← Hồi 289 | Hồi 291 → |
Không có xe ngựa, Bạch Cư Dị đi bộ về, nhàn nhã đi dạo quay về nhà trọ, hôm nay thi rất tốt, hắn đặc biệt mua chút rượu và thức ăn, rời khỏi phòng khoảng mười bước, liền nghe có tiếng đọc sách:
" Nhiên tần dĩ khu khu chi địa, trí vạn thừa chi quyền, chiêu bát châu nhi triêu đồng liệt, bách hữu dư niên hĩ; nhiên hậu dĩ ** vi gia, hào hàm vi cung, nhất phu tác nan nhi thất miếu đọa, thân tử nhân thủ. Vi thiên hạ tiếu giả, hà dã? Nhân nghĩa bất thi, nhi công thủ chi thế dị dã."
Thanh âm vui mừng, biểu hiện người đọc sách tâm tình rất tốt.
Bạch Cư Dị cảm thấy hiểu rõ, đẩy cửa cười to nói:
" Hôm nay Quách huynh trúng đề, chẳng lẽ ngày mai người muốn viết Tần luận sao?"
Trong phòng chỉ có một mình Quách Mục, hắn đang đứng trước cửa sổ lớn tiếng đọc " Quá tần luận", nghe thấy tiếng cười của Bạch Cư Dị sau lưng, Quách Mục buông sách trong tay cười nói:
" Hôm nay may mắn đoán trúng đề, ngày mai sẽ không có vận khí tốt như vậy, cho nên đọc một chút cổ văn, tìm kiếm cảm hứng."
Bạch Cư Dị cười cười, đem rượu và thức ăn đặt lên bàn, lại hỏi:
" Tông Nguyên huynh đâu? Hắn chưa về sao?"
Quách Mục cũng có chút kinh ngạc.
" Liễu lão đệ không phải cùng ngươi về ư?"
" Ta ở đây!"
Sau lưng đột nhiên truyền đến tiếng cười của Liễu Tông Nguyên, hai người cùng quay đầu lại, thấy Liễu Tông Nguyên đang tựa vào cửa ra vào, phía sau hắn lại có một lão đạo.
Bạch Cư Dị thoáng cái liền nhận ra lão đạo sau lưng kia đúng là vị đã gặp ở tửu lâu, hắn vội vàng đi tới, hỏi Liễu Tông Nguyên:
" Thế nào! Ngươi thi được không?"
Liễu Tông Nguyên trước tiên chắp tay hướng Quách Mục cười nói:
" Các ngươi tối hôm qua thảo luận Tam lại Tam biệt đến tận nửa đêm, ta hận muốn chết, tuy nhiên hiện tại ta cảm kích các ngươi còn không kịp!"
Bạch Cư Dị vỗ tay cười to:
" Ta cũng vậy, làm phiền Quách huynh."
" Xem ra ba vị đều thi khá tốt, lão đạo chúc mừng."
Lý Bí chắp tay cười nói.
Bạch Cư Dị chợt nhớ tới người kỳ quái gặp trong trường thi, lập tức kéo Lý Bí lại, thi lễ hỏi hắn:
" Lần trước tại tửu lâu đạo trưởng đọc thơ của ta có cho người khác xem hay không?"
" Bài thơ vi diệu như thế, bần đạo tất nhiên giới thiệu cho nhiều người."
Lý Bí giống như cười mà không cười hỏi thăm:
" Sao vậy, Bạch lão đệ gặp phiền toái gì sao?"
" Cái này khó trách, bất quá hắn là ai?"
Bạch Cư Dị tự nhủ.
" Đã xảy ra chuyện gì?"
Liễu Tông Nguyên và Quách Mục thấy hắn biểu tình ngưng trọng, trăm miệng một lời hỏi.
Bạch Cư Dị lắc đầu
" Việc này hơi kỳ quái, chúng ta vừa ăn vừa nói."
Nói xong, hắn mời ba người ngồi xuống, rót ọi người một chén rượu, lúc này mới nhớ tới mình còn chưa biết pháp danh lão đạo này, liền vội vàng hỏi:
" Xin hỏi pháp danh đạo trưởng, tu hành ở nơi nào?"
Lý Bí bưng chén rượu lên khẽ cười nói:
" Tại hạ tên tục họ Lý, pháp danh Thủy Tâm, bốn biển là nhà."
Liễu Tông Nguyên vội vàng không để lý Lý Bí, lập tức hỏi:
" Vừa rồi Cư Dị nói gặp chuyện kỳ lạ, đến tột cùng là chuyện gì?"
" Ta đang thi thì gặp một người."
Bạch Cư Dị đem chuyện gặp người kia trong trường thi nói lại một lần, cuối cùng nói:
" Ta cho rằng hắn là quan viên, quan viên bình thường đều mặc quan phục, chỉ có người này mặc áo xanh mũ sa, nhàn nhã cực kỳ, quả thực làm cho người ta khó hiểu."
Liễu Tông Nguyên biểu lộ đột nhiên ngưng trọng, hắn hỏi:
" Người kia bao nhiêu tuổi, bộ dáng thế nào?"
" Tuổi chừng 30, khí độ cao nhã, khiến người ta ngưỡng mộ."
Phanh một tiếng, Liễu Tông Nguyên vỗ bàn một cái, chén đĩa nhảy loạn, khiến mấy người giật nảy mình.
" Liễu lão đệ làm sao thế?"
" Ta đã biết là người nào."
Liễu Tông Nguyên hạ giọng nói với ba người:
" Khu giap Trịnh chủ khảo là Lại bộ tư Lang trung Trịnh Đạc, cho tới bây giờ đều ngạo mạn, lúc ấy Lại bộ Lang trung cung kính như vậy chỉ có thể là quan viên từ Thượng thư trở lên, nếu là quan viên giữ chức Thượng thư trẻ tuổi nhất là Hàn thượng thư cũng đã năm mươi tuổi, hơn nữa hắn buổi sáng đã mặc quan phục, cho nên người không mặc quan phục 30 tuổi, có thể tùy ý cùng thí sinh nói chuyện tại trường thi, lại khiến cho Trịnh lang trung tất cung tất kính như vậy chỉ có thể là một người."
" Ai?"
Bạch Cư Dị và Quách Mục đồng thanh hỏi, Lý Bí thì vuốt râu cười mà không nói.
Liễu Tông Nguyên rốt cuộc kìm nén không được nói ra bí mật, gằn từng chữ:
" Đương kim thánh thương."
" Hoàng thượng."
Bạch Quách hai người đồng thời ngẩn ngơ, Quách Mục đột nhiên nói với Bạch Cư Dị:
" Bạch hiền đệ tại trường thi gặp quý nhân, tiền đồ vô lượng! Từ nay về sau giúp đỡ lão ca một chút."
Trong đầu Bạch Cư Dị một mảnh mờ mịt, kỳ thật hắn cũng đã nghĩ đến khả năng là hoàng thượng, nhưng lại cảm thấy không thể tưởng tượng nổi. Mà bây giờ Liêu Tông Nguyên vốn là đệ tử quan lại nói ra, khiến hắn không thể không tin, làm sao hoàng thượng lại biết bài thơ của hắn? Hắn đột nhiên cảnh giác nhìn Lý Bí, lạnh lùng nói:
" Ngươi đến tột cùng là ai?"
Lý Bí ngẩng cổ uống một chén rượu, cười nhạt nói:
" Tóm lại không có vị quan lớn nào mặc đạo phục đến vi hành đâu."
Liêu Tông Nguyên lại chăm chú nhìn hắn, nghĩ tên của hắn, tục gia họ Lý, đạo hiệu Thủy Tâm, Lý Thủy Tâm.
Hắn đột nhiên bừng tỉnh, chỉ vào Lý Bí đứng lên nói:
" Ngươi chính là Lý Bí."
Bố Y tướng quốc Lý Bí, Bạch Cư Dị và Quách Mục cùng đứng lên một lúc. Bọn họ sớm đã nghe qua đại danh của người này, lại không nghĩ rằng đây là trung thần trong truyền thuyết chỉ nghe danh chứ chưa từng gặp mặt nay lại xuất hiện trước mặt bọn họ. Bạch Cư Dị cùng Quách Mục vội vàng đứng lên thi lễ:
" Chúng ta vô lễ, xin đạo trưởng thứ lỗi."
Lý Bí liền vội khoát khoát tay cười nói:
" Ba vị không cần khách khí, ta chỉ là một đạo sĩ nghèo rớt mùng tới thôi, có thể quen biết mọi người là duyên phận, mọi người xa lạ như vậy, rõ ràng muốn đuổi ta đi."
Ba người thấy hắn nói năng khôi hài, lại không cao ngạo, liền cũng ngồi xuống, Quách Mục còn đang suy nghĩ Bạch Cư Dị chuyện kia, liền hỏi Lý Bí:
" Lý đạo trưởng, Bạch hiền đệ lần này ngẫu nhiên gặp hoàng thượng, liệu có phải ..."
Hắn còn chưa dứt lời, Lý Bí liền khoát tay cắt đứt lời hắn.
" Tuyệt không có khả năng, Bạch lão đệ lần đầu tiên trước hai mươi vạn thí sinh trổ hết tài năng, phải trúng tuyển, lúc này mới có hi vọng lần nữa lọt vào mắt xanh của Hoàng thượng, nếu không, Hoàng thượng cũng không vượt cấp quyền mà dùng hắn."
Lúc này, Liễu Tông Nguyên ở bên cạnh lại hỏi:
" Ta nghe nói chế khoa lần này do Lại bộ tổ chức, mà chức quan trong cuộc thi này do Lễ bộ phụ trách, cái này dường như ngược nhau, không biết đây có phải vì Hàn Thượng thư và Lô thượng thư trở mặt phải không?
Lý Bí liếc mắt nhìn hắn lạnh lùng nói:
" Ngươi tuổi còn trẻ hỏi việc quan trường này làm gì? Vẫn nên hảo hảo nghĩ tới cuộc thi ngày mai đi."
Liễu Tông Nguyên đỏ mặt, không dám hỏi nhiều nữa, Lý Bí lại uống một ngụm rượu, nói vài câu với ba người:
" Hoàng thượng cực kỳ coi trọng chế khoa lần này, mới nghiêm khắc phái Hàn Thượng thư làm chủ khảo, đây là cơ hội của các ngươi, cần nắm chặt cơ hội này."
Ba người ngồi một chỗ yên lặng gật đầu, hôm nay bọn họ thi không tệ, còn ngày mai, chính là thời khắc quyết định vận mệnh tiền đồ của bọn họ.
Khi mà không khí ấm áp của mùa thu đã dần dần qua đi thì cũng là lúc mọi người đổ dồn sự chú ý của mình vầ cuộc thi chế khoa (Dưới triều nhà Đường, khoa thi đặc biệt do ý vua đặc định, gọi là chế cử khoa. Gọi tắt là chế cử hoặc chế khoa) vừa mới diễn ra. Tiếp sau đây sẽ chuyển sang phần chấm thi. Và như vậy cũng còn khá lâu nữa mới có thể yết bảng được. Nhưng ngay sau khi chế khoa diễn ra được bốn ngày thì vào ngày mùng tám tháng chín Đại Đường lại diễn ra một sự kiện khác: Khai mạc cuộc thi khảo hạch quan chức. Nếu như chế khoa làm cho con người ta đang sống trong mùa thu nhưng lại cảm giác như đang sống trong những ngày hè nóng bức, bởi không khí sôi trào của sĩ tử, của mọi người xung quanh. Nhưng cái cuộc thi khảo hạch quan chức lần này thì ngược lại, nó khiến cho rất nhiều người có cảm giác như trời thu lại lạnh giá của mùa đông đã đến vậy. Cuộc thi này làm cho tâm trạng của vô số người như chìm vào vực sâu băng tuyết vậy. Ngay từ mười ngày trước đây, nhóm quan viên đầu tiên gồm mấy ngàn quan viên đã lén lút tới thành Trường An. Bọn họ đều ở tại nhà khách của các châu (nhà khách này dùng để các quan lại nghỉ ngơi trong khi chờ được vào báo cáo, tấu trình), cũng chẳng ai biết rằng mấy hôm nữa sẽ thi vào cái gì đây. Nhưng bản thân tất cả các quan viên này đều biết rằng ngay cả các sĩ tử bình thường nếu ăn đi chơi bời đàng điếm thì cũng đã là một hành vi sai trái rồi, huống chi bọn họ giờ đây đang mang thân phận quan phụ mẫu nên càng phải nghiêm túc, làm gương. Vì vậy mà đại đa số các quan viên này chỉ quanh quẩn trong nhà khách, không có mấy ai là dám tùy tiện ra khỏi cửa.
Đối tượng phải tham gia cuộc thi khảo hạch quan chức lần này là tất cả các quan viên từ hàng cửu phẩm cho tới hàm tam phẩm. Ngoại trừ mấy vị tướng quốc ra, còn lại gần như là tất cả các quan viên đều không thể nào thoát khỏi kỳ khảo hạch lần này. Tổng số quan viên tham gia khảo hạch là hơn một vạn người. Vì thế triều đình chia là ba đợt thi, vào tháng chín, tháng mười và tháng mười hai. Các võ quan cũng phải tiến hành tham gia khảo hạch, nhưng là phải sang tháng hai năm sau mới tiến hành được. Mà cơ quan đảm nhận vai trò chủ khảo của đợt thi thứ nhất vào ngày mùng tám tháng chín này chính là Lễ Bộ. Nguyên nhân của việc này không hề giống với những gì mà Liễu Tông Nguyên đã phỏng đoán: Do Hàn tướng quốc và Lô Kỷ bất hòa. Mà thực ra nó có nguyên nhân thực sự của nó. Thứ nhất là vì Lại Bộ muốn được " góp công lao", lấy " thành tích" thông qua việc chấm bài duyệt quyển của các quan viên dự thi. Thứ hai là bởi vì có một số quan viên trong Lại Bộ cũng tham gia thi đợt này. Vì thế nên Lại Bộ đứng ra tổ chức, sắp xếp kỳ thi còn Lễ Bộ sẽ đảm nhiệm vai trờ chủ khảo là hợp lý rồi.
*****
Ngày mùng bảy tháng chín, toàn bộ khu vực Tuyên Chính Điện đều được kiểm tra kĩ càng và bắt đầu phong tỏa hoàn toàn, nội bất xuất ngoại bất nhập. Sau đó là công việc dán số báo danh cho các thí sinh. Quan chủ khảo của đợt thi này là Lễ Bộ Thượng Thư Lô Kỷ, còn phó chủ khảo là Lễ Bộ Thị Lang Vi Thanh. Thân là chủ khảo cuộc thi nhưng Lô Kỷ cũng quan tâm tới các công việc cụ thể, ông ta chỉ phụ trách việc tiếp nhận ý chỉ của hoàng thượng, và sau cùng là báo cáo kết quả lại với hoàng thượng mà thôi. Còn tất cả các công việc lớn bé khác thì đều giao cho phó chủ khảo Vi Thanh đảm trách. Nói về Vi Thanh một chút. Sau khi Trương Hoán lên ngôi, Vi Thanh cũng trở nên hết sức trầm mặc và ít nói hơn. Chuyện ân oán giữa ông ta và Trương Hoán cũng đã trở thành chuyện đã qua. Phụ thân Vi Ngạc của ông ta đã hoàn toàn suy sụp và ngã bệnh ngay khi nhận được tin toàn bộ đại quân của Vi Đức Khánh đã bị tiêu diệt. Từ đó đến nay Vi Ngạc vẫn phải nằm trên giường bệnh triền miên. Và cũng chính nguyên nhân này lại cùng với sự kiện Giang Đô khiến cho Vi gia bị " trọng thương" suy yếu đi nhiều, và không còn khả năng để phản kháng lại tập đoàn của Trương Hoán nữa. Nhưng điều đó hóa ra lại là một điều may mắn cho bọn họ, Vi gia đã trở thành một thế đại vương gia, nếu không chấp nhận như thế thì cả Vi gia đã bị diệt môn rồi. Bởi vì Vi Ngạc đau ốm bệnh tật liên miên cho nên con trai lớn của ông ta là Vi Thanh dần dần trở thành trụ cột của Vi gia. Vào tháng năm năm nay, ông ta đã chính thức trở thành gia chủ của Vi gia.
" Bẩm Thị Lang". Một tên Viên Ngoại Lang của Lễ Bộ Ty vừa chạy vừa thở hồng hộc tới chỗ Vi Thanh. Hắn hướng Vi Thanh thi lễ rồi nói: " Bẩm Thị Lang, Hồng Ấn phường có thông báo cho chúng ta, nói rằng nhóm quyển thi đầu tiên đã in xong rồi, và yêu cầu chúng ta tự đến đó để mang về"
Vi Thanh nghe thông báo như vậy, không khỏi nhướng mày: " Thế nghĩa là sao, lẽ ra bọn họ phải tự mang đến đây cho chúng ta chứ. Mà chúng ta ở đây làm gì có nhiều người đâu"
" Hạ quan cũng có nói như vậy rồi, nhưng ông chủ Hoàng của Hồng Ấn phường có nói rằng, bọn họ không được phép ra ngoài, cho nên mới nói chúng ta phải tự đến đó để kiểm kê giao nhận quyển thi"
" Điều này kể ra cũng đúng! Được rồi! Chuyện này cứ để ta tự đi làm" Vừa nói xong, Vi Thanh lập tức xoay người định đi tới Hồng Ấn phường. Nhưng Viên Ngoại Lang kia chần chừ gì đó nhưng cuối cùng hắn cũng nói: " Thưa Thị Lang, hạ quan nghe mấy vệ binh nói, hình như là hoàng thượng cũng tới Hồng Ấn phường thì phải"
" Hoàng thượng" Khi nghe tới việc hoàng thượng tới Hồng Ấn phường, liền tỏ ra do dự. Lúc này viên Lễ Bộ Lang Trung, nói với ông ta bằng một giọng điệu đầy sự quan tâm, cảm thông: " Vi Thị Lang, hay là để hạ quan đi thay ngài"
" Không cần đâu! Các ngươi ở chỗ này cũng bận rộn lắm rồi. Còn chuyện của Hồng Ấn phường bên đó ta sẽ tự đi" Mặc dù Vi Thanh không muốn gặp Trương Hoán, nhưng việc giao nhận quyển thi nhất định phải có chữ ký của ông ta. Vi Thanh dặn dò đám quan viên mấy câu rồi vội vã bước đi.
Hồng Ấn phường là xưởng in lớn nhất ở kinh thành Trường An. Nơi này chuyên đảm nhận việc in ấn văn thư, tài liệu cho quan phủ và Quốc Tử Giám. Hồng Ấn phường có cả trăm năm lịch sử, với hơn năm trăm người thợ lành nghề giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực in ấn. Và đây cũng là xưởng in uy tín nhất, có danh tiếng nhất ở Trường An nói riêng và cả Đại Đường nói chung. Xưởng in Hồng Ấn nằm ở Sùng Nhân phường. Ông chủ hiện tại của xưởng in Hồng Ấn tên gọi là Hoàng Khổ Hạnh, là một người đàn ông nhỏ con. Ông ta quả thật là họ Hoàng, những tên thật thì không phải là Khổ Hạnh, cái tên này bắt nguồn từ việc ông ta ăn uống kham khổ, cho nên ông chủ trước đây của Hồng Ấn phường đã đổi tên ông ta thành Khổ Hạnh. Sau khi làm con rể của ông chủ Hồng Ấn phường này. Hoàng Khổ Hạnh được cất nhắc lên làm chưởng quỹ. Vì ông chủ của Hồng Ấn phường không có con nối dõi cho nên sau khi ông ta qua đời Hoàng Khổ Hạnh tiếp nhận luôn chức vụ ông chủ và kiêm luôn chưởng quỹ của Hồng Ấn phường. Hoàng Khổ Hạnh là người thông minh lại có tài, cho nên chỉ trong thời gian hai mươi năm ông ta đưa Hồng Ấn phường trở thành xưởng in số một của Trường An.
Lúc này, Hoàng Khổ Hạnh đang tháp tùng hoàng đế Đại Đường đi thị sát công việc cũng như nơi tiến hành việc in ấn các quyển thi. Đây là một điều vinh dự vô cùng lớn với bất kỳ một xưởng in nào. Và Hồng Ấn phường đã có được cái vinh dự đó. Hoàng Khổ Hạnh cảm thấy như mình đang mơ. Không! Có lẽ trong mơ ông ta cũng không bao giờ nghĩ rằng sẽ xuất hiện tình huống này. Đích thân hoàng thượng tới thăm xưởng in. Trên đời này làm gì có mấy xưởng in có được hân hạnh như thế chứ. Nếu không phải trong xưởng in lúc này đang có ít nhất một trăm tên quân binh võ trang đầy đủ canh gác cẩn mật thì nhất định ông ta sẽ không tiếc tiền mà đi mời một phường hát về để ăn mừng thật lớn cho thỏa lòng thỏa dạ.
Nhưng có một điều mà Hoàng Khổ Hạnh không biết, đó là việc Trương Hoán tới Hồng Ấn phường lần này đã là lần thứ hai rồi. Cách đây nhiều năm về trước, Trương Hoán tới Trường An để đi thi, khi đó hắn cũng đã từng tới Hồng Ấn phường này đặt làm chục cái thiệp mời. Chỉ có mười cái thiệp thôi, mà tổng số tiền hắn phải trả (tính cả tiền bản khắc) đã lên tới một trăm hai mươi văn tiền. Lúc ấy, Trương Hoán phải chạy qua mười mấy xưởng in khác nhau, nhưng chỗ thì không chịu nhận, chỗ thì lại đòi giá quá cao. Duy nhất chỉ có Hồng Ấn phường nhận đơn đặt hàng của hắn, mà giá cả cũng phải chăng chỉ có một trăm hai mươi văn tiền. Khi hoàn thành bọn họ còn mang tới tận khách sạn giao cho hắn. Và Trương Hoán nhận thấy rằng phong cách kinh doanh của Hồng Ấn phường rất chuyên nghiệp, chấp nhận tất cả các đơn đặt hàng cho dù là lớn hay nhỏ của khách. Chính điều này đã tạo ấn tượng rất sâu đậm trong đầu Trương Hoán về Hồng Ấn phường này.
" Dạ bẩm hoàng thượng, khi tiểu nhân tiếp quản xưởng in này, tất cả chỉ mới có ba mươi công nhân làm thuê. Sau hai mươi năm, trải qua từng bước phát triển, thầy dạy cho trò, trò lại chỉ bảo lẫn nhau. Và tính đến hiện tại, trong xưởng in Hồng Ấn này có cả thảy là ba thế hệ thày trò cùng làm việc với hơn ba trăm người. Ai nấy cũng đều nguyện gắn bó với Hồng Ấn phường. Có thể nói Hồng Ấn phường có được thành tựu như ngày hôm nay là nhờ sự nỗ lực cố gắng của tất cả mọi người.
Hoàng Khổ Hạnh trong thâm tâm cũng như trong giọng điệu đều tràn đầy sự hưng phấn, tự hào khi giới thiệu cho Trương Hoán quá trình phát triển của Hồng Ấn phường. Hoàng Khổ Hạnh thấy Trương Hoán chăm chú lắng nghe, khiến hắn càng thêm nhiệt thành giới thiệu: " Thưa hoàng thượng thật ra thì tiền công ở đây so với ở bên ngoài cũng không có gì khác nhau cả. Thậm chí có xưởng còn đề nghị trả lương cho các sư phụ ở đây gập đôi, nhưng bọn họ vẫn không muốn đi.
" À! Vì sao lại như vậy" Trương Hoán cảm thấy rất có hứng thú liền hỏi.
" Dạ bẩm hoàng thượng, mấu chốt chính là tiểu nhân luôn tôn trọng và chân thành đối với những người thợ cả lâu năm, giàu kinh nghiệm. Tiểu nhân xin ví dụ, nếu như một người thợ cả nào đó có chuyện lớn, phải xin phép nghỉ một ngày. Dĩ nhiên tiểu nhân cũng đồng ý cho nghỉ, nhưng nếu đã là nghỉ vì bất cứ lý do gì thì cũng không được trả lương của ngày nghỉ đó. Cho nên một mặt tiểu nhân vẫn khấu trừ tiền lương theo đúng quy định, nhưng mặt khác tiểu nhân lại cho người mang tiền đến đưa cho người thợ đó. Coi như là một chút tấm lòng với bọn họ. Như vậy vừa thể hiện sự tôn trọng với những con người ấy lại không trái với quy định của xưởng toàn xưởng.
Trương Hoán nghe xong liền gật đầu cười nói: " Ngươi nói không sai chút nào. Thật ra việc quản lý binh quyền cũng tương tự như vậy. À! Ngươi còn có bí quyết quản lý nào khác không"
Hoàng Khổ Hạnh suy nghĩ một chút rồi nói tiếp: " Còn một điều nữa, đó là đến kỳ phát lương hàng tháng, tiểu nhân đều giữ lại một phần tiền lương của họ, ngoài ra tiểu nhân cũng bỏ ra một chút tiền hỗ trợ nữa. Rồi đem số tiền ấy gửi vào quỹ của phường, đợi đến khi bọn họ nghỉ hưu dưỡng lão thì tiểu nhân sẽ đem trả lại số tiền lương đã bị khấu trừ hàng tháng đó. Cho dù số tiền trích hàng tháng không nhiều, nhưng tích góp như thế trong nhiều năm, thì đến lúc nghỉ hưu, bọn họ cũng có một số tiền không nhỏ để dưỡng lão rồi. Rất nhiều người thợ vì chính sách này mà không muốn rời đi"
" Chuyện này thật là mới mẻ đấy" Trương Hoán có chút kinh ngạc, bởi vì chuyện như vậy hắn chưa từng được nghe qua. Trương Hoán liền hỏi tiếp: " Bị khấu trừ tiền như vậy bọn họ có chịu không"
" Bẩm hoàng thượng, để làm được điều đó phải cần giữ được uy tín, danh dự với mọi người. Trong xưởng này tất cả mọi người đều tin tưởng tiểu nhân. Hơn nữa có hơn mười lão sư phó đã nhận được số tiền kia. Nếu không có nhiều người nhận được khoản tiền đó thì làm sao mọi người có thể tin tưởng chấp nhận được chứ"
Trương Hoán gật đầu tán thành. Hắn cùng với Hoàng Khổ Hạnh từ chỗ in ấn quyển thi đi sang phía kho hàng. Lúc này, cả trong và ngoài kho hàng đều được canh phòng cực kỳ nghiêm mật. Ở đây đang cất giữ sáu ngàn quyển thi, mỗi quyển thi đều được đánh mã số riêng. Từ việc phát ra, cho tới khi thu về và cuối cùng là tiêu hủy nếu như chỉ cần một thiếu xót nhỏ thì cũng bị truy xét cho đến tận cùng. Trương Hoán vừa đi vào kho thì thấy Vi Thanh cùng mấy quan viên khác đang tiến hành giao nhận bài thi.
*****
Vi Thanh đến Hồng Ấn phường để làm việc, mặc dù ông ta biết Trương Hoán có mặt ở đây nhưng cũng không vào bái kiến. Dĩ nhiên Trương Hoán hiểu tâm tư của Vi Thanh, hắn cũng không tức giận gì cả. Mà chỉ chắp tay ra sau lưng đứng từ xa nhìn bọn họ tíu tít giao nhận bài thì. Hoàng Khổ Hạnh không hề biết rằng tâm tư của hoàng thượng đã chuyển sang vấn đề khác. Ông ta chợt nhớ đến một chuyện rồi lập tức nói: " Bẩm hoàng thượng, có mấy người thương nhân Ba Tư có đến xưởng tỏ thành ý muốn được học tập kỹ thuật in ấn của cũng ta. Thưa hoàng thượng, theo người thảo dân có nên truyền thụ cho bọn họ hay không"
" Thật có chuyện như vậy hay sao" Trong lòng Trương Hoán bỗng nổi lên một chút hứng thú. Hắn trầm tư chốc lát rồi nói: " Đại Đường ta là một nước cường thịnh, trí tuệ rộng lớn, có lòng khoan dung bao trùm thiên hạ. Một mặt chúng ta không ngừng học hỏi các kỹ thuật tiến bộ của các nước bên ngoài, đồng thời chúng ta cũng đồng ý cho bọn họ học tập kỹ thuật của chúng ta. Nếu như điều đó không làm ảnh hưởng đến an nguy của đất nước thì những người đó đều được phép học tập, tiếp thu kĩ thuật cũng như những tinh hoa khác của Đại Đường. Chúng ta không cần tự đóng cửa bản thân mình, cũng không cần sợ người khác vượt qua, điều quan trọng là không được để cho kĩ thuật và tinh hoa đó mất đi. Như vậy vĩnh viễn chúng ta mới có thể giữ vững ngôi đầu, vĩnh viễn làm thầy của người khác"
Nói đến đây Trương Hoán vỗ vỗ vào bờ vai của Hoàng Khổ Hạnh, hắn nói những lời rất thật tâm: " Lần này trẫm tới thị sát Hồng Ấn phường mục đích chính không phải là để kiểm tra quá trình in ấn các quyển thi ra sao. Mà mục đích chính, đó là trẫm muốn thể hiện quan điểm và thái độ của mình trong việc ủng hộ các công xưởng lớn phát triển. Trẫm hy vọng trong một ngày không xa có thể nhìn thấy Hồng Ấn phường với quy mô hai nghìn nhân công nữa cơ"
Hoàng Khổ Hạnh nghe những lời ấy, rất lấy làm cảm động. Ông ta khom người nói: " Thảo dẫn xin cẩn tuân ý chỉ của hoàng thượng"
" Tốt lắm! Ngươi cứ đi làm việc của mình đi. Trẫm muốn hội kiến với Lễ Bộ Thị Lang một chút"
Lúc này, Vi Thanh đã nhìn thấy Trương Hoán nào, ông ta không còn tránh được đi đâu hay giả vờ không biết được nữa. Cho nên ông ta đành miễn cưỡng dẫn các quan viên đến bái kiến: " Thần Vi Thanh xin tham kiến hoàng thượng"
" Vi ái khanh miễn lễ" Trương Hoán khoát tay áo ra hiệu cho Vi Thanh bình thân. Trương Hoán trầm mặc, chăm chú nhìn vào con người đang đứng đối diện, con người mà nắm đó đã được hắn cứu ột mạng. Giữa hắn và Vi Thanh ân ân oán oán cứ quấn lấy nhau mãi. Nhưng những thù hận trong lòng Trương Hoán cũng đã giảm dần theo thời gian. Lúc này, hắn khẽ mỉm cười nói với Vi Thanh: " Sức khỏe của Vi các lão gần đây vẫn tốt chứ"
Vi Thanh cảm nhận được trong lời nói bình thản của Trương Hoán, không hề có sự quan tâm thật sự, nhưng cũng không hề có hàm ý thù hận gì cả. Nó chỉ đơn thuần là một lời chào hỏi xã giao mà thôi. Có lẽ đây là kết quả mà bản thân Vi Thanh cũng muốn có trong mối quan hệ với Trương Hoán lúc này.. Vi Thanh vội vàng khom người nói: " Bẩm hoàng thượng, gia phụ thân vẫn khỏe mạnh, trong việc tĩnh dưỡng cũng không có vấn đề gì lớn cả"
" Trẫm nhờ khanh chuyển lời hỏi thăm chân thành của trẫm tới Vi các lão. Trẫm hy vọng Vi gia sẽ tiếp tục xuất hiện thật nhiều nhân tài phục vụ cho đất nước". Trương Hoán cười nhạt, rồi chuyển đề tài sang vấn đề chính sự: " Ngày mai kỳ thi khảo hạch quan chức sẽ diễn ra, Lễ Bộ các khanh đã chuẩn bị thế nào rồi"
" Hồi bẩm hoàng thượng, trường thi đã hoàn tất việc bố trí, danh sách cũng đã được xác định xong. Hiện tại chỉ cần đem quyển thi về, niêm phong cất vào kho nữa là xong, và chắc chắn kỳ thi ngày mai sẽ diễn ra thuận lợi"
" Vậy thì tốt" Trương Hoán gật đầu, rồi nói với Vi Thanh: " Lần thi khảo hạch quan chức lần này có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trẫm hy vọng sẽ không có bất cứ biểu hiện gian lận hay thiên vị nào xảy ra, vì vậy các ngươi phải cố gắng không để cho các vấn đề đó xảy ra"
Vi Thanh yên lặng gật đầu, một lúc lâu sau mới nói: " Xin hoàng thượng yên tâm, chúng thần sẽ cố gắng làm hết sức"
Trương Hoán chăm chú nhìn Vi Thanh. Bỗng nhiên có một loại cảm giác không tốt bỗng nhiên xuất hiện rồi từ từ tràn ngập lòng hắn.
Một tháng trước đây, triều đình đã chính thức phê chuẩn đề án của Kinh Triệu Doãn Hàn Diên Niên. Theo đề án này thì các cửa lớn của các phường trong thành Trường An sẽ không đóng lại vào ban đêm nữa, mà luôn mở để dân chúng tùy ý ra vào. Điều này chính là đã thay đổi quy định đóng cửa các phường khi đêm xuống của Đại Đường trong suốt trăm năm qua.
Mặc dù đêm đã khuya, nhưng vẫn có một chiếc xe ngựa đang lao đi rất nhanh rẽ và Diên Thọ phường. Chiếc xe ngựa đó dừng lại trước cửa Vi phủ. Từ trong xe ngựa một người trẻ tuổi mặc áo bào trắng bước ra. Trông hắn chừng hơn ba mươi tuổi, khuôn mặt khôi ngô tuấn tú. Nhất là hàng lông mày của hắn, nó toát ra khí chất ngạo nghễ, quý tộc. Lúc này một gã tùy tùng của hắn chạy đi thông báo cho người gác cổng một tiếng. Và chừng một khắc sau, cánh cửa hông của Vi phủ được mở ra, nhị công tử của Vi gia là Vi Trì bước ra chào đón hắn: " Lý ty trực đang đêm tới thăm Vi phủ thế này không biết có việc gì quan trọng không"
Tên thanh niên mặc áo bào trắng này chính là Lý Tuyên, là con trai của Công Bộ Thượng Thư Lý Hàm, hiện tại hắn đang làm Đại Lý Tự Ty Trực. Năm Tuyên Nhân thức ba, hắn nhờ tập ấm của phụ thân mà được làm quan. Ngày mai hắn cũng phải tham dự kỳ thi khảo hạch quan chức như bất cứ quan viên khác. Hắn thấy Vi Trì ra tiếp đón, liền vội vàng lên tiếng cười nói: " Đêm khuya mới gõ cửa thật là mạo muội quá. Nhưng đây không phải là nơi nói chuyện, xin công tử sắp xếp cho chỗ khác được không"
" Cái này!" Vi Trì do dự một chút, vấn đề này thực sự là rất nhạy cảm, hắn cũng rất khó nghĩ. Nhưng Lý Tuyên là con của Lý Hàm, cho nên cũng không thể làm mất lòng hắn được. Vi Trì đắn đo một lắt rồi nói: " Được rồi! Vậy xin mời Lý ty trức vào trong nói chuyện"
Lý Tuyên mừng rỡ, chỉ cần được mời vào phủ là dễ nói chuyện rồi. Hắn theo Vi Trì bước nhanh vào trong phủ. Đi lòng vòng, cuối cùng hắn cũng được Vi Trì dẫn tới thư phòng của mình. Vi Trì phất tay ra hiệu lệnh ấy nha hoàn lui xuống.
" Lý ty trực xin mời ngồi. Hiện giờ gia phụ đã đi nghỉ rồi, có chuyện gì huynh cứ nói với ta là được rồi"
Vi Trì là em trai ruột của Vi Thanh, vì thuở nhỏ thân thể của hắn ốm yếu, cho nên không đủ sức ra làm quan được. Vì vậy hắn ở nhà và chịu trách nhiệm quản lý mấy cửa hàng lớn của Vi gia ở kinh thành Trường An này. Mặc dù Vi Trì là một thương nhân, nhưng mà hắn đối với các chuyện lớn nhỏ trong triều đều nắm rõ như trong lòng bàn tay. Những mối quan hệ rắc rối, phức tạp của các đại thế lực trong triều đình hắn cũng biết rõ cả. Ngay cả thân phận của Lý Tuyên thế nào, và thậm chí là tại sao nửa đêm nửa hôm hắn lại tới Vi gia thế này, Vi Trì đều hiểu rõ.
Lý Tuyên ngồi xuống ghế, hắn quan sát thấy xung quanh đã không còn ai khác, liền lấy ra một tờ ngân phiếu đưa cho Vi Trì và nói: " Đây là một chút tấm lòng của ta, xin huynh đệ hãy nhận cho"
Vi Trì liếc nhìn qua một chút, lập tức trong lòng hắn tràn đầy sự kinh ngạc, như muốn nhảy dựng lên. Đây rõ ràng là ngân phiếu một ngàn lượng hoàng kim, theo giá trao đổi trên thị trường thì nó tương đương với một vạn bốn ngàn quan tiền. Nhưng Vi Trì vẫn cố tỏ ra bình tĩnh, không biểu lộ bất cứ điều gì cả: " Lý ty trực làm như vậy là có ý gì thế. Một ngàn lượng hoàng kim này thật sự Vi gia không thể nào nhận nổi đâu"
Lý Tuyên đưa tay đè tờ ngân phiếu một ngàn lượng hoàng kim xuống và nói: " Là như thế này, ngày mai sẽ diễn ra kỳ thi khảo hạch quan chức"
Mặc dù Lý Tuyên còn chưa nói hết, nhưng Vi Trì đã lập tức ngắt lời hắn: " Xin lỗi Lý huynh, đại ca tôi đã bị cách ly, cho nên sợ rằng chúng tôi không thể giúp gì cho huynh trong chuyện này rồi. Tâm ý của huynh chúng tôi xin nhận, còn kim phiếu này xin huynh hãy cầm lại cho"
" Ta đâu có nói là hiện tại đâu, ý ta muốn nói là sau khi đã thi xong rồi cơ mà" Lý Tuyên vừa nói vừa từ từ đẩy tờ kim phiếu tới trước mặt Vi Trì: " Ta thật sự không nhờ vả gì nhiều đâu, chỉ mong Vi Thị Lang sẽ giữ im lặng thôi mà"
Một ngàn lượng hoàng kim để mua sự im lặng của đại ca Vi Thanh, xem chừng trong vụ giao dịch này Vi gia đã hời quá rồi. Vi Trì trầm ngâm một lát, không nói câu nào. Chuyện này thật sự hắn không thể quyết định được, hắn cần hỏi ý kiến của phụ thân. Nhưng lúc này Lý Tuyên đã đứng lên, chắp tay và mỉm cười nói: " Chuyện này xin nhờ cậy cả vào các vị đó"
Nói xong Lý Tuyên liền xoay người định bước ra về. Lúc này Vi Trì mới sực tỉnh, hắn cuống quýt cầm tờ kim phiếu đưa lại cho Lý Tuyên: " Lý ty trực có chuyện gì cứ sai bảo, Vi gia chúng tôi nhất định giúp huynh, nhưng còn kim phiếu này thì tuyệt đối không thể nhận được. Xin huynh cầm lại cho"
Sắc mặt của Lý Tuyên lập tức trầm xuống, giọng nói có phần giận dỗi: " Tiền này là ta gửi cho Vi Thị Lang, chứ không phải là gửi cho ngươi. Nhận hay không nhận là việc của Vi Thị Lang chứ không phải của ngươi"
*****
Nói xong, Lý Tuyên cũng chẳng thèm để ý đến Vi Trì phản ứng ra sao, hắn bước thẳng ra khỏi ngự thư phòng. Còn Vi Trì thì ngơ ngác nhìn bóng lưng của hắn khuất dần. Rồi lại cúi xuống nhìn tấm kim phiếu kia. Hắn chợt dậm chân một cái rồi xoay người chạy thẳng tới phòng của phụ thân.
Cuộc thi khảo hạch quan chức lần này so với các cuộc thi tuyển chọn nhân tài thì xem chừng quy củ và nghiêm ngặt hơn nhiều. Cuộc khảo hạch diễn ra đúng như tên gọi và ý nghĩa của nó. Việc đầu tiên không phải là công các loại vấn đề có thể xuất hiện trong đề thi, mà đó là việc phải kiểm tra lục soát thật kĩ các quan viên vào thi, làm như vậy là để phát hiện bọn họ mang tài liệu vào trường thi hay không, cũng như để ngăn ngừa việc nhờ người khác mạo danh thi hộ. Hơn nữa những quan viên nào đến chậm trong ít phút cũng đều ngăn lại, không cho vào trong trường thi.
Bây giờ đã là giờ Mão, đại môn của Tuyên Chính Điện đã rộng mở. Hơn năm ngàn quan viên tham gia kỳ khảo hạch xếp tành mười hàng theo thứ tự bước dần vào đại điện. Không người nào dám nói chuyện, ai nấy cũng đều trầm mặc mà đi về phía trước. Lý Tuyên đứng ở vị trí thứ tư của hàng thứ ba. Lúc này sắc mặt hắn âm trầm, không nói một lời nào cả, cứ lầm lũi đi theo mọi người vào đại điện.
Cách bố trí trong đại điện ngày hôm nay cũng không có khác gì nhiều so với chế khoa (Dưới triều nhà Đường, khoa thi đặc biệt do ý vua đặc định, gọi là chế cử khoa. Gọi tắt là chế cử hoặc chế khoa) trước đó mấy hôm. Cũng vẫn là những tấm ván gỗ đơn giản được dựng lên để ngăn cách thành các buồng thi nhỏ ỗi thí sinh. Tuy nhiên cách đánh số báo danh thì có chút thay đổi. Số báo danh của các thí sinh ở của bốn khu vực thi giáp, ất, bính, đinh được xếp ở trong chính điện. Số báo danh của Lý Tuyên là bốn trăm bốn mươi ba. Rất nhanh, hắn đã tìm được tấm biển lớn có để khu vực thi chữ ất. Rồi hắn trực tiếp đi thẳng vào hàng thứ ba, và nhanh chóng tìm được chỗ ngồi của mình.
Ở chỗ ngồi của hắn có kê sẵn một bộ bàn ghế, trên bàn đã được cấp sẵn cả bút, mực, giấy, nghiên. Những thứ này mới được đặt vào đây tối hôm qua. Đợi một chút nữa sẽ có người đi phát quyển thi cho từng người. Lý Tuyên vào chỗ của mình, rồi ngồi xuống, không nói một lời nào cả, hồi hộp chờ cuộc thi bắt đầu.
" Tại hạ là Lễ Bộ Thị Lang Vi Thanh, hôm nay ta được triều đình cử làm phó chủ khảo của cuộc khảo hạch quan chức lần này. Đồng thời ta cũng chịu trách nhiệm đôn đốc, giám sát toàn bộ trường thi ngày hôm nay. Sau đây ta sẽ tuyên bố về các quy củ của trường thi". Sau khi Vi Thanh đọc xong quy chế của trường thì, lập tức những người cộng sự của ông ta đẩy một chiếc xe nhỏ đem các quyển thi ỗi quan viện dự thi. Mỗi người được phát một quyển.
Chiếc xe nhỏ kia từ từ đi đến gần chỗ Lý Tuyên. Trong lòng Lý Tuyên càng lúc càng cảm thấy hồi hộp, khẩn trương. Rồi một tiếng " két" vang lên, chiếc xe nhỏ dừng lại trước mặt hắn. Một gã đưa một quyển thi cho hắn, còn dặn dò tỉ mỉ: " Không nên gấp gáp, đừng quên viết tên đấy."
Lý Tuyên nhận lấy quyển thi, bỗng nhiên có tiếng " ồ" ngạc nhiên từ buồng thi bên cạnh truyền qua vách ngăn vọng tới tai hắn. Lập tức Lý Tuyên vội vàng mở quyển thi của mình, vừa nhìn qua một chút là hắn đã ngẩn cả người ra rồi. Cả quyển thi có tất cả là tám tờ giấy, trên đó chi chít toàn là những đề mục, khiến cho người ta hoa hết cả mắt. Bài thi lần này không có phần nào yêu cầu làm thơ phú, cũng không có sách luận, mà các vấn đề kinh điển gối đầu giường của Nho gia như: " Lễ kí", " Tả truyện" " Kinh thi" " Chu lễ" " Nghi lễ", " Kinh dịch", " Thượng thư" ... lại đều có mặt trong đề bài. Cứ mỗi một hàng chữ viết lại được để trống một đoạn để cho thí sinh viết tiếp vào chỗ trống đó. Như vậy, cho dù trước đó thí sinh có mời người chuẩn bị trước cho phần thơ phú và sách luận thì cũng trở nên vô dụng. Mà đề thi lần này đòi hỏi thí sinh phải là những người có bản lĩnh thật sự.
Thông thường mà nói các vấn đề đặt ra trong các kinh sách của Nho gia chính là cơ sở của các kỳ thi. Phàm là những sĩ tử nếu đã chăm chỉ khổ luyện học tập trong mười năm thì về căn bản là bọn họ sẽ nắm được và rất quen thuộc với những nội dung này. Chỉ cần chịu khó ôn tập lại một chút là hoàn toàn thể nhớ lại nay được. Trong tháng sáu Trương Hoán đã ban bố rộng rãi trong cả nước sẽ tổ chức kỳ thi sát hạch kiểm tra năng lực và trình độ của quan chức. Và cho họ thời gian ba tháng để chuẩn bị. Ba tháng ôn tập lại kiến thức như vậy xem ra cũng là đủ lắm rồi. Trừ phi là những kẻ đọc sách không đến nơi đến chốn, hoặc là tuổi tác đã quá cao cho nên quên mất hết kiến thức rồi.
Nếu như vì tuổi tác đã à không thể nhớ lại được những gì đã học cách đây mấy chục năm thì cũng không còn cách nào cứu vãn được. Vì hiện nay số quan viên của Đại Đường đang quá nhiều, ít nhất cũng phải cắt giảm một nửa trở lên. Lúc này Lý Tuyên đang ngơ ngác nhìn quyển thi của mình một hồi lâu mà không thể thốt ra được lời nào cả. Hắn là kẻ được hưởng tập ấm. Khi thiếu niên hắn ăn chơi lêu lổng, lang thang ở khắp thành Trường An. Có thể nói, cho tới tận bây giờ hắn thật sự còn chưa bao giờ dành một ngày để đọc sách cả. Hiện tại hắn đang nhậm chức Đại Lý Tự Ty Trực, là quan hàm lục phẩm. Chức quan này cũng không cao không thấp gì cả. Theo quy định thì đơn vị mà hắn đang công tác chỉ được biên chế tối đa sáu người vào làm việc. Nhưng hiện tại đơn vị công tác của hắn có tới mười một người, trong đó chỉ có ba bốn người là làm việc thật sự, còn lại là toàn ngồi chơi xơi nước. Trên thực tế cho thấy Lý Tuyên cũng chỉ là loại quan " vớ vẩn", cho nên đối với đề bài hôm nay, hắn cơ bản là không cách nào làm được cả.
Lúc này, Lý Tuyên ló đầu ra, nhanh chóng liếc nhìn về hai bên một cái. Khi đã thấy lối đi trống không, cực kỳ im ắng, các quan giám khảo cũng rất ít qua lại. Thấy tình hình có vẻ an toàn, hắn liền từ từ xoay cái đầu bút, rồi cẩn thậ tìm tòi, xem xét gì đó ở quản bút nhưng không có gì. Cuối cùng hắn kiểm tra tới phần đuôi của cây bút, nhẹ nhàng xoay phần cái nắp ở phần đuôi bút. Khi cái nắp này mở ra thì hắn phát hiện quản bút hoàn toàn rỗng, và từ trong quản bút đó hắn lấy ra một cuộn giấy nhở. Rất nhanh hắn đem giấu cuộn giấy đó vào quyển thi của mình, rồi tức tốc khôi phục lại nguyên trạng cho cái bút.
Hắn lại ló đầu ra bên ngoài liếc mắt do xét tình hình xung quanh. Nhưng thoáng cái, hắn cũng nhìn thấy ở cách đó không xa có một thí cái đầu cũng ló ra ngó nghiêng giống như hắn. Ánh mắt của hai người chạm nhau, cả hai liền hiểu ý khẽ cười với nhau. Thấy không có quan giám khảo nào đi kiểm tra Lý Tuyên lập tức đem cuộn giấy nhỏ mà hắn vừa lấy được từ trong quản bút ra. Trên cuộn giấy đó toàn là chữa nghĩa vừa nhỏ mà lại dày chi chít. Phía trên của cuộn giấy nhỏ đó được đánh số thứ tự ứng với mỗi câu hỏi tương ứng. Thực ra thì đây chính là đáp án chuẩn của bài thi lần này.
Lý Tuyên có gắng kiềm chế sự kích động và hồi hộp trong lòng, cố gắng chép cho thật nhanh đáp án từ cuộn giấy kia vào quyển thi của mình. Một mặt, hắn chép cho thật nhanh, mặt khác lại chú ý đến động tĩnh trên lối đi. Theo quy định thì thời gian làm bài thi là hai canh giờ, nhưng với tốc độ chép " thần sầu" Lý Tuyên chỉ mất có một canh giờ để hoàn thành. Đối với hắn đại công đã cáo thành rồi. Sau khi chép xong Lý Tuyên bắt đầu quay sang đối chiếu, soát lại xem mình có chép sai chỗ nào không. Khi hắn ra soát được một nửa quyển thi thì bỗng nhiên từ đằng xa một loạt những tiếng bước chân dồn dập truyền đến, dường như bước chân đó nhắm thẳng đến vị trí của hắn rồi. Lý Tuyên kinh hãi đến mức gan mật như tê liệt hết cả. Nhưng hắn vẫn còn đủ tỉnh táo để vo viên cuộn giấy kia thành một cục rồi nuốt vào trong bụng thật nhanh.
Tiếng bước chân ấy dừng lại ở buồng thi bên cạnh buồng thi của hắn. Tiếng của Vi Thanh cũng vọng sang chỗ hắn: " Có chuyện gì thế"
Tên thí sinh ở buồng thi bên cạnh buồng thi của hắn đáp: " Dạ, bút của tôi bị hỏng rồi, có thể cho tôi đổi một cái khác được không"
" Ngươi cứ ngồi đợi một chút". Tiếng bước chân của Vi Thanh lại xa dần.
Sự hồi hộp, hoảng hốt trong lòng Lý Tuyên đã trùng xuống, hắn bình tĩnh trở lại, nhưng có điều đáp án hắn đã nuốt vào bụng mất rồi. Phía sau còn bốn trang hắn vẫn còn chưa kịp đối chiếu, cho nên có đúng hay không hắn cũng không biết thế nào cả. Lúc này đầu Lý Tuyên thấy ngứa ngáy, nóng lên vì giận. Phải làm sao bây giờ? Lúc này hắn hận là không thể cho cái thằng ở buồng bên cạnh một quả đấm cho nó chết luôn đi. Hắn chỉ biết ngơ ngác ngồi đó run sợ, hắn không biết bây giờ mình nên làm cho phải đây?
" Có chuyện gì thế? Ngươi làm xong rồi à" Vi Thanh bỗng nhiên xuất hiện ngay trước mặt Lý Tuyên. Ông ta cười hỏi: " Nếu làm xong rồi thì có thể nộp bài"
" Dạ!Dạ! Tôi đã làm xong" Lý Tuyên cuốn quýt cầm bài thi lên, hắn kính cẩn đưa bài thi bằng hai tay cho Vi Thanh. Vi Thanh thấy Lý Tuyên đã làm xong, điều ấy là cho ông ta có phần bất ngờ, liền nhận bài thi của hắn, rồi lật mở xem qua một chút. Lúc này, ánh mắt của ông ta càng thể hiện sự nghi hoặc nhiều hơn. Vi Thanh thừa biết rằng tên Lý Tuyên này là kẻ chẳng học hành gì cả, vậy mà mấy tờ đầu của quyển thi hắn làm rất chính xác, hơn nữa lại hoàn toàn đúng với đáp án chuẩn.
← Hồi 289 | Hồi 291 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác