Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Nhất phẩm giang sơn - Hồi 201

Nhất phẩm giang sơn
Trọn bộ 355 hồi
Hồi 201: Lam đồ
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-355)

Thêm vào việc quan sát một khoảng thời gian, Lý Duy cũng phát hiện Trần Khác tuyệt không phải là một nhân vật tầm thường, đáng để mạo hiểm đầu tư. Cho nên ông ta nhẫn nại nghe kế hoạch của Trần Khác. Một canh giờ sau, Lý Duy can đảm quyết định, nói:

- Chúng ta kí một bản ba mật ước, thế nào?

- Ba mật ước?

Trần Khác nói đến khát khô cả miệng, bưng chén trà lên nốc một hơi, nói:

- Nội dung gì?

- Chính là phân bản hiệp ước thành ba phần, sau khi hoàn thành phần đầu tiên, lại tiến hành phần thứ hai, sau khi hoàn thành phần thứ hai, lại tiến hành phần cuối cùng.

- Có thể.

Trần Khác gật đầu, bây giờ muốn ông ta hứa ba việc, cái nào cũng không làm được. Từ dễ đến khó, đều là những thứ hắn muốn. Sau khi gật đầu, Trần Khác đột nhiên tỉnh ngộ nói:

- Thì ra khi ta đến đây, chính là đã đi vào cái bẫy của các ông!

- Ha ha...

Lý Duy ngượng ngùng cười, nói:

- Không lừa gạt gì đại nhân, Labie của bọn ta quả thật đang cầu nguyện.

- Chỉ sợ bất luận ta đến lúc nào, ông ấy cũng đang cầu nguyện cả.

Trần Khác cười lạnh nói.

- Cái này...

Trước mặt người hiểu rõ không nói lời ám chỉ, Lý Duy phủ nhận tiếp cũng không ý nghĩa nữa.

- Thôi, trước khi kí kết, vì tranh giành điều kiện có lợi nhất, ra chút thủ đoạn cũng không có gì đáng trách.

Trần Khác khoát tay nói:

- Nhưng sau khi ký hiệp ước, lỡ như các ông lại giở trò....

- Điều này đại nhân yên tâm.

Lý Duy vỗ ngực nói:

- Kí kết hiệp ước trước thần, càng quan trọng hơn gấp trăm lần so với tính mạng bọn ta!

- Mời Labie của các ông ra đây đi!

Trần Khác gật đầu, còn muốn đi lên phía trước xem. Mặc dù dân tộc này tồn tại rất nhiều tật xấu, nhưng việc giữ lời là không gì có thể nghi ngờ.

- Được.

Lý Duy gật đầu, đứng lên mở cửa ra, lệnh người mời Labie đến.

Kiếp trước của Trần Khác đối với sự khôn ngoan của người Do Thái càng hiểu rõ, không ngờ người Do Thái tại đây một chút cũng không kém so với hậu thế của bọn họ.

Hôm nay mời hắn đến đây, quả thực là ý của Lý Duy. Có câu 'hai người Do Thái, ba ý kiến'. Sự sùng bái của Labie đối với tôn giáo làm cho y đồng ý vì thỏa mãn cái tinh thần hư vô đó mà trả mọi giá. Nhưng Lý Duy thì không được, ông ta muốn Labie nghĩ đến tương lai của toàn tộc, hai người không ai thuyết phục được ai. Cuối cùng chỉ có thể thỏa hiệp, có thể cùng với Trần Khác kí hiệp ước, nhưng phải thêm nhiều thứ thực tế hơn vào.

Labie đối với việc Lý Duy mang theo những thứ sặc mùi tiền vào mục tiêu thánh khiết, cảm thấy vô cùng không vui. Y chỉ cho Lý Duy nửa canh giờ, sau nửa canh giờ, sẽ xuất hiện để kí hiệp ước với Trần Khác.

Ai biết được, trong nửa canh giờ này, Lý Duy lại lấy được nhiều đến thế...nhiều đến dường như ngay cả cái mục tiêu cao thượng đó cũng trở thành một thứ đính kèm. Càng làm cho Labie tức giận hơn chính là, Trần Tam Lang nhìn bề ngoài không chút tục khí, 'Messiah' trong lòng y đó, bản chất cũng là một tên thương nhân. Cùng với Lý Duy càng bàn càng hợp ý, lại vô cùng ăn ý, thành một đôi đồng chí cùng chí hướng.

Labie xếp bằng ngồi trên ghế, hận không thể che lỗ tai lại, trong lòng thầm cầu khẩn:

- Chúa ơi, tha thứ cho hai tên toàn thân sặc mùi tiền này, nghe xem bọn họ nói những gì kìa, quả thực rất khó nghe...

- Biết vấn đề lớn nhất của Đại Tống là gì không?

Chỉ nghe Trần Khác hỏi.

- Họa từ ngoại xâm.

Lý Duy đáp.

- Cũng đúng, ngoại xâm sẽ dẫn đến cái gì?

- Nhũng binh.

Lí luận mà Phạm Trọng yêm đề ra năm đó, bây giờ đã trở thành thường thức.

- Nhũng binh, cộng thêm nhũng quan, nhũng phí chính là vấn đề lớn nhất của Đại Tống.

Trần Khác thở dài nói:

- Một câu thôi, Đại Tống thiếu tiền! Không phải thiếu bình thường, mà là thiếu hụt vô cùng. Đây là vấn đề trong tương lai vài năm nữa, quốc gia phải giải quyết. Nếu không một khi có thiên tai chiến loạn, tài chính của quốc gia sẽ lập tức bị sụp đổ.

- Phải.

Lý Duy gật đầu nói.

- Ông xem, đây có giống với trước khi chưa phát hành Giao tử ở Tứ Xuyên năm đó không?

- Giống.

Lý Duy gật đầu, lại lắc đầu:

- Nhưng không phải một chuyện này. Việc ở Tứ Xuyên là bởi vì triều đình cấm lưu hành tiền đồng vào đất Thục, nhân tố dẫn đến việc thiếu hụt tiền là con người.

- Sao không giống nhau?

Trần Khác nói:

- Đại Tống thiếu đồng thiếu bạc nghiêm trọng, mỗi năm vì chế tạo tiền đồng phải mua một lượng đồng lớn từ Triều Tiên, Nhật Bản. Nhưng chế tạo thế nào cũng không đủ sử dụng. Việc này là bởi vì, một mặt, bản thân Đại Tống cần tiền đồng quá nhiều, mặt khác là lượng tiền đồng chảy ra ngoài quá lớn. Cho nên trước sau, Đại Tống đang ở trạng thái tiền tệ thắt chặt.

- Tiền tệ thắt chặt?

Lý Duy không hiểu.

- Chính là trên thị trường thiếu hụt hóa tệ, cản trở nghiêm trọng đến việc lưu thông hàng hóa. Dẫn đến kinh tế suy thoái.

Trần Khác nói:

- Đất Thục lúc ấy chính là tình trạng này, sự ra đời của Giao tử, giải quyết vấn đề hóa tệ, hàng hóa lưu thông trở lại, kinh tế nhanh chóng hồi phục, cho nên đất Thục trong khoảng thời gian hai mươi năm ngắn ngủi, từ dân chúng lầm than, nghèo đói khắp nơi, hồi phục trở thành nơi thiên đường.

- À.

Lý Duy như hiểu như không nói:

- Ý của quan nhân là nếu mở rộng phạm vi của Giao tử ra toàn quốc, Đại Tống sẽ giải quyết được vấn đề thiếu tiền, trở thành cục diện dân giàu nước mạnh.

- Đây là hiệu ứng cấp nhân của hóa tệ.

Tri thức về kinh tế học của Trần Khác đều là được xây dựng dựa trên việc sau khi tạo lập xí nghiệp của hậu thế, đương nhiên không gọi gì là tinh thâm, nhiều lắm là chỉ biết bề nổi, mà không hiểu cái thâm sâu trong đó. Để tránh lộ tẩy, khi Lý Duy hỏi hắn, cái gì là 'hiệu ứng cấp nhân của hóa tệ'. Trần Khác chỉ có thể lắc đầu ra vẻ cao thâm, tỏ ý không tiện nói... Trong đoạn lịch sử lúc đầu đó, Giao tử trở thành pháp tệ của toàn quốc, là lúc tể tướng Thái Kinh tiến hành, cho đến khi Nam Tống diệt vong cũng vẫn sử dụng. Trong khoảng thời gian mấy trăm năm đó, quốc gia nhiều năm xảy ra chiến tranh lớn, kinh tế chưa từng phồn vinh như vậy, thậm chí đạt đến đỉnh cao trong lịch sử. Ma lực của tờ giấy nho nhỏ này, làm người ta không thể không phục.

Chỉ là ngoại tộc trước mặt đang mài dao xoèn xoẹt, chỉ có tiền không thôi thì không giải quyết được vấn đề... Đương nhiên đây là lời nói sau.

- Tóm lại thương nghiệp của Đại Tống ngày càng phồn vinh, tổng sản lượng kinh tế càng ngày càng lớn, thì việc mở rộng Giao tử là tất nhiên. Đây chính là kì ngộ của chúng ta!

Trần Khác trầm giọng nói:

- Giao tử không phải là liều thuốc tốt gì, có thể trị bệnh thì triều đình không uống cũng phải uống. Nhiệm vụ thuyết phục triều đình thì giao cho ta, nhưng không phải bây giờ!

- Tại sao?

Lý Duy đang kích động, lập tức thất vọng nói.

- Điều này còn không bày rõ ra sao?

Ta một chức quan bát phẩm, ngay cả tiến sĩ cũng không phải.

Trần Khác đưa ta ra theo thói quen nói:

- Ông cảm thấy nội trong khoảng thời gian ngắn, có thể toàn quyền phụ trách việc này không?

- Không thể.

Lý Duy lắc đầu cười mỉa, nói:

- Loại việc này, sợ phải đạt đến chức Tam Ti Sứ.

- Không sai. Nhưng chuyện này tuyệt đối không thể giao cho người khác phụ trách. Bởi vì việc này như đi trên dây, khi bắt đầu không đặt tốt quy định, rất có thể hủy cả quốc gia. Cho nên chúng ta không thể gấp, nhưng không phải nói, những năm này chúng ta không có việc gì cả. Ngược lại, việc chúng ta phải chuẩn bị rất nhiều, rất nhiều. Đây chính là nguyên nhân ở trong hiệp ước, ta yêu cầu các ông phải nghe theo sự sắp xếp của ta, không được tự tiện hành động.

- Được, cái chúng ta có là thời gian.

Lý Duy gật đầu nói:

- Vậy về việc trên biển thì sao, quan nhân chuẩn bị thế nào để phá tan cục diện hiện nay?

- Biết không, bây giờ cùng với lúc các ông bắt đầu đến Đại Tống đã không giống nhau.

Trần Khác nghĩ lại kí ức ngày xưa nói:

- Lúc đó, quốc gia mới định, nạn cướp biển hoành hành, vì để dễ dàng tiêu diệt phỉ, triều đình mới không cho phép dân cho thuyền ra khơi. Nhưng khi Đại Tống thành lập một đội hải quân lớn mạnh, sau khi dẹp tan cướp biển vùng duyên hải, rất nhiều bến cảng liền được mở cửa, và do các Thị Bạc Ti (cấp bậc quan phủ chuyên quản lí đối với việc hàng hải và mậu dịch ngoại thương thời Đường, Tống, Nguyên, đầu Minh) chủ trì để chế tạo tàu biển.

- Ta năm trước lúc ở Tuyền Châu, nhìn thấy cảnh tượng cột buồm và mái chèo nối kết vào nhau, cánh buồm che cả mặt trời ở nơi đó. Nghe nói, Thị Bạc Ti ở Tuyền Châu đã từng nhận lệnh, hạn định trong một năm chỉ được phép tạo ra sáu trăm chiếc thuyền. Nhưng không ngờ, bọn họ không cẩn thận làm ra một ngàn chiếc. Con số này chỉ là một vùng Tuyền Châu, còn có những bến cảng ở Quảng Châu, Đăng Châu, Minh Châu. Thuyền hạ thủy một năm trên ba ngàn chiếc, nhưng chỉ có một bộ phận nhỏ là người Ả Rập đặt mua.

Trần Khác nhấp một ngụm trà, cười nói:

- Ông cảm thấy, nếu người Ả Rập không cho kẻ khác ra biển, hải thương của Đại Tống chúng ta còn tạo nhiều tàu lớn như vậy để làm gì?

- Lão phu quả thật cũng có nghe nói, sự lũng đoạn của người Ả Rập đã bị phá vỡ.

Lý Duy vuốt chòm râu dê nói:

- Tạo một đội thuyền với qui mô nhỏ, có lẽ không thành vấn đề.

- Việc này không cần bận tâm, các ông đến đây, có thể chạy thử thuyền trước, để người đáng tin cậy tích lũy chút kinh nghiệm. Trong mấy năm này, chúng ta phải làm tốt việc tranh giành đầu nhập vào, chuẩn bị không kiếm tiền...bồi dưỡng nhân tài, tích trữ kĩ thuật, điều tra tin tức, những điều này đều cần một lượng tiền đầu tư lớn, hiệu quả lại rất chậm.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-355)


<