← Hồi 229 | Hồi 231 → |
Càng vào mùa hạ, tình hình hạn hán càng nghiêm trọng.
Thời tiết mùa xuân có vài cơn mưa nhỏ, giống như ông trời đang trêu đùa vậy. Cũng vì những trận mưa nhỏ này mà rất nhiều người đều lơ là cảnh giác. Thậm chí ngay cả Tào Hồng, sau khi những trận mưa nhỏ qua đi cũng chậm trễ việc cơi nới mương máng. Thế nên khi hạn hán bắt đầu xuất hiện, tất cả mọi người đều trở tay không kịp. Mặc dù Tào Hồng tích cực thông súc mương máng nhưng lượng nước cũng đã giảm mạnh.
Tháng năm, tình hình hạn hán đã lan ra khắp Dự Châu.
Nhữ Nam Trần Quận phái tin về Hứa Đô liên tiếp báo tình hình nguy cấp. Nhờ Dĩnh Xuyên có sông ngòi dày đặc cho nên tình hình còn chưa quá xấu, nhưng dù vậy cũng có một vài địa phương có sông bị cạn nước, tình hình đều bị khô hạn. Hứa Đô trong cơn đại hạn cũng gặp cảnh nguy khốn.
Bất đắc dĩ, Tào Tháo đành phải ngưng kế hoạch xuất quân đánh Viên Thiệu, bắt đầu toàn lực đối phó với trận hạn hán ở Dự Châu.
Tháng năm, Hán đế khai đàn ở Dục Tú, cúng bái trời đất, cầu mưa. Còn Tào Tháo ra lệnh các nơi đào thêm mương ngòi để giảm bớt hạn hán.
Nhiệt độ trời ngày càng nóng. Bầu trời trong xanh, không có bóng mây. Không khí vẫn còn khí nóng khiến người ta thấp thỏm. Mặc dù ngồi ở trong bóng mát nhưng vẫn cảm thấy khí hè oi ả.
Tào Tháo mặc một cái áo mỏng, ngồi ở trong phòng phê duyệt công văn.
Tình hình hạn hán ngày càng gay gắt. Nếu như tình hình này còn tiếp diễn thì rất có khả năng toàn bộ Dự Châu sẽ lâm vào tình trạng thất thu. Khi đến cuối hạ cũng là thời điểm quan trọng nhất của cây lương thực. Thật sự nếu trời không mưa thì sự việc sẽ trở nên nghiêm trọng.
Tào Tháo buông bút đứng lên đi vòng quanh trong phòng.
Đối mặt với chuyện tình như vậy thì ngay cả Tào Tháo hay Tuân Úc cũng vậy, đều không có biện pháp gì. Người tính vô cùng, mà gặp phải chuyện thiên tai thì cũng không biết làm thế nào. Bây giờ việc duy nhất hắn có thể làm chính là hạ lệnh đào thêm kênh rạch, dẫn nước tưới. Nếu như những vùng có sông lớn thì còn có thể giảm bớt, nhưng những địa phương có ít sông thì không thể tránh khỏi việc hạn hán.
Hơn nữa, lưu lượng rất nhiều sông đều đã cạn bớt. Những vùng xung quanh Hưá Đô, một số sông đã có mực nước hạ xuống gần tới đáy. Nếu muốn dẫn nước tưới tiêu thì cũng hết sức phiền hà, làm cũng uổng công. Nhưng dù thế, Tào Tháo cũng không có biện pháp nào khác, tiếp tục cho đào bới kênh rạch, dẫn nước.
-Tư Không!
Giữa lúc Tào Tháo đang vắt óc với tình hình hạn hán thì ngoài cửa vọng vào một tiếng gọi.
-Các ngươi muốn ra ngoài?
Nhìn dáng điệu của hai vị phu nhân thì Tào Tháo có thể đoán ra.
