← Hồi 089 | Hồi 091 → |
Tào hoàng hậu khẽ mỉm cười, nói:
- Thời gian trước, thiếp nghe nói có một đề thi thú vị, không biết Thánh Thượng muốn nghe không?
Cuối cùng vẻ mặt Triệu Trinh dịu xuống, không kìm nổi cười nói:
- Nàng từ khi nào cũng quan tâm tới chuyện khoa cử?
Tào hoàng hậu lắc đầu mỉm cười duyên dáng nói:
- Không liên quan với khoa cử, thần thiếp muốn thử Quan gia.
Hai người ngồi nói chuyện, trời tuy không lạnh, nhưng bên cạnh sớm có người nấu nước pha trà trên lò lửa nhỏ bùn đỏ. Bất cứ lúc nào châm trà nóng cho Thiên tử và Hoàng hậu. Tào hoàng hậu ra hiệu cung nhân lấy bình đồng bắt lên ngọn lửa đang cháy..
Tào hoàng hậu tiện tay lấy một nhánh củi khô, lần lượt bỏ vào lửa. Triệu Trinh không rõ cho lắm, nhưng nhìn có hứng thú.
Cành củi khô đó cháy, Tào hoàng hậu không có đưa cành củi khô vào lò, ngược lại cầm trên tay nói:
- Quan gia, cành củi khô này nếu cháy hết thế này, thì thành củi than, thần thiếp muốn đố Quan gia một chút, làm sao có thể để cành củi khô sau khi cháy hết, vẫn có thể được than củi hoàn chỉnh trên tay?
Triệu Trinh cầm củi khô, cười nói:
- Cái này dễ dàng.
Y vốn cho rằng đơn giản, cầm củi khô trên tay chỉ đợi lửa cháy hết, không ngờ lửa đó cháy tới chỗ cầm, ngón tay Triệu Trinh không ngừng dời lại, cuối cùng không dời được nữa, nhìn thấy lửa cháy tới tay, vội vàng ném cành củi khô đi.
Cành khô rơi xuống đất, lăn tròn, Triệu Trinh đỏ mặt lên, nói:
- Chuyện này không thể làm được.
Tào hoàng hậu tự nhiên cười nói:
- Cũng không hẳn không thể.
Nói rồi tay trái cầm cành củi khô, đặt trên ngọn lửa đốt. Triệu Trinh tràn đầy không tin, nhìn chăm chăm Hoàng hậu, thấy ngọn lửa đó dần tới ngón tay của Tào hoàng hậu, vội nói:
- Nhanh vứt cành củi khô.
Không ngờ Tào hoàng hậu đột nhiên vươn tay phải ra, nắn bóp trên than củi vừa cháy xong.
Triệu Trinh cả kinh, thầm nghĩ than củi tuy không có lửa, nhưng vẫn rất nóng, Hoàng hậu sao đến nỗi thế này? Mới ngăn lại, củi khô đã cháy xong, Tào hoàng hậu nhẹ chau mày, cầm khúc than củi còn nguyên vẹn nói:
- Quan gia, thần thiếp làm được.
Lúc này mới vứt than củi ra.
Triệu Trinh thấy hai ngón tay phải của Tào hoàng hậu đã bị đốt đỏ lên, trong lòng thương xót, vội nói:
- Hoàng hậu, chỉ là một đề thi, hà tất thật như thế chứ? Nhanh truyền ngự y đến.
Tào hoàng hậu kìm nén đau đớn, vẫn có thể cười nói:
- Quan gia, cái này tuy là đề thi, nhưng liên quan tới đề thi của giang sơn Đại Tống. Bây giờ giang sơn Đại Tống giống như nhánh cây khô, loạn trong giặc ngoài tựa như ngọn lửa. Quan gia muốn trọn cả giang sơn, thì không thể nhượng bộ nữa. Chỉ có thể kìm nén cơn đau đánh cược một lần, mới có thể được toàn công. Tự cổ "sống gian lao cực khổ, chết an vui" biến pháp biến pháp, sửa cái cũ đón cái mới đến, đau một trận đương nhiên là khó tránh. Nếu vì đau mà không dám thay đổi, cuối cùng khó giữ giang sơn.
Triệu Trinh thở dài một tiếng, nhìn than củi trên đất, hồi lâu mới nói:
- Không ngờ Hoàng hậu lại có lòng quyết tâm khuyên trẫm. Nếu trẫm lại nhìn trước ngó sau, thật sự hỏi lòng có hổ thẹn.
Nhìn ngón tay trỏ của hoàng hậu, ánh mắt Triệu Trinh chớp động, đột nhiên hỏi:
- Nhưng ta nghĩ, đề thi này không phải Hoàng hậu nghĩ ra? Giống như hôm nay trẫm gặp Địch Thanh, cũng là Hoàng hậu sắp đặt?
Sớm có ngự y chạy tới, xử lý vết bỏng cho Tào hoàng hậu.
Tào hoàng hậu thấy Triệu Trinh hỏi như vậy, cười đáp:
- Thiếp chính là nói Quan gia thông minh tuyệt đỉnh, rất nhiều chuyện gạt không được ngài rồi. Mấy ngày trước Thường Ninh trên đường gặp Địch tướng quân mấy lần xin gặp Thánh Thượng thấy có chút sầu khổ. Lúc này mới lén nói tới chuyện này với thần thiếp. Thần thiếp triệu Địch Thanh vào cung, một là muốn hỏi chuyện xá đệ, càng nhiều là thiên hạ của Quan gia. Địch Thanh có dũng có mưu, quả thực là tướng tài hiếm có kế sau Tào tướng quân. Chỉ mong Thánh Thượng có thể suy nghĩ theo đại cuộc, chớ tránh hắn. Về phần đề thi đó, là Phạm Trọng Yêm nói với thần thiếp, thần thiếp chẳng qua truyền đạt dụng ý của Phạm Trọng Yêm mà thôi.
Triệu Trinh thấy Tào hoàng hậu như vậy, lòng cảm động, thầm nghĩ "trẫm đường đường là nam nhi, chẳng lẽ còn không bằng một nữ nhi? Hoàng hậu khổ đau khuyên như vậy, trẫm lại do dự không quyết, thật xấu hổ vô cùng."
Vừa nghĩ tới đây, Triệu Trinh đã hạ chủ ý, hạ chỉ với Diêm Sĩ Lương:
- Triệu kiến Phạm Trọng Yêm.
Địch Thanh ra hoàng cung, nhất thời tâm phiền ý loạn.
Mấy năm nay hắn chỉ có hai mục đích, một là dẫn dắt quân dân tây bắc bảo vệ nước nhà, chống cự quân Hạ. Mục đích còn lại đương nhiên là tìm Hương Ba Lạp.
Nhưng sau đó hắn mới phát hiện hai mục đích này, vốn chính là hợp hai thành một. Đi Hương Ba Lạp, phải đánh bại Nguyên Hạo hãy nói. Hắn hết lòng lo lắng xuất chiêu, chưa bao giờ nghĩ có một ngày, Tống, Hạ đột nhiên nghị hòa.
Tiếp theo, hắn nên làm thế nào?
Lững thững ở thành cổ Khai Phong, thấy dòng người như cá diếc sang sông, chợ hoa như sóng dữ Bích Hải. Biện Kinh phồn hoa cực thịnh, náo nhiệt vô cùng, nhưng náo nhiệt này, trước sau là của người khác.
Đứng ở đầu phố, nhìn mặt trời chiều ngã về hướng tây, cuối cùng không vào chân trời. Đợi tới lúc bóng đêm bao phủ, Địch Thanh đột nhiên cảm thấy rùng mình, hắn dường như đã đứng bên vách núi.
- Địch Thanh... uống chút rượu chứ?
Đột nhiên có một người khàn giọng hỏi.
Địch Thanh hơi có kinh ngạc quay đầu nhìn qua. Nhìn thấy bên cạnh có một tửu quán, một ông lão ngồi bên ngoài tửu quán, trên mặt ông lão đó có vết sẹo đao, lông mày đã đứt một nữa, dung nhan quái dị, Địch Thanh bỗng nhiên nhớ ra, hắn biết ông lão này.
Năm đó hắn ám sát Hạ Tùy, bị Quách Tuân chặn lại, sau đó Quách Tuân dẫn hắn tới tửu quán này, ông lão này họ Lưu.
Chuyện cũ như gió, cảnh còn người mất, Địch Thanh lẳng lẽ vào tửu quán, phát hiện bên trong không có một người. Rượu thức ăn trong này tuy không tệ, nhưng giống như người, không cần thiết phải ngon cũng có người thưởng thức.
Ông lão Lưu sau khi mời Địch Thanh vào, thì cà thọt cái chân bận trước bận sau. Lão chuẩn bị món kho, ướp đồ ăn cho Địch Thanh, lại lấy vò rượu đặt lên bàn, sau đó che một nữa cửa hiệu lại, ra hiệu không buôn bán nữa. Địch Thanh vốn không nói, thấy thế nói:
- Ông lão Lưu, ta chỉ uống chút rượu, ông không cần đóng cửa đâu.
Ông lão Lưu lại bê một vò rượu, đặt thật mạnh lên bàn nói:
- Lão có chuyện nói với ngài.
Địch Thanh ngạc nhiên nhìn ông lão Lưu, không biết ông lão Lưu sẽ nói những gì? Ông lão Lưu đã lấy hai cái chén to, mở nút vò rượu.
Mùi rượu bốn phía, nghe thấy làm người ta say lòng. Ngọn đèn dầu lóe lên, chiếu vào tang thương của hai người không giống nhau.
Ông lão Lưu bưng một chén rượu nói:
- Rượu này là chính lão ủ, cất giấu hơn ba mươi năm, chỉ có hai vò. Rượu nguyên chất như người, lâu mới có thể biết hương vị. Rượu ngon như đao, có thể chém vạn nghìn tình sầu thế gian.
Địch Thanh chưa bao giờ nghĩ rằng ông lão này có thể nói ra mấy câu phong nhã này, bưng chén rượu nói:
- Ông lão Lưu từng nghe qua câu "mượn rượu giải sầu càng sầu hơn" chưa? Rượu này chỉ có hai vò, lão dùng nữa đời người để ủ rượu, vì sao muốn cho ta uống?
Lão Lưu nhìn chằm chằm Địch Thanh nói:
- Rượu này vốn là rượu Quách Tuân Quách đại nhân uống! Năm đó y có giao hẹn với lão, chỉ cần cởi bỏ khúc mắc, thì thoải mái uống một trận với lão, lão nói đợi y. Từ ngày đó về sau, lão liền cất giấu hai vò rượu này!
Địch Thanh nghe thấy tên của Quách Tuân, trong lòng chua xót, uống cạn bát rượu, thương cảm nói:
- Quách đại ca uống không được rượu này rồi. Hắn không biết dùng bao nhiêu dũng khí mới nói ra câu nói này.
Hắn chinh chiến khổ cực nhiều năm, đối với rất nhiều chuyện cũ như khói khó có thể dứt bỏ. Chuyện cũ khó đuổi, thay đổi quá nhiều, quá nhiều người đã rời bỏ hắn mà đi. Có lẽ hắn ngẫu nhiên nhớ lại, có lẽ hắn quên mãi mãi. Nhưng hắn biết, đời này người mãi không quên được, một là Vũ Thường, một là Quách Tuân.
Ông lão Lưu cũng uống cạn rượu trong chén, lại bưng vò rượu đầy rượu. Không đợi nói gì, đột nhiên Địch Thanh hỏi:
- Quách đại ca có khúc mắc gì?
Địch Thanh thầm nghĩ rằng:
"Theo lời ông lão Lưu nói, rượu này không có mở ra, Quách đại ca vẫn không có uống, thì cũng vẫn chưa cởi bỏ khúc mắc." Nghĩ tới đây, Địch Thanh đã nghĩ bất luận thế nào, cũng phải giúp Quách Tuân hoàn thành tâm nguyện.
Ông lão Lưu nói:
- Khúc mắc của y, vốn có liên quan với ngài.
Địch Thanh ngẩn ra, thầm nghĩ chẳng lẽ là có liên quan với Hương Ba Lạp sao? Nghe lão Lưu nói:
- Địch Thanh, lão kể cho ngài nghe một chuyện cũ, không biết ngài có thể nghe không.
Địch Thanh nói:
- Lão kể gì, ta đều có thể nghe.
Ông lão Lưu gật đầu, bỏ chén rượu xuống ôm vò rượu uống mấy ngụm, mặc cho nước rượu đổ tràn lên ngực, không biết lúc nào trong mắt đã có nước mắt.
- Quách đại nhân cứu lão một mạng, làm sao cứu, lão không nói nhiều nữa. Từ sau khi y cứu lão, đời này lão, chuyện vui nhất, chính là đợi y đến uống mấy ngụm rượu, nói chuyện phiếm mấy câu. Y là người tốt, ngài biết chứ?
Địch Thanh thầm lấy làm kỳ lạ ông lão Lưu hỏi như vậy, mỉm cười nói:
- Nếu đại ca không phải người tốt, trên đời này rất khó có người tốt hơn.
*****
Lão Lưu thổn thức nói:
- Nhưng người tốt cũng có thể làm chuyện sai. Y làm sai một chuyện, kết quả áy náy cả đời.
Địch Thanh đã không kìm được tim đập dồn dập, trực giác cho rằng, chuyện ông lão Lưu nói có thể có liên quan với hắn, nghe lão Lưu lại nói:
- Quách đại nhân là võ học kỳ tài, lúc tuổi trẻ đã được tiên đế coi trọng. Trước khi được vào Tiền điện, Y tuy ít tuổi đắc chí, nhưng là người thẳng thắn nhiệt tình, không thể gặp chuyện bất bình, bằng không y cũng sẽ không cứu lão. Lúc đó y ở kinh thành gặp được một thư sinh họ Địch... còn dẫn người đó tới chỗ lão uống rượu. Thư sinh họ Địch đó, lớn lên rất giống ngài, đều là tuấn lãng phi thường.
Địch Thanh trong lòng kinh hoàng, không đợi đoán, ông già Lưu đã nói ra đáp án:
- Ngài không cần đoán, thư sinh đó chính là lệnh tôn. Lệnh tôn và Quách đại nhân đã quen biết từ lâu!
Địch Thanh chợt hiểu rõ rất nhiều chuyện, đột nhiên nghĩ tới, năm đó Quách Tuân và hắn vừa gặp đã thấy hợp, có phải vì thấy hắn quen mặt không?
Ông lão Lưu đổ vài hớp rượu, nói:
- Lệnh tôn tuy là thư sinh nho nhã, nhưng cũng có chút ngay thẳng. Lão thấy họ qua lại thân thiết, rất là vui mừng. Năm đó lệnh tôn ở kinh thành ôn bài muốn thi trạng nguyên, không bao lâu, thì quen biết một cô gái họ Mai, cũng chính là lệnh đường. Lệnh tôn và lệnh đường là vừa găp đã thương, nhưng Quách đại nhân cũng rất thích lệnh đường!
Sắc mặt Địch Thanh tái nhợt, nhớ lại chuyện cũ, tay cầm chén rượu run rẩy kịch liệt, khàn giọng nói:
- Năm đó đả thương cha ta chính là Quách đại ca sao?
Hắn thật sự không muốn đoán như vậy, nhưng không thể không đoán như vậy. Chuyện cũ chợt đến, như gió cuốn tuyết cuồng.
Địch Thanh nhớ rõ cha luôn trọng thương mãi không khỏi, nhớ mẹ vẫn ảm đạm tiều tụy. Hắn biết là có người đả thương cha, hại cha thi không đậu khoa cử, nghèo khó cả đời. Nhưng mẫu thân chưa bao giờ nói với huynh đệ bọn họ kẻ thù là ai.
Hắn không ngờ người đả thương cha mình chính là Quách Tuân_ một Quách Tuân xem trọng như cha anh.
Trong hoảng hốt, nghe thấy ông lão Lưu nói:
- Phải, đả thương lệnh tôn chính là Quách đại nhân, nhưng y không cố ý.
Địch Thanh bỗng nhiên đứng lên, hai má co giật, ông lão Lưu thấy thế, vội gọi:
- Y thật sự là không cố ý đả thương lệnh tôn, tất cả mọi thứ là vì Ngũ long!
Địch Thanh rùng mình, thất thanh nói:
- Ngũ long? Sao có thể liên quan với Ngũ long?
Ông lão Lưu chua xót nói:
- Ngũ long là vật của điềm xấu. Ngài nhớ không, Quách đại nhân từng khuyên ngài bỏ Ngũ long, chính vì năm đó y đã bị vật này làm hại. Hôm đó là ngày 15 tháng 8, đêm trăng tròn!
- Ngày 15 tháng 8? Địch Thanh trong lòng kinh sợ, thầm nghĩ ngày 15 tháng 8 có phải chính là ngày Bát vương gia nói không? Tại sao Ngũ long có thể xuất hiện quái dị ngày này?
Trong mắt ông lão Lưu đột nhiên hiện ra ý kinh hoảng, xuyên qua cửa sổ nhìn ánh trăng trên trời.
Lúc này ánh trăng sáng tỏ, rọi xuống ánh sáng rực rỡ xuyên qua cửa sổ rải lên mặt đất, giống như mặt đất mạ một lớp thủy ngân.
Ông lão Lưu trong kinh hãi có run rẩy nói:
- Đêm đó trăng sáng cũng sáng thế này, tròn thế này. Đã rất muộn rồi, Quách đại nhân đột nhiên lảo đảo tới quán rượu của ta, mặt không có chút máu, nói mình phạm sai lầm lớn, đả thương lệnh tôn! Lúc đó lão vẫn không tin, lão biết Quách đại nhân tuy thích lệnh đường, nhưng tuyệt đối không ỷ vào võ công ức hiếp kẻ yếu. Nếu như vậy, làm sao y có thể ra tay với lệnh tôn? Lúc đó Quách đại nhân nói năng lộn xộn, ta nhìn đoán ra. Y vô cùng hối hận chán nản, lúc đó y chỉ nói, ‘là ngũ long, là do ngũ long, nhưng ai tin? Không được, ta nhất định phải đi giải thích. ’ Đêm đó, Quách đại nhân lặp lại mấy câu nói đó, thì xông ra tửu quán.
Địch Thanh tâm tư hỗn loạn, nghĩ tới điều gì, mặt biến sắc. Ngũ long đột nhiên lộ ra dị trạng, Người bị khống chế đột nhiên tăng thần lực. Hắn là đích thân thể nghiệm, cũng từng bởi vậy màđả thương Mã Trung Lập. Nghe Tào Dật nói, Quách Tuân chắc chắn là bị ảnh hưởng của Ngũ long. Chẳng lẽ, năm đó Quách Tuân đột nhiên bị Ngũ long ảnh hưởng, khó kiềm chế, mới đả thương người?
Địch Thanh cảm động theo, đã hiểu ý của Quách Tuân. Lúc đó Quách Tuân đã cảm thấy là Ngũ long tác quái, do đó sau này mới xem Ngũ long là vật mang điềm xấu. Quách Tuân biết không ai tin, cũng biết mẹ của Địch Thanh sẽ không tin, nhưng Quách Tuân vẫn muốn đi giải thích.
Ông già Lưu nói tiếp:
- Lúc đó lão rất lo lắng, nhưng vẫn đợi tới ba ngày, Quách đại nhân mới trở về. Năm đó lúc nhìn thấy y, xém chút nữa nhận không ra y. Y tiều tụy không giống người, giống như cô hồn dạ quỷ. Chỉ là nói "tìm không được, bọn họ đi rồi". Sau khi y nói xong câu nói đó, thì hôn mê bất tỉnh. Hai ngày sau y mới tỉnh lại, nhưng chỉ là uống rượu, hình như muốn uống chết mới thôi.
Địch Thanh tuy biết lúc đó Quách Tuân nhất định không sao, vẫn lo lắng nói:
- Sau đó huynh ấy thế nào? Khỏe lên không?
Ông lão Lưu liếc nhìn Địch Thanh có thâm ý, nữa hồi lâu mới nói:
- Sau đó lão tới lỗ tai của ông ấy, ghé vào tai ông ấy thét‘Nếu ngài là đàn ông, làm sai chuyện thì tìm cách bù đắp, không được để người ta xem thường. ’ Sau khi Quách Tuân nghe thấy câu nói này của lão, không biết tại sao, đột nhiên bắt đầu ăn cơm. Nhưng sau đó bệnh nặng một trận, xém chút nữa chết rồi, Sau đó y nói với lão: ‘Chuyện ta làm sai, ta phải bù đắp lại, ông tin ta. ’Lúc đó lão nói với ông ấy:
‘Ta tin ngài, ta ủ rượu chờ ngài, khi nào ngài cởi được khúc mắc, ta và ngài thoải mái uống một bữa. ’
Địch Thanh đang nhìn hai vò rượu trên bàn, tựa hồ đang nhìn giao hẹn giữa hai người đàn ông. Vò rượu đó xanh biếc, dưới màu sắc của ánh đèn lưu chuyển không ngừng, khó có thể nắm bắt, như có tâm sự Quách Tuân chưa từng nói ra.
Ông gìa Lưu cũng đang nhìn vò rượu đó, thổn thức nói:
- Nhưng lúc giao hẹn năm đó, lão cũng chưa từng nghĩ tới giao hẹn này chính là hơn ba mươi năm. Cuối cùng Quách đại nhân không có uống rượu ta ủ cho y. Hai hàng lệ nóng đục ngầu theo khuôn mặt xấu xí chảy xuống. Ông lão Lưu nhìn qua Địch Thanh nói:
- Sau đó... Quách đại nhân tìm được ngài, dẫn ngài vào kinh. Ngài vì bị thương khó di chuyển, mỗi lần y đến chỗ ta uống rượu đều là mặt cau mày có, luôn nói: ‘Ta dẫn Địch Thanh vào kinh, vốn muốn bù đắp sai lầm, nhưng chính là làm hại cậu ấy. ’
Địch Thanh sống mũi chua xót, lẩm bẩm nói:
- Huynh ấy làm quá nhiều rồi.
Hắn chưa từng hận Quách Tuân, cho dù lúc hắn biết đã thương cha hắn cũng không có ý hận.
Nếu trách, chỉ có thể trách ông trời trêu chọc!
- Sau kinh biến, Quách đại nhân càng thương tâm, nói với lão, y nhất định tìm được Hương Ba Lạp, giúp ngài tìm Hương Ba Lạp, cũng muốn đích thân giải câu đố này. Y luôn muốn nói ra chân tướng năm đó với ngài, nhưng lại vẫn không dám. Lúc xuất kinh, y gặp lão lần cuối, nói với lão, nếu y chết rồi, thì xin lão truyền đạt với ngài một câu. Đây chính là nguyên nhân hôm nay lão muốn mời ngài uống rượu, vì lão phải chuyển câu nói của y.
Trái tim Địch Thanh đập mạnh lên, trên mặt đã không có chút máu, chậm rãi nói:
- Xin lão nói.
Ông già Lưu run rẩy đứng lên, nhìn chằm chằm Địch Thanh, môi run run nói:
- Quách đại nhân nói, xin ngài thứ lỗi cho ông ấy! Thấy Địch Thanh im lặng không nói, Ông già Lưu nước mắt tuôn đầy mặt, khàn giọng nói:
- Quách đại nhân đời này chỉ làm sai hai chuyện, đều có liên quan với ngài. Bây giờ y đã chết rồi, chẳng lẽ... ngài thật sự không chịu tha thứ cho y?
Ông lão trong kích động lại có mất mát, nước mắt chảy xuống. Lão chờ rất lâu, vì truyền câu nói này, lão không muốn làm Quách Tuân thất vọng. Giữa lúc đó, quỳ xuống đất, không đợi quỳ xuống, Địch Thanh đã kéo ông lão Lưu nói:
- Ta không nên tha thứ huynh ấy.
Ông già Lưu khàn giọng nói:
- Tại sao, chẳng lẽ y làm sai một chuyện, cho dù chết đi, cũng không thể được tha thứ của ngài?
Trong mắt Địch Thanh đã có nước mắt, trầm giọng nói:
- Ta không nên tha thứ huynh ấy, chỉ vì trước giờ ta chưa từng trách huynh ấy. Địch Thanh ta đối với Quách đại ca, chỉ có cảm kích. Nếu lão thích, ta vẫn có thể nói cho Quách đại ca biết, mẹ của ta sớm đã tha thứ huynh ấy rồi. Mẹ ta nói, bà ấy từ lâu đã không hận người đả thương cha, bà không hy vọng ta báo thù rửa hận. Nếu Quách đại ca trên trời có linh thiên, huynh ấy chắc chắn biết.
Ông già Lưu mừng đến phát khóc, khóc như đứa trẻ.
Có những người cả đời khó có một hẹn ước, có những người cả đời không có thực hiện một lần hẹn ước, nhưng cũng có những người sống cả đời, chỉ vì một hẹn ước.
Có đáng không, dòng chảy thời gian đã khắc ghi.
Nước mắt không có lúc chảy hết, nhưng rượu cuối cùng có lúc uống cạn.
Lúc Địch Thanh trở về Quách phủ hơi có chút say. Lúc bước vào Quách phủ, hắn dường như cảm giác Quách Tuân vẫn bên cạnh, nhìn trăng sáng treo cao cao, hắn lẩm bẩm nói:
- Quách đại ca, người thật ngốc.
Trăng sáng đó dường như cũng hóa thành mặt Quách Tuân, cũng nhìn Địch Thanh. Trăng sáng không nói gì, im lặng như kim.
Địch Thanh thu tầm nhìn lại, không đợi tới trước phòng, thì nhìn thấy trong phòng đốt ngọn đèn, có bóng người xuyên lên giấy cửa sổ. Địch Thanh trong lòng hơi ấm áp, thầm nghĩ lúc này vẫn đang chờ hắn, không chừng chỉ có Quách Quỳ..
*****
Đẩy cửa phòng ra "kẽo kẹt" vang lên, người ngồi bên cửa sổ nhìn qua hắn, mỉm cười nói:
- Địch Thanh, ngươi về rồi à?
Địch Thanh ngẩn ra, nhìn thấy đôi mắt sáng ngời đa tình, thất thanh nói:
- Phạm đại nhân, sao ngài tới đây?
Người ngồi trong phòng Địch Thanh, đúng là Phạm Trọng Yêm!
Phạm Trọng Yêm cười nói:
- Ta không thể tới sao?
Địch Thanh có chút vui mừng bất ngờ, vội nói:
- Không phải, chỉ là có chút bất ngờ vui mừng mà thôi.
Sau khi hắn đi sứ Thổ Phiên, thì được điều lệnh lập tức hồi kinh, không có nói tạm biệt với Phạm Trọng Yêm.
Tới kinh thành rất lâu, Địch Thanh cũng biết Phạm Trọng Yêm được điều về kinh thành, nhưng vẫn không có đi thăm hỏi. Không ngờ hôm nay Phạm Trọng Yêm lại tới tìm hắn.
Phạm Trọng Yêm thấy Địch Thanh lộ ra ý muốn hỏi, cũng không vòng vo, lập tức nói:
- Ta là từ hoàng cung đến. Lúc ban ngày, Thánh Thượng từng triệu ta vào cung, thương nghị chuyện biến pháp.
Trong thần sắc có chút phấn chấn, Phạm Trọng Yêm nói:
- Địch Thanh, cuối cùng Thánh Thượng hạ quyết tâm biến pháp rồi, ngày mai sẽ trong triều tuyên bố nghị sự biến pháp.
Cảm giác say của Địch Thanh dâng lên, ngồi trên giường, đột nhiên cười nói:
- Chuyện tốt.
Trong lòng hắn nghĩ tới, "lúc còn ở tây bắc, những người Phạm công, Bàng đại nhân từng thương nghị chuyện biến pháp, cuối cùng hôm nay được ước nguyện rồi. Nhưng ta thì sao?"
Hắn đương nhiên không phải phản đối biến pháp. Nhưng nghe tới tin tức này, không có vui mừng trong tưởng tượng.
Phạm Trọng Yêm suy nghĩ tinh tế đã nhìn ra buồn bã của Địch Thanh nói:
- Hôm nay ở trong cung, Thánh Thượng nói với ta, hình như ngươi phản đối biến pháp?
Địch Thanh ngẩn ra, lắc đầu cười khổ nói:
- Phạm đại nhân, ngài biết không phải như vậy, sao mạt tướng có thể phản đối biến pháp chứ? Mạt tướng chỉ là phản đối nghị hòa với nước Hạ mà thôi.
Phạm Trọng Yêm mỉm cười nói:
- Ta đương nhiên biết ngươi sẽ không. Thật ra hôm nay Thánh Thượng có chút tức giận, ngươi có biết ông ấy tức giận gì không?
Địch Thanh nhíu mày, buồn bã nói:
- Mạt tướng người vốn rất ngốc, đoán không ra ý của Thánh Thượng.
Phạm Trọng Yêm nói:
- Thánh Thượng nói với ta, ngài ấy luôn xem ngươi là bạn, nhưng ngươi lại không hiểu ngài ấy.
Địch Thanh trong lòng thầm nghĩ:
"Ta là không hiểu ngài ấy, nhưng ngài ấy hiểu ta sao?"
Nhưng Địch Thanh không muốn nói nhiều, chỉ trầm lặng, nghe Phạm Trọng Yêm lại nói:
- Đại Tống bệnh trầm kha nhiều năm. Ngươi và ta biết, Thánh Thượng biết, người có chí đều biết. Tình hình này phải đổi, không đổi không được. Nếu không sửa đổi, bệnh Đại Tống lâm vào nguy kịch, chỉ có thể ngồi chờ diệt vong. Thánh Thượng có chí biến pháp, là chuyện may mắn thiên hạ, ta toàn lực ủng hộ, lúc này không phụ Thiên tử lê dân...
Lần đầu tiên Địch Thanh cắt ngang lời nói của Phạm Trọng Yêm, bình tĩnh nói:
- Phạm công, nếu ngài đã biết mạt tướng biết, thì không cần nói những lời này. Ngài đến đây tìm mạt tướng, đương nhiên không phải nói lợi ích của biến pháp.
Phạm Trọng Yêm cười, chậm rãi nói:
- Thánh Thượng nói, Địch Thanh trước đây bất luận Thánh Thượng làm gì, đều toàn lực ủng hộ. Nhưng bây giờ Địch Thanh thay đổi rồi, một lòng chỉ vì chinh chiến tây bắc, không để ý đại cục thiên hạ.
Địch Thanh bỗng ngẩng đầu lên, ánh mắt sáng quắc nhìn Phạm Trọng Yêm nói:
- Vậy Phạm công thấy mạt tướng thế nào?
Phạm Trọng Yêm trầm ngâm một lát, nói:
- Ta biết ngươi cho rằng Nguyên Hạo tuyệt không phải thật lòng cầu hòa, đối phó loại người Nguyên Hạo nhất định diệt cỏ tận gốc mới được. Nhưng ăn cơm phải từng ngụm, bây giờ tây bắc chinh chiến nhiều năm, dân sinh mệt mỏi. Nói thật, bá tính ghét chiến tranh, bách quan cũng ghét chiến tranh. Bây giờ chúng ta làm không được quá nhiều. Có thể nhân cơ hội tu dưỡng sinh lợi, biến pháp cường quốc, cũng là chuyện tốt. Trên triều đình bây giờ, nghe Nguyên Hạo cầu hòa, trừ rất ít người ra, vẫn đồng ý hòa đàm. Tiêu điểm đơn giản là trên lợi thế hòa đàm. Lúc này ngươi toàn lực tác chiến, lực cô thế đơn, cho dù Thánh Thượng đồng ý với ngươi, chỉ sợ cũng không thể nào cản được tiếng gầm của nghị hòa.
Địch Thanh cười tẻ ngắt:
- Chết tây bắc không phải là bọn họ, đương nhiên bọn họ không quan tâm đau khổ. Nguyên Hạo không đánh tới kinh thành, đương nhiên bọn họ không quan tâm. Mạt tướng không muốn biết tâm tư của bọn họ, nhưng Phạm công.. ngài ủng hộ mạt tướng không?
Phạm Trọng Yêm ngước nhìn Địch Thanh thật lâu, khẽ thở dài nói:
- Ta thăng trầm nhiều năm, vẫn khó được trọng dụng, đơn giản đang kiên trì trên mặt. Năm đó Doãn Thù từng nói, ta thay đổi rồi. Ông ấy cho rằng đau khổ nhiều năm, đã làm ta mất đi nhuệ khí, thăng chức tây bắc làm ta đánh mất hùng tâm. Phạm Trọng Yêm đã không phải Phạm Trọng Yêm.
Địch Thanh nhìn người cũng cô đơn giống mình kia, nhưng đôi mắt vẫn quật cường, trong lòng đột nhiên kích động một trận, chậm giọng nói:
- Nhưng mạt tướng biết, ngài không có thay đổi.
Trong đôi mắt Phạm Trọng Yêm thần thái vừa hiện, lúc này nếp nhăn ở khóe mắt, đều đầy hào quang:
- Đúng vậy, cách xử sự của ta là biến pháp. Nhưng ta cho rằng làm người sẽ không thay đổi. Doãn Thù, Hàn Kỳ lấy tính mạng binh sĩ đánh cuộc, ta bất luận thế nào đều sẽ không đồng ý. Nhưng nếu lấy Phạm Trọng Yêm ta, đánh cuộc một chút biến pháp lợi nước lợi dân, ta sẽ không lùi bước. Địch Thanh, ngươi phải biết, trên đời tám chín phần mười không như ý người. Nếu tạm thời không thể dùng binh, cho dù ta ủng hộ ngươi, chẳng phải là.... cũng nhưng nếu ngươi và ta sau toàn lực trên biến pháp, sau khi lợi quốc cường binh, lại đánh Nguyên Hạo, cơ hội không phải lớn hơn sao?
Địch Thanh suy tư nói:
- Phạm công, vì Thánh Thượng bảo ngài đến khuyên mạt tướng, ngài ngược lại đến khuyên mạt tướng ở lại bên cạnh Thánh Thượng, ủng hộ ông ấy biến pháp?
Trong mắt Phạm Trọng Yêm lộ ra ý khen ngợi, thầm nghĩ Địch Thanh quả thật thông minh, một câu nói toạc ra ý của lão. Phạm Trọng Yêm biết Triệu Trinh tính cách do dự, cũng biết phân lượng Địch Thanh trong mắt Triệu Trinh. Biết nếu có Địch Thanh bên cạnh khuyên nhủ, càng có thể kiên định quyết tâm biến pháp của Triệu Trinh.
Phạm Trọng Yêm nghĩ đến đây, đột nhiên đứng dậy, hướng về Địch Thanh thi lễ.
Địch Thanh kinh ngạc không ngừng, vội vàng đứng dậy tránh đi nói:
- Sao Phạm công làm như vậy?
Phạm Trọng Yêm cảm khái nói
- Địch tướng quân, ta từ lâu nghe Chủng Thế Hành nói chuyện của ngài. Biết lựa chọn này, đối với ngài rất không công bằng, nhưng Phạm mỗ mặt dày, chỉ xin Địch tướng quân lấy thiên hạ làm trọng...
Lão tuy giỏi ăn nói, nhưng nghĩ tới tình cảnh của Địch Thanh. Lời nói tiếp theo, đột nhiên nói không được nữa.
Ánh mắt Địch Thanh vụt xa, nhìn lên ngọn đèn chập chờn, ngọn đèn dầu lóng lánh, ngọn lửa như múa, đang múa cô đơn đêm tối.
Không biết bao lâu, Địch Thanh mới nói:
- Mạt tướng định ngày mai diện thánh, không nhắc tới chuyện chinh chiến tây bắc nữa.
Phạm Trọng Yêm vừa vui mừng vừa thương cảm, nhìn người đàn ông thái dương điểm sương như thu muộn, nhất thời không nói.
Địch Thanh nói:
- Nhưng mạt tướng có thể hỏi Phạm công hai chuyện không?
Phạm Trọng Yêm nói:
- Xin nói.
Địch Thanh vẫn nhìn ngọn đèn đó, trong mắt tràn đầy chiến ý nghiêm túc lạnh lùng:
- Chuyện thứ nhất chính là, ngài cho rằng biến pháp có thể thành công không? Chuyện thứ hai lại là Nguyên Hạo làm sao chịu ngồi yên đợi Đại Tống biến pháp?
Phạm Trọng Yêm một hồi lâu không nói, sau đó rất lâu, ngọn đèn vừa nhảy, đôi mắt Phạm Trọng Yêm sáng ngời:
- Biến pháp thành công hay không, việc ở người làm, trước mắt ta không thể trả lời ngài. Ta chỉ có thể nói là, cơ hội này, lợi nước lợi dân, ta không thể bỏ qua. Ta chỉ cần dốc hết tâm lực, cuối đầu và ngẩng đầu không hổ thẹn, thì sợ gì đánh giá thành bại?
Lúc Phạm Trọng Yêm ra Quách phủ, nghĩ tới câu hỏi của Địch Thanh, vẫn lòng có ưu tư, lão không có trả lời vấn đề thứ hai của Địch Thanh, cũng không biết trả lời thế nào.
Nguyên Hạo dã tâm bừng bừng, nhưng quân thần Đại Tống đối với người này, vẫn như ngắm hoa trong sương. Người của Đại Tống thật sự hiểu Nguyên Hạo, không chừng chỉ có Địch Thanh.
Rất rõ ràng, Địch Thanh không phản đối biến pháp, nhưng không xem trọng Tống Hạ nghị hòa.
Địch Thanh sớm không còn là thiếu niên lỗ mãng giảo hoạt của năm đó. Phạm Trọng Yêm cho rằng, dưới gió đao sương xâm lấn, lưỡi mác mài mòn, Địch Thanh đối với tình hình của tây bắc, đương nhiên hiểu rõ hơn xa bách quan ngồi hưởng lạc ở Biện Kinh.
Trên đường đi Phạm Trọng Yêm suy nghĩ băn khoăn, tới lúc về phủ, đêm đã rất khuya, trăng ẩn sau đám mấy, sao lốm đốm đầy trời, có quản gia tiến đến nói:
- Phạm công, Hạ đại nhân ở thư phòng chờ ngài rất lâu.
- Hạ đại nhân?
Phạm Trọng Yêm ngẩn ra, quản gia thấp giọng nói:
- Là Hạ Tủng Hạ đại nhân.
Phạm Trọng Yêm hơi nhíu mày, có chút bất ngờ, nghĩ lại, đã hiểu mục đích Hạ Tủng đến đây, gật đầu nói:
- Dẫn ta đi gặp.
Tới trước thư phòng, Phạm Trọng Yêm ra hiệu quản gia lui xuống, đẩy cửa phòng. Trong phòng, bên cạnh ngọn đèn đang ngồi một người, tai to mặt lớn, ra vẻ trung hậu. Nhưng lúc đôi mắt nhìn qua, hơi lóe lên, rõ ràng trong trung hậu người đó có phần tâm cơ.
Người đó thấy Phạm Trọng Yêm, đứng lên thi lễ nói:
- Ôi chao, Hi Văn huynh, tại hạ không mời mà tới, xin thứ tội.
Phạm Trọng Yêm lại cười nói:
- Không dám không dám. Hạ đại nhân đến, hạ quan không có nghênh đón từ xa, khiến Hạ đại nhân chờ lâu, xin đừng trách.
*****
Con mắt người đó dạo quanh, ha ha cười lớn, bộ dạng có chút cởi mở nói:
- Hi Văn huynh, nói đùa rồi, bây giờ ngài còn xưng hạ quan, thật sự cười nhạo bản quan rồi.
Người này chính là Hạ Tủng, từng là trọng thần khi Chân Tông còn tại vị, từng vào Lưỡng Phủ làm tướng. Lúc ở tây bắc, Hạ Tủng đảm nhiệm An phủ sứ Thiểm Tây, tổng lĩnh sự vụ tây bắc. Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ tuy thanh danh lớn, vẫn là trợ thủ của người này. Không có ông ấy, tư cách không bằng Hạ Tủng rồi.
Hạ Tủng háo sắc tham tiền, giỏi quyền lợi đấu sức. Năm đó vốn không muốn đi vùng đất lạnh giá tây bắc, nhưng Thánh Thượng có lệnh, không thể không theo. Sau khi Hạ Tủng tới tây bắc vẫn tầm hoan tác lạc, ngoại trừ treo giải thưởng năm trăm vạn xâu tiền lấy đầu của Nguyên Hạo ra, sau đó bị Nguyên Hạo dùng hai xâu tiền châm chọc lại, không làm gì nữa.
Tuy nhiên Hạ Tủng ở tây bắc ngược lại có chỗ tốt, chính là mặc cho Phạm Trọng Yêm, Hàn Kỳ làm việc, lão tuyệt không nhúng tay.
Do vậy, quân Tống tuy hai lần thua quân Hạ, nhưng dưới xử lý của Phạm Trọng Yêm ở tây bắc, việc phòng thủ biên thùy dần khởi sắc, khiến người Hạ không thể tiến công được. Nước Hạ cầu hòa, cũng vì thấy triệu đổi hết các tướng ngoài biên thùy về, Hạ Tủng lập tức lệnh Phạm Trọng Yêm về kinh thành sớm một bước.
Mấy năm nay, tây bắt nếu luận công lao, đương nhiên Phạm Trọng Yêm lớn nhất. Do đó Triệu Trinh kiên quyết thay đổi cải cách, có ý bảo Phạm Trọng Yêm đảm nhiệm Lưỡng Phủ, cái này đã không phải là bí mật. Hạ Tủng tuy biết ở tây bắc đứng đầu là Phạm Trọng Yêm, nhưng sau khi về kinh, vẫn chưa định ai ở trên. Do đó đã hạ mình chủ động tìm đến Phạm Trọng Yêm. Lão gọi tên của Phạm Trọng Yêm, tỏ ý thân mật khắng khít, thấy Phạm Trọng Yêm mở miệng đại nhân, hạ quan, chỉ đành xưng bản quan trước.
Sau khi hai người ngồi xuống, Hạ Tủng đảo mắt, bốn vách tường thư phòng đều nghèo mà sạch, chỉ có hai ghế một bàn, một đàn, vì thế cảm thán nói:
- Nghe nói Phạm công chí công vô tư, vì nước quên nhà. Hôm nay vừa thấy nghèo khó thế này, thật sự danh bất hư truyền. Đúng rồi, gần đây bản quan mới tuyển được mấy ca cơ, tranh cãi ầm ĩ phiền lòng. Phạm công không hiềm nghi, chi bằng tặng cho ngài, không biết ý Phạm công thế nào?
Nói dứt lời vuốt râu mỉm cười.
Phạm Trọng Yêm thầm nghĩ, "Hạ Tủng là đến thám thính tin đồn biến pháp. Người này bụng đầy tâm tư, ngược lại cũng không nên đuổi đi", mỉm cười nói:
- Hạ quan nghèo khó đã quen, có người hầu hạ ngược lại không thoải mái. Ý tốt của Hạ đại nhân, hạ quan lòng ghi nhận.
Đồng thời chuyển đề tài, Phạm Trọng Yêm nói:
- Hạ đại nhân đêm khuya đến, nghĩ chắc không chỉ đến kiểm tra thư phòng hạ quan đơn giản vậy chứ?
Hạ Tủng cười ha hả, thầm nghĩ Phạm Trọng Yêm vô cùng thông minh, đi vòng vo với người thông minh, vậy chắc chắn là chuyện ngu xuẩn. Lão từ tây bắc trở về, gặp biến pháp, Phạm Trọng Yêm cho rằng biến pháp là chuyện lợi nước lợi dân. Trong mắt Hạ Tủng, biến pháp cũng là cơ hội tốt cứu vớt thanh danh. Lão từ tây bắc trở về, tự nghĩ không có công lao cũng có khổ lao, đương nhiên không muốn bỏ qua cơ hội này.
Nhưng biến pháp ai có thể đảm đương, chỉ có Thiên Tử và Phạm Trọng Yêm bàn tính. Hôm nay Triệu Trinh tuyên Phạm Trọng Yêm vào cung, Hạ Tủng đoán nhất định là lựa chọn nhân tài biến pháp, lúc này đêm khuya đến thăm dò.
Lúc tâm tư xoay chuyển, Hạ Tủng lại cười nói:
- Phạm công, quả thật không dấu diếm. Bản quan biết Thiên tử kiên quyết biến pháp, mời Phạm công người kí tên đầu tiên trong văn kiện nên rất muốn ra sức hiến kế cho biến pháp. Nghe nói ngày mai trên triều muốn biến pháp. Phạm công và Thiên tử thân cận, không biết Thiên tử sắp xếp bản quan thế nào không?
Phạm Trọng Yêm thấy thần sắc Hạ Tủng khẩn trương, khẽ mỉm cười nói:
- Hạ đại nhân muốn ra sức cho biến pháp, thật là chuyện may mắn thiên hạ. Quả thật không dấu diếm, Thiên tử quyết định thế nào, hạ quan cũng không biết sự tình.
Thấy Hạ Tủng tràn đầy ý thất vọng... Phạm Trọng Yêm thầm nghĩ:
"Đang lúc biến pháp, không nên nội chiến, dù sao kết luận đã có rồi, nói trước cho Hạ Tủng cũng không sao. Người này tuy giả dối tham danh, nhưng nếu lão ủng hộ biến pháp, dù sao cũng là chuyện tốt."
Vừa nghĩ đến đây, Phạm Trọng Yêm nói:
- Hôm nay Thiên tử từng nói, Hạ đại nhân thống lĩnh tây bắc nhiều năm, vất vả công lao càng lớn, hình như đảm nhận chức Xu mật sứ.
Hạ Tủng vừa mừng vừa lo, bỗng nhiên đứng lên nói:
- Chuyện này thật không? Thấy Phạm Trọng Yêm mỉm cười nhìn qua, Hạ Tủng cảm thấy có chút thất lễ, chậm rãi ngồi xuống, cười ha ha nói:
- Không ngờ trở về trong kinh thành, còn có thể bắt tay lại lần nữa với Phạm công, thật là chuyện vui cuộc đời.
Lão tuy dốc sức kìm chế, nhưng vẫn khó kìm nén thần sắc đắc ý.
Hạ Tủng biết Phạm Trọng Yêm lời nói ra không nhẹ, tuy trong khẩu khí Phạm Trọng Yêm không xác định, nhưng nếu đề cập như vậy thì, vị trí Xu mật sứ đó không phải lão thì ai phù hợp hơn.
Trung thư tỉnh và Xu mật sứ Đại Tống chia ra nắm hai bên văn võ. Xu mật sứ là quan tối cao Xu mật viện, nắm việc quân cơ quyền to. Tuy nói Đại Tống trọng văn kinh võ, nhưng đảm đương Xu mật sứ là một vị trí cũng có thể nói là trong triều chỉ dưới Thiên tử, ngang hàng với Tể tướng. Hạ Tủng uống viên thuốc an thần, cảm tình tốt với Phạm Trọng Yêm tăng lên. Thầm nghĩ Phạm Trọng Yêm thăng trầm nhiều năm, nhưng gần đây rất biết hành sự. Cho dù đối với Lã Di Giản đối thủ không đội trời chung cũng chung tay hòa thuận, sau ngày biến pháp nếu thành, người này nhất định thanh danh truyền xa, bây giờ phải cực kỳ lôi kéo.
Hạ Tủng lại cùng Phạm Trọng Yêm hàn huyên hai câu, lúc này mới mãn nguyện cáo từ bỏ đi.
Phạm Trọng Yêm ngồi dưới ánh đèn hiu quạnh, trâm ngâm một lát. Lúc này lại mở văn án trên bàn, mài mực cầm bút, lại lần nữa hoàn thiện nội dung "mười chuyện điều trần"
Lúc sáng sớm, Phạm Trọng Yêm mới nghỉ ngơi chốc lát, đợi gà trống mới gáy, đã bỗng nhiên tỉnh lại. Lão tuy xem nhẹ cuộc đời quan trường, nhưng lần biến pháp này, chuyện liên quan thiên hạ, trong phấn chấn trong lòng lại khó tránh pha lẫn ý lo sợ không yên.
Đi tới đi lui mấy bước, cuối cùng Phạm Trọng Yêm ngồi xuống bên cây đàn, tay đè lên dây đàn, gãy một khúc "dấn bước sương khói"
Trời hơi sáng, ngoài cửa khói sương sáng sớm tụ thành giọt sương. Ca khúc sầu kính mang phần lạnh lẽo, mang ưu tư vang vọng không ngừng.
Khúc nhạc kết thúc rồi, Phạm Trọng Yêm thở nhẹ một tiếng, trong lòng nghĩ rằng:
"Ta vui gảy đàn, ca từ hay, nhưng đời này ít sáng tác ca từ, chỉ gảy "dấn bước sương khói" quả thật không muốn vì bỏ lỡ hành sự. Khúc "dấn bước sương khói" vốn do Bá Kỳ con trưởng Doãn Cát Phủ trọng thần Chu Tuyên Vương sáng tác. Bá Kỳ vốn là người con có hiếu, vô tội, vì mẹ kế gièm pha, bị cha trục xuất, biên thủy hà y chi, thái bình hoa thực chi. Sáng sớm một ngày bước vào sương, Bá Kỳ buồn bã vô tội vì bị trục xuất, tự sáng tác khúc dấn bước vào sương khói để bài tỏ nổi lòng, sau đó nhảy xuống sông tự vẫn. Ta Phạm Trọng Yêm vô tội số lần bị trục xuất ít hơn Bá Kỳ? Biến pháp lần này, chủ yếu nhằm vào thay đổi người ngồi không ăn bám triều đình. Người đắc tội phải nhiều, ngày tháng sau này, lời gièm pha chỉ sợ lớn hơn trước. Ta tuy nói với Địch Thanh cái gì "chỉ cầu ngẩng đầu cuối đầu không thẹn, thì sợ gì bình luận thành bại?" Nhưng trong lòng luôn lo lắng, không phải lo lắng bản thân vinh nhục được mất, mà sợ bỏ qua cơ hội ngàn năm một thuở này. Bá tính càng khổ, giang sơn lung lay, chỉ mong chuyện biến pháp lần này thành công, cuộc đời Phạm mỗ không oán."
Thấy giời gian đã đến, Phạm Trọng Yêm vỗ áo đứng lên, rửa mặt xong, chỉnh sửa lại quan y, bước ra phủ vào cung.
Chờ tới trước điện Văn Đức, sớm có không ít văn võ bá quan đợi thiên điện, đều bàn luận, không ít người đều là mỉm cười chào hỏi, còn có do dự, lúc này nghe cung nhân cung kính nói:
- Lã tướng đến.
Quần thần hơi yên tĩnh, người vốn muốn chào hỏi Phạm Trọng Yêm đều có chút lùi lại.
Lã Di Giãn, Phạm Trọng Yêm ân oán gút mắc nhiều năm. Tuy nói mấy năm gần đây, Phạm Trọng Yêm là được Lã Di Giản đề cử, mới tới tây bắc. Nhưng Lã tướng suy cho cùng tính toán thế nào với biến pháp của Phạm Trọng Yêm, rất nhiều người còn xem thái độ.
Lã Di Giãn nắm giữ triều chính nhiều năm, bây giờ đã tam nhậm Lưỡng Phủ chấp chính, rất có căn cơ, không ít người tuy muốn nịnh bợ Phạm Trọng Yêm, nhưng cũng không nóng vội đắc tội Lã Di Giãn.
Lã Di Giản chậm rãi đi tới, lúc đi ngang qua bên cạnh Phạm Trọng Yêm, tạm ngừng bước nói:
- Phạm công đã lâu không gặp?
Lão vẫn luôn gọi tên của Phạm Trọng Yêm, lần này lại gọi Phạm công, ngược làm mọi người bên cạnh có chút kinh ngạc.
Phạm Trọng Yêm thi lễ nói:
- Được Lã thừa tướng vất vả hỏi, hạ quan rất khỏe. Lã tướng phong độ vẫn như trước, thật đáng chúc mừng.
Lão tuy nói những lời nói này, lại để ý tới góc thái dương Lã Di Giản không biết lại tăng thêm bao nhiêu tóc bạc.
Lã Di Giản già rồi, dù cho là ai, dù tung hoành thiên hạ, quan trên đỉnh cao, cũng khó tránh khỏi dòng thời gian như nước.
*****
Lã Di Giản chỉ là gật đầu, đi tới một bên. Quần thần từ trong đối thoại tinh tế, dường như phát giác cái gì, phần lớn đều là thầm tự cân nhắc, nghĩ tới trên triều hôm nay, ruốt cuộc phải đầu nhập về phía nào.
Rất nhiều người đều đã biết, hôm nay Thiên tử lâm triều, chính là muốn tuyên bố chuyện biến pháp. Nếu là tuyên bố biến pháp, vậy chính là không có con đường sống của thương lượng. Bây giờ mọi người có thể tranh lấy chính là làm thế nào trong biến pháp, có biểu hiện rõ ràng.
Triệu Trinh trọng dụng Phạm Trọng Yêm không thể nghi ngờ, nhưng Triệu Trinh có còn dùng Lã Di Giản nữa không, rất nhiều người đều muốn biết.
Lã Di Giản mới bỏ đi, thì có bốn người đã vây tới bên cạnh Phạm Trọng Yêm, hàn huyên:
- Bái kiến Phạm công.
Bốn người đó đều là hăm hở, đang lúc tuổi trung niên, đối với Phạm Trọng Yêm đều là cực kỳ cung kính.
Phạm Trọng Yêm cười nói:
- Sao hôm nay đa lễ như vậy chứ?
Lão biết bốn người đi đến lần lượt là Thái Tương, Vương Tố, Dư Tĩnh và Âu Dương Tu, cũng đều là Gián quan của Gián viện.
Cơ cấu giám sát trong triều Tống là Ngự sử đài và Gián viện.
Chức trách chủ yếu của Ngự sử đài là " giữ gìn trật tự quan tà, nghiêm túc kỷ cương" còn chủ yếu của Gián viện là "cung phụng can gián, phàm khuyết thất triều chính, đại tắc đình nghị, tiểu tắc thượng phong"
Ngự sử đài và Gián viện cũng có thể dò xét lẫn nhau, chỉ để chỉnh đốn biên cương.
Thái Tương đa tài ngay thẳng, Vương Tố con trai danh tướng Vương Đán tuổi trẻ đắc chí, Dư Tĩnh cũng mấy bận thăng trầm chính chắn lão luyện, còn Âu Dương Tu cũng nhiều lần trải qua gian khổ vẫn không thay đổi tính khí thẳng thắn cương trực.
Bốn người này kỳ thực vẫn đi theo Phạm Trọng Yêm nhiều năm. Phạm Trọng Yêm nhiều lần vô tội bị giáng chức, bốn người này lúc Thái hậu đương quyền vì bênh vực cho Phạm Trọng Yêm, cũng bị giáng chức mấy lần. Lần này lại tụ tập ở triều đường, nghĩ tới biến pháp sắp tới, đều khó nén được ý phấn chấn.
Thì ra lúc Phạm Trọng Yêm về tới trước kinh thành, Triệu Trinh đã rất bất mãn với dáng vẻ già nua nặng nề của triều đình, lẳng lặng điều chỉnh nhân sự ở Gián viện. Biết mấy người Thái Tương ăn nói thẳng thắn không kiên kỵ, đã sớm một bước điều bốn người này tới Gián viện.
Mà bốn người này cũng không có phụ lòng dày vọng của Triệu Trinh. Khoảng thời gian này, thẳng thắn trình lên khuyên ngăn, công kích triều đình. Bây giờ vì thẳng thắn can gián, được dân chúng ca tụng, từ lâu đã danh chấn kinh thành.
Dư Tĩnh nghe Phạm Công nói đùa, mỉm cười nói:
- Nay không phải vì Phạm công được vào Lưỡng phủ đa lễ, mà vì thiên hạ may mắn lớn mà lễ.
Phạm Trọng Yêm lời nói đầy thâm ý nói:
- Chuyện chưa thành, chuyện xấu quá nhiều, cho dù đắc ý cũng không cần quá sớm, đề phòng ngừa xảy ra rắc rối.
Vương Tố cũng không có để ý tới ngụ ý của Phạm Trọng Yêm, cười nói:
- Biến pháp lần này vì Phạm công mà ra, Phạm công nếu không vào Lưỡng phủ, tuyệt không thể. Bây giờ chúng ta tò mò nhất là không biết Thánh Thương sẽ phái người nào phụ trợ Phạm công đây?
Phạm Trọng Yêm nhíu mày, thấp giọng nói:
- Các ngươi chớ nói như vậy..
Lời nói còn chưa dứt, tiếng chuông khánh vang lên, có cung nhân cung kính nói:
- Thiên tử giá lâm.
Mọi người nghiêm nghị im lặng, Triệu Trinh người mặc long bào màu vàng, từ Thiên điện đi ra, chậm rãi tới trước ghế rồng ngồi xuống.
Quần thần quỳ lại, ba lần hô vạn tuế, Triệu Trinh trên đài cao nói:
- Chúng khanh gia miễn lễ bình thân.
Y giọng uy phong, trang nghiêm vô hạn, Địch Thanh xa xa nghe thấy, trong hoảng hốt có chút xa lạ.
Địch Thanh cũng tới điện Văn Đức, hắn tới điện Văn Đức là vì được Thiên tử tuyên triệu. Địch Thanh tuy không phản đối biến pháp, nhưng tự hỏi không hiểu rõ về biến pháp, vốn không hiểu tại sao Thiên tử bảo hắn đến đây. Nghĩ lại, cảm thấy Triệu Trinh hơn phân nữa không muốn hắn tới tây bắc nữa, do vậy muốn hắn tham gia triều chính? Nhưng Địch Thanh hắn, hoàn toàn không để ý tới khuấy đục một ao nước xuân trong này.
Trước đây tuy Địch Thanh thống lĩnh Kính Nguyên Lộ, sau đó lại thăng làm Đoàn luyện sứ, nhưng trên điện Văn Đức này, vẫn xếp ở hàng chót.
Trên điện Văn Đức, địa vị văn thần trên hẳn tướng võ. Văn thần theo Lưỡng phủ, Tam nha, Tam quán quan chức hàng lớn nhỏ, vừa liếc nhìn, rậm rạp đều là đầu người.
Địch Thanh đã xếp hàng ở ngoài điện, ngẩng đầu nhìn trời, thấy mây trắng thong dong.
Trong điện Triệu Trinh đã nói:
- Thái tổ lập quốc, công tích thiên hạ, người đời kính ngưỡng. Mỗi lần trẫm nhớ tới thái tổ hùng phong, vẫn khó có thể bình an. Nghĩ tây bắc quân ta nhiều lần bại, Trung Nguyên lại có dân loạn, trước có Quách Mạc Sơn, sau có đám người Vương Luân náo động Sơn Đông. Nghĩ điêu dân cố hữu sai lầm, trẫm thống trị giang sơn bất lợi, không thể thoái thác trách nhiệm.
Bá quan ngơ ngác nhìn nhau, thầm nghĩ Triệu Trinh cho mình một gậy trước, che mồm của người khác, xem ra lòng biến pháp đã rất kiên quyết, lúc này, người khôn lanh, đều lẳng lặng chờ lời tiếp theo.
Triệu Trinh lại nói:
- Trẫm mấy ngày nay sớm đêm khó ngủ, biết giang sơn bệnh trầm kha lâu ngày, làm khoái đao lực trảm, mới có thể hiểu nổi khổ của dân chúng. Do đó trẫm muốn thay đổi chính trị cũ trước đây, hưng trí thái bình, không biết chúng khanh gia có đề nghị gì?
Mọi người đều nghĩ, Triệu Trinh lấy chí tôn Thiên tử, nói cái gì hiểu khốn khổ bá tính. Lời lẽ rất nặng, miêu tả rất sinh động ý bất mãn nặng nề đối với triều thần.
Không đợi người bên cạnh nói, Thái Tương đã bước ra khỏi đám đông nói:
- Khởi bẩm Thánh Thượng, thần có việc xin tấu.
Tinh thần mọi người chấn động, thầm nghĩ xưa nay Thái Tương ăn nói thẳng thắn không kiêng kỵ, lại ở phe Phạm Trọng Yêm, nếu y nói, thì có thể là tiếng của tân pháp.
Triệu Trinh gật đầu nói:
- Chuẩn tấu.
Thái Tương nói:
- Từ khi Thái hậu về cõi tiên, Thánh Thượng đăng cơ tới nay, bá quan trong triều, có nhiều biến chuyển. Trong trường hợp đó chỉ có một người luôn được ngồi vị trí cao, luôn nắm giữ quyền to.
Tuy Thái Tướng không có nói ra danh tính của người đó, nhưng quần thần vừa nghe thì biết Thái Tương nói Lã Di Giãn. Lã Di Giãn được Thái Tương nhắc tới, thần sắc như thường, Phạm Trọng Yêm lại chau mày.
Thái Tương lại nói:
- Thánh Thượng tín nhiệm Lã tướng có tăng, theo lý mà nói Lã tướng vốn có ơn nên báo đáp mới phải. Nhưng Lã tướng nắm giữ triều chính tới nay, dùng người không khách quan, dùng người không nhìn tài năng, chỉ cần là người phải chăng có thể lĩnh hội tâm tư khác. Bây giờ tây bắc có chiến bại, triều đình ta tổn thất nghiêm trọng và thê thảm. Lúc này Đại Tống có Khiết Đan, Tây Hạ như hổ rình mồi, quanh năm cẩn trọng, nếu không cá lớn nuôt cá bé mà thôi. Mà Đại Tống suy nhược đã lâu, triều cương không phấn chấn, bá tính khổ ải dẫn đến lưu dân tạo phản, loạn trong giặc ngoài như vậy, càng thêm kịch liệt. Có lẽ nhiều nguyên nhân, nhưng Lã tướng vô năng, khó chối được sai lầm này.
Thái Tương nói xong, điện Văn Đức nghiêm nghị không tiếng động.
Quần thần có run rẩy, có phấn chấn, có bất an, có chau mày. Tất cả mọi người đều biết trên triều đường hôm nay, tuyệt đối sẽ có sóng dữ đánh úp kinh thiên động địa. Nhưng tất cả mọi người đều không có nghĩ tới, đòn công kích đầu tiên của Thái Tương phe của Phạm Trọng Yêm đánh thẳng người đứng đầu đương triều.
Lã Di Giản nắm triều chính nhiều năm, trong triều không ít thần tử còn là môn sinh của lão. Lão bị công kích, sao có thể khoanh tay chịu chết? Mọi người cùng cho rằng, lần nói này của Thái Tương, chính là người ủng hộ tân pháp tuyên chiến với phái bảo thủ của triều đình.
Lã Di Giản làm thế nào tiếp chiêu?
Trên điện Văn Đức, mưa gió nổi lên...
Lời lẽ Thái Tương quyết liệt, đầu mâu chỉ thẳng Lã Di Giản, Địch Thanh xa xa nhìn Lã Di Giản, đột nhiên phát hiện ông ta có chút cô độc.
Lã Di Giản già rồi, Lã tướng đã từng oai phong quát tháo trước triều già rồi, từ góc độ của Địch Thanh mà nhìn, nhìn thấy mái đầu bạc phơ của ông ta, lưng hơi khòm.
Địch Thanh không biết tại sao trong lòng có chút thương cảm, năm tháng cô độc lạnh lẽo trôi qua có thể phá huỷ vạn vật, cho dù đường đường là đệ nhất nhân của Lưỡng phủ cũng không ngoại lệ. Nhưng hắn lại không biết, Phạm Trọng Yêm lúc vừa trông thấy Lã Di Giản cũng thương cảm như vậy.
Đối với Lã Di Giản, Địch Thanh lại không cảm thấy chán ghét, bởi vì hắn có thể gia nhập Tam Ban, là công lao của Lã Di Giản.
Trận Tây Bắc binh bại, lưu dân tạo phản, trách nhiệm loạn trong giặc ngoài đều đổ lên người Lã Di Giản, Địch Thanh có chút không đồng tình, có những sai sót của người khác, phải tự kẻ đó gánh vác, nhưng nếu không phải là sai sót của ông ta thì sao?
Sau khi nghi ngờ, Lã Di Giản đến giờ lại không sắc bén phản biện, phản ứng một cách trầm lặng.
Quần thần cảm thấy kì lạ, bắt đầu xì xào bàn tán. Triệu Trinh ngồi trên long ỷ, nhìn thái độ của Lã Di Giản, dường như cũng có chút kì quái.
Sau khi không biết mất bao lâu, Triệu Trinh mới mở miệng nói:
- Lã tướng, đối với những lời chỉ trích của Thái Tư Gián, ngươi thấy thế nào?
Lã Di Giản lúc này mới đáp:
- Thánh thượng, thần những năm gần đây, cố gắng hết sức....
Nói đến đây, Lã Di Giản ngừng lại một chút, Thái Tương thầm nghĩ:
- Cố gắng hết sức của ngươi, có thể trốn tránh trách nhiệm sao?
Không ngờ rằng Lã Di Giản lại nói:
-Thần tâm sức cạn kiệt, không thể phân ưu cùng thánh thượng, không thể giải sầu cho thánh thượng, thêm vào đó tuổi tác đã cao, lực bất tòng tâm, mong muốn từ chức, xin thánh thượng ân chuẩn..
← Hồi 089 | Hồi 091 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác