Vay nóng Tima

Truyện:Tống y - Hồi 282

Tống y
Trọn bộ 549 hồi
Hồi 282: Một bát nước đục!
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-549)

Siêu sale Lazada

Những người khác đang ngồi uống trà, thì bỗng nghe thấy có tiếng kêu lách cách nên đều ngoảnh mặt lại dò xét, chỉ thấy Vương An Thạch đặt mạnh tách trà xuống, đứng dậy, tay úp vào lồng ngực, mặt mày trắng như một tờ giấy, giọng run run nói: "Đúng là! Đúng là tức chết mất, lão phu! Lão phu không tin rằng tâm huyết cả một đời của lão phu đều là.... !"

Ninh công công nghe thấy thì sợ rằng Vương An Thạch trong lúc tức giận lại thổ lộ thân phận của mình ra, liền vội vàng kéo kéo ống tay áo của ông ta, mọi người trông thấy cũng chẳng hiểu ra sao cả, nên Ninh công công vội vàng cười nói: "Chưởng quầy của chúng tôi cũng là người buôn bán lương thực, nên dĩ nhiên khi thấy công sức của mình đổ sông đổ bể thì vô cùng bực bội, đau xót, tức giận là chuyện không thể tránh khỏi, mọi người đừng để ý làm gì! Mọi người cứ tự nhiên dùng trà đi!"

Dụ Cáp Nhi nghe vậy cũng nhẹ nhàng thêm vào: "Vương chưởng quầy cũng đừng tức giận nữa, đây là công việc của quan phủ, những người dân thông thường như chúng ta quản làm sao được? Đỗ chưởng quầy thấy ta nói vậy có đúng không?" Dụ Cáp Nhi nói xong liền quay sang Đỗ Văn Hạo đưa mắt ra hiệu.

Đỗ Văn Hạo đứng lên đỡ lấy Vương An Thạch, lo lắng nói: "Vương chưởng quầy ngồi xuống uống tách trà bớt giận chút đi! Tức giận quá mức có hại cho thân thể lắm!"

Vương An Thạch nghe xong mới xiêu xiêu vẹo vẹo ngồi xuống, người chưởng quầy của quán trà này thấy vậy cũng vội vàng chạy đến đổ đầy tách trà mới cho Vương An Thạch, xong rồi lại lui xuống.

Người quản sự lúc này nghe xong lời của Dụ Cáp Nhi nói mới cười cười lên tiếng: "Vị lão gia này đúng là một người có lòng nhiệt huyết, nhưng mà chuyện của quan phủ thì những người dân thường như chúng ta không nên can thiệp vào là tốt nhất. Hôm nay, bọn ta vốn cũng chẳng định nói về vấn đề này, mà chỉ vì do bốn vị các người tốt bụng quá nên mới cả gan thổ lộ tấm lòng của mình ra thôi, mong các vị đừng đem những lời nói của bọn ta truyền ra ngoài, không phải vì ta là kẻ nhát gan yếu bóng vía, nhưng nếu để quan phủ biết thì đến lúc đó Đông Gia sẽ gặp rất nhiều phiền toái."

Đỗ Văn Hạo thấy vậy cũng nói: "Các người cứ yên tâm, đây chẳng qua chỉ là một câu chuyện tán gẫu bình thường mà thôi, làm gì có ai đem nó ra ngoài khoác lác làm gì cơ chứ!"

Tống Thần Tông lúc này mới thấy miệng lưỡi dối trá, xảo quyệt của những viên quan trong triều, bọn họ không ngớt lời ca tụng biến pháp tốt đẹp, mỹ miều ra sao. Bây giờ thực tế bày ra trước mắt, mới thấy sự thật nó trần trụi đến không ngờ, lần này về cung nhất định phải điều tra cho rõ ngọn ngành mới được.

Mọi người ngồi thêm được một lúc thì hán tử bị ngộ độc thức ăn lúc này đã hoàn toàn hết đau, sau khi được Đỗ Văn Hạo phúc chẩn xong không thấy có vấn đề nghiêm trọng gì nữa, thì người quản sự mới cảm ơn rồi kéo đám người của mình dời đi.

Đỗ Văn Hạo và những người khác xong xuôi đâu đấy cũng thu dọn hành lý tiếp tục lên đường.

Trên đường đi, Vương An Thạch mặt mũi trắng như tờ giấy, im lặng cúi đầu không nói câu gì, mọi người ai cũng biết ông ta lúc này rất buồn, một lòng vì dân vì nước vậy mà kết quả lại phũ phàng như thế này.

Khi trời chập choạng tối thì mọi người đã đi đến một cái trang viện tên Uyển Trang.

Trên đường đi ai cũng có suy nghĩ của riêng mình, nên không một ai lên tiếng nói chuyện, ngay cả thường ngày mồm mép nhanh nhẹn, ríu rít suốt ngày như Dụ Cáp Nhi cũng nín như thóc, sắc mặt nhiêm nghị, Ninh công công cứ cảm giác như mình đang đánh một chiếc xe không một bóng người vậy, một sự im lặng thái quá bao trùm hết lên cả chiếc xe này. Trong lúc này thì chỉ có mỗi Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại là cứ đưa mắt nhìn nhau đầy ngụ ý suốt dọc đường đi, không thèm để ý đến bất kỳ ai cho đến khi xuống xe. Tống Thần Tông sau một hồi im lặng lúc này mới vỗ vỗ vào vai của Vương An Thạch nói: "Từ cổ chí kim thì đều có hiện tượng như vậy cả, bất kỳ ở triều đại nào cũng vậy, luôn luôn có những kẻ tham quan ô lại ăn bổng lộc của triều đình rồi lại đi bóc lột, ức hiếp dân chúng. Xem ra lần này Dụ Cáp Nhi đưa chúng ta đi xem không chỉ là trông thấy thái độ của dân chúng, mà còn cho chúng ta nghe thấy tiếng khóc lầm than của bọn họ!"

Vương An Thạch nghe xong cũng thở dài lắc đầu, nhưng vẫn im lặng không lên tiếng đáp lại.

Tống Thần Tông thấy vậy bèn quay sang Ninh công công nói: "Tìm chỗ nào nghỉ chút đi, tối làm chút đồ ăn ngon để uống rượu nhé! Chúng ta hôm nay phải vui vẻ một phen mới được, hai nữ nhi các ngươi cũng nên chung vui, uống mấy chén cho tinh thần thoải mái!"

Uyển Trang là một trang viện nằm ở vành đai của Đông Minh huyện, được coi là nơi giàu có, nơi đây trồng rất nhiều mía, bởi vì bốn mặt của Uyển Trang giáp với núi nên hàng năm mưa thuận gió hòa, thời tiết cũng khá khác với những nơi khác. Nơi đây còn sinh sản một số lượng lớn vị thuốc Thiên Ma.

Dân chúng ở đây vẫn còn giữ gìn được một tập tục từ nhiều năm để lại, đó là những cô gái thôn nữ nơi này không đi lấy chồng ở ngoài thôn khác, còn nếu như có cô gái nào từ nới khác về nơi này làm dâu ở đây thì gia trang (của hồi môn của cha mẹ để lại cho con gái: trang sức, vòng đeo cổ, tiền bạc.. vv.. ) phải nhiều hơn lên rất nhiều. Nhưng không vì như thế mà không có cô gái nào chịu về đây làm dâu, mà ngược lại có rất nhiều khuê nữ đều tìm cho mình một mái ấm ở nơi đây, do vậy Uyển Trang cũng là một trọng điểm của Đông Minh huyện.

Tống Thần Tông và mọi người ở lại một nhà nghỉ duy nhất tại Uyển Trang, bởi vì nơi này cách huyện thành không xa lắm, nếu như đi nhanh thì chỉ cần nửa ngày đã đến huyện thành rồi, chính vì vậy mà những thương nhân cùng với các quan gia đều không muốn dừng chân tại nơi sơn trang nhỏ bé này, cho nên nơi đây nhà nghỉ kinh doanh cũng không được tốt, vì thế mà Uyển Trang chỉ có một nhà nghỉ duy nhất cũng chính là vì lý do đó, nhưng vì là một nhà duy nhất nên nó cũng kiếm được chút đỉnh, không đến nỗi tiêu điều cho lắm.

Nhà nghỉ này có tên Thuận Phong, lấy từ trong "Nhất Lộ Thuận Phong" (Thượng Lộ Bình An) mà ra, chủ nhà nghỉ là một nam nhân trạc tầm trên dưới ba mươi tuổi, trông rất tháo vát nhanh nhẹn, trán anh ta hẹp, còn mặt thì lại rộng, lông mày nhạt, mắt bé, mũi thấp miệng rộng trông khá giống bộ mặt của một con tinh tinh, người này có tên Vương Khâu.

Nhà nghỉ không to, chỉ có ba tên tiểu nhị, nhưng lại thu xếp khá gọn gàng, sạch sẽ, dưới lầu là nơi dùng để nghỉ ngơi và ăn cơm, còn trên lầu là phòng nghỉ dành cho khách trọ, chẳng khác gì các nhà nghỉ thông thường là mấy. Nhưng, do nhà nghỉ này được xây dựng cạnh sông núi, non nước nên phong cảnh cũng khá hữu tình, thơ mộng. Đẹp nhất ở nơi đây có lẽ là một hành lang lộ thiên rộng rãi thoải mái, rất thích hợp cho việc ngắm phong cảnh.

Vương Khâu thấy Tống Thần Tông và năm người còn lại ăn mặc hơn người, nên trong lòng tự khắc biết ý, tự mình chạy đến phục vụ, còn mấy đứa tiểu nhị thì dắt xe ngựa ra hậu viện, sau đó Vương Khâu lại dẫn mấy người Tống Thần Tông lên lầu xem phòng của mình, anh ta còn không quên khoe khoang, khoác lác nơi nhà nghỉ này đã từng là sự lựa chọn nghỉ chân của một vị quan tam phẩm trong triều. Hơn nữa còn lưu lại bút tích nơi đây, Vương Khâu cũng đã đem bút tích đó cất giữ cẩn thận, mọi người nghe xong cũng chỉ mỉm cười không nói gì, Vương Khâu thấy vậy bèn nghĩ rằng mọi người không tin mình, cho là mình khoác lác, anh ta liền đem luôn bút tích của vị quan tam phẩm đó ra khoe. Quả nhiên, bút tích đúng là của Hộ Bộ Viên Ngoại Đổng Hiền, nhưng người này do tham ô đồ viện trợ mà bị đày đi quan ải lao dịch rồi. Nhưng Vương Khâu lại không hề biết chuyện này, nên vẫn giữ lấy làm vật để ba hoa với người không biết gì.

"Thôi được rồi! Ta cũng mệt rồi, ngươi mau đi chuẩn bị tiệc rượu trước đi, bọn ta nghỉ ngơi một lát rồi mới xuống lầu dùng bữa!"

Tống Thần Tông uể oải ngồi xuống chiếc ghế đan bằng roi mây đặt ở gần cửa sổ đưa tay lên ra ý cho Vương Khâu biết ý đừng lắm điều, lải nhải mất thời gian nữa.

Vương Khâu nghe xong cũng đành phải cuốn bút tích của Đổng Hiền vào, anh ta cứ nghĩ rằng Tống Thần Tông chắc đang ghen tị với mình, nên cẩn thận gói ghém tỉ mỉ cứ như là sợ mấy người ở đây cướp mất không bằng, sau đó đặt bút tích về trong phòng mình cẩn thận đâu đấy rồi mới bảo người đi làm bữa tối.

Lúc này trong phòng của Tống Thần Tông chỉ còn một người ở lại, đó chính là Ninh công công, ông ta đưa cho Vương Khâu thực đơn món ăn cần chuẩn bị, sau đó dẫn Vương Khâu ra ngoài, nhưng hai người mới đi được hai bước thì Vương Khâu lại quay người lại, cúi người thấp giọng hỏi: "Vị lão gia này! Người đang đùa với tiểu nhân hay sao?"

Ninh công công lúc này trông thấy Tống Thần Tông có vẻ mệt mỏi, lo người không vui nên vội vã đưa Vương Khâu ra ngoài cửa, sau đó khép lại rồi đi thêm mấy bước, đến chỗ cầu thang đi xuống mới thấp giọng nói: "Ta làm gì mà ngươi bảo ta đùa với ngươi hả?

Vương Khâu thấy nét mặt của Ninh công công nghiêm nghị, nên cũng không dám làm gì đắc tội với cái túi tiền trong tay của ông ta, nhưng trong thực đơn viết toàn những món mà mình đến nghe cũng chưa nghe qua bao giờ, chứ đừng nói đến gã đầu bếp bên dưới lầu rồi, nghĩ vậy bèn cười khan hai tiếng rồi hỏi: "Ngài xem lại mấy món này xem, chỗ của kẻ hèn này e rằng không làm nổi!"

Ninh công công ừ lên một tiếng, Vương Khâu liền nhìn thấy đôi mắt của ông ta hiện lên vẻ hung tợn, trừng trừng nhìn mình thì bất giác sợ hãi, cuống cuồng giải thích: "Ngài chắc là đến từ kinh thành, hiểu biết rộng rãi, nhưng nơi này là nơi hẻo lánh, tuy là cũng nằm gần huyện thành, nhưng..."

Ninh công công phất tay trầm nói giọng nói: "Lão gia của chúng ta không giống với bọn sơn phu quê mùa như các ngươi, chỗ này mà các ngươi không làm được thì chỗ nào làm được?"

Vương Khâu lúc này thầm nghĩ, người này ngang ngược bá đạo, tuy ngoài miệng nói là thương nhân, nhưng người ta thường nói, ở kinh thành cứ mười người thì lại có một người làm quan, hơn nữa sáu người này đến đây, ai ai cũng tràn đầy vẻ quý phái, sang trọng, ngay cả đứa nha hoàn bên cạnh vị ngũ gia kia cũng xinh đẹp, tháo vát, mồm miệng khéo léo. Lại còn vị có tên Đỗ chưởng quầy kia nữa, trông anh tuấn phóng khoáng hơn người, nghĩ tới đây Vương Khâu cảm thấy mình không được phép đắc tội với sáu người này.

"Làm thì có làm được, nhưng mà chưa chắc đã làm ra các món mà ngài đưa ra trên thực đơn này!"

"Chỉ cần làm được, ngươi đưa lên cho ta xem, chúng ta một canh giờ nữa sẽ dùng bữa, ngươi chờ được chứ lão gia của chúng ta không chờ được đâu!"

"Kẻ hèn hiểu rồi! Kẻ hèn này giờ sẽ đi tìm đến quán ăn Diệu Hương tìm bà chủ tiệm ở đó, nghe nói bà chủ bên đó cũng mở một quán ăn ở kinh thành rồi, nhưng sau đó không biết gì nguyên do gì mà đắc tội với vị công tử con quan nào mới..."

"Được rồi! Được rồi! Ngươi là đàn ông đàn ang sao mà lắm chuyện thế không biết! Mau mau đi làm việc của ngươi đi, nhiều chuyện quá!" Ninh công công chán nản cắt ngang câu nói của Vương Khâu, sau đó đưa tay lên đẩy nhẹ anh ta một cái, quay người trở lại trong phòng của Tống Thần Tông rồi đóng cửa phòng lại.

Vương Khâu thấy Ninh công công đóng cửa xong mới thấp giọng chửi thề: "Ta nhổ vào mặt ngươi! Ra vẻ ta đây cái gì cơ chứ, chẳng qua là một tên nô tài cắp đuôi chạy theo chủ mà thôi! Có gì mà ghê gớm!" Nói xong bèn bước chân đi xuống lầu.

Ai ngờ Vương Khâu lại đứng ngay trước cửa phòng của Đỗ Văn Hạo mà chửi thề, nên hắn nghe thấy hết câu chửi của Vương Khâu. Đỗ Văn Hạo lúc nãy đã rửa xong mặt mũi sạch sẽ, đứng ngay ngoài cửa sổ hít thở không khí trong lành, nên tình cờ nghe được câu chửi này, không khỏi cười thầm trong bụng, hắn thầm nghĩ đều là con người cả, ngay cả Hoàng Thượng cũng chẳng địch lại nổi với trời, mà con người thì ai ai cũng có bản tính tự an ủi bản thân mình, đứng sau lưng chửi rủa người khác để cảm thấy trong lòng được dễ chịu hơn đôi chút mà thôi.

Sau một tuần trà, Vương Khâu thở hổn hển chạy ra ngoài, Tống Thần Tông và mấy người khác lúc này đã xuống lầu uống trà trò chuyện rồi.

Vương Khâu sau khi cúi người thi lễ với Tống Thần Tông xong liền quay sang nở một nụ cười lấy lòng Ninh công công, rồi chạy ra trước mặt ông ta nói: "Bà chủ của Diệu Hương nói rằng những món ăn này bà ta không phải là không làm được mà là do ở đây không có đủ phụ liệu, ngài xem hay là..."

Ninh công công nghe xong tức giận quát tháo: "Rõ là lắm chuyện! Nói như vậy thì khác nào không biết làm, nói như thế thì ai mà chả nói được!"

Vương Khâu nghe xong im bặt không dám lên tiếng phản đối, Đỗ Văn Hạo thấy vậy bèn chen vào: "Nếu mà bà chủ đó nói có thể làm được, thì ta nghĩ tay nghề chắc cũng khá, Ninh quản gia, hay là ông bảo đầu bếp ở Diệu Hương làm thử vài món sở trường của bọn họ cho chúng ta nếm thử xem sao, mọi người đều mệt rồi, Ngũ Gia ngài thấy thế nào?"

Tống Thần Tông nghe vậy bèn gật gật đầu, coi như là đã đồng ý.

Vương Khâu thấy vậy thì vô cùng cảm kích Đỗ Văn Hạo, Ninh công công thấy Tống Thần Tông gật đầu, nên cũng đành phải nói: "Vậy ngươi đi đi, đồ ăn nhớ làm cho sạch sẽ vào, ngân lượng chắc chắn sẽ không thiếu cho ngươi đâu!"

Vương Khâu vừa nghe thấy tên ngân lượng thì mắt liền sáng lên, hiểu việc vô cùng nhanh chóng.

"Vâng! Tiểu nhân sẽ đi nói với bọn họ, một canh giờ sau sẽ đưa đến đây ngay!"

Vương Khâu nói xong liền vui vẻ chạy ra ngoài.

"Văn Hạo! Vẫn còn một canh giờ nữa, ngươi và Lâm cô nương ra ngoài mà đi dạo!" Tống Thần Tông đặt tách trà xuống nói.

Lâm Thanh Đại nhìn Tống Thần Tông một cách khó hiểu, rồi lại nhìn Đỗ Văn Hạo, Đỗ Văn Hạo hiểu ý của Tống Thần Tông muốn hắn ra ngoài nghe ngóng tình hình dân chúng ra sao, nhưng tại sao lại không phải là Vương An Thạch?

"Vâng thưa Ngũ Gia!" Đỗ Văn Hạo đáp xong liền đứng dậy ra ngoài.

"Ngũ Gia! Nô tỳ cũng muốn đi cùng!" Dụ Cáp Nhi ngập ngừng lên tiếng.

Tống Thần Tông mỉm cười nhìn Dụ Cáp Nhi rồi nói: "Đến huyện thành rồi thì ngươi hẵng đi, còn bây giờ thì đừng đi đâu lung tung nữa, ngồi đây tiếp chuyện với ta, kể cho ta nghe chuyện ở Giang Nam của ngươi!"

Đỗ Văn Hạo thấy Dụ Cáp Nhi nghe Tống Thần Tông nói xong thì trong mắt hiện lên một sự bất an, nhưng lại biến mất rất nhanh ngay sau đó mà thay vào đó là một nụ cười tươi như hoa nở.

Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại ra ngoài nhà nghỉ, thì hai người bỗng nhiên cảm thấy trong người vô cùng thoải mái, Đỗ Văn Hạo nắm lấy tay của Lâm Thanh Đại bước đi vui vẻ, dù sao nơi này cũng chẳng có ai biết mặt hai người cả, vì thế mà Lâm Thanh Đại không hề ngại ngùng để hắn cầm tay mình như vậy.

Hai người không đi ra những con đường cái lớn, mà lại đi vào những con đường nhỏ giăng đầy hoa Tường Vi, thời gian như vậy đối với hắn và Lâm Thanh Đại là vô cùng hiếm hoi, thường nhật họ muốn như vậy nhưng còn bốn người kia trông vào thì chẳng ra làm sao cả, do vậy hai người chẳng bao giờ được thấy thoải mái hơn lúc này, nhưng bây giờ thì khác rồi, non xanh nước biếc, chim ca hoa nở, nơi tĩnh lặng còn thoang thoảng một mùi hoa thơm ngát, quả đúng là một nơi lãng mạn vô cùng.

Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại đi đến bên một khe suối, tìm đến một hòn đá phẳng ngồi xuống đó, trời lúc này cũng sắp tối, không ai qua lại, Đỗ Văn Hạo liền ôm luôn Lâm Thanh Đại vào lòng rồi hôn nàng một cái.

"Ư.. Á.. Chàng thật là, thiếp không thở nổi nữa rồi!" Lâm Thanh Đại mặt lựng đỏ e thẹn nói, thân hình nàng giờ đây cũng đang mềm nhũn nằm trong lòng của Đỗ Văn Hạo.

Đỗ Văn Hạo nghe vậy cũng tiếc rẻ buông tha cho Lâm Thanh Đại, hai người cùng ngồi thẳng lên, nhưng vẫn ôm nhau vô cùng tình tứ.

Lâm Thanh Đại nghiêng đầu lên hỏi hắn: "Ngũ Gia muốn chúng ta ra ngoài làm gì nhỉ?"

"Ta nghĩ có khi Ngũ Gia thấy thương cho hai ta không có thời gian ở bên nhau mà tình tứ với nhau nên mới nói vậy!" Đỗ Văn Hạo nháy nháy mắt bông đùa với Lâm Thanh Đại.

Lâm Thanh Đại đấm vào hắn thùm thụp, rồi lại yêu kiều nói: "Chẳng đứng đắn tý nào cả, người ta hỏi nghiêm túc đấy!"

"Ra ngoài chẳng qua là muốn nghe ngóng tình hình của thần dân bách tính ở Uyển Trang này như thế nào thôi mà, mục đích vi hành của chúng ta không phải là vì cái này hay sao?" Đỗ Văn Hạo cũng nghiêm túc trả lời.

"Hồi nãy thiếp cứ khó hiểu tại sao Ngũ Gia lại bắt chúng ta ra ngoài cơ?"

"Ta cũng không biết, ta cũng không biết Ngũ Gia rốt cục là đang nghĩ cái gì!"

"Vậy chúng ta đừng ngồi ở đây nữa, Ngũ Gia đã bảo chúng ta ra ngoài thì chúng ta cũng nên đi xem xét tình hình thế nào chứ!" Lâm Thanh Đại nói xong bèn kéo Đỗ Văn Hạo đứng dậy.

Đỗ Văn Hạo liền đưa tay ra chỉ lên trời nói: "Trời sắp tối rồi, chúng ta đi đâu tìm người mới được cơ chứ?"

Lâm Thanh Đại cười lên khúc khích, nàng đưa ngón tay búp măng của mình lên chọc chọc lên trên trán của Đỗ Văn Hạo nói: "Thiếp thấy chàng đúng là không muốn đi, chàng có bao nhiêu ý nghĩ quái quỷ trong đầu thế này, cần gì thiếp phải nhắc nhở cho chàng nên làm thế nào cơ chứ, chúng ta đi thôi, không thì người của Ngũ Gia trông thấy chúng ta lười nhác thế này thì không hay chút nào đâu!"

Đỗ Văn Hạo làm gì có sức bằng Lâm Thanh Đại, giằng co thế nào được với nàng, bị nàng một tay nhấc bổng lên một cách dễ dàng.

"Được thôi! Nếu như Thanh Đại tỷ của ta nói như vậy rồi, thì chúng ta đi nghe ngóng tình hình vậy!" Đỗ Văn Hạo uể oải nói, sau đó vỗ vỗ bụi ở dưới quần mình.

Hai người đi ra khỏi con đường thơ mộng này, thì thấy cách đó không xa thấp thoáng có một ngôi nhà của một người nông dân, khói bếp nơi đó cũng đang bốc lên heo hắt, có lẽ cũng đang làm bữa tối cũng nên, nhưng hai người không thấy căn nhà đó lên đèn, mà chỉ nghe thấy có tiếng người nói chuyện trong đó.

Hai người bước vào trong viện, thì thấy nơi đây không to lắm, trong viện có trồng một cây táo, trên đó có treo một chiếc đèn chống gió, dưới gốc cây có một bé gái trạc năm sáu tuổi, đang cúi đầu nhặt đỗ, bên cạnh có một ông lão đang ngồi đối diện ngay cửa đang sửa lại chiếc cuốc của mình.

"Ông lão ơi!" Đỗ Văn Hạo lên tiếng gọi, thì chỉ thấy đứa bé gái ngước đầu lên nhìn, hai mắt to tròn lấp lánh nhìn ra phía ngoài hàng rào, cô bé phát hiện thấy một nam một nữ đang đứng ở đó, bỗng chốc trở nên cảnh giác, lên tiếng gọi ông của mình.

Ông lão thấy cháu gái của mình gọi như vậy bèn từ từ quay đầu lại nhìn.

Ông lão vừa quay mặt lại nhìn thì Đỗ Văn Hạo bất giác rùng mình kinh hãi, chỉ thấy hai mắt của ông lão nhắm tịt lại, có lẽ bị sưng mủ mắt, còn má bên trái thì chắc do bị bỏng, cả khuôn mặt không còn độ cân đối nào nữa, bên trái thấp, bên phải cao, lông mày phía bên trái cũng không còn nữa, trong ánh chập choạng hoàng hôn như thế này, thì khuôn mặt của ông lão trông vô cùng hung tợn, đanh ác.

"Tảo Nhi có chuyện gì vậy?" Ông lão có vẻ như không trông thấy Đỗ Văn Hạo đứng ngoài kia.

Cô bé đặt cái rổ nhặt đỗ xuống, nhanh chân chạy đến bên ông lão rồi nắm chặt lấy tay của ông, chỉ về phía Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại, sợ hãi nói: "Bên ngoài cửa có hai người, Tảo Nhi không biết bọn họ là ai cả!"

Ông lão dường như đang mỉm cười, nhưng nụ cười của ông có lẽ còn làm cho người ta cảm thấy kinh hãi hơn không cười gấp bội phần.

"Đừng sợ! Cháu cứ ra hỏi xem bọn họ đến đây làm gì?" Ông lão vỗ nhè nhè lên bàn tay của cháu gái mình an ủi nói.

Cô bé thấy ông mình nói như vậy rồi, mới cất giọng hướng về phía Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại trả lời: "Ông của cháu hỏi hai người đến đây làm gì vậy?"

Đỗ Văn Hạo mỉm cười đáp: "Bọn ta đi qua chỗ này, khát nước quá nên muốn vào đây xin ít nước uống, làm phiền lão bá quá!"

Cô bé thấy vậy liền đỡ ông lão đi ra ngoài cổng, ông lão trông như một con chó cảnh sát hình sự, mũi ông không ngừng kêu lên kìn kịt nói: "Mấy người từ nơi nào đến vậy, có phải muốn vào huyện thành không?"

Lâm Thanh Đại nghe xong liền vội đáp: "Lão bá! Chúng ta đang muốn vào trong huyện thành đó, nhưng mà trời cũng đã tối rồi, nên đêm nay đành phải tạm thời tìm một nơi trú chân ở đây!"

Ông lão nghe xong liền gật gật đầu, rồi quay sang nói với cháu gái của mình: "Tảo Nhi mau đi xem trong chum còn nước hay không, mẹ của cháu sáng nay đi làm hình như có nói trong chum còn nước thì phải, mau đi múc cho khách đi!"

"Vâng ạ!" Tảo nhi nghe xong liền quay người chạy vào trong chiếc lều cỏ, rất nhanh trong tay cô bé đã bưng ra một chiếc bát đất đựng đầy nước, mặt nước sóng sánh, nên cô bé cứ dò dẫm từng bước một, cứ như sợ đổ ào hết nước ra ngoài vậy.

"Lão bá! Tối thế này rồi lão bá vẫn chưa ăn sao?" Lâm Thanh Đại quay sang cười thân thiện với Tảo Nhi, rồi tiếp lấy hai bát nước trên tay của cô bé, sau đó đưa cho Đỗ Văn Hạo một bát, còn mình thì tự đưa bát mình lên uống một ngụm, cảm thấy trong bát nước này sàn sạn, dường như trong bát nước này có gì, nàng liền cúi xuống nhìn thì thấy trong bát nước lúc này vẫn còn đọng một ít cát trong đó.

"Nhị vị! Trời sắp tối rồi, hai người uống xong thì nên mau chóng tìm một chỗ nào đó mà trú chân đi!" Ông lão nói với giọng thúc giục.

Thực ra cát ở trong bát nước này cũng không phải nhiều lắm, Đỗ Văn Hạo thậm chí cũng không để ý đến nó, uống xong một ngụm liền hỏi: "Cô bé, cha mẹ của cháu đâu?"

"Mẹ cháu vẫn chưa đi làm về, còn cha của cháu thì nằm ở trong phòng!" Giọng của Tảo Nhi trong trẻo vang lên, cặp môi của bé hồng hồng, chu lên trông dễ thương vô cùng.

Đỗ Văn hạo Hạo lại uống thêm một ngụm nước nữa rồi hắn liền cau mày lại, có lẽ đã phát hiện ra trong bát nước có tí cát liền hỏi: "Ông lão ơi! Ông lão lấy nước ở nơi xa lắm sao? Trong nước vẫn còn nhiều cát thế?"

Ông lão nghe xong thì thở dài, rồi đưa tay lên phất phất ra ý cho hai người rời đi, rồi quay sang nói với Tảo Nhi: "Lấy hai bát nước lại, chúng ta vào trong nhà thôi!"

Đỗ Văn Hạo thấy ông lão có ý đề phòng mình, thầm nghĩ: "E rằng mình có hỏi cũng chẳng hỏi được cái gì, thôi thì chẳng hỏi nữa còn hơn!" Nghĩ vậy bèn moi trong người ra một cục ngân lượng đặt vào trong tay của Tảo Nhi, sau đó đưa hai bát nước cho bé.

"Đây là cái gì vậy?" Tảo Nhi cầm cục ngân lượng lên thắc mắc hỏi

Lâm Thanh Đại cười đáp: "Đây là tiền của hai bát nước đó!"

Ông lão vừa nghe đến hai chữ tiền tiền, liền run run đưa tay ra, Tảo Nhi thấy vậy bèn đặt cục ngân lượng bỏ vào trong tay của ông lão, ông lão cầm nó trong tay, nâng lên hạ xuống rồi bất giác kinh ngạc nói: "Ngân lượng?"

"Đúng vậy!" Lâm Thanh Đại trả lời.

Ông lão lắc lắc đầu đáp: "Chẳng qua chỉ là hai bát nước đục, hai người không cần phải trả tiền đâu, cầm lấy đi!"

Lâm Thanh Đại thấy vậy bèn đưa tay đẩy tay của ông lão ngược trở lại nói: "Lão bá cầm tiền này mà mua đồ cho cháu mình ấy! Chúng ta đi thôi!"

Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh đại đang định quay người đi, thì nghe thấy ông lão gọi giật lại: "Hai vị xing dừng bước! hai vị là..."

Đỗ Văn Hạo nói: "Ông lão! Chúng tôi là người đến Đông Minh huyện để buôn thuốc!"

Ông lão nghe xong thì thở hắt ra đáp: "Ồ! Thì ra là vậy! Nhưng tiền của các người ta không được phép nhận, các người cầm về đi!"

Lúc này, có một tiếng nói của người đàn ông vọng ra từ trong phòng: "Cha ơi! Mẹ của Tảo Nhi về rồi à?"

"Không phải đâu cha ơi! Đây là hai người qua đường đến đây xin uống nước!" Giọng của Tảo Nhi vang lên trong trẻo.

"Đừng để cho người ngoài uống nước, mẹ của con gánh nước từ nơi xa lắm, biết không!"

Nghe con trai mình nói vậy, ông lão không khỏi cảm thấy ngại ngùng, vội vàng cười trừ giải thích: "Hai người đừng để bụng nhé! Con trai tôi không có ý gì cả đâu! Chỉ là nó thương vợ nó, bây giờ nó đang bị bệnh nên mọi việc đều phải trông chờ hết vào vợ của nó, vợ nó hết làm ruộng rồi lại thu vén việc nhà, vất vả lắm, ta cũng già rồi, chân tay cũng không còn nhanh nhẹn như trước nữa!"

"Con trai của lão bị bệnh?" Đỗ Văn Hạo nghe thấy vậy bèn chắp tay nói: "Nếu như ông lão ông chê, tại hạ cũng là một lang trung, nếu có thể, xin cho phép tại hạ được khám cho con trai lão xem sao!"

Ông lão do dự một hồi rồi nói: "Thôi không cần đâu! Nhà của ta không còn tiền để khám bệnh nữa rồi, bây giờ uống thuốc chữa bệnh đối với những kẻ nghèo hèn như chúng ta là một thứ vô cùng xa xỉ, cố gắng chịu đựng qua được thì tự khắc sẽ tốt cả thôi!"

Lâm Thanh Đại thấy vậy bèn lên tiếng: "Lão bá! Chúng tôi cũng là những người đi lên từ trong khó khăn, nghèo hèn cả, mong lão đừng nghĩ ngợi nhiều, chúng ta gặp nhau như vậy cũng là một cái duyên, không bằng để cho vị đệ đệ này của ta xem bệnh cho con trai của lão thế nào, có những thứ bệnh không phải cứ chịu là sẽ khỏi được đâu, nếu như chữa khỏi được bệnh cho con trai lão, thì trong nhà sẽ có thêm một nhân lực nữa, như vậy thì cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn chứ!"

"Ông ơi! Để vị thúc thúc này vào chữa bệnh cho cha con đi! Chờ cho bệnh của cha khỏi rồi, cha sẽ cõng Tảo Nhi lên núi hái nấm!"

Lời nói của cô bé làm cho ông lão bùi ngùi xúc động, cuối cùng ông lão cũng gật đầu đồng ý: "Như vậy thì cảm ơn nhị vị rất nhiều!"

Tảo Nhi nghe vậy bèn mừng rỡ đỡ lấy ông lão, sau đó ông lão lấy chiếc đèn chống gió treo trên cây xuống, rồi dẫn đường cho Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại đi vào trong phòng, đây là căn phòng duy nhất trong chiếc viện này. Căn phòng tối tăm u ám, chỉ có một ánh sáng le lói hắt ra từ chiếc bếp lửa nhỏ trong phòng, trên giường là một vị đại hán đang nằm ở đó, trông không rõ mặt mày.

"Cha ơi! Vị thúc thúc này đến xem bệnh cho cha đó!" Tảo Nhi vui vẻ nói.

"Tảo Nhi! Mau treo đèn lên kia cho ông!" Ông lão nói.

Vị đại hán lúc này mới thở dài nói: "Cha ơi! Nhà chúng ta làm gì còn tiền xem bệnh nữa đâu, cha đúng thật là! Con nằm thêm hai ba ngày nữa là khỏi rồi!"

Tảo Nhi sau khi treo đèn lên thì trong phòng lúc này đã sáng hơn rất nhiều.

Đỗ Văn Hạo thấy đại hán này chắc tầm hơn hai mươi tuổi, mặt mày bệnh hoạn, thân thể trông cũng khá cường tráng, nhưng sắc mặt thì lại ốm yếu chắc do bị bệnh lâu ngày nên vậy.

Đại hán nọ cũng đưa mắt lên dò xét Đỗ Văn Hạo và Lâm Thanh Đại: "Tại hạ không có bệnh gì cả đâu! Mấy người đi đi, đừng nghe những lời cha ta nói!"

"Các hạ không cần phải lo lắng như vậy đâu! Ta xem bệnh không lấy tiền, chúng ta uống nước của nhà anh, thì cũng nên làm việc gì đó báo đáp chứ! Nếu như anh không có bệnh gì thì mọi người dĩ nhiên là không nói như vậy đúng không?"

Đại hán nghe vậy thở dài đáp: "Nếu đã như vậy thì đa tạ! trong nhà tại hạ bây giờ chỉ có mỗi một chiếc ghế, vị đại tỷ này đành phải đứng vậy!"

Lâm Thanh Đại mỉm cười đáp: "Không sao, ta đứng cũng được!"


Đấu Thần Tuyệt Thế

Hồi (1-549)


<