Vay nóng Homecredit

Truyện:Tào tặc - Hồi 385

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 385: Loạn Lương Châu
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Siêu sale Shopee

Cao Can đã xuất binh!

Điều này nằm trong dự đoán của Tào Bằng, đồng thời cũng có chút khiến hắn bất ngờ.

Lý Nho quả nhiên không hổ với danh xưng chủ mưu đệ nhất của Lương Châu năm đó, tính toán phản ứng của Viên Thị chuẩn xác như thế.

Như vậy tiếp theo, Mã Đằng chắc sẽ ra tay.

Tào Bằng không vội nói tin này cho những người khác, mà sau một hồi trầm tư, hắn tiếp tục bảo mọi người khai khẩn đất đai.

Đến thì đến đi, lẽ nào lão tử ta còn sợ cha con Mã gia nhà ngươi sao?

Kim Thành quận Giải.

Hàn Toại cũng nhận được tin Cao Can xuất binh, y đi lại loanh quanh trong phòng khách, chần chừ không quyết. Y không biết, có nên xuất binh hay không?

Mã Đằng gửi thư, mời y liên thủ xuất binh.

Thế nhưng trong lòng Hàn Toại lại không muốn cùng Mã Đằng tạo phản.

Sứ giả của Viên Thượng đã vẽ ra một chiếc bánh lớn cho Mã Đằng, khiến Mã Đằng mê mẩn. Nhưng trong mắt Hàn Toại, kế hoạch đó dường như không thể thực hiện. Viên Thiệu còn chưa phải là đối thủ của Tào Tháo, huống chi là huynh đệ Viên Thượng? Nếu chuyện này do một tay Viên Thiệu bày ra thì Hàn Toại nói không chừng sẽ lung lay. Nhưng huynh đệ Viên Thượng chỉ là hạng người chí lớn nhưng tài mọn, tuyệt đối không có khả năng.

Mã Đằng có dã tâm rất lớn, hơn nữa còn cực kỳ kiêu ngạo.

Sau khi cậy thế của tướng quân Mã Viện, gã luôn muốn gây dựng đại nghiệp. Lúc ở Hà Tây, gã đã gặp hạn lớn, dù nguyên khí không bị thương nhưng lại khiến hắn không thể chịu đựng được. Hơn nữa Hà Tây đối với Võ Uy mà nói có ý nghĩa chiến lược cực kỳ quan trọng, Mã Viện đương nhiên sẽ không cam tâm tình nguyện ngồi nhìn Hà Tây bị người khác chiếm mất, bất cứ lúc nào cũng có thể uy hiếp tới Võ Uy.

Gã muốn đoạt lại Võ Uy!

Điều này Hàn Toại rất rõ trong lòng.

Nhưng vấn đề là, gã có thể giành lại được không?

Hàn Toại không hiểu Tào Bằng lắm, nhưng cũng từng nghe nói qua danh tiếng của hắn.

Ở một góc độ nào đó, Hàn Toại và Tào Bằng thuộc cùng một loại người. Tào Bằng là danh sĩ Trung Nguyên, Hàn Toại là danh sĩ Lương Châu. Nói ra thì cả đời này Hàn Toại hy vọng nhất là được gia nhập vào trong vòng tròn sĩ lâm Trung Nguyên. Đáng tiếc, Lương Châu hoang sơ, lại là chỗ ở của người Hồ Hán nên trong mắt người Trung Nguyên luôn không bao giờ được xếp hạng.

Từ khi Tào Bằng vào làm chủ Hà Tây, Hàn Toại luôn quan tâm đến Tào Bằng.

Từ việc âm thầm chịu đựng lúc đầu đến sự bùng nổ bất ngờ sau này, từng hành động đều được Hàn Toại hết sức tán thưởng.

Hiện giờ, Mã Đằng bảo y khởi binh phản Tào, Hàn Toại thực lòng không muốn đồng ý...

Bên ngoài có tiếng bước chân vang lên, Hàn Toại quay người nhìn, thấy một tướng quân trẻ tuổi đang bước nhanh từ ngoài phòng vào.

- Ngạn Minh, ngươi tới đúng lúc lắm.

Hàn Toại đột nhiên nở nụ cười tươi rạng rỡ với chàng trai này.

Người vừa tới tên là Diêm Hành, tự Ngạn Minh, là con rể của Hàn Toại.

Hắn cũng chính là võ tướng hàng đầu Lương Châu thật sự như lời Doãn Phụng đã nói. Trước đây Mã-Hàn không hợp nhau, giao binh Liêu chiến. Diêm Hành từng chiến đấu ba trăm hồi với Mã Siêu, cuối cùng suýt nữa lấy được tính mạng của Mã Siêu. Trong đó có yếu tố may mắn, nhưng cũng là nhờ bản lĩnh cao cường của Diêm Hành. Nếu hắn không có võ nghệ cao như thế, e rằng cũng chẳng thể tranh đấu với Mã Siêu.

Cuộc đại chiến đó xảy ra vào năm Kiến An Nguyên, cách hiện giờ đã tám năm.

Thiếu niên lỗ mãng trước kia đã trở nên chín chắn, phong độ. Mã-Hàn sống yên ổn với nhau, một phần nguyên nhân trong đó chính là võ dũng của Diêm Hành, khiến cha con Mã thị cảm thấy kinh hãi. Hàn Toại không có con trai, chỉ có một con gái đã gả cho Diêm Hành. Trong mắt Hàn Toại, Diêm Hành gần như sẽ là người thừa kế của y, hàng ngày đương nhiên cực kỳ nể trọng. Bất kể việc to hay việc nhỏ, y đều thảo luận và hỏi ý kiến của Diêm Hành.

Lần này Mã Đằng mời y xuất binh, Hàn Toại hẳn muốn tìm Diêm Hành tới để hỏi ý kiến.

Diêm Hành cao hơn tám thước, eo nhỏ lưng hẹp, cực kỳ oai hùng.

- Nhạc phụ, rốt cuộc là chuyện gì khiến nhạc phụ lo lắng như thế?

- Ngạn Minh, ngồi xuống đã.

Hàn Toại ra hiệu cho Diêm Hành ngồi xuống, rồi sau đó đưa phong thư của Mã Đằng cho Diêm Hành.

Diêm Hành xem xong, nhíu mày hỏi:

- Mã Thọ Thành muốn tạo phản sao?

Viên Thượng mời y xuất binh và hứa lấy cái tên Quan Trung Vương. Thêm nữa năm ngoái y đã mất mặt ở Hà Tây, đương nhiên giờ muốn lấy lại.

Nay, Cao Can từ Tịnh Châu xuất trận, tập kích Hà Đông.

Quan phong Vệ Ký đã triệu tập binh mã, chống lại Cao Can... Vệ Ký trước còn mượn binh của ta! Nói cùng nhau hiệp sức. Ta lấy cớ Khương Hồ ở Hà Hoàng, không dám điều động binh mã nên đã thoái thác được. Giờ Mã Đằng cũng muốn ta xuất binh, ta thực sự hơi do dự.

Mã Đằng thắng thì gã là Quan Trung Vương, ta vẫn là Thái Thú Kim Tần.

Nếu Mã Đằng thua thì nhà tan cửa nát, mà ta cũng sẽ đối mặt với sự trả thù của Tào Công. Nhưng nếu ta không đồng ý, chắc chắn sẽ gây bất hòa với Mã Đằng, tới khi đó Kim Thành sẽ phải đối mặt với họa binh đạo, thực sự đó là kết quả ta không muốn thấy.

Hàn Toại không hề giấu diếm điều gì với Diêm Hành.

Mã Đằng đã viết rõ trong thư, nếu chiếm được Quan Trung, muốn chia đều Lương Châu với y.

Nghe thì đúng là một sự mê hoặc lớn!

Nhưng trên thực tế, cái gì gọi là chia đều Lương Châu. Hình thức hiện giờ có gì khác so với chia đều Lương Châu? Y nắm giữ Kim Thành, phía sau có Hà Hoàng Hồ kỵ trợ giúp, ngồi vững với danh xưng chư hầu một phương. Vi Khang gặp y cũng rất cung kính, y có thể ra vào tự do các quận của Lương Châu. Chia đều Lương Châu? Rốt cuộc là chia thế nào? Tốt nhất nên giao Lũng Tây cho y mà thôi.

Thế nhưng vấn đề là, hứng thú của Hàn Toại đối với Lũng Tây đúng là không rõ ràng lắm.

Diêm Hành không trả lời ngay mà chăm chú đọc thư.

Rồi sau đó, Diêm Hành cười nhạt, đưa tay lên xé bức thư kia nát vụn.

- Mã Thọ Thành có chủ ý hay lắm.

- Ngạn Minh, thế là ý gì?

- Nhạc phụ, cha con Mã gia rõ ràng không hề có ý tốt với người.

- Thế là sao?

- Gã bảo chúng ta tấn công Lũng Tây, gã xuất binh từ Võ Uy, sau khi giành lấy Hà Tây sẽ qua sông đánh vào hai quận là An Định và Bắc Địa.

Tuy nhiên người đã nghĩ đến chưa, nếu người tấn công Lũng Tây thì từ đầu đã phải chịu đựng ba quận liên kết giáp công. Lũng Tây là nơi đặt bộ máy cai trị của Lương Châu, đóng quân trú binh. Cha con Tây Bộ giáo úy Vương Mãnh, Nhung Khâu đô úy Vương Mãi đều là những vị tướng dũng mãnh, hàng vạn người cũng không đỡ được. Con từng gặp Vương Mãi, cũng không phải là một nhân vật dễ đối phó. Huống hồ Thạch Thao tại Lâm Thao rất có bản lĩnh, chỉ ở Lâm Thao có một năm nhưng lại khiến dân chúng tin phục; Loại hống hách như Võ Sơn thị còn bị hắn ta thu phục mà không cần binh đao. Người này có mưu lược, cộng thêm cha con Vương Mãnh Vương Mãi, tuyệt đối không thể một đòn mà công phá được. Còn Trương Ký ở An Định, Dương Nghĩa Sơn ở Hán Dương không phải là loại bất tài. Nếu ba quận liên thủ lại, e rằng không đợi Mã Đằng xuất binh, Kim Thành đã nguy rồi.

Dương Nghĩa Sơn mà Diêm Hành nói chính là tham quân, Thái Thú Dương Thụ quận Bắc địa, biệt giá Lương Châu.

Dương Phụ vốn là người Ký huyện quận Thiên Thủy (nay là Cam Cốc Đông thuộc Cam Túc), năm Kiến An thứ tư, gã lấy thân phận làm việc ở Lương Châu, làm sứ giả của Thứ sử Lương Châu Vi Đoan và xuất sứ đi Hứa Đô, được bổ nhiệm làm Trường sử ở An Định. Sau khi Dương Phụ quay lại Lương Châu, chư quân Quan Trung hỏi rằng giữa Viên Thiệu và Tào Tháo ai sẽ thắng, Dương Phụ trả lời: Viên Thiệu rộng lượng nhưng không quyết đoán, giỏi mưu lược nhưng lại thiếu quyết sách. Không quyết đoán sẽ không có uy nghiêm, thiếu quyết sách sẽ hỏng việc. Tuy rằng hiện giờ hùng mạnh nhưng không thể giành được đại nghiệp.

Trong khi đó Tào Công có hùng tài, mưu sâu, quyết đoán, ứng biến không chút do dự. Pháp lệnh thống nhất và quân đội tinh xảo, có thể sử dụng những người không tuân theo thường quy, những người được tin dùng cũng đều tận lực. Tào Công là người gây dựng được đại nghiệp, có thể đi theo.

Cũng chính vì những lời này của gã, cuối cùng làm cho chư tướng Lương Châu không hành động.

Tuy nhiên, Dương Phụ cũng rất kiêu ngạo, không muốn đảm đương phó chức, vì thế liền từ bỏ chức vụ Trường sử An Định.

Năm Kiến An thứ tám, sau khi Trương Ký giữ chức Thái Thú ở An Định, muốn trưng dụng tài năng của Dương Phụ. Thế nhưng Lương Châu Thứ sử Vi Đoan lại bổ nhiệm y làm tham quân, biệt giá Lương Châu, khiến Trương Ký vô cùng tiếc nuối. Trương Ký bèn thông qua Chung Diêu tiến cử Dương Phụ cho Tào Tháo. May mà Tào Tháo có ấn tượng tốt với Dương Phụ, liền nói với Chung Diêu rằng:

- Nếu Nghĩa Sơn đã không muốn làm Trường sử, vậy thì làm Thái Thú đi.

Vì thế, mùa đông năm Kiến An thứ tám, Dương Phụ giữ chức Thái Thú quận Hán Dương.

Đồng thời Vi Đoan lại không muốn buông người này ra, liền để gã tiếp tục kiêm nhiệm làm tham quân, biệt giá Lương Châu...

Diêm Hành nhắc đến hai cái tên là Trương Ký và Diêm Phụ, họ đều rất có uy tín ở Quan Trung. Hàn Toại vừa nghe thấy hai cái tên này đã nhíu chặt mày lại. Dương Phụ và Trương Ký, một người mưu lược hơn người, một người có khả năng cai trị, đều là danh sĩ Quan Trung, có mối liên hệ cực kỳ thân thiết với thế tộc Quan Trung. Hai người này, cộng với Lũng Tây... Hàn Toại cũng cảm thấy đau đầu.

- Nhạc phụ, kể cả nhạc phụ có mời được tinh binh của Hà Hoàng, kể cả cuối cùng có giành được toàn thắng, e rằng cũng sẽ thảm bại nặng nề.

Đến lúc đó, Mã Thọ Thành qua sông đánh, sau khi giành được Bắc Địa và An Định, bước tiếp theo sẽ ra tay với ai? Theo con thấy, chưa chắc gã sẽ ngay lập tức tấn công Quan Trung, mà quay về nắm Kim Thành trong tay. Như thế, gã sẽ thống nhất được Lương Châu, cho dù sau này Tư Không phái binh đến, gã cũng có thể dùng danh nghĩa giết chết phản nghịch để loại bỏ nhạc phụ, rồi sau đó trấn thủ Lương Châu, giữ chức Lương Châu vương. Tư Không có muốn dụng binh với hắn cũng phải suy xét lợi hại được mất trong đó.

Những lời của Diêm Hành khiến Hàn Toại lạnh toát mồ hôi.

Y lớn tiếng nói:

- Nếu không có lời của Ngạn Minh, suýt nữa ta đã trúng kế của Mã Tặc.

Hàn Toại vò đầu, chần chừ đi lại hai vòng:

- Đã như vậy, ta sẽ không xuất binh, Ngạn Minh nghĩ thế nào?

- Không được.

Diêm Hành lại lắc đầu:

- Không xuất binh chắc chắn sẽ chọc giận Mã Tặc, làm không tốt y sẽ lập tức ra quân tấn công. Nhạc phụ chớ quên, lão già Vi Đoan vốn có nghi kỵ với hai nhà chúng ta, nếu không có sự liên thủ của Mã Hàn, lão đã dụng binh với chúng ta từ lâu rồi.

Lúc này, nếu chúng ta công kích lẫn nhau, người cuối cùng được lợi nhất tất nhiên là cha con Vi Đoan kia.

Hàn Toại hít sâu một hơi, gượng cười nói:

- Xuất binh không được, không xuất binh cũng không được... Ta nên làm thế nào đây?

- Kế hiện giờ, là nhạc phụ làm như xuất binh mà như không xuất.

- Xuất binh mà như không xuất?

Hàn Toại nhíu mày lại, chìm trong suy tư.

- Con có một kế, có thể giúp nhạc phụ yên lòng.

Ra lệnh cho hồ kỵ Hà Hoàng đánh chiếm Hà Quan, còn nhạc phụ sau khi dẫn binh cướp lấy Du Trung, Dũng sĩ thì đóng quân tại Mục Uyển, dừng tấn công. Như vậy, Mã Thọ Thành sẽ không còn lời nào để nói. Nếu gã có thể giành được Hà Tây, qua sông công kích An Định thì nhạc phụ hãy tiếp tục tiến công; Nếu Mã Thọ Thành thất bại, nhạc phụ có thể theo đà đó thu binh, xuất binh bình định, theo tình thế chiếm lấy quận Võ Uy

Đến lúc đó, nhạc phụ chiếm giữ Võ Uy ở Kim Thành, vẫn là chư hầu một phương như cũ.

Hơn nữa từ nay về sau cũng không cần lo lắng tới bọn Mã Đằng nữa, lợi ích của Tây Vực được tận thu trong tay nhạc phụ, sao nhạc phụ lại không làm?

Hàn Toại nghe xong, liên tục gật đầu.

Cách này hiện giờ quả thật là biện pháp tốt nhất...

Gã nheo mắt lại, mãi sau mới nở nụ cười tươi:

- Lời Ngạn Minh nói đúng lắm, cứ làm như vậy đi!

Tháng hai năm Kiến An thứ chín, Thứ sửTịnh Châu Cao Can xuất binh từ Tây Hà, vượt qua Thông Thiên Sơn, tấn công vào huyện Bồ Tử của quận Hà Đông.

Thái Thú Tào Nhân của Hà Đông kinh hãi, vội hạ lệnh cho Trung Lang Tướng Cam Ninh xuất binh nghênh địch.

Đồng thời, Tào Nhân khẩn cấp cầu viện binh ở Trường An, Vệ Ký không dám trì hoãn, điều động ba vạn binh mã từ Quan Trung, qua núi Long Môn để vào quận Hà Đông, gấp rút tiếp viện cho Tào Nhân. Trong thời gian ngắn, quận Hà Đông khói lửa liên miên, cục diện càng trở nên đặc biệt khẩn trương, chiến sự vô cùng căng thẳng.

Năm Kiến An thứ bảy, dân chúng Hà Đông vừa trải qua một trận thảm hoạ chiến tranh đều cảm nhận được những áp lực khó hiểu. Đang yên đang lành sao lại muốn khai chiến? Năm trước Cao Can mới bị đuổi đi, sao hôm nay lại phái binh tới, chẳng lẽ lại muốn có một cuộc đại chiến nữa?

Đúng lúc này, từ Hà Tây có tin tức truyền đến: Hà Tây đang chiêu nạp dân chúng di cư...

Khẩu hiệu của quận Hà Tây là: có ruộng, có trâu, có nhà ở!

Đồng thời tuyên bố với bên ngoài, Hà Tây tuyệt đối sẽ không để chiến loạn tập kích. Chúng ta sẽ ngăn chiến sự ở bên ngoài Hà Tây, để dân chúng an cư lạc nghiệp.

Điều này dường như có chút huyễn hoặc!

Quận Hà Tây ở đâu?

Một số người vẫn chưa từng nghe qua tên của quận Hà Tây.

Thế nhưng có ruộng, có trâu, có nhà ở thực sự khiến không ít người cảm thấy dao động. Rất nhiều người bắt đầu dò là xem quận Hà Tây rốt cuộc nằm ở đâu? Nghe ngóng cẩn thận xong mới biết hóa ra Hà Tây nằm ở phía tây của Đại Hà, vùng đồng cỏ chăn nuôi rộng mênh mông ở phía nam Hạ Lan Sơn. Nơi đó vốn nằm dưới quyền cai trị của quận Võ Uy, nhưng hồi đầu năm, triều đình đã hạ lệnh, độc lập xây dựng quận Hà Tây.

Còn Thái Thú của quận Hà Tây lại chính là Tào Tam Thiên danh tiếng lẫy lừng, Tào Bằng.

Rất nhiều người Hà Đông đều nghe qua tên Tào Bằng, dù sao ba ngàn quyển sách vỡ lòng đó đều ra đời từ tay Tào Bằng cả...

- Ta nghe người ta nói, vị Tào công tử kia rất lợi hại.

Nhan Lương, tứ đình trụ của Hà Bắc đã chết trong tay hắn. Nghe nói khi đó hắn từng trợ giúp Thái Thú Đặng Tắc quận Đông, cai trị một nơi hẻo lánh như Hải Tây trở thành vùng rất giàu có và đông đúc. Hắn ở Hà Tây, trong nửa năm đã đánh cho đám Khương Hồ quy thuận, thống nhất địa bàn lớn như vậy... Các ngươi nói xem, tới Hà Tây, có phải thật sự sẽ có ruộng có trâu không?

Rất có khả năng...

Tam Tự Kinh mà Tiểu Tam nhà ta đọc hiện giờ nghe nói do Tào Bằng viết, nóluôn rất kính trọng Tào Thái Thú.

- Có ruộng, còn có cả trâu!

Những năm cuối Đông Hán, chuyện thôn tính đất đai của thế tộc hào môn rất điên cuồng.

Rất nhiều người sau khi mất đi ruộng vườn, đành phải sống bám vào đám môn hạ cường hào đó, làm thuê nhiều đời. Hậu thế thường nói, đất đai có tình, vì thế con người có sức hấp dẫn không thể chối từ với đất đai. Đối với những người dân thường đã mất đi ruộng đất ấy mà nói, đất đai và trâu cày rõ ràng đã khiến bọn họ lung lay... Nếu thật sự có ruộng, có vườn...

Không ít người bắt đầu dao động!

Thời gian lặng lẽ trôi đi trong khủng hoảng và chiến hỏa.

Hà Đông mịt mù khói thuốc súng, còn Hà Tây lại cực kỳ yên bình...

Cày bừa vụ xuân đã được triển khai toàn diện, đợt gieo hạt giống đầu tiên chủ yếu tập trung ở phía đông Hồng Thủy, trên phần đất đai rộng lớn nằm phía tây Đại Hà.

Cùng với những mảnh ruộng sẵn có bắt đầu được gieo trồng, công tác xây dựng của huyện Hồng Thủy đã hoàn thành hơn phân nửa.

Cùng lúc đó, Võ Bảo, Phượng Minh Bảo cũng đều được khởi công. Việc xây dựng ở Hồ Bảo còn đang tiếp tục, dự tính sẽ kết thúc trong năm nay.

Trong ba tháng của năm Kiến An thứ chín, Tào Bằng thông qua các mối quan hệ của Tô Song đã lần lượt mua về hơn một vạn nô lệ từ Mạc Bắc. Trong đó, nô lệ người Hán chiếm hơn sáu mươi phần trăm, người Hồ chưa đến bốn mươi phần trăm. Chất lượng ư, không thật sự tốt lắm, người già yếu chiếm đa số. Tuy nhiên Tào Bằng cũng không cảm thấy bất mãn, trái lại đã ra lệnh cho Tô Song mua nhiều thêm.

Đồng thời, sáu tiểu hành thủ của thương hội quận Hà Tây được thành lập đã làm cho thương hội bắt đầu được vận hành bình thường.

Mối làm ăn đầu tiên là thông qua Trùy Dương, mua về số lượng lớn lương thực để chất đầy tường phủ quận Hà Tây. Đồng thời, Tô Song đã sử dụng các mối quan hệ nhiều năm của mình, bằng nhiều cách, đưa binh khí đóng quân ở Hà Lạc tới Hà Tây. Theo đó những hàng hóa thương phẩm này sẽ cuồn cuộn không ngừng đổ vào Trung Nguyên, hội thương mại đầu tiên do thương hội quận Hà Tây lập ra cũng đã kéo màn. Thủ lĩnh các bộ tộc thông qua việc kết nối với thương hội sẽ được hưởng lợi nhuận đầy đủ. Điều này cũng khiến cho sức mạnh tập trung của quận Hà Tây ngấm ngầm được nâng lên rất nhiều, thúc đẩy nhiều bộ lạc muốn hợp tác với quan phủ hơn.

Còn Tào Bằng lúc này lại lặng lẽ rời khỏi huyện Hồng Thủy, đi tới Võ Bảo...

*****

Bày trước mặt Tào Bằng là một chiếc sa bàn lớn diện tích lên tới một trăm mét vuông.

Đường hành làng của một nửa quận Hà Tây cùng với phía đông huyện Phiên Hòa (nay là Vĩnh Xương) của quận Võ Uy hiển hiện trước mặt hắn không sai chút nào. Đứng trong đại sảnh to lớn của huyện Võ Bảo, dường như có thể nhìn bao quát bộ thế giới. Cái sa bàn này, từ sau khi Bàng Lâm tiếp nhận Võ Bảo, hợp nhất hai huyện, cũng chính là Phượng Minh Bảo đã phải bỏ ra gần bốn tháng mới coi như hoàn thành xong.

Hai bên sa bàn, các tướng ngồi đông đủ.

Ngoại trừ ba người là Phan Chương, Hạ Hầu Lan, Hách Chiêu ra còn có Từ Thứ, Bàng Thống Đặng Phạm, Hàn Đức từ Phượng Minh Bảo tới.

Căn phòng khách ngày thường trông khá rộng rãi nhưng lúc này có vẻ hơi chật hẹp.

Còn ở bên ngoài đại sảnh, Vương Song và Ngưu Cương dẫn theo hắc binh cảnh giới. Phía sau Tào Bằng, Thái Địch và Tào Chương kính cẩn đứng nghiêm.

Nhìn vào sa bàn, Tào Chương chỉ cảm thấy nhiệt huyết sục sôi.

Gã mơ hồ có một cảm giác, đại chiến đã đến gần...

Đến Hà Tây chớp mắt đã sắp nửa năm! Cuộc chiến bãi Phượng Minh thì hắn ta không kịp, mà trận Hồng Thủy Tập căn bản không thể để hắn thi triển võ dũng. Ngoại trừ mấy cuộc tiêu diệt quy mô nhỏ ra, Tào Chương căn bản không gặp nhiều cuộc chiến đấu lắm. Tuy rằng về binh pháp, hắn là thượng chiến mưu phạt! Thế nhưng hắn ta đến Hà Tây là để lập công, nếu cứ thế này, chẳng phải đã lãng phí mất bầu nhiệt huyết trong hắn sao? Cũng may Tào Chương biết, ở Hà Tây không lo không có chỗ đánh. Chỉ có điều hắn ta không ngờ, trận chiến này lại tới nhanh và đột ngột như vậy, khiến hắn không biết làm sao.

- Chuyện ở Hà Đông, chắc hẳn chư vị cũng đều nghe nói.

Tào Bằng nhìn sa bàn, gật đầu rất hài lòng, rồi sau đó nói với mọi người.

Trông sa bàn này, hắn cuối cùng đã xác định được một chuyện. Rốt cuộc đã làm rõ Hồng Trạch đang ở vị trí nào.

Ở hậu thế, do đất màu bị trôi, cộng với đất phù sa bồi do dòng chảy Cổ Hà lưu lại, là thảo nguyên trù phú hiện nay và đã trở thành sa mạc lớn thứ tư, sa mạc Đằng Cách Lý. Còn vị trí của Võ Bảo hiện giờ chính là phía đông của sa mạc Đằng Cách Lý, cách hồ Nguyệt Lượng khoảng hơn ba mươi dặm. Đương nhiên, lúc này hồ Nguyệt Lượng còn chưa hình thành, đồng cỏ và nguồn nước nơi đây đã tốt tươi, dồi dào. Trong đầu Tào Bằng đại khái đã vẽ ra được chỉnh thể đường nét khái quát của quận Hà Tây, dường như là thuộc đất của Ninh Hạ. Có điều, đây chỉ là một chút thói quen xấu của Tào Bằng, không có nhiều ý nghĩa lắm.

Hắn đã bắt đầu trồng trọt, ít nhất trong lúc này, bốn mươi lăm vạn khoảnh rộng không thể biến thành sa mạc được...

- Cao Can cấu kết với Kha Nhất, xuất binh tấn công Hà Đông.

Tuy nhiên có Tào Thái Thú trấn thủ Hà Đông, thêm Hưng Bá lãnh binh, còn có Vệ tướng quân viện trợ, chắc cũng không xảy ra chuyện gì lớn. Khả năng của Hưng Bá, ta rất yên tâm... Chư vị đang ngồi đây có lẽ có người không biết Hưng Bá, nhưng ta tin, những người biết hắn nhất định sẽ không lo lắng. Ha ha, hôm nay ta mời chư vị đến, không phải vì Hà Đông, mà là vì Hà Tây.

Kha Nhất là một đại nhân của Ô Hoàn, có điều sớm đã quy hóa, đóng quân ở Tịnh Châu.

Thật ra Ô Hoàn cũng giống như Tiên Ti và Hung Nô, cũng có rất nhiều bộ tộc. Ví dụ như Liêu Tây Ô Hoàn, Hà Bắc Ô Hoàn, Tịnh Châu Ô Hoàn v. v... , lần lượt thiết lập vị trí của đại nhân bộ tộc. Kha Nhất chính là đại nhân bộ tộc của Ô Hoàn ở Tịnh Châu.

Trước đây, Kha Nhất đã theo Cao Can đánh qua Hà Đông, nhưng do Mã Siêu xuất binh nên cuối cùng đã đuổi bọn họ đi.

Còn lần này, Kha Nhất lại dẫn binh theo Cao Can xâm phạm lãnh thổ. Xét từ một góc độ nào đó, vị Kha Nhất này được coi là người ủng hộ Viên Thị kiên định.

Trong phòng, người biết Cam Ninh quả nhiên là không ít.

Đặng Phạm chắc chắn biết, hơn nữa có mối quân hệ rất thân mật với Cam Ninh. Phan Chương, Hạ Hầu Lan cũng biết Cam Ninh. Đặc biệt Hạ Hầu Lan đã quen từ khi Cam Ninh chưa quy thuận Tào Bằng. Hàn Đức càng không cần phải nói, Trong trận chiến ở Diên Tân, y là bộ khúc của Cam Ninh. Thậm chí ngay cả Tào Chương cũng biết Cam Ninh, bởi vì khi Cam Ninh giữ chức Phó Đô Đốc ở Hổ Báo kỵ binh, Tào Chương đã qua lại với Cam Ninh rất nhiều lần, thậm chí còn theo Cam Ninh tập võ... Hùng bác thuật mà hắn tu luyện chính do Cam Ninh truyền thụ. Nói tóm lại, Tào Chương và Cam Ninh cũng coi như nửa tình thầy trò, cực kỳ thân thiết.

Ngược lại đám Bàng Thống, Từ Thứ, Bàng Lâm lại không rõ lắm về lai lịch của Cam Ninh.

Bàng Thống còn khá hơn vì khi ở Hứa Đô đã từng gặp Cam Ninh. Còn Từ Thứ và Bàng Lâm còn rất xa lạ về Cam Ninh.

Đặc biệt Bàng Lâm, thậm chí không biết Cam Ninh là ai...

Tuy nhiên thấy tất cả mọi người đều không nói gì, Bàng Lâm cũng không mở miệng hỏi.

Nghe Tào Bằng nói xong, Bàng Lâm không kìm nổi bèn hỏi:

- Hà Đông cách Hà Tây còn xa, lẽ nào Hà Tây sẽ xảy ra chiến sự?

Tào Bằng không giải thích mà ngồi xuống ghế Thái sư.

Bàng Thống và Từ Thứ nhìn nhau, Từ Thứ đứng dậy, trầm giọng nói:

- Ngay từ tháng giêng, công tử từng nói chuyện với bọn tại hạ. Lần đó có nhắc tới một khả năng, đó là Viên thị liệu có cấu kết với Mã Đằng hay không... Lúc ấy tại hạ và Sĩ Nguyên đều cho rằng, không thể nào xuất hiện tình huống này. Thế nhưng công tử nhất quyết nói, phải phòng bị nếu chẳng may.

Cho nên, lúc ấy chúng ta đã đưa ra một suy diễn... Chỉ là phỏng đoán.

Nếu Mã - Viên liên kết thì sẽ xuất hiện tình huống gì? Lúc ấy kết quả đưa ra, đó là Mã - Viên liên kết, Viên Thị tất xâm phạm tới Hà Đông.

- Hả?

Đám đông trong phòng đổ dồn ánh mắt nhìn Tào Bằng.

Trong ánh mắt ấy càng thể hiện sự kính trọng vô cùng...

Tào Chương thì nhìn Tào Bằng với ánh mắt cuồng nhiệt.

Tào Bằng cười nói:

- Không phải ta có thể tiên đoán, biết được năm trăm năm trước và hiểu rõ năm trăm năm sau... Ở đây có một số chuyện ta cũng không tiện nói rõ. Đây gọi là đề phòng chu đáo thì sẽ suy diễn được sự phòng bị nhỡ may này. Chư quân đừng nhìn ta như thế.

Có một số chuyện sao?

Đám đông cũng không đặc biệt quan tâm.

Tào Bằng thầm ca ngợi:

"Lý Nho, ngươi đúng là tài giỏi thật!

Nếu không phải được Lý Nho nhắc nhở, nói không chừng cũng không có sự trang bị của Tào Bằng ngày hôm nay.

Thậm chí có khi Hà Đông xảy ra chiến sự, hắn cũng không hề nhận ra... Có điều hiện giờ lại thể hiện được sự sâu hiểm khó lường trong khả năng tiến đoán của hắn.

Từ Thứ nói:

- Năm Kiến An thứ bảy, Mã Đằng hiệp trợ Tư Không chống lại Viên Thị, là vì không có lợi ích để mà xung đột.

Còn nay, công tử trấn thủ Hà Tây, từ Võ Bảo tới Cô Tang cũng chỉ mất mấy ngày đã uy hiếp được lợi ích của Mã Đằng. Cho nên khả năng Mã Đằng hiệp trợ cho Viên thị rất lớn... Vì thế, Sĩ Nguyên và ta lúc ấy đã suy tính, nếu Viên thị tìm đến Mã Đằng, Mã Đằng rất có khả năng đồng ý. Như vậy, làm sao phán định được việc Mã Đằng có câu kết với Viên thị hay không?

Nói đến đây, Từ Thứ dừng lại.

Dưới biết bao đôi mắt đang chăm chú theo dõi như có thể giết được người, Bàng Thống cười ha hả đứng dậy.

- Để phán định Mã Đằng và Viên thị có câu kết hay không chỉ cần nhìn vào hành động của Cao Can như thế nào.

Hắn ho một tiếng rồi lớn tiếng nói:

- Tháng hai Tư Không sẽ phát động tấn công vào Nghiệp Thành. Viên Thượng đến lúc đó tất sẽ phải liều mạng chống đỡ. Lúc này Cao Can hẳn sẽ xuất binh viện trợ cho Viên Thượng. Nếu hắn áp sát Nghiệp Thành thì chứng tỏ Viên thị chưa liên thủ với Mã Đằng, nhưng nếu hắn không tiến sát tới Nghiệp Thành mà xâm phạm biên giới Hà Đông thì có nghĩa là Mã-Viên đã cấu kết với nhau...

Hà Đông gặp thảm họa chiến tranh, ắt sẽ điều động binh mã Quan Trung.

Còn Tư Không chắc chắn khó phân thân ở Đặng Nghiệp. Lúc này nếu Mã Đằng xuất binh, tấn công Hà Tây thì Hà Tây chắc chắn sẽ tứ cố vô thân không chỗ dựa. Cho dù cuối cùng Hà Tây giành thắng lợi nhưng tâm huyết mà công tử bỏ ra trước đây cũng sẽ bị cuốn trôi.

Vì thế, công tử đã ra lệnh cho Giả Hủ bí mật xây dựng doanh trại trinh sát, giám sát chặt chẽ động tĩnh của Mã Đằng.

Sau khi chiến sự Hà Đông nổ ra, binh mã Võ Uy được điều động thường xuyên, chứng tỏ giữa Mã Đằng và Viên Thị đã đạt được thỏa thuận.

Bàng Thống nói xong, ngồi xuống bên Từ Thứ.

Trong phòng, tiếng xì xào khe khẽ vang lên...

Phan Chương tiến lên trước một bước, lớn tiếng nói:

- Công tử, nếu Mã Thị tự chịu diệt vong, Phan Chương xin chờ lệnh đi giao đấu với Mã Thị một trận.

- Hạ Hầu Lan xin chiến.

- Hàn Đức xin chiến!

Bốn đại tướng, chỉ có Đặng Phạm không đứng ra, mà ngồi một bên, trầm tư không nói.

- Ngũ Ca, sao không nói lời nào?

Tào Bằng đột nhiên hỏi.

Đặng Phạm liền mỉm cười:

- Hữu Học đã quyết định, ta đương nhiên vâng theo.

Nếu nói trong những người này, người hiểu Tào Bằng nhất có lẽ là Đặng Phạm! Tào Bằng và Đặng Phạm bên nhau từ bé, hai bên rất hiểu lòng dạ nhau. Một người là Đặng Phạm, còn người kia là Vương Mãi, hai người này rõ ràng là tùy tùng của Tào Bằng. Trong Tiểu Bát Nghĩa, có lẽ cũng chính hai người này có niềm tin tuyệt đối với Tào Bằng. Về điểm này, dù là Hạ Hầu Lan hay Bàng Thống, hoặc như Tào Chân và Điển Mãn đều không thể sánh được.

Tào Bằng nói:

- Ta muốn nghe ý kiến của Ngũ Ca.

Đặng Phạm cười:

- Đánh, đương nhiên phải đánh, hơn nữa phải đánh quyết liệt.

Ánh mắt Tào Bằng sáng lên, liên tục khen ngợi:

- Ngũ Ca mấy năm nay theo Công Minh tướng quân, quả nhiên rất có thu hoạch.

‘Đánh’ mà Đặng Phạm nói không phải là ‘Chiến’ như lời Phan Chương, hai cái này có khác biệt rất lớn.

Trước tiên Tào Chương sửng sốt, ánh mắt chợt lóe sáng hào quang.

Hắn cũng nghe ra thâm ý ẩn chứa bên trong chữ ‘đánh’ của Đặng Phạm.

Tào Bằng đứng dậy, nhìn chung quanh đám đông trong phòng, một lát sau hắn trầm giọng nói:

- Chư quân, giờ nơi chúng ta đang đứng được gọi là Võ Bảo. Sao lại gọi là 'Võ', đây là nơi chiến công hiển hách. Phía sau Võ Bảo chính là vùng dưới quyền cai trị của Hà Tây chúng ta, đó là huyện Hồng Thủy. Ở đây có sáu nghìn bảy trăm ba mươi bốn hộ, tổng cộng hơn ba mươi mốt ngàn bốn trăm người. Bọn họ, có người là người Hà Tây chính gốc; Có người từ xa đến, dân chúng Trung Nguyên lặn lội đường xa tới; Cũng có một số tin tưởng chúng ta, nên quy thuận chịu sự quy hóa người Hán chúng ta. Nhưng cho dù bọn họ từ nơi nào đến thì giờ bọn họ đều sinh sống tại quận Hà Tây, sống trên vùng đất đai này. Bọn họ dựa vào chúng ta và cũng đang quan tâm tới chúng ta...

Ta từng hứa hẹn với bọn họ, sẽ để bọn họ được sống những ngày yên bình.

Cho tới giờ, ta, còn cả chư quân đều đang cố gắng và phấn đấu cho điều này.

Sau này, bọn họ cày cấy, bọn họ khai khẩn đất ruộng, bọn họ xây dựng nhà cửa, bọn họ xây tường thành, lặng lẽ ủng hộ mỗi chính lệnh của chúng ta. Nhưng hiện tại, Hà Tây sắp phải đối diện với cục diện ác liệt nhất từ khi thành lập tới nay!

Tào Bằng bước lên, dùng ngón tay cái nắm lấy cây cột chỉ vào Võ Bảo, đồng thời vẽ một đường thẳng ở trước Võ Bảo.

- Nếu Mã Đằng vượt qua được đường thẳng này, toàn bộ Hà Tây sẽ bị hủy diệt sinh linh.

Còn tất cả sự nỗ lực mà ngươi, ta, chư quân ngồi đây và cả hai mươi tám vạn dân chúng Hà Tây đã làm đều sẽ bị nước cuốn trôi.

Khi đó, dân chúng sẽ nói: Tào Bằng là tên chỉ biết nói mạnh miệng mà thôi!

Hắn không thể bảo đảm cho chúng ta, ngươi xem Mã Đằng dẫn binh mã đánh tới, hắn lại bó tay không có cách nào... Còn những người quy hoá kia còn đang do dự không quyết, những người Hồ chưa quy phục cũng sẽ vì thế mà tạo phản, khiến Hà Tây biến động...

Chư quân, chúng ta phải phải chiến, vì chúng ta không có đường lui!

Chúng ta không chỉ phải chiến, mà còn phải đốt chiến hỏa tới quận Võ Uy... Tiến công luôn là cách phòng ngự tốt nhất. Mã Đằng như hổ rình mồi, sớm muộn gì cũng sẽ có một trận chiến với chúng ta. Đã thế, chúng ta nên xuất kích trước.

Trong phòng, ngoại trừ Hàn Đức có hơi mơ hồ, những người khác đều không ngu ngốc.

Kể cả Thái Địch cũng nghe ra hàm nghĩa trong lời của Tào Bằng. Tào Bằng muốn đánh, hơn nữa muốn đánh đến Võ Uy...

Đám Phan Chương, Hạ Hầu Lan ngơ ngác nhìn nhau.

Trong khi đó Tào Bằng tiếp tục nói:

- Trận chiến này, chúng ta không có viện quân. Binh mã Quan Trung đã bị điều đi Hà Đông tham chiến; Còn An Định, Hán Dương cũng không thể ủng hộ chúng ta quá nhiều. Nguyên nhân ư, rất đơn giản... Bọn họ tương tự cũng phải đối diện với chiến sự. Hà Tây hiện giờ cô lập với bên ngoài, chúng ta chỉ có thể một mình chiến đấu hết sức. Ta không chuẩn bị chiêu mộ binh mã trong dân chúng, bởi vì cái giá những người dân phải trả và những thứ họ dành cho chúng ta đã quá đủ rồi... Chúng ta không thể tiếp tục yêu cầu bọn họ cái gì được nữa.

Huyện Hồng Thủy có tám ngàn binh mã; Phượng Minh Bảo có sáu ngàn binh mã; Còn Võ Bảo cũng có bốn nghìn người...

Chúng ta chỉ có mười tám ngàn người, sẽ phải đối mặt với mấy chục ngàn đại quân của Võ Uy, đồng thời còn có khả năng đối mặt với Khương Hồ thiết kỵ. Chư quân, trận chiến này sẽ rất gian khổ. Nếu thắng, chúng ta có thể được ăn no uống say trong thành Cô Tang; Nếu thua, chúng ta chỉ có thể chết trận trên chiến trường. Ta sẽ không rời khỏi Hà Tây, vì trốn khỏi đây sẽ là nỗi nhục cả đời ta!

Tào Bằng nói xong, giơ tay ra.

Tay Thái Địch nắm một hộp đao dâng lên trước.

Tào Bằng mở hộp đao, lấy ra một cây đoản đao.

- Vinh quang chính là tính mạng ta!

Tào Bằng hít sâu một hơi:

- Năm chữ này là ta nghĩ ra, đã nhờ phụ thân khắc vào bên trên để dâng lên Tư Không.

Cầm đao này tức là vinh quang!

Nếu trận chiến này thất bại, ta sẽ dùng đao này chấm dứt sinh mạng của mình để bảo toàn vinh quang của ta.

Chư quân, điều ta muốn nói với các ngươi là, chúng ta không có đường lui, cũng không có bất kỳ sự lựa chọn nào, chỉ có liều chết một trận!

Trong số những người đang ngồi, người biết đến lai lịch của Thiên Cương đao đều biến sắc mặt.

Tào Bằng lấy Bắc Đẩu đao ra, đủ để chứng tỏ quyết tâm của hắn không thể lung lay...

Đặng Phạm đứng dậy, lớn tiếng nói:

- Vinh quang chính là tính mạng chúng ta!

- Vinh quang chính là tính mạng chúng ta!

Mặt Phan Chương đỏ bừng, ánh mắt lóe lên sự cuồng nhiệt.

Vinh quang chính là tính mạng chúng ta!

Hạ Hầu Lan, Hàn Đức, cũng không khỏi nhiệt huyết sôi trào.

Tiếp đó mấy thư sinh nho nhã như Bàng Thống, Từ Thứ, Bàng Lâm đều cắn răng, giơ cao tay hét lớn:

- Vinh quang chính là tính mạng chúng ta!

Tào Chương và Thái Địch nhìn nhau, bước nhanh đến cạnh Tào Bằng hô:

- Vinh quang chính là tính mạng chúng ta!

Từng tiếng hô vang khiến Tào Bằng tỏ ra rất thoải mái.

Hắn hít sâu một hơi, thầm nhủ: trên dưới như một, cuộc chiến này tất thắng.

- Như vậy, để Sĩ Nguyên và Nguyên Trực nói rõ cho mọi người.

Từ Thứ và Bàng Thống nhìn nhau gật đầu, cất bước tiến lên.

Từ Thứ đỡ lấy cây gỗ từ trong tay Tào Bằng, tới cạnh sa bàn. Mọi người cũng lập tức tiến đến, đứng xung quanh sa bàn.

- Chư vị tướng quân, trận chiến này, mục tiêu của chúng ta là...

Từ Thứ dùng cây gỗ vẽ một vòng tròn trên mô hình một thành phố đặt trên sa bàn, sau đó trầm giọng nói:

- Đây chính là huyện Võ Uy!

*****

Huyện Võ Uy nằm ở bên bờ Hưu Chư Trạch, cách Võ Bảo một trăm hai mươi dặm, cách Phượng Minh Bảo bảy mươi sáu dặm, nằm ở vùng đất cực bắc của quận Võ Uy.

Nó tọa lạc giữa hai tòa Trường Thành của Tần Hán, vừa vặn trấn thủ ngay mạn nam của Hưu Chư Trạch.

Lúc ban đầu, huyện Võ Uy là lãnh địa của người Hưu Chư Các, nằm ở phía tây Trường Thành của nhà Tần. Vào thời Hán Vũ Đế, phiêu kỵ đại tướng quân Hoắc Khứ Bệnh vì muốn ra uy với nước khác, mà lập ra huyện Võ Uy, rồi sau đó lại xây thêm trường thành của nhà Hán, bao bọc lấy huyện Võ Uy vào bên trong. Mục đích ban đầu khi bố trí huyện Võ Uy, là muốn dùng nó để chống lại sự xâm chiếm của người Hưu Chư Các trên Hưu Chư Trạch. Nhưng sau đó, dần dần biến thành nơi cư trú của người Khương Hồ. Sau khi người Hưu Chư Các bị đuổi đi, Hưu Chư Trạch bèn trở thành nơi tụ tập cư trú của người Khương, có thanh thế rất lớn...

Tuy nhiên, do mối quan hệ giữa Mã Đằng và Khương Hồ, khiến cho mối quan hệ giữa người Hán và người Hồ ngày càng dịu xuống.

Nhằm biểu thị thiện ý, Mã Đằng đã nhượng lại huyện Võ Uy, không cho binh mã đồn trú, người Khương Hồ cũng có thể sinh sống ở huyện thành, người Khương người Hán chung sống với nhau.

Sau trận chiến ở bãi Phượng Minh, Đường Đề thảm bại, đổ bệnh không gượng dậy được.

Người Khương Hồ lập tức rơi vào cảnh đen tối ảm đạm. Một trong tứ đại hào khi xưa là Việt Cát, bắt đầu ngo ngoe động tĩnh. Sau khi Đường Đề chiến bại, uy danh sút giảm, còn Tứ đại hào thì sao? Hiện giờ chỉ còn lại một mình Việt Cát y, nên càng có giá trị hơn.

Tháng mười một, năm Kiến An thứ tám, nổi lên cuộc loạn Thiêu Qua Khương.

Một trong tứ đại hào thũng năm xưa, Thiêu Qua, chính là người chết trận trong trận chiến ở bãi Phượng Minh, khiến Thiêu Qua Khương chia làm hai phái.. Một phái chủ trương cầu hòa với Hán thất, một phái thì kiên trì chủ trương báo thù cho Thiêu Qua. Cuộc tranh cãi giữa hai bên càng lúc càng trở nên kịch liệt, đến cuối cùng, diễn biến thành một cuộc xung đột vũ trang. Hai bên đều ra sức đánh, không chết không ngừng, thậm chí khiến cho rất nhiều bộ lạc Khương Hồ khác cũng phải chịu liên lụy, và ảnh hưởng.

Việt Cát lấy danh nghĩa của Khương Vương Đường Đề, phụng mệnh dẹp yên phản loạn.

Trong vòng mười một ngày dẹp yên cuộc loạn Thiêu Qua Khương, những bộ lạc đại nhân thực hiện cầu hòa đều bị giết sạch không còn một ai. Tuy nhiên, Việt Cát không chịu thu binh, mà nhân cơ hội, thâu tóm luôn Thiêu Qua Khương, thoắt chốc trở thành bộ lạc có thực lực mạnh nhất trong số các bộ lạc Khương Hồ.

Dùng từ "mạnh nhất" thì cũng có thể hơi quá!

Chí ít thì nhân số của bộ lạc Đường Đề cũng vẫn chiếm vị trí số một.

Nhưng do Đường Đề bị bệnh nặng không thể xử lý công việc, cho nên nhân số trong bộ lạc của Đường Đề tuy nhiều, nhưng lại không thể ngưng kết thành một khối.

Chỉ xét riêng về điểm này, Việt Cát sau khi thâu tóm bộ lạc của Thiêu Qua Khương rồi, tuy số người không nhiều bằng Đường Đề, nhưng năng lực chiến đấu thì lại không hề thua kém bộ lạc của Đường Đề.

Triệt Lý Cát phủ phục trong đại sảnh huyện Giải, huyện thành Võ Uy, khóc rống lên, vừa khóc vừa kể lể.

Ngay giữa đại sảnh, một nam tử đang ngồi ngay ngắn. Thân hình y cao đến hơn bảy thước, nhìn có vẻ rất cao to lực lưỡng. Mái tóc gọt còn một chòm, được kết thành một vòng bện dài, bộ râu quai nón tủa tủa như kim đâm, đầy vể uy nghi oai võ. Chỉ có điều khí sắc của y không được tốt lắm, toàn thân toát ra một vẻ uể oải, không phấn chấn. Y ngồi ngay ngắn ở đại sảnh, nhưng thần sắc đờ đẫn.

- Đại nhân, chúng ta nên làm thế nào mới phải?

Triệt Lý Cát đợi hồi lâu không nghe thấy động tĩnh gì, bèn ngẩng đầu nhìn lên.

Nam tử đó cười chua xót mà rằng:

- Triệt Lý Cát, tại sao người lại dẫn người rút lui về huyện Võ Uy?

- Kể từ khi đại nhân mất tích, Khương vương lâm bệnh nặng, căn bản không để ý đến sự vụ. Đến nay mọi việc đều do một tay Việt Cát nắm giữ. Trong Vương trướng từ lớn đến bé, có đến quá nửa đều là người của Việt Cát... Việt Cát lúc trước cũng có ý định chiêu mộ ta, nhưng ta không đồng ý. Tên đó vốn có ý định dùng binh, nhưng không ngờ vợ của Thiêu Qua chạy về quê nhà, mời viện binh đến. Cộng thêm bộ lạc Nga Già Tắc cũng bất mãn đối với Việt Cát, cho nên Việt Cát cũng không giám tùy tiện xuống tay với ta...

Đại nhân không có ở đây, mọi người trong bộ lạc đều hoảng sợ.

Nhiều người có ý định muốn chạy qua bên chỗ Việt Cát, ta thấy tình hình không ổn, nên chủ động giao nộp khu chăn nuôi, lui về huyện Võ Uy này.

Ít ra thì ở đây còn có thành trì có thể dựa vào. Những khu chăn nuôi xung quanh tuy không quá tươi tốt, nhưng cũng đủ để nuôi sống bọn ta. Cho dù Việt Cát có ý định thâu tóm bọn ta, thì bọn ta vẫn có thể dựa vào thành trì này, giằng co với hắn, rồi cho người đi cầu viện Khương vương và Mã Đằng.

Nam tử nghe vậy, nhắm mắt lại, rất lâu sau không nói gì.

Nam tử này, rõ ràng là một trong Tứ đại hào thũng của Khương Hồ - Nhã Đan.

Trong trận chiến trên bãi Phượng Minh, Nhã Đan đã bị bắt giữ, không biết tại sao lại xuất hiện ở huyện thành Võ Uy này.

Y trầm ngầm hồi lâu, đột nhiên hỏi:

- Triệt Lý Cát, ngươi nói xem, nếu Việt Cát công đánh bọn ta, liệu Mã Đằng có ra mặt không?

- Việc này...

Nhã Đan cười khổ:

- Hắn tuyệt đối sẽ không ra mặt đâu!

- Đại nhân, ý của người là...

- Ta dám nói, Việt Cát sở dĩ dám to gan lộ liễu thâu tóm các bộ lạc như thế này, thậm chí không coi Đại vương ra gì, không lý gì bên trong không có sự ủng hộ ngấm ngầm của Mã Đằng. Thiệu Qua Khương Hừ, nói không chừng là do Việt Cát xúi giục ở bên trong, rồi sau đó kiếm cớ xuất binh.

Triệt Lý Cát, Đại vương già rồi!

Người đã không còn có thể tiếp tục khống chế mấy trăm ngàn bộ hạ Khương Hồ ở vùng Tây Lương này nữa rồi. Khi trước tại sao Mã Đằng lại tỏ ra giao hảo với bọn ta? Là bởi vì Khương Hồ trên dưới một lòng. Nhưng bây giờ, Khương Hồ đã chia năm xẻ bảy, vừa đúng ý của Mã Đằng hắn. Ta dám khẳng định, Mã Đằng sớm đã muốn thâu tóm bọn ta, chỉ là hắn chưa có cơ hội mà thôi. Sau trận đánh ở bãi Phượng Minh, hắn đã tìm thấy cơ hội.

Triệt Lý Cát ngạc nhiên nhìn Nhã Đan, một lúc lâu sau mới nhẹ giọng nói:

- Đại nhân, Mã tướng quân không thể nào... người là bạn của chúng ta.

- Bạn hữu?

Nhã Đan đột nhiên giận giữ nói:

- Nếu hắn là bạn, tại sao khi ta chiến bại trên bãi Phượng Minh, hắn lại án binh bất động, không chịu xuất binh cứu viện? Nếu như lúc đó hắn tăng cường đánh vào Hồng Trạch, thì chí ít cũng giúp chúng ta có cơ hội để thở. Nhưng, hắn không những không có động thái gì, lại còn lui binh ba mươi dặm... khi tộc Khương của Thiêu Qua hỗn loạn, bị Việt Cát thâu tóm, sao hắn không ra mặt ngăn cản? Hắn và Đại vương đã có mối giao tình nhiều năm, lẽ nào không phải là bạn sao? Thế nhưng hắn không hề để ý tới.

Triệt Lý Cát lập tức không còn gì để nói.

Nhã Đan nói:

- Hiện này bộ lạc Nga Già Tắc đang kiềm chế được Việt Cát, nhưng sẽ không được lâu.

Đợi sau khi Việt Cát xử lý xong vợ của Thiệu Qua rồi, tất sẽ thu phục bộ lạ Nga Già Tắc. Một khi bộ lạc Nga Già Tắc bị thâu tóm, thì cho dù chúng ta có lui về huyện thành Võ Uy, cũng e không phải là đối thủ của Việt Cát. Nhiều nhất là hai năm nữa thôi, đến lúc đó, e là đến ngay cả Đại vương cũng không thể giữ được nữa. Đến khi đó, Hưu Chư Trạch này sẽ là, sẽ là... Việt Cát một tay che trời, rồi toàn bộ Tây Lương, rồi sẽ thuộc về tay Mã Đằng. Triệt Lý Cát, người rất thông minh, tiếc là lại không nhìn rõ được đại cuộc.

Triệt Lý Cát trầm mặc không nói năng gì, mặt lộ vẻ như đang suy nghĩ.

- Lần này ta còn sống được trở về, là nhờ vào ân nghĩa của triều đình.

Tào tướng quân không những không gây khó dễ cho ta, mà còn dùng sự thấu hiểu và lý lẽ mà đối đãi. Trước khi xuất binh đánh Hồng Thủy Tập, hắn và ta đã có một cuộc nói chuyện. Việt Cát, không đáng tin; Mã Đằng, càng không thể tin. Hắn đã đánh cược với ta, nói Việt Cát nhất định sẽ tiến hành thâu tóm. Lúc đó, ta không tin lắm... nhưng những chuyện sảy ra sau đó, khiến cho ta không thể không tin hắn, mà tin triều đình.

- Đại nhân lần này trở về, chẳng lẽ là...

Nhã Đan gật đầu.

- Tào tướng quân nói, nếu ta còn không về, nhà ta tất sẽ bị Việt Cát thâu tóm.

Triệt Lý Cát trầm ngâm hồi lâu, khẽ hỏi:

- Đại nhân, bọn nhà Hán có đáng tin không?

Nhã Đan liu riu con mắt, nghĩ một hồi, thấp giọng đáp:

- Người khác thì ta không dám bảo đảm, nhưng Tào tướng quân, thì ta tin...

Nói đến đây, y đột nhiên bật cười.

- Triệt Lý Cát, người có thể tưởng tượng được không, đường đường là Thái thú quận Hà Tây, Bắc Trung Lang Tướng, thế mà khi nói chuyện với ta lại dùng tiếng Khương. Chỉ có điều là tiếng Khương của hắn nói rất khó nghe, liên tục nói sai, khiến ta bật cười... nhưng chính vì như thế, khiến cho ta cảm thấy, Tào tướng quân là người trân thành, còn cả tấm lòng bao dung rộng lớn của hắn nữa. Ít nhất trong số những người Hán mà chúng ta biết, không một ai chịu học tiếng Khương để giao lưu với chúng ta cả.... bọn người Mã Đằng, sinh sống ở đây, biết tiếng Khương thì không lấy gì làm lạ. Nhưng vị Tào tướng quân đó, là một danh sỹ Trung Nguyên, không ngờ lại chịu tìm tòi học hỏi. Tháng Giêng, hắn còn mời ta ăn, mời ta ăn... à, Sủi cảo! Mùi vị đó thật tuyệt vời.

Nghe nói, là phu nhân của hắn đích thân làm...

Triệt Lý Cát, ngươi từng nghe nói qua chuyện quan viên nhà Hán, để vợ mình làm thức ăn cho tù binh ăn bao giờ chưa?

Triệt Lý Cát không khỏi biến đổi sắc mặt, một lúc lâu sau mới gật đầu nói:

- Nếu đúng như lời đại nhân nói, thì vị Tào tướng quân này rất khác người.

Nhã Đan mỉm cười!

Chuyện đã nói đến nước này, nếu như Triệt Lý Cát còn không hiểu được ẩn ý, vậy thì y quả là tên ngốc....

"Đại nhân rõ ràng là muốn quy thuận quân Hán!"

Hoặc là nói, y muốn quy thuận vị Thái thú Hà Tây kia.

- Đại nhân, Tào tướng quân tuy tốt, nhưng dù sao cũng là Thái thú quận Hà Tây. Trong khi đó gốc rễ của chúng ta, lại là ở Tây Lương này... nếu như đến nương tựa chỗ Tào tướng quân, chẳng lẽ đành phải vứt bỏ gốc rễ của chúng ta sao? Hơn nữa, Tào tướng quân dù sao cũng là người của triều đình, cho dù có khoan hồng với người, nhưng còn đối với nhưng người khác... ta có nghe nói, Hán dân ở quận Hà Tây không hề ít đâu.

Sự lo lắng của Triệt Lý Cát cũng không phải là không có lý.

Dù sao đi nữa, giữa Khương và Hán vẫn có mối thù không nhỏ, bất luận là về thói quen trong cuộc sống, hay là các phương diện khác, đều khác biệt rất lớn.

Những mâu thuẫn giữa Khương và Hán, sâu xa đều bắt nguồn từ những chi tiết nhỏ.

Hơn nữa sự chèn ép của triều đình đối với người Khương cũng quá là khốc liệt. Năm xưa người Khương bạo động, cũng chính vì nguyên nhân này...

Trăm năm trước, người Khương thần phục triều đình nhà Hán, thậm chí còn cam tâm tình nguyện làm lính hầu trước mũi ngựa cho triều đình.

Nhưng triều đình không ngừng chưng bắt binh lính người Khương, lại cộng thêm lao dịch và thuế má nặng nề, khiến cho người Khương hết sức phẫn nộ. Cuối cùng bất đắc dĩ, người Khương đành phải phát động bạo động, khiến cho Hà Tây... bao gồm toàn bộ khu vực Lương Châu, chìm vào cuộc chiến loạn kéo dài trăm năm không dứt. Từ năm Vĩnh Nguyên thứ mười đến nay, vừa tròn một trăm lẻ năm năm, mối thù hận đó ngày càng tăng thêm.

Nhã Đan ra hiệu cho Triệt Lý Cát ngồi xuống:

- Ngươi có biết về thương hội quận Hà Tây?

- Cái này, có nghe nói qua.

- Vậy người có biết chuyện, trong hội chợ do thương hội quận Hà Tây tổ chức, nô dịch người Khương ở Hà Tây dùng tám trăm còn bò Tây Tạng và sáu trăm con chiến mã loại tốt, thông qua thương hội quận Hà Tây, đổi lấy hai trăm thạch muối thô, và ba ngàn con Long Tước?

- Hả?

- Hồ Bảo và bộ lạc Kha Lý Hán, vì việc bị người Hán khai khẩn khu chăn nuôi mà tạo thành xung đột.

Kết quả Tào tướng quân phân xử, hai mươi mẫu đất mà dân Hán khai khẩn ra, định giá hai trăm quan mà bồi thường cho Kha Lý Hán, còn về phần những người Hán gây nên xung đột, thì phạt đòn hai mươi trượng, phạt làm việc ba tháng. Trong hội chợ lần này, người Kha Lý Hán dùng một ngàn con bò Tây Tạng và hai ngàn con chiến mã, đổi được năm trăm gánh muối thô, và ba trăm ngàn mũi tên, cùng với ba ngàn cây trường mâu.

Trước kia, khi chúng ta giao dịch với người Hán, đều luôn lo sợ bị mắc mưu, bị lừa.

Nhưng đến nay, những bộ lạc ở Hà Tây, nhờ có thương hội dưới trướng của Tào tướng quân đảm bảo, cuối cùng cũng đạt được kết quả như ý.

Hà Tây có hai trăm tám mươi ngàn nhân khẩu, trong đó người Khương Hồ chiếm tỷ lệ trên sáu phần mười. Nhưng tất cả những người Khương Hồ quy thuận về đó, không ai là không khen ngợi sự công bằng của Tào tướng quân. Nói hắn là bạn tốt của người Khương Hồ, là quan viên tốt đáng tin cậy... ngươi nói xem?

Triệt Lý Cát chỉ nghe, không nói thêm gì nữa.

Nhã Đan tiếp tục nói:

- Về phần Võ Uy Hà Tây... hài, nói trắng ra đều là nằm dưới sự cai trị của triều đình.

Tào tướng quân nói rất phải, khắp gầm trời này đều là đất của vua, bờ bãi nào cũng là đất của vua. Thiên hạ này là thiên hạ của triều đình, mà triều đình hiện nay, làị do thúc phụ của Tào tướng quân, Tào tư không kiểm soát. Theo như ta thấy, thì thiên hạ này sớm muộn rồi cũng đổi họ thành họ Tào. Võ Uy sẽ là của Tào tướng quân, vấn đề chỉ là chuyện sớm muộn mà thôi. Mã Đằng muốn đối phó với Tào tướng quân, nói không phải xem thường, chứ ta thấy y quả thật không có bản lĩnh đó, càng không có được sự quyết đoán đó. Bây giờ chúng ta nương tựa chỗ Tào tướng quân, người Hán có cây nói thế nào nhỉ? "đưa than sưởi ấm trong ngày tuyết rơi"! Chứ đợi đến lúc Tào tướng quân quật khởi rồi mới chạy qua, thì e là muộn mất rồi...

Nhã Đan bị bắt làm tù binh ba tháng, lời lẽ và kiến thức dường như đã thay đổi rất nhiều.

Ngay cả Triệt Lý Cát cũng nhận thấy, đại nhân nhà mình lợi hại hơn nhiều so với trước kia.

Hơn nữa, nghe y nói như vậy, dường như đầu quân về quận Hà Tây là một lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, từ trong lời nói của Nhã Đan, Triệt Lý Cát còn nghe ra một ẩn ý nữa: đầu quân cho Tào tướng quân, dường như không cần phải rời xa quê hương.

- Đại nhân, vậy người nói xem, chúng ta nên làm như thế nào?

- Người lập tức phái người, bí mật liên lạc với vợ của Thiêu Qua, nói bọn họ dùng mọi cách để cầm chân Việt Cát.

- Việc này thì dễ, vợ Thiêu Qua từng phái người đến cầu viện ta, chỉ có điều lúc đó ta không dám nhận lời, nhưng cũng không cự tuyệt.

- Triệt Lý Cát, người làm tốt lắm.

Sau khi liên lạc được với vợ của Thiêu Qua rồi, người nhất định phải khiêu khích để bộ lạc Nga Già Tắc cùng tham dự vào. Hưu Chư Trạch này càng loạn, thì càng tốt cho chúng ta. Đợi đến lúc quận Võ Uy có biến, cũng chính là lúc quật khởi của chúng ta, đến lúc đó công đầu sẽ thuộc về ngươi.

Triệt Lý Cát nghe nói mừng rỡ, gật đầu lia lịa.

Năm Kiến An thứ chín, tháng ba, chiến sự ở Hà Đông đến hồi gay cấn.

Cao Can coi cuộc chiến ở Hà Đông như một lẽ tất nhiên, không tiếc đầu tư binh lực đổ vào. Trong mười mấy ngày ngắn ngủi, Cao Can đốc binh mã lên đến gần một trăm ngàn người, vượt qua núi Thông Thiên, đến đồn trú ở huyện Bồ Tử. Binh lực ở Hà Đông trở nên bé nhỏ. Tào Nhân không còn cách nào khác, đành thêm một lần nữa cầu viện Vệ Ký, xin rút hai mươi ngàn người ngựa từ Quan Trung, kết hợp với binh mã ở Hà Đông thành một đội quân...

Tào Nhân đích thân cầm soái ấn, đốc chiến Lâm Phần.

Trung lang tướng Cam Ninh thì đem mười ngàn binh mã, tiến vào chiếm giữ huyện Vĩnh An. Vừa liều chết bảo vệ Lâm Thủy, đồng thời phải bảo vệ phòng tuyến Hoắc Đại Sơn, đề phòng Ô Hoàn kỵ binh của quận Thượng Đảng tập kích bất ngờ. Chiến cuộc ở Hà Đông bỗng chốc trở nên khẩn trương... họ Tào sau khi biết tin, cũng không khỏi cảm thấy lo lắng cho Hà Đông. Y có ý muốn điều động binh mã Lương Châu đến trợ chiến, không ngờ người Khương Hồ ở Hà Hoàng đột nhiên công chiếm Hà Quan, ép thẳng vào quận Lũng Tây. Đồng thời, Hàn Toại xuất binh từ quận Kim Thành, chiếm lĩnh Mục Uyển, khiến tình thế ở Lương Châu trở nên vô cũng khẩn trương. Vốn còn trông mong là Vệ Ký có thể điều động binh mã, nhưng Hàn Toại vừa động, liền khiến cho Quan Trung thay đổi bất ngờ.

Nam Dương, Tân Dã.

Tháng ba ở Nam Dương đang độ xuân ấm hoa nở.

Khắp núi phủ kín sắc hồng của hoa Đào và sắc trắng của hoa mận, rung động lòng người...

Lưu Bị ngồi trên bậu cửa, những ngón tay thon dài linh hoạt chuyển động, không đầy thoáng chốc, đã bện xong một chiếc giày cỏ.

Thoáng cái đã bốn năm!

Từ sau trận chiến bại ở Đông Hải, trốn chạy đến Kinh Châu, ăn nhờ ở đậu, mới đó mà đã bốn năm.

Bốn năm qua, thời gian trôi qua thật yên bình. Chỉ có điều, cuộc sống yên bình này lại không phải là điều mà Lưu Bị mong muốn.

Điều hắn mong là kim khôi thiết mà, khao khát gầy dựng công huân.

Đường đường là hoàng thúc nhà Hán, không lẽ cả đời này cứ phải ăn nhờ ở đậu cửa người như thế này, rồi giết thời gian bằng việc ngồi bện giày cỏ?

- Chủ công!

Đúng lúc Lưu Bị đang ngồi than ngắn thở dài, từ bên ngoài có mấy người vội vàng bước vào.

Hai người đi đầu chính là Tuân Kham và Gia Cát Lượng. Hai người vừa bước vào, lập tức chắp tay cười nói:

- Chủ công, cơ hội đến rồi!


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-607)


<