← Hồi 394 | Hồi 396 → |
Khi Vân Tranh rời Trâu thành, mái tóc của Bao Chửng đã thêm nhiều sợi bạc, Đại Tống hiện giờ không chỉ có thiên tai, nhân họa càng nhiều, quan phủ nhu nhược vô dụng, khiến cho người ta chỉ cần gặp chuyện bất mãn là mạo hiểm, hại mình chưa nói, còn hại vô số bách tính.
- Bao công, lần này sau khi trở về ta sẽ yêu cầu bệ hạ lập một đội quân phản ứng nhanh, nhân số không cần nhiều, một nghìn là đủ, nhưng phải toàn tinh nhuệ, chuyên đi xử lý những mầm gây tai họa, như vậy ngài không cần lo chuyện nhỏ thế này nữa.
Trước khi đi Vân Tranh không đành lòng nhìn vị thiên cổ danh thần này tiều tụy, đem tính toán của mình nói ra, nếu như lập một đội quân lớn, triều đình tất nhiên là sẽ không cho, nhưng đội quân nhỏ, hẳn bọn họ sẽ đồng ý, so với tổn thất phản loạn tạo thành, chi phí đội quân nghìn người không là gì.
- Lão phu biết Vân hầu và Địch soái đang có một kế hoạch lớn, nhưng lão phu không muốn hỏi, một năm nữa thôi là lão phu cáo lão hoàn hương rồi, mắt không thấy cho lòng thanh tịnh, lão phu chỉ xin Vân hầu thương xót cho bách tính, đừng vì công danh nhất thời mà gây họa cho thiên hạ, bách tính có điều đáng giận, nhưng vì thế mới cần quan viên chúng ta chăn dắt, cần những người trí tuệ hơn như Vân hậu chỉ dẫn, đừng nên vì bách tính ngu dốt mà giận họ.
Vân Tranh gật đầu đồng ý, cáo biệt Bao Chửng, đi thẳng về phía tây, nơi đó có Biện Kinh phồn hoa.
Mặt đất vào mùa xuân không có mấy nước, nhìn mạ trong ruộng đã đối diện với tử vong, bách tính lam lũ gánh nước đổ vào ruộng chỉ vô ích, một thùng nước đổ xuống, biến mất không còn tung tích.
- Trời nắng chói chang như lửa đốt Mạ non trong ruộng cháy cháy khô Nông phu lòng nóng như canh nấu Vương tôn công tử quạt phe phẩy..
Có tiếng ca từ trong ruộng truyền ra, không biết là ai sáng tác, Vân Tranh ghìm cương lại, y cảm nhận được sự căm phẫn cực độ trong lời ca đó.
Đại Tống nuôi dưỡng sĩ đại phu trăm năm, dùng chính là mồ hôi bách tính, sĩ đại phu xa xỉ cùng cực, bách tính tầng dưới khổ không nói lên lời, tiếp tục thế này khởi nghĩa sẽ còn xuất hiện.
Đại Tống không cấm thôn tính đất đai, cho nên đất trong tay sĩ đại phu ngày càng nhiều, đất đai của bách tính ngày càng ít. Sĩ đại phu hoàn hương vẫn là sĩ thân nên không phải nộp thuế, thuế vụ ngày càng dồn lên nông phu sở hữu số đất đai ít ỏi, như vậy làm ruộng thành nghề không nuôi được bản thân. Thuế nông mỗi năm đang không ngừng giảm đi, nông phu chỉ còn hai cách lựa chọn, gia nhập thành thị bán thân làm nô, hoặc dựng cờ khởi nghĩa.
Lòng tham của con người là vô cùng, có càng nhiều sẽ muốn càng nhiều, lòng tham của sĩ đại phu sẽ đẩy bọn họ vào chỗ chết không đất chôn.
Hiện đã là cơ hội cuối cùng của Đại Tống rồi, một khi Triệu Trinh chết đi, rất có khả năng Đại Tống sẽ vào thời đại của Vương An Thạch, nhà cải cách quật cường này sẽ đốt hết chút sinh khí cuối cùng của Đại Tống, rồi sau đó cái vương triều sẽ vào hắc ám vô tận.
Vân Tranh đã nhận ra mình không tác động được mấy vào Đại Tống, nam chinh thành công chỉ trì hoãn tiến trình lịch sử một chút thôi, chỉ cho đám sĩ đại phu thêm thời gian hút máu bách tính, cái bánh xe lịch sử dưới tác dụng cường đại của quán tính, vẫn tiến tới với thế không gì cản nổi.
Trong nửa tháng y dời kinh, Vương An Thạch đã được điều nhiệm làm tam ti phó sứ, không khác gì lịch sử, chỉa nửa tháng mà ông ta đã danh chấn thiên hạ, Vân Tranh dọc đường trở về được nghe không ít chuyện về vị danh thần mới nổi này.
Triệu Trinh mời Vương An Thạch đi câu cá, Vương An Thực ăn thức ăn cho cá đúng như sử sách miêu tả.
Có người nói ông ta giả dại Có người nói ông ta quá chuyên tâm Có người nói ông ta có chấy rận bò trên râu Có người nói ông ta có sự phong lưu của danh sĩ Ngụy Tấn.
"Dân không cần tăng thuế mà quốc gia sung túc", câu nói này vẫn có sức hấp dẫn vô cùng với Triệu Trinh, thành công của Vương An Thạch ở Tùy Châu khiến hắn cho rằng có thể phục chế, cho nên mời người này tới giúp đỡ tài chính yếu ớt của Đại Tống.
Vân Tranh không tin Triệu Trinh không hiểu rằng tệ nạn của Đại Tống nằm ở dư thừa quan, dư thừa quân, hắn thông minh, đủ để biết, nhưng hắn không đủ dũng khí đi chọc vào tổ ong, cho nên hắn gửi gắm hi vọng vào câu nói không có chỗ dựa của Vương An Thạch, hắn như con đà điều chỉ cần cho rằng mình vùi đầu vào cát là không thấy nguy cơ bên ngoài.
Khi đi qua Hoàng Hà, nơi đó đang xây dựng cầu sắt, mỗi bờ dựng bốn con trâu sắt lớn, trâu được đặt trên đê đá, cao năm xích, dài hơn một trượng, bụng trâu có trục sắt, xích sắt cực lớn gắn vào đó.
Vân Tranh xuống ngựa, đi tới bên con trâu phủ lụa đỏ, vỗ vỗ con trâu cực lớn, hỏi tiểu lại: - Mỗi con trâu nặng bao nhiêu?
Tiểu lại tuy không biết Vân Tranh là ai, nhưng nhìn cả trăm giáp sĩ đứng sau lưng y, vội kính cẩn đáp: - Dạ, mỗi con trâu nặng sáu vạn cân, chỉ có thế mới kéo được tám sợi xích sắt qua sông.
- Hiện người chủ trì là ai?
- Là đại tương tác Tằng Công Lượng.
Vân Tranh mỉm cười rời đi, nhìn hơn trăm người thợ mình trận xoay bàn trục, xích sắt từ từ nâng lên, cuối cùng rời mặt nước, lơ lửng bắc qua sông.
Vân Tranh chỉ nhìn một lúc rồi rời đi, đây là chuyện trọng yếu nhất năm nay, đó là liên thông giữa Hà Đông và Hà Tây.
Còn chưa vào Đông Kinh đã có quan viên hình bộ ra nghênh tiếp, nhận lấy Mã Đạt và Trương Thanh, xem ra Triệu Trinh sẽ không thưởng gì cho đám gia tướng của mình rồi, đành phải để lão bà ra tay vậy.
Thật ra bên cạnh quan viên hình bộ còn có Văn Ngạn Bác mặt mày đen xì xì, tâm trạng không tốt, chẳng thèm nghe ông ta chửi mắng, ra lệnh gia tướng về trang, không đợi ông ta tuyên bố quyết định xử trí, Vân Tranh đã thúc ngựa về nhà, từ đầu tới cuối chẳng thèm đáp lời ông ta.
Lục Khinh Doanh đón trượng phu về nhà, buông một tiếng thở dài, sau đó lệnh Lão Liêu đóng chặt cửa, không tiếp bất kỳ khách nào.
- Trời nắng chói chang như lửa đốt Mạ non trong ruộng cháy cháy khô Nông phu lòng nóng như canh nấu Vương tôn công tử quạt phe phẩy.. Vân Tranh nằm trên ghế phe phẩy quạt học nông phu hát tiểu khúc:
Mười này nữa thôi là vào tháng năm rồi, Đông Kinh trở nên nóng nực, từ sau khi lập xuân chỉ có đúng một trận mưa, toàn bộ Đông Kinh bao phủ trong lớp bùi mù do nắng khô quá lâu.
- Đó là tiểu khúc phu quân mới học à, nhưng mà nhà ta sao hát được, nhà ta cũng thuộc vào hàng vương tôn công tử mà. Cát Thu Yên bũng đã ễnh lên õng ẹo đi tới bên trượng phu làm nũng:
Vân Tranh mỉm cười, đưa tay sờ bụng nàng: - Giờ còn nghén không?
- Không lâu rồi, sáng nay thiếp thân ăn hết một lồng bánh bao, còn là bánh bao thịt nữa. Thấy trượng phu quan tâm tới mình, Cát Thu Yên đưa tay ra minh họa kích cỡ lồng bánh bao, cười khanh khách:
- Ăn được là tốt, ăn tốt con sinh ra mới khỏe mạnh. Vân Tranh vỗ vỗ tay Cát Thu Yên: - Tâm trạng của ta không được tốt lắm, dọc đường đi thấy tình cảnh của bách tính không tốt, hạn hán năm nay đã khó tránh, trong nhà tích trữ được bao nhiêu lương thực thì tranh thủ mà làm, đừng mua ở Đông Kinh, mời Lương gia vận chuyện lương thực từ Thục tới, xa xôi chút cũng được. Triều đình sở dĩ xây cầu chính là để vận lương cho thuận tiện đấy.
Lục Khinh Doanh an bài xong công việc, vừa đi qua cửa nghe thấy lời này của trượng phu, thở dài: - Phu quân chưa biết rồi, chàng đi nửa tháng mà giá lương thực đã tăng thêm ba thành, thế này tiểu hộ không sống nổi. Thiếp đã có chuẩn bị, liên lạc với Lương gia để vận chuyển tới một ngàn đảm lương, nhưng phải đợi tới mùa thu đã, bây giờ muốn gom lương khó lắm.
Vân Tranh lấy quạt bồ đập lên đầu: - Sao chẳng có chuyện gì thuận lợi, Hà Đông, Hà Tây gặp thiên tai, Nam Kinh thì năm ngoái cũng mới bị hạn chưa gượng dậy, không dựa vào Giang Nam được nữa rồi.
- Chàng đi săn không thuận lợi à, đến một con thỏ cũng chẳng thấy, thôi không sao, chàng mệt rồi, vào phòng nghỉ đi.
Vân Tranh lắc đầu, âu yếm hai lão bà một lúc, sau đó cầm quạt đi tới gian nhà gỗ ở hậu hoa viên tìm Địch Thanh, ông ta bây giờ ở đó suốt, vì tới chỗ tiểu thiếp như quả táo chín mọng kia cũng gần.
- Sao lại không vui, chẳng lẽ Khổng gia không chịu ra sức, đừng lo, dưới hoàn cảnh chung như thế, Khổng Tông Nguyên đã không biết thì thôi, biết rồi ông ta không có lựa chọn nào khác.
Vân Tranh giờ mới nhận ra, Địch Thanh có ám ảnh về cái đói, cho nên lúc nào trên bàn cũng có thức ăn, đưa tay cầm đùi dê nướng, ngoạm một miếng: - Chuyện Khổng Tông Nguyên không là gì, tiểu tử đang lo năm nay hạn lớn đã thành định cục, nhìn xu thế thì Tây Hạ và nước Liêu càng nghiêm trọng hơn, như thế muộn nhất là mùa thu, hết cái ăn bọn họ sẽ tràn tới Đại Tống kiếm lương thực.
← Hồi 394 | Hồi 396 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác