← Hồi 278 | Hồi 280 → |
Từ khi bắt đầu bùng phát phong trào tễ đoái Đông Lai và Bách Phú tiền trang, Lưu Tứ Quân liền nhận ra vấn đề nghiêm trọng, họ