Vay nóng Tima

Truyện:Nhất phẩm giang sơn - Hồi 200

Nhất phẩm giang sơn
Trọn bộ 355 hồi
Hồi 200: Kí hiệp ước
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-355)

Siêu sale Shopee

- Ta sinh tại Biện Lương, lớn lên ở Biện Lương, ta nhiệt tình, và yêu kính đối với tín ngưỡng của mình. Nhưng điều này không ngăn cản việc thân phận con dân Đại Tống của ta.

Lý Duy hớp một ngụm trà, chòm râu dê hơi vểnh lên, nói:

- Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp bọn ta lưu vong ngàn năm, bất luận là ở Ba Tư, hay là ở Thiên Trúc, chưa bao giờ giống như bây giờ, được tắm táp bầu không khí tự do, hưởng thụ sự phồn vinh no đủ. Trên thế giới này, còn có nơi nào hơn được so với Đại Tống, hơn được so với Biện Kinh?

Nói dứt, ông ta nhìn Trần Khác tiếp:

- Bây giờ, cuộc sống của bọn ta tại Biện Kinh rất tốt, nơi đây là thiên quốc của bọn ta, bọn ta không muốn về cố hương gì nữa, nói như vậy, đại nhân có hiểu không? Xin đừng đến làm đảo lộn cuộc sống đang yên lành của chúng tôi, càng đừng dẫn chúng tôi vào con đường không có lối về.

Thấy Lý Duy bài xích mình, Trần Khác lại không có cảm thấy ngoài ý muốn. Kì thực, hắn đối với chiêu nói thánh nói tướng, có thể dụ hoặc được người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp hay không, trong lòng vẫn luôn hoài nghi. Nhưng Lý Duy có thể uyển chuyển xử lí như vậy, vả lại còn nói sau lưng Lan Tất như thế, hiển nhiên nội bộ của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, tồn tại ý kiến bất đồng, mà phe của Lý Duy lại không chiếm thượng phong. Sau khi trong lòng đã chắc chắn, Trần Khác thản nhiên nói:

- Không biết Labie có ý gì?

- Cái này...

Thông qua sự tiếp xúc trước đó, Lý Duy sớm biết Trần Khác là một nhân vật không dễ ứng phó, trực tiếp không vòng vo, dứt khoát nói:

- Tâm trí Labie bị quan nhân mê hoặc, một lòng nghĩ đến giáo đường, kinh thư, quê hương, lại dự tính cùng quan nhân định ra khế ước. Nhưng không ngại nói với quan nhân, nếu như ta không đồng ý, quan nhân kí khế ước cũng vô dụng!

- Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp các ông, không phải xem khế ước như tính mạng sao?

Trần Khác cười lạnh nói:

- Thì ra truyền thuyết đều là từ ngữ phóng đại, một vị tộc trưởng có thể áp đảo cả khế ước!

- Quan nhân....

Thấy Trần Khác một lời có thể bóc mẻ sự ngụy trang của mình, cái mặt già của Lý Duy đỏ lên, nói:

- Bọn ta đương nhiên sẽ tuân thủ khế ước.

Dừng lại một chút, ông ta cao giọng điệu nói:

- Nhưng tiên quyết là phải tự nguyện kí kết!

Có câu 'giọng càng cao, long càng yếu', Trần Khác càng thêm chắc chắn. Lão tiên sinh này kì thật là đang muốn còn nước còn tát.... Tám phần là không ngăn được Labie, xoay qua muốn làm cho mình tự từ bỏ việc kí khế ước. Hắn cũng không để ý, cười híp mắt, gật đầu nói:

- Thái độ của lão tiên sinh, ta đã hiểu rồi, đợi Labie đến, chúng ta thương lượng một chút, xem thế nào có thể làm vừa ý mọi người.

- Quan nhân....

Thấy đối phương lấy Labie làm bia chắn tên, Lý Duy không khỏi chán nản. Đối với cái tên vô lại này, ông ta có tinh minh thêm nữa cũng không có đất dụng võ. Lão tiên sinh có chút tức giận, ngẩng đầu lên, dựng cả râu tóc nói:

- Lấy chút thực tế ra đi, nếu không lão phu dù liều đến bị khiển trách là phản giáo, cũng phải đứng ra ngăn cản quan nhân! Để xem có bao nhiêu người từ bỏ cuộc sống tốt đẹp thế này, đồng ý theo Labie làm bừa!

Đây là lời thật, Trần Khác nghe ra quyết tâm của ông ấy, bèn thu lại cái vẻ mặt vô lại, nghiêm mặt nói:

- Lão tiên sinh, ông hiểu lầm ta rồi. Trần Khác ta nói là cùng thắng, tuyệt không tổn hại đến lợi ích của người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp các ông.

- Lão phu muốn nghe xem, cách cùng thắng của quan nhân thế nào.

Lý Duy trầm giọng nói.

- Chúng ta quay trở lại với ba kế hoạch giàu ngang một nước nào.

Khóe miệng Trần Khác khẽ nhếch cười, nói:

- Lúc đó, Labie không hứng thú, cho nên chúng ta chỉ nói cái thứ nhất.

- Chỉ một cái đó là đủ kinh thế hãi tục rồi.

Lý Duy hiển nhiên đối với vấn đề này càng hứng thú:

- Không ngờ muốn lũng đoạn tài chính của Đại Tống, đây là sao vậy... thứ ta nói thẳng.... si tâm vọng tưởng!

- Có ý mưu đồ chính là đã thành công bước đầu. Nếu ngay cả nghĩ cũng không dám, còn bàn gì đến thành công lớn chứ?

Trần Khác nói từng câu từng chữ:

- Chỉ cần ta khống chế quyền phát hành hóa tệ của quốc gia này, bất luận ai làm hoàng đế đều không là gì cả!

Câu danh ngôn này của người Do Thái đời sau, hiển nhiên đủ làm chấn động tiền bối của bọn họ. Lý Duy chợt cảm thấy tim đập rộn lên. Ông ta nhìn Trần Khác thật lâu, nói:

- Thì ra đây mới là ý đồ của quan nhân.

- Ý đồ của ta lớn hơn, đây chỉ là một phần trong đó.

Trần Khác đứng lên, mở cửa sổ ra để cho ánh sáng mặt trời chiếu vào:

- Ta còn muốn xây dựng đoàn tàu viễn dương xưng bá Thất Hải, lũng đoạn con đường tơ lụa trên biển! Ta còn muốn thành lập lãnh thổ ở hải ngoại, thành vua của chính mình!

- Thật là một tên điên....

Lý Duy than thở đứng lên, ông ta cảm thấy gộp mộng xuân thu của tất cả mọi người cộng lại ở thành Biện Kinh, cũng không điên bằng cái tên này. Nhưng tại sao tim mình vẫn đập rộn lên như cũ?

Đó là bởi vì sự cuồng nhiệt đối với tiền tài, cũng như sự cuồng nhiệt đối với tôn giáo, đều đã ngấm trong xương cốt người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp. Nếu phải sắp xếp thứ tự trước sau, sợ trừ Labie là giáo đồ thành tín nhất ra, đại bộ phận người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp càng là những kẻ nóng lòng trước tiên.

Kì thực Lý Duy phản đối kí hiệp ước với Trần Khác, chính là việc trả giá quá cao nhưng lại không thu được lợi ích thực tế gì cả. Thỏa mãn sự hư vô về tôn giáo, và không thể nhận được sự tán thành của ông ta. Nhưng ba mộng tưởng của Trần Khác lại có thể thật sự kích thích nhiệt huyết của ông ta.

Lũng đoạn quyền phát hành hóa tệ của Đại Tống, có một đội thuyền viễn dương mạnh lớn, hay là ở hải ngoại tự lập quốc gia của mình. Bất cứ một mục tiêu nào trong những mục tiêu này đều đủ để làm cho Lý Duy đồng ý mạo hiểm lớn. Đối với việc phiêu bạt ngàn năm, đối với người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp đã bị thiếu mất cảm giác an toàn nghiêm trọng, điểm chung của cả ba mục tiêu này là sẽ mang đến cho họ cảm giác an toàn nhất thiếu thốn nhất!

Kì thật Lý Duy và tộc người của ông ta trong mấy trăm năm, liên tục thử qua ba phương hướng, nhưng mà sự thật tàn khốc vô tình. Năm đó ở Ấn Độ, sau là lúc ở Quảng Châu, bọn họ càng muốn lập một đội thuyền viễn dương, cùng hưởng chung lợi ích từ con đường tơ lụa trên biển. Nhưng bọn người Ả Rập ngang ngược, lũng đoạn thương lộ trên biển, gặp phải con thuyền dám cả gan phân chia lợi ích to lớn với bọn họ, liền sẽ không dễ dàng bỏ qua, sẽ biến thành cướp biển, cướp hết hàng hóa, thậm chí không bỏ qua cho cả thuyền viên.

Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp đã thử qua vài lần, đều mất cả chì lẫn chài, đành phải từ bỏ con đường này.

Còn về lãnh thổ, trong khoảng thời gian một ngàn năm, bọn họ ngược lại cũng đã tìm thấy vài cái đảo không người, vài mảnh đất vô chủ, nhưng đợi đến khi bọn họ cực khổ khai phát xong, sau khi biến thành nơi thích hợp để sinh sống, thì như có lời nguyền từ trên trời vậy, không bao lâu, tất có cường địch đến xâm lược. Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp không có năng lực bảo vệ quốc gia, lại không muốn lại trở thành nô lệ, đành phải tiếp tục di chuyển về phía đông. Bọn họ sở dĩ từ Trung Đông đến Ấn Độ, lại đến vùng viễn đông, kì thực là giống như những kẻ không có nơi để đi, bị đuổi đến đây.

Cuối cùng là Giao tử. Trước tiên phải nói rõ là, nó do thương thương nhân Tứ Xuyên phát minh ra. Nhưng lúc bấy giờ, không ai ý thức được tính quan trọng của nó, chỉ dùng làm một loại tiền tệ thay thế để mà sử dụng. Là một người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp có đầu óc kinh tế phát hiện sức mạnh hàm chứa bên trong nó. Do đó, trăm phương ngàn kế làm ảnh hưởng đến Tam Ti Sử - Trương Vịnh lúc bấy giờ, để trình lên triều đình, mang quyền phát hành Giao tử qui về quốc hữu.

Sau đó, Trương Vịnh được bổ nhiệm làm Ích Châu Chuyển Vận Sứ, phụ trách thiết lập hệ thống Giao tử của nhà nước. Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp được y xem là cố vấn, lúc này mới tham dự vào việc phát hành Giao tử của Đại Tống. Sau đó, bởi vì sự biểu hiện nổi trội của họ, quan phủ cũng vui vẻ sử dụng người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp, lúc này mới dần dần bị bọn họ khống chế việc phát hành Giao tử ở Tứ Xuyên.

Nhưng cũng chỉ giới hạn ở đây. Bởi vì người Tống được giáo huấn từ sự diệt vong của nhà Đường, tổng kết được một chân lí. Đó chính là không phải tộc người ta, trong lòng tất có dị tâm. Cho nên khi bọn họ muốn tiến thêm một bước nữa, mở rộng phạm vi sử dụng của Giao tử ra ngoài tỉnh Tứ Xuyên, quan viên Đại Tống nhiều lần từ chối thỉnh cầu của bọn họ.

Huống hồ, những quan viên Đại Tống đọc đầy một bụng kinh thư, cũng không thể nào hiểu được ý nghĩa và công dụng của Giao tử. Trong cách nhìn của bọn họ, đó là ở một nơi thiếu hụt vàng làm hóa tệ một cách nghiêm trọng như Tứ Xuyên, mới dùng cách này tạm thời thay thế mà thôi. Cho nên triều đình nghiêm khắc giới hạn Giao tử, chỉ được phép sử dụng Giao tử ở đất Ba Thục, những nơi khác vẫn dùng vàng làm hóa tệ.

Người Nhất Tứ Nhạc Nghiệp dùng khoảng thời gian mười mấy năm, không ngừng liên kết với thương nhân ở Tứ Xuyên để thuyết phục triều đình, cũng chỉ lập một cửa hàng Giao tử Đông Đô tại Biện Kinh, cũng không có sự tiến triển nào nữa, càng không cần nói đến giấc mộng sử dụng Giao tử toàn quốc của bọn họ....

Mặc dù đối với người thời Tống mà nói, ba mộng tưởng này cũng không khác gì người si nói mộng. Nhưng người thời Tống có thể chỉ ra, tuyệt là người phi phàm. Càng huống hồ, Trần Khác đã thi đậu giải nguyên...Tuy rằng là thi cái khác nhưng đỗ tiến sĩ, bước vào quan trường cũng là việc chắc như đinh đóng cột.


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-355)


<