Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Danh môn - Hồi 312

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 312: Toái Diệp phong vân (2)
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Tháng tám, quân Đại Thực bắt đầu bố trí xong, dùng hai quân đội Hô La San làm chủ lực, lại sắp xếp Bố Cáp Lạp cùng nô lệ Đột Quyết ở Tát Mã Nhĩ Hãn phụ trợ. Đồng thời cũng bố trí thêm gần mười vạn quân Khang quốc, Sử quốc, Mễ quốc, Hà quốc, Thạch quốc, Đẳng quốc trợ giúp. Gần hai mươi vạn quân bắt đầu tới Bạt Hãn Na.

Trong Tử Thần điện không khí vô cùng khẩn trương. Lúc này trên triều đang mở hội nghị bàn bạc về việc chuẩn bị chiến tranh Toái Diệp. Hoàng đế Đại Đường Trương Hoán cùng bảy tướng quốc và hai mươi trọng thần tề tụ một nơi, thảo luận về chiến dịch Toái Diệp sắp tới. Đại Đường đã có tin tức tình báo chính xác, Chiêu Võ Cửu Quốc và rất nhiều tiểu quốc Tây Vực đã hợp quân với Bạt Hãn Na, vô số các loại vật tư, đồ dùng quân đội chất đầy trên các thuyền lớn. Quy mô vận chuyển vật tư như vậy trước giờ chưa từng có. Theo như tình báo này thì quân Đại Thực ở Dĩ Tây đang chuẩn bị cho một đại chiến dịch trước nay chưa từng có. Mà theo hướng vận chuyển vật tư tới Bạt Hãn Na thì có thể đoán được lần này Đại Thực đúng là muốn nhằm tới Toái Diệp.

Ở giữa Tử Thần điện là một bản đồ giấy cực lớn, các trọng thần đều đứng thành một vòng tròn, một mặt nghe Hoàng thượng nói, một mặt tự hỏi ảnh hưởng của chiến dịch lần này.

- Các vị cũng nhìn thấy rồi, Đại Thực đã khống chế được phần lớn khu vực Dĩ Tây, trong chiến dịch lần này bọn chúng chiếm được thiên thời địa lợi. Nhưng sau khi quân ta tiêu diệt được Cát La Lộc sĩ khí tăng vọt, hai tháng nay cũng đã bắt đầu chuẩn bị các loại vật tư, quân Toái Diệp cũng được trang bị vũ khí tiên tiến nhất của Đại Đường ta, tuy số lượng quân không lớn nhưng tám vạn binh Sơ Lặc còn dùng tới, hoàn toàn có thể trợ giúp Toái Diệp. Như vậy binh lực ở Toái Diệp cũng có khoảng mười bốn vạn, cũng đủ để chống lại người Đại Thực.

Trương Hoán liếc mắt nhìn qua mọi người một lượt rồi lại dùng gậy gỗ chỉ vào Trường An và Toái Diệp nói:

- Bất lợi lớn nhất ở Toái Diệp là đường xá xa xôi cho nên việc tiếp tế không hề đơn giản. Bởi vậy trẫm đã nghiên cứu, chúng ta thật sự phải thành lập một vài trạm tiếp tế, trẫm đã quyết định đem thành Lương Châu, Sa Châu, Luân Thai, Nguyệt Cung làm bốn kho dự trữ quân nhu, các vị ái khanh có ý kiến gì không?

-Thần muốn nói vài lời!

Trương Phá Thiên nói đầu tiên:

- Thần năm đó từng đi theo Lý Quang Bật tướng quân trải qua cuộc chiến ở Thái Nguyên, đối với việc phòng thủ cũng có chút kinh nghiệm. Nếu như là phòng thủ trong thời gian ngắn thì trong thành có càng nhiều người càng tốt, nhất thời cũng không loạn được. Nhưng nếu là bị vây hãm trường kì thì trận phòng ngự này có rất nhiều điểm phải chú ý. Tuy nhiên Vương đại tướng quân kinh nghiệm phong phú, chiến thuật cụ thể thần sẽ không nói lại dài dòng, lúc này thần chỉ có một đề nghị, lần này thế lực Đại Thực rất lớn, thần cho rằng Đại Thực cũng đã chuẩn bị trước nhiều năm, chúng ta không được chủ quan chút nào. Hiện giờ đã là đầu mùa thu, theo như quy mô tấn công của người Đại Thực thì tới mùa đông năm nay sẽ vây thành. Bởi vậy chúng ta cần tính toán kế hoạch tác chiến trường kì. Thần nghe nói trong thành Toái Diệp đã có hơn ba mươi vạn cư dân, nhân viên hỗn tạp, bất lợi cho việc phòng thủ trường kì. Thần đề nghị di dời một bộ phận dân cư đến Luân Thai hoặc Sơ Lặc, nhất là người già, phụ nữ và trẻ em. Như vậy vừa có thể tiết kiệm lương thực, vừa có lợi cho quân đội trong việc khống chế thành trì. Tiếp theo quân đội thủ thành cũng chỉ cần đủ là được. Sáu vạn binh Sơ Lặc hữu ích thì viện trợ bên ngoài, không hữu ích thì làm nội ứng, trong giáp ngoài công tất thắng. Đây là ý kiến của thần, thỉnh bệ hạ xem xét.

Trương Hoán nhẹ gật đầu. Trương Phá Thiên không hổ là xuất thân nghiệp binh, nhìn vấn đề một cách thấu đáo. Tám vạn phủ binh ở bên ngoài đúng là càng thêm linh hoạt. Lúc này hắn liền sửa lại ý kiến của mình nói:

- Trương ái khanh nói có lý. Tám vạn phủ binh kia cứ đóng ở Sơ Lặc, tạm thời chờ lệnh!

Hắn lại nhìn mọi người từ từ nói:

- Các vị ái khanh còn có đề nghị gì cứ việc nói ra đi.

- Bệ hạ, thần cũng muốn nói ý kiến của mình.

Lúc này Hàn tiến lên thi lễ nói:

- Toái Diệp đã trở thành canh bạc lớn nhất của Đại Đường ta, thật sự không thể để mất. Nhưng đối thủ của chúng ta là Đại Thực quốc, một thế lực không thua kém gì đại đế quốc phương Tây. Ba Cách Đạt cách Toái Diệp đường xá xa xôi, trận chiến này thẳng thắn mà nói là để đánh giá thực lực của hai đại quốc. Mấy tháng nay lương thực của Đại Đường cùng các loại vật tư liên tục được mang tới Tây Vực. Thực lực của Đại Đường ta là thực lực của một nước đang ở giai đoạn mới sống lại, còn lâu mới có thể so sánh với giai đoạn Khai Nguyên thịnh thế. Mặt khác chúng ta còn phải phòng bị người Hồi Hột nhân cơ hội xâm lấn. Một hai tháng còn có thể chèo chống, còn thời gian dài chỉ sợ khó có thể tính kế. Bởi vậy cho nên thần thật sự lo lắng sẽ xảy ra thế cục trường kì tác chiến như Trương tướng quốc nói. Loại tình huống như vậy có khả năng sẽ xảy ra, để phòng ngừa chu đáo, thần đề nghị bệ hạ từ giờ trở đi ra lệnh cho cả nước Đại Đường ta từ trên xuống dưới thực hiện tiết kiệm một cách nghiêm khắc, trợ giúp chiến tranh Toái Diệp.

- Thần tán thành ý kiến của Trương tướng quốc và Hàn tướng quốc, thỉnh bệ hạ xem xét ý kiến của hai vị tướng quốc.

Sở Hành Thủy cũng khom mình hành lễ rồi nói tiếp:

- Thần lo là người Đại Thực sẽ nhân cơ hội này cấu kết cùng Hồi Hột tạo áp lực cho Đại Đường, làm tiêu hao thực lực của Đại Đường ta. Mặc dù Đại Đường Công chúa Nguyệt Dĩ đã lấy chồng Hồi Hột nhưng vì ích lợi trước mắt chỉ sợ nước cờ này cũng sẽ không có tác dụng. Thần đề nghị hai bút cùng vẽ, cùng lúc lợi dụng ảnh hưởng của công chúa lôi kéo phái ủng hộ, làm cho bọn họ thuyết phục Khả Hãn Trung Trinh buông tha ý niệm xâm lấn Đại Đường. Về phương diện khác chúng ta còn xuất ra nước cờ là Hiệt Kiết Tư, lệnh cho bọn họ trong chiến dịch Toái Diệp phải có hành động kiềm chế tinh lực người Hồi Hột, làm cho bọn chúng không thể xuống phía nam được.

Trương Hoán trầm ngâm thật lâu, rốt cục gật đầu nói:

- Lời đề nghị của các vị ái khanh đúng là vàng ngọc. Trẫm sẽ suy nghĩ thật kĩ. Nhưng trong cuộc chiến Toái Diệp không phải chỉ một án phương án có thể giải quyết được. Trẫm hy vọng các vị trở về cẩn thận suy nghĩ phương án đối phó rồi gửi tấu chương lên cho trẫm. Chúng ta sẽ lấy ý kiến quần chúng, huy động lực lượng cả nước, nhất định lần này đánh trận phải thắng.

Vùng Quy Tư gần Xích Hà vô cùng rộng lớn, trên đường đầy cát bụi. Các xe ngựa che vải dầu chở lương thực cùng quân nhu đang từ từ tiến về phía trước. Con đường đoàn xe đi qua cát bụi mịt mù, nhưng cách đó chỉ trăm bước lại là một cảnh tượng trời xanh mây trắng khác hẳn. Lúc này đang là cuối thu, đúng mùa thu hoạch, ngẫu nhiên có thể thấy những đàn dê, bò nhàn nhã gặm cỏ, phương xa là hình dáng thấp thoáng của dãy núi chập trùng.

Quân Đường đạp trên bụi đất, mạo hiểm giữa trời đầy cát bụi bay, cùng với tiếng thét là tiếng nguyền rủa, tiếng roi da và tiếng trục xe kèn kẹt thẳng tiến về hướng tây. Thanh thế của đoàn quân vô cùng lớn, giống như sóng biển. Thỉnh thoảng ở bên đường có thể nhìn thấy gia súc đang hấp hối hoặc đã chết. Thỉnh thoảng lại có một xe ngựa bị lật hoặc một đội kỵ binh phi vào giữa đoàn người, vì vậy mà đám quân lính không ngừng hò hét nguyền rủa, ngựa cũng không ngừng hí vang. Bất ngờ một cỗ xe ngựa chở số lượng lớn lương thảo lăn xuống sườn dốc, người trên xe cũng lăn xuống theo.

Ở phía trước đoàn xe, binh lính từ Sa Châu vạn dặm xa xôi xếp thành đội ngũ thật dài giẫm lên bụi đất gian nan mà tiến. Trong dòng người xen lẫn bốc xếp và vận chuyển đao thương, cung nỏ cùng vũ khí hạng nhẹ trên xe ngựa, không ngừng có người rời khỏi đội ngũ tiến vào trong bụi cỏ, ngồi xổm xuống.

Đi phía trước là đội kị binh, thỉnh thoảng có thể trông thấy vài chiếc xe ngựa xen lẫn trong đội, ngồi bên trong xe là các quan văn và tham mưu quân sự. Đến suối nước trong rừng rậm cả đoàn người ngựa đều xuống lấy nước rồi trong chốc lát lại trở về hàng ngũ, chuẩn bị vượt qua sông Bạch Mã. Nhập hội với họ có đoàn xe ngựa từ Quy Tư tới, trên xe là số lượng lớn lương thực, cỏ khô và chông sắt. Ngẫu nhiên còn có một tiểu đội thám báo kỵ binh cướp được vị trí dẫn đầu đoàn người.

Bên ngoài hai dặm, song song với đường hành quân chính là Xích Hà. Dân phu các quốc gia tham chiến đang gian khổ vận chuyển một đội thuyền lớn, trên thuyền chuyên chở lương thực cùng các loại vũ khí hạng nặng để thủ thành, thuốc nổ, sàng nỏ và máy bắn đá khổng lồ chưa lắp ráp, còn có liên hoàn nỏ. Hai bên thuyền có một loạt cự đại vũ khí, trên thuyền còn có hỏa lực đáng sợ. Đạn dược cùng từng thùng thuốc nổ và dầu hỏa đang được trọng binh hộ vệ vận chuyển dần.

Đoàn quân này từ xa đến hội quân với Sa Châu và Túc Châu, ước chừng có khoảng hơn một vạn người, vạn chuyển năm mươi vạn bao lương thực. Chỉ huy binh mã là Trung Lang tướng Úc Trọng Lâu, mục đích của là ngàn dặm ngoài Sơ Lặc, cả đoàn người đã đi suốt mười ngày mới tới Sa Châu.

*****

Lúc này đã là đầu tháng tám, Đại Đường vì để chuẩn bị đại chiến cùng Đại Thực cũng đã tiến hành chuẩn bị. Đại Đường huy động cả nước tập trung tám trăm vạn bao lương thực cùng vô số quân nhu vật tư từ các nơi vận chuyển bằng xe ngựa liên tục mang về Tây Vực. Đồng thời cũng triệu tập năm vạn dân binh tới An Tây. Như vậy cả Đường quân ở An Tây thì đại quân đạt tới số lượng xưa nay chưa từng có là hai mươi lăm vạn, theo hai đường hành quân. Một đường tới Sơ Lặc, đi theo đường Kim Long phía bắc Toái Diệp, một đường đi Luân Thai, qua Thiên Sơn đến Cung Nguyệt thành, xuôi theo đường phía bắc tiến vào lưu vực Đại Thanh Trì.

Nhưng cùng với tiếp viện của Đường quân, người Đại Thực cũng không chịu kém. Cuộc chiến tranh giành thành A Sử Bất Lai đã bắt đầu khai hỏa.

Hai mươi ngày trước, việc quân Đường chiếm cứ điểm phía bắc Toái Diệp là thành A Sử Bất Lai truyền đến Ba Cách Đạt đã khiến Lạp Hi Đức vô cùng tức giận. Y lập tức bãi miễn tổng đốc Bạt Hãn Na tự tiện điều quân ở thành A Sử Bất Lai xuống phía nam, đồng thời phái hai vạn nô lệ Đột Quyết trong số năm vạn quan tới thành A Sử Bất Lai, nhất định trước khi khai chiến ở Toái Diệp phải chiếm lại được tòa thành trọng yếu này.

Hai vạn quân Đại Thực theo Tát Mã Nhĩ Hãn đi về phía bắc, đi qua thành Đát La Tư thì rẽ sang hướng đông, lại hành quân thêm gần tám trăm dặm cuối cùng hôm nay cũng đã tới được thành A Sử Bất Lai.

Quân Đường trong thành A Sử Bất Lai cũng đã tăng lên đến hai nghìn năm trăm người, gần đạt tới cực hạn ba nghìn binh, Cư dân trong thành toàn bộ đã bị di dời đi hết. Tòa thành đã trở thành một thành lũy quân sự thuần túy. Trải qua gần một tháng khẩn trương bố trí, giờ phút này thành A Sử Bất Lai đã bị Đường quân khống chế thành tường đồng vách sắt.

Năm mươi máy bắn đá khổng lồ mới được nghiên cứu ra đã được sắp đặt ở trên thành, mặt khác còn bố trí thêm ba trăm cung nỏ. Đây là những vũ khí dùng để đối phó với đại địch nhân. Ngoài ra trong thành còn có 30 vạn tên nỏ cùng với vật nặng dùng cho máy bắn đá, thậm chí còn có mấy trăm đạn thuốc nổ cùng đạn lửa.

Sau khi trời tối, tin thám báo cuối cùng cũng tới. Rất nhiều địch nhân đã đi tới thành Câu Lan, rất gần tới thành A Sử Bất Lai. Bọn chúng mang theo số lượng lớn vũ khí công thành, trang bị chỉnh tề kĩ lưỡng.

Thành Câu Lan là một tòa thổ thành trên bình nguyên, chủ yếu xây dựng cho người dân chăn nuôi dê bò tránh bão tuyết nên thập phần đơn sơ, cũng không thể thủ. Quân địch đã đi qua thành Câu Lan, cho dù mang theo vũ khí để công thành nên di chuyển chậm chạp nhưng cũng đã cách thành A Sử Bất Lai không xa.

Hoàng hôn ngày hôm sau, mây đen mù mịt, gió lớn thổi ào ào, Thi Dương đứng trên tháp cao nhất ở thành A Sử Bất Lai quan sát xung quanh, ánh mắt dừng lại ở phía chân trời mây đen quay cuồng. Bởi vì có công cướp được thành A Sử Bất Lai nên anh ta đã được Vương Tư Vũ đặc biệt thăng chức thành đô úy, thống lĩnh hai ngàn năm trăm quân Đường trấn thủ thành A Sử Bất Lai. Nhưng không ai ngờ chiến tranh giữa Đại Đường với Đại Thực cứ năm mươi năm bắt đầu một lần lại mở màn ở chỗ họ.

Đứng bên cạnh Thi Dương là Kim Lân, anh ta từ nhỏ đã theo cha mưu sinh trên thương đạo, đối với địa hình dị thường vùng này đã vô cùng quen thuộc. Anh ta tính toán một hồi rồi nói:

- Thi tướng quân, nếu quân địch chỉ dùng chiến mã vận chuyển vũ khí công thành thì mỗi canh giờ có thể đi hai mươi dặm, cộng với thời gian nghỉ trên đường bọn chúng hẳn là đã đến đây.

- Ngươi nói đúng, bọn chúng đã đến. Thi Dương nhìn về phương xa không cảm xúc nói. Phía chân trời một dải màu đen thật dài cuối cùng cũng xuất hiện trên thảo nguyên.

- Thi tướng quân, chúng ta nên làm gì bây giờ?

Đây là lần đầu tiên lâm đại trận nên Kim Lân cũng bắt đầu khẩn trương lên.

- Còn có thể làm gì sao.

Thi Dương lạnh lùng hạ lệnh nói:

- Cảnh báo cho mọi người, lệnh cho các huynh đệ mỗi người đều vào vị trí nhận nhiệm vụ riêng.

Tiến đến tấn công thành A Sử Bất Lai là đội quân nô lệ đệ tứ người Đột Quyết thuộc quân đoàn thứ năm. Bọn chúng đóng quân tại Tát Mã Nhĩ Hãn và Bố Cáp Lạp. Nhánh quân này do quân Đại Thực trong lúc tấn công Đông Phương bắt được nô lệ mà tạo thành, cũng gần bằng quân đội tinh nhuệ nhất của Đại Thực là quân cận vệ Cáp Lý và quân Hô La San, trang bị cũng thập phần hoàn mĩ, bộ binh và kị binh chiếm một nữa, trong đó một nửa kị binh được trang bị trọng giáp và trường mâu, ngựa chiến là giống ngựa A Lạp Bá. Còn lại bộ binh đều mặc áo giáp, có khiên che chắn, tay cầm trường mâu, sát khí ngập trời.

Đông! Đông! Đông! Tiếng trống cực lớn vang lên trên bình nguyên. Quân Đại Thực chia làm bốn phương trận, giống như bốn chữ Phiến phiêu bồng trên mây đen của thảo nguyên, cứ thế tiến về phía trước. Phía giữa bọn họ là mấy trăm máy ném đá cùng chùy công thành. Máy ném đá của quân Đại Thực tuy rằng không bằng của Đường quân nhưng hình dáng cực lớn có thể bắn được đá lớn nặng đến mấy trăm cân ra xa ngàn bước, dùng uy lực cực đại mà nổi danh, trở thành vũ khí công thành vô cùng lợi hại của người Đại Thực.

Trong tiếng trống dồn dập, quân Đại Thực bắt đầu hướng về phía tường thành. Bộ binh ở phía trước, kỵ binh ở phía sai, bọn chúng đồng loạt hô lên khẩu hiệu, tiến lên mãnh liệt hướng về phía thành. Cả thảo nguyên sát khí tràn ngập, đông nghịt quân Đại Thực liếc nhìn qua dường như không thấy giới hạn.

Quân Đường từng lớp từng lớp sừng sững trên tường thành. Bọn họ đối mặt với quân địch đông hơn chục lần cũng không kinh sợ mà mỗi người đều có vị trí và cương vị riêng, có giương cung lắp tên, có lắp đặt sàng nỏ. Trên thành, hơn mười khung đá đã được kéo ra sẵn sàng. Loại máy bắn đá này là vũ khí mới nhất do Đại Đường quân khí nghiên cứu chế tạo ra, kích cỡ đá trung bình, đòn bẩy trên cánh tay máy quả nhiên tốt hơn chục lần, sử dụng trọng lực cùng với tiết kiệm nhân lực, ba mươi tên lính là có thể điều khiển được tất. Hơn nữa thông qua điều tiết trọng lực cùng với đòn bẩy dài nên tầm bắn có thể được điều chỉnh khá chính xác, mỗi một đường bắn xa được năm mươi bước. Trong đó các linh kiện tinh vi cũng được lắp đặt, thao tác hết sức phức tạp. Ngoại trừ binh sĩ bắn đá, còn có bốn người chuyên môn về đòn bẩy, một người lắp đạn, một người châm lửa, một người ngắm bắn, mỗi người một việc, loại máy bắn đá này dựa vào tính cách cẩn thận của người phương Đông mà tạo thành.

Thi Dương bình sinh đây là lần đầu tiên đối mặt với hơn vạn địch nhân, hơn nữa còn là thân phận chỉ huy. Hắn không chỉ gánh vác sự sinh tử của hai ngàn sáu trăm quân Đường mà còn gánh vác sự tồn vong của thành A Sử Bất Lai. Một khi thành này thất thủ thì không chỉ cơ hội duy nhất để hoàn toàn chiếm được Toái Diệp không còn mà quân Đại Thực còn nhân cơ hội này đánh tới phía bắc Toái Diệp, cướp đi hết thảy lãnh thổ khó khăn lắm quân Đường mới chiếm lĩnh được.

- Thi tướng quân, như thế nào lại không thấy thang mây của Đại Thực?

Lại Kim Lân phát hiện ra địch nhân có chỗ kì lạ, người Đại Thực không có thang mây thì làm thế nào mà công thành?

- Bởi vậy ngươi không cần sợ hãi. Người Đại Thực tuy đông gấp mười lần ta nhưng chỉ cần ngươi quan sát cẩn thận sẽ phát hiện quân đội của bọn chúng phần lớn đều không được dùng đến. Ví dụ như ngươi nhìn bên kia xem.

Ngón tay Thi Dương chỉ về phía nam, bên đó tập trung năm ngàn kị binh hạng nặng của quân Đại Thực, anh ta lạnh lùng nói:

- Ngươi xem, năm ngàn huyền giáp kỵ binh đối với việc công thành có tác dụng gì? Còn có những kỵ binh kia nữa. Thật đáng chê cười! Bọn chúng cho rằng chúng ta sẽ ra ngoài quyết chiến sao?

- Bất quá máy bắn đá của bọn chúng thoạt nhìn có vẻ rất đáng sợ. Chẳng lẽ bọn chúng muốn dùng máy ném đá này đập sụp thành A Sử Bất Lai sao?

Lại Kim Lân nhìn qua máy ném đá cao tới mấy trượng kia lo lắng hỏi.

- Hẳn là như vậy, bọn chúng công thành cao không thể dùng chùy nên chỉ có thể dựa vào máy bắn đá.

Thi Dương vừa dứt lời trên thành có tiếng hô lớn, rồi lập tức trên không trung có hơn mười khối cự thạch bay tới, trong nháy mắt đã đến gần.

- Tướng quân coi chừng!

Lại Kim Lân bổ nhào về phía Thi Dương, một tảng đá lớn xẹt qua đỉnh đầu bọn họ, trên không trung sát khí lạnh người, tiếng kêu khóc vang lên khắp nơi. Oanh! Một tiếng vang rất lớn vang lên, đập vỡ một lỗ châu mai khiến đá vụn văng ra khắp nơi.

Đám cự thạch còn lại hoặc nặng nề rơi trên tường thành hoặc đập bể trong thành. Hơn mười binh sĩ vận chuyển đá bị một khối đá lớn rơi trúng liền kêu la thảm thiết.

Lần bắn thứ nhất qua đi, Thi Dương lập tức nhoài người ra khỏi thành xem xét. Tường thành sau khi bị trúng đá chỉ thấy chỗ bị trúng bong ra từng mảng lớn bùn đất, để lộ mặt nham thạch màu trắng xám. Tòa thành được tu kiến tương đối rắn chắc, căn bản không sợ máy bắn đá của người Đại Thực công kích. Thi Dương yên tâm hơn một chút, lập tức xoay người nói:

- Truyền mệnh lệnh của ta, mọi người chú ý tự bảo vệ mình, bảo vệ đạn đá, bất luận kẻ nào cũng không được hành động thiếu suy nghĩ.

Chủ tướng đã ra lệnh, toàn quân đều dùng đồ phòng ngự bằng da trâu bao bọc vũ khí lại. Loại đồ phòng ngự này kéo căng trên giá gỗ, tạo nên nửa hình vòng tròn, trên bôi đầy dầu trơn trắng nõn dị thường, dù cho bị đá rơi trúng cũng khó bị rách. Rất nhanh vòng công kích tiếp theo của quân Đại Thực lại bắt đầu. Cự thạch xé gió lao tới, trên tường thành quân Đường đều nép sát vách tường đá né tránh. Lúc này đã được sắp xếp hợp lý nên không ai có thương vong.

*****

Người Hắc y Đại Thực kế thừa ưu điểm cùng nhược điểm của Bạch y Đại Thực. Bọn chúng đều am hiểu đánh nhau giết chóc. Thực tế trên sa mạc, kỵ binh A Lạp Bá và loan đao Đại Thực làm cho người ta kinh sợ, nhưng Hắc y Đại Thực cùng Bạch y Đại Thực đều không am hiểu biện pháp, lại thiếu trang bị công thành. Xe công thành cực đại cùng với máy bắn đá kia cơ hồ chính là toàn bộ vũ khí công thành của bọn chúng. Sa Mạc A Lạp Bá nhiều đá tảng lớn, thành trì tại khu vực đó cũng chỉ cần dùng chùy cực đại là khó có thể chống đỡ được. Đánh Đại Mã Sĩ Cách, quân đội A Bạt Tư chỉ cần dùng chùy, đánh vào tường thành như đánh vào bùn đất, cũng chỉ cần mấy ngàn người, một thời gian ngắn đã hạ được tường thành Đại Mã Sĩ Cách.

Uy lực của chùy công thành cùng với máy ném đá khiến cho người Đại Thực càng thêm mê muội và tự cao. Mặt khác người Đại Thực cũng không am hiểu cung tiễn, bọn chúng không như người Đại Đường chế tác cùng với kĩ thuật bắn cao, bọn chúng cũng không kiên nhẫn hao tổn đến hai ba năm để làm một cây cung. Bí quyết tiến công của bọn chúng chỉ là dũng mãnh cùng với ý chí chiến đấu không sợ chết và giống ngựa A Lạp Bá trời phú.

Nhưng sự dũng mãnh và linh hoạt của bọn chúng tại thành A Sử Bất Lai chắc chắn không được coi trọng. Tòa thành này nằm trên một bãi đất trên vách núi, đường vào thông qua một thềm đá hẹp. Địa lý đặc biệt như vậy nên sử dụng chùy công thành không có tác dụng. Nửa tháng trước quân Đường lại đục trên vách núi một rãnh sâu bề rộng chừng hai trượng, ra vào thành đều phải qua cầu treo. Cầu treo lại được làm bằng sắt, trở thành một cái khiên tự nhiên cho cửa thành, dùng máy ném đã cũng khó có thể đánh trúng.

Quân Đại Thực thấy quân Đường không phản kích, máy ném đá lại tiếp bắn như mưa để yểm hộ cho quân đội tiếp tục hướng về phía trước. Dần dần quân Đại Thực đã tới gần thành ba trăm bước. Mấy ngàn binh lính như con kiến bận rộn lấy đất đắp đường. Ý đồ của bọn chúng là tạo ra một sườn núi dốc để đẩy chùy công thành lên vách núi.

Đột nhiên quân Đường bắt đầu phản kích, hơn một trăm bọc thuốc nổ đen được bắn ra, giống như mưa rơi vào đám quân Đại Thực trong vòng hai trăm bước rồi nổ mạnh, tàn lửa bay đầy trời, khói đen tràn ngập khăp nơi, lập tức có tiếng quân Đại Thực kêu rên bốn phía. Tứ chi bị nghiền nát, huyết nhục tung tóe khắp nơi, cái chết thật sự khủng khiếp. Quân Đại Thực đầu tiên sợ đến ngây người, lập tức gào thét điên cuồng, sự sợ hãi đối với Đại Đường trong lòng bọn chúng bỗng nhiên lại lên. Mấy ngàn người như thủy triều trên biển rộng, quay đầu liều mạng chạy trốn, chạy một mạch đến ba dặm bên ngoài.

Chủ tướng quân Đại Thực thấy lòng quân không yên liền hạ lệnh dựng trại nghỉ ngơi. Giờ này trời cũng đã tối, mây đen kéo đến đầy trời, màn đêm đã bao phủ lên chiến trường hoàn toàn yên tĩnh. Trong thành, quân Đường đang thu dọn tàn tích đạn đá bắn vào. Ba ngàn tảng đá bắn vào thành làm vô số nóc nhà gỗ bị đập vỡ, quân Đường cũng tử thương gần trăm người. Lính gác đang cảnh giác chăm chú quan sát động tĩnh kẻ địch, Thi Dương thì đứng trên tháp quan sát trầm mặc nhìn qua đội quân này. Trong lòng anh ta đầy nghi hoặc, thành A Sử Bất Lai bị quân Đại Thực chiếm lĩnh mấy chục năm nay, chẳng lẽ bọn chúng lại không biết tòa thành này dễ thủ khó công. Dựa vào năng lực công thành như vậy của bọn chúng thì cho dù có mười vạn người cũng không thể phá được tòa hùng bảo này. Bọn chúng thật sự là đến đánh thành A Sử Bất Lai sao?

Màn đêm buông xuống, trên thảo nguyên sương mù dày đặc lặng lẽ rơi xuống, đứng cách nhau hơn mười bước là không thể nhìn thấy mặt người.

Hừng đông ngày tiếp theo sương mù dần tiêu tan đi, quân Đường đột nhiên phát hiện ra một tình huống khiến cho người ta không thể tin được. Gần trăm khung chùy công thành cùng máy ném đá đơn độc bị bỏ lại còn hai vạn quân Đại Thực lại không thấy đâu.

Thành Toái Diệp đã tiến hành chuẩn bị chiến tranh suốt một tháng nay. Dựa theo sự sắp xếp của triều đình, mười lăm vạn người già, phụ nữ và trẻ em trong thành đã bị chuyển đến Sơ Lặc và Bắc Đình. Mặt khác, hơn mười vạn người Cát La Lộc bị bắt ở bờ sông Y Lệ cũng bị bắt đến Sơ Lặc. Trong thành Toái Diệp bây giờ chỉ còn lại có mười bốn vạn người: năm vạn quân Đường cùng tám vạn thanh niên dân quân và gần vạn nữ nhân ở lại làm nhiệm vụ hậu cần.

Từ đầu tháng bảy cho đến cuối tháng tám, quân Đường đã không ngừng vận chuyển vật tư lương thực tới thành Toái Diệp. Giờ phút này trong thành Toái Diệp đã tích trữ hai trăm vạn bao lương thực cùng vô số loại vật tư quân dụng. Vương Tư Vũ lại hạ lệnh gia cố thành trì, làm sông đào bảo vệ thành.

Đến cuối tháng tám, phụ cận thành Toái Diệp bắt đầu xuất hiện thám báo của quân Đại Thực. Cứ mấy người hoặc mười người một đội tập trung tại lưu vực Đại Thanh Trì và hai bên Kim Long, cơ hồ đang muốn dò xét tình báo của Đường quân. Trong thành Toái Diệp tựa như học sinh đến kì thi học kì, tất cả đều khẩn trương, cũng có phần chờ mong đại chiến sắp tới.

Sáng sớm, ở Sùng Nhân phường trong thành Toái Diệp, Quách Mục cáo biệt vợ con tiến đến văn phòng châu nha. Cả nhà cha vợ Quách Mục, ngoại trừ anh vợ tham gia dân quân thì đều tạm thời dời đến Sơ Lặc, tiệm tạp hóa cũng đóng. Bất quá vợ con Quách Mục lại tự nguyện ở lại tham gia doanh trại Mộc Lan. Mộc Lan doanh này do năm ngàn gia đình quân nhân lập thành, đều là những nữ tử trẻ tuổi, đa số là người Hán. Nhiệm vụ của các nàng là chăm sóc người bệnh, nấu nướng cho quân đội, ngoài ra còn đảm bảo một chút nhiệm vụ hậu cần khác như giặt giũ, tạp vụ.

Quách Mục trước mắt đã được thăng chức làm Lục sự tham quân cho Toái Diệp, hiệp trợ quản lý một số chính vụ, cũng coi như là quan văn cao cấp nhất. Mỗi ngày chính vụ đều vô cùng nặng nhọc, đi sớm về muộn, lúc về đến nhà thường đã kiệt sức, nhưng anh ta cùng với các quan viên trước đại chiến đều không có một câu oán trách, tất cả đều tận lực tranh thủ thời gian này để chuẩn bị cho chiến tranh.

- Quách tham quân!

Quách Mục vừa đi ra khỏi cửa tựa hồ như nghe thấy có người gọi mình, vội vàng quay đầu lại thì thấy một viên quan trẻ tuổi đang chạy về phía mình. Người kia gần tới nơi ông ta mới nhận ra nguyên lai anh ta là Thương Tào tham quân, Thôi Diệu. Thôi Diệu vốn dĩ là đi theo Mạnh Giao đến Bạt Hãn Na nhưng bởi vì chiến tranh nên sứ đoàn lại phải lưu lại Toái Diệp. Anh ta là tiến sĩ tân khoa, lại có tổ phụ có uy vọng lớn nên được tạm thời bổ nhiệm làm Thương Tào tham quân quản lý vật tư khổng lồ ở Toái Diệp.

Những ngày này Thôi Diệu cũng bận đến tối mặt. Đại lượng vật tư được đưa tới phải thành lập sổ sách, kiểm kê hàng hóa, lại còn phải tổ chức nhân lực bắt bọn họ tự động sắp xếp hàng hóa. Bởi vì chiến tranh nên không phân biệt quân dân cho nên anh ta cũng được Tư Mã Quách Sĩ Kì trợ thủ. Hôm nay lại gặp phải một sự việc khó xử nên đặc biệt tới xin Quách Mục giúp đỡ.

Quách Mục dừng ngựa lại cười nói:

- Tìm ta có chuyện gì?

Thôi Diệu thở hồng hộc chạy lên phía trước, anh ta nhìn quanh thấy không có người, lại kéo ngựa của Quách Mục sang một bên. Quách Mục thấy anh ta thần thần bí bí liền xoay người xuống ngựa, lại hỏi:

- Rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì?

- Quách tham quân, ngài còn nhớ chuyện năm ngoái chúng ta bị người Cát La Lộc phục kích ở Kim Long không?

Quách Mục gật nhẹ:

- Ta đương nhiên nhớ rõ.

- Lúc ấy có hai thương đội, ta muốn nói tới thương đội từ Khang quốc tới, ngài có ấn tượng gì không?

Thôi Diệu lại tiếp tục hỏi.

Quách Mục nghĩ một lát chỉ nhớ mang máng là thương đội đó do một ông lão dẫn đầu, tên lão là gì thì lại quên mất. Ông ta thấy Thôi Diệu tự dưng lại nói tới việc xa xôi này, không khỏi kì quái hỏi:

- Cuối cùng thì đã xảy ra chuyện gì?

- Việc là như vậy.

Thôi Diệu không cần ý tứ cười nói:

- Lần trước ta đã cùng thương đội kia đi Trường An. Trưởng thương đội tên là Mục Tháp, trên đường đi cũng có chút chiếu cố ta. Mấy hôm trước ông ta đã từ Trường An về đây, đang nghỉ ngơi ở thành Toái Diệp, đúng lúc gặp lệnh quản chế cấm ra khỏi thành, bọn họ không biết làm thế nào để rời đi. Cũng không biết ông ta làm thế nào nghe được tin tức của ta, đêm qua liền đến cầu ta trợ giúp.

Nói tới đây Thôi Diệu có chút khó khăn nói:

- Quách tham quân có thể giúp ta lúc này được không? Cho phép ta mở hé cửa thành cho họ ra ngoài.

Ra vào thành là quyền trong tay Quách Mục. Nếu là bình thường ông ta hẳn là sẽ rất vui vẻ đáp ứng, nhưng trước mắt đại chiến sắp xảy ra, ông ta cũng không thể tùy tiện cho người ra vào. Có thể Thôi Diệu là con cháu Thôi gia, tổ phụ từng là tướng quốc, nhị tổ phụ cũng là tướng quốc đương triều, còn có một người cô là Nguyên phi, thế lực chống lưng này khiến ông không muốn đắc tội. Nếu là người Hán đi Sơ Lặc, ông ta sẽ không chút do dự mà đáp ứng ngay, nhưng đối phương lại là thương nhân, nếu như là gian tế thì phải làm sao?

Trầm ngâm nửa ngày cuối cùng Quách Mục mới khó xử nói:

- Đã như vậy, việc này ta sẽ đi xin chỉ thị của đại soái. Nếu như ông ta đồng ý ta liền mở cửa cho họ ra. mới tới Sa Châu.

*****

Thôi Diệu yên lặng gật đầu. Anh ta cũng biết việc này rất khó nói, vốn định nhờ Quách Mục dàn xếp nhưng cuối cùng vẫn phải qua đại soái phê chuẩn. Anh ta cảm thấy cũng không thể làm gì được nữa liền nói:

- Được rồi! Ta cùng ngài đi xin chỉ thị của đại soái.

Hai người rất nhanh đã tới phủ đô hộ. Bọn họ đều có lệnh bài thông hành nên không cần bẩm báo có thể trực tiếp vào trong phủ. Lúc này Vương Tư Vũ đang ngồi trầm tư trước bản đồ. Ông ta vừa nhận được tin tức từ thành A Sử Bất Lai là hai vạn quân Đại Thực tấn công thành đột nhiên biến mất, mà sau đó thám báo được phái đi tìm kiếm cũng không phát hiện được một chút tung tích nào của bọn chúng ở vùng sa mạc phía Bắc.

Rõ ràng là nhánh quân đó tự biết đánh không lại thành A Sử Bất Lai còn từ phương bắc vượt qua núi Thiên Tuyền, vậy mục tiêu của bọn chúng là gì? Vương Tư Vũ chăm chú nhìn chằm chằm vào bản đồ, hướng đông của sa mạc phương bắc là sông Y Lệ. Vương Tư Vũ hít vào một hơi lạnh, chẳng lẽ bọn chúng muốn tới đánh thành Luân Thai? Hay là muốn ngăn chặn viện quân cùng vật tư ở Bắc Đình? Việc này phải lập tức thông báo tới thành Yêu Long, Y Lệ và Cung Nguyệt, để cho các thành này tăng cường phòng ngự, nhất là Yêu Long thành không có tường bảo hộ, nhất định phải tạm thời rút lui.

Nghĩ vậy ông ta lập tức viết một phong thư phân phó cho thân binh nói:

- Lập tức đem thư này cho Đường quân ở thành Yêu Long, Y Lệ, Cung Nguyệt.

- Ngươi nói là ngươi muốn cùng thương đội này đi Bạt Hãn Na tiếp tục sứ mệnh của mình sao?

Vương Tư Vũ thoáng chút bất ngờ, không thể hiểu nồi viên quan trẻ tuổi này, trong lòng ông đang không biết chuyện này là hoang đường hay là can đảm dám nghĩ dám làm

- Chẳng lẽ ngươi không sợ bọn họ đem bắt ngươi giao cho người Đại Thực sao?

- Tôi cũng từng nghĩ về khả năng này.

Thôi Diệu tỏ ra hết sức nghiêm túc

- Bọn họ là thương nhân, nếu như giúp tôi đến Bạt Hãn Na thì ở Đại Đường họ sẽ có đầy lợi ích hồi báo. Nhưng nếu bán đứng tôi cho Đại Thực thì họ không được lợi gì, hơn nữa hai con trai Mục Tháp cũng đều chết dưới đao của người Đại Thực, về tình về lý ông ta cũng sẽ không bán đứng tôi.

Vương Tư Vũ không nói gì, ông ta chậm rãi đi đến trước bản đồ, dừng lại ở vị trí Bạt Hãn Na. Sau khi đại chiến bùng nổ, Bạt Hãn Na này sẽ trở thành căn cứ hậu cần của người Đại Thực. Nếu như Vương thất Bạt Hãn Na chịu quy phục Đại Đường thì bọn họ có thể có tác dụng mấu chốt, thật sự là cần một người đến liên lạc với quốc vương Bạt Hãn Na. Ông ta liếc nhìn qua Thôi Diệu, tự dưng lại thấy những suy nghĩ hoang đường của anh ta trở thành hợp tình hợp lý.

Quách Mục ở bên cạnh biết được thực chất Thôi Diệu muốn cùng đoàn thương nhân kia đi Bạt Hãn Na thì không khỏi tròn mắt. Điều này sao có thể! Nếu Thôi Diệu có xảy ra chuyện gì Thôi gia lại đòi bọn họ chịu trách nhiệm thì phải làm sao. Ông ta lại thấy đại soái có ý đáp ứng liền vội vàng cản trở nói:

- Đại soái, thân phận Thôi Diệu rất đặc biệt, ngài không thể để anh ta đi mạo hiểm như vậy được.

Thôi Diệu vốn đã sợ bọn họ e dè thân phận của mình, lại thấy Quách Mục đã nói ra việc này, không đợi Vương Tư Vũ trả lời anh ta lập tức phản bác:

- Thân phận Thi Dương không đặc biệt sao? Vậy sao anh ta có thể chính diện chiến đấu với quân Đại Thực trên chiến trường? Ta tuy là văn nhân nhưng cũng là nam nhi Đại Đường, thỉnh Quách tham quân không nên nói đến chuyện Thôi gia. Ta hiện giờ chỉ là một quan viên Đại Đường, huống hồ việc đi sứ Bạt Hãn Na vốn là chức trách của ta.

Nói tới đây anh ta hướng tới Vương Tư Vũ thi lễ thật sâu nói:

- Thỉnh đại soái ân chuẩn!

Vương Tư Vũ bị thành ý của anh ta làm cảm động, ông cảm thấy trên người Thôi Diệu phảng phất dũng khí của mình năm đó dũng mãnh xông vào Hoàng Hà Cửu khúc. Loại nhuệ khí này cũng giống như mình khi còn trẻ. Ông liền trịnh trọng gật đầu đáp ứng thỉnh cầu của Thôi Diệu:

- Được rồi, việc này ta sẽ đi thương lượng cùng Mạnh Giao. Sứ mệnh của ngươi sẽ nói cụ thể sau. Còn thương nhân Khang quốc kia ngươi cũng dẫn tới đây đi, ta muốn nói chuyện với ông ta trước.

Sáng sớm hôm sau Thôi Diệu đã thay đổi trang phục, ra dáng một thương nhân, lại dẫn theo vài con lạc đà cùng với hai tùy tùng người Đột Kị Thi, cùng thương đội Khang quốc lên đường tới Bạt Hãn Na. Quách Mục đứng trên tường thành nhìn bóng lưng anh ta xa dần mà trong lòng tràn đầy âu lo. Bạt Hãn Na là nơi đại quân tụ hội, liệu anh ta có thể bình yên vô sự mà trở về không?

Thời gian trôi chậm rãi tới tháng chín. Phía bắc, hai vạn quân Đại Thực chiếm Yêu Long thành lại trì hoãn không tiến, mà hào khí trong thành Toái Diệp càng ngày càng cao. Ngay cả thám báo Đại Thực cũng không thấy đâu, giống như sự yên lặng trước bão tố. Tất cả mọi người đều cảm nhận được một loại áp lực vô hình. Đêm khuya ngày hôm nay, năm trăm quân Đường ở thành Diệp Chi như thường lệ đang tiến vào mộng đẹp, chỉ có hai mươi mấy tên lính gác đang đi tuần qua lại trên thành. Thành Diệp Chi và phía nam của nó là ba trăm dặm bên ngoài Đại Thanh Trì. Bóng đêm âm trầm, trên mặt sông tối đen có chút gợn sáng lăn tăn. Gió đêm thổi qua Hà Diện khiến mặt nước dao động, từng con sóng nhẹ nhàng tạt vào bờ đê xôn xao, rung động. Đây là sự tĩnh lặng như thường lệ của màn đêm, nhưng hai bên bờ sông côn trùng kêu vang tựa hồ như muốn tạo ra một không khí quỳ dị lạ thường.

Canh bốn, mấy trăm chiếc thuyền nhỏ đột nhiên xuất hiện ở Hà Diện, trên thuyền nhỏ đông nghịt binh sí mặc áo mũ giáp sắt, tay cầm loan đao, ánh mắt lạnh lùng mà lộ ra sát khí. Mỗi thuyền đều có ít nhất một trăm người đang tiến về phía trước, thành Diệp Chi chỉ cách bọn họ không đến hai dặm.

Cùng lúc đó trên thảo nguyên phía nam thành Diệp Chi cũng xuất hiện một đoàn kị binh khổng lồ, ước chừng hơn hai vạn người. Nhánh kị binh này chính là Hô La San Bản Tông quân chỉ xếp sau quân cận vệ của Calipha. Năm đó cũng chỉ có một nhánh quân Hô La San này tham gia chiến dịch An Tây mà toàn quân Sơ Lặc đã bị tiêu diệt. Hôm nay lại có tới bốn vạn quân tinh nhuệ Hô La San tham gia vào cuộc chiến Toái Diệp.

Mà chỉ huy cao nhất của bọn chúng A Lan Mai lần này cũng đã trở thành toàn quyền chỉ huy chiến dịch ở Toái Diệp. Ông ta năm nay khoảng bốn mươi tuổi, có một đôi mắt chim ưng với ánh nhìn bình thường cũng vô cùng sắc bén, dáng người cao gầy, giơ tay nhấc chân cũng thể hiện một sự trầm ổn quyết đoán đặc biệt của quân nhân. Ông ta mặc một bộ áo giáp màu đen, khóa vàng, lại khoác thêm áo choàng, đầu đội mũ giáp ở giữa khảm một viên bảo thạch màu lam. Đây là vật do Calipha ban tặng cho nên A Lan Mai ở trong quân đội Đại Thực có thể coi là lam tinh tướng quân rất vinh dự.

Đi bên cạnh ông ta là phó tướng Tương Mặc Nhã Lợi, một nam tử khôi ngô nhưng ánh mắt luôn có vẻ u buồn. Ánh mắt u buồn này là bởi vì anh ta từng cùng quân Đường giao đấu, bị bắt ở Sơ Lặc rồi đem về. Sau đó lại trải qua hai năm kiếp sống thợ mỏ ở mỏ bạc của quân Đường. Sau được Lạp Hi Đức dùng một cái giá rất lớn là hai mươi vạn kim tệ Đại Thực chuộc về. Lần này tấn công Toái Diệp anh ta đặc biệt được nhận lệnh trở thành phó tướng của A Lan Mai.

- Mai tấn công là bởi vì tướng quân. Thành Diệp Chi cũng không phải là cứ điểm của Toái Diệp, cũng có thể không cần để ý tới nó mà trực tiếp qua sông tiến quân tới Toái Diệp.

Tương Mặc Nhã Lợi cẩn thận nói với A Lan suy nghĩ của mình. Kinh động thành Diệp Chi chắn chắn sẽ khiến cho Toái Diệp biết được tin Đại Thực quân đã tới.

- Tại sao phải tha cho bọn chúng?

A Lan Mai không cảm xúc nói:

- Từ khi tham gia chiến tranh đến giờ ta chưa từng bỏ qua bất cứ địch nhân nào. Cho dù đó chỉ là một tòa tháp canh ta cũng sẽ nghiền nát nó.

Ông ta chỉ roi ngựa lạnh lùng hạ lệnh nói:

- Trước hừng đông phải chiếm được thành Diệp Chi. Chiếm không được chém tất cả tiền quân!

Quân Đại Thực cách tường thành Diệp Chi chỉ có ba trăm bước. Mục tiêu của bọn họ là một thủy môn. Thủy môn này được che bằng lưới sắt thô nhưng qua nhiều năm đã trở nên han gỉ.

- Ai! Đứng lại!

Một tên lính trên tháp canh phát hiện ra tới gần đội thuyền. Anh ta gõ mạnh chuông cảnh báo, thanh âm chói tai vang lên khắp thành. Một người Đại Thực khôi ngô đứng lên, trường mâu từ tay y bay nhanh như thiểm điện đâm thẳng vào lồng ngực binh lính đang gõ chuông kia. Binh lính này kêu lên một tiếng thảm thiết rồi ngã từ trên tháp canh xuống.

Tiếng chuông cùng tiếng kêu thảm thiết làm kinh động Đường quân đang say giấc. Bọn họ đều đứng dậy cầm lấy cung tiễn và đao thương xông lên tường thành, rất nhanh đã phát hiện ra ý đồ của quân Đại Thực. Bọn họ lập tức chia làm hai đường, một đường từ trên đầu thành ném đá xuống, một đường nấp ở bốn phía quanh thủy môn liên tục bắn tên về phía thuyền nhỏ của người Đại Thực. Nhất thời tên bay như mưa, đá lớn từ trên thành không ngừng rơi xuống khiến hơn mười chiến thuyền của quân Đại Thực đều bị lật úp, binh lính trúng tên đau đớn chìm dần xuống đáy sông.

Quân Đại Thực lập tức thay đổi chiến thuật. Hơn mười chiến thuyền nhỏ xếp thành một hàng, nhằm cửa thành lao tới, quân Đường trên cửa thành cố gắng bắn cản. Có ba con thuyền đi trước, một bộ phận quân Đại Thực trên thuyền tay cầm khiên lớn chặn tên của quân Đường, những binh lính khác mang một cây to theo thân thuyền hướng về phía lưới sắt loang lổ đánh tới. eakNewLine]>

*****

Oanh! Một tiếng động thật lớn vang lên. Lưới sắt đã bị phá ra khoảng một trượng, hai thuyền nhỏ liền xông vào cổng thành. Quân Đại Thực cầm thuẫn nhảy lên bờ, hướng về phía quân Đường đánh tới. Hai quân đánh giáp lá cà vô cùng ác chiến, tiếng kêu la vang đầy trời, huyết nhục tung tóe, xác người đầy đất. Càng ngày càng nhiều thuyền nhỏ tiến vào trong thành, hình thành một đạo thuyền quân. Quân Đại Thực chen chúc lên bờ, tay cầm loan đao kêu gào xông vào thành.

Chủ tướng thành Diệp Chi thấy đại thế đã mất liền hạ lệnh bỏ thành mà rút lui. Hơn ba trăm kị binh Đường quân chạy như điên trên thảo nguyên, bọn họ mang đến một cái tin tức trọng đại cho Toái Diệp: người Đại Thực rốt cuộc cũng đã tới.

Thành Toái Diệp đã đóng cổng, cây cầu treo cực đại cũng được kéo lên, trong thành chính thức bắt đầu chấp hành chế độ trong thời gian chiến tranh. Tất cả lương thực trong thành đều đã được sắp xếp, nam nhân được phân vào các đoàn dân quân, bọn họ đều đang mặc áo giáp, trên vai đeo trường cung và túi đựng tên, eo đeo hoành đao, chỉ khác Đường quân chính quy ở trang phục mà chính quân đang mặc. Nữ nhân thì giúp đỡ hậu cầu. Cả thành Toái Diệp tở thành một tòa quân doanh cực đại. Nhiều đội giáp sĩ do ngu hầu (tức hiến binh) suất lĩnh thường xuyên tuần tra trên đường, bất luận binh sĩ hay dân binh nào không tuân theo quy định sẽ lập tức bị bắt giữ.

Đêm khuya hai ngày sau, Đường quân trên thành đột nhiên bị âm thanh ầm ầm làm cho kinh động. Bọn họ đều hướng lên thành, chăm chú xem xét động tĩnh phía nam. Phương xa mây đen buông xuống, trên bình nguyên đầy những đốm lửa tạo thành từng vệt hồng sắc cháy trong đêm tối hun hút, nhanh chóng lao về phía thành Toái Diệp.

Ẩn ẩn trong vô số những đốm lửa đó có thể thấy những bóng đen cực đại đang vượt qua sông Toái Diệp. Những bóng đen đó giống như cự quái núi Yêu Long, thong thả di chuyển trên bình nguyên Toái Diệp, tạo ra những âm thanh ầm ầm gào rít.

Suốt một đêm, trên thành Toái Diệp có thể thấy vô hạn những đốm lửa đang cuồn cuộn đi tới phía nam. Bọn họ giống như vô số nhánh sông nhỏ, từ bốn phương tám hướng tạo nên một hải dương màu lửa trên bình nguyên Toái Diệp.

Đột nhiên lúc này dòng lửa chữ Phiến vô tận đột nhiên biến mất, chỉ còn lại những đốm lửa tán loạn, cuối cùng tắt hẳn, tất cả lại trở về một mảng yên lặng hắc ám. Quân tâm quân Đường cũng dần dần bình ổn lại.

Đến sáng sớm, ánh nắng ban mai chiếu rọi bình nguyên Toái Diệp, một hình ảnh đồ sộ xuất hiện trước mắt quân Đường, trên vùng quê, tất cả đều là quân Đại Thực đông nghịt, cả Toái Diệp đã bị bao vây, khắp nơi đều là đại trướng bồng màu đen hoặc đỏ sẫm, giống như nấm mọc sau mưa.

Chính giữa đám nấm đó là năm khung xe chùy công thành sừng sững như những trái núi nhỏ. Xe chùy này cao tới hai mươi trượng, dài gần ba mươi trượng, chùy được làm bằng thiết mộc ngàn năm. Toàn bộ chiều dài mười lăm trượng cũng đủ khiến người ta sợ hãi. Khóa chùy được Tát Mã Nhĩ Hãn tuyển chọn năm trăm thợ rèn dùng nguyên liệu tốt nhất và thời gian một năm để chế tác. Mỗi khung chùy do hai ngàn binh lính Đại Thực điều khiển, bốn trăm lạc đà kéo, Tát Mã Nhĩ Hãn mất ba tháng mới vận chuyển được tới Toái Diệp. Bên ngoài hai trăm dặm trong quân doanh cũng có một chỗ chuyên để đặc chế nó. Loại chùy công thành này từng đánh Đại Mã Sĩ Cách, giờ vẫn có tác dụng cực lớn, có uy lực phá hủy vạn vật.

Quân Đại Thực đã đến hết, bốn vạn quân Hô La San, ba vạn nô lệ Đột Quyết, còn có hơn mười vạn quân của các quốc gia ở A Mỗ Hà. Hơn hai mươi vạn đại quân đem thành Toái Diệp vây chặt như nêm, mặt khác Lạp Hi Đức lại điều tám vạn đại quân từ Ai Cập đang trên đường Đông Phương tới đây. Trong chiến dịch lần này, người Đại Thực đã sử dụng gần trăm vạn dân phu vận chuyển hậu cần, một số kho hàng ở Ba Cách Đạt và Đại Mã Sĩ Cách đều gần như cạn sạch. Tất cả vật tư hậu cần phục vụ cho chiến tranh đều được giao cho tổng đốc Tát Mã Nhĩ Hãn A Cổ Thập quản lý.

Quân Đường chính quy trong thành chỉ có năm vạn người, ngoài ra còn có tám vạn dân binh. Tuy binh lực kém hơn quân Đại Thực nhưng Đường quân lại có thành trì chắc chắn cùng với vật tư sung túc đầy đủ. Giống như Đại Thực, Đại Đường cũng vận động năm mươi vạn dân phu của các quốc gia ở Quy Tư, Cao Xương, Sơ Lặc, An Tây đi vận chuyển vật tư. Bất luận là Dương Châu, Thương Bẩm hay là Trường An, đường sông đều được nối liền không dừng, xe ngựa vận chuyển cũng chất đầy hàng hóa. Đại Đường vì chiến tranh cũng dốc hết lực lượng cả nước. Chiến dịch lần này để đánh giá ý chí cũng như thực lực của một nước, cũng để đánh giá Hoàng đế Đại Đường và Calipha Đại Thực. Kẻ thắng lợi cuối cùng sẽ thống trị toàn bộ Dĩ Tây, A Mỗ Hà rộng lớn.

Chủ tướng quân Đại Thực cùng với mấy trăm quan quân đang ở bên ngoài thành Toái Diệp ba dặm. Ông ta lạnh lùng nhìn tòa thành do người phương Đông tu kiến này. Sông đào rộng lớn bao quanh bảo vệ thành cùng với cầu treo cao ngất là điểm mà các thành trì phương Tây không có. Điểm này khiến cho việc tấn công sẽ gặp khó khăn, nhưng cũng chỉ là một chút khó khăn hơn mà thôi. Quân Đại Thực không chỉ có vũ khí công thành sắc bén lợi hại mà còn có một thứ khác lợi hại hơn cả vũ khí, đó là sĩ khí.

Nhưng trước đại chiến, ông ta cần phải thử thực lực của Đường quân, A Lan lập tức hỏi:

- Máy bắn đá cùng với xe khung trèo thành đã lắp đặt xong chưa?

- Bẩm tướng quân, suốt đêm qua đã lắp đặt xong, hiện giờ đang ở bên ngoài quân doanh ba dặm.

- Tốt lắm!

A Lan lập tức hạ lệnh nói:

- Điều một vạn binh lính Khang quốc lắp khung cầu qua sông đào bên ngoài thành, cùng với hai trăm xe khung trèo thành và năm trăm máy bắn đá. Lệnh cho người Đột Quyết chuẩn bị tấn công đầu tiên.

Tiếng kèn trầm thấp đột nhiên vang lên trong không gian, ngay sau đó là tiếng trống ầm ầm nặng nề. Tiếng trống không nhanh, mỗi tiếng, mỗi phách vang lên đều làm chấn động lòng quân. Dưới sự thúc giục của tiếng trống và kèn, hai nhánh gồm năm ngàn binh Khang quốc bắt đầu tập kết ở phía nam thành.

Trên thành, Vương Tư Vũ phóng ngựa chạy lên, ông ta nghiêm túc nhìn số quân Đại Thực vô cùng đông đảo kia. Trên thành cao ngất, bọn chúng tựa như những mảnh nhỏ bé, ông ta lại đến nhìn năm khung khung quái vật khổng lồ. Phía nam một tòa tháp cao cũng được dựng lên, trên tháp có đặt hai mươi mấy cái trống cùng với một cái kèn dài, tiếng kèn tiếng trống chính là phát ra từ nơi này.

Trong đại doanh quân địch, hai nhánh quân đang vận chuyển mấy trăm tấm ván cực đại, hướng về phía cổng thành chính đi tới. Vương Tư Vũ nhìn ra ý đồ của quân Đại Thực, lập tức nói:

- Lập tức điều năm ngàn nỏ quân trấn giữ nam thành, đá và sàng nỏ chuẩn bị bắn.

Khi chủ soái ra lệnh, nhiều đội nỏ quân nhanh chóng tới tập kết ở nam thành, lắp đặt 120 khung bắn đá cùng với ba trăm nỏ và cung tên chuẩn bị sẵn sàng.

Cùng lúc đó cổng doanh trại quân Đại Thực rộng mở, một vạn binh lính Khang quốc khiêng năm trăm chiếc cầu nổi nhanh chóng đi về hướng nam thành. Đây mới thật sự là quân sự của Đại Thực. Năm đó vì để đối phó với " Lửa Hy Lạp" mà phát minh ra một loại cầu nổi chống cháy dài chừng ba trượng, dùng gỗ chắc chắn hình bầu dục làm thành, lại dán gỗ kín ba lớp da trâu sống, phía ngoài dùng vải Đông Phương bao lại. Qua vô số lần thí nghiệm chứng minh loại cầu nổi này hoàn toàn không sợ hỏa công, thậm chí trăm cân đá nặng bắn vào cũng khó hỏng được.

Bọn chúng đi tới, trên thành quân Đường rốt cục cũng bắt đầu động. Một loạt đạn đá được mài nhẵn bắt đầu bắn ra, phảng phất như mưa đá rơi, dày đặc đến không có chỗ trốn. Trong khoảnh khắc vô số binh linh Khang quốc gãy xương đứt gân, thịt nát xương tan. Tuy nhiên cầu nổi cơ bản cũng là một cái khiên vì thế binh lính Khang quốc chen nhau chui vào phía dưới tránh né. Những binh sĩ trốn không được thì đều quay đầu chạy trốn ra khỏi tầm bắn đá nhưng lại bị chiến đội đằng sau dùng đao gươm bức về phía trận địa.

Tấm ván gỗ bị nện kêu vang. Đạn đá bắn vào bị nảy ra lại trúng vào binh sĩ đi phía sau khiến cho bảy tám kẻ ngã nhào.

Dưới cơn mưa đạn đá của quân Đường, có cầu nổi không chống đỡ nổi, răng rắc đứt gãy, cũng có cầu nổi có thể chống được nhưng trên mặt đất bốn phía chướng ngại nhấp nhô khiến cho rất nhiều binh sĩ vấp ngã kéo theo cả nhóm người khiến cho cầu bị nghiêng lệch, lật úp khiến cho đám binh sĩ bị ngã ra ngoài hứng chịu đủ mưa đá.

Mặc dù như vậy nhưng vẫn có hơn ba trăm khối cầu nổi và hơn sáu nghìn binh lính Khang quốc qua được trận mưa đá của quân Đường chạy được đến sông đào trước thành. Bọn chúng bắt đầu khẩn trương đặt cầu nổi xuống đất. Sông đào bảo vệ thành bề rộng chừng năm trượng, người Đại Thực phải mang cầu nổi bản vừa mới có thể đi qua được. Trên thành vạn mũi tên bay như mưa xuống, không còn cầu nổi để che chắn, đám binh lính Khang quốc trở thành bia đỡ tên nhận lấy tên bắn dày đặc của quân Đường. Binh lính Khang quốc phần lớn đều trúng tên, kêu la thảm thiết rồi ngã xuống sông đào quanh thành. Không tới một phút sau, sáu ngàn binh lính Khang quốc đã tổn thất hơn nửa, chỉ có những binh sĩ may mắn mang theo khiên mới có thể thoát được. Bọn chúng chia làm hai đội, một cầm khiên yểm hộ, một cố hết sức lắp đặt cầu nổi. Cầu này lắp cũng đơn giản, chỉ cần mở khóa ra, dựng thẳng lên bở sông rồi đẩy xuống, sau đó gài khóa lại. Khóa này được đặc chế một đầu có một lỗ tròn, binh lính chỉ cần dùng chùy đóng trường đinh vào lòng đất, như vậy là đã xong một khóa.

Crypto.com Exchange

Hồi (1-340)


<