← Hồi 218 | Hồi 220 → |
Tiền Bất Thu lấy đan sa và sáu vị thuốc khác cẩn thận nghiền nát. Dùng dấm chua làm tan đi mùi vị của rượu, lại lấy vải phong kín bọc thuốc, ba loại chỉ màu được dùng quấn chặt vào ba cây kim được tẩm rượu, tất cả đặt lên đỉnh nồi đun cách thủy, sau đó tiếp tục hơ trên lửa nóng. Truyện Tống Y
Mất thời gian khá lâu, khi lấy thuốc ra, quả nhiên giống như lời lão đạo nói, thuốc trắng như tuyết, Tiền Bất Thu mừng rỡ, lấy một con gà trống khỏe, đem cắt tiết, dã nát quả tim của nó và cả thịt, trộn thêm tiết gà và thuốc đã hơ lửa xong, viên lại thành những viên thật nhỏ, cho hài tử uống. Tiếp đó dùng một chiếc túi cẩm nhỏ cột vào trên đỉnh đầu hài tử, khối thuốc nghiền nát còn lại đặt lên bụng.
Đến khi xong mấy việc này cũng đã là canh ba.
Dùng thuốc này liên tục trong ba ngày, rốt cục ánh mắt của hài tử đã có biến hóa. Hai tròng mắt đã không còn ngây ngốc như trước, giờ có thể chớp chớp, lại có thể di chuyển theo hướng tiếng động phát ra. Truyện Tống Y
Sự chuyển biến này làm cho Đỗ Văn Hạo và Tiền Bất Thu đều mừng như điên, hai vợ chồng Bồ Lĩnh lại càng muốn cao hứng hơn, ôm hài tử khóc rống lên. Những kết quả này rõ ràng chứng minh phương thuốc kia có hiệu quả.
Khi Lận thái y biết được tin tức này cũng vội vàng chạy tới, hai mắt long lanh. Mặc dù hiện tại đứa nhỏ này so với các hài tử cùng tuổi khác vẫn còn kém xa nhưng cũng đủ để lão vui mừng. Lúc này ai cũng hy vọng rằng dùng thuốc thêm một thời gian là có thể chữa trị tốt bệnh của hài tử rồi. Truyện Tống Y
Tiền Bất Thu mang phương thuốc cũng như cách thức điều trị nói cho Lận thái y, lão sau đó liền đưa hài tử từ Ngũ Vị đường về nhà trực tiếp theo cách của Tiền Bất Thu chữa trị. Truyện Tống Y
Việc chữa trị này có khá nhiều điểm lạ kỳ, bản thân Tiền Bất Thu ngần này tuổi đầu cũng chưa bao giờ sử dụng phương pháp thần thần bí bí thế này. Nhưng là, người mừng vui hơn cả có lẽ là Đỗ Văn Hạo. Cẩn thận cân nhắc một chút hắn không chỉ có cảm khái hàng nghìn hàng vạn lần Tiền Bất Thu, lão dụng phương không có câu nệ vu thuật rồi tà thuật hay thần thần quỷ quỷ gì cả, đơn giản là cảm thấy có thể dùng được là dùng. Hơn nữa việc chữa trị đến giờ mặc dù chưa thể nói là thành công hoàn toàn, nhưng ít nhất nó cũng có tác dụng rất lớn trong việc an ủi, động viên người nhà của hài tử, còn Đỗ Văn Hạo thì như trút được một gánh nặng ngàn cân.
Sử dụng đạo thuật để gia tăng tác dụng của y thuật thì Đỗ Văn Hạo chưa từng đọc được trong bất cứ y thư nào, cái này rõ ràng có chút không thuận mắt với những người hiện đại coi Trung y là gì đó bác đại tinh thâm. Mà đúng là nó bác đại tinh thâm thật, bởi nó còn rất nhiều điều mà các y giả vẫn chưa thể nhận thức hết được. Ví dụ như quát toa, bạt hỏa quán y học Tây phương không giải thích được nhưng Trung y thì đã dùng những phương pháp này mấy nghìn năm qua để chữa bệnh. Đối với Tây phương, có thể đây là những phương pháp tà môn, nhưng sự thật lại chứng minh chúng có tác dụng hữu hiệu.
Chuyện này khiến Đỗ Văn Hạo không thể không có một cái nhìn mới với y giả cổ đại, muốn từ bọn họ học hỏi thêm. Truyện Tống Y
Hôm nay Ngũ Vị đường có một bệnh nhân khá đặc biệt tới, Diêm Diệu Thủ tiếp chẩn. Truyện Tống Y
Người này bị suyễn cực nặng, tay lúc nào cũng giữ ngực, bộ dáng vô cùng thống khổ. Diêm Diệu Thủ ý tứ nói tiểu nhị dìu đỡ hắn ngồi xuống bên cạnh bàn.
"Ngươi làm sao vậy?" Diêm Diệu Thủ có chút bực mình.
Người nọ lại không trả lời mà đưa mắt nhìn xung quanh, ý như muốn tìm kiếm người nào đó.
Diệm Diệu Thủ lại cáu gắt hỏi thêm một câu nữa, nhưng là người kia xem ra tính nết còn muốn thô lỗ hơn hắn mấy lần, tiếng nói như xé gió: "Mọi người đều nói Ngũ Vị đường có một vị tiên sinh tọa đường tuấn tú, sao nhìn mãi không thấy đâu nhỉ?"
Diêm Diệu Thủ nghe vậy ngược lại không hề tỏ vẻ giận dữ, nói: "Ngươi tới xem bệnh hay tìm con rể?"
Người nọ nghe vậy nhất thời giận dữ, đứng bật dậy muốn đi. Thế nhưng đột nhiên hắn ngã ngồi lại trên ghế, thở hồng hộc từng ngụm từng ngụm có vẻ rất khó nhọc. Mọi người xung quanh thấy vậy cũng xúm lại xem náo nhiệt. Truyện Tống Y
Hàm Đầu vội vàng kéo kéo Diêm Diệu Thủ: "Sư huynh, nói chuyện với người bệnh như vậy sư tổ sẽ trách phạt đó."
Diêm Diệu Thủ thấy bộ dáng người nọ như vậy thì cũng cảm thấy có chút hối hận, nghe lời chỉ điểm của Hàm Đầu thì lại càng ảo não, vội vàng khom người tạ lỗi: "Xin hỏi ngài có chỗ nào không thoải mái, để ta xem cho?"
"Ta nghe nói y thuật của đại phu Ngũ Vị đường vô cùng cao minh, nhất định chữa được bệnh của ta. Hôm nay tới đây chính là tìm Đỗ tiên sinh."
Diêm Diệu Thủ sau khi nghe vậy thì rốt cuộc thở phào, vừa cười vừa nói: "Đỗ tiên sinh chính là sư tổ của ta, là tọa đường của Ngũ Vị đường, nhưng là sư tổ ta chỉ xem những người có cấp bách chứng thôi."
Nam nhân ngẩng đầu nhìn Diêm Diệu Thủ cười mỉa: "Ngươi thử nói xem ta có phải cấp chứng không?" Nói xong cũng chỉ giương hai tròng mắt nhìn Diêm Diệu Thủ.
Diêm Diệu Thủ thấy nam nhân kia không nói thêm gì nữa thì lên tiếng: "Ngươi muốn nói gì? Được rồi, nếu không có gì để nói nữa thì để ta xem bệnh cho người khác."
Nam nhân kia lại khó khăn đứng dậy, tay ôm ngực nói: "Hừ, vậy thì rất đơn giản, ngươi tự cho mình là y thuật cao minh, lại nói bệnh của ta không phải cấp chứng. Nhưng ta lại nghĩ ngươi không trị được bệnh của ta? Có dám thử không? Nếu không được thì đền tiền cho ta!"
Bên cạnh vẫn còn nhiều người chờ được xem bệnh, Diêm Diệu Thủ không muốn cùng người ngang bướng này nói chuyện, đứng dậy nói: "Ngươi đã nói Ngũ Vị đường ta không có khả năng chữa bệnh của ngươi, vậy xin mời đi tìm đại phu khác cao minh hơn." Nói xong làm dáng vẻ tiễn khách. Truyện Tống Y
"Diệu Thủ, không được vô lễ!"
Cùng với câu này là một người từ phòng sau đi ra. Đây là một nam tử trẻ tuổi, cau mày liếc Diêm Diệu Thủ một cái. Đương nhiên người này là Đỗ Văn Hạo.
"Đỗ tiên sinh tới!"
Một vài người bệnh nhận ra vội lên tiếng chào, bộ dáng có chút chờ mong.
Đỗ Văn Hạo gật đầu chào mọi người rồi mỉm cười đi tới bên người nam nhân nọ nói: "Ngươi còn chưa cho hắn xem, vì sao đã nói hắn không trị hết bệnh của ngươi? Hơn nữa, xem bệnh chính là phải đủ vọng văn vấn thiết (nhìn, nghe, hỏi, sờ), ngươi cái gì cũng không để người ta xem, vậy thì y thuật cao mấy cũng không thể trị bệnh của ngươi được."
Nam nhân nọ thấy bộ dáng mọi người rất cung kính với thanh niên này, biết đây chính là Đỗ đại phu mình đang tìm, vội vàng giữ ngực đứng dậy. Nhưng Đỗ Văn Hạo lại khoát tay giữ lại nói: "Ta nhìn bệnh của ngươi không nhẹ, cứ ngồi nói chuyện đi."
Đỗ Văn Hạo quay sang Diêm Diệu Thủ nói: "Người bệnh này để ta trì, bên trong ta đang châm cứu, ngươi vào trông một chút, cứ giữ châm như vậy một lát nữa."
"Vâng, sư tổ."
Đỗ Văn Hạo nghe hô hấp của người kia liên hỏi: "Tiên sinh trước đây bị hen suyễn?" Truyện Tống Y
"Đúng như tiên sinh nói, nhưng có một vị tiên sinh nói hen suyễn của ta không phải là hen suyễn bình thường."
"Xin nói rõ hơn." Đỗ Văn Hạo vừa nói vừa ra hiệu cho người kia tiếp tục, còn tay thì đặt lên cổ tay hắn, bắt đầu chẩn mạch.
Mạch thông.
Người nọ nghỉ lấy hơi một lát, sau đó nói: "Hen suyễn này của ta đã lâu rồi, nhưng chỉ phát tác vào thời điểm trước tết Đoan Ngọ cho đến sau Trung thu, năm nào cũng vậy."
"Ý của ngươi là hen suyễn này chỉ có từ giữa mùa hạ tới trước đông?"
"Đúng vậy."
"Vậy ngày thường khi phát tác ngươi có đi tìm đại phu không? Mà sao hôm nay lại bị nặng như vậy?"
Nam nhân thở dài một tiếng: "Nói ra thật sự là dài dòng. Ta thỉnh thoảng vẫn đi xem vị tiên sinh kia, sau khi uống thuốc đều có thể tạm thời giảm bớt vài phần thống khổ, nhưng là vẫn không thể đoạn căn được. Tiên sinh kia thấy ta vô cùng phiền lòng, mỗi lần phát tác đều thống khổ không chịu nổi nên vừa rồi mới đề cử ta tới nơi này tìm ngài xem một chút."
Đỗ Văn Hạo hỏi: "Khuyết điểm này của ngươi làm sao mà bị?"
"Ta vẫn còn nhớ rất rõ, ba năm trước đi khi cả nhà ta đi tảo mộ đạp thanh. Thời tiết khi đó cũng hết sức nóng bức. Vì không muốn người nhà khổ sở, chúng ta quyết định khởi hành từ khi gà chưa gáy sáng. Chỗ đặt mộ tổ của nhà ta có sơn có thủy, người nhà vốn chuẩn bị rất nhiều đồ ăn định tới đây tảo mộ rồi dành cả ngày đi du ngoạn thảnh thơi một phen. Chúng ta mặc dù đi sớm nhưng khi tảo mộ xong thì trời cũng nắng to, bắt đầu đi du ngoạn ta cảm thấy vô cùng nóng nực và khát nước. Thấy ở đó có một con suối trong mát vô cùng, ta liền uống vài ngụm, nhưng thật sự nước rất mát, ta không nhịn được uống thêm rất nhiều. Sau đó chúng ta lại ăn thêm rất nhiều đồ vật mang từ nhà đi. Mọi người vô cùng vui vẻ. Ai ngờ khi mặt trời vừa xuống núi ta bắt đầu thở hổn hển, cứ tưởng chỉ là mệt mỏi quá mà ra, không nghĩ kể từ đó về sau, hàng năm Đoan Ngọ bắt đầu suyễn, đến hết Trung Thu mới khỏi." Truyện Tống Y
Hỏi xong bệnh tình, Đỗ Văn Hạo nhìn lưỡi tượng, mạch tượng rồi đề bút viết một đơn thuốc. Thế nhưng đơn thuốc này lại vô cùng đơn giản, chỉ có ba vị thuốc chính theo phương ngôi tử cảm thang mà trong đó chủ yếu là lá trà và đạm đậu.
Nam nhân này cầm đơn thuốc thì tần ngần một lát rồi không khỏi lớn tiếng hỏi lại: "Tiên sinh, ta đã xem qua rất nhiều đại phu, không những thế hơn hai năm qua liên tục tìm hiểu các loại phương pháp và dược thảo khả dĩ chữa được bệnh này. Tất cả các đại phu đều cấp cho ta bó lớn bó nhỏ, cũng chưa có ai cho ít thuốc như vậy... Liệu thế này có ổn không? Suyễn của ta vô cùng lợi hại đó."
Đỗ Văn Hạo mỉm cười nói: "Ngươi cứ thử dùng đi thì biết!"
Nam nhân nọ bán tín bán nghi đi lấy thuốc rồi quay sang một người bên cạnh, cũng không quản Đỗ Văn Hạo đang ở gần đó có thể nghe được, hét lớn lên: "Đại phu này nói là bảy gói lá trà có thể chữa bệnh suyễn của ta?"
Đỗ Văn Hạo cũng không thèm nhìn sang, thản nhiên nói: "Cứ dùng thử đi, ta cũng không có biện pháp nào khác."
Nam nhân kia thấy Đỗ Văn Hạo không thèm để ý thì cũng không thể làm gì khác hơn là rời đi.
Diêm Diệu Thủ chờ Đỗ Văn Hạo xem bệnh xong mới đi ra nhỏ giọng nói: "Sư tổ, ngôi tử cảm thang trong Thương hàn luận nói là dùng để trị các chứng nhiệt ngực, nhưng mà, chưa thấy nói về bệnh suyễn, liệu có được không vậy?"
"Ta đã nói rất nhiều lần rồi, biến thông! Phương thuốc là cái chết còn người bệnh là cái sống! Phương thuốc căn bản chỉ là căn cứ mà thôi."
"Dạ, đồ tôn đã rõ ràng." Kỳ thực trong lòng Diêm Diệu Thủ hiểu hay không có khi bản thân hắn còn không biết nữa.
Đỗ Văn Hạo cười lắc đầu, không nói gì nữa, đứng dậy đi vào hậu viện.
Bảy ngày sau.
Người nọ lần nữa tới Ngũ Vị đường, nhưng lúc này mang theo một bao lễ vật rất lớn, trước hết tại cửa cúi chào Diêm Diệu Thủ tạ lỗi lần trước, sau đó đi tới khách phòng của Đỗ Văn Hạo, cúi người hành lễ rất cung kính: "Tiểu sinh lần này tới để cảm tạ Đỗ tiên sinh, thứ nữa cũng là tạ lỗi với vị tiên sinh kia, là tiểu sinh không phải, lúc đó bệnh tình khổ sở, không kìm lòng được có chút vô lễ, chọc giận đồ tôn của ngài, thật vô cùng xin lỗi."
Đỗ Văn Hạo cười nói: "Bệnh của ngươi đã đỡ nhiều rồi sao?"
Người nọ nói: "Tiên sinh, dùng thuốc của ngài ta cảm thấy mặc dù vẫn còn suyễn nhưng tâm lý lại vô cùng thống khoái. Nguyên lai cũng không biết chứng khó thở này có liên quan đến tâm lý buồn bực trong người.
Ta cảm giác thấy tâm lý rất thoải mái, dần dần việc hít thở cũng dễ chịu hơn nhiều, cái suyễn kia cũng dần dần biến chuyển tốt. Ban đầu như tiên sinh nói, khi suyễn thì phải dùng thuốc, nếu không thì khó chịu vô cùng, nhưng dần dần khi suyễn ta có thể nhịn thuốc một chốc lát mà không thấy thống khổ như trước đây, thật là mừng."
Đỗ Văn Hạo gật gật đầu, nói: "Tốt. Vậy thì tiếp tục dùng thuốc đi, lấy thêm bảy gói nữa."
Người nọ không nói thêm, vội vàng gật đầu cầm đơn Đỗ Văn Hạo đưa rồi rời đi lấy thuốc.
← Hồi 218 | Hồi 220 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác