Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Tào tặc - Hồi 430

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 430: Khúc Ngọa Long
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Về vấn đề thủy quân, Tào Bằng cũng chỉ có thể gợi ý đến thế thôi.

Chứ không lẽ lại cầm đao kề vào cổ Tào Tháo, bắt ông ta phải gây dựng thủy quân ngay bây giờ? Dù sao những gì cần nói thì cũng đã nói rồi, còn quyết định thế nào, thì đó là việc của Tào Tháo, không liên quan gì lắm đến hắn. Dù sao đi nữa, Tào Hữu Học hắn đến nay vẫn còn là một khâm phạm, án lao động khổ sai ba năm, giờ mới được nửa năm.

Không bàn việc không liên quan đến chức trách của mình.

Có những việc hắn không quản nổi, cũng không có cách gì quản, chẳng bằng cứ ngoan ngoãn sống cho qua ngày ở Huỳnh Dương là được.

Về phần bên chỗ Hứa Đô, Tào Bằng đã quyết định tạm gác qua một bên.

Chu Bất Nghi đang lúc hưng thịnh, nhất thời hắn không cách gì áp chế được. Nếu như bây giờ nhảy ra thu thập cái tên này, không cẩn thận lại bị mang cái tiếng ỷ lớn ăn hiếp nhỏ, đó không phải là kết quả mà Tào Bằng mong muốn. Còn việc liệu Chu Bất Nghi có phải là gian tế hay không? Y liệu có liên quan với Lưu Quang hay không? Đến bây giờ vẫn chỉ là phỏng đoán mà thôi. Việc mà Tào Bằng cần làm vào lúc này là âm thầm quan sát, đợi Chu Bất Nghi để lộ dấu vết, rồi sau đó mới giáng cho y một đòn chí mạng.

Hơn nữa, hiện nay những việc mà hắn cần làm nhiều vô số kể, lấy đâu ra sức lực mà để ý đến Chu Bất Nghi?

Tào Tháo ở lại Huỳnh Dương hai ngày, sau đó khởi hành đi đến Kinh huyện.

Y đến và đi đều rất vội vàng, không tiếp xúc với bất kỳ ai, chỉ xuất quỷ nhập thần đi thăm quan công xưởng một vòng dưới sự tháp tùng của Quách Vĩnh. Sau đó lại đi quan sát tình hình của Bạch Đà binh, và cuộc đọ sức của mười tên lính tinh nhuệ mà Tào Bằng nói, rồi lặng lẽ rời khỏi Huỳnh Dương...

Nơi gọi là Mang Sơn này, nằm ở vùng lân cận Huỳnh Dương, chứ không phải Mang Sơn ở Bắc Mang, nơi được mệnh danh là "hiệp nghĩa thượng hùng dương" ở Tô Hàng.

Mang Sơn này thuộc dãy núi Hào Sơn, một dãy chìa ra của dãy núi Tần Lĩnh.

Mang Sơn rộng lớn, trải dài từ Trùy Dương ở phương bắc, dọc Hà Nam tới tận núi Quảng Võ của Quản Thành (là thành phố Trịnh Châu ngày nay).

Nơi Tào Bằng luyện binh chính là núi Quản Võ.

Nếu tính theo quan hệ lệ thuộc, thì nơi này cũng tính là một nhánh của dãy núi Mang Sơn.

Chính vì thế nên đời sau mới gọi núi Quảng Võ là núi Mang Sơn, là một thắng cảnh của Trịnh Châu.

Vì sao Tào Bằng lại lôi mười "lính tinh nhuệ" này ra luyện tập riêng? Tào Tháo cũng không rõ lắm, hơn nữa cũng không muốn tìm hiểu. Theo ông ta thấy, thì mười lính tinh nhuệ có thể làm nên trò trống gì? Vào thời đợi sử dụng binh khí lạnh (gươm, đao, phân biệt với binh khí nóng sau này – là những thứ có dùng thuốc súng), thì tác chiến theo quân đoàn mới là cách chính thống, mười người... chẳng qua chỉ là muối bỏ biển mà thôi.

Chỉ có điều Quách Gia lại dường như có chút nghĩ ngợi.

Khi Tào Tháo đi đến Huỳnh Dương, xe ngựa rất đơn giản, không mang theo xa trượng.

Khi rời khỏi Huỳnh Dương, lại mang theo xe lớn xe nhỏ tổng cộng tám chiếc...

Trong xe, chất rất nhiều giấy, từ loại giấy Lộc Vân Tiên quý hiếm nhất, cho đến những loại giấy đắt nhất trên thị trường là Lãnh Kim Tiên, Ngư Tử Tiên, còn có cả loại giấy làm từ vỏ cây dâu... vừa đúng tám xe. Quách Gia đương nhiên là cười tươi rạng rỡ, còn Tào Tháo cũng tỏ ra rất hài lòng vì sự "hiểu chuyện" của Tào Bằng.

Duy chỉ có Tào Bằng, sau khi tiễn Tào Tháo đi rồi, xót ruột suốt một thời gian dài.

- Y đến một chuyến này, ta ít nhất phải bỏ ra năm ngàn quan tiền!

Tào Bằng nhăn nhó mặt mày, kể khổ với Hoàng Nguyệt Anh.

Trong khi đó Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân lại khanh khách cười mãi không dứt, đương nhiên bọn họ biết là Tào Bằng chẳng nghèo gì năm ngàn quan tiền này. Riêng tiền thuế năm nay của quận Hà Tây, thu được cũng lên tới ba mươi ngàn quan. Tuy Tào Bằng không thể nhìn thấy ngay số tiền này, nhưng dù sao đó cũng là số tài sản nằm dưới danh nghĩa của hắn.

- Người ta thường nói, người càng giàu càng keo kiệt, giả dối.

- Nguyệt Anh, sao nàng có thể nói ta như vậy?

- Lúc trước khi đi, thúc thúc còn nói là sẽ trả tiền...cũng chẳng biết là lúc ấy ai nhanh mồm nhanh miệng, vỗ ngực nói rằng muốn tận chữ hiếu.

- Đúng vậy, đúng vậy, lần trước thúc thúc hỏi chàng lấy đồ, chàng còn lấy tiền của thúc thúc nữa.

Hạ Hầu Chân chu miệng, cười khanh khách không thôi.

Tào Bằng tức giận đến tím mặt:

- Mấy người các nàng, lại dám châm chọc ta? Đợi xem tướng công này tối nay sẽ dùng gia pháp với các nàng!

Hoàng Nguyệt Anh và Hạ Hầu Chân thoáng đỏ mặt, kêu lên hoảng sợ chạy khỏi thư phòng...

Trong khi Tào Bằng đang dùng gia pháp ở nhà, thì Tào Tháo và Quách Gia cũng đang trên đường đi đến Kinh huyện, vừa đi vừa thấp giọng nói chuyện với nhau.

- Trong nhưng lời A Phúc nói ngày hôm đó, dường như có ý nhắc ta gây dựng thủy quân?

Phụng Hiếu thấy việc này thế nào...

Quách Gia nói:

- Những lời A Phúc nói không phải là không có lý. Muốn lấy được Giang Đông, nhất định phải có thủy quân... nhưng chi phí cho thủy quân, đương nhiên là rất đỗi kinh người.

Tào Tháo liên tục gật gù:

- Ta thì nghĩ rằng. Hiện giờ cuộc chiến phương bắc còn chưa kết thúc, các tộc man Hồ ngoài biên ải vẫn không ngừng nhòm ngó. Nếu xây dựng thủy quân, chỉ e là chiến sự ở phương bắc sẽ có biến. Ta suy đi nghĩ lại, vẫn thấy là nên tạm hoãn việc thủy quân lại đã. Hơn nữa, ở Kinh Châu có mười mấy ngàn thủy quân, đến khi đó đoạt lấy Kinh Châu, là bèn có thể xây dựng thủy quân rồi.

- Nhưng cánh thủy quân đó, ai có thể làm đô đốc?

- Cái này...

Tào Tháo vuốt vuốt râu, không khỏi rơi vào trạng thái trầm tư.

Tháng mười năm Kiến An thứ mười, Tào Tháo trở về Hứa Đô.

Sau khi ông ta trở về Hứa Đô, binh mã ở Giang Đông lập tức rút lui. Mối nguy Hợp Phì cũng vì thế mà được hóa giải.

Đúng như lời Tào Tháo nói, Tôn Quyền không đủ sức thâu tóm Cửu Giang... Sở dĩ hắn xuất binh, nói trắng ra là muốn làm rối loạn kế hoạch của Tào Tháo, dựa vào cục diện cuộc chiến ở phương bắc, giúp hắn có thể thong dong. Một khi Cao Viên bị tiêu diệt, lục tiêu tiếp theo của Tào Tháo, đương nhiên sẽ là tiến quân xuống phía nam.

Về điểm này, bất kể là Tôn Quyền hay Lưu Biểu đều nhìn thấy hết sức rõ ràng.

Sau khi Tào Tháo trở về Hứa Đô, Tôn Quyền bèn im hơi lặng tiếng.

Nhưng Tào Tháo không vì thế mà xem nhẹ sự tồn tại của Tôn Quyền. Quận Cửu Giang là lô cốt đầu cầu của y ở Hoài Nam, nhất địch phải sắp xếp cho thỏa đáng.

Lý Điền tuy có thể một mình đảm đương một phương, nhưng lại không đủ sức ngăn cản bọn người Chu Du.

Nếu Tào Tháo động binh với phương bắc thêm một lần nữa, chắc chắn Tôn Quyền lại sẽ xuất binh. Nếu không có một vị tướng đáng tin cậy đứng ra trấn giữ, thì sự việc sẽ trở nên hết sức nghiêm trọng. Nếu chẳng may Hợp Phì mất đi, dám chắc là Tôn Quyền sẽ chiếm cứ quận Cửu Giang, rồi sau đó đóng quân Hoài Nam. Đến lúc đó không tránh khỏi lại phải trắc trở một phen. Cho nên, Hợp Phì quyết không thể mất! Sau khi Tào Tháo trở về Hứa Đô, bèn lập tức cho triệu tập văn võ bá quan, bàn bạc về việc này.

Về việc chọn chủ tướng cho Hợp Phì, cũng có nhiều tranh luận.

Trong lòng mỗi người đều có một ứng viên thích hợp. Sau khi Tào Tháo tổng hợp xong ý kiến của văn võ bá quan xong, cuối cùng bèn hạ quyết tâm.

Chỉ có điều, quyết tâm này của ông ta, nằm ngoài dự liệu của rất nhiều người.

Tào Tháo quyết định, phân cách vùng đất phía nam Thùy Thủy của quận Nhữ Nam ra, rồi lại đem sáu huyện của Lư Giang chiếm được khi lúc trước, tách khỏi quận Lư Giang. Hợp vào với những vùng nằm trong sự cai trị của ông ta ở quận Cửu Giang, đặt riêng thành ba quận ở Hoài Nam. Lần lượt là quận Dặc Dương, quận An Phong và quận Hoài Nam. Gọi Lý Điển trở về Hứa Đô. Tuy rằng trước đó Lý Điển liên tiếp chiến bại, nhưng dù sao cuối cùng cũng đã ngăn chặn được binh mã Giang Đông, cho nên được phong làm Bái Phổ Lỗ tướng quân, đóng quân ở Nghiệp Thành.

Sau đó, bổ nhiệm Cam Ninh làm Thái thú quận Hoài Nam, phong hiệu Đãng Khấu tướng quân.

Đối với sự bổ nhiệm này, về cơ bản mọi người đều không có ý kiến gì lắm, dù sao từ trận Quan Độ đến nay, Cam Ninh cũng đã lập không ít chiến công, trong trận chiến ở Lương Châu lại dẫn binh sỹ giành trước Lâm Thao, lập nên chiến công hiển hách. Cho nên, việc bổ nhiệm Cam Ninh được thông qua rất nhẹ nhàng, cũng trở thành người đầu tiên dưới trướng Tào Bằng được phong một tạp hiệu tướng quân, đồng thời đảm nhiệm chức vụ Thái thú với bổng lộc hai ngàn thạch. Tất cả mọi người đều tin rằng, sở dĩ Cam Ninh được bổ nhiệm, chính là vì y xuất thân là môn hạ của Tào Bằng. Những lời đồn đại trước kia, rằng Tào Tháo hết sức không hài lòng với Tào Bằng, thông qua việc bổ nhiệm này, cũng tự động tiêu tan. Xem ra, Tào Công vẫn hết sức tin tưởng người của Tào Bằng...

Tiếp sau đó, Tào Tháo mệnh cho Vu Cấm làm Thái thú Phong Châu, nắm giữ các việc quân vụ của Hoài Nam, vị trí cao hơn Cam Ninh một bậc.

Còn Thích Bá làm Thái thú Dặc Dương, sát cánh cùng Vu Cấm, đồng thời phụ trách việc dẹp yên cuộc bạo động của bọn người ở Mai Thành, cũng là một chức vụ hết sức hiển hách.

Nhưng, quyết định bổ nhiệm thứ tư lại khiến cho mọi người hết sức nghi hoặc.

Bổ nhiệm Tĩnh Hãi giáo úy Chu Thương làm Sử Giang Đông trung lang tướng, thống lĩnh thủy quân, đồn trú tại đảo Đông Lăng. Tất cả những đồ quân nhu cần dùng, đều do quận Quảng Lăng phụ trách cung cấp, ngay lúc ban đầu phải cấp một trăm ngàn hộc lương thảo, để Chu Thương điều phối. Nhưng vấn đề là ở chỗ... cái tên Tĩnh Hải giáo úy Chu Thương này, dốt cục là người nào?

Rất nhiều người thậm chí còn không biết đến sự tồn tại của Chu Thương.

Trong triều, những người có biết Chu Thương không nhiều.

Tuần Úc đương nhiên là một trong số đó, rồi sau đó có thêm mấy người Quách Gia, Tuần Du, Đổng Chiêu. Bên ngoài còn có Trình Dục, Mãn Sủng, rồi tính cả Đặng Tắc... nhưng tổng cộng số người biết y cũng không quá con số mười.

Lúc trước Tào Tháo bổ nhiệm Chu Thương làm Tĩnh Hãi giáo úy, cũng là do Bộ Chất trình xin khi rời khỏi Hải Tây mà được.

Còn bản thân Chu Thương thì sao?

Ngoại trừ việc đã từng dừng chân ở Hứa Đô nửa năm hồi năm Kiến An thứ hai ra, sau đó bèn đi đến Hải Tây xa xôi. Sau đó, Chu Thương không chở về thêm lần nào nữa.

Cho nên, khi Tào Tháo nhắc tới Chu Thương, rất nhiều người đều tỏ vẻ ngỡ ngàng.

Thủy quân?

Mấu chốt là, triều đình nằm ở phương bắc, có thủy quân sao?

Hơn nữa, xem cách sắp xếp của Tào Tháo, có thể nhìn ra ông ta hết sức xem trọng người này.

Sử Giang Đông trung lang tướng? Chức quan này chắc chắn là chưa từng xuất hiện qua, kể từ thời nhà Hán thành lập đến nay. Có Liêu Đông trung lang tướng, có Sử Hung Nô trung lang tướng, nhưng chưa từng nghe nói qua đến Sử Giang Đông trung lang tướng. Đây lại là một chức quan có thực quyền với bổng lộc hai ngàn thạch. Đồng thời, một trăm ngàn hộc lương thảo... Ta hiện nay, cho dù có gây dựng cả một đội quân, chắc cũng không đến mức phải cần tới một trăm hộc lương thảo chứ? Người này, rốt cục là người như thế nào?

Mọi người ngơ ngác nhìn nhau, ngoại trừ một số ít người ra, những người khác đều lộ vẻ khó hiểu.

Trong lòng Dương Hàng lại có một cảm giác khác lạ.

Y đã nhìn thấy cách mà Tào Bằng chống đối với Tào Tháo ở Huỳnh Dương, bèn ý thức được sự tin tưởng mà Tào Tháo dành cho Tào Bằng.

Nhưng y không ngờ rằng, Tào Tháo lại tin tưởng Tào Bằng đến mức này... Hai chức quan lớn bổng lộc hai ngàn thạch, là những hai chức quan với bổng lộc hai ngàn thạch cơ đấy. Chỉ nhờ vào mấy lời chống đối của Tào Bằng, bèn dễ dàng giúp hai người Cam Ninh và Chu Thương giành được.

Tào Bằng, tuy là thân mang tội, lại đang ở tận Huỳnh Dương xa xôi.

Nhưng hắn vẫn đang ảnh hưởng đến quyết định của Tào Tháo...

Ngay đêm đó, Dương Hàng viết một lá thư, sai người đem về quận Thái Sơn quê nhà.

Trong thư, y nói tới mối quan hệ của Tào Bằng và Thái Diễm. Đồng thời đề xuất với Dương Tục, liệu có thể đón Thái Diễm từ Võ Uy về quận Thái Sơn hay không?

Dù sao muội muội của Thái Diễm là Thái Trinh Cơ cũng đang ở quận Thái Sơn.

Làm việc này, kể cũng hợp tình hợp lý... Nếu không thể, thì cố gắng nghĩ cách đặt mua một ít sản nghiệp ở quận Huỳnh Dương, tặng cho Thái Diễm. Một Thái Diễm ở quận Thái Uy, không phù hợp với lợi ích của nhà họ Dương ở Thái Sơn; hơn nữa, một Thái Diễm ở Trung Nguyên sẽ có thể giúp nhà họ Dương nhanh chóng nổi dậy. Đây là một cơ hội vô cùng tốt, trong tay nhà họ Dương đang nắm giữ ưu thế mà nhiều người không có...

Về phần Dương Tục sẽ quyết định thế nào?

Dương Hàng không rõ!

Nhưng y tin rằng, từ thời Linh Đế tới nay, phụ thân y vì sự đấu đá chốn quan trường mà phải trở về cố hương, tuyệt đối không đời nào bỏ qua cơ hội tốt như thế này.

Không chỉ đối với nhà họ Dương, mà đối với Dương Hàng cũng là một cơ hội tốt.

Thời gian, lẳng lặng trôi đi.

Tháng mười một, năm Kiến An thứ mười, Cam Ninh lên ngựa đi nhậm chức Thái thú quận Thùy Nam, cai trị Hợp Phì. Đồng thời, Thái thú quận Quảng Lăng Từ Tuyên, cũng theo lẳng lặng sai ngươi thu sếp đảo Đông Lăng, đợi qua mùa xuân sang năm, Chu Thương sẽ tới đóng quân. Việc đặt thủy quân ở đảo Đông Lăng, hết sức có lợi cho quận Quảng Lăng.

Bởi vì Quảng Lăng và Đan Đồ đối diện nhau nằm hai bên bờ sông.

Lã Mông của Đan Đồ, trong mấy năm qua đã nhiều lần xuất quân đánh qua sông, khiến Từ Tuyên không khỏi phiền não.

Chẳng còn cách nào khác, Giang Đông có lợi thế về thủy quân, Lã Mông lại được sự ủng hộ của Thái thú Lâm Xuyên là Chu Nhiên, quấy nhiễu vùng Giang Bắc, nhiều lần gặt được thành công.

Chu Nhiên, vốn tên là Thi Nhiên, là cháu ngoại của đại tướng Chu Trị người Đông Ngô.

Chu Trị không có con trai, cho nên bèn nhận con trai của chị gái mình, cũng chính là Chu Trị, về nuôi làm con thừa tự. Ông ta và Tôn Quyền còn có mối quan hệ đồng môn, đều từng là học trò của Dư Diêu Trường. Sau khi Tôn Sách mất đi, Chu Nhiên nhậm chức Sơn Âm Lệnh, kiêm Chiết Xung giáo úy, thống đốc năm huyện, thành tích chính trị nổi bật. Về sau Tôn Quyền phân chia Đan Dương thành quận Lâm Châu, mà Đan Dương lại chính là quê nhà của Chu Nhiên, cho nên bèn bổ nhiệm ông ta làm Thái thú Lâm Châu, đồng thời giao cho hai ngàn binh lính. Gặp lúc sơn tặc nổi dậy, Chu Nhiên xuất quân đánh dẹp, chỉ trong vòng không đầy một tháng đã dẹp yên loạn phỉ, được Tôn Quyền hết sức khen ngợi.

Quảng Lăng thiếu thủy quân, nên chỉ đành bị động phòng thủ.

Điều này cũng khiến cho binh mã Giang Đông lợi dụng lợi thế về thủy quân, quấy nhiễu ven bờ, căn bản không có cách gì phòng ngự được...

Mà nay, Tào Tháo lệnh cho Chu Thương đóng quân ở đảo Đông Lăng, không còn nghi ngờ gì nữa, điều đó chính là bảo đảm cho quận Quảng Lăng. Hơn nữa, Từ Tuyên và Chu Thương cũng không xa lạ gì, từ hồi trước khi Tào Bằng còn ở Hải Tây, hai người đã gặp mặt qua. Lúc đó, Từ Tuyên mới chỉ là một chân chạy việc, người gốc huyện Hải Tây mà thôi, trong khi đó Chu Thương, đã là Huyện úy Hải Tây, đương nhiên chẳng lấy gì làm xa lạ. Lại càng không cần nói, từ hồi năm Kiến An thứ hai, Từ Tuyên và Tào Bằng đã trở thành bạn bè.

Vụ Lậu Tất Minh năm xưa, cũng là được truyền ra từ miệng của đám người Từ Tuyên, Trần Kiều.

Tuy thủy quân của Úc Châu Sơn số lượng không nhiều, nhưng năng lực chiến đấu rất mạnh.

Từ Tuyên trước đây buồn khổ vì nghĩ ngàn kế mà không cách gì có được, nay lại có lệnh của Tào Tháo đưa xuống, đương nhiên là không đời nào chậm trễ...

Dù sao đi nữa, những người trong triều có biết đến Chu Thương hay không, cũng không quan trọng! Quan trọng là, Từ Tuyên và Thứ sử Từ Châu Từ Lý, đều biết đến sự tồn tại của Chu Thương.

Những bông tuyết thưa thớt, đang tung bay trong gió.

Nếu gọi đó là hoa tuyết, thì chẳng thà gọi chúng là mẩu băng nhỏ thì càng chính xác hơn. Cuối năm Kiến An thứ mười, Kinh Châu đón một trận tuyết nhỏ.

Nhiệt độ không khí đột nhiên xuống thấp, cũng là mùa đông lạnh nhất ở Kinh Châu trong vòng mười năm qua.

Lưu Bị hoảng hốt từ trong nhà bước ra, cơn gió tạt thẳng vào mặt, khiến y không khỏi rùng mình ớn lạnh.

Y đứng dưới mái hiên, nhìn những bông tuyết bay phất phơ, không khỏi để lộ một nét cười buồn. Trong con mắt nhiều người, dường như ngày tháng của y trôi qua quá đỗi thanh thản.

Ở Kinh Châu tuy nói là ăn nhờ ở đậu, nhưng lại có binh có tướng, một mình một phái.

Nhưng mà, kể từ hồi nhập đông đến nay, cùng với sức khỏe ngày càng suy yếu của Lưu Biểu, bất luận là Lưu Biểu hay là các nhân sĩ Kinh Tương, cũng ngày càng tỏ rõ thái độ thù địch với y. Thứ cảm giác thù địch vô hình đó, đè lên người Lưu Bị nặng trịch, khiến y cảm thấy khó thở...thân phận hoàng tộc từng khiến cho y cảm thấy đắc ý muôn phần, cũng vì thế mà trở thành gánh nặng, khiến y phải chịu sự thù địch của người khác. Hiện nay, ý đang phải đối mặt với một mối phiền toái lớn.

- Chủ công, quân sư cầu kiến!

Từ bên ngoài viện có một người bước vào, mình mặc khôi giáp, có vẻ hết sức oai hùng.

Người đó trạc tuổi ba mươi, tướng mạo hết sức đẹp đẽ sáng láng.

Lưu Bị đang trầm tư, nghe thấy tiếng của y bèn ngẩng đầu nhìn lên.

Trên mặt lộ ra một nét cười ấm áp, Lưu Bị nhẹ nhàng nói:

- Nếu quân sư đã đến, Tử Long, mau mời quân sư đến thư phòng nghị sự.

Theo như sách sử ghi lại, Gia Cát Lượng thân cao tám thước, tướng mạo hiên ngang, rất khác với người đương thời.

*****

Trên thực tế, những người cao chừng một mét chín mươi, đều khiến cho người khác cảm thấy rất to lớn. Huống hồ chi, Kinh Châu thuộc miền nam, cho nên dáng người phổ biến đều không cao lắm. Trong một đám người cao tầm tầm nhau, đột nhiên lại nổi lên một người cao gần mét chín, tự nhiên sẽ khiến cho mọi người chú ý.

Gia Cát Lượng là người Lang Na ở Thanh Châu, năm Kiến An thứ hai, cũng chính vào năm hắn mười bảy tuổi, do cha là Gia Cát Huyền mất, bèn chuyển nhà đến định cư ở Long Trung, một nơi cách Tương Dương tầm hai mươi dặm, và bái nhập vào Thủy Kính Sơn Trang, theo cầu sự học dưới cửa Tư Mã Vi. Nháy mắt, Gia Cát Lượng đã được hai mươi tư tuổi! Trải qua ba năm rèn luyện, cộng với việc lúc thường thường hay giao lưu với nhân vật như Tuân Trạm, nhờ đó tầm nhìn và kiến thức cũng được tăng thêm rất nhiều...

Tới nay, hắn đã trở thành cánh tay đắc lực không thể thiếu bên cạnh Lưu Bị.

Lưu Bị dáng người cao chừng bảy thước năm tấc, cũng tức khoảng một mét bảy ba, nếu không phải là đang đứng trên hiên, thì cũng phải ngước cổ lên mới có thể nói chuyện với Gia Cát Lượng.

- Thật vất vả cho Khổng Minh!

Lưu Bị nở một nụ cười ấm áp, ôn hòa nói.

Bởi vì từ lúc lập đông đến nay, sức khỏe của Lưu Biểu không được tốt, nên Gia Cát Lượng thường xuyên phải đi về Tương Dương.

Một là muốn dò la tin tức.

Hai là, con gái nhà họ Thái, cũng chính là phu nhân của Gia Cát Lượng, đang mang thai, cần hắn phải về thăm nom.

Con gái nhà họ Thái kết hôn với Gia Cát Lượng đã được ba năm, cuối cùng cũng đã mang thai, điều này cũng khiến cho Gia Cát Lượng hết sức vui mừng. Tuy nhiên, Thái phu nhân lại mượn cớ là điều kiện ở Tân Dã không tốt, đón con gái về Tương Dương chăm sóc. Thực ra suy nghĩ của bà ấy, Gia Cát Lượng cũng có thể đoán ra được, không nghi ngờ gì nữa, chính là muốn lợi dụng thủ đoạn này để ly gián sự tín nhiệm giữa hắn và Lưu Bị... Chỉ có điều, Thái phu nhân đã xem thường Lưu Bị rồi!

Lưu Bị không những không bất hòa với Gia Cát Lượng, ngược lại còn khuyến khích hắn về chăm sóc vợ.

Điều này cũng khiến cho Gia Cát Lượng càng thêm phần tin phục đối với Lưu Bị...

Kẻ bề trên, nếu như lòng dạ hẹp hòi, động tí là ngờ vực vô căn cứ, hoặc dễ bị ly gián, thì làm sao có thể làm nên nghiệp lớn?

Lưu Bị một đời sống kiếp ly hương.

Trương Phi nói Lã Bố là gia nô ba họ, nhưng còn Lưu Bị thì sao, nửa đời này, số người mà ông ta chạy đến nương nhờ còn nhiều hơn so với Lã Bố. Chỉ có điều, Lã Bố quá mức coi trọng lợi ích, nên khiến người ta cảm thấy y là kẻ nhỏ nhen. Ví dụ như lúc nương nhờ chỗ Đổng Trác, không nói lời nào, bèn giết chết Đinh Nguyên; bất luận là Đinh Nguyên từng đối xử với y như thế nào đi nữa, nhưng ít ra, Lã Bố cũng là nhờ có Đinh Nguyên mới có thể khởi nghiệp... Sau đó, lại giết Đổng Trác, tuy nói là vì đại nghĩa, nhưng xét về mặt đức hạnh, đã đáng bị người đời cười chê. Thế nên sau này, bất luận hắn chạy đến nương tựa ai, cũng đều khiến cho người ta nghi kỵ.

Về điểm này, Lưu Bị không hổ thẹn với lòng!

Điều khiến cho người khác nghi kỵ ở ông ta, chủ yếu là vấn đề về năng lực.

Cũng chính vì nguyên nhân này, mới khiến cho Gia Cát Lượng nguyện ý phó tá Lưu Bị. Nếu như đức hạnh của Lưu Bị có vấn đề, vậy thì... Hơn nữa đức hạnh của thời đại này, không giống như các chuẩn mực đạo đức thời kiếp trước của Tào Bằng. Nếu như dùng những chuẩn mực thời kiếp trước của Tào Bằng mà xem xét, thì Lưu Bị chính là một tên tiểu nhân. Nhưng vào thời đại này, cái khuyết điểm trong mắt Tào Bằng, rất có thể lại là điều mà người đời ca tụng; ngược lại, điều mà Tào Bằng nhìn nhận, rất có thể là điều mà người đời chửi bới.

Tóm lại, Lưu Bị là một chủ nhân có thể khiến cho người ta cảm thấy tin phục.

Gia Cát Lượng nói:

- Lần này về Tương Dương, Lượng có nghe được một tin... Phàn thành hiện nay không có người trấn thủ, Lưu Kinh Châu đang do dự về việc này.

- Hả?

Lông mày Lưu Bị khẽ nhướng lên.

Từ trong lời nói của Gia Cát Lượng, ông ta nghe ra một tin.

Phàn thành, nằm ngay bên cạnh Tương Dương. Nếu như xác định theo vị trí địa lý của đời sau, thì chính là khu Phàn Thành, nằm ở trung tâm thành phố Tương Phàn, tỉnh Hồ Bắc.

Nơi này chính là chóp sừng của Tương Dương, là nơi trọng yếu.

Từ Phàn thành đến Tương Dương đi không mất nửa ngày đường là tới.

Nét cười trên mặt Lưu Bị càng thêm phần dịu dàng:

- Vậy ý của Lưu Kinh Châu là...

- Quan trọng không phải là ý của Lưu Kinh Châu, mà là chủ công quyết định thế nào.

- Lời này của Khổng Minh là sao?

Gia Cát Lượng do dự giây lát, đoạn nói nhỏ:

- Nay sức khỏe của Lưu Kinh Châu càng ngày càng suy yếu, cuộc chiến tranh giành thừa kế giữa con trai càng ngày càng khốc liệt. Công tử Lưu Kỳ là con trai trưởng của Lưu Kinh Châu, được các cựu thần rất coi trọng; Trong khi đó tiểu công tử Lưu Tông lại được Lưu Kinh Châu rất mực yêu quý, cho nên mãi vẫn chưa quyết đoán được. Khi Chuyết Kinh nghỉ dưỡng ở Tương Dương, từng được phu nhân tiết lộ một tin rằng: nếu chủ công đồng ý ủng hộ Tông công tử, phu nhân sẽ nhường Phàn thành cho chủ công. Chỉ có điều, nếu làm như vậy, giữa chủ công và Đại công tử sẽ phải đối mặt với một cục diện quyết liệt.

Phụ tá Lưu Tông sẽ được sự coi trọng của Thái phu nhân?

Không nghi ngờ gì nữa, đây chính là điều kiện mà Thái phu nhân đưa ra.

Lưu Tông tuy tuổi còn nhỏ, nhưng sau lưng lại có một lực lượng to lớn là những kẻ sĩ Kinh Tương làm cơ sở.

Mà Kinh Tương thế tộc, lại vừa hay chính là căn cơ giúp cho Lưu Biểu trụ vững được ở Kinh Châu, nếu như có thể có được sự thừa nhận của Kinh Tương sĩ tộc, chắc chắn có thể giúp Lưu Bị cải thiện được hoàn cảnh hiện tại.

Chỉ có điều...

Lưu Bị chìm vào trầm tư.

- Chủ công, đại trượng phu làm việc, quyết không thể câu nệ tiểu tiết. Nay Kinh Châu đối với chủ công mà nói, đúng là có lợi ích rất lớn. Nếu chủ công có thể đứng vững được ở Kinh Châu, thì có thể trông chừng Ba Thục ở phía tây, tiến lên phía bắc là Trung Nguyên, đó chính là cơ nghiệp thực tế nhất. Tào Tháo này đã làm chủ phương bắc, cục thế thống nhất đã hình thành. Đợi cho phương bắc ổn định rồi, Tào Tháo tất sẽ mượn thế nuốt chửng thiên hạ, nhòm ngó Kinh Châu. Đến lúc đó, chủ công sẽ mất đi mảnh đất lập thân cuối cùng. Một khi Kinh Châu bị mất, chủ công sẽ đi đâu về đâu? Chẳng lẽ lại đến Ba Thục, tiếp tục ăn nhờ ở đậu, làm người của Lưu Chương? Trong lúc sinh tử tồn vong nguy cấp như thế này, chủ nhân hãy nhanh chóng quyết đoán, để nghênh.

Có thể nghe ra, Gia Cát Lượng đang suy tính cho Lưu Bị.

Nhưng vấn đề là, trong nhất thời, Lưu Bị không cách gì ra quyết định được.

Ông ta trầm ngâm một lát, đoạn mở miệng nói:

- Theo ý kiến của Khổng Minh, thì liệu ta đến Kinh Châu rồi, có thể địch lại với không?

- Nếu chỉ dựa vào chín quận Kinh Châu không thôi, thì e là khó có thể ngăn cản.

- Nếu đã như vậy, ta lấy Kinh Châu có tác dụng gì?

Gia Cát Lượng chấn động tâm thần, lộ vẻ rất hưng phấn:

- Chủ công đừng vội, xin cứ để Lượng nói thay.

Hắn dừng lại một lát, cất cao giọng nói:

- Kinh Châu bắc theo Hán. Hà, Lợi cận Nam Hải. Đông liên Ngô Hội, tây thông Ba Thục. Đây là đất để dụng võ, nhưng lại không thể thủ, thế này mệnh trời đã ban cho tướng quân, sao tướng quân có thể đùn đẩy? Mà Ích Châu hiểm yếu, hoang dã ngàn dặm, là đất nhà trời. Cao Tổ nhờ thế mà thành đế nghiệp. Nay Ích Châu Lưu Chương thế yếu, Trương Lỗ không làm gì được, dân đông nước giàu nhưng lại không biết tích tụ khí huyết, những kẻ trí đều suy nghĩ đến minh quân. Tướng quân là đế trụ, tín nghĩa vô song, hội tụ anh hùng, chiêu hiền nạp sĩ. Võ có những mãnh tướng hổ báo Quan, Trương, Triệu Vân; Văn có bậc đại tài đương thế như Tuân Trạm tiên sinh. Nếu vượt qua hòn đá ngáng đường là Kinh Châu, nam tiễu Di Việt, ngoại kết Tôn Quyền, thì có cơ nên nghiệp lớn. Lại nói, nếu thiên hạ có biến cố, chủ công lệnh cho một tướng, bao vây lấy đoạt lấy Kinh Châu, còn chủ công thì dẫn theo những người ở Ích Châu, xuất phát từ Tần Xuyên, dân chúng nhất định sẽ đón chào chủ công. Như vậy, bá nghiệp của chủ công có thể thành công, Hán thất có thể phục hưng... Cho nên vùng đất Kinh Tương đó, quyết không thể để mất.

Ánh mắt Gia Cát Lượng sáng quắc, lời lẽ bộc lộ chí hướng hào hùng.

Lưu Bị thì ngược lại, chìm vào trầm tư, rất lâu không nói năng gì...

Không sai, những lời Lưu Bị vừa nói, cũng chính là suy nghĩ của ông ta, ông ta sao có thể không động lòng? Kinh Tương là vùng đất trọng yếu, sản vật phong phú dồi dào, tiền lương dư dả. Quan trọng hơn cả, là kể từ khi Lưu Biểu cai trị Kinh Tương tới nay, luôn lấy lòng khoan dung mà trị, nhờ thế mà dân chúng an cư lạc nghiệp. Trong vòng mười mấy ngắn ngủi, dân số Kinh Tương gia tăng đột biến, gần tới một triệu người, đích thực là một vùng đất có thể dùng làm căn cơ.

Đương nhiên, Kinh Tương cũng có chỗ thiếu hụt.

Nói toạc ra, thì tình hình của Kinh Châu cũng giống như Từ Châu mà Lưu Bị chiếm cứ hồi trước, là nơi tứ chiến.

Ngày nay, mọi sức lực của Tào Tháo đều tập trung ở phương bắc, cho nên cục thế rất tốt. Tuy có những trận chiến nhỏ, nhưng cũng chỉ giới hạn trong quận Nam Dương mà thôi, còn xét về tổng thể Kinh Châu, thì trước mắt vẫn tương đối ổn định. Nhưng nếu một khi Tào Tháo thống nhất được phương bắc, tất sẽ động binh với Kinh Châu. Trong khi đó, sự bình ổn hiện thời của Kinh Châu, liệu còn có thể kéo dài tiếp được không? Nếu đến cuổi cùng, nhiều khả năng Kinh Châu sẽ biến thành cục diện giống như Từ Châu...

Chỗ này có thông trực tiếp với Hán Thủy và Hà Thủy, nhìn thẳng vào Trung Nguyên.

Phía đông giáp sông lớn, phía tây thông sang Ba Thục, nói trắng ra, là một nơi tám hướng thông ra đường lớn, là vùng đất không ngớt chiến sự.

Hay nói cách khác, sự đông đúc giàu có và bình ổn của Kinh Châu, cũng giống như hoa trong gương, trăng dưới nước vậy, không đủ để nương vào. Một khi rơi vào chiến sự liên miên, Kinh Châu cuối cùng tất cùng thành Từ Châu thứ hai. Lưu Bị trầm tư không nói gì, còn Gia Cát Lượng cũng không thúc giục, mà yên lặng chờ đợi.

Không thể không nói rằng, lúc này Gia Cát Lượng đã tiến gần đến thành công lớn.

Thế vạc ba chân, chiến lược và tư tưởng liên kết với Tôn Ngô ở phía đông, chống cự với Tào Tháo ở phương bắc, đã bắt đầu hình thành.

Đương nhiên, cũng không thể nói Gia Cát Lượng của bây giờ, đã đạt tới tầm cao như trong lịch sử nói tới. Tư tưởng này của hắn, thực có rất nhiều điểm tương đồng với "tháp thượng sách" mà Lỗ Túc dâng lên cho Tôn Quyền, khi ông ta mới lên tiếp nhận Giang Đông vào năm Kiến An thứ năm. Điểm khác nhau là ở chỗ, Lỗ Túc đứng trên lập trường của Tôn Ngô mà suy xét, mà so với Lưu Bị thì Tôn Ngô có lợi thế hơn nhiều. Dù sao, Tôn Quyền cũng là thừa kế cơ nghiệp của cha anh, cơ nghiệp đã có sẵn. Còn Lưu Bị, bây giờ vẫn phải tìm nơi dung thân... Ít nhất là trước mắt, thậm chí cho đến tận về sau này một thời gian nữa, Lưu Bị vẫn phải ăn nhờ ở đậu.

Tuy nhiên, trong "tháp thượng sách" của Lỗ Túc cũng có nhắc đến Kinh Châu.

Đối với Đông Ngô mà nói, Kinh Châu có một địa vị chiến lược hết sức quan trọng.

Nếu có được Kinh Châu, Đông Ngô sẽ có được vị thế phân chia nam bắc rõ ràng, ngăn cách bởi sông lớn, cùng với Tào Tháo mỗi người cai trị một vùng. Đồng thời bất cứ lúc nào cũng có thể liên kết với Ba Thục ở phía tây, tập kích Quan Trung, chờ đợi thời cơ.

Cho nên, có thể hình dung được tương lai của Kinh Châu.

Không chỉ có Lưu Bị thèm khát có được, mà cả Tôn Quyền, Tào Tháo đều hy vọng khống chế được Kinh Châu.

- Tôn Quyền liệu có chịu giúp không?

Gia Cát Lượng cười:

- Nếu chủ công đồng ý, Lượng nguyện đi đến Giang Đông, noi theo Tô Tần, Trương Nghi, uốn ba tấc lưỡi, khiến Tôn Quyền đồng ý kết liên minh với chủ công.

Hắn đích thực là có cái tài này.

Dù sao, huynh trưởng của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn, hiện nay đang làm Trưởng sử dưới trước Tôn Quyền, rất được Tôn Quyền trọng dụng.

Lưu Bị không trả lời ngay, mà trầm tư một lát sau, đoạn nói với Gia Cát Lượng:

- Khổng Minh, việc này trọng đại, ta phải suy nghĩ kỹ rồi mới làm được.

Ngươi đi đi về về Tương Dương, bôn ba cực nhọc.

Chẳng bằng cứ nghỉ ngơi một lát trước đã, rồi sau đó hẵng bàn.

Gia Cát Lượng cũng biết, quyết định này không hề dễ dàng.

Dù sao nó cũng liên quan đến vấn đề lập trường, chắc chắn Lưu Bị sẽ phải suy nghĩ kỹ.

Dù sao cũng chẳng gấp gáp gì, cho nên Gia Cát Lượng vòng tay cáo lui, trước khi đi, hắn không kìm nổi nói với Lưu Bị:

- Chủ công, xin hãy quyết định nhanh chóng. Lượng nghe nói, thiết lập ba quận ở Hoài Nam, lệnh cho ba người Vu Cấm, Thích Bá và Cam Ninh đứng ra trấn thủ Hoài Nam, dã tâm đã bộc lộ rõ ràng. Vu Cấm, Thích Bá đều là những bậc hào kiệt cả, còn về phần Cam Ninh... thì không rõ lắm. Nhưng nghe nói, là môn khách trong nhà cháu của đó, ... Tên tiểu tặc đó có văn chương truyền thế, lại đánh trận lập được uy danh hiển hách ở Lương Châu. Nếu không phải vì hắn giết chết Vi Đoan, thì tất sẽ trở thành cánh tay đắc lực của. Lượng đã từng đọc thử về người này, tuyệt đối không phải hạng tầm thường. Người này có tài năng thiên bẩm, suy nghĩ lại vượt trội hơn người, hoặc uốn khúc như sừng linh dương, rất khó nắm bắt. Lão tặc lệnh cho Cam Ninh trấn thủ Hoài Nam, cũng chính là một tín hiệu cho thấy, tên tiểu tử kia, sớm sẽ được tha bổng thôi. Đến lúc đó hắn sẽ trở về Lương Châu, hay xuống phương nam thì tạm thời vẫn chưa biết. Nhưng theo như Lượng nhận thấy, thì tên tiểu tử đó, rất có thể là một cây kiếm sắc mà lão tặc sẽ dùng để tiến binh xuống phía nam. Nếu không nhanh chóng quyết đoán, tất sẽ trở thành cái họa tâm phúc.

Có lẽ, Gia Cát Lượng không biết rằng, Tào Bằng không chỉ là đối thủ của hắn, mà còn là kẻ đã cướp đi người vốn sẽ trở thành vợ hắn.

Trong đầu, bất giác xuất hiện hình dáng của Tào Bằng.

Theo bản năng, Lưu bị nắm chặt bàn tay!

Hình ảnh Tào Bằng vung đao chém đổ cột cờ lớn trước viên môn ngoài thành Hạ Bì ở Từ Châu, đến nay vẫn còn như mới.

Sau lần đó, tuy hắn không đối đầu trực diện với Lưu Bị thêm lần nào nữa, nhưng hai người cũng đánh qua đánh lại nhiều lần... Lúc trước, khi Lưu Bị ở lại Hứa Đô, chính vì những lời nói của Tào Bằng mà khiến cho Lưu Bị không thể không trốn khỏi Hứa Đô, bước vào đời lưu lạc. Tào Bằng này, cướp mất thú cưỡi của Trương Phi, bắt cóc qua vợ con ông ta.

Càng không cần nói đến Ngụy Diên, hiện đang đóng quân trấn thủ Hồ Dương, nghe nói là có mối quan hệ rất tốt với Tào Bằng, liên tiếp phá hủy kế hoạch của Lưu Bị.

Nếu nói Tào Tháo là kẻ địch đầu bảng của Lưu Bị!

Thì Tào Bằng, đến bây giờ cũng đã trở thành mối họa tâm phúc của Lưu Bị.

Gia Cát Lượng nói Tào Bằng sớm muộn sẽ trở thành mối nguy hại lớn... nhưng, trong lòng Lưu Bị, từ hồi năm Kiến An thứ tư, Tào Bằng đã trở thành mối họa tâm phúc của ông ta.

Gia Cát Lượng cáo từ rời đi.

Nhưng rất lâu sau Lưu Bị vẫn không cách gì bình tĩnh lại được!

Không hoài nghi gì nữa, những lời nói của Gia Cát Lượng, đã mở ra một cánh cửa cho ông ta.

Kinh Châu, vốn là nơi cư trú của ông ta, nhưng nếu quả thật có thể trở thành căn cứ của ông ta, thì có thể giúp cho ông ta gặt hái được lợi ích lớn lao trước giờ chưa từng có.

Nhưng vấn đề là, phải nương tựa Thái phu nhân sao?

Điều này cũng là một mối phiền toái.

Lúc trước sở dĩ Lưu Bị có thể đến được Kinh Châu, nói trắng ra là nhờ vào thuộc cấp cũ của Lưu Biểu, mới có thể đứng vững.

Đám người Y Tịch, là thuộc cấp theo Lưu Biểu từ hồi ở Sơn Dương, đã giành rất nhiều sự ủng hộ cho Lưu Bị. Trên thực tế, mặc dù cho Lưu Bị đến Kinh Châu đã được mấy năm, nhưng trước sau vẫn bị giới Kinh Tương thế tộc bài xích. Mà bây giờ Thái phu nhân lại thông qua phu nhân của Gia Cát Lượng, bày tỏ một thiện ý với ông ta, bày tỏ rằng giới Kinh Tương thế tộc có ý đón nhận ông ta. Việc này đương nhiên là tốt. Nhưng nếu Lưu Bị đón nhận, thì chẳng khác nào trở mặt với đám thuộc cấp Sơn Dương.

Trong khi đó, cuộc chiến tranh giành giữa Lưu Kỳ và Lưu Tông, hay nói cách khác, là những mâu thuẫn và xung đột giữa Lưu Kỳ và Kinh Tương thế tộc, là không thể nào hóa giải được.

Lưu Tông là do Thái phu nhân sinh ra, mà Thái phu nhân lại là con gái của Thái thị ở Tương Dương, đại diện cho các mọi lợi ích của Kinh Tương thế tộc ở Kinh Châu.

Lưu Kỳ tuy là con trai trưởng của Lưu Biểu, sau lưng lại có các thuộc cấp Sơn Dương đi theo.

Nhưng mấu chốt là ở chỗ, thuộc cấp Sơn Dương là người ngoài. Trong cuộc tranh đấu với Kinh Tương thế tộc, luôn ở thế hạ phong...

Nên đi đâu về đâu?

Việc này thử thách các chuẩn mực đạo đức của Lưu Bị!

Trở mặt quyết liệt với thuộc cấp Sơn Dương, lao vào lòng của giời Kinh Tương thế tộc? Hay là tiếp tục giao hảo với thuộc cấp Sơn Dương như cũ, và quyết liệt đối đầu với Kinh Tương thế tộc một cách triệt để?

Nếu như đối đầu với Kinh Tương thế tộc, thì những mâu thuẫn giữa hai bên sẽ không có cửa hòa giải nữa.

Lưu Bị không chỉ cảm thấy khổ não muôn phần.

Ông ta ngồi thừ trong thư phòng một lúc lâu, đoạn cất bước đi ra cửa.

- Tử Long, mời Hữu Nhược tiên sinh đến đây, ta có một số chuyện muốn thương lượng với ông ấy.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-607)


<