Hoàn phu nhân cười nói:
-Tiểu Chân nói, Long Sơn vừa xuất hiện một trò vui mới, muốn chúng thiếp qua xem chuyện lạ. Dù sao thì cũng nhàn rỗi, thiếp và tỉ tỉ muốn dẫn theo bọn nhỏ đi tới đó. Tỉ tỉ nói, Tư Không đã có nhiều ngày vất vả, cả ngày bận việc công vụ. Nhưng chuyện công là chuyện lâu dài muốn mời Tư Không đi cùng chúng thiếp, không biết ý Tư Không thế nào?
Tiếng Hoàn phu nhân điềm đạm nhu mì khiến kẻ khác không thể khước từ.
Biện phu nhân cũng nói:
-Đúng vậy. Tư Không. Cũng lâu rồi ngài không chơi đùa cùng bọn nhỏ. Chương Dữ cũng nói là nhớ người.
Sau việc của Tào Ngang thì Đinh phu nhân bất hòa với Tào Tháo, đã về nhà. Vì thế Biện phu nhân ở lại trong đại phủ.
Đi theo phu nhân có hai đứa bé. Một đứa là con thứ ba của Tào Tháo, Tào Chương, năm nay chín tuổi, có râu vàng vì vậy hay gọi là Hoàng Tu Nhi. Còn đứa kia thì lại như ngọc tạc, hết sức đáng yêu, tên là Tào Thực, là con thứ tư của Tào Tháo, năm nay bảy tuổi.
Tào Tháo đang phiền muộn, nghe hai vị phu nhân khuyên nhủ thì gật đầu bằng lòng.
-Tiểu Chân, ở Long Sơn rốt cục là có chuyện gì thú vị?
Hạ Hầu Chân đi theo sau Hoàn phu nhân vội trả lời:
-Nguyệt Anh có viết thư cho thần, nói là có một việc hay muốn thần đi xem. Thần thấy các phu nhân đều nhàn rỗi, vì thế... Xin Tư Không thứ tội.
Hạ Hầu Uyên vẫn ở Trần Lưu như trước. Hắn với đại phu nhân, chính là Hoàn phu nhân là anh em. Hắn thường thờ ơ với Hạ Hầu Chân. Cũng may là Hoàn phu nhân đối đãi với Hạ Hầu Chân thân mật, thường xuyên để Hạ Hầu Chân đi lại trong phủ.
-Nguyệt Anh?
-Chính là hôn thê của Tào đô úy.
-Ngươi nói Tào Bằng?
-Đúng vậy.
-Hắn đã đính hôn?
-Hồi bẩm Tư Không, Nguyệt Anh tỉ tỉ là tri kỷ của Tào đô úy. Từ Kiến An năm đầu đã kết giao. Nguyệt Anh tỉ tỉ vì Tào đô Úy mà mâu thuẫn với người nhà, một mình đến Hứa Đô. Bây giờ tỉ tỉ ở cùng Tào gia.
-Không ngờ Hữu Học lại là người đa tình như vậy!
Tào Tháo không nhịn được cười.
Nhưng Hoàn phu nhân khi nghe thấy Hạ Hầu Chân đề cập tới Nguyệt Anh thì thấy trong mắt nàng có phần mất mát. Nàng giật mình, đôi mi chớp một cái.
Tào Tháo thay đổi y phục, lên xe ngựa. Hoàn phu nhân và Biện phu nhân bàn bạc một lúc, ôm Tào Xung cùng lên xa trượng với Tào Tháo.
-Tiểu hoàn, có việc gì?
Tào Tháo có phần ngạc nhiên nhìn Hoàn phu nhân, định hỏi.
Hoàn phu nhân để Tào Xung chơi đùa ở trên xe, lại lén nhìn qua xe của Hạ Hầu Chân, sau đó nhẹ giọng nói:
-Tư Không, gần đây ngài có cảm thấy tiểu Chân có chút không bình thường?
Tào Tháo sửng sốt một chút:
-Không bình thường chỗ nào?
- Trước kia, tiểu Chân thoải mái vui vẻ. Thế nhưng mà thời gian vừa qua lại lộ ra có tâm sự ngổn ngang.
-Vậy thì sao?
-Người không cảm thấy tiểu Chân đã đến tuổi có thể nói đến chuyện hôn nhân?
Tào Tháo ngạc nhiên, suy nghĩ rồi nhẹ giọng nói:
-Tiểu Chân năm nay đã mười bốn rồi.
-Đúng vậy.
-Lại nói, chúng ta thật ra cũng không cần phải can thiệp vào chuyện này. Nhưng mà Diệu Tài quanh năm bên ngoài, thiếp coi tiểu Chân như con gái. Vậy người có thể chọn lựa người nào thích hợp cho nó? Nếu như mà có thì chúng ta cũng có thể quan tâm một chút. Dù sao thì thiếp cũng là di nương của tiểu Chân.
Hoàn phu nhân nói:
-Tư Không không cảm thấy là khi tiểu Chân nhắc đến Tào đô úy thì có phần hơn kỳ lạ sao?
-Nàng nói Tào Hữu Học?
Tào Tháo nhẹ nhàng gật đầu:
-Nói đến tuổi tác, Hữu Học và tiểu Chân rất xứng đôi. Nhưng nàng cũng vừa nghe nói lúc nãy là Tào Hữu Học đã có hôn ước. Được rồi. Người con gái kia của Hữu Học là người của Giang Hạ Hoàng thị?
-Đúng vậy.
Hoàn phu nhân nói:
- Nhưng như thế thì sao?
-Tư Không, tiểu Chân cũng rất đáng thương. Diệu Tài cả ngày hành quân đánh trận, không có ở nhà, lại không có ai quản. Sau khi mẫu thân mất sớm thì nó rơi vào buồn bã ủ rũ. Bây giờ vất vả lắm mới có chút vui vẻ, làm sao để nó không buồn bã nữa. Dù thế nào thì người cũng phải giúp nó.
Tào Tháo trầm ngâm hồi lâu rồi sau đó gật đầu.
-Chuyện này không cần phải sốt ruột, ta sẽ lưu ý. Như vậy đi. Bảo tiểu Chân trước tiên đừng về nhà nữa, hãy ở lại bên này. Hôm khác ta sẽ tìm dịp dò xét ý tứ của Tuyển Thạch, sau đó sẽ có dự tính.
Hoàn phu nhân nghe được liền mừng rỡ.
Cứ như vậy, đoàn xe đã rời Hứa Đô đi thẳng đến hướng Long Sơn.
Long Sơn ở phía ngạn Tây sông Dĩnh Thủy của Hứa Đô. Nơi đây là một bình nguyên. Dưới chân Long Sơn chính là Ô Bảo của Điển gia.
Đoàn xe của Tào Tháo đến đúng giữa trưa.
Dưới ánh mặt trời đầu hạ, một đám thợ đang đứng ở bờ sông lắp ráp một vật gì đó rất lớn. Khi đoàn xe vừa đến thì Điển Vi vừa nhận được tin, vội vàng ra trước nghênh đón, vô cùng ngạc nhiên hỏi:
-Chủ công, vì sao lại tới đây?
–Nghe nói ở đây có vật gì đó kỳ lạ mới có nên đến đây xem.
Tào Tháo mở to mắt nhìn. Bên bờ sông có rất nhiều người quen.
-Văn Nhược, Tử Dương, các người đều cũng ở đây?
-Tư Không, ngài cũng nghe nói?
-Nghe nói cái gì?
Tuân Úc cười nói:
-Thời gian gần đây Tuyển Thạch và Tử Dương đang cùng thiết kế ra một vật, nói không chừng có thể giảm bớt tình hình hạn hán.
Lưu Diệp vội vàng nói:
-Việc này không liên can đến ta. Ta chỉ giúp Tuyển Thạch tìm một chút tư liệu mà thôi.
-Tư liệu gì?
Lưu Diệp nói:
-Tư Không còn nhớ Tất Lam?
Tào Tháo ngẩn ra:
-Thập thường thị Tất Lam?
-Chính là hắn. Trước kia Tất Lam từng sáng chế ra một cái bánh xe guồng nước. Tuyển Thạch không biết tại sao, đối với thứ này rất thích nên chạy đến chỗ thần, tìm thấy bản vẽ guồng nước năm xưa của Tất Lam từ trong phủ, còn nhờ thần tìm giúp hắn rất nhiều thợ thủ công. Về phương diện này thì Tuyển Thạch đúng là có tư chất, cuối cùng đã căn cứ vào guồng nước trước kia, sửa đổi lại thành một guồng nước mới, có thể tự lấy nước từ giữa sông, dẫn nước tưới tới đồng.
-Lại có thứ đó à. Tào Tháo nghe được không khỏi ngạc nhiên.
Hắn mặc kệ Hoàn phu nhân và Biện phu nhân, vội vàng theo Tuân Húc và Lưu Diệp leo lên bờ đê.
Hoàn phu nhân và Biện phu nhân còn có mấy công tử nên phải ở lại để có người chăm sóc. Hạ Hầu Chân nói với Hoàn phu nhân hai câu rồi vội vàng chạy theo đoàn người của Tào Tháo, leo lên con đê. Hiện tại, cách đó không xa sừng sững một vật khổng lồ.
Tào Cấp cùng một người thiếu nữ mặc quần dài màu xanh đang cầm bản vẽ chỉ huy đám thợ. Theo sau hai người có mười mấy người, thỉnh thoảng lại đưa ra chỉ thị. Vật khổng lồ kia giống như một cái đầu rồng khổng lồ nằm rạp bên bờ. Dòng nước chảy vào trong thì đầu rồng lại tuôn nước dạt dào vào bờ đê. Phía dưới đê có một cái ao thật lớn, tổng cộng có hơn mười con mương nhỏ chảy đi.
-Việc này, ta nhớ mang máng, năm đó Tất Lam tạo ra guồng nước ở Tân Kiều Tây.
Nhưng so với cái này thì nhỏ hơn rất nhiều. Được rồi. Thứ này làm sao có thể cấp nước? Mực nước sông Dĩnh Thủy thấp hơn so với mặt đất mà.
Bỗng nhiên có người gọi lớn:
-Tào đô úy, được rồi!
Tào Cấp và cô thiếu nữ mặc đồ xanh kia trao đổi với nhau một lát, gật đầu, ra hiệu cho đám thợ rời đi. Sau đó ông ta sai người dắt đến ba con trâu cày, móc vào khúc cây định huống ở dưới guồng nước. Sau khi bảo đám thợ đi khỏi thì ông ta sai người đuổi trâu. Mấy con trâu kéo thanh gỗ chuyển động phát ra tiếng kẽo kẹt. Tiếp theo sau thì trục của bánh xe nước bắt đầu chuyển động hút nước vào. Một lát sau nước từ trong miệng đầu rồng phun ra, chảy vào ao.
-Khuyết đại ca, "mở cống".
Thiếu nữ trẻ hô lên, một thanh niên bên bờ ao tiến đến nhấc tấm gỗ đang chặn nước. Dòng nước tiếp tục chảy vào trong mương, chảy vào trong khắp cánh đồng.
Trên bờ đê vang lên tiếng hoan hô. Vốn hạn hán lâu ngày, cánh đồng nhận được lượng nước tràn vào thì lập tức có sức sống. Trâu kéo cho trục gỗ chuyển động, nước sông liên tục chảy vào trong cái ao, sau đó lại chảy vào trong ruộng.
Tào Tháo không khỏi vui mừng khôn xiết, nhìn guồng nước một hồi không nói ra lời.
-Tính toán bố trí hoạt động thế nào?
Tuân Úc vội vàng quay qua hỏi mấy người tùy tùng ở bên cạnh.
-Hồi bẩm thị trung, theo như tính toán thì trong một ngày có ba lần thay phiên. Một cái guồng nước chạy trong vòng một ngày cần phải có sáu cho đến tám con trâu cày. Với lượng nước như vậy thì đoán chừng qua đêm nay thì có thể tưới nước xong cho một phiến ruộng. Ty chức vừa tính toàn thử, nếu dùng một trăm hai mươi guồng nước thì có thể bảo đảm tất cả ruộng đồng phạm vi xung quanh Hứa Đô sẽ không bị ảnh hưởng hạn hán. Còn nếu như muốn mở rộng toàn bộ khu vực Dự Châu thì còn phải tính toán thêm.
Hai gò má gầy của Tuân Úc mỉm cười vui vẻ.
Tào Tháo đứng ở trên bờ đê nhìn dòng nước chảy không ngừng vào đồng ruộng thì vui mừng như điên. Trong lòng hắn chợt nảy ra một ý, một lát sau thì nói:
-Tử Dương, ta có một chuyện muốn thương nghị với ngươi.
Lưu Diệp ngạc nhiên nói:
-Tư Không có chuyện gì cứ nói, đừng ngại.
-Ta muốn tách Chư Dã phủ ra khỏi thiểu phủ.
-Hả?
-Ta có ý muốn để dân tào (thủy lợi) và chư dã (luyện kim) hợp lại làm một để Tào đô úy làm trưởng nhóm thợ, lo về luyện kim loại và thủy lợi. Tuyển Thạch vốn có sở trường về luyện kim, bây giờ lại thiết kế ra dụng cụ này vì dân, có thể làm Dân Tào đô úy. Bây giờ có thể về phủ Tư Không, nhậm chức Tư Không Tào Duyện.
Đối với Tào Tháo mà nói, long cốt thủy xa (guồng nước đầu rồng) và việc luyện kim đều vô cùng quan trọng. Những thứ tốt nhất đều nằm trong tay hắn.
Tư Không Tào Duyện trực tiếp nghe lệnh Tào Tháo, còn Dân Tào đô úy chỉ có một phạm vi quyền hạn. So với chức Chư Dã (luyện kim) đô úy của Tào Cấp thì bổng lộc không có chênh lệch gì. Tuy nhiên đừng có coi thường một nửa cái cấp này.. Tuy chỉ là bán cấp nhưng so với rất nhiều người thì cả đời khó mà đạt được. Đặc biệt đối với những chức quan tam công cửu khanh, nếu như không ra ngoài trải việc mà chỉ ở trong kinh thành, nếu không có đề bạt thì rất khó mà thăng chức.
Trong lòng Lưu Diệp có phần không thoải mái. Thật vất vả mới có được một thuộc hạ xuất sắc, bây giờ lại bị đoạt mất. Chư Dã phủ (phủ luyện kim) bị tách ra khỏi Thiếu phủ, đối với Lưu Diệp mà nói là bị giảm đi rất nhiều quyền lợi.
Nhưng nếu như Tào Tháo đã nói ra thì mặc dù Lưu Diệp không vừa lòng, cũng chỉ có thể gật đầu. Sau loạn Đổng Trác thì rất nhiều chức quan đã bị thay đổi. Ví dụ như Tào Tháo thêm chức điền đô úy, điền trung lang đều dựa vào tình huống cục thể mà lập ra. Vì thế, mặc dù lập ra chức dân tào đô úy thì không phải là việc gì sai hướng. Có thể nói, dân tào đô úy cũng giống như một hư chức.
-Tư Không đã có ý định như vậy thì Tử Dương không dám bất tuân.
Nụ cười trên mặt Tào Tháo càng rõ.
Bên kia, Tuân Úc cũng đã tính toán xong xuôi, phấn khởi bắt đầu.
-Tư Không, xin người lập tức ra lệnh chế tạo Tào công xa.
-Hả?
Tào Tháo ngẩn ra:
-Tào công xa?
-Đúng vậy. Lúc nãy thần có phái người đi hỏi Tuyển Thạch là dụng cụ này tên gọi là gì. Hắn trả lời là Tào công xa.
Tào Tháo cười vang, đưa tay chỉ Tào Cấp nói:
-Tào Tuyển Thạch này cũng không quá kém cỏi, rốt cục cũng học chuyện a dua này.
Lưu Diệp và Tuân Húc đều kinh thường trong lòng. Ngươi còn giả bộ gì nữa chứ. Chắc trong lòng ngươi cao hứng lắm. Trước thì có Tào công lê, sau lại có Tào công xa. Vì sao Tào Tuyển Thạch không đổi tên thành Lưu công xa hay Tuân công xa chứ? Tuân Úc nhìn Tào Tháo không khỏi bất bình.
-Người con gái bên cạnh Tuyển Thạch là ai?
-À, đó là hôn thê của Tào Bằng nhà Tuyển Thạch.
-Chính là con gái của Giang Hạ Hoàng thị?
Lưu Diệp gật đầu, nhẹ giọng nói:
-Nữ nhi ấy có tài. Theo Tuyển Thạch nói thì Tào công xa ban đầu là do nàng ấy đưa ra chủ ý. Sau đó thì Tuyển Thạch bắt tay vào thiết kế. Thân phụ của nàng là danh sĩ Giang Hạ, Hoàng Thừa Ngạn, tài hoa xuất chúng.
-Lại có việc này?
Tào Tháo nhìn Hoàng Nguyệt Anh thì thấy một người chạy đến kéo tay nàng, vẻ mặt vui cười, chính là Hạ Hầu Chân. Trên mặt Tào Tháo liền lộ ra vẻ suy nghĩ. Xem ra việc này phải tính toán kỹ hơn!
*******
Giữa trưa hè chói chàng, nắng nóng rất khó chịu.
Chu Tán mệt mỏi khắp người, quay về phủ. Hắn ăn cơm xong thì vui đùa một lát với con nhỏ, sau đó một mình vào thư phòng.
Hắn mang theo một bầu rượu, lấy công văn trên bàn ra bắt đầu xem xét xử lý. Tào Bằng rời khỏi Lạc Dương đã ba tháng nhưng vụ án của người bị đẩy xuống nước vẫn chưa có đầu mối. Chu Tán sai người lục soát trong vòng hai mươi dặm sông cũng không phát hiện ra thi thể. Vì thế huyện lệnh Lạc Dương rất bất mãn việc này, cho rằng Chu Tán lãng phí nhân lực và tài vật.
Hắn lấy trên bàn một quyển công văn, uống một ngụm rượu rồi mở công văn ra đọc. Đây là phần công văn lấy từ trong phòng đề thủ, Chu Tán muốn qua công văn này kiểm tra xem có vụ án tương tự hay không.
Ngoài phòng rất yên lặng. Chu Tán ngồi dưới ngọn đèn chăm chú tra cứu. Đột nhiên, hắn quặn đau bụng, sắc mặt đột nhiên trắng bệch.
-Người đâu, người đâu!
Chu Tán đứng lên, hét lên gọi. Hắn chưa gọi xong thì đã phun ra một búng máu, ngã trên mặt đất.
-Phu Quân tỉnh lại. Phu Quân tỉnh lại!
Một lát sau thì Chu Tán đã hấp hối. Nhưng có điều, trong ánh mắt hắn sáng lên một tia sáng, dường như cảm thấy một điều gì đó, nhẹ giọng nói:
-Phu nhân hồ đồ... Phu nhân hồ đồ...
Lời còn chưa dứt thì hắn lại phun một ngụm máu nữa, thấm đỏ áo của phu nhân.
****
Tuy Dương bắc bộ úy hưởng bổng lộc ba trăm lượng. Trong những chức quan tại Đông Hán, đây không phải là chức quan lớn, thậm chí không sánh bằng một huyện trưởng của một huyện. Thế nhưng, chức vụ này không hề tầm thường chút nào. Tuy Dương chính là đế đô của Đông Hán. Trách nhiệm của Tuy Dương bắc bộ úy phải trông coi cửa thành bắc Tuy Dương, bao gồm cả cửa Ung Môn liên thông ra bốn vùng lân cận. Mà bốn vùng lân cận với Tuy Dương này đều là vùng phồn thịnh sầm uất, dân cư đông đúc.
Năm xưa Tào Tháo từng nhậm chức bắc bộ úy Lạc Dương. Bây giờ Tào Tháo nhận lệnh thiên tử sai khiến các chư hầu, càng làm cho chức Lạc Dương Bắc Bộ Úy không tầm thường.
Người đảm nhiệm chức Lạc Dương bắc bộ úy nhất định phải là cận thần của Tào Tháo. Chu Tán là đồng hương với Tào Tháo, lại là huynh đệ kết nghĩa với Tào Chân, rất phù hợp cho chức quan này.
Bây giờ Chu Tán đột nhiên chết đi, lập tứcsóng to gió lớn nổi lên.
Sau khi Tào Chân biết được tin tức thì hôn mê bất tỉnh. Khi tỉnh lại, y gào khóc thảm thiết.
Còn Tào Tháo cảm thấy vô cùng căm phẫn. Cục diện Tuy Dương cuối cùng sao lại hỗn loạn như vậy? Ngay cả Tuy Dương bắc bộ úy mà còn khó bảo toàn tính mạng?
Đầu tháng sáu, Tuy Dương lệnh bị cách chức. Hà Nam duẫn là Hạ Hầu Thận dâng thư xin thỉnh tội, Tào Tháo liền lập tức cách chức Hạ Hầu Thận.
Giữa tháng sáu, Tào Tháo bất ngờ điều động thái thú Đông quận là Trình Dục đảm nhiệm chức Hà Nam duẫn.
Trình Dục là nguyên lão đi theo Tào Tháo sớm nhất, vô cùng trung thành và tận tâm với Tào Tháo. Tính tình hắn cương liệt, tài năng và là người mưu trí. Trong vòng ba năm Trình Dục làm thái thú Đông quận đã giúp cho Đông quận đêm không cần phải đóng cửa, không cần nhặt của rơi trên đường. Bây giờ để Trình Dục đảm nhiệm chức Hà Nam duẫn quả là một sự lựa chọn tốt, để bình ổn kinh đô và những cùng lân cận.
Nhưng mà chức Hà Nam duẫn thì đã ổn, còn biết tìm ai nhậm chức ở Tuy Dương lệnh đây?
Tình hình ở Tuy Dương vốn dĩ đã rất phức tạp. Bây giờ bắc bộ úy lại chết đi càng khiến cho tình hình hỗn loạn khó lường. Thế lực khắp nơi đều nhất cử nhất động nhắm vào chức Lạc Dương lệnh. Tào Tháo cũng đau đầu, thực sự không biết nên chọn người nào cho thỏa đáng.
-Chủ công, thần xin tiến cử một người có thể nhận chức ở Lạc Dương lệnh.
Đổng Chiêu dũng cảm đứng ra trong đại sảnh Tư Không mà nói.
Tào Tháo nói:
-Công Nhân muốn tiến cử người nào?
-Tào Duyện Tư Không, người Dĩnh Xuyên, Trần Quần - Trần Trường Văn.
-Hả?
Tào Tháo nhíu mày, hướng về những người trong sảnh đường. Tuân Úc, Quách Gia, Hạ Hầu Thận, kể cả người sắp nhậm chức Trình Dục cũng không nói tiếng nào.
-Trường Văn có đủ thể làm được không?
Tào Tháo có phần do dự, mở miệng nói.
Cũng khó trách Trần Quần không được cân nhắc. Mặc dù hắn đã được nâng lên làm chức Mậu Tài, nhưng hắn không có nhiều kinh nghiệp cầm quyền. Mà Tuy Dương ngày trước từng là đế đô, nói về chức hàm thì cũng tương đương như chức Thái Thú. Hơn nữa bây giờ tình hình phức tạp, khắp nơi thế lực tranh giành, có thể nói là ngư long hỗn tạp. Trần Quần tuổi trẻ. Không nói đến việc y có thích hợp hay không, nếu để y nhậm chức Tuy Dương Lệnh thì liệu y có thể nào bình ổn được cục diện này không?
Trước nay chức Tuy Dương lệnh đều là những lão thần triều đình. Công trạng của Hạ Hầu Thận hiển hách, lại là cận thần của Tào Tháo, mới có thể khiến kẻ khác nể phục. Bây giờ, kinh nghiệm của Trình Dục không phải là vấn đề, Tào Tháo rất yên tâm. Nhưng có điều tư cách và uy danh của Trần Quần chưa chắc đã có thể đứng vững ở Tuy Dương.
Quách Gia ho khan một tiếng:
-Nếu nói về tư cách và tuổi tác thì Trường Văn thật là có điểm thua thiệt. Nhưng có điều xin Tư Không đừng quên, tổ phụ của Trường Văn là Trần Quẫn, là một trong bốn môn sinh nổi tiếng ở Dĩnh Xuyên, danh vọng cực cao. Cha của Trường Văn là Trần Ký cũng là danh sĩ của Dĩnh Xuyên. Trường Văn xuất thân từ gia tộc Trần thị, có ưu thế nổi trội. Chí ít thì những con cháu thế tộc giàu sang ở Tuy Dương nhất định phải nể mặt Trường Văn. Bên cạnh đó, tính tình Trường Văn nho nhã, gặp chuyện thì điềm đạm. Y cũng phiêu bạt nhiều năm, rất từng trải. Trọng Đức thì kiên cường mạnh mẽ, còn Trường Văn thì ôn tồn mềm mỏng. Một cương một nhu hợp lại thì hành sự cũng tốt. Nếu đổi lại một kẻ khác có tư cách nhưng tính cách kiên cường thì chưa chắc đã đồng ý nghe theo lời của Trọng Đức sai khiến. Hơn nữa, nếu đã để cho Trọng Đức nhậm chức Hà Nam Duẫn thì tốt nhất hãy hỏi qua ý kiến của hắn, xem chủ ý của hắn thế nào.
Lập tức Tào Tháo nhìn qua Trình Dục.
Trình Dục thân cao tám thước ba tấc. Trong đại sảnh, hắn cao hơn hẳn mọi người một cái đầu, khi đứng lên thì lập tức khiến kẻ khác cảm thấy bị trấn áp.
Trình Dục là người Đông Quận, Đông A, Duyện Châu, tướng mạo đường hoàng. Thấy Tào Tháo nhìn qua, Trình Dục trầm ngâm một lát, gật đầu nói:
-Phụng Hiếu nói không sai.
Chuyện nhà mình thì tất nhiên mình nắm rõ. Bản thân Trình Dục cũng hiểu rất rõ nhược điểm của bản thân. Hắn vốn dĩ có thể làm việc tốt đẹp ở Đông Quận vì bản thân hắn là người Duyện Châu. Dân chúng địa phương tự nhiên có thiện cảm với hắn. Hơn nữa, sau khi Đông Quận trải qua loạn Lữ Bố thì vô cùng tan hoang. Những thế tộc giàu có đều sa sút uy danh, cũng giúp hắn dễ dàng ra lệnh cho bọn họ hơn.
Nhưng còn Tuy Dương...
Nếu không có gia thế thì quả không tiện làm việc chút nào. Dù sao thì danh vọng của Trình Dục không đủ để uy hiếp con cháu của những nhà thế gia vọng tộc này.
Nhưng Trần Quần không giống vậy. Y xuất thân Dĩnh Xuyên, sát với Tuy Dương cho nên rất quen thuộc Tuy Dương. Dòng họ Trần thị ở Dĩnh Âm lại là một trong những đại gia tộc giàu có ở Dĩnh Xuyên. Trần Quầncó danh, có tài hoa, quan trọng hơn là y lại có một vị gia gia nổi tiếng! Chỉ bằng điểm này, y chắc chắn có thể đứng vững ở Lạc Dương.
Còn chuyện tuổi tác, tư cách?
Tuổi còn trẻ, chưa có kinh nghiệm nhưng không hản là y không thể làm Tuy Dương Lệnh.
-Đã như vậy thì lập tức gọi Trường Văn đến đây.
← Hồi 229 | Hồi 231 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác