệnh chính binh Nữ Chân đi dọc theo sông Quảng Tế tìm thuyền để chuẩn bị qua sông.

Ngọc Doãn đứng ở mô đất bắc sông Quảng Tế, Lương Ngọc Thành dẫn người dựng pháo.

- Tiểu ca. Có hối hận không?

Đột nhiên Ngọc Doãn quay đầu nhìn Triệu Kham.

Triệu Kham từ lúc theo Ngọc Doãn về Trần kiều vẫn im lặng.

Cậu không hề nói nhiều, ở bên cạnh Ngọc Doãn như cái đuôi nhỏ, không thốt một lời, không hoạt bát như ngày xưa.

Nghe Ngọc Doãn hỏi, Triệu Kham ngẩng đầu.

Cậu nhìn thoáng qua Ngọc Doãn, sau hồi lâu lắc đầu, nói khẽ:

- Có Tiểu Ất ở đây nên không sợ.

Ngọc Doãn nghe xong lại cười.

Cầm Lâu Lan Bảo Đao chỉ bờ sông phía xa, thở dài một tiếng:

- Thật ra Lỗ Tặc này cũng có bố có mẹ nuôi dưỡng, chẳng khác gì so với người thường. Chúng dũng mãnh như vậy vì sống ở Bạch Sơn Hắc Thủy, điều kiện ác liệt, không thể không liều mạng. Nếu không liều mạng chỉ có nước chết. Lời không dễ nghe, chẳng qua đây là một lũ man rợ.

Nhưng đám man rợ đó lại tiêu diệt Đại Liêu gấp trăm lần chúng.

Đột nhiên nhớ tới một câu: sống gian nan, chết an nhàn... Người Liêu sống nhàn nên mới mất nước, mà người Nữ Chân có ý thức sống khổ cực gian nan lại cực kì mạnh mẽ, vậy nên mới trăm trận trăm thắng. Tiểu ca, có nhớ đến điều gì không?

Triệu Kham ngẩng đầu, gặp mắt to đen lúng liếng chợt lóe lên.

- Tiểu Ất, ý ngươi nói Đại Tống ta sống quá yên vui sao?

- Ta không biết.

Ngọc Doãn hít sau một hơi, trầm giọng nói:

- Nhưng ta biết lúc Lỗ Tặc tung hoành ngang dọc thì người Tống chúng ta vẫn còn phong hoa tuyết nguyệt, ngâm thơ luận phú. Ta từng đi qua Mạc Bắc, hiểu rõ hoàn cảnh ác liệt nơi đó.

Mạc Bắc vẫn còn vì sinh tồn mà cố gắng. Kể cả người Liêu mất nước kia đã đang chăm lo việc nước rồi.

Nhưng lúc ta về tới Khai Phong, thấy khắp nơi ca múa, chỗ nào cũng cảnh thái bình. Quan văn thì lục đục với nhau, võ tướng thì sợ chết. Ở khắp đường phố người nào cũng đắm chìm vào việc hưởng lạc. Khi đó, ta đã kết luận rằng, Đại Tống hết thuốc chữa rồi!

Từng nghĩ rời khỏi Đông Kinh, từ nay về sau không trở về nữa.

Nhưng rời khỏi Đông Kinh mới biết quê hương khó bỏ, dù sao ở nơi này ta có quá nhiều điều vướng bận.

Triệu Kham cái hiểu cái không gật đầu, ánh mắt nhìn đám người Nữ Chân cũng bắt đầu kiên định hơn.

Ngọc Doãn không biết vì nguyên nhân gì, nhưng trong lòng nghẹn nhiều lời khó nói, phiền muộn vô cùng.

Nhưng lời này có lẽ đã tồn tại hai năm rồi.

Trước đây hắn mơ mơ hồ hồ, nhưng hiện giờ hắn đã hiểu rõ ràng.

Trách nhiệm!

Kiếp trước hắn không hiểu cái gì gọi là trách nhiệm.

Khi đó cầm kỹ của hắn cao siêu nhưng hận đời ghét thế. Cái này ngứa mắt, cái kia không quen nhìn. Học được bản lĩnh nhưng chẳng có ích lợi gì. Ngược lại lúc cha còn sống có mấy người đệ tử, tuy vẽ nét bút nghiêng nhưng ít ra vẫn kế thừa được quan niệm quốc nhạc. Chỉ có hắn một đời nghèo rớt mùng tơi, ôm cái văn vẻ bỏ đi cuối cùng thành kẻ vô tích sự.

Hắn không muốn thay đổi, càng không chấp nhận sự thay đổi.

Thế nên cuối cùng bị thời đại loại bỏ...

Đạo lý này mãi đến gần đây hắn mới hiểu ra.

Hắn nói với Triệu Kham, dù cậu ta có không hiểu hắn cũng muốn nói.

- Tiểu ca, tài học của ta không cao, lại chẳng thi đậu công danh.

Trừ tài đánh đàn, thứ ta có thể dạy cậu không nhiều. Nhưng ta hy vọng cậu có thể nhớ kỹ lời ta nói hôm nay: sống gian nan, chết thanh nhàn.

Đại Tống từ lúc lập nước tới nay chưa từng gặp cục diện này.

Bốn phía là địch, Tây Hạ, Hồi Hột, Thổ Phiên, Khiết Đan, Nữ Chân... thậm chí còn có Đại Lý phía nam. Kẻ nào cũng như hổ rình mồi với Đại Tống ta. Xa hơn còn có Oát la Tư, Triều Tiên và Đông Doanh Phù Tang. Dù giờ bọn họ chưa hùng mạnh, nhưng một khi quật khởi sẽ hung hăng cắn gặm cho chúng ta một ngụm, cắn cho thương tích đầy mình.

Ta từng có mơ ước: Nơi nào mặt trời chiếu tới, gót sắt Đại Tống ta đều có thể tới.

Chỉ có điều ta không biết còn cơ hội đó hay không, nhưng ta hy vọng một ngày Tiểu ca có đủ tài năng giúp ta thực hiện nguyện vọng này.

Cậu muốn an nhàn như Trần Hậu Chủ và Lý Hậu Chủ, hay muốn làm Hán Cao Tổ, Đường Thái Tông khai cương khoách thổ, thành lập cơ nghiệp thiên thu muôn đời?

Lời nói của Ngọc Doãn mang theo ý tứ mê hoặc khó hiểu.

Ánh mắt Triệu Kham càng ngày càng sáng, bộ ngực càng thêm ưỡn lên, khuôn mặt sáng ngời khó tả.

Sống gian nan, chết thanh nhàn!

Triệu Kham không xa lạ gì mấy chữ này, nhưng không bao giờ có cảm xúc sâu như bây giờ.

- Tiểu Ất...

Triệu Kham nói khẽ:

- Ta nhất định sẽ giúp ngươi thực hiện nguyện vọng này.

- Ừ?

Ngọc Doãn nhìn gã, trầm giọng nói:

- Cậu nói gì cơ?

- Ta...

- Nói to lên!

Trong cơ thể như một một ngọn lửa đang thiêu đốt khiến mặt Triệu Kham nóng bừng lên.

Cậu đột nhiên la lớn:

- Tiểu Ất, ta nhất định sẽ giúp ngươi thực hiện nguyện vọng này!

Đám người Lương Ngọc Thanh luôn tò mò với đứa nhỏ mặc y phục quân Tống luôn đi theo Ngọc Doãn.

Giờ chợt nghe Triệu Kham gào lên như vậy, Lương Ngọc Thành hơi sửng sốt, quay đầu nhìn Triệu Kham.

Thiếu niên, phải là tuổi trẻ mênh mông nhiệt huyết.

Triệu Kham mặt đỏ bừng, nhìn Ngọc Doãn tràn đầy kiên định.

Đừng giống A Ông ham mê tửu sắc, không giống cha nhát gan yếu đuối...

Triệu Kham đột nhiên xoay người, la lớn với quân Tống dưới mô đất:

- Ta là thái tử Triệu Kham, từ giờ ta sẽ kề vai chiến đấu với các ngươi.

Ngọc Doãn ngẩn ra, trên mặt lộ vẻ tươi cười vui mừng.

Mà đám người Lương Ngọc Thành lại trợn mắt há hốc mồm.

Thái tử?

Lương Ngọc Thành dường như hiểu điều gì, đứng dậy hô to:

- Thái tử uy vũ!

Đám người Đổng Tiên đang chạy tới cũng nghe tiếng hét lớn non nớt kia. Một đôi ánh mắt lập tức tập trung tại một gò đất nhỏ. Nhưng phản ứng kỳ lạ của Ngọc Doãn trước đây giờ dường như đã có giải thích hợp lý.

Không ngờ thái tử lại ở chỗ này.

- Lay đổ núi dễ. Lay đổ thân quân của Thái tử khó.

Chu Mộng Thuyết đảo con người, hét lên.

Đám người Đổng Tiên chợt ngẩn ra, cũng cao giọng quát to theo Chu Mộng Thuyết, tiếng hô như truyền lây bệnh, nhanh chóng tràn lan khắp nơi bờ bắc.

Rất nhiều quân Tống còn chưa kịp hiểu rõ là chuyện gì.

Nhưng nghe tiếng hò hét cũng hô theo, sĩ khí đột nhiên tăng cao.

Triệu Đa Phúc và Chu Tuyền nghỉ ngơi trong đại doanh Trần Kiều.

Chợt nghe bên ngoài la lớn, vội lao ra lều khẩn trương hỏi:

- Vương nương tử, xảy ra chuyện gì vậy?

Vương Yến Ca vẻ mặt mê man, nói:

- Nô cũng không rõ, chỉ đột nhiên nghe bên ngoài hô khẩu hiệu "Lay đổ núi dễ. Lay đổ thân quân Thái tử khó."

Chẳng lẽ...

Triệu Đa Phúc nhìn Chu Tuyền, vẻ mặt phức tạp.

Có lẽ Ngọc Doãn truyền tin tức thái tử ở trong doanh ra ngoài. Nhưng nếu vậy chẳng phải sẽ khiến thái tử càng thêm nguy hiểm?

Nhưng lúc này các nàng không thể trách cứ Ngọc Doãn.

Đại chiến sắp tới cần làm phấn chấn sĩ khí. Lúc này còn có gì hơn là có thể cùng thái tử chiến đấu?

- Vương nương tử. Ngươi nói xem Tiểu Ất có thể ngăn cản Lỗ Tặc không?

Vương Yến Ca vẻ mặt phức tạp, sau một lúc lâu lắc đầu, nói khẽ:

- Trần Kiều không chỗ hiểm có thể thủ, ngăn được Lỗ Tặc nhất thời chứ không mãi mãi. Phải xem thủ đoạn của Tiểu Ất thế nào, có thể thủ vững đến lúc viện binh đến hay không. Nếu kết quả xấu, chỉ sợ chậm nhất đêm nay Lỗ Tắc có thể vượt qua sông Quảng Tế. Đến lúc đó chắc chắn sẽ có một trận chém giết thảm thiết.

Triệu Đa Phúc và Chu Tuyền đều biến sắc mặt.

Thật lâu sau Triệu Đa Phúc đột nhiên nói:

- Vương nương tử, có thể cho ta một cái bảo kiếm không?

- Bảo kiếm?

- Ta sẽ không bao giờ chịu làm tù binh đám Lỗ Tặc kia.

Chu Tuyền bên cạnh gật đầu như mổ thóc.

Vương Yến Ca lộ vẻ khen ngợi, nói nhỏ:

- Việc này dễ thôi, ta sẽ tìm Hô Diên lão tướng quân để hỏi.

Thật ra ban đầu Vương Yến Ca cũng chẳng muốn làm cái chức hộ vệ bỏ đi này.

Trong mắt nàng Triệu Đa Phúc chẳng qua là trẻ được chiều quá hóa hư, chẳng cần bảo hộ.

Thử nghĩ xem, lúc đi lúc nào cũng có một đám hầu theo sau. Ngày thường toàn núp trong hoàng cung, làm gì có nơi nào nguy hiểm? Đối với một nữ tướng từng thúc ngựa trên chiến trường, Vương Yến Ca chẳng muốn nhận việc này. Sau đó Ngọc Doãn nhờ Cao Sủng khuyên bảo, hơn nữa Vương Yến Ca là một quả phụ, ở lại Đông Kinh cũng phiền phức, đành nghe theo Ngọc Doãn làm hộ vệ cho Triệu Đa Phúc.

Từ trước tới nay nàng đều coi đám Triệu Đa Phúc là trẻ con.

Dù lúc trước xuất kinh cùng chúng Vương Yến Ca cũng chẳng để ý.

Cho đến tận bây giờ, nàng phát hiện Triệu Đa Phúc và Chu Tuyền lại có khí khái không thua nàng, trong lòng rất mừng.

Nhưng nàng thấy hơi lạ, tại sao Ngọc Doãn phải vạch trần thân phận của Triệu Kham?

*****

Giờ thìn ngày hai mươi ba tháng giêng Nguyên niên Tĩnh Khang.

Cửa thành Khai Phong đóng chặt, Lý Chuyết đình chỉ đàm phán với người Nữ Chân.

Cho đến lúc này đám Hoàn Nhan Tông Vọng mới kịp phản ứng, bọn họ dường như trúng kế hoãn binh của Triệu quan gia. Ngay lúc đám người Hoàn Nhan Tông Vọng không ngừng hạ lệnh thu binh thì nghe thám mã báo phủ doãn phủ Địch Hưng ở Hà Nam, chiêu mộ nghĩa dũng ở Lạc Dương, đã qua Trịnh Châu và nhanh chóng tiến đánh Mưu Đà Cương. Từ Trịnh Châu đến Mưu Đà Cương chỉ cách chừng trăm dặm.

Địch Hưng cho Mãnh Trì người Hương Hồ làm tiền phong, cách Khai Phong chưa đến trăm dặm.

Cùng lúc đó, Toan Tảo Uy Võ quân Thừa Tuyên Sứ Lưu Quang Thế suất lĩnh quân Uy Võ nhanh chóng đến Phong Khâu. Ngoài ra thủy quân Biện Khẩu cũng đang rục rịch ý đồ tới gần bến Bạch Mã. Một loạt tin tức xấu truyền tới khiến Hoàn Nhan Tông Vọng sứt đầu mẻ trán. Mà Cao Khánh Duệ và Quách Dược Sư ngày thường túc trí đa mưu giờ đều luống cuống.

- Nhị thái tử, việc lớn không hay rồi!

Ngay lúc Hoàn Nhan Tông Vọng luống cuống tay chân thì người của Lưu Tư đưa tin đến Mưu Đà Cương.

- Đêm qua quân Tống đột kích Trần Kiều, đã chiếm lĩnh bến Trần Kiều, đốt cầu sông Quảng Tế rồi... Binh lực không rõ.

Lưu Tư Bột Cận xin Nhị thái tử lập tức phát binh cứu viện, đồng thời cẩn thận bị Tống cẩu lừa gạt.

- Bến Trần Kiều bị quân Tống cướp sao? Tào Vinh đâu?

Quách Dược Sư nghe xong không nhịn được chửi ầm lên.

Người đưa tin quỳ trong đại trường không dám ho he câu nào.

Hoàn Nhan Tông Vọng tỉnh táo lại, khoát tay trầm giọng nói:

- Bến Trần Kiều bị phá, sợ Tào Vinh cũng dữ nhiều lành ít.

Bây giờ không phải lúc truy cứu trách nhiệm. Đây là lỗi của ta đã quá coi thường lão Triệu Quan Gia này.

Quách tướng quân, người lập tức xuất binh nhanh chóng chạy tới Trần Kiều. Trước khi trời tối phải đoạt lại bến Trần Kiều, mắc cầu nổi để đại quân lui lại. Tái Lý và A Lỗ dẫn binh đánh nghi binh Khai Phong. Nhớ không được ham chiến để tránh bị Tống cẩu bao vây. Tái Lý, tính tình ngươi nóng nảy, phải nghe A Lỗ khuyên bảo.

Cao thượng thư, ngươi cùng ta lập tức chỉnh đốn binh mã, buổi trưa xuất phát, không được sai sót...

Nay đã là lúc sinh tử tồn vong của Đông lộ quân Nữ Chân. Trong đại trướng quân Kim, tất cả cùng hô lên nhận lệnh.

Hoàn Nhan Thi Lý cùng Hoàn Nhan A Lỗ Bổ lập tức lao ra lều lớn điểm binh mã tới Khai Phong tấn công quân Tống. Như Hoàn Nhan Tông Vọng nói, đây chỉ là đánh nghi binh. Mục đích là làm chậm bước chân của quân Tống để đại quân có thể bình yên rút lui.

Hoàn Nhan Tông Vọng và Cao Khánh Duệ vội vàng chỉnh đốn binh mã bắt tay vào công việc rút lui.

Một hồi đại chiến vốn không tồn tại trong lịch sử đã bắt đầu mở màn...

o0o

Cách phía đông Trần Kiều năm mươi dặm có một thôn trang tên là Địch Mã Doanh.

Mười dặm tám hương, quy mô Địch Mã Doanh có thể coi là không nhỏ, gần ba trăm hộ gia đình. Trong đó hầu hết mang họ Địch, Tiêu.

Nghe nói Địch Mã Doanh xây dựng năm Hoàng Hữu, lúc Xu Mật Sứ Địch Thanh chiến thắng trở về, từng trú ở đây.

Các hộ gia đình trong thông nhiều người cũng là hậu đại trong nhóm thân binh của Địch Thanh năm đó. Khi còn sống Địch Thanh bị nhiều nghi kỵ và chèn ép, cuối cùng phiền muộn rồi chết. Sau đó dù nhận được rất nhiều vinh quang nhưng người của Địch Mã Doanh lại chẳng muốn nhận.

Sau khi Địch Thanh bị trục xuất thì ở ẩn tại Trần Châu.

Văn Ngạn Bác năm lần bảy lượt đe dọa, hoàng đế Nhân Tông bỏ mặc.

Sau khi Địch Thanh mất, con cháu Địch Thanh ở Địch Mã Doanh quyết định ở lại hương thôn, trở thành thế gia vọng tộc tại Địch Mã Doanh.

Nay trang chủ Địch Mã Doanh gọi là Địch Khắc Địch.

Gã là hậu nhân của Địch Thanh, cực kỳ căm thù Đại Tống triều.

Năm đầu Chính Hòa, Địch Khắc Địch dùng thân phận Thái Học Nội xá lấy được công danh nhưng lại từ quan không làm, được phong quan hàm văn tán rồi trở về Địch Mã Doanh. Sở dĩ muốn lên thái học cũng chỉ vì tâm nguyện của Địch Thanh. Khi còn sống mặc dù Địch Thanh chiến công hiển hách nhưng vì không có công danh nên kết quả bị bọn quan văn tìm mọi cách nhục nhã, chèn ép.

Trước khi chết, Địch Thanh từng để lại nguyện vong mong con cháu Địch gia bỏ võ theo văn, thi lấy công danh.

Trải qua hai đời cố gắng, cuối cùng Địch Khắc Địch cũng hoàn thành nguyện vọng của Địch Thanh. Nhưng vì căm hận Đại Tống triều nên Địch Khắc Địch không muốn ở lại triều đình.

Lúc cuộc vây ở Khai Phong mới bắt đầu, Địch Khắc Địch đã lưu ý sự biến hóa của thế cục.

Gã căm thù Đại Tống triều đến tận xương tủy nhưng lại có cảm tình thâm hậu với Đại Tống.

Thế nên cuộc chiến Khai Phong mới bắt đầu, Địch Khắc Địch đã tổ chức hương dũng gấp rút tiếp viện khai phong. Nào ngờ lúc gã vừa tổ chức xong người thì lại biết tin triều đình và Nữ Chân nghị hòa. Địch Khắc Địch là con cháu nhà tướng, sao có thể chấp nhận kết quả như vậy? Gã giận dữ hạ lệnh giải tán hương dũng, ở lại Địch Mã Doanh tự bảo vệ, không bao giờ quan tâm thế cục Đại Tống nữa.

Nói không quan tâm, nhưng thật ra vẫn thấp thỏm.

- Ngươi nói đêm qua quân Tống đánh lén bến Trần Kiều?

Trong đại sảnh Địch phủ, Địch Khắc Địch nhíu lông mày, nhìn thiếu niên ngăm đen thật thà chất phác trước mặt, lộ vẻ nghi hoặc.

Thanh niên này là Địch Lôi, con út của Địch Khắc Địch.

Địch Khắc Địch có ba đứa con, con cả Địch Vân hiện đang học ở thư viện Khai Phong, con thứ hai Địch Mãnh thì theo kinh thương, đang làm tại con đường buôn bán ở Tây Vực. Đứa con Địch Lôi, theo cái nhìn của Địch Khắc Địch thì giống ông nội Địch Thanh nhất.

Địch Lôi năm nay mới hai mươi, trời sinh thần lực, võ nghệ cao cường.

Gia truyền một đôi giản bốn cạnh (hay còn gọi ngạnh tiên - chiếc roi cứng) bằng thép tinh luyện, được xưng là hảo hán số một Địch Mã Doanh, không ai có thể chống lại.

Khác với hai ca ca, Địch Lôi còn giỏi về việc binh.

Địch Khắc Địch cũng dốc lòng dạy bảo, bao gồm của binh pháp của Địch Thanh khi còn sống cũng giao cho Địch Lôi kế thừa.

Địch Lôi nói:

- Sáng nay con và Tiêu Thành dẫn người đến Trần Kiều tìm hiểu tin tức, phát hiện bờ bắc Trần Kiều đã đổi sang quân Tống chiếm giữ.

Cầu nổi ở mặt sông bị quân Tống thiêu hủy hoàn toàn, xem ra muốn quyết chiến với Lỗ Tặc.

Quyết chiến sao?

Địch Khắc Địch lộ vẻ do dự.

Gã vẫn chưa tin lão Triệu Quan Gia và triều định Đại Tống có khí phách như thế.

Suy yếu nhiều năm, sao thay đổi nhanh thế được? Tuy Tống Khâm Tông đăng cơ chưa lâu nhưng Địch Khắc Địch vẫn đang âm thầm quan sát.

Trong mắt gã, triều đình Đại Tống vẫn thế, chẳng có gì mới mẻ cả, vẫn nặng nề cằn cỗi.

Nếu có biến hóa thì chỉ có sự đấu tranh trên triều càng kịch liệt, thậm chí còn hung tàn hơn so với năm Khánh Lịch. Mà lão Triệu Quan Gia cũng là phái biểu hiện yếu đuối. Tuy Lý Cương thủ vững Khai phong nhưng theo Địch Khắc Địch chỉ là tranh giành quyền lực mà thôi. Vậy nên gã không muốn tiến vào bãi nước đục này, càng không muốn Địch Lôi cuốn vào đó.

Đúng lúc này, ngoài đại sảnh có một người tuổi xấp xỉ Địch Lôi chạy tới.

- Tam ca, đã hỏi rõ rồi.

Thanh niên này gọi là Tiêu Thành, tổ tiên cũng là tướng thủ hạ của Địch Thanh, bị chết trong tay Hàn Kỳ.

Dì cả của Tiêu Thành là vợ của Địch Khắc Địch. Theo bối phận thì hắn cũng là cháu ngoại trai của Địch Khắc Địch.

Địch Lôi vội hỏi:

- Quân Tống tập kích bất ngờ Trần Kiều là người nào?

- Là Thân quân Thái tử, Binh bộ Viên ngoại lang Ngọc Doãn Ngọc Tiểu Ất, người đã từng giao thủ với Lỗ Tặc.

Địch Khắc Địch nghe xong lông mày nhăn lại.

Gã đương nhiên nghe qua tên của Ngọc Doãn, biết quá trình thanh danh đi lên của Ngọc Doãn trong hai năm qua. Nguyên nhân? Rất đơn giản!

Đứa con cả Địch Vân học ở thư viện Khai phong, mà Trương Tam mặt rỗ khi xưa từng giúp Ngọc Doãn cũng sinh ra ở Địch Mã Doanh.

- Cha...

Địch Lôi nóng nảy nhìn Địch Khắc Địch lớn tiếng nói:

- Chẳng phải cha vẫn bảo con học theo Ngọc Doãn kia sao. Nay Ngọc Doãn ở Trần Kiều một mình chiến đấu, con nguyện dẫn hương dũng đến trợ giúp.

- Câm miệng!

Địch Khắc Địch trừng mắt, lớn tiếng quát.

Gã trầm ngâm một lúc lâu, cắn răng nói với Tiêu Thanh:

- Mạnh mẽ tìm hiểu binh lực của Lỗ Tặc cho ta, ta sẽ phái người đi Khai Phong dò tin.


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-301)


<