Vay nóng Tima

Truyện:Tống y - Hồi 326

Tống y
Trọn bộ 549 hồi
Hồi 326: Bệnh không đợi người
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-549)

Siêu sale Shopee

Đỗ Văn Hạo lúc này cảm thấy vô cùng khó xử, không biết xử lý ra sao, Lâm Thanh Đại thấy vậy bèn tiến tới nói với Kha Nghiêu: "Con nhóc nghịch ngợm này, muội chỉ biết bắt nạt Đỗ đại ca của muội thôi! Huynh ấy sao dám đưa tay động thủ mà đánh nữ giới cơ chứ, hơn nữa người đó lại là một người xinh đẹp như muội!"

Đỗ Văn Hạo cũng chỉ biết lắc đầu cười trừ, rồi chắp hai tay ra đằng sau quay người đi ra khỏi phòng, Kha Nghiêu thấy vậy vẫn cố nói với theo: "Đỗ đại ca! Rốt cục là muội có được ra ngoài đi chơi không vậy?"

Đỗ Văn Hạo vẫn quay lưng, đầu không ngoái lại đáp: "Khi nào muội trở nên ngoan ngoãn hơn thì ta sẽ cho muội đi!"

Kha Nghiêu nghe vậy thì sị cái mặt ra, hai chân dẫm dẫm xuống đất nói: "Đỗ Văn Hạo! Huynh... huynh quá đáng quá rồi đấy!"

Đỗ Văn Hạo chỉ nhếch môi lên cười một cái, rồi tự lẩm bẩm một mình nói: "Con nhóc con này, dám trực tiếp đem cả tên ta ra mà réo, mà gọi! Cẩn thân ta lại nhốt mi thêm mấy nữa, không cho ra ngoài bây giờ chứ lại!" Nói xong, hắn lại mỉm cười, miệng huýt sáo bước đi.

Gia Châu nằm ở dưới chân núi Nga Mi, nơi đây cũng không hề lớn hơn Nhã Châu được là bao, và cũng là nơi lưu đày của các phạm nhân, ngoại trừ phong cảnh hữu tình, núi cao nước đẹp ra, thì dân chúng nơi đây có một cuộc sống vô cùng vất vả. Khi vào trong thành Gia Châu thì mới thấy, chốn này nghèo hèn, rách nát, quần thể kiến trúc thì cũ kỹ, nhưng lưu lượng người trong thành thì lại khá đông, nhưng đa phần bọn họ đều là những người nghèo khó, chẳng có mấy ai ăn mặc đẹp đẽ cả. Có khi nơi đây còn không bằng với huyện Đông Đạt, nơi mà Đỗ Văn Hạo đầu tiên đặt chân, khi mới xuyên thời gian bay về quá khứ.

Kha Nghiêu được Đỗ Văn Hạo chữa trị cho căn bệnh cũng đã đỡ hơn rất nhiều, và sau lần trọc ghẹo nhau ở trong nhà nghỉ đó, nàng đã ngoan hơn phần nào, suốt chặng đường đi rất biết nghe lời.

Đoàn xe của Đỗ Văn Hạo sau khi vào bên trong thành Gia Châu, thì đều thu hút hết tầm mắt của những người dân hiếu kỳ nơi đây, xem ra những đoàn người có đội hình hoàn tráng như đoàn người của Đỗ Văn Hạo rất ít xuất hiện nơi đây, có lẽ vì thế mà những người dân nơi đây cảm thấy mới mẻ, tân kỳ.

Bên ngoài cổng thành có mâý người dân binh canh cổng, đang uể oải đứng làm nhiệm vụ thì, khi trông thấy đoàn xe của Đỗ Văn Hạo cũng không hề ra tay ngăn lại, thậm chí còn không thèm lên tiếng dò hỏi, mà ngược lại hộ vệ của Đỗ Văn Hạo Từ Tam còn phải xuống ngựa hỏi đường đi đến Nha Môn trong thành. Mấy người dân binh nghe vậy cũng chỉ lười biếng đưa tay lên chỉ hướng, rồi thuận miệng hỏi một câu đến tìm Nha Môn có chuyện gì.

Từ Tam cũng không hề nói rõ thân phận của đoàn người, cũng chỉ thuận miệng trả lời qua quýt một hai câu, mấy người dân binh thấy vậy cũng chẳng buồn hỏi thêm cái gì nữa.

Khi đoàn xe đến cổng Nha Môn, thì thấy cổng của Nha Môn lúc này đến một đứa canh cổng Nha Lại cũng không có. Đoàn xe vừa mới dừng chân đỗ lại, thì Từ Tam đã phóng người từ trên ngựa xuống, đi thẳng vào bên trong Nha Môn. Mới vào đến nơi thì Từ Tam cảm thấy nơi đây vắng hoe vắng hoắt, không một bóng người, Từ Tam cảm thấy vô cùng kỳ lạ, bèn lên tiếng gọi vài câu, lúc này nơi đây mới xuất hiện một ông lão hai mắt kèm nhèm chạy ra nói: "Mấy người đến tìm ai vậy?"

Từ Tam đáp: "Chi Châu đại lão gia của các người đâu rồi? Mau mau đi thông báo cho Chi Châu đại nhân biết là, Đỗ Ngự Y Đỗ Văn Hạo đại nhân từ kinh thành mới đến, mau bảo Chi Châu đại nhân ra tiếp đón nhanh lên!"

Đỗ Văn Hạo là Ngự Tiền Chính Thị Đại Phu, quan lên đến ngũ phẩm, ngoài ra hắn còn có túi Tử Y Kim Ngư, là vật phẩm của qua chính tam phẩm, ở đời nhà Tống thì chức quan Chi Châu cao lắm cũng chỉ đến tòng lục phẩm, kém hơn của Đỗ Văn Hạo rất nhiều, chính vì thế mà khi đến đây thì theo lẽ Chi Châu phải chạy ra mà bái kiến, tiếp đón hắn!

Cái này giống như hạ cấp phải ra đón thượng cấp từ trên trung ương về vậy.

Ông lão hai mắt kèm nhèm nói cho cùng cũng là người lăn lộn ở trốn quan trường lâu năm, gặp qua nhiều người, cũng đã từng đón tiếp không ít các viên quan lại cao cấp đến đây thị sát, nên sau khi nghe Từ Tam nói vậy thì hai mắt kèm nhèm của ông lão bỗng nhiên trở nên sáng rực, vội vã cúi người gật đầu, sau đó chạy vội ra cổng mở to ra, để cho đoàn xe của Đỗ Văn Hạo đi vào bên tronbg, sau đó nhanh chân chạy vào Nha Môn thông báo.

Khi đoàn xe tiến vào bên trong sân của Nha Môn, Đỗ Văn Hạo liền vén rèm bước ra khỏi xe, sau đó hắn vuỗi lại bộ quan bào trên người, thắt lại đàng hoàng cái túi Tử Y Kim Ngư ở bên hông của mình, rồi hắn ngoái đầu lại nhìn Anh Tử và Liên Nhi đang dìu Bàng Vũ Cầm xuống xe, vừa vặn lúc này bỗng có tiếng nói từ phía sau lưng hắn vọng tới: "Ngự Y đại nhân! Chi Châu của chúng tôi đến rồi!"

Đỗ Văn Hạo quay người lại xem, thì thấy cách hắn không xa có mấy người đang nhanh chân bước tới, trong bộ quan phục thì hắn đã nhận ra một trong số đó là Chi Châu, Thông Phán, Huyện Ủy và Điển Sử, người vừa lên tiếng nói vừa rồi chính là ông lão mắt mũi kèm nhèm khi nãy.

Chi Châu chỉ cần trông vào bộ quan phục chính ngũ phẩm trên người Đỗ Văn Hạo, cũng biết người trẻ tuổi này chính là Đỗ Ngự Y danh tiếng lẫy lừng, ông ta vội vàng tiến đến cúi người thi lễ nói: "Hạ Quân Ngô Thiên Bình, là Chi Châu của Gia Châu, xin hỏi đại nhân có phỉa là Đỗ Ngự Y đó không ạ?"

Đỗ Văn Hạo mỉm cười gật đầu đáp: "Chính là bổn quan!" Sau đó hắn rút trong người ra một chiếc lệnh bài rồi đưa cho Ngô Thiên Bình xem.

Ngô Chi Châu thấy vậy liền đưa tay lên lau mồ hôi trên trán, rồi mỉm cười cẩn thận tiếp lấy tấm lệnh bài của Đỗ Văn Hạo, sau khi xem xét kỹ lưỡng ông ta liền trao lại cho Đỗ Văn Hạo, mặt mày hớn hở nói: "Đỗ Ngự Y! Hạ quan thật là thất lễ quá, không biết Đỗ đại nhân đại giá quang lâm đến Gia Châu, không thể tiếp đón từ trước, mong Đỗ đại nhân xá tội!"

"Không cần khách khí, bổn quan thực chất là đang phụng chỉ tứ phương tầm y, do vậy đường đi cũng vô cùng bất định, không thể thông báo trước được, do vậy các người cũng không biết ta đến đây cũng có gì là lạ đâu!" Đỗ Văn Hạo nói.

Ngô Chi Châu nghe xong, liền biết Đỗ Văn Hạo phụng chỉ tứ phương tầm y, chẳng khác nào đi tuần, chức vụ có lẽ cũng không khác gì Khâm Sai Đại Thần là mấy, do vậy trong lòng có chút lo lắng, vì thất lễ không kịp nghênh đón Khâm Sai Đại Thần là một việc vô cùng hệ trọng, do vậy Ngô Chi Châu liền luôn miệng cáo lỗi, trong lòng chỉ e sợ Đỗ Văn Hạo trách tội ông ta.

Đỗ Văn Hạo thấy vậy bèn nói: "Không hề gì! Bổn quan có lẽ phải ở Gia Châu một thời gian khá dài, có khi dăm bữa nửa tháng cũng không biết chừng, phiền đại nhân hãy lo cho gia quyến, và tùy tùng của ta nơi ăn chốn ở!"

Ngô Chi Châu nghe vậy liền đưa tay vỗ trán ra vẻ mải nói chuyện mà quyên mất, ông ta có lẽ cũng vì lo lắng, hồi hộp quá nên không nghĩ ra chuyện như vậy, sau khi nghe Đỗ Văn Hạo nói vậy, lại luôn miệng cáo lỗi, chắp tay nói: "Vâng! Vâng! Dịch trạm của Gia Châu lúc này phòng ốc rất đơn sơ, và không nhiều, e rằng không thể sắp xếp hết được cho đại nhân và mọi người. Thế này vậy! Nơi đây có nhà nghỉ tốt nhất của Gia Châu có tên là nhà nghỉ Nga Mi, cách Nha Môn cũng không xa lắm, nằm ở ngay ngã tư mặt đường đàng kia, nơi đó cũng là nơi trung tâm, ồn ào và náo nhiệt, đại nhân và mọi người cùng ra đấy ở, không biết hạ quan sắp xếp như vậy có được không ạ?"

"Ha Ha! Chi Châu đại nhân quá khách khí rồi!" Đỗ Văn Hạo nói.

Ngô Chi Châu nghe vậy cũng biết Đỗ Văn Hạo rất hài lòng với thái độ của mình, thì trong lòng khấp khởi, ông ta liền đem theo Tả Quan của mình lên kiệu, dẫn đường cho Đỗ Văn Hạo ra nhà nghỉ. Sau khi đi qua mấy con đường, thì tất cả cũng đã đến nhà nghỉ Nga Mi, nhà nghỉ này nếu mà đặt ở kinh thành thì có lẽ chỉ thuộc vào hạng rách nát, thô sơ. Nhưng, ở cái nơi khỉ ho cò gáy, chó ăn đá gà ăn sỏi này thì nó hiện lên vô cùng kỳ vĩ, và sạch sẽ.

Đỗ Văn Hạo cũng đoán ra được là nhà nghỉ Nga Mi này có lẽ là nơi chuyên dùng để tiếp đón các quan cao cấp khi họ về đây, do vậy mà chưởng quầy của nhà nghỉ và tiểu nhị cũng đều rất có kinh nghiệm trong việc tiếp đón những vị khách sộp như thế này, ai cũng mặt mày niềm nở tiếp đón đoàn người của Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo biết nơi đây nghèo, mà người của hắn lại đông, nên hắn biết ý gọi luôn chưởng quầy ở đây lại để trả tiền phòng, nhưng Ngô Chi Châu đã nhanh chân chạy đến, hấp ta hấp tấp nói: "Ngự Y đại nhân... Ngự Y đại nhân! Đại nhân làm như vậy chẳng khác nào tát vào mặt của hạ quan cả! Đại nhân đại giá quang lâm đến đây, đã là niềm vinh hạnh vô cùng to lớn của Gia Châu rồi, tiền nong tiêu pha ở đây tất cả đều do hạ quan chi trả, đại nhân không phải lo lắng nhiều đâu!"

Đỗ Văn Hạo nghe vậy liền cau mày nói: "Đoàn người của ta rất đông! Ta e rằng kinh phí quá lớn, ngươi không thể nào mà đảm trách nổi! Chuyện tiền nong như thế này, cứ để tự ta lo liệu, hơn nữa ta còn ở lại đâ dăm bữa nửa tháng, chữa trị các loại bệnh dịch tạp chững nơi đây, nên cũng có thêm thu nhập, chính vì thế mà Ngô đại nhân cũng đừng lo lắng quá, ta cũng có tiền, cộng thêm vào tiền chữa trị nữa, cũng đủ để chi trả rồi! Ta không muốn cầm bổng lộc của đại nhân mà tiêu xài hoang phí! Ngô đại nhân cứ nghe ta, đừng quá khách khí như vậy!" Nói xong Đỗ Văn Hạo liền rút trong người ra một tập ngân phiếu.

Ngô Chi Châu mới đầu cũng định nằng nặc đòi trả tiền, nhưng đó ngẫm lại thấy rằng đoàn người của Đỗ Văn Hạo đúng là khá đông, hơn nữa thời gian ở đây lại lâu, nếu như ông ta vẫn cứ cứng đầu đòi chi trả, thì có lẽ ông ta có bán hết cả ruộng đất, đồ đạc trong nhà cũng không đủ tiền lo liệu. Hơn nữa, bổng lộc của quan lục phẩm cũng rất thấp, mà đoàn người lại đông, thời gian lưu lại lại lâu, ông muốn chi trả thì có lẽ cả năm tới chắc phải nhịn đói cả nhà mất. Ngô Chi Châu cũng là người thấu tình đạt lý, mặt khác ông lại thấy tập ngân phiếu trong tay Đỗ Văn Hạo có lẽ cũng lên đến mấy trăm lượng, nên biết hắn là người có tiền, không cần ông phải lo liệu, nên cũng đành cười gượng, gật đầu đồng ý.

Nhà nghỉ này thực ra cũng không tồi cho lắm, phòng ốc cũng khá sạch sẽ, và hướng của cửa sổ lại ngắm được cả núi Nga Mi Sơn nữa.

Việc sắp xếp dọn dẹp nơi ăn chốn ở đều do Bàng Vũ Cầm và Lý Phố đảm nhiệm, Đỗ Văn Hạo được xếp vào một căn phòng to nhất, và cũng là nơi để hắn chuyên dùng để tiếp khách, và người khách đầu tiên của hắn không phải ai khác chính là vị Ngô Chi Châu này, sau khi mọi người đều ngồi đông đủ, thì tiểu nhị liền bưng trà lên cho mọi người vừa uống trà, vừa bàn công chuyện.

Ngô Chi Châu lúc này liền giới thiệu sơ qua về phong tục tập quán, danh lam thắng cảnh, cùng với con người nơi đây cho Đỗ Văn Hạo và mọi người cùng nghe. Đỗ Văn Hạo có vẻ rất hào hứng với những nét đẹp ở nơi đây, thi thoảng lại lên tiếng hỏi này hỏi nọ, điều này làm cho mấy vị quan lại ngồi cùng hắn cảm thấy vui mừng vô cùng, mọi người đều thấy Đỗ Văn Hạo tuy quan cao hơn họ, nhưng lại không có chút kênh kiệu, mà ngược lại họ cảm thấy hắn bình dị, và dễ gần.

Đỗ Văn Hạo nói: "Lúc nãy ta cũng đã nói rồi, lần này đến đây là do bổn quan phụng chỉ tứ phương tầm y, mỗi lần đi qua một nơi nào đó, không những phải điều trị khám chữa bệnh, mà còn phải trao đổi học hỏi thêm những thủ thuật y học của các vị đại phu nơi đó. Đồng thời bổn quan còn phải hỗ trợ, đào tạo thêm Nữ Y và nhiều lĩnh vực khác cho những nơi đó. Hai việc này này thì phải nhờ đến sự giúp đỡ của Chi Châu lo liệu sắp xếp cho bổn quan, Chi Châu có nhiệm vụ triệu mời toàn bộ các đại phu trong địa hạt quản lý của mình, nếu như có thể bọn họ cũng nên đem theo những người bệnh mắc chứng nan y, khó chữa đến cho mọi người cùng đàm luận nên chữa trị ra sao, như vậy sẽ thông qua thực tiễn chữa trị mà trao đổi y thuật với nhau. Sự trao đổi y thuật này vốn không phải là việc thu phí, mà là miễn phí hoàn toàn, nhưng ngoài việc đó ra, thì các việc chẩn đoán và chữa trị đều phải thu phí, thu được phí nhiều hay ít, thì phải phụ thuộc vào bệnh tình khó dễ, tình trạng kinh tế ra sao mà định. Còn về việc đào nạo Nữ Y thì phải tổ chức thành lập càng nhanh càng tốt, việc này thì hoàn toàn miễn phí, tốt nhất là nên có thêm một người đỡ đẻ có kinh nghiệm truyền thụ ngay tại hiện trường!"

Đỗ Văn Hạo là một Ngự Y, là một đại phu thân cận bên cạnh Hoàng Thượng, theo lý thuyết thì hắn là đại phu tài giỏi nhất trên toàn quốc, được hắn trực tiếp truyền thụ y thuật là một cơ hội ngàn năm hiếm có, nhất là ở thời cổ đại thì y thuật thường là thầy chỉ truyền thụ cho học trò, không truyền cho người ngoài. Đặc biệt là mấy vị danh y có những phương thuốc bí truyền, hay những thủ thuật chữa bệnh bá đạo thì càng không bao giờ được phép truyền cho người ngoài. Vậy mà bây giờ hắn, Đỗ Văn Hạo một Ngự Y danh tiếng trong triều đình lại đi miễn phí truyền thụ y thuật cho người khác, chẳng khác nào một quả bom tấn trong nền truyền thụ, giáo dục y học thời bấy giờ cả.

Ngô Chi Châu nghe xong thì vô cùng cảm kích, vội vã đứng dậy cung kính cúi người thi lễ: "Đây đúng là hồng phúc của Gia Châu! Hạ quan thay mặt cho các vị đại phu, cùng với bệnh nhân nơi đây đa tạ tấm lòng vàng của Đỗ đại nhân! Hạ quan sẽ lập tức phái người thông báo, và dán cáo thị cho toàn bộ đại phu, cùng với bệnh nhân trong Gia Châu được biết!"

Bàng Vũ Cầm và Tuyết Phi Nhi vốn định ra ngoài đường đi dạo quanh đây, nhưng Đỗ Văn Hạo sau khi nói với hai người bọn họ rằng ngày mai tất cả sẽ phải tham gia vào lớp đào tập, tập huấn của Nữ Y thì cả hai đều từ bỏ ý định dạo chơi của mình, mà tập chung hết vào công việc tuyên truyền của lớp bồi dưỡng Nữ Y.

Lâm Thanh Đại, Liên Nhi và Kha Nghiêu thấy hai người kia không đi, thì ba người bọn họ cũng không đi nữa, cả ba đều xúm vào giúp Bàng Vũ Cầm và Tuyết Phi Nhi lên kế hoạch chuẩn bị cho lớp bồi dưỡng Nữ Y.

Đêm hôm đó, Ngô Chi Châu mở tiệc thiết đãi Đỗ Văn Hạo ở một tửu lầu sang trọng nhất cảu Gia Châu, Lý Phố cũng đi theo hắn dự bữa tiệc này. Các vị quan lại lớn bé trong Gia Châu đều đến tham dự, không những vậy bọn họ còn mời thêm cả những người có công danh, Hương Thân cùng với danh y đến dự. Những viên quan lại và Hương Thân đến đây vốn cũng chỉ là góp mặt đông đủ cho vui, chứ mấy vị danh y kia thì mới là những người mừng rỡ nhất, vì bọn họ biết rằng gặp được Ngự Y của Hoàng Thượng trao đổi y thuật chẳng khác nào một cơ hội trời cho. Cảm giác của bọn họ lúc này chẳng khác nào mình đi học võ được một vị đệ nhất cao thủ võ lâm trực tiếp truyền thụ, sau này võ công chắc chắn sẽ thăng tiến không ngừng vậy.

Sau ba tuần rượu, thì cơm canh cũng đã hội đủ, Chi Châu cùng với các vị quan lại chúc rượu xong, là đến mấy người Hương Thân, danh y đứng lên chúc rượu. Trong đó có một vị lão y mái tóc bạc trắng tiến thẳng đến trước mặt của Đỗ Văn Hạo, hai tay run run cầm chén rượu lắp ba lắp bắp nói: "Đỗ... Đỗ.... Đỗ Ngự... Y Lão phu nghe danh đại nhân như sét đánh bên tai! Ngưỡng mộ đã lâu! Lão phu cũng nghe danh đại nhân tinh thông tuyệt kỹ của Hoa Đà, có thể mổ bụng liệu thương cho Thập Tứ Hoàng Tử, tinh thông quảng đại, trên đời ít người sánh kịp! Vậy mà... Vậy mà không ngờ đại nhân lại có mặt... có mặt ở cái nơi xa xôi hẻo lánh tại vùng biên cương này, thật là vinh hạnh cho nơi đây quá! Lão phu cũng nghe Chi Châu đại nhân nói rằng đại nhân còn muốn truyền thụ y thuật cho các vị đại phu nơi đây nữa! Lão phu cảm động không biết nói thế nào để thể hiện niềm vinh dự này của mình nữa! Lão phu... Lão phu kính chúc đại nhân một chén để tỏ rõ lòng thành của lão phu!"

Đỗ Văn Hạo nghe vậy bèn đáp lại vài câu khiêm tốn, rồi cũng đưa chén lên uống một hơi cạn sạch, hắm thầm nghĩ không ngờ danh tiếng của mình lại còn vang đến tận nơi đây, điều này có lẽ là do việc thành công phẫu thuật cho Thập Tứ Hoàng Tử nên mới được được như vậy, thủ thuật phẫu thuật này ở đời nhà Tống bấy giờ thì chẳng khác nào một thần kỹ cả, chả trách mà mọi người ai cũng biết đến danh tiếng cua hắn.

Vị y giả cao tuổi đó lại rót thêm một chén, rồi cung kính nói: "Đỗ đại nhân! Thần kỹ mổ bụng trị thương của đại nhân lão phu cũng chỉ được nghe nói, mà vẫn chưa được có duyên chứng kiến, không biết đại nhân có thể cho lão phu được mở rộng tầm mắt của mình được không? Lão phu xin kính đại nhân chén rượu này, mong đại nhân cho lão phu cơ hội được trông thấy thần kỹ đó!"

Vị y giả đó nói xong bèn nâng chén rượu lên, hai mắt hiện rõ lên một sự chờ đợi vô cùng bức thiết, giống như muốn hắn ngay lập tức triển khai thần thông của mình ra mà chỉ dạy cho ông ấy vậy.

Đỗ Văn Hạo cũng nâng chén rượu của mình lên cười đáp: "Mổ bụng trị thương không phải là chuyện đơn giản như mãi võ ngoài đường! Chỉ cần cầm dao lên khua khua vài đường mà biết được!"

Vị y giả cao tuổi nghe vậy thì sắc mặt ửng đỏ, vội vã chắp tay nói: "Lão phu quả thật lỗ mãng, đường đột quá! Nhưng, lão phu không có ý khinh mạn đại nhân như vậy, trong y quản của lão phu lúc trước có một bệnh nhân đau bụng được mấy ngày nay rồi! Lão phu đã cho uống rất nhiều loại thuốc, nhưng đều không có công hiệu gì cả! Chính vì thế nên lão phu mới...."

Đỗ Văn Hạo nghe vậy bèn lên tiếng hỏi: "Bệnh gì vậy?"

Vị y giả cao tuổi đó đáp: "Là do đau bụng, đã đau ba ngày nay rồi, bệnh nhân kêu bụng đau dữ dội, như chết đi sống lại vậy!"

Đau bụng dữ dội, thì cũng có nguyên nhân là do bị nghiễm trùng ổ bụng mà ra, Đỗ Văn Hạo nghe vậy bèn hỏi: "Bệnh nhân đâu? Y quản của lão ở đâu vậy?"

"Dạ! Bẩm đại nhân! Lão phu sau khi không thể chữa trị cho được cho người đó, nghĩ rằng là bệnh nan y, không thể chữa khỏi nên đã cho người nhà đến đón về nhà, lo chuyện hậu sự rồi!" Lão y giả đáp.

"Nhà của bệnh nhân ở đâu? Có phải ở trong thành không?" Đỗ Văn Hạo hỏi.

"Dạ! Ở phía nam của thành!" Lão y giả đáp.

"Vậy mau mau đưa ta đi xem sao!" Đỗ Văn Hạo vội nói.

Ngô Chi Châu thấy vậy bèn vội vã đứng dậy chắp tay nói: "Đỗ đại nhân! Bệnh nhân cũng đã bị bệnh bao nhiêu ngày nay rồi, cũng không cần phải gấp trong lúc này, ngày mai hạ quan sẽ phái người đưa người bệnh đến cho đại nhân khám chữa!"

Đỗ Văn Hạo nghe vậy thì thản nhiên nói: "Bệnh không đợi người đâu! Có khi đêm nay bệnh nhân qua đời thì làm sao! Bệnh đau bụng cấp tính này không thể nào chần chừ được, tiệc rượu thì lúc nào uống mà chả được, nếu như chỉ vì ngồi đây ăn tiệc uống rượu mà để lỡ thời cơ chữa bệnh, để cho bệnh nhân bị chết, thì lương tâm của người làm nghề y vứt đi đâu bây giờ!"

Ngô Chi Châu nghe vậy thì toát mồ hôi trán sợ hãi, vội vã chắp tay nói: "Vâng! Vâng! Đỗ đại nhân trách tội hạ quan đúng lắm! Hạ quan biết tội rồi, Tạ đại phu còn không mau mau đưa Đỗ đại nhân đến chỗ ở của bệnh nhân để khám bệnh đi hả? Hạ quan cũng sẽ đi cùng với đại nhân đến đó xem sao!"

Đỗ Văn Hạo nghe vậy cũng không nói thêm lời nào nữa, chỉ chắp tay lên cáo từ, rồi đem theo Lý Phố đi xuống bên dưới lầu, sau khi xuống lầu hắn liền gọi người đi chuẩn bị kiệu để đi.

Những người Hương Thân, quan lại ở trên lầu thấy Đỗ Văn Hạo đi xuống cũng không tiện ở lại, nên liền lục đục kéo xuống, còn những vị danh y khác thì càng nhanh chân hơn, bởi vì đây là cơ hội ngàn năm để cho bọn họ được chiêm ngưỡng thần tượng của mình trổ tài.

Một lúc sau, kiệu đã được khiêng đến, Đỗ Văn Hạo liền bảo mọi người mau mau lên kiệu, rồi mình và Lý Phố dưới sự chỉ đường của Tạ đại phu (vị y giả cao tuổi) nhanh chóng đi phía nam của thành Gia Châu.

Khi đi đến phía nam của thành Gia Châu, thì mọi người rẽ vào một con ngõ nhỏ dẫn đến một trạch viện, cái trạch viện này so với tình hình kinh tế của Gia Châu, thì cũng được coi là một nơi khá sang trọng, và tử tế, xem ra đây là nơi ở của một người có tiền trong thành. Đỗ Văn Hạo đứng bên ngoài cũng nghe được có tiếng khóc lóc vang vọng từ bên trong viện vọng ra, Đỗ Văn Hạo bỗng nhiên cảm thấy lòng mình nặng chĩu, lẽ nào là mình đến muội, bệnh nhân đã qua đời rồi sao? Nhưng mà đã đến đây rồi thì cũng nên vào trong một chuyến xem sao.

Đỗ Văn Hạo nghĩ vậy bèn đưa chân bước tới, ngay lúc này thì một viên quan lại đã nhân chân bước lên phía trước hô lên: "Đỗ Ngự Y và Chi Châu đại nhân đên! Mọi người mau mau tránh đường! Chủ nhà đâu, mau ra nghênh tiếp nhanh lên!"

Tiếng khóc trong phòng lúc này bỗng nhiên câm hẳn, Đỗ Văn Hạo bước vào đến sân của trạch viện, thì thấy nơi đây đã treo đèn, giăng dây màu trắng, và cách đó không xa có một người phụ nữ mặc áo tang đang ngồi lau nước mắt, ngước lên nhìn đoàn người đang tiến vào bên trong.

Trong nhà lúc này có mấy người già cả, và trai tráng đều đã đứng dạt sang một bên cúi người cung kính.

Tạ đại phu vội vã chạy lên trước nói: "Bệnh nhân đã đi rồi hay sao?"

Trong số người nhà của bệnh nhân, có một người nhận ra Tạ đại phu, bèn thở dài, lắc đầu nói: "Đúng vậy! Vừa mới trút hơi thở cuối cùng rồi!"

Tạ đại phu nghe vậy thì dậm chân nói: "Trời ơi! Chúng ta đến muộn mất rồi!"

Tất cả mọi người trong nhà của bệnh nhân, đều hướng mắt lên nhìn Tạ đại phu, không hiểu ông ta rốt cuộc là có ý gì nữa.

Tạ đại phu đấm tay vào nhau thở dài nói: "Đỗ Ngự Y ở kinh thành vừa mới đến đây! Đây chính là vị thần y mà ta đã nói cho mấy người biết rồi đấy! Đỗ đại nhân tinh thông mổ bụng trị thương, chỉ có Đỗ đại nhân may ra mới trị được căn bệnh này mà thôi!"

Hả? Tất cả mọi người trong nhà bệnh nhân từ bé đến lớn nghe xong đều kêu lên thất thanh, rồi gào khóc thảm thiết: "Ông trờ ơi! Sao ông lại nỡ lòng nào không mở mắt như vậy chứ!"

Đỗ Văn Hạo lúc này không hề để ý đến mọi người, trong đầu hắn lúc này đang cố gắng suy ngẫm về tình hình của bệnh nhân, hắn biết nhiều người đau quá mà rơi vào tình trạn bị sock, sau đó thì ngất đi, hoặc là chết giả, hắn không biết bệnh nhân có phải là đang trong tình trạng này hay không, nên hắn vẫn quyết định tiến hành chẩn đoán, nghĩ vậy Đỗ Văn Hạo liền tiến tới nói: "Bệnh nhân đang ở đâu? Có thể đưa ta đến xem được không?"

Người già cả ban nãy nghe vậy bèn lên tiếng nói: "Đã tắt thở cả rồi! Cho dù có là thần tiên cũng không thể nào cứu chữa được nữa rồi!"

Ngô Chi Châu nghe vậy liền nói: "Thần tiên không cứu được, thì không có nghĩa là Đỗ đại nhân không cứu được! Thôi đừng nhiều chuyện, lắm lời nữa, người bệnh đã nhập liệm, đóng quan tài chưa vậy? Nếu vẫn chưa nhập liệm thì mau đưa Đỗ đại nhân đi xem xem nào!"

Người già cả ban nãy nghe vậy liền vội vã chắp tay đáp: "Dạ vẫn chưa làm gì hết cả! Phải đợi đến tối mới bắt đầu nhập liệm, đóng quan tài. Mời Đỗ đại nhân đi cùng lão phu vào trong kia xem tình hình, tất cả mọi người tránh ra hết đi! Còn quỳ ở đây làm cái gì nữa, nhanh lên!"

Người già cả này nói vậy thì có lẽ là chủ của gia đình, nên sau khi ông ta vừa dứt lời xong thì những người lớn nhỏ trong nhà đang quỳ khóc đều lục đục ngồi dậy, cúi người tránh sang một bên nhường đường cho Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo, Ngô Chi Châu và còn Tạ đại phu cùng với mấy vị y giả khác đều nối đuôi nhau đi vào bên trong, khi vừa mới vào đến nơi, thì tất cả mọi người đều trông thấy trong này có đặt một tấm phản, trên đó có một xác người nằm đấy.

Dưới chân của thi thể lúc này có đặt một ngọn đèn Trường Minh Đăng, ngọn lửa trong chiếc đèn leo lét theo gió, hiu hắt trông vô cùng rùng rợn, cả căn phòng lúc này vô cùng lãnh lẽo âm u, người chết và ánh đèn tạo nên một không khí như trong một địa ngục vậy.

Đỗ Văn Hạo lúc này tiến đến bên thi thể, rồi đưa tay gỡ tấm vải trắng che mặt của xác chết lên, gương mặt của thi thể trắng bệch, hai mắt hờ khép, đờ đẫn hướng về một nơi xa xăm, dường như vẫn còn rất lưu luyế với cõi trần tục này.

Đỗ Văn Hạo đưa tay lên nắm lấy cánh tay của thi thể vận động vài cái, thì thấy thi thể không hề có dấu hiệu cương cứng, rất tự nhiêu, hắn lại đưa tay lên sờ mũi người chết, nhưng hắn không thấy có cảm giác gì, hắn lại vạch mắt thi thể lên để xem đồng tử, nhưng do ánh đèn quá tối, hắn không thể nào nhìn rõ được, hắn liền đưa ngón tay mình lên xoa xoa để xem rõ hơn sự thay đổi của đồng từ, nhưng vẫn không thể nào xem rõ được. Đỗ Văn Hạo tức mình liền cầm luôn ngọn đèn Trường Minh Đăng lên.

Người già cả thấy vậy cả kinh thét lên: "Không được làm như vậy!"

Ngô Chi Châu thấy vậy liền quay lại trợn mắt lên nhìn vào ông lão, rồi gằn giọng nói: "Câm miệng! Ngươi không được phép làm phiền Đỗ đại nhân!"

"Vâng! Vâng!" Người già cả cũng cảm thấy mình đã thất lễ nên lên tiếng xin lỗi, vì nói cho cùng người ta cũng là quan, hơn nữa lại là quan to làm Ngự Y ở kinh thành đến, là người hầu hạ bên mình Hoàng Thượng, đừng nói là cái ngọn đèn Trường Minh Đăng bé nhỏ kia, cho dù hắn có cầm cả trăm cái đuốc đến đây để thắp sáng, thì mình cũng chỉ biết gật đầu vâng lời mà thôi.

Bởi người già cả kia biết ông có phản đối cũng chẳng có nghĩa lý gì.

Đỗ Văn Hạo tay cầm chiếc đèn đưa đến gần sát vào mặt của thi thể, sau đó hắn lại đưa tay lên mở mắt của xác chết ra nhìn đồng tử, tay của hắn day day vào mắt của thi thể, sau đó buông ra, chỉ thấy đồng tử dãn ra một cái rồi rất nhanh hồi lại như cũ.

Đỗ Văn Hạo thấy vậy thì cả mừng, hắn lại lấy tay xoa xoa vào động mạch, nhưng lại không thấy cảm giác gì cả.

Lẽ nào bệnh nhân không phải là đang ở trong trạng thái chết giả hay sao?

Đỗ Văn Hạo trầm giọng nói: "Đưa cho ta con dao đến đây nhanh lên!"

"Dao?" Tất cả mọi người đều ngơ ngác không hiểu hắn đang muốn làm việc gì nữa.

"Đúng! Dao, nhanh lên!" Đỗ Văn Hạo nhanh miệng nói.

Người già cả kia nghe xong, liền vội vã chạy ra bên ngoài gọi mấy người phụ nữ trong nhà lại nói: "Nhanh! Mau đi tìm dao cho Đỗ đại lão gia nhanh lên!"

Một thiếu nữ trẻ tuổi lúc này lau sạch nước mắt trên mặt, vội vã vâng lời, sau đó vén chiếc áo tang trắng mặc trên người của mình lên, chạy vội ra hậu đường, không lâu sau trong tay đã cầm đến mộ con dao đưa cho người già cả kia.

Người già cả kia tiếp lấy rồi chạy luôn vào bên trong đưa cho Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo cầm lấy con dao, dọc ngang vài đường, người thiếu nữ kia lúc này cũng đứng ở bên ngoài trông vào trong này, thấy Đỗ Văn Hạo đang cầm dao lên chặt đứt cánh tay của thi thể, thì sợ đến độ thét lên thất thanh, tay ôm lấy mặt, trợn mắt lên nhìn Đỗ Văn Hạo.

Tiếng kêu của nàng ta làm cho Đỗ Văn Hạo giật mình cái thót, hắn quay đầu lại nhìn thì chỉ thấy gương mặt xinh đẹp của thiếu phụ trắng bệch run lên sợ hãi, hai bàn tay ngọc đang ôm lấy miệng, đôi mắt phượng đang trợn to hết cỡ nhìn hắn.

Đỗ Văn Hạo thấy vậy liền mỉm cười một cái, rồi lại quay lại cầm dao cắt một nhát lên ngón tay của thi thể, máu tươi tiếp sau đó liền bắn phun ra ngoài.

"Máu vẫn còn lưu động, vẫn còn chảy, điều này chững tỏ là người vẫn còn sống!" Đỗ Văn Hạo nói xong liền vứt luôn con dao trong tay mình xuống: "Vợ của người chết ở đâu vậy?"

Tất cả mọi người trong nhà người chết nghe thấy Đỗ Văn Hạo nói người nhà mình vẫn chưa chết, thì vô cùng kinh ngạc, lại nghe hắn hỏi vợ của người chết ở đâu, ai nấy cũng đều ngơ ngác chẳng hiểu gì cả.

"Nhanh lên! Nếu không nhanh thì người này sẽ chết thật sự đấy! Vợ của người chết ở đâu rồi?"

Người già cả lúc này mới kịp hoàn hồn lại, quay sang thiếu nữ đang hoảng sợ ôm mặt đứng ở ngoài thét lên: "Tiểu Ni! Vẫn còn đứng đó làm gì hả, mau đi gọi mẹ mày vào đây nhanh lên!"

Tiểu Ni bị câu nói và hành động của Đỗ Văn Hạo làm cho sững người, chết lặng, nhưng khi nghe người già cả kia lên tiếng, thì mới hoàn hồn trở lại, chạy ra bên ngoài gào lên: "Mẹ! Mẹ ơi! Đỗ Ngự Y ở kinh thành nói cha vẫn chưa chết! Ông ấy gọi mẹ vào trong có việc!"

Một lão phụ lúc này đang quỳ trước linh đường gào khóc thảm thiết, nghe con gái mình vừa chạy vừa gọi mình thì liền lồm cồm mò dậy: "Hả? Mẹ ở đây! Mẹ ở đây!"

Đỗ Văn Hạo lúc này cũng đã tháo khuy áo cài cổ của thi thể, rồi hắn ra tay ấn mạnh vào ngực nạn nhân, sau đó lại xoa bóp liên tục, khi thấy lão phụ kia tiến tới liền lên tiếng nói: "Mau mau bóp lấy mũi của chồng ngươi, rồi thổi khí qua vòm miệng! Nghe lệnh của ta, nhanh lên!"

Người phụ nữ kia tay chân luống cuống không biết Đỗ Văn Hạo cóý gì, chỉ bóp chặt lấy mũi của chồng mình, nhưng không biết hà hơi thổi vào trong miệng. Đỗ Văn Hạo thấy vậy liền làm mẫu động tác cho bà ta kia xem, nhưng người phụ nữ vẫn không hiểu, thực ra bà không phải là không hiểu làm thế nào, mà là không biết là làm như vậy có tác dụng gì, chỉ biết ngơ ngác nhìn hắn.

Người già cả kia nghe nói con trai mình chưa chết, dĩ cũng không tin, nên ông ta liền tiến tới bắt mạch con trai mình, nhưng ông vẫn cảm thấy mạch không đập, không có hơi thể, vậy nhưng trông dáng điệu của Đỗ Văn Hạo, thì ông biết là hắn không hề đùa cợt mọi người, liền đưa chân lên đá vào người con dâu đang ngơ ngác không hiểu gì kia của mình một cái quát lên: "Mày còn đứng đực ở đấy làm gì hả? Còn không làm theo lời của Đỗ đại nhân đi!"

Người phụ nữ kia nghe vậy liền nghe theo, ru rẩy tiến tới làm theo đúng như những gì Đỗ Văn Hạo đã dạy, một tay bóp lấy mũi của xác chêt, còn miệng thì hà hơi thổi vào trong miệng của xác chết.

Đỗ Văn Hạo đứng cạnh cũng khen ngợi bà ta làm rất tốt, đồng thời hắn còn bảo mọi người dỡ hết các tấm rèm che trong phòng ra, sau đó bắt mọi người đi hết ra ngoài cho không khí được lưu thông hơn.

Ngô Chi Châu và những người khác dĩ nhiên chưa được chiêm ngưỡng tuyệt kỹ xoa bóp, phục hồi tim mạch (thực ra đây là kiểu hô hấp nhân tạo của thời hiện đại), nên cũng không hiểu vì sao mà Đỗ Văn Hạo cứ bắt người phụ nữ kia thổi hơi vào miệng người chết, còn hắn cứ ra sức ấn vào ngực thi thể để làm gì, nhưng ai trong lòng cũng nghĩ hắn đến cả mổ bụng chữa bệnh còn biết nữa, thì những trò lạ mắt này có là gì lạ lẫm với hắn đâu.

Đỗ Văn Hạo để cho Tạ đại phu đứng lại quan sát mạch đập của thi thể, còn mình thì vẫn cứ chăm chỉ không ngừng ra sức ấn ngực cho xác chết.

Tất cả mọi người đứng ở ngoài sân lúc này đề thin thít chờ đợi, bầu không khí bỗng chốc trở nên im phăng phắc, sau khi tấm rèm tang được gỡ xuống, thì tất cả mọi người đều có thể chiêm ngưỡng vị Ngự Y đến từ kinh thành đang hì hục ấn vào ngực nạn nhân, cạnh đó là một người phụ nữ cũng chăm chỉ hà hơi thổi ngạt theo sự chỉ đạo của Đỗ Văn Hạo, mọi việc diễn ra vô cùng nhịp nhàng. Tất cả mọi người đều cảm thấy kinh dị, nhưng không ai dám lên tiếng, chỉ sợ làm ảnh hưởng đến tiến độ cứu người của Đỗ Văn Hạo.

Cuối cùng, sau một tuần hương thì Tạ đại phu đột nhiên gào lên sung sướng: "Trời ơi! Mạch đập trở lại rồi! Đúng là đã đập trở lại rồi, thần kỳ quá! Đúng là quá thần kỳ!"


Kiếm Hiệp 4.0
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-549)


<