← Hồi 165 | Hồi 167 → |
Liễu Thất thúc bình sinh thích nhất chính là làm ca từ mới, phú thanh mới, hát ca khúc mới. Cũng thường xuyên khốn đốn do làn điệu trói buộc, hận không đạt tình, không thể hết sức thoải mái suy nghĩ trong lòng.
Chỉnh lý xong suy nghĩ, đôi mắt đẹp của Đỗ Thanh Sương lóe lên nói:
- Nếu Liễu Thất thúc còn sống nhất định coi công tử là thiên nhân.
Để Liễu Vĩnh cho là thiên nhân, cái đánh giá này đã tới cực hạn, Trần Khác ha ha cười nói:
- Tại hạ nhiều nhất chỉ được xem là một diễn viên nghiệp dư, Đỗ hành thủ chớ để mắt tới.
- Có thể nói ra chuyện phá bỏ khuôn mẫu, lời nói khai thiên lập địa này.
Đỗ Thanh Sương lại dùng vẻ mặt chân thật nói:
- Công tử chính là thiên nhân.
- Ta nói thì thiên hạ vô địch, nhưng bắt đầu làm thì bất lực.
Trần Khác cười nói:
- Huống hồ hai trăm năm nay, mọi người đã quen dựa phổ xướng từ, chính ngay cả Liễu Thất công cũng không có ngược lại. Tùy tiện thay đổi truyền thống, đối với Đỗ hành thủ là tốt hay xấu, cũng khó nói.
Đỗ Thanh Sương gật gật đầu, hạ giọng nói:
- Không cần nói người khác, ngay chính cả Thanh Sương cũng không thông suốt, trong lòng không có tự tin.
- Phải.
Trần Khác vuốt cằm cười nói:
- Cho nên cách tốt nhất chính là quên hết bài hát này, xem như nó chưa từng xuất hiện.
Trần Khác cũng không ngờ, mang ca từ của hậu thế tới triều Tống, sẽ gây ra nhiều phiền phức như vậy... Với tác giả như hắn cũng nửa khen nửa chê. Người khen hắn nói văn chương của hắn không thua gì Liễu Thất. Người chê hắn nói hắn ngay cả ca từ căn bản nhất cũng không hiểu, còn học người ta điền ca từ...
Nhưng mà đối với Đỗ Thanh Sương loại si mê nhạc lý này, có khúc nhạc nhưng lại hát không được, chính là tra tấn đau đớn. Huống hồ một cảnh giới mới mẻ, mơ hồ hiện ra trước mắt, bảo cô ấy làm sao không đi nếm thử?
- Không.
Đỗ Thanh Sương kiên định gật đầu, cuối đầu thật sâu nói với Trần Khác:
- Khẩn cầu công tử thu nhận Thanh Sương làm đồ đệ, học làm thế nào để sáng tác ca từ.
- Hì....
Trần Khác lắc đầu cười to nói:
- Cái này cô nương bái sai cửa miếu rồi, tại hạ là nói suông không biết làm.
- Sư phụ dẫn vào cửa, học nghệ ở bản thân.
Đỗ Thanh Sương lắc đầu nói:
- Cho dù học không được, cũng là đệ tử ngu dốt, không phải chuyện của sư phụ.
- Ta thật sự không dạy nổi cô nương.
Trần Khác cười khổ nói:
- Nếu là dạy được thì có ai không muốn thu nhận nữ đệ tử như hoa như ngọc.
- Cũng đúng, tiểu nữ khinh suất bái sư như vậy.
Đỗ Thanh Sương đỏ mặt lên, cuối đầu nói:
- Thật sự quá không nghiêm túc rồi.
- Cô nương đừng hiểu lầm, tại hạ không có ý đó.
Trần Khác xua tay nói:
- Tóm lại không dạy được chính là dạy không được, tự cô nương theo con đường này mà cân nhắc suy nghĩ, thì nhất định giống như tại hạ.
Đỗ Thanh Sương cúi đầu không nói lời nào, Trần Khác cho rằng cô từ bỏ, ai ngờ một lúc sau, cô lại ngẩng đầu, vẻ mặt kiên định nói:
- Sư phụ là đang kiểm tra thành ý của đệ tử, đệ tử sẽ để sư phụ thấy được quyết tâm của đệ tử.
- Ấy...
Trần Khác trong lòng không biết làm sao nói:
- Nếu ta dạy được cô nương, sao có thể bỏ qua cơ hội thân mật này chứ?
Nam nhân đời Tống hâm mộ nhất chính là Liễu Vĩnh, Trần Khác cũng không ngoại lệ. Đỗ Thanh Sương hoa khôi sắc tài song toàn như vậy, bề ngoài lại lạnh như băng sương, chính là loại đàn ông muốn chinh phục nhất nhưng không đành lòng tổn thương. Trần Khác không phải là giả Đạo học chỉ là vì tránh chữa lợn lành thành lợn què, mới có thể kiêm tốn như vậy.
- Cô cũng không cần bái sư.
Trần Khác nghĩ ngợi nói:
- Chúng ta xem như lấy khúc nhạc kết bạn đi, sau này có rảnh thì cùng bàn luận.
- Tùy ý sư phụ.
Đỗ Thanh Sương thấy cuối cùng hắn cũng thỏa hiệp, vui vẻ gật đầu.
- Không cần gọi sư phụ, tại hạ không có già như vậy.
Trần Khác lắc đầu cười nói.
- Vậy, hay gọi là công tử đi...
- Được.
Trần Khác gật đầu nói:
- Ngoại trừ sư phụ, Đỗ đại gia tùy ý gọi.
Thực ra hắn trong lòng thật sự rất âm u. Nếu chẳng may xây dựng danh phận thầy trò, sau này còn có thể làm trò gì? Cho nên kiên quyết không thể làm cái chức sư phụ này.
- Công tử cũng đừng gọi tiểu nữ là đại gia, ở trước mặt công tử không đảm đương nổi.
Đỗ Thanh Sương mân miệng cười nói:
- Gọi một tiếng Thanh Sương được rồi.
- Được, Thanh Sương.
Trần Khác hí mắt cười nói:
- Tại hạ chúc cô nương sớm trở thành nhất đại tông thất.
- Công tử nói đùa rồi.
Đỗ Thanh Sương cúi đầu, khe khẽ mỉm cười.
Nhiệt tình của Đỗ hành thủ đối với âm nhạc tuyệt đối vượt xa tưởng tượng của Trần Khác. Xem chương trình diễn xuất của cô bận rộn như vậy, nhưng cách một hai ngày, liền xuất hiện trước mặt Trần Khác, thỉnh giáo hắn kiến thức có liên quan phương diện nhạc lý... Tuy Trần Khác mở ra một cánh cửa sổ cho cô, nhưng Đỗ Thanh Sương trước mắt vẫn còn hơi tối, cần Trần Khác chỉ hướng sáng cho cô.
Ở trước mặt ca tiên, Trần Khác cũng không phải không có sở trường, hắn có hai thứ có thể xuất thủ. Một là nhạc lý, hắn nói cho Đỗ Thanh Sương, bản chất của tự sáng tác, ở chỗ từ trong giai điệu vốn có của làn điệu cũ, lấy ra quy tắc cách luật dùng văn tự, cùng với giai điệu dùng cho sáng tác hướng tới quy tắc nhịp điệu. Như vậy mỗi lần sáng tác ra ca từ mới, thì không cần dùng giai điệu cũ nữa, mà dựa theo thanh luật của ca từ mới. Dựa theo giai điệu ban đầu của tên làn điệu của từ lấy ra giai điệu cơ bản, tự mình soạn ra khúc nhạc mới.
Cứ như vậy, khúc nhạc mới chỉ áp dụng cho ca từ riêng biệt, mà không giống với tính phổ quát như ban đầu có, nhưng sẽ kết hợp hoàn mỹ với từ, đạt tới cảnh giới ca khúc giao hòa. Còn là cao thủ nắm bắt được quy luật sáng tác nhạc, nhạc phổ ra kết hợp với từ vô cùng hay. Vừa có thể chiếu cố thanh luật, lại có thể tăng thêm cảm xúc đặc thù chứa trong văn từ, cũng không có vấn đề âm nhạc tổn hại biểu đạt của ca từ.
Những kiến thức này đều là quá trình lịch sử kiểm nghiệm, Trần Khác cũng không phải làm lỡ con người khác, có hắn chiếu sáng chỉ đường, Đỗ Thanh Sương có thể bắn tên có đích, hướng tới con đường chính xác. Không mất mấy ngày thì có thể nắm được giai điệu cơ bản của "Mộc Lan Từ", nhưng đây không phải điểm khó.
Điểm khó ở chỗ làm thế nào dựa theo đặc tính riêng mỗi bài, sáng tác ra giai điệu đặc thù mới. Cái này ảnh hưởng tới vấn đề của giọng hát, có giọng hát sẵn có, thì biết phát âm của từ, tất nhiên có thể phổ ra giai điệu tương ứng. Nhưng mà ở đời Tống vẫn không có khái niệm giọng hát, Trần Khác nhất định phải giúp đỡ Đỗ Thanh Sương sáng tạo ra.
Mà ưu khuyết điểm của giọng hát, đọc nhấn rõ ràng là đứng hàng đầu tiên. Nhất định phải bình, thượng, khứ, nhập, nghiên cứu từng cái, cho chính xác. Bằng không, bất luận tiếng ca hay thế nào, luyến láy rõ ràng, cuối cùng cũng không lấy được. Lúc này nhất định phải học được âm vận. Muốn rõ ràng, nhất định phải dùng Phiên thiết pháp để cắt âm, nghiên cứu từng xướng tự âm tự, làm nhiệm vụ chính.
Ở thời đại gần như không ai học tiểu học, Trần Khác gần như là thanh vận học gia giỏi nhất của triều Tống. Cho nên việc Đỗ Thanh Sương ỷ lại vào hắn, không giảm bớt theo thời gian mà ngược lại càng tăng thêm.
Quan hệ của hai người cũng từ bắt đầu cứng nhắc khách sáo dần dần trở nên quen thuộc tự nhiên hẳn lên.
Hôm nay, cuối cùng không có mưa, Trần Khác đang ngồi ở đầu thuyền ngây ngẩn. Đỗ Thanh Sương đi đến, giống như hiến ngọc dâng cái bình sứ tới trước mặt hắn.
- Đây là cái gì?
Trần Khác cầm lấy, mở ra xem, liền nhìn thấy lá trà màu vàng nâu quen thuộc, lập tức mừng rỡ nói:
- Không ngờ cô nương lại sao ra được!
- Dựa theo công tử nói, ba bộ chế trà: sao chè, vò sợi, làm khô.
Đỗ Thanh Sương nói:
- Thử rất nhiều lần chỉ lần này làm người ta hài lòng.
- Đợi một chút, ta đi lấy nước sôi.
Trần Khác từ chỗ ngồi nhảy dựng lên nói:
- Thử xem trà của Thanh Sương tự tay làm.
- Vẫn là để ta đi.
Đỗ Thanh Sương hơi đỏ mặt, làm việc theo trình tự trước sau còn dễ nói, giai đoạn ở giữa, trình tự là phải dùng hai tay để vò, bây giờ lại muốn để đàn ông thử trà, thật sự là xấu hổ. Nhưng có thể báo đáp đối phương, cô cam tâm tình nguyện. Nói xong cầm một cái hộp đào bịt kín lên:
- Đây là nước sôi lấy ở suối trên núi Thanh Vân ở ngoài thành.
- Được rồi.
Trần Khác cười tít mắt nói:
- Vậy ta đợi thưởng thức.
Nói xong hắn liền nghông nghênh ngồi ở trên ghế xếp, nghe Đỗ Thanh Sương sau lưng tất bật bưng nước nấu nước, hắn bất giác cười, cuộc sống thật đẹp... nếu không có chuyện phiền lòng đó xảy ra.
Không may là nó cứ khăng khăng xảy ra...
Ngay ngày hôm qua, chiếc giày thứ hai rớt xuống đất, đề án bãi miễn Địch Thanh cuối cùng bày ra trước mặt Hoàng đế.
Không phải cụ thể người nào đề ra, mà là tập thể Trung thư tỉnh đề nghị, thủ đoạn này rất là độc ác.. Cho thấy không phải một người đối lập với Địch Thanh, mà là mọi người nói như vậy... Cái này rất hiếm thấy, vì cho dù Đinh Vị còn có ba người bạn tốt, không muốn bị người ta đại diện, liền hết cách dùng danh nghĩa tập thể đề nghị.
Địch Thanh lăn lộn thảm nhiều? Trong Trung thư tỉnh lại không có nói thay cho ông... Càng kỳ quái chính là Trung thư tỉnh trôi chảy mấy ngàn lời, nhưng tìm không ra một tội trạng xác thực, đều là người ta nói rằng... Chỉ dựa những vào chứng cứ đồn đại này, Trung thư tỉnh liền muốn Hoàng đế bãi miễn một vị đại thần Tây phủ cẩn trọng hoàn mĩ không chút tì vết. Lý do chính là lời nói vô sỉ đó_ Hôm nay bên ngoài sôi nổi nói, tuy không đủ tin, muốn không lo lắng về sau, thà phụ Thanh, không phụ quốc gia.
Cuối cùng đề nghị của Trung thư tỉnh là không được để Địch Thanh làm Xu Mật sứ nữa, trao cho ông ta chức Lưỡng trấn Tiết Độ sứ, điều ông ta tới địa phương....
Tiếp nhận phần đề án này, Quan gia cũng không bất ngờ. Ông cho người tìm Địch Thanh đến, tại chỗ để Địch Thanh xem phần tấu chương này... Thật ra tâm lý của Hoàng đế đã cân nhắc rồi, nhưng tâm tư của Địch Thanh vẫn không thay đổi, ông trước giờ là ở ngoài Đông Hoa Môn xem trạng nguyên xướng tên, thề làm người đàn ông tốt phải vinh quang hơn đối phương.
Ông là anh hùng là quân nhân, nhiệt huyết sôi trào, dũng cảm tranh trước, là Diện niết tướng quân vĩnh viễn không nói vứt bỏ! Dựa vào cố gắng của mình gian khổ gấp trăm lần so với người khác mới từng bước đi tới chỗ này, tại sao phải từ bỏ?
Ông giao tấu chương cho thái giám, hướng về Quan gia thở thật sâu, sau đó ngẩng đầu, trầm giọng nói:
- Thần vô công mà được Lưỡng trấn Tiết Huy, vô tội mà xuất điển ngoại phiên, cái này không công bằng!
Câu khiêm tốn ở trước chẳng qua là dục ức tiên dương, công lao trăm trận chiến, vô tội bãi miễn. Thần, không, phục!
Lúc Địch Thanh ngẩng đầu lên, Triệu Trinh nhìn thấy kim ấn trên mặt ông, đột nhiên nhớ tới cảnh tượng cũ... Ông bất giác xấu hổ vì dao động của mình, liền dịu dàng trấn an Địch Thanh, bảo lui về trước:
- Chuyện cứ giao cho Quả nhân xử lý, không để ái khanh uất ức.
← Hồi 165 | Hồi 167 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác