← Hồi 1169 | Hồi 1171 → |
Vân Thọ nghĩ một lúc:
- Biết, hắn là học sinh của cha ta, nghe nói giỏi lắm, cha ta bình thường không khen người ta, nhưng lại từng nhắc tới Lý Nghĩa Phù trước mặt ta, nhất định là nhân vật đáng nể. Làm sao ngươi chỉ là Thường Sơn vương, hiện chưa có tư cách mở phủ, chiêu mộ nhân tài sớm như thế sẽ có phiền phức.
- Không phải ta muốn chiêu mộ, cha ta chuẩn bị mời hắn làm thái tử tẩy mã, vì cha ta từng thỉnh giáo hắn làm sao cứu mẹ ta từ lãnh cung ra. Ngươi không biết, mẹ ta có thai rồi, nếu ở lại trong lãnh cung, nói không chừng sẽ có chuyện. Ta muốn tìm hắn hỏi xem ta có thể giúp được gì không?
Vân Thọ lắc đầu:
- Trước kia cha ta nói với ta, chuyện của mẹ ngươi chỉ có thể để thuận theo tự nhiên, vạn vạn lần không thể cưỡng cầu, nếu không hậu quả càng thêm nghiêm trọng, cha ta không thể sai, cho nên ngươi luyện chữ cho tốt đi, có cơ hội chúng ta lén đi thăm, chuyện này không ai nói ra hết, nhưng chỉ đến thế thôi, muốn thông qua ngoại lực khiến hoàng đế gia gia xuống nước là nằm mơ, cha ta nói, chuyển Thái Sơn dễ, lay động lòng bệ hạ khó.
Lý Tượng bực mình:
- Luôn miệng cha ta, cha ta, ngươi không có chủ ý của mình à?
- Cha ta đúng, việc gì ta phải nghĩ chủ ý sai làm gì? Lý Tượng, ngươi nói xem, chúng ta cộng lại thông minh hơn hay một mình cha ta thông minh hơn.
Lý Tượng hầm hừ nửa ngày trời mới rít ra được một câu:
- Vân bá bá thông minh hơn.
Vân Thọ cười lớn vỗ lưng Lý Tượng nói:
- Ngươi cũng biết lời cha ta tốt nhát là nên nghe, nếu đã nói không tìm người ngoài thì đừng tìm.
- Lòng ta như lửa đốt, không đợi được nữa, có hậu quả gì ta gánh là được.
Thấy Lý Tượng đã quyết, Vân Thọ liền không nói nữa, chuyển sang nói năm sau vào thư viện, hắn tràn ngập mong đợi, nhưng Lý Tượng không tán đồng lắm, Lý Tượng cho rằng mình phải được giáo dục khác biệt, một lòng muốn hoàn thành khóa học đế vương của mình.
Rời nhà thái tử, dẫn Hạ Lan về thẳng Ngọc Sơn, Vân Thọ định thời gian này ở lại nhà ngoại công, không về nhà, nói với bên ngoài là theo ngoại công học (thượng thư).
Bầu không khí ở Trường An vẫn chẳng chuyển biến tốt, Trương Kiệm binh bại ở Kim Cương sơn (Kŭmgangsan), bốn vạn quân tổn thất quá nửa, phải lui về thủ Bình Nhưỡng. Ngưu Tiến Đạt mang lượng lớn vật tư gian nan tiến về Cao Ly, dọc được gặp phải loạn dân cản trở, đường xá tổn hại nghiêm trọng, mỗi ngày đi được không quá ba mươi dặm.
Có vết xe đổ của Quách Hiếu Khác, mọi người bi quan chuyện Trương Kiệm có thể cố thủ Bình Nhưỡng hay không.
Tháng bảy, thủy sư Liêu Đông của Trương Lượng phá trấn Trường Khẩu, lục chiến đội thẳng tiến, Trương Lượng đích thân cầm quân giao chiến với đại tướng Át Xuyên của Tân La, khi chiến sự đang quyết liệt, dã nhân Cao Lý đột nhiên nổi điên cắn cổ Át Xuyên, hút cạn máu chủ tướng Tân La, ba vạn quân lại không ai dám ngăn cản, Trương Lượng thừa thế chém giết, địch lui ba trăm dặm, sau gặp dã nhân Cao Ly cũng giật mình, thì ra đứa bé ăn thịt người năm xưa mình bị Vân Diệp áp giải về Cao Ly gặp được, thu làm nghĩa tử, tên là Hấp Huyết Nhi.
Liên quân Tân La, Bách Tề phải dừng công kích Bình Nhưỡng, chuyển sang đánh quân Trương Lượng, năm nghìn lục chiến đội của Trương Lượng không chịu nổi chênh lệch lực lượng, phải lui ra biển, Trương Kiệm tranh thủ được cơ hội nghỉ ngơi, chiến trường lần nữa rơi vào giằng co.
Phòng Huyền Linh đặt chiến báo xuống, thở phào, không ngờ Trương Lương lần này lập được đại công như thế, không khỏi bội phục tài khiển tướng của hoàng đế.
Vừa mới thở phào liền nhìn thấy tấu chương của Thường Sơn vương, cả bản tấu chỉ có một (tố quan): "Thứ kiến tố quan hề, cức nhân loan loan hề. Lao tâm đoàn đoàn hề. Thứ kiến tố y hề, ngã tâm thương bi hề. Liêu dữ tử đồng quy hề. Thứ kiến tố tất hề, ngã tâm uẩn kết hề. Liêu dữ tử như nhất hề."
Ước gì ta thấy khăn tang,
Với người để trở võ vàng mảnh mai.
Lòng riêng chua xót vì ai,
Xót xa vì thấy tình đời nhố nhăng.
Nghĩa: người bấy giờ không để tang ba năm, thì làm sao thấy được tang phục ấy. Người hiền đương thời mong mỏi được thấy những tang phục ấy, mà đến nỗi phải nhọc lòng lo nghĩ.
Tố Quan: Cối Phong - Dịch Tạ Quang Phát.
Phòng Huyền Linh thất kinh, lật trang đầu, bên trên viết (kỳ mẫu thư), tức thì thấy trời đất chao đảo, cố nén chấn động, đặt ở cuối cùng đống văn t hư, thải hồi tấu chương này là chuyện duy nhất ông ta có thể làm cho thái tử.
Đây đâu phải (tố quan)? Đây là bài thơ đàm luận lòng đồng tình, trắc ẩn. Nói cách khác, phàm là người bình thường đều có lòng đồng tình, đặt thân ở hoàn cảnh người bất hạnh, suy nghĩ cho người khác, chia sẻ lo lắng, bất hạnh của người khác. Đó là chuyện thường tình của con người, cũng là thể hiện lòng bác ái.
Nhưng bi kịch của thái tử là do ai tạo thành? Là đương kim hoàng đế, là sản vật của hậu quả đấu tranh quyền mưu, dù không đúng cũng không thể nói, chuyện liên quan tới Hầu Quân Tập mưu phản, ai dám xen vào?
Phải nói rằng thái tử mấy năm qua không tệ, chưa bao giờ hỏi tới, mỗi tháng mùng một mười lăm tới lãnh cung làm bạn với thái tử phi, cũng chưa từng có ý lập thái tử phi mới, chỉ biểu đạt tiếng lòng với phụ thân, coi như làm trọn chức trách. Gần đây nghe nói thái tử phi có hỉ, đây là thời cơ để thái tử phi quay lại đông cung, đợi con sinh ra, đế hậu bất kể thế nào cũng không để thái tử phi ở lại lãnh cung, chuyện này sẽ được âm thầm hóa giải.
Giờ thì hay rồi, Thường Sơn vương lại dám lớn gan chỉ trích hoàng đế thiếu lòng đồng tình, hoàng đế chẳng bận tâm tới sinh tử một phụ nhân, làm thế chẳng những không có tác dụng, còn đẩy mẫu thân vào hiểm cảnh.
Từ khi toàn thiên hạ đánh Đường, vô số người chỉ trích hoàng đế thích công to, chinh chiến liên miên mới có cái họa này, vì thế hoàng đế đã bãi nhiệm bảy vị ngôn quan.
Đây là vảy ngược không thể đụng vào, kết cục của Thường Sơn vương nhất định thê thảm vô cùng.
Người cố chấp một khi đi vào ngõ cụt thì không thuốc nào cứu được, Thường Sơn vương lỗ mãng không ngờ mặc áo tang trắng, quỳ ở trước điện Vạn Dân cầu xin cho mẫu thân, bất kể Lý Yên Dung ngăn cản ra sao, hắn vẫn làm kinh động hoàng đế đang ngủ trưa.
Thái tử ở Doanh châu cứu tế nạn dân, bất kể thế nào cũng không kịp ngăn cản, Phòng Huyền Linh vội vàng tới cung Vạn Dân, cảnh tượng trước mắt làm ông suýt ngất xỉu.
Lý Tượng ở trước mặt hoàng đế đọc (tố quan), tuy sợ tới toàn thân run rẩy, nhưng vẫn quật cường đọc từng chữ một, mặt Lý Nhị dữ tợn như ác quỷ.
Lý Tượng cố gắng đọc hết bài thơ, còn chưa nói ra yêu cầu đã nghe hoàng đế hừ một tiếng:
- Đọc xong rồi hả? Ngươi chỉ trích trẫm không có lòng đồng tìn? Tôn tử của trẫm chỉ trích trẫm? Ai dạy ngươi thành công khơi lên lửa giận của trẫm?
Lý Tượng nhìn thấy khuôn mặt vặn vẹo của hoàng đế gia gia, ngơ ngởn nói:
- Thành tiên sinh dạy tôn nhi.
- Thành Đại Dung, tiên sinh của ngươi? Lý Tượng, ngươi hỏi kế vì sao không hỏi người sáng suốt, lại đi hỏi một tên hủ nho?
Lý Nhị đột nhiên không giận nữa, giọng ôn hòa hơn nhiều.
Lý Tượng run lẩy bẩy, giọng lắp bắp:
- Tôn Nhi hỏi Vân Thọ, Vân Thọ nói cha hắn sớm dặn chuyện này không được nhắc tới, không được nói ra, dần dần chuyện sẽ được giải quyết. Tôn nhi cũng hỏi chiêm sự Lý Nghĩa Phù, hắn nói vì sao hiện giờ nhắc tới chuyện này, không cần thiết.
Nói tới đó giọng Lý Tượng cao vút lên, oán hận nói:
- Bọn họ xem thường tôn nhi, trả lời cho qua, mẹ tôn nhi có thai, không thể ở trong lãnh cung, tiếp tục như thế chỉ có chết, mỗi Thành tiên sinh chịu giúp tôn nhi, ông ấy nói chỉ cần tôn nhi đọc bài thơ này, nhất định khiến hoàng tổ phụ nổi lòng trắc ẩn, hoàng tổ phụ, xin người tha cho mẹ tôn nhi.
Sắc mặt Lý Nhị hoàn toàn bình tĩnh lại, đi tới đỡ Lý Tượng lên, quan sát kỹ, ôn tồn nói:
- Ngươi kế thừa sự thiện lương và hiếu thuận của phụ thân ngươi, nhưng không kế thừa được trí tuệ, thôi vậy, đó là tính tốt, không phải sai lầm, ngươi trả cái giá lớn như thế cầu xin cho mẫu thân, sao trẫm không đồng ý cho được, người đâu, đưa Tô thị rời cung.
Lập tức có cung nhân tới lãnh cung chuẩn bị đưa Tô thị xuất cung.
- Phong Thường Sơn vương Lý Tượng thành Hành Sơn vương, biểu dương lòng hiếu thảo.
Phòng Huyền Linh đứng ở bậc thềm thống khổ nhắm mắt lại, vốn tưởng hoàng gia có thể bình an truyền thừa ba đời, hiện giờ đã tan thành bọt nước.
← Hồi 1169 | Hồi 1171 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác