Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Tào tặc - Hồi 316

Tào tặc
Trọn bộ 607 hồi
Hồi 316: suy nghĩ sự ung dung của trời đất
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-607)

Vì sao Hán Đế lại phái sứ đoàn đi sứ Mạc Bắc vào lúc này?

Thực ra nguyên nhân rất đơn giản, mọi người đều hiểu vô cùng rõ ràng. Mục đích của Hán Đế chính là muốn lôi kéo Nam Hung Nô Thiền Vu Hô Trù Tuyền.

Nói đến Hô Trù Tuyền, có lẽ rất nhiều người không biêt về hắn.

Hắn nguyên là huynh đệ Nam Hung Nô Thiền Vu Ư Phu La. Năm Hưng Bình thứ hai, Ư Phu La ốm chết, Hô Trù Tuyền kế nhiệm trở thành Thiền Vu của Nam Hung Nô.

Tuy nhiên thật ra bên trong chuyện này không hề có một tí quỷ kế, mưu mô gì. Sở dĩ Hô Trù Tuyền kế nhiệm chức Thiền Vu là bởi vì tập tục người Hung Nô cho phép điều đó. Dựa theo tập tục Hung Nô, huynh chết đệ kế thừa, rồi sau đó mới là người con.

Đương nhiên cũng có ngoại lệ.

Ví dụ như những năm đầu thời Tây Hán, Hung Nô Thiền Vu Mặc Ðốn giết chết cha và thúc phụ của mình, đăng ngôi Thiền Vu.

Nhưng không phải tất cả người Hung Nô đều có thể quả quyết, tàn nhẫn, thủ đoạn cao minh như Mặc Đốn. Ít nhất khiƯ Phu La còn tại vị ở Nam Hung Nô, chưa từng xuất hiện một nhân vật như Mặc Đốn. Đứa con của Ư Phu La tên là Lưu Báo, lúc đấy còn chưa đủ hai mươi tuổi. Tuổi con còn quá nhỏ, lại thêm Ư Phu La đột tử, Lưu Báo căn bản không có cơ hội, cũng không có năng lực và tư cách cùng sự từng trải để tranh đoạt ngôi vị Thiền vu với Hô Trù Tuyền. Cho nên Hô Trù Tuyền dễ dàng đi lên ngai vàng Thiền Vu.

Năm đầu Kiến An, Hán Đế dời đô về phía đông.

Lý Thôi, Quách Dĩ đương nhiên không thể ngồi nhìn Hán Đế bỏ trốn, thế là phái binh đi truy kích.

Hô Trù Tuyền lệnh Hữu Hiền Vương làm ti giám dẫn binh đi hộ giá, giao chiến ngăn chặn Lý Thôi. Sau khi Hán Đế dời đô đến Hứa huyện thì ti giámliền quay về Nam Hung Nô.

Trong mắt rất nhiều người, Hô Trù Tuyền rất tôn trọng Hán Thất, nếu không đã không quản ngàn dặm xa xôi để đến hộ giá.

Chẳng qua, lúc ấy Hán Đế vẫn chưa hoàn hồn hoặc nói vốn y không có lòng dạ nào để ý tới Hô Trù Tuyền, cho nên vẫn chưa ban thưởng cho cái gì. Nói một cách tổng thể, từ khi có nhà Hán đến này, Hán Đại đế vương phần lớn là đều coi người Hồ như hổ lang, lòng luôn sợ hãi, lại luôn khing thường người Hồ, coi bọn họ là man di. Về điểm này có thể thấy được khi Mông Điềm - đại tướng Tần quốc ngày xưa đánh đuổi người Hồ lùi lại ba nghìn dặm, Nam Hung Nô được giao cho mảnh đất Hà Nam để dưỡng sức.

Về điểm này, Tào Bằng vẫn không hiểu rõ cho lắm.

Có lẽ, cả đời hắn cũng không thể nghĩ thông suốt, rõ ràng khắp nơi thù hận, tại sao lại phải tạo một bộ dáng bố thí, đem mảnh đất Hà Nam màu mỡ giao cho Nam Hung Nô vậy? Đây hiển nhiên giống như câu chuyện xưa về người nông dân và con rắn. Khi người Hung Nô suy yếu, cúi đầu xưng thần, nắm giữ vùng đất Hà Nam, nghỉ ngơi để lấy lại sức lực. Chờ đến khi họ hồi phục sức mạnh, liền xuất binh tập kích, quấy rối, xâm phạm và cướp biên giới, cướp bóc người dân, Mạc Bắc máu chảy thành sông. Lịch sử đã từng chứng minh, người Hồ là một đám người không thể thuần hóa nổi nhưng các Hoàng Đế dường như quá mải đắm chìm trong suy nghĩ về Thiên triều thượng quốc, trước sau vẫn không học được bài học nào.

Chỉ cách nhau một dòng sông ư?

Thiên triều thượng quốc đời sau luôn dùng đến danh từ "quan hệ thân mật giữa hai nước" này để mà hình dung.

Nhưng trên thực tế, nếu tỉ mỉ nghiên cứu xuất xứ của cụm "cách nhau một dòng sông" này, thì có thể hiểu được đây không phải là lời ca ngợi gì.

Vị Phó xạ Cao Dĩnh của Tùy Văn Đế từng viết trong "Nam sử nhất trần kỷ hạ": Ta vì bách tính phụ mẫu, há có thể bỏ mặc người Hồ bên kia sông không cứu hay sao?

Cách nhau một con sông chính là muốn nói đôi bên chỉ cách nhau chiều rộng của một con sông mà thôi.

Tướng Tùy phạt Trần, mà Trần thì ở phía nam sông, ý của Tùy Văn Đế là một dòng sông nhỏ như vậy, ta bất cứ lúc nào cũng có thể vượt qua, cứu vớt bách tính thiên hạ. Cũng có nghĩa là nếu đã chinh phạt, sông Trường Giang và Hoàng Hàkhông đủ để ngăn cản quân đội của y.

Mối quan hệ giữa triều Hung Nô và Hán triều dường như cũng là như thế.

Tào Bằng loáng thoáng đoán ra mục đích Lưu Quang âm thầm xuất hiện trong sứ đoàn.

Kể từ khi Viên Thiệu bệnh chết, Tào Tháo đã thống nhấtphương bắc, đã không còn ai có thể ngăn cản y được nữa. Nhưng Hán Đế sao có thể cam tâm làm con rối cả đời? Sau trận chiến Quan Độ, uy tín của Tào Tháo ngày một lớn. Trên triều thậm chí đã xuất hiện lời đề xuất để Tào Tháo làm Thừa tướng, thống lãnh triều chính. Cho dù lời đồn này là tự phát, hay là do Tào Tháo ngầm ra tay, nhưng sự xuất hiện của nó đã chứng minh sức khống chế của Tào Tháo trong triều chính càng lúc càng mạnh. Hán Đế mơ hồ cảm thấy lo lắng.

Đồng minh Y Đai Chiếu ngày xưa hiện giờ chỉ còn Mã Đằng và Lưu Bị.

Mã Đằng chiếm đóng Tây Lương, thế lực rất mạnh. Nhưng vấn đề là Hán Đế trước sau vẫn e ngại binh sĩ Lương Châu, không dám tín nhiệm Mã Đằng. Năm xưa, binh lính Lương Châu của Đổng Trác đã gây ra biết bao tai họa cho triều Hán? Hán Đế đến nay nhớ lại vẫn còn như thấy mọi chuyện vừa mới xảy ra. Ai biết liệu Mã Đằng có phải là Đổng Trác thứ hai hay không? Ai biết binh lính Tây Lương bây giờ liệu có phải là binh lính Tây Lương của năm xưa hay không?

Cái gọi là một lần bị rắn cắn, mười năm sợ dây giếng, đại khái chính là như thế.

Hán Đế luôn cảm thấy rất phức tạp đối với thái độ mờ ám của Mã Đằng.

Y vừa hy vọng Mã Đằng giúp, song vừa đề phòng thủ đoạn của Mã Đằng.

Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu vì sao Mã Đằng cho đến nay vẫn chỉ có danh hiệu tướng quân An Thu, trước sau vẫn không được thăng chức.

Nhưng năm Kiến An thứ sáu, Tào Tháo phong Mã Đằng làm Chinh Nam tướng quân, chính thức mang danh tướng quân.

Lúc ấy, Viên Thượng sắp xếp cho Thái thú Quách Viện ở Hà Đông liên kết với Nam Hung Nô Thiền Vu Hô Trù Tuyền tấn công Quan Trung, giao chiến với Bình Dương. Mã Đằng tuyác cảm với Tào Tháo, nhưng cuối cùng vẫn quyết định xuất binh trợ giúp Tào Tháo. Hắn lệnh đứa con cả Mã Siêu lãnh ba mươi nghìn binh lính, trợ giúp Chung Do chống lại binh mã của Quách Viện, sau đó Quách Viện đại bại, quân Mã Siêu thắng trận, chém chết Quách Viện, lập nên chiến công hiển hách. Cũng bởi vậy, Hán Đế càng thận trọng hơn với Mã Đằng.

Về phần Lưu Bị...

Hiện giờ gã đang khốn đốn ở Kinh Châu, ngay cả sống cũng không thể sống yên.

Thế tộc Kinh Châu trước sau đều có ý thù địch với sự xuất hiện của Lưu Bị.

Mặc dù có đám người Y Tịch đang âm thầm ủng hộ, nhưng xem ra Lưu Bị muốn đứng vững ở nơi này cũng không phải chuyện dễ dàng gì.

Thế gia ở Kinh Châu thừa sức chèn ép Lưu Bị.

Mà trong đáy lòng Lưu Biểu còn còn một chút băn khoăn với Lưu Bị, thậm chí mơ hồ đứng về phe thế tộc Kinh Châu.

Hán Đế biếtmuốn trông chờ Lưu Bị trong chốc lát, dường như là không thể.

Người y có thể trông cậy vào, hoặc có thể cậy nhờ ở phương Bắc cũng chỉ còn Nam Hung Nô từng ủng hộ y trước đây.

Năm ngoái Nam Hung Nô bị Tào Tháo đánh bại, thiệt hại không nhỏ.

Sau đó, Hô Trù Tuyền mơ hồ dao động, khiến cho Hán Đế cảm thấy sợ hãi.

Y hy vọng Nam Hung Nô có thể tạo sức ép lên Tào Tháo, rồi sau đó y sẽ ra mặt, chiêu hàng Nam Hung Nô, tạo nên uy danh cho y.

Cho nên Hán Đế tất nhiên sẽ lôi kéo Nam Hung Nô.

Nếu Nam Hung Nô gia nhâp phe Hán Đế, y có thể phá rối Tào Tháo. Vậy tất nhiên đại nghiệp thống nhất phương bắc sẽ càng thêm gian khổ. Tào Tháo cũng nhìn ra vấn đề này, cho nên lệnh Điền Dự làm phó sứ, đi Mạc Bắc.

Điền Dự và người Hồ thường xuyên qua lại với nhau, y cũng hiểu rất rõ về tập quán của người Hồ.

Năm ngoái, Tào Tháo lại đánh bại Hô Trù Tuyền, nên chỉ cần y gây thêm một chút sức ép, tất nhiên sẽ khiến cho Hô Trù Tuyền không dám manh động.

Nói chung, đây là một ván cờ rất lớn.

Người chơi cờ là Tào Tháo và Hán Đế.

Tào Bằng cũng tốt, Lưu Quang cũng được, thậm chí bao gồm Nam Hung Nô, cũng chỉ là các quân cờ trên bàn cờ mà thôi.

Chẳng qua Tào Tháo không nghĩ tới, Hán Đế lại có thể phái Lưu Quang đi.

Nhưng quân cờ mà Hán Đế tín nhiệm nhất lại được ném lên bàn cờ ở Mạc Bắc này đã cho thấy Hán Đế hiện tại thật đã cùng đường, không còn cách nào khác nữa. Bằng không, với tính tình của Lưu Hiệp, chưa chắc y sẽ nể mặt, chịu lôi kéo Hô Trù Tuyền. Hiểu được điều bí ẩn trong đó, Tào Bằng chợt trở nên phiền muộn.

Nam Hung Nô.

Lúc này đây, nói gì hắn cũng phải phá hoại kế hoạch lôi kéo Nam Hung Nô của Hán Đế.

Hắn có thể tưởng tượng Hán Đế sẽ trả cái giá lớn thế nào. Nếu Nam Hung Nô thật sự đối mặt với Tào Tháo, chỉ sợ tình hình sẽ càng trở nên phức tạp, thậm chí rất có thể sẽ thoát khỏi quỹ đạo ban đầu của nó. Dù sao trong trí nhớ của Tào Bằng, ở thời kì Tam quốc, người Hồ cũng không có bất cứ hành động khác lạ nào, thậm chí vô cùng hiền lành.

Ít nhất trong lúc Tào Tháo còn đang sống, những người Hồ này và con cháu bọn họ đều lànhnhư cục đất. Ngược lại, sau thời kì Tam quốc, người Hồ nhiều lần xuất hiện trong tư liệu lịch sử, dần dần dung nhập vào lịch sử Hoa Hạ, cứ thế cho đến mãi về sau...

Trong lịch sử, mỗi một lần người Hồ nhảy vào chiến tranh ở Trung Nguyên với quy mô lớn thì đều sẽ mang lại tai họa cho Hoa Hạ.

Thời Tam quốc là như thế; cuối thời Đường cũng như thế.

Tào Bằng không có cảm tình gì với người Hồ, hắn dường như hiểu được mục đích lần này Tào Tháo phái sứ giả đến, chỉ sợ là muốn ngăn cản người Hồ tiến vào Trung Nguyên với quy mô lớn mà thôi. Ngồi trong lều quân, Tào Bằng hít sâu một hơi, chậm rãi lau thanh Hổ Bào Đao, đến lúc cần thiết, nếu phải giết chết Lưu Quang, hắn cũng sẽ không ngần ngại.

-Lãnh Khanh, ngươi đoán xem hôm nay ta đã gặp được ai?

Khi Tào Bằng vừa hạ quyết tâm sẽ giết chết Lưu Quang nếu cần thiết, Lưu Quang đã trở về doanh trại, đi vào một trướng nhỏ.

Trong trước, ánh nến mờ tối.

Một lão già đầu bạc đang lẳng lặng ngồi trên chiếu, nhắm mắt nghỉ ngơi.

-Lưu hầu gặp được người nào?

-Tào Bằng!

Hai gò má lão nhân kia đột nhiên co lại, lão mở to mắt, ánh mắt sáng rực.

Làn da lãotrắng bệch, dựa vào cách ăn mặc trên người thì lão giống như người phục dịch trong cung, nhìn qua đầy vẻ đe dọa.

Lãnh Phi!

Lão nhân này đúng là Thường thị Lãnh Phi trong cung, cũng là tâm phúc tín nhiệm nhất của Lưu Hiệp.

Lưu Hiệp lần này phái hai người Lãnh Phi và Lâm Nghi Hầu Lưu Quang đến, đủ biết y muốn lôi kéo người Nam Hung Nô đến thế nào. Năm Kiến An thứ năm, sau khi Lãnh Phi ám sát Tào Tháo thất bại liền mai danh ẩn tích, không còn có tin tức nào nữa.

Những ngườiquen lão trước đây đều nghĩ là lão đã chết.

Nhưng trên thực tế Lãnh Phi vẫn trong vườn trúc ở dưới Dục Tú đài, làm một lão thái giám quét dọn ở tế đàn.

-Hay là đã để lộ tin tức rồi?

Lưu Quang ngồi trước mặt Lãnh Phi ho nhẹ hai tiếng.

Hắn nói:

-Chắc là không phải. Khi ta thấy Tào Hữu Học, hắn dường như có giật mình, có chút không dám xác nhận thân phận của ta. Ta cũng không ở lại chỗ hắn lâu, liền vội vã rời khỏi. Theo ta thấy, Tào Hữu Học không phải đến vì chúng ta đâu.

-Ừ. Thật ra chiêu thức ấy của bệ hạ cũng không cao minh lắm.

Với trí thông minh của Tào Tháo, sao y có thể không phát hiện ra được? Chỉ là y cũng không có cớ ngăn cản sứ đoàn, nên mới phái người đến cản trở, đó cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, Tào tặc không khỏi quá tự tin, mới phái tên tiểu tử chưa ráo máu đầu đó đến ngăn cản chúng ta.

Lãnh Phi dứt lời, đột nhiên cười khẩy một tiếng.

-Chi bằng để ta tới lấy mạng tên tiểu tặc kia.

Lưu Quang do dự một lúc, xua tay:

-Bây giờ không phải là lúc.

-Ồ?

-Theo ta thấy, Tào Bằng mặc dù biết được ta còn sống, nhưng sao có thể làm khó dễ ta được? Cùng lắm thì ta giành lấy chức chính sứ của Chu Lương, danh chính ngôn thuận đảm đương chức sứ giả, Tào Tháo cũng không thể nói gì hơn, trong tay ta có chiếu thư bệ hạ, cho nên không cần phải lo. Chẳng qua là đi từ chỗ tối ra chỗ sáng mà thôi, ta đường đường là hậu duệ hoàng thất, Tào Bằng là cái gì chứ?

Lãnh Phi cười mỉm, không nói.

-Cho nên Tào Bằng không làm gì được ta, hơn nữa ta đã sai người theo dõi hắn rồi.

Nhưng hiện tại nếu giết hắn, cũng không ổn thỏa cho lắm, nơi này ở quá gần Hứa Đô, giết Tào Bằng tất phải sẽ cho Tào Tặc cái cớ để hành động. Lãnh Phi, chúng ta tiến vào Mạc bắc, sẽ tính sổ với hắn. Đến lúc đó, cho dù có giết người này, Tào Tặc cũng không làm gì được.

Nhưng trước đó, xin Lãng Cung cố gắng đừng để lộ sơ hở, im lặng nhất có thể.

-Tào Bằng tuy đã biết ta ở đây nhưng vẫn không biết Lãnh Phi cũng đi theo. Đến lúc đó Lãnh Phi có thể đem...

Lưu Quang nói xong, giơ tay làm một động tác cắt cổ.

Lãnh Phi cười ha hả, gật đầu nói:

-Một khi đã như vậy, vậy để hắn sống lâu thêm hai ngày nữa.

Cuộc sống có đôi khi là kỳ diệu như thế này.

Tào Bằng vẫn cho rằng nếu sống ở hậu thế, hắn nói không chừng có thể cùng Lưu Quang trở thành bằng hữu, luận chuyện nâng cốc, thậm chí kết nghĩa kim lan.

Ngày nay sinh gặp thời loạn, hai người đều sẽ vì chủ của họ.

Tào Bằng có khát vọng của Tào Bằng, Lưu Quang có sự cố chấp của Lưu Quang.

Không người nào có thể nói rõ ràng được bọn họ ai đúng ai sai, tóm lại mọi người tuy kính nể lẫn nhau, nhưng lại không thể không động binh với nhau.

Tuy nhiên lúc này đây, Lưu Quang dường như đã chiếm thế chủ động.

Năm Kiến An thứ tám, Tôn Quyền lại một lần nữa chinh phạtThái thú Hoàng Tổ ở Giang Hạ.

Giang Đông to như vậy, Sơn Việt đột nhiên nổi lên, khiến cho Tôn Quyền không thể không dưa ra quyết định, tức khắc đưa quân bình định Sơn Việt.

Tôn Quyền lệnh Trung Lang Tướng Lã Phạm, Đãng Khấu tướng quân Trình Phổ, Đô úy Kiến Xương là Thái sử Từ chia nhau tấn công.

Sau đó, gã lại lệnh cho Bộ Tư Mã Hoàng Cái, Hàn Đương trấn thủ ở các huyện quân Sơn Việt thường xuyên lui tới, chờ tháng tư chiến tranh bình ổn...

Tào Tháo nhanh nhẹn, nắm bắt thời cơ, nhúng tay vào chuyện Giang Đông.

Chẳng ngờ có một chuyện xảy ra buộc Tào Tháo phải dốc toàn lực chú ý quay lại vùng đất Hà Bắc.

Tháng tư, Viên Đàm đề nghị đệ đệ là Viên Thượng tăng binh lính quân sở thuộc và đổi mới áo giáp, vũ khí, chuẩn bị ra quân tiến đánh Tào Tháo, thẳng tiến vào ngạn Hà Nam. Nào biết Viên Thượng lại hoài nghi Viên Đàm không thực lòng, từ chối lời thỉnh cầu của Viên Đàm. Viên Đàm nổi giận, lập tức khởi binh tiến đánh Viên Thượng. Hai bên giao chiến ngoài cửa Hàm Thành. Cuối cùng bởi vì thực lực của Viên Đàm không đủ, bị Viên Thượng đánh bại, tháng năm lui về giữ Nam Bì. Viên Đàm mặc dù đã lui binh nhưng Viên Thượng cũng không bằng lòng từ bỏ ý đồ, theo đuổi truy kích. Viên Đàm đại bại.

Sau đó Viên Đàm lui tới bình nguyên.

Mưu sĩ Tân Bì hiến kế bảo Viên Đàm có thể xin viện trợ từ Tào Tháo.

Sau khi Viên Đàm nghĩ kỹ, phái người đi từ Tân Bì tới Hứa Đô, xin hàng Tào Tháo và đề xuất yêu cầu xin kết thân với Tào Tháo.

Nói ra Viên Đàm cũng là vãn bối của Tào Tháo.

Tào Tháo vốn không muốn đồng ý, lại được Quách Gia khuyên bảo, cuối cùng cũng đồng ý để cho con trai Tào Chỉnh lấy con gái Viên Đàm. Thế nhưng Tào Chỉnh năm nay vẫn chưa đủ tuổi, con gái Viên Đàm cũng đã mười bốn. Kết quả của cuộc hôn nhân này như thế nào hoàn toàn có thể đoán được.

Tháng tư năm Kiến An thứ tám, loạn ở Giang Đông đã tạm thời được dẹp yên, thì Hà Bắc lạihỗn loạn.

Sứ giả Chu Lương và Điền Dự của Đại Hán đã tới Tiêu Quan.

Tiêu Quan nằm ở hướng đông nam của huyện Cố Nguyên, tỉnh Cam Túc của đời sau.

"Sử ký nhất niên biểu" có ghi lại, đông Hàm Cốc, nam Tình Võ, tây Tán Quan, bắc Tiêu Quan là bốn quan ải lớn của Quan Trung.

Trên vùng cao nguyên Giang Đông bao la là cổng đại môn phía bắc của Quan Trung. Từ thời chiến quốc tới nay, Tiêu Quan vẫn là con đường qua lại quân sự, văn hóa và kinh tế của Quan Trung và phương Bắc, là một trong những cửa khẩu lâu đời nhất trong lịch sử Trường Thành, vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng.

Nhưng qua loạn Lý Thôi, Quách Dĩ và trận hỗn chiến Quan Trung, Tiêu Quan đã trở nên hoang tàn.

Sau khi sứ đoàn tới Tiêu Quan liền ở lại ba ngày để bổ sung, cung cấp vật tư rồi mới tiếp tục tiến về phía biên cương xa xôi phía bắc.

Đi đường vất vả hồi lâu, Tào Bằng cuối cùng cũng được nghỉ ngơi.

Một ngày, hắn dẫn Hàn Đức, Vương song, dẫn theo Bàng Thống, thúc ngựa đi ra đại doanh môn.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-607)


<