← Hồi 11 | Hồi 13 → |
Trong đêm trường tĩnh mịch, tiếng vó ngựa đập dồn vang lên, khiến cho màn đêm như bị xé ra.
Hoàng Trang Long phi ngựa như điên như cuồng, chàng cứ mải miết ra roi, ngựa cứ căng vó mà chạy.
Chạy loạn lên, bất kể đi về đâu.
Cứ thấy đường rẽ nào Hoàng Trang Long cũng giục ngựa chạy tràn tới.
Đêm khuya, sương lạnh, cái tĩnh lặng vĩnh hằng, và cái lặng thấm vào y phục làm Hoàng Trang Long dần dần định tâm.
Ngựa cũng vừa đến lúc đuối sức.
Hoàng Trang Long dừng ngựa, nhảy xuống. Chàng vỗ về con ngựa thân thiết nói:
- Ngựa ơi! Thế là trên đời này chỉ còn có mi là không bỏ ta! Tha lỗi cho ta nhé, vì ta đã làm mi phải phí quá nhiều sức lực Nghỉ đi ngựa ơi! Mi đừng bỏ ta nhé.
Ta... ta cô đơn lắm, mi có biết không?
Tuấn mã tuy là ngựa thường, không phải là thần mã, nhưng dẫu sao cũng đã theo chân Hoàng Trang Long đã lâu, nên cũng dễ dàng hiểu được cử chỉ đầy tình mến của chàng. Do đó, ngựa vẫn phát ra tiếng hí khe khẽ, kèm với việc lúc lắc, ngọ ngay đầu, hất tung bờm sang hai bên.
Hành vi này của ngựa Vô tình phù hợp với lời của Hoàng Trang Long, khiến chàng thêm xúc động. Chàng gật đầu nói:
- Khá lắm! Ta biết mà, mi sẽ không bao giờ bỏ rơi ta.
Nói xong chàng cười vang lên.
Cười xong, Hoàng Trang Long ngơ ngác nhìn quanh, nơi địa điểm mà trong lúc điên cuồng chàng đã giục ngựa chạy đến.
Cảnh vật hoang sơ tiêu điều và lạ, chứng tỏ chàng đã lạc mất đường đi.
Không thể nhận ra đây là đâu? Địa phương nào?
Ngước nhìn ánh sao đêm, Hoàng Trang Long ước định lúc này đã gần tàn canh tư CÓ nghĩa là kể tử lúc chàng phi ngựa, bắt đầu ở Lưu Sa Lâm kỳ trận đến bây giờ, chàng đã chạy suốt gần một đêm.
Đoạn đường ngựa vượt được với tốc độ chàng giục đi ráo riết, có thể lên đến tám mươi dặm đường.
Tám mươi dặm đường chạy loạn bất kể phương hướng, Hoàng Trang Long không nhận định được địa điểm hiện giờ đó là điều dĩ nhiên.
vả lý đương nhiên là chàng đành phải chờ trời sáng để quan sát rõ hơn. Sau đó chàng sẽ liệu định sau.
Lấy trời làm màn lấy đất làm giường.
Hoàng Trang Long ngả nằm dành trên một vệ cỏ bên đường. Chàng không màng đến việc ngủ để dưỡng sức, chỉ bâng quơ nhìn từng vì sao đang nhạt dần đi in trong khi bình minh từ từ kéo đến.
Bình minh đến kéo theo tiếng gà đâu đây gáy rộ lên.
Tạo vật như bừng tỉnh dần, sau một đêm yên giấc...
Bắt đầu từ những ngọn của các thân cây cao to, kế tiếp là của các thân cây khác thấp hơn, ánh dương quang lấp lánh trên từng chiếc là đang đọng lại những giọt hơi sương.
Chúng lấp lánh như những hạt ngọc, như là những ánh mắt dễ nhìn của từng cái lá cây Tiếng gà gáy chốc chốc lại gióng giả lên, như cố đánh thức những ai hoặc vật nào đó đang còn ngủ quên khi bình minh đã đến.
Hoàng Trang Long tuy ít khi để ý ngắm, chiêm ngưỡng cảnh bình minh, nhưng vào lúc này, ở đây, trong Vô thức Hoàng Trang Long cảm nhận như còn thiếu tiếng động nào đấy, một tiếng động cũng sẽ rộ lên khi bình minh đến, nếu là ở những nơi khác, chứ không phải như ở đây "Tiếng gì nhỉ?" Nôi băn khoăn day dứt mãi không thôi trong tâm tưởng của Hoàng Trang Long khiến chàng không còn nằm ườn ra đó được nữa.
Hoàng Trang Long đành phải đứng lên, tay cầm dây cương, dắt ngựa cùng len lỏi đi với chàng để tìm hiểu...
Như đã nói, vì bình minh mới đến, nên cây cỏ vẫn còn đẫm ướt những giọt sương khuya. Phần ở đây không phải là đường quan đạo hay sơn đạo, do đó nửa người dưới của Hoàng Trang Long bắt đầu bị thấm ướt do nước sương đọng lại trên các lùm cây nhỏ cao hơn gối quét vào.
Cái ướt này càng lúc càng khó chịu, bắt buộc Hoàng Trang Long phải nhảy lên tuấn mã để được hưởng sự khô ráo và ấm áp so với tự mình mà đi.
Do còn bận tâm xem xét, xem ở đây còn vắng tiếng động gì của buổi bình minh, nên Hoàng Trang Long không nghĩ đến việc điều khiển ngựa. Chàng cứ để mặc tự ý ngựa muốn đi đâu thì đi, muốn đưa chàng đến nơi nào cũng được.
Ngựa cứ đi, đi mãi, còn chàng thì cứ nghĩ nghĩ hoài...
Nằng đã lên, kéo theo cái nóng.
Quần áo đẫm hơi sương lạnh, giờ lại khô nóng.
Người ngựa dần dần mệt mỏi bởi cái đói và cái khát Ngựa đi mãi vẫn không biết là đã đi đến đâu. Hoàng Trang Long nghĩ hoài mà vẫn không nghĩ ra tiếng động gì còn thiếu vắng ở khu vực này lúc bình minh đến.
Hay hơn hết là trở về thực tại. Thực tại là cái đói và cái khát đang dày vò cả người lẫn ngựa.
Đến lúc không buồn tìm hiểu thì bỗng nhiên Hoàng Trang Long nghe một tiếng kêu thảm:
- Qu... quác! Qu... quác...!
Tiếng quạ kêu.
Hoàng Trang Long chợt hiểu ở đây vào lúc bình minh thiếu vắng tiếng chim ríu rít đón chào vầng dương đã xuất hiện.
Dân gian thường truyền tụng câu "đất lành chim đậu." Không lẽ đây là khu vực không an toàn, nên đến chim cũng không dám trú ngụ.
Tự nhủ thầm, Hoàng Trang Long đưa mắt quan sát thật kỹ cảnh vật đang trải ra trong tầm mắt của chàng.
Chàng ngồi trên lưng ngựa, nên tầm nhìn của chàng trải rộng hơn, nhìn xa hơn.
Nơi nơi, đầy những cảnh hoang phế.
Không là rừng nhưng cây cỏ um tùm nào khác chi rừng? Nếu có thú lớn ở đây, thì cảnh này ai lại không cho là rừng?
Nhưng nếu đã là rừng, sao lại không có bóng dáng một loại chim muông nào?
Một vùng đất hoang phế đến kỳ lạ.
Giục ngựa rảo bước đi quanh, Hoàng Trang Long tiến dần vào vùng trưng tâm của khu vực hoang phế.
Nơi trưng tâm chỉ là một gò đất cao, sự hoang phế được thể hiện rõ nhất ở nơi đây Qua vài phế tích còn sót lại, Hoàng Trang Long nhận biết ra nơi này đã từng là một khu nhà khá rộng lớn.
"Những người ở nơi này chắc đã bỏ đi lâu lắm rồi. Nhưng sao lại phải bỏ đi?
Dịch bệnh ư? Hay bị cướp phá, nên không sao sống tiếp được ở đây?" Trầm tư một lúc, Hoàng Trang Long tự đặt nhiều nghi vấn, nhưng không thể nào giải thích được.
Cuối cùng, chàng đành bỏ đấy, giục ngựa đi tiếp cuộc hành trình của chàng.
Vượt khỏi khu vực hoang phế ngoài ba dặm, Hoàng Trang Long bắt đầu thấy sự sống xuất hiện. Sự sống đúng nghĩa của sự sống. Nghĩa là có sự hiện diện của chim muông, gia súc, gia cầm và có cả hơi ấm của lòng người nữa.
vả Hoàng Trang Long mới thật sự thấy lòng mình ấm lại khi thấy một túp lều tranh nhỏ ở xa xa với một làn khói mỏng vương vấn trên mái tranh nghèo.
CÓ khói bốc lên vào giờ này trên mái tranh nhỏ kia, có nghĩa là ở nơi đó có người, có thức ăn và có chỗ nghỉ chân.
Tiếng võ ngựa không làm cho người trong mái nhà tranh đang ngồi thổi cơm phải giật mình. Người trong nhà chỉ đưa mắt nhìn qua Hoàng Trang Long một lượt rồi lại chăm chú vào việc nấu nướng.
Xuống ngựa bỏ mặc đó, Hoàng Trang Long đứng ngoài nhìn vào, nói:
- Đại thúc! Tiểu sinh lỡ đường, không hiểu ở nơi này có hàng quán nào không?
Vì tiểu sinh đang đói và khát.
Người kia tuổi trưng niên, thân hình cân đối không quay lại, chỉ nói:
- Ở nơi hoang vắng này làm sao mà tìm được hàng quán. Nếu khác nhân có đói và không chê thức ăn quá đơn sơ đạm bạc, thì xin chờ một lát. Tệ nhân xin mời dùng chung bữa cho vui. Còn nếu cần uống, thì đây xin mời!
Vừa nói đến đây, người trưng niên với tay đưa cho Hoàng Trang Long một bầu nước lớn, được nút lại bằng lá chuối khô.
Không ngần ngừ, Hoàng Trang Long cầm dốc vào miệng đã khô khốc vì khát.
Đưa chân bước hẳn vào trong, Hoàng Trang Long ngả người vào tấm nệm bện bằng rơm khô, chàng lên tiếng hỏi:
- Đại thúc! Nơi này sao hoang vắng như vậy? Ở đây không lập nghiệp được sao? Tiểu sinh thấy đất đai ở vùng này cũng màu mỡ đấy chứ, sao dân trong vùng lại bỏ đây mà đi vậy?
Người trưng niên không đáp lại hỏi:
- Khách nhân chắc lần đầu đến đây?
- Đại thúc, từ đêm qua tiểu sinh đã đi lạc Đến lúc sáng, mới phát hiện mình đã Vô tình đến đây.
Chỉ có đại thúc là người đầu tiên tiểu sinh đã gặp từ mờ sáng cho đến bây giờ.
Người trưng niên nói:
- Nơi này đất đai trù phú, màu mỡ.
Nhưng sau một lần xảy ra họa kiếp, dân còn lại trong vùng đành phải bỏ đi vì họ sợ oan hồn uổng tử theo quấy phá.
- Họa kiếp? Là tai họa gì? Lúc nào?
Sao lại xảy ra tai họa?
Lắc đầu, người trưng niên đáp:
- Tệ nhân là người đến đây sau khi sự việc đã xảy ra, nên tệ nhân không tỏ tường lắm. Chỉ nghe nói là cướp bóc gì đó và đã xảy ra cách đây mười bảy năm roi.
- Cướp của giết người ư? Thế còn quan nha của địa phương đâu. sao lại để thế mà nhìn được à?
Người trưng niên sau khi dọn thức ăn ra, mời Hoàng Trang Long cùng dùng bữa. Đoạn mới đáp lại câu hỏi của chàng:
- Mọi việc xảy ra vào ban đêm, đến sáng thì tất cả đã đâu vào đấy. Quan nha có đến thì việc đã rồi. có muốn truy tìm thủ phạm cũng không biết bắt đầu từ đâu?
Tội nghiệp cho toàn thể số người trong gia trang ấy.
- Sao? HỌ đã sao?
Buông đũa, với lấy bầu nước. Người trưng niên hớp một hớp nước rồi nuốt xuống như cố nuốt một cái gì đó uất nghẹn, đoạn đáp:
- Già, trẻ, bé, lớn... đến cả con gà con chó cũng không còn. Chết hết! Chết thật thảm thiết. ấy là tệ nhân chỉ nghe nói lại thôi mà cũng sợ đến sởn cả da gà.
- Quân nào mà thủ đoạn tàn độc đến thế? Đến cả trẻ con và phụ nhân yếu đuối cũng không tha sao? Quả là dã man!
Đấm một phát vào khoảng không, người trưng niên cũng tức giận nói:
- Dã man còn hơn những gì khách nhân tưởng tượng được ấy chứ.
- Nói thế nghĩa là sao, đại thúc?
Người trưng niên nhìn chằm chằm vào mặt Hoàng Trang Long, khiến chàng phát nghẹn, nuốt không trôi nổi một búng cơm đang ngậm trong miệng. Người trưng niên nói lớn:
- Khách nhân có tưởng tượng được không? Đến cả toàn bộ vật dụng trong gia trang đó không một vật dụng nào còn nguyên vẹn. Cũng nát, vỡ nát, đến đồ vật Vô tri mà bọn chúng còn đối xử như vậy thì thử hỏi, mức độ tàn độc của bọn này không sao mà tệ nhân có thể diễn giải được - Quả là không tìm được từ nào để nói lên hết mức độ tàn ác của bọn người này được Sau đó thì sao, hở đại thúc?
xới thêm một bát cơm, người trưng niên vừa ăn, vừa nói:
- Như tệ nhân đã nói, đến sáng tất cả đều xong, hoàn toàn xong. Sau đó nơi này trở thành hoang vắng như khách nhân nhìn thấy đó. Nhưng...
- Sao? CÓ gì khác lạ à?
Người trưng niên vẻ dào dác, nói nhỏ hơn lúc mới rồi một chút:
- Cách đây năm năm, nghĩa là tệ nhân đã sống ở đây được bảy năm, khách nhân biết không? Tệ nhân Vô tình tìm được cách khu gia trang hoang phế kia một dặm, khách nhân biết tệ nhân tìm được vật gì không?
- vật gì? Quan trọng lắm sao đại thúc?
Vẫn thấp giọng, người trưng niên đáp:
- Theo tệ nhân nghĩ chắc là quan trọng.
CÓ thể là hung khí của bọn cướp.
- Hung khí? Là gì vậy đại thúc?
Đưa tay dang ra để diễn tả chiều dài của vật đó, người trưng niên đáp:
- Một thanh đao lớn. Còn tốt lắm. Cán đao bằng sừng. Cho nên dù nằm khuất trong lùm cây, đến lúc bây giờ, vẫn còn y như là mới nguyên. Khách nhân nghĩ sao? Nếu không là hung khí của hung thủ thì còn là của ai nữa chứ, phải không?
- Một thanh đại đao à?
Người trưng niên ngỡ là Hoàng Trang Long không tin lời, liền giở tấm đệm rơm lên, chỉ vào thanh đại đao nằm trong góc nói:
- Đây! Khách nhân nhìn thử xem, tệ nhân nào có nói dối.
"Thanh đại đao tốt thật!" Hoàng Trang Long nghĩ thầm và nói với người trưng niên:
- Đại thúc, cho tiểu sinh mượn xem qua nhé.
Đợi người trưng niên gật đầu đồng ý, Hoàng Trang Long mới tiến lại cầm thanh đại đao lên xem.
Bất đồ, Hoàng Trang Long cảm thấy tay chàng run bắn lên. Vì chàng vừa nhìn thấy ở chỗ đốc đao có khắc chữ: "Minh chủ." Cố nén cơn xúc cảm, Hoàng Trang Long xoay xoay thanh đại đao trên tay.
Thấy trọng lượng thanh đại đao khá nặng, có đến gần hai trăm cân, Hoàng Trang Long cố tưởng tượng sự uy dũng của thanh đại đao này, mà sợ cho thần lực của người ấy. Đoạn Hoàng Trang Long xem lại chỗ đốc đao, nơi có khắc chữ.
Hoàng Trang Long bật kêu lên:
Hoàng Trang Long ngỡ mình bị quáng mắt, chàng trở qua trở lại thanh đại đao, để xem kỹ cả hai bên đốc đao.
Hoàng Trang Long xúc động Vô chừng, vì rõ ràng trước mắt chàng có đến hai chữ, khắc ở hai bên đốc đao. Một là "minh chữ, còn một bên là chữ "Hoàng." Hoàng Trang Long phải ngồi xuống tấm đệm rơm, mới khỏi bị ngã, vì chàng đã quá rúng động khi nhận ra thanh đại đao này là vũ khí thành danh của phụ thân chàng: Minh chủ võ lâm Hoàng Thạch Nguyên.
Tấu xảo chăng?
Yù trời chăng?
Cố nén lại dòng lệ chực rơi.
cố cầm lại tiếng nấc nghẹn ngào chực phát ra.
Hít dài một hơi, Hoàng Trang Long gượng dịu giọng lại mà hỏi người trưng niên, lúc này đang trố mắt nhìn vào chàng. Chàng hỏi:
- Đại thúc! CÓ thể nào... có thể nào đại thúc để lại thanh đại đao này cho tiểu sinh không? Tiểu sinh xin hoàn lại cho đại thúc năm mươi lạng bạc. Aø không một trăm, một trăm lạng! Nhé đại thúc?
Một trăm lạng! Thế là người trưng niên bỗng dưng lại phát tài, chỉ nhờ vào thanh đại đao mà ai đó vất bỏ. Không bỏ lỡ dịp may, người trưng niên vội đáp ứng ngay:
- Được! Được! Nếu khách nhân đã muốn thì... thì tệ nhân xin được để lại cho khách nhân.
Người trưng niên mừng một, thì Hoàng Trang Long mừng gấp trăm lần, ngàn lần.
Hoàng Trang Long trao cho người trưng niên đủ số bạc. Đoạn chàng còn hỏi:
- Đại thúc. Đa tạ đại thúc đã đáp ứng nguyên vọng này của tiểu sinh. Xin hỏi đại thúc một câu nữa, được không ạ?
Người trưng niên đã cất kín số bạc trời cho này, nên sá gì một câu hỏi của Hoàng Trang Long, liền gật đầu nói:
- Xin khách nhân cứ hỏi, nếu tệ nhân biết gì thì xin đáp ngay.
Hoàng Trang Long liền hỏi, tay vẫn mân mê thanh đại đao:
- Thế gia trang ấy, gia trang bị hoạ kiếp mà đại thúc vừa kể, là gia trang của ai?
Người trưng niên liền đáp nhanh:
- Tệ nhân chỉ nghe nói lại, nên không biết đúng sai ra sao, là Hoàng gia trang!
"Hoàng gia trang! Hoàng gia trang!" Ba chữ đó cứ lên tục đập vào màng nhĩ của chàng, càng lúc càng mạnh. Mạnh đến độ Hoàng Trang Long ngã vật ra trên đệm rơm, ngất đi...
Không biết Hoàng Trang Long ngất đi độ bao lâu.
chỉ biết là khi chàng tỉnh lại, chung quanh hoàn toàn vắng lặng.
Trời đã sập tối từ lúc nào không rõ.
Còn người trưng niên đã bỏ đi đâu không biết.
Hí... hí... hí...
Tiếng ngựa hí làm Hoàng Trang Long nhớ lại mọi việc đã xảy ra.
Chàng nhìn lại, tìm thanh đại đao.
Thanh đại đao của phụ thân chàng, của vị minh chủ võ lâm có tên luôn được mọi người nhắc nhở là Hoàng Thạch Nguyên.
Và toàn thể nhân vật võ lâm trên giang hồ đều nhớ luôn đến tuyệt kỹ thành danh của phụ thân chàng là Ngũ Long Tuyệt Mệnh Đao.
Cũng như ai ai cũng phải nhớ đến huyết án thảm khốc của Hoàng gia trang.
Một nghi án võ lâm không tìm được thủ phạm.
CÓ phải thế không? CÓ phải là không tìm được thủ phạm không?
Không!
Còn Hoàng Trang Long đây!
Còn hậu nhân của họ Hoàng đây.
Thủ phạm, thù gia. Chắc chắn là Hoàng Trang Long sẽ phải tìm ra.
Nếu như lời Hồ Kỳ Đào đã nói là đúng, thì Hồ Kỳ Đào chỉ là tên thi hành đã bị đền tội. Còn tên chủ sừ sai khiến thì chàng sẽ tìm sau, sẽ tiêu diệt sau.
Hiện giờ Hoàng Trang Long còn một việc phải làm.
Làm ngay, không thể trì hoãn được.
Hoàng Trang Long chạy nhanh ra leo lên lưng ngựa, giục ngựa lao đi vun vút về phía nơi đã từng là Hoàng gia trang.
Mà có một thời gian người giang hồ gọi tên là Hoàng phủ.
Phủ đệ của minh chủ võ lâm.
Cay đắng! Hoàng Trang Long cảm nhận sự cay đắng khi đứng nhìn vào nơi đã từng là phủ đệ của một danh gia.
Nước mắt chàng không tuôn chảy được nữa.
âm thanh của tiếng khóc không vang lên được nữa.
Tại sao?
Vì nước mắt chàng đang chảy ngược vào tim, thấm vào mạch máu, sôi sục huyết quản. Tử bây giờ chỉ có dòng máu căm hớn nuôi Hoàng Trang Long sống.
Sống để rửa hận. Sống để báo thù.
âm thanh không còn vang lên được, vì nếu có thốt ra, chỉ là tiếng thét gầm giận dữ. Tiếng thét đòi mạng kẻ thù.
Kẻ thù tàn bạo, dã man. Già, trẻ, lớn, bé, gà, vịt, chó, mèo... và toàn thể vật dụng đều không tồn tại được dưới bàn tay khát máu của kẻ thù.
Rồi đây kẻ thù sẽ phải trả lại gấp trăm lần những điều chúng đã vay của dòng họ Hoàng.
Hoàng Trang Long sẽ cho chúng biết tay của người họ Hoàng.
Chàng sẽ bắt chúng đền tội dưới thanh đại đao của Hoàng minh chủ.
Sẽ bắt chúng phải bó tay, phải khiếp sợ trước tuyệt kỹ của Hoàng minh chủ.
Ngũ Long Tuyệt Mệnh Đao!
Không!
Bây giờ không còn là Ngũ Long Tuyệt Mệnh Đao nữa.
Hoàng Trang Long đã tin người đánh dấu vào quyền Ngũ Hổ Đoạn Môn đao pháp nhập môn kia là phụ thân chàng.
Và đến tay chàng, chàng đã nâng lên để phát triển lên thành Thất Long Tuyệt Mệnh Đao.
Ngũ Đao của dòng họ Hoàng.
Nhị Đao nữa của người họ Trang.
- Thất Long Tuyệt Mệnh Đao! Ha ha ha...
Soạt Vút! Vút!
Phập! Phập!
Lần đầu tiên Hoàng Trang Long với thanh đao của phụ thân chàng, chàng đã sừ lại một lần Thất Long Tuyệt Mệnh Đao.
Với tâm cơ mẫn tiệp ngay từ lúc còn ấu thơ Với sự ham tìm học hỏi.
Hoàng Trang Long đã nghĩ đúng, đã kết hợp đúng, khi đưa Ngũ Long Tuyệt Mệnh Đao và hai chiêu nữa rút ra từ Kim Long kiếm pháp thành đao pháp có tất cả bảy chiêu.
Bảy chiêu, mỗi chiêu đều có bảy thức biến hóa, vị chi là bảy bảy bốn mươi chín thức đao.
Uy lực của đao pháp tạo ra làm cho Hoàng Trang Long là người thi triển cũng phải giật mình khiếp sợ.
Đúng là thần long đại náo càn khôn!
Đao kình ràn rua! Sự dũng mãnh của đao pháp và sức nặng của thanh đại đao đã quật ngã tất cả mọi chướng ngại trên đường đi của đao.
Với lòng căm thù nung nấu, Hoàng Trang Long tự đặt tên cho bảy chiêu đao.
Trước sau là - Cầm Long đao - Nã Long đao.
- Tróc Long đao.
- Sách Long đao.
- Phước Long đao.
- Triệt Long đao.
- Trảm Long đao.
Bầu trời lại sáng! Thế là hai đêm liền Hoàng Trang Long không ngủ.
Nhưng chàng không quan tâm.
Trước khi giục ngựa phi đi, Hoàng Trang Long chỉ khấn thầm một câu:
"Máu của kẻ thù sẽ làm cho Hoàng phủ sống lại. Mọi người hãy trông cậy vào hài nhi,,
← Hồi 11 | Hồi 13 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác