← Hồi 521 | Hồi 523 → |
Lưu Biểu đã chết!
Đúng vậy, Lưu Biểu đích thực đã chết!
Phải nói là, từ sau năm Kiến An thứ mười hai, sức khoẻ của Lưu Biểu đã lúc khoẻ lúc yếu. Vào hạ, ông ta lại đổ bệnh, hơn nữa bệnh tình lại hết sức nghiêm trọng. Mặc dù vào giữa mùa hạ, thời tiết ấm áp khiến sức khoẻ của Lưu Biểu cũng chuyển biến tốt được một chút, nhưng khi bước sang mùa thu, ông ta lại đổ bệnh. Rồi sau đó bệnh không dậy nổi.
Bệnh tình của Lưu Biểu rất nghiêm trọng, cùng với thời tiết sang đông chuyển lạnh, bệnh tình càng ngày càng chuyển biến xấu.
Cũng chính vào lúc này, Kinh Châu khai chiến toàn diện với Nam Dương. Ông ta triệu hồi Lưu Bị, sắp xếp Lưu Bị ở Phàn thành, giống như một hình thức giam lỏng. Sau đó ông ta thu hồi lại các vùng đất của Tân Dã, triển khai một trận ác chiến kéo dài với Tào Bằng, chiến tuyến kéo dài từ Chương Lăng đến tận An Chúng. Lưu Biểu điều động triệu tập mấy trăm ngàn đại quân, tập kết ở chiến tuyến Tân Dã, đồng thời điều động những chiến tướng đắc lực như Văn Sính, Vương Uy ra trận tiền đốc chiến.
Thế nhưng, lúc này Tào Bằng lại dừng lại thế tiến công!
Theo như lời hắn nói là, vào vụ thu hoạch mùa thu, không nên giao chiến, lúc này phải lấy dân sinh làm trọng.
Việc giải nguy cho Tịch Dương Tụ, đã giúp hắn ghi đựơc không ít điểm, rất nhiều nhà cường hào thế gia ở Nam Dương đều bày tỏ sự tán thưởng giành cho Tào Bằng. Đúng như lời Tào Bằng đã nói, việc ở Kinh Châu, phải do người Kinh Châu trị, đến lúc quan trọng, không thể trông cậy vào người ngoài. Các cường hào các nơi trong Nhương thành, ít nhiều đều bày tỏ thái độ bất mãn với Lưu Biểu. Bọn họ cho rằng, đã xảy ra nạn lũ lụt tai hại như vậy, Lưu Biểu không những không đóng cửa tự kiểm điểm, mà ngược lại còn cố khai chiến, không phải là hành động của bậc minh chủ. Vì thế, cho nên bọn Đặng Địch, Sầm Thiệu cầm đầu, viết bài trên bào Chân Lý ở Nam Dương, mạnh mẽ phê bình Lưu Biểu. Danh tiếng của Lưu Biểu bị ảnh hưởng nặng nề, bị mắng chửi tối tăm mặt mũi, đương nhiên làông ta sẽ vô cùng phẫn nộ...
Nhưng, Lưu Biểu lại không có miệng lưỡi gì tương xứng ở báo Chân Lý Nam Dương, cho nên chỉ có thể tiến hành giải thích trong một phạm vi nhỏ! Tào Bằng một mặt phát động cuộc chiến của dư luận, một mặt gấp rút thu dọn tàn cục.
Tuy Nam Dương gặp phải thiên tai, rất nhiều nơi bị ngập trong nước lũ, nhưng vì Tào Bằng sớm đã có sự chuẩn bị từ trước, điều động một lượng lớn lương thảo dự trữ ở Toánh Xuyên, nên không đến mức có tử vong trên quy mô lớn. Ngược lại, dưới sự cố ý sắp xếp của Tào Bằng, dân chúng ở các địa phương nhận được sự di rời và trấn an khác nhau. Mấy huyện thành mà vốn dĩ có số nhân khẩu dày đặc nhất, được Tào Bằng chỉ thị, tiến hành chia nạn dân mà di rời.
Đem dân chạy nạn chuyển đến những vùng tình hình thiên tai tương đối nhẹ, và nhân khẩu tương đối ít.
Đồng thời, còn căn cứ theo tình huống cụ thể mà bồi thường cho một mức nhất định.
Ví dụ như, những nơi vốn dĩ nhân khẩu dày đặc, đất đai chật chội như Nhương thành... sau khi được chia ra, và sắp xếp lại, thì rất nhiều dân bị nạn, đặc biệt là những người bị nạn mà không có gia sản gì, được sắp xếp đến những nơi nhân khẩu tương đối ít như huyện thành của huyện Đan Thuỷ.
Quan phủ, ngoài việc sắp xếp di rời ra, còn tiến hành bồi thường tiền đất. Như vậy, những huyện thành đất đai chật chội như Nhương thành, liền được giảm bớt phần nào áp lực. Còn những nơi nhiều đất đai bỏ không như huyện thành của huyện Đan Thuỷ, thì lại được tăng them nhân khẩu, khiến đất đai được tận dụng một cách thoả đáng.
Tóm lại, kể từ sau khi Tào Bằng chiếm đóng Uyển thành, tất cả tâm huyết của hắn đều dồn cả vào việc sử lý tình hình thiên tai. Đồng thời, mỗi một bước đi của hắn, đều được khoe cho mọi người thấy thông qua báo Chân Lý Nam Dương, để tranh thủ sự thấu hiểu của mọi người. Những hành động này lại được người Nam Dương đồng thanh ngợi ca, khen Tào Bằng không ngớt lời.
Uy vọng của Tào Bằng được nâng cao rất nhiều.
Còn Lưu Biểu thì phải đối mặt với phòng tuyến mà Tào Bằng tỉ mỉ bố trí nên, bó tay hết cách.
Cuối tháng chin năm Kiến An thứ mười hai, Bàng Đức Công nhận lời mời của Tào Bằng, rời núi Lộc Môn, đến thăm Uyển thành. Ông ta tỏ ra hết sức hài long đối với những vịêc mà Tào Bằng đã làm kể từ sau khi đến Nam Dương. Đồng thời dưới sự khuyên nhủ của Bàng Đức Công, danh sỹ Trần Chấn của Uyển thành, người lúc trước bị Đặng Chi bắt ở Cức Dương, cũng đồng ý quy hang. Đương nhiên, với danh tiếng vàđịa vị của Trần Chấn, y không thể nào quy hang với Tào Bằng, mà là quy hang với Tào Tháo. Dù sao đi nữa, xét về tuổi tác, về vai vế, về kinh nghiệm, Tào Bằng đều không đủ để khiến cho Trần Chấn quy hang. Nhưng Tào Bằng lại mượn cớ rằng Nam Dương đang rất bề bộn, nhiều việc cần làm mà giữ Trần Chấn ở lại làm việc cho quận Nam Dương, giúp đỡ Tào Bằng sử lý tình hình thiên tai ở Nam Dương.
Sau đó Bàng Đức Công lại có lời phát biểu trên báo Chân Lý Nam Dương, lên án Lưu Biểu không màng đến sống chết của dân, chỉ biết làm theo ý mình...
Sau khi Lưu Biểu đọc được bài viết của Bàng Đức Công, thì giận dữ công tâm, lại một lần nữa đổ bệnh liệt giường. Lần đổ bệnh này của ông ta, khiến cho chiến sự ngoài tiền tuyến của quận Nam Dương không thể không ngừng lại. Đám người Khoái Việt, Khoái Lương, cùng với Thái Mạo, Trương Doãn lại một lần nữa chiếm được thế thượng phong, khống chế quyền bính.
Tháng mười năm Kiến An thứ mười hai, bệnh tình của Lưu Biểu trở nên nghiêm trọng, rồi mất ở Tương Dương!
Cái chết của Lưu Biểu khiến cho toàn bộ Kinh Tương lâm vào tình cảnh hoảng loạn.
Ai sẽ nắm giữ ngôi vị của Lưu Biểu.
Trở thành chủ đề mà mọi người đều quan tâm.
Xét về tuổi tác, đương nhiên người tiếp quản Kinh Tương sẽ là Lưu Kỳ. Y không chỉ là con trai trưởng của Lưu Biểu, mà còn theo Lưu Biểu từ những ngày đầu tiên, khi ông ta chiếm đóng Kinh Châu, cùng trải qua quãng thời gian khó khăn ban đầu. Cho nên, bất luận xét về tuổi đời hay kinh nghiệm, Lưu Kỳ đều xứng đáng đảm đương chức vụ Châu mục Kinh Châu.
Nhưng khổ nỗi, Lưu Kỳ lại còn có một người anh em!
Lưu Tông tuy tuổi còn nhỏ, nhưng lại luôn được Lưu Biểu thương yêu dạy dỗ...
Hơn nữa, sau lưng của Lưu Tông còn có ngọn núi lớn là Kinh Tương thế tộc làm chỗ dựa, ủng hộ hắn tiếp quản Kinh Châu.
Đại đô đốc thuỷ quân Kinh Châu là Thái Mạo, là cậu của Lưu Tông, hai trăm ngàn thuỷ quân của Kinh Châu đều nằm trong tay Thái Mạo, trở thành chỗ dựa lớn nhất của Lưu Tông.
Trong khi đó, Lưu Cơ Viễn lại bị hai người Lý Thông, Vu Cấm cầm chân ở Giang Hạ.
Tuy hắn đã mời Quan Vũ và Mã Lương đến giúp, nhưng muốn đánh lui Lý Thông, Vu Cấm lại chẳng phải là chuyện có thể thành công được trong thời gian ngắn. Điều này cũng khiến cho khi Lưu Biểu lâm bệnh qua đời, Lưu Kỳ không có mặt ở bên cạnh. Hắn không có mặt ở Cức Dương nên không cách gì khống chế được đại cục, việc này cũng trở thành điểm yếu lớn nhất của hắn tại thời điểm trước mắt...
- Chủ công, Lưu Biểu đã chết, đây quả đúng làý trời ban cơ nghiệp Kinh Châu cho chủ công, chớ để lỡ mất cơ hội tốt này.
Trong huyện giải huyện Lam thành, Gia Cát Lượng vội vã nhìn vào Lưu Bị nói.
Còn Lưu Bị thì lại tỏ vẻ khó xử, nhẹ giọng nói:
- Khổng Minh, nay Cảnh Thăng mất đi, ta lại giành lấy cơ nghiệp của huynh ấy, điều này chẳng phải đi ngược lại đạo nghĩa ư.
- Chủ công!
Gia Cát Lượng khẩn trương:
- Việc đã đến lúc này, quyết không thể do dự được.
Tào Tháo đã chem. chết Viên Hi, bình định Liêu Đông, nếu ông ta dẫn quân trở về, nhất định sẽ chiếm láy chin quận của Kinh Châu. Huống hồ gì còn có con sói con Tào Bằng, đang ở Nam Dương nhòm ngó như hổ rình mồi. Cảnh Thăng Công còn, thì hắn còn có chút e dè, nhưng này Cảnh Thăng Công đã chết, hắn đương nhiên cũng sẽ chẳng ngồi không mà để lỡ mất thời cơ tốt.
- Việc đó...
Lưu Bị nhẹ giọng nói:
- Chỉ sợ Thái thị, chưa chắc họ đã chịu.
Gia Cát Lượng nói:
- Ta có một kế sách, có thể giúp cho chủ công không tốn chút công sức nào màđoạt được Kinh Châu.
- Kế của Khổng Minh thế nào?
Gia Cát Lượng gật gật đầu, trầm giọng nói:
- Nay Lưu Kinh Châu lâm bệnh chết đi, tình hình Tương Dương hỗn loạn.
Chủ công có thể mượn cớ về phúng viếng Lưu Kinh Châu, dẫn quân tiến về Tương Dương. Y Cơ Báở trong thành Tương Dương có thể làm nội ứng. Đến lúc đó, nội cộng ngoại kích, nhân lúc Thái thị chưa kịp ổn định lại, ra tay đoạt lấy thành Tương Dương. Sau đó lệnh thúc cầm hổ phù đến Trường Sa, điều Tử Thiện đến Vũ Lăng, chiếm cứ bốn quận của Kinh Nam. Đến lúc đó, chủ công lại cho mời đại công tử trở về Tương Dương, để nhị tướng quân trấn thủ Giang Hạ, vậy là sẽ cơ được Kinh Châu dễ như trở bàn tay.
Đây chính là "xuất kỳ bất ý, yểm kỳ bất bị" (ra tay đột ngột, nhân lúc người chưa kịp chuẩn bị).
Cứ đoạt lấy Tương Dương trước, rồi sau đó nghênh đón Lưu Kỳ trở về...
Lấy danh nghĩa của Lưu Kỳ để quản lý Kinh Tương, thì cho dù là thế tộc nào của Kinh Tương đi nữa, cũng không thể làm gìđược ta.
*****
Nhưng trên thực tế, một khi Lý Kỳ về đến Tương Dương thì rất khó còn có thể nắm được quyền chủ động. Đây lúc là một lựa chọn tốt nhất cho Lưu Bị vào lúc này.
Kế sách này của Gia Cát Lượng có thể nói là một phiên bản khác của kế "mượn danh thiên tử, ra lệnh chư hầu".
Mượn danh Lưu Kỳ để cai trị Tương Dương.
Lưu Bị trầm ngâm hồi lâu không nói năng gì, một lúc sau, ông ta nghiến răng, dường như đã hạ quyết tâm.
- Nếu đã vậy thì cứ làm theo kế của Khổng Minh đi.
Nhưng, ngươi hãy cho người liên lạc với Y Cơ Bá trước.
Bảy ngày sau, ngươi, ta và Cơ Bá tiên sinh sẽ nội ứng ngoại hợp, đoạt lấy Tương Dương... Hãy nhớ, không đựơc làm hại đến tính mạng của nhị công tử, chỉ trừ khử những tên đối nghịch cầm đầu.
Những tên đối nghịch cầm đầu ở đây, chính là bọn Thái Mạo, Trương Doãn.
Gia Cát Lượng lập tức cảm thấy thoải mái trong long, khom người nói:
- Chủ công yên tâm, Lượng tự biết phân nặng nhẹ.
Trong thành Tương Dương, mây mù che phủ.
Y Tịch mệt mỏi trở về nhà, tâm trạng có vẻ khá là chán nản. Cái chết của Lưu Biểu khiến cho Kinh Châu như rắn mất đầu. Bọn Khoái Việt, Khoái Lương, Lưu Tiên Vi cầm đầu, đại diện cho Kinh Tương thế tộc, bắt tay với Thái Mạo, muốn đưa Lưu Tông lên làm chủ Kinh Châu. Ngụ ý ẩn chứa trong việc này, khiến Y Tịch cảm thấy lạnh người. Ý đồ của anh em Khoái Việt có vẻ không rõ rang lắm, cho nên trong nhất thời rất khó đoán biết. Nhưng còn bọn người Thái Mạo, Trương Doãn, cùng với phần lớn hào cường Kinh Nam mà đại diện là Lưu Vi Tiên, đều có ý muốn quy thuận Tào Tháo, để đổi lấy một Kinh Châu không phải chịu khói lửa chiến tranh, mục đích là giữ lấy một phương yên bình.
Nếu một khi Lưu Tông trở thành người đứng đầu Kinh Châu...
Hơn nữa, theo như tình hình trước mắt mà nhìn nhận, thi việc này rất nhiều khả năng sẽ trở thành hiện thực.
Y Tịch thì có khuynh hướng ủng hộ Lưu Kỳ kế vị hơn, nhưng Lưu Kỳ lại đang ở Giang Hạ, bị Lý Thông, Vu Cấm đeo cứng, trong thời gian ngắn e rằng không có cách gì trở về Kinh Tương được.
Điều này cũng khiến cho các bộ hạ cũ từ hồi ở Sơn Dương rơi vào tình cảnh như rắn mất đầu.
Còn Thái Mạo thì ra sức ép người, dốc hết sức muốn lập Lưu Tông. Cho nên Y Tịch và Thái Mạo đã nổ ra tranh cãi kịch liệt, đến cuối cùng, cũng không đạt tới được một phương án sử lý thoả đáng.
Mắt thấy thời gian trôi qua từng ngày.
Nếu Lưu Kỳ vẫn không về, tất sẽ có biến cố lớn. Mỗi lẫn nghĩ đến chuyện này, Y Tịch lại cảm thấy hết sức đau đầu...
- Phụ thân, Khổng Minh tiên sinh đợi người đã lâu.
Y Tịch vừa bước vào cửa, đã thấy con trai lớn là Y Dương bước ra đón.
Y Dương là con trai trưởng của Y Tịch, năm nay ba mươi bảy tuổi. Người này tài học bình thường, theo như tiểu chuẩn của Y Tịch mà đánh giá thì thuộc loại tư chất tầm thường.
Tuy nhiên Y Dương có một ưu điểm, đó là hiếu thuận.
Chính bởi vậy mà được tiến cử danh hiệu Hiếu liêm, làm việc dưới trướng Lưu Biểu.
- Khổng Minh đến sao?
Y Tịch nghe nói vậy, lập tức lộ mừng rỡ, vội nói:
- Mau cho mời ông ấy đến thư phòng...Đúng rồi, Đông Thăng, hôm nay dù có ai đến, cũng nói là ta không được khoẻ, không tiếp khách nhé.
Y Dương đáp vâng một tiếng rồi vội lui đi, mời Khổng Minh vào.
Y Tịch về đến thư phòng, vừa ngồi xuống thì Gia Cát Lượng đã bước vào, chỉ thấy ông ta vừa bước vào cửa đã chắp tay nói:
- Lão đại nhân, vẫn khoẻ đó chứ?
- Sao có thể khoẻ cho được?
Y Tịch cười nhăn nhó, khoát tay tỏ ý mời Gia Cát Lượng ngồi xuống, đoạn bảo Y Dương đi ra.
Hai người hàn huyên vài câu, đoạn Y Tịch vào thẳng vấn đề chính:
- Lần này Khổng Minh đến, chắc không chỉ đơn giản chỉ là đến thăm ta đúng không... Lưu Kinh Châu mất đi, Kinh Tương rung chuyển, lòng người dao động. Trong khi đó chiến sự ở Tân Dã, Chương Lăng lại diễn ra không dứt, nếu không nhanh chóng sắp xếp, e rằng sẽ có đại nạn.
Khổng Minh có gì chỉ dạy?
Đến nước này, Y Tịch chẳng cần thiết phải khách sáo với Khổng Minh nữa, mà đi thẳng vào vấn đề luôn.
Tình hình hiện nay rất phức tạp, và cũng rất phiền phức, Y Tịch đâu có rảnh mà nói vòng nói vo. Sau khi nói xong, ông ta nhìn chằm chằm vào Gia Cát Lượng với ánh mắt rất đỗi lạ lung."Bây giờ ta đang thỉnh giáo ngươi, cách để giải quyết tình thế hỗn loạn ở Kinh Châu. Nếu ngươi có ý kiến gì thì chớ có dấu diếm, đối với ta và ngươi đều không có lợi. Bây giờ ta rất cần đến trí tuệ của ngươi, càng cần ngươi nghĩ ra một biện pháp thoả đáng giúp ta".
Gia Cát Lượng lại mỉm cười...
- Kỷ Bá tiên sinh thì có gì phải sợ?
Với khả năng của tiên sinh, thừa sức để tự lo liệu cho bản thân mà, đâu cần phải lo lắng?
- Nếu ta chỉ vì muốn lo cho bản thân, thì lúc đầu đâu cần phải giúp ngươi?
Sắc mặt Y Tịch trầm xuống, nhìn chằm chằm vào Gia Cát Lượng:
- Khổng Minh, tâm tư của ta chắc ngươi cũng rõ. Năm xưa, ta theo Cảnh Thăng Công từ khi mới vào làm chủ Kinh Tương. Mà nay Cảnh Thăng Công đã mất, anh em Thái Mạo soán quyền, có ý muốn quy thuận Tào Tháo. Cơ nghiệp tốt dường ấy của Cảnh Thăng Công, sao có thể để rơi vào tay người khác. Tuy rằng Tông công tử cũng là cốt nhục của Cảnh Thăng Công, nhưng ta vẫn không thể đồng tình chuyện để cho một đứa nhỏ cai quản Kinh Tương.
Những lời này, là nói trắng ra rồi đây!
Ta luôn ủng hộ Lưu Kỳ, ta không muốn quy hàng Tào Tháo? Ta không đồng ý để Lưu Tông kế vị.
Ba điểm này cũng chính là chủ trương, là điều ấp ủ trong lòng của Y Tịch. Gia Cát Lượng nghe được những lời này, như chút được một tiếng thở phào... Y vẫn luôn lo lắng là, cùng với cái chết của Lưu Biểu, đám thủ hạ cũ từ hồi ở Sơn Dương sẽ có sự thay đổi về ý nghĩ. Mà nay, Y Tịch vẫn một mực kiên quyết liên hiệp với nhà họ Lưu chống lại họ Tào, cho thấy cục thế vẫn còn cơ hội có thể vãn hồi lại được.
Gia Cát Lượng nhẹ giọng nói:
-Huyền Đức Công và thế như nước với lửa, cũng không muốn ngồi nhìn.
-Xin được lắng nghe đây.
Lượng có một kế, có thể giúp cho đại công tử lên kế vị.
Nhưng mà, bây giờ Thái thị ngáng đường, nếu muốn thành công, thì không tránh khỏi phải sử dụng đến thủ đoạn khốc liệt. Chỉ không biết là quyết tâm của Kỷ Bá tiên sinh như thế nào mà thôi?
Biện pháp thì ta có, nhưng không biết liệu ngươi có dám làm hay không mà thôi!
Y Tịch đâu phải tên ngốc, lập tức nghe ra ẩn ý đằng sau lời nói của Gia Cát Lượng.
Thái thị nắm quyền, thủ đoạn khốc liệt!
Gia Cát Lượng đã nói hết sức rõ ràng, đó là diệt trừ Thái thị, giành lấy Linh Châu, phò lập Lưu Kỳ... Hai điều trước thì không có gì phải lo, nếu Lưu Kỳ muốn lên kế vị, thì cũng không khỏi phải dùng đến những thủ đoạn khốc liệt. Về điều này, cho dù Gia Cát Lượng có không nói ra, thì Y Tịch cũng phải tính đến. Sở dĩ vẫn chưa chịu ra tay, là vì lực lượng trong tay Y Tịch vẫn còn chưa đủ, cho nên không nắm chắc phần thắng.
Hơn nữa, dù nói thế nào đi nữa, Thái phu nhân cũng là vợ của Lưu Biểu, còn thanh thế của Thái thị ở Kinh Tương thì lại rất lớn...
Nếu như chỉ cần còn chút hy vọng giải quyết trong hòa bình, thì Y Tịch tuyệt đối không hề muốn dùng đến thủ đoạn khốc liệt.
Chỉ có điều, xem ra tình hình hiện nay là không thể cứu vãn được rồi... Lưu Bị tình nguyện muốn giúp, đương nhiên là chuyện tốt, nhưng vấn đề là, liệu Lưu Bị có phò lập Lưu Kỳ hay không? Với cơ mưu của Lưu Bị thì Lưu Kỳ tuyệt đối không phải là đối thủ của ông ta. Nếu không cẩn thận, thì Kinh Châu này e rằng sẽ đổi sang chủ khác...
*****
Điều này thì Y Tịch lại không mong muốn.
Gia Cát Lượng nói:
-Tấm lòng của Huyền Đức Công trời đất có thể chứng giám.
Sở dĩ đến nói chuyện với Cơ Bá tiên sinh, là vì muốn xóa bỏ mối lo ngại trong lòng tiên sinh. Huyền Đức Công nguyện phò tá đại công tử lên kế vị, cai quản chín quận Kinh Tương.
Về điểm này, Cơ Bá tiên sinh không cần phải lo. Có đại công tử ở đây, Huyền Đức Công nhất định sẽ tận lực phò tá, tuyệt đối không để tiên sinh phải khó xử.
Chỉ cần Lưu Kỳ còn sống một ngày, thì Kinh Châu sẽ vẫn là địa bàn của đại công tử hắn.
Còn bọn ta, chỉ là người đến sống nhờ mà thôi.
Y Tịch cũng hiểu rất rõ, với tài năng của Lưu Kỳ, không đủ để làm chủ Kinh Châu.
Nếu như có Lưu Bị phò tá, thì ngược lại có thể ngồi vững ở chín quận Kinh Tương. Còn về một ẩn ý khác trong lời nói của Gia Cát Lượng, thì Y Tịch lại vô ý bỏ qua mất! Phò lập Lưu Kỳ là để báo đáp ơn chi ngộ với Lưu Biểu, còn về phần sau này sẽ thế nào, thì phải xem bản lĩnh của Lưu Kỳ.
Y Tịch đâu có thể sống lâu được như thế, những việc sau này làm sao mà có thể lo cho hết?
Còn nữa, tuổi tác của Lưu Bị lớn hơn Lưu Kỳ, nói không chừng...
Nếu quả đúng như vậy, thì Kinh Châu chưa chắc sẽ phải đổi chủ.
-Phải làm thế nào?
Lời này của Y Tịch vừa nói ra, Gia Cát Lượng như trút được một hơi thở phào.
Thành công rồi!
Ông ta khẽ mỉm cười, trầm giọng nói:
-Năm ngày sau sẽ là thất đầu của Cảnh Thăng Công.
Lần này ta đến Tương Dương, đi theo còn có ba trăm binh sỹ, do Tử Long cầm đầu, tất cả đều giao cho Cơ Bá tiên sinh điều động. Năm ngày sau, Huyền Đức Công sẽ đến phúng viếng Cảnh Thăng Công. Đến lúc tiên sinh và ta bắt tay, nội ứng ngoại hợp, ra tay giành lấy Tương Dương, diệt trừ Thái thị. Chỉ cần đoạt được Tương Dương, Huyền Đức Công sẽ cho người đến Giang Hạ đón đại công tử về Tương Dương. Đến lúc đó, chỉ cần đại công tử về đến Tương Dương, thì mọi việc chẳng phải sẽ xong xuôi cả sao?
Y Tịch trầm ngâm không nói gì.
Thật lâu sau, ông ta ngẩng đầu lên nhìn Gia Cát Lượng, nói:
-Ta phải giao ước ba điều với Khổng Minh.
Sau khi đoạt được Tương Dương, không được đại khai sát giới, khiến lòng người bất ổn; không được làm hại đến tính mạng của Tông công tử, mà phải sắp xếp thỏa đáng; Kinh Châu nhất định phải do đại công tử kế vị. Liệu Khổng Minh có dám thề rằng, nếu như làm trái, trời tru đất diệt! Nếu được thế, thì ta sẽ hợp tác với Huyền Đức Công...
-Một lời đã định, nếu có làm trái, trời tru đất diệt.
Y Tịch nói:
-Nếu đã như vậy, thì có thể nói Tử Long đem người đến đây.
Có điều, trước khi ra tay, phải hết sức cẩn thận, không được để lộ phong thanh. Ta sẽ nghĩ cách điều động Văn Sính và Vương Uy trở về, đoạt lấy binh quyền trong tay bọn họ. Hai người này đều thân với Tông công tử, tuyệt đối không thể lơ là. Năm ngày sau, chúng ta sẽ ra tay ở châu giải, diệt trừ Thái thị.
Nói đoạn, Y Tịch giơ tay ra, vỗ tay ba lần với Gia Cát Lượng.
Hai người đưa mắt nhìn nhau, không hẹn mà cùng cười...
Chủ công, việc ta có thể làm được cho người cũng chỉ có bấy nhiêu đây thôi!
Nếu như đại công tử có tài đức thật, thì tất sẽ có thể giữ gìn được cơ nghiệp của người!
Tuần thất đầu của Lưu Biểu đã tới gần.
Trong sự thấp thỏm lo âu, Tương Dương nghênh đón đại biểu của các gia tộc cường hào từ khắp nơi đến Kinh Châu. Lưu Biểu ở Kinh Châu cai trị đã được mười mấy năm, tuy không đến mức đạt được thành tích chính trị trác tuyệt, nhưng cũng giữ được cho Kinh Châu bình yên một cõi. Những cuộc chiến quy mô nhỏ tuy là liên miên không dứt, nhưng xét một cách tổng thể, thì cũng không xuất hiện chiến loạn gì.
Đặc biệt Lưu Biểu là người yêu thích văn học, là một trong "bát tuấn Giang Hạ" đương thời, góp phần đưa văn phong Kinh Tương trở nên cường thịnh, rất được các văn sỹ tán thưởng.
Gia Cát Lượng giúp Lưu Bị âm mưu chiếm lấy Kinh Châu, có thể nói là đã chiếm hết thiên thời...
Lưu Biểu bệnh chết, Kinh Châu sợ hãi.
Nhân sỹ khắp nơi ai cũng có suy tính của riêng mình, tạm thời chưa thể thống nhất ý kiến, nên trở thành năm bè bảy mảng. Nếu như Lưu Bị có thể đoạt được Kinh Châu, thì có thể dùng chín quận Kinh Tương làm cơ sở, bắt tay với Tôn Ngô ở mạn đông, đoạt lấy Ba Thục ở mạn tây, chống cự với Tào Tháo ở mạn bắc. Gia Cát Lượng đã đi một nước cờ lớn, nếu như thành công, thì thiên hạ tất sẽ phân chia làm ba phần rành mạch. Chỉ có điều, bản thân Gia Cát Lượng cũng hiểu rằng, chuyện này cũng hết sức mạo hiểm, không thể không cẩn trọng.
Về tổng thể mà nói, Kinh Tương chia làm ba phái.
Trong số đó, đám thủ hạ cũ mà Lưu Biểu dẫn theo từ Sơn Dương, thì ủng hộ Lưu Kỳ, nguyện cùng hợp tác với Lưu Bị.
Hai phái còn lại lần lượt là Lưu hệ do Thái Mạo, Trương Doãn cầm đầu, và đám cường hào địa phương do anh em nhà họ Khoái cầm đầu. Nếu đem ra so sánh, thì Thái thị hy vọng phò lập Lưu Tông, kế vị Kinh Châu, nương tựa Tào Tháo, giữ lại quyền tự chủ ở một mức nhất định. Còn Khoái thị, thì lại không giống như Thái thị, bọn họ nguyện ý nghe theo triều đình, đồng thời bảo vệ lợi ích tại chỗ của giới Kinh Tương thế tộc. Xét trên một mức độ nào đó, thì Khoái thị và Thái thị cũng giống như một thể thống nhất, nhưng lại có chỗ khác nhau. Nhưng nếu xét theo tình hình trước mắt, thì chủ trương chính trị của anh em nhà họ Khoái và Thái thị về cơ bản là thống nhất với nhau.
Gia Cát Lượng không dám xem thường anh em nhà họ Khoái.
Hai người này là nhân vật đại diện cho các danh sỹ Kinh Tương, sở hữu trí tuệ hơn người.
Cho nên, kế hoạch đoạt lấy Kinh Châu của ông ta, ngoại trừ Lưu Bị và Y Tịch ra, không hề thương lượng qua với một người nào khác. Thậm chí ngay cả Triệu Vân, cũng không hiểu mục đích mình đi đến Tương Dương là gì. Lưu Bị chỉ dặn dò hắn, là phải nghe theo sự điều phái của Y Tịch, tuyệt đối không được để lộ hành tung.
Cứ như thế, Triệu Vân ở lại trong phủ của Y Tịch mà thần không biết, quỷ không hay.
Còn về phần Y Tịch thì dường như là không hề có chuyện gì xảy ra, giúp Thái Mạo chuẩn bị việc tang sự cho Lưu Biểu. Nhưng đằng sau, ông ta lại ngấm ngầm liên lạc với các thành viên của đám thủ hạ cũ từ Sơn Dương.
Thời gian, trôi qua dần.
Trước mắt, ngày thất đầu của Lưu Biểu đã đến gần, trong thành Tương Dương trở nên náo nhiệt khác thường.
Thái phu nhân dẫn theo Lưu Tông, ra mặt đón tiếp quan khách các nơi đến viếng. Cùng lúc đó, Thái Mạo cũng đang huy động lực lượng trong gia tộc, chiếng trống rùm beng liên lạc với các nơi, thuyết phục các gia đình Kinh Tương thế tộc phò lập Lưu Tông lên làm chủ nhân của Kinh Châu. Chỉ xét riêng về điểm này, thì Lưu Kỳ, lúc này đang không ở Tương Dương, đã phải chịu thế hạ phong. Vào ngày thứ hai sau khi Lưu Biểu chết, Lưu Kỳ phái người tới Tương Dương, thỉnh cầu bọn người Thái phu nhân cho phép y trở về Tương Dương.
Nhưng, Thái phu nhân lại lấy cớ là chiến sự ở Giang Hạ đang hồi cấp bách, Lưu Kỳ thân mang trách nhiệm nặng nề, nên không thể rời đi, cự tuyệt lời thỉnh cầu của Lưu Kỳ...
Sau đó, Lưu Kỳ lại lui tiếp một bước, dùng lời khẩn thiết mà khuyển nhủ Thái phu nhân, rằng: "ta có thể không làm chủ Kinh Châu, nhưng xin phu nhân hãy trân trọng cơ nghiệp mà phụ thân ta vất vả gây dựng cả đời, đừng đầu quân cho Tào Tháo. Kinh Châu là tâm huyết của phụ thân ta, sao có thể dễ dàng nhường cho người khác được?
Huống chi, người đó lại còn là một tên quốc tặc!"
Thái phu nhân không trả lời, mà chỉ đuổi sứ giả về...
Cũng vào ngày thứ ba sau khi Lưu Biểu chết, Tôn Quyền ở Giang Đông lại đột nhiên có hành động. Bổ nhiệm Hải Xương Trưởng Lục Tốn làm Vu Hồ Lệnh, lại lệnh cho Trình Phổ, Hoàng Cái tập kết binh mã ở huyện Xuân Cốc, nhòm ngó Hoài Nam như hổ rình mồi. Hành động bất thình lình này của Tôn Quyền, khiến cho ba quận của Hoài Nam lập tức cảm thấy lo lắng khẩn trương. Cam Ninh lập tức phải người đưa tin, hỏa tốc báo tin về cho Tuân Úc ở Hứa Đô, đồng thời lại cho người liên hệ với Vu Cấm, nghe rõ sự tình.
*****
Vu Cấm đang giằng co với Quan Vũ ở Mãnh huyện.
Quan Vân Trường nhận lệnh đến Giang Hạ, hỗ trợ Lưu Kỳ phòng thủ, giao chiến nhiều lần với Vu Cấm, Lý Thông, tạo áp lực rất lớn cho Vu Cấm.
Vu Cấm đang lúc khó xử, lại nghe tin Giang Đông khởi binh, bèn lập tức thay đổi chủ ý.
Sau khi bàn bạc với Lý Thông, ông ta quyết định tạm thời lui binh khỏi Giang Hạ, trở về quận Dặc Dương. Nếu Tôn Quyền mà dụng binh trên quy mô lớn, thì Hoài Nam ắt sẽ nguy to.
Quận giải, Uyển thành.
Giả Hủ ngồi ngay ngắn trên hiên, bộ dạng giống như đang suy nghĩ gì lung lắm.
Ngón tay khẽ lướt trên dây tơ của cây đàn đặt trước mặt, thỉnh thoảng phát ra mấy tiếng đàn du dương.
Đầu mày ông ta nhíu chặt, bàn tay còn lại thì vuốt râu. Trong sân viện, mấy bông cúc tím nở rộ, tô điểm thêm chút sức sống cho tiết thu muộn...
-Thái Trung ở đâu vậy?
Bên ngoài sân viện, đột nhiên vọng đến tiếng gọi của Dương Hàng.
Giả Hủ đột nhiên nhướng cao chân mày, dường như bừng tỉnh từ cơn suy tư, hướng ánh mắt nhìn ra ngoài sân viện:
-Là Tử Lộ đó phải không? Có phải có tin tức gì đưa đến hay không?
Dương Hàng bước vội vào trong sân viện.
-Thái Trung, có công văn khẩn từ Bình Xuân.
-Nói!
Dương Hàng hít vào một hơi sâu, thấp giọng nói:
-Tôn Quyền ở Giang Đông cho đóng quân ở Xuân Cốc, đồng thời cho tập kết lương thảo đến Vu Hồ.
Vu Văn Tắc lo sợ quận Cức Dương thất thủ, cho nên có ý bỏ Mãnh huyện, lui binh trở về. Thái thú Văn Đạt cho người đến hỏi, liệu ông ta có thể lui binh khỏi Bình Xuân hay không.
Giả Hủ vừa nghe nói mặt liền biến sắc.
Tròng mắt đột nhiên ánh lên một nét lạnh lẽo, lập tức đứng phắt dậy, gằn giọng nói:
-Lập tức cho người trả lời với Lý Văn Đạt, rồi bảo ông ta chuyển lời với Vu Văn Tắc. Hai người bọn họ dù có phải chết trận, cũng phải cắm chặt ở Giang Hạ cho ta... Tôn Trọng Mưu cũng thật biết lựa thời điểm xuất binh, chỉ có điều... hài, nói với hai người bọn họ, nếu để mất Mãnh huyện và Bình Xuân, thì ta sẽ dâng sớ lên Thừa tướng, trị bọn chúng tội sợ hãi không dám đánh.
Dương Hàng giật mình!
Rất ít khi thấy bộ dạng kích động như thế này của Giả Hủ, trong lòng y không khỏi có chút nghi hoặc.
Theo lý mà nói, thì việc Tôn Quyền xuất binh cũng không có gì là lạ, Vu Cấm lui binh cũng là chuyện hợp tình hợp lý, sao Giả Hủ lại phải kích động như thế này? Trên mặt thậm chí còn tỏ rõ vẻ nghiêm trọng? Trong chuyện này, e là còn có nguyên nhân khác... Dương Hàng chực mở miệng, tính hỏi Giả Hủ.
Chỉ có điều, thấy sắc mặt âm trầm của Giả Hủ, lời y muốn nói đã ra đến đầu lưỡi, lại đành nuốt ngược trở lại.
Vội vàng rời khỏi sân viện, y cho gọi sứ giả đưa tin của Lý Thông đến, thuật lại một lượt lời của Giả Hủ. Chi có điều, cách dùng từ thì uyển chuyển hơn nhiều, chỉ nói là cục diện Kinh Tương sắp bị phá vỡ, bất luận thế nào, hai người Lý Thông và Vu Cấm cũng không thể lui binh vào lúc này, nếu không sẽ có thể làm lỡ đại cục. Còn về phần chiến cục ở Hoài Nam, không cần hai người bọn họ phải bận tâm, Giả Thái Trung đã liên hệ với Hứa Đô, sớm đã có phương án giải quyết.
Dù sao, ngụ ý trong lời nói cũng là nhắn với Lý Thông, Vu Cấm rằng: các người không được lui binh.
Không những là không được lui binh, mà còn phải còn phải liều chết trấn thủ ở Mãnh huyện và Bình Xuân, nếu không sẽ trị theo quân pháp...
Chuyện này một khi đã phải đụng tới quân pháp, thì cho dù là người cũ như Vu Cấm, cũng không khỏi không cân nhắc thiệt hơn. Sứ giả rời đi trong nơm nớp lo sợ, Dương Hàng vừa định đến nơi làm việc để xử lý công vụ, thì có người ngăn lại, nói Giả Hủ có việc tìm y, mời y lập tức đến ngay.
Dương Hàng không dám chần chừ, vội nhanh chóng đi tới nơi ở của Giả Hủ.
Lần này gặp lại, Giả Hủ đã trở lại bộ dạng bình thường, xem ra có vẻ hết sức bình tĩnh.
-Giang Đông có người tài nào không?
-Hả?
Dương Hàng bị câu nói không đầu không cuối của Giả Hủ làm cho ngẩn người.
Chỉ thấy khóe miệng Giả Hủ khẽ nhếch lên, để lộ một nét cười cổ quái:
-Tôn Quyền chọn lúc này để xuất binh, chắc chắn không phải là ý của hắn...theo như ta thấy, rất có khả năng hắn ta đã bắt tay với Lưu Bị. bằng không tuyệt đối không có chuyện xuất binh vào thời điểm này. Chủ công đại thắng ở Liêu Đông, Tôn Quyền đang muốn cầu hòa, sao lại có thể xuất binh vào thời điểm này? Theo như ta thấy, việc hắn xuất binh là giả, việc hắn muốn giải vây cho Giang Hạ mới là thật... Việc đóng quân ở Xuân Cốc, chẳng qua là che mắt người ta, mục đích là giúp cho Lưu Kỳ có thể rút khỏi Giang Hạ. Ở Hoài Nam có Cam Hưng Bá là đủ rồi, ngoài ra, cho người đến Từ Châu, lệnh cho Chu Thương xuất kích từ đảo Đông Lăng, uy hiếp Đan Đồ, thì mối nguy hiểm của Hoài Nam tự nhiên sẽ được hóa giải. Tuy nhiên, điều khiến ta cảm thấy hứng thú, là ai hiến kế này cho Tôn Quyền... Chu Công Cẩn, Trương Tử Bố? hay là còn có người nào khác?
Tử Lộ, việc này người không cần phải nhúng tay vào, hãy cứ chuyên tâm cho việc ở Kinh Tương.
Bên chỗ Hữu Học cũng sắp có hành động, tuyệt đối không thể lơ là... còn về phần Giang Đông, tự ta sẽ để mắt đến, ngươi không cần phải bận tâm.
Dương Hàng do dự một lát, nhẹ giọng nói:
-Vậy còn Thái thú Văn Đạt và Thái thú Văn Tắc...
-Cứ để bọn họ bẩm báo với ta.
Nếu xét về chức vụ, thì Tào Bằng và Lý Thông cùng cấp.
Quận Nam Dương và quận Như Nam đều là thượng quận, địa vị bằng nhau. Còn quận Dặc Dương thì vốn được tách ra từ quận Nhữ Nam, vốn là hạ quận, nhưng vì có lien quan đến vị trí chiến lược nên được xếp là trung quận. Cho nên nếu xét về phẩm bậc, thì Vu Cấm có hơi thua kém Tào Bằng và Lý Thông một chút.
Nhưng vấn đề là, Vu Cấm vốn là lão thần đi theo từ trước.
Vu Cấm đi theo Tào Tháo từ hồi Tào Tháo dấy binh ở Tiếu huyện, thảo phạt Đổng Trác.
Ông ta từng tham gia chiến dịch thảo phạt Đổng Trác của hai mươi hai lộ chư hầu, cũng tham dự trong sự kiện cùng Tào Tháo truy đuổi Đổng Trác, thảm bại trở về. Sau đó Tào Tháo đứng vững ở Đông quận, suốt chặng đường chinh phạt, Vu Cấm đều đi theo từ đầu đến cuối, lập được rất nhiều công trạng, được Tào Tháo hết sức coi trọng. Cho nên, nếu xét về lịch duyệt, thì bất luận là Tào Bằng hay Lý Thông đều không đủ tư cách so sánh với Vu Cấm. Vì vậy mà xét về địa vị, thì ngược lại, Vu Cấm lại cao hơn hai người Tào Bằng, Lý Thông.
Nếu như lấy danh nghĩa của Tào Bằng để tiết chế Vu Cấm, rất có thể sẽ khiến Vu Cấm cảm thấy bất mãn.
Cho nên, Giả Hủ quyết định, phải đích thân mình ra tay tiết chế hai người bọn họ. Chức quan của ông ta là Thứ sử Dự Châu, quận Nhữ Nam và quận Dặc Dương đều nằm dưới sự cai trị của ông ta, cho nên sẽ hợp tình hợp lý. Về địa vị, thì vốn dĩ đã cao hơn hai người Lý Thông, Vu Cấm, càng không cần phải nói đến tước hiệu hậu nhân của Đô Đình Hầu của ông ta, thì bọn Lý Thông, Vu Cấm lại càng không cách gì so sánh được. Để ông ta ra tay tiết chế hai người bọn họ, cũng tránh được việc Lý Thông, Vu Cấm nảy sinh bất mãn với Tào Bằng.
Lưu Biểu chết đi, Kinh Châu trở thành năm bè bảy mảng.
Tôn Quyền lại cho đóng quân ở Xuân Cốc vào thời điểm này, theo như Giả Hủ thấy, tuyệt đối không phải là hành động bình thường.
Theo như tính nết của Tôn Quyền, thì không thể có chuyện gióng trống khua chiêng như thế này được. Nếu quả thật hắn muốn xuất binh, thì cách tốt nhất là mượn lợi thế về thủy quân, đánh lén Nhu Tu Khẩu, chứ không phải là đóng quân ở huyện Xuân Cốc. Nếu như không phải Tôn Quyền định dùng binh, thì mục đích của hắn là gì? Giả Hủ cảm nhận được một cách hết sức nhạy bén rằng, việc Tôn Quyền đóng quân ở Xuân Cốc chỉ là để ngụy trang, mục đích thực sự của hắn, là muốn cầm chân binh mã Hoài Nam, buộc Vu Cấm lui binh.
Nhưng, vì sao hắn phải làm thế?
Nơi Vu Cấm đánh là Giang Hạ, có liên quan gì đến Tôn Quyền hắn?
Đáp án chỉ có một khả năng, đó là Tôn Quyền đã ký kết hiệp nghị với một ai đó, cho nên mới hành động như vậy. Hắn đã thỏa thuận với ai?
Giả Hủ cảm thấy một sự lo sợ mơ hồ!
Tào Bằng đã từng nói qua với Giả Hủ: nếu Lưu Bị đoạt được Kinh Châu, tất sẽ liên kết với Tôn Quyền.
Đến lúc đó, bọn họ có thể lợi dụng lợi thế của sông nước, tạo thành thế chân vạc với Thừa tướng. Nếu như Thừa tướng không lấy được Kinh Tương, thì Lưu Bị tất thành cơ nghiệp. Cho nên, chuyện Kinh Châu hết sức quan trọng, nếu không có được Kinh Châu, thì sớm muộn tất cũng thành mối họa lớn!
Tôn Lưu liên kết, thế vạc ba chân?
Khi Giả Hủ mới nghe thấy những lời này của Tào Bằng, trong lòng ông ta đã run lên.
Ông ta cũng đang tính đến đại thế sau này, nếu như thế vạc ba chân được hình thành, thì thiên hạ tất sẽ đại loạn, chinh chiến không ngớt, sinh linh tất sẽ lầm than.
Cũng chính vì nguyên nhân này, nên ông ta mới nghe theo ý của Tào Bằng.
Chỉ có điều, trong đó ẩn chứa quá nhiều tính phiêu lưu...
Ngày lại ngày trôi qua.
Tang tế của Lưu Biểu lúc một đến gần.
Không khí trong thành Tương Dương đột nhiên trở nên có chút nặng nề. Có thể là nhằm ngăn ngừa nổi loạn, nên Thái Mạo cho điều động Vương Uy về Tương Dương, bổ nhiệm làm Tương Dương thống binh Giáo úy, phụ trách an ninh trong thành Tương Dương. Cùng lúc đó, Lưu Bị dẫn theo Giản Ung, cũng từ Phàn Thành đến Tương Dương, tham gia lễ tế thất đầu.
Lưu Bị cũng là tông thân Hán thất.
Nếu tính ra, ông ta và Lưu Biểu cũng là đồng tông.
Dù sao ông ta cũng đã đến rồi, nên Thái phu nhân cũng không từ chối. Tuy nhiên, Thái phu nhân lấy lý do là đang kỳ tang tế của Lưu Biểu, trong thành Tương Dương không tiện có quân đội đồn trú, để từ chối không cho binh mã của Lưu Bị vào đóng trong thành Tương Dương. Thái phu nhân phái người nói với Lưu Bị: nếu Huyền Đức Công người thật lòng đến để phúng viếng, thì có thể đến một mình, sao lại phải mang theo nhiều binh mã như vậy? trị an trong thành Tương Dương rất tốt, xin Huyền Đức Công hãy cứ yên tâm...
Nhưng vấn đề là ở chỗ, trước đây Thái phu nhân đã từng nhiều lần muốn mưu hại đến tính mạng của Lưu Bị.
Nếu không phải do Lưu Bị may mắn, thì sớm đã bỏ mạng nơi cửu tuyền từ lâu rồi.
Cho nên, nếu xét theo điểm này mà nói, thì việc Lưu Bị dẫn theo binh mã đến cũng không lấy gì làm lạ. Bây giờ, Thái phu nhân đã chỉ rõ đường lối như vậy, Lưu Bị ngươi nên lựa chọn thế nào?
Lưu Bị đương nhiên là đã cự tuyệt yêu cầu của Thái phu nhân.
Bộ hạ của ta có thể không vào Tương Dương, nhưng ta cũng không vào!
Ngày mai, đến lúc tế lẽ cho Lưu Biểu ta mới vào thành phúng viếng. Nhưng trước lúc đó, ta sẽ đóng quân ngoài thành... Thái phu nhân ngươi chắc không đến mức dám giết người gây chuyện trên linh đường chứ hả!
Thái phu nhân không còn cách nào khác, đành chấp nhận.
Cứ như vậy, Lưu Bị hạ trại bên ngoài thành, đợi đến ngày mai, khi lễ tế bắt đầu thì vào thành phúng viếng.
Đêm hôm đó không có chuyện gì xảy ra!
Ngày hôm sau, khi trời vừa sáng, thì cổng thành Tương Dương đã mở cho mọi người đi lại.
Còn trong phu nha của Châu giải, linh đường sớm đã được chuẩn bị thỏa đáng. Thái phu nhân mình mặc áo tang, dẫn theo Lưu Tông quỳ trước linh đường. Bọn người Thái Mạo thì phụ trách đón tiếp khách từ các nơi đến. Thời gian dần trôi, bên ngoài cổng phủ châu giải, xe ngựa kéo nối liền không dứt, đại biểu các nơi nhộn nhịp tiến vào phúng viếng.
- Thủy Kính sơn trang, Tư Mã tiên sinh vào viếng!
Ngoài cửa, người phụ trách hô to.
Chỉ thấy Tư Mã Huy cất bước đi vào linh đường, khom mình thi lễ trước linh vị.
Tiếp theo là Bàng Sơn Dân, được Bàng Đức Công của núi Lộc Sơn phái đến phúng viếng Lưu Biểu, mẹ con Thái phu nhân quỳ bên linh vị, cung kính đáp lễ với Bàng Sơn Dân.
Tang lễ của Lưu Biểu phải nói là rất long trọng.
Về cơ bản là được tổ chức theo tiêu chuẩn giành cho vương công.
Nhân sỹ khắp nơi của Kinh Châu, tề tựu về Tương Dương, lần lượt tiến vào phúng viếng. Sauk hi hành lễ xong ở linh đường, sẽ có gia tướng trong nhà dẫn bọn họ sang nhà ngang nghỉ ngơi.
- Tử Nhu, Lưu Kinh Châu ra đi như vậy, ai có thể làm chủ Kinh Châu?
Trong nhà ngang, mọi người túm năm tụm ba lại với nhau, rì rầm nói chuyện.
Sở dĩ có nhiều người đến phúng viếng Lưu Biểu như vậy, nói toạc ra là vì bọn họ lo lắng, lo lắng cho cục thế của Kinh Châu trong tương lai. Lưu Biểu chết đi như vậy, rồi Kinh Châu sẽ đi đâu về đâu? Trở thành một vấn đề khiến cho không một ai có thể bỏ qua. Có người thì đã có câu trả lời, có người thì vẫn đang mơ hồ.
Khoái Lương là một trong những nhân vật đại diện cho Kinh Tương thế tộc, nên ý kiến của y đương nhiên sẽ là điều mà mọi người chú ý tới.
Vừa bước vào đến nhà ngang, lập tức có mấy người bước tới, chắp tay thi lễ, một danh sỹ địa phương của Tương Dương, bèn nhanh nhảu mở lời dò hỏi.
Sau khi trầm ngâm một lát, Khoái Lương trầm giọng nói:
- Tuần thất đầu của chủ công chưa qua, đáng lý ra không nên bàn đến việc này. Tuy nhiên, chủ nhân của Kinh Châu, có liên quan đến tương lai của Kinh Tương... cá nhân ta nhận thấy, việc Kinh Châu, người Kinh Châu lo, nhị công tử thông minh, điềm đạm, là ứng viên thích hợp nhất.
- Tử Nhu, lời này sai rồi.
Vừa đúng lúc Y Tịch bước vào, nghe thấy những lời của Khoái Lương, lập tức không hài lòng.
- Từ xưa đến nay, phế trưởng lập thứ đều là điềm xấu. Nay đại công tử còn đó, sao lại nói là lập nhị công tử kế vị? Đại công tử dù sao cũng là con trai trưởng đích tôn của chủ công, hơn nữa, từ sau khi theo chủ công tới Kinh Châu đến nay cũng có nhiều thành tích. Hiện nay tọa trấn Giang Hạ, chiến công hiển hách, sao lại không thể trở thành chủ nhân của Kinh Châu? Nếu nhị công tử kế vị, tạm chưa nói đến việc không hợp lễ nghĩa, mà chỉ với tuổi tác của nhị công tử, làm sao có thể khiến cho mọi người tâm phục? Theo như ta thấy, chỉ có để đại công tử kế tục Kinh Tương, thì mới đảm bảo được cho chín quận Kinh Tương có được sự yên ổn như hồi chủ công còn tại thế.
Khoái Lương cười lạnh một tiếng:
- Đại công tử bảo thủ, tính tình bộp chộp. Tuy là huynh trưởng, nhưng đức hạnh lại kém; nhị công tử tính tình khiêm nhường, lại mang huyết mạch danh môn, từ nhỏ đã được cao sỹ dạy dỗ, sao lại không thể làm chủ Kinh Châu?
*****
Hai người nói qua nói lại, biến thành tranh luận.
Nhất thời, khiến nhà ngang trở nên náo nhiệt, ngươi nói ngươi có lý, ta nói ta có lý, hai bên không ai nhường ai, càng cãi càng hăng...
Tư Mã Huy ngồi ở một bên, lẳng lặng quan sát.
Hắn đột nhiên quay đầu qua nói với Bàng Sơn Dân:
- Sơn Dân, tình hình có vẻ không ổn.
Bàng Sơn Dân ngẩn người, vội hỏi:
- Vì sao tiên sinh lại nói thế?
- Cảm xúc của Cơ Bá tiên sinh quá mãnh liệt, không phải tác phong thường ngày của ông ấy. Hôm nay không ta tranh cãi với Tử Nhu, dường như là có ý khơi mào tranh chấp... việc này có chút không bình thường, người và ta lát nữa phải cẩn thận hơn một chút.
Bàng Sơn Dân nghe vậy gật đầu.
Hai người ngồi ở bên cạnh, cũng không nói năng gì, lặng lặng quan sát tình thế tiến triển.
Đúng vào lúc Khoái Lương đang tranh cãi không ngớt với Y Tịch, đột nhiên bên ngoài có người truyền báo:
- Trong thành Tương Dương, hình như có đạo tặc xâm nhập, đang gây chuyện khắp noi. Vương tướng quân đã dẫn người đi điều tra, chỉ có điều tình hình chưa rõ, Vương tướng quân lo ngại có chuyện không hay, nên xin tướng quân phái thêm người để duy trì sự an toàn ở trong thành.
Thái Mạo vốn đang khuyên giải Khoái Lương và Y Tịch, nghe bẩm báo vậy, không khỏi kinh hãi thất sắc.
- Bá Tín, hãy dẫn người đi điều tra, hiệp trợ Vương Uy quét sạch đạo tặc.
Trương Doãn vừa gật đầu, vừa không nói không rằng, lập tức dẫn người đi trợ giúp. Chỉ có Tư Mã Huy ngồi xem bên cạnh, trên mặt đọt nhiên lộ vẻ nghi hoặc. Ông ta cảm thấy, những việc sảy ra ngày hôm nay, quả thật là hết đỗi quái dị! Không kể là Y Tịch hay Thái Mạo, đều giống như là đang diễn kịch vậy...
Chẳng lẽ, hôm nay sẽ có chuyện lớn phát sinh sao?
Tang lễ thất tuần của Lưu Biểu không thể tiến hành yên ả.
Ngay sau khi lễ tế bắt đầu không lâu, trong thành Tương Dương liên tiếp không ngừng xảy ra biến cố. Trước là có người ẩu đả ở chợ, tiếp đó lại là có dân bỏ đi. Sau lại có người phát hiện trong thành Kinh Tương xuất hiện không ít tung tích tội phạm. Không ai biết những tội phạm này từ đâu mà đến, vì sao lại đến, vì sao bọn họ lại đột nhiên xuất hiện tại trong chợ Tương Dương, trên đường phố dẫn đến xảy ra không ít xung đột kịch liệt.
Kinh Châu mười năm trước trên cơ bản rất ổn định.
Thành tựu về văn hóa giáo dục của Lưu Biểu ở Kinh Tương có mức độ rất lớn, sau một thời gian đã khôi phục chín quận Kinh Tương.
Nhưng vị trí địa lý của Kinh Châu nhất định là một địa khu nhiều chuyện phức tạp, ngoại trừ phải đối mặt với Lưu Chương ở Ba Thục, Tôn Quyền ở Đông Ngô và Tào Tháo ở Hứa Đô, bản thân Kinh Châu cũng tồn tại nhiều vấn đề, ví dụ như người miền núi Ngũ Khê Man hỗn loạn, mà một Lưu Biểu trước sau không thể giải quyết được phiền toái... Ngoài những điều đó ra, còn có nạn phỉ tặc tàn sát bừa bãi tung hoành. Nước sông làm cho Kinh Tương giàu có và đông đúc, nhưng xen vào đó là tai họa ngầm thật lớn. Đạo phỉ này dựa vào sự thuận lợi của nước sông, dựa vào đường sông Kinh Tương mà tung hoành, lên bờ làm phỉ, nhập sông làm dân, cũng là vấn đề lớn nhất mà Kinh Châu trước sau khó giải quyết được.
Tuy rằng Lưu Biểu liên tiếp tiêu diệt nhưng hiệu quả không lớn.
Mà loạn người miền núi lại phát triển không ngừng. Không chỉ có Lưu Biểu không giải quyết được. Nhìn chung Đông Hán hai trăm năm cũng đều không giải quyết được phiền toái này.
Thậm chí, ngay cả Phục Ba tướng quân Mã Viện cũng chỉ có thể bình loạn đại cục trong thời gian ngắn ngủi.
Nhưng sự xung đột giữa người miền núi và người Hán chưa bao giờ chấm dứt. Đối với Lưu Biểu cũng không có cách nào khác, đến về sau đã thả lỏng sự thống trị đối với người miền núi.
Có câu nói, Kinh Châu có tám tên cướp lớn.
Trương Võ và một số ít đạo phỉ Lục Thượng đã bị Lưu Bị bình định.
Nhưng Ngũ Khê Man cùng với một số ít đạo phỉ trên sông là trước sau không thể bình định được.
Mà nay không ít tội phạm xuất hiện trong thành Tương Dương, mang đến bao sợ hãi thật lớn cho thành Tương Dương.
Vương Uy dẫn bộ tiến vào bao vây tiêu trừ nhưng thường thường là giải quyết xong một việc thì lại phải đương đầu với việc khác, không thể hoàn toàn quét sạch. Nhóm tội phạm dường như vô cùng quen thuộc với Tương Dương, hơn nữa bố trí tai mắt, thường thường quan quân chưa đuổi tới thì đám tội phạm này đã lập tức chạy hết.
Rất may mắn là, Vương Uy có thể bắt được một số ít tiểu tạp ngư, nhưng đa số thời điểm, bọn họ chỉ có thể đảm đương thu thập nhân vật tàn cục, mà không thể hoàn toàn tiêu diệt bình định tội phạm.
Dù sao, lực lượng chủ yếu của thành Tương Dương đều tập trung ở gần Châu Giải, cùng với bốn tòa thành môn.
Vương Uy gặp tình thế không ổn, trong thành Tương Dương rung chuyển dường như là có người đứng sau cố tính an bài, liền lập tức trình báo và thỉnh cầu xin đám người Thái Mạo giúp đỡ.
Lúc này, đã không còn cách nào biết rốt cuộc người đứng sau màn sai khiến là ai.
Việc cấp bách trước mắt là phải làm thành Tương Dương ổn định đã, đợi khi tang lễ của Lưu Biểu thuận lợi, Lưu Tông đi lên vị trí đứng đầu Kinh Châu, rồi truy cứu tiếp cũng không muộn. Sau khi Vương Uy cầu viện Thái Mạo, lập tức Thái Mạo lệnh cho Trương Doãn triệu tập binh lính tuần tra thành môn, hiệp trợ Vương Uy trấn áp.
Cùng lúc đó, binh mã phòng bị gần Châu Giải cũng đã lơi lỏng không ít.
Y Tịch đứng một bên nhìn Thái Mạo chật vật điều động binh mã, trên mặt lộ ra nụ cười quỷ dị.
Ông ta thừa dịp người khác chưa chuẩn bị lặng lẽ ra phòng bên, ở ngoài cửa tiếp đón con cả Y Dương đến. Thấy bốn bề vắng lặng, ông khẽ hỏi:
- Đông Thăng, đã chuẩn bị tốt hết chưa?
- Bẩm phụ thân, đã chuẩn bị thỏa đáng.
Y Dương có vẻ khẩn trương, trong giọng nói mang theo chút run rẩy, nhẹ giọng trả lời:
- Con đã thấy binh mã bên ngoài cửa ngách Châu Giải được điều đi, thay vào nhân mã của chúng ta. Chỉ cần cửa thành loạn nổi lên, người chúng ta có thể vọt vào trong phủ, lao thẳng tới linh đường bắt đi Thái thị.
Phía bên Tử Long cũng đã chuẩn bị thỏa đáng.
Sáng sớm y đã dẫn người rời đi, tập kết ở Bắc môn.
Lúc này chỉ chờ phụ thân ra lệnh một tiếng, y sẽ đoạt được Bắc môn, nghênh đón Huyền Đức Công vào thành.... Phụ thân, có thể động thủ được không?
Trên mặt Y Tịch lộ ra vẻ phức tạp.
Ông ta biết rõ, chỉ cần hiện tại ông ta gật đầu, sợ rằng danh tiết cũng sẽ bị phá hủy!
Chẳng sợ ngày sau ông ta nghênh đón Lưu Kỳ trở về Tương Dương, việc này sẽ bêu danh sau lưng chủ, thật không thể nào rửa sạch... Nhưng nếu không làm vậy thì phải làm như nào?
Chẳng lẽ cứ trơ mắt nhìn Thái thị đỡ lập Lưu Tông lên kế vị, đem chín quận Kinh Tưng chắp tay dâng cho Tào Tháo sao?
Không thể!
Chín quận Kinh Tương này là tâm huyết tích lũy cả đời của Lưu Biểu, quyết không thể để rơi vào tay người ngoài. Y Tịch không có ác cảm gì với Lưu Tông, thậm chí cho rằng tính cách Lưu Tông lương thiện, tương lai cũng là một minh chủ. Nhưng vấn đề là lúc này Lưu Tông tuổi quá nhỏ, sau khi hắn lên không thể tránh khỏi sẽ bị ảnh hưởng của Thái phu nhân, mẫu thân hắn. Đến cuối cùng chỉ có thể làm con rối, mà không thể trở thành người đứng đầu chân chính ở Kinh Tương.
Đồng thời, Lưu Kỳ lớn tuổi hơn, lại là con trai trưởng.
Về tình về lý, Y Tịch ủng hộ Lưu Kỳ, không hề sai...
Nghĩ đến đây, Y Tịch cắn răng, gật đầu:
- Phát tín hiệu, phái Tử Long động thủ... Sợ là Huyền Đức Công đã ở ngoài thành chờ từ lâu.
Y Dương chắp tay lĩnh mệnh đi.
Y Tịch quay về phòng bên, cũng không nghĩ lúc ông ta vừa mới rời đi, từ góc hành lang lại đi ra hai người.
- Đức Thao, ngươi đoán không hề sai.
Bàng Sơn Dân hạ giọng nói:
- Xem ra Y Cơ Bá cùng với Lưu Hoàng thúc cấu kết với nhau...
Trong lời nói của Bàng Sơn Dân tràn ngập ý khinh thường. Lại nói tiếp, hắn vốn cảm thấy Lưu Bị không kém, càng không cần phải nói, Bàng thị và Gia Cát Lượng lại có quan hệ thân thích, nhưng vấn đề là, Bàng Đức Công cũng không tán thành Lưu Bị, dường như có khuynh hướng nghiêng về Tào Tháo... Chuẩn xác mà nói, không phải Bàng Đức Công ủng hộ Tào Tháo, mà là Tào Bằng. Hơn nữa huynh đệ Bàng Thống, Bàng Lâm em họ của Bàng Sơn Dân mà nay đều ở dưới trướng Tào Bằng.
Bàng Thống được phong quan làm Thái Thú Hà Tây, mà Bàng Lâm cũng chiến tích lớn lao, hiện đang làm Trưởng Sử quận Lũng Tây, quận Thừa Hán Dương, kiêm chức Lương Châu Tòng Sự. Đây cũng khiến cho trên người bộ tộc Bàng thị đầy dấu vết Tào thị. Mà sau khi Tào Bằng đi vào quận Nam Dương, trên Báo Chân Lý Nam Dương liên tiếp tự xưng là môn học của Lộc Môn, cũng chiếm được sự tán thành của Bàng Đức Công, việc này cũng khiến cho Bàng Sơn Dân đối với Tào Bằng thân thiết hơn.
Tự xưng là môn sinh đệ tử cũng khiến cho uy danh Bàng thị tại Lộc Môn càng thêm vang dội. Dù Bàng Đức Công chưa thừa nhận nhưng cũng không hề cự tuyệt. Ngược lại khi thảm họa lũ lụt ở Nam Dương liên tục được đăng phát biểu trên báo Chân Lý, từ mức độ nào đó đã coi như thừa nhận.
Nghe Bàng Sơn Dân nói, Tư Mã Huy không khỏi mỉm cười.
- Đức Thao, chẳng lẽ người không lo lắng...
- Lo lắng cái gì?
Tư Mã Vi nói:
- Đây chắc là kế của Khổng Minh, ngược lại cũng không coi là thần kỳ.
Từ lúc Lưu Huyền Đức nhập Kinh Châu tới này, sớm đã lén nhìn Kinh Tương. Chỉ nhìn Lưu Cảnh Thăng mấy lần ý đồ mời chào, hắn trước sau chưa xưng thần mà đã nhìn ra manh mối. Trước đây tích cực phát triển ở Nam Dương, lại đột nhiên buông bỏ Uyển thành, lui về giữ ở Phàn Thành, mưu đồ này tất nhiên không nhỏ, chẳng có gì lạ.
Bàng Sơn Dân cười lạnh nói:
- Ta đã quên mất Khổng Minh kia xuất núi từ Thủy Kính Sơn Trang.
- Sơn Dân, mặc dù Khổng Minh là đồng học chúng ta, nhưng cũng là người thân thích của Bang thị, tuy nhiên, ngươi yên tân, chuyện này không đơn giản như ta và ngươi nghĩ đâu. Khổng Minh binh đi hiểm chiêu, thật là một kế hay. Trong trường hợp đó Khoái Dị Độ kia sao lại nhàn tàn vậy? Chẳng lẽ ngươi không phát hiện ra đến nay Khoái Dị Độ vẫn chưa xuất hiện hay sao, tất nhiên là đã có an bài. Theo ta thấy, hôm nay tang tế của Cảnh Thăng Công sợ phải sẽ có chút náo nhiệt.
Còn chưa dứt lời, chợt nghe phía bên ngoài tường viện Châu Giải có vọng đến tiếng kêu vang.
Sắc mặt Bàng Sơn Dân lập tức biến đổi, vội vàng lôi kéo Tư Mã Huy đi đến phòng bên... Đại loạn vừa nổi lên, vẫn là nên để ý tới bản thân là tốt hơn.
Vả lại thấy song phương này đến cuối cùng cũng chẳng biết hươu chết về tay ai!
Liên tiếp tiếng kêu quanh quẩn trên bầu trời Tương Dương.
Vương Uy đang phụ trách quét sạch tội phạm trong thành, lập tức biến đổi sắc mặt.
Quả nhiên là có kế hoạch làm việc... Là ai? Trong đầu hắn đột hiên hiện ra một khuôn mặt vô cùng ôn hòa, trong mắt hắn hiện lên chút lạnh lẽo.
- Lưu Bị!
Hắn quát to một tiếng, vội vàng tiếp đón người hầu cận:
- Truyền lệnh của ta, lập tức đóng cửa thành xin Đức Khuê phái binh mã, tập kết tại cửa đông... Lưu Bị muốn mưu Kinh Tương, quyết không thể để thành công.
Lưu Bị đóng quân ở bên ngoài thành Tương Dương.
Một khi ông ta muốn đoạt cửa, tất nhiên là phát động công kích ở cửa đông.
Theo tiếng ra lệnh của Vương uy, binh mã bốn cửa lập tức bắt đầu hành động. Binh Kinh Châu ở cửa bắc Tương Dương sau khi nhận được lệnh thì chuyển sang cửa đông. Kể từ đó binh lực ở cửa bắc Tương Dương cũng theo đó mà trống rỗng. Cửa thành chậm rãi đóng lại dẫn tới trong ngoài thành bắc môn trở nên rối loạn.
- Vì sao không cho chúng ta ra ngoài?
- Vì sao phải đóng cửa thành?
Những người đang định ra khỏi thành Tương Đương đều lập tức náo loạn lên.
Thị vệ bảo vệ cả thành vội vàng hạ lệnh trấn áp dân chúng.
Nhưng bọn họ vừa động thủ, liền khơi dậy sự phẫn nộ của dân chúng. Rất nhiều người lớn tiếng la lên và xảy ra xung đột với binh canh giữ cửa. Mà ở trong đám đông đó, một người đàn ông dáng người khôi ngô, đột nhiên lấy ngân thương ra, sau đó lại rút trường kiếm bên hông chặt đứt dây thừng buộc ngựa từ xe ngựa ngay gần đó, rồi xoay người lên ngựa, vọt vào cuốn động cửa thành. Chỉ thấy ngân thương hai trượng múa lên, hóa ra vạn đóa hoa lê, ngân thương phun ra nuốt vào, vài tên môn tốt lập tức ngã vào trong vũng máu. Người đàn ông kia giục ngựa trong miệng hét to.
- Thường Sơn Triệu Vân đây, ai ngăn cản ta, chết!
Trong phút chốc, trong đám người lao ra mấy trăm người, có người thì từ cửa thành lao lên thành lầu, có người thì theo Triệu Vân vọt vào cuốn động.
Đồng thời xa xa, bên ngoài bắc môn cũng vọng đến những tiếng kêu vang liên tiếp.
Theo sát sau, từ xa xa truyền đến tiếng vó ngựa dồn dập. Binh Kinh Châu đứng trên thành lầu đưa mắt nhìn về hướng âm thanh, chỉ thấy xa xa khói đặc cuồn cuộn, hình như có thiên quân vạn mã đang hướng tới gần bắc môn Tương Dương. Binh Kinh Châu sợ tới mức hồn bay phách lạc, vội vàng la lên:
- Địch tập kích, có địch tập kích!
Trong ngoài cửa thành lập tức rối loạn.
Dân chúng ngoài thành chạy hướng về trong thành, mà dân chúng trong thành lại chạy trốn bốn phía.
Triệu Vân bảo vệ cửa thành, đại thương tung bay, đem gạt bay những môn tốt Kinh Châu tiến lên ngăn trở hắn. Vừa xông lên, hắn vừa la to.
Đúng lúc này, từ bên cạnh trong cuốn động thoát ra hai bóng người.
Hai người kia chỉ cách Triệu Vân khoảng bảy tám bước xa, hai nỏ cứng giương lên bắn vút xé rách không khí nhằm thẳng về phía Triệu Vân.
Triệu Vân vội múa thương gạt ra, đãnh gãy cương nỏ.
Mà hai gã quân tốt không thèm nhìn Triệu Vân, ngược lại thuận thế vọt vào trong đám đông, hướng tới chém giết binh Bạch Mạo. Hai gã quân tốt mặc nhuyễn giáp, cầm lưỡi đao sắc bén, chân tay linh hoạt, ở trong đám đông xê dịch né tránh, lưỡi đao sắc bén nhả ra thu vào, giống như quỷ mị.
Triệu Vân hoảng sợ, vội quay đầu ngựa, muốn đuổi giết đối phương.
Nhưng không gian cuốn động thật sự quá chật hẹp, Bạch Mạo binh đi theo Triệu Vân cầm giữ bên trong cuốn động lại khiến Triệu Vân khó có thể thi triển ra. Ngoài thành, binh mã Lưu Bị càng lúc càng gần, hai gã môn tốt đang liều chết muốn đóng cửa thành, Triệu Vân giận giữ, không định buông tha cho hai binh Kinh Châu kia, liền múa thương mà lên. Nhưng ngay tại thời điểm đó, từ trong cuốn động lại lao ra một người.
Người tới tay cầm đao, tay cầm thuẫn, trong chớp mắt đã tới trước mặt Triệu Vân.
Sau khi lắc mình né tránh một thương giống như quỷ mị của Triệu Vân, người kia thuận thế toàn thân chuyển động, tấm chắn trong tay di chuyển theo người, ngầm mang theo lực vạn quân gào thét đánh ra. Triệu Vân vừa định đẩy ngựa né tránh, tấm chắn trong tay người kia đã nện trên cổ ngựa.
Chiến mã hí lên tiếng hí kinh hoàng, bùm một tiếng, ngã lăn ra đất.
Không đợi Triệu Vân đứng dậy, người kia đã vọt tới giương đao lên hung hãn bổ về phía Triệu Vân.
Trong miệng vang lên tiếng cười dài:
- Tử Long, Bằng ở đây đợi đã lâu rồi!
← Hồi 521 | Hồi 523 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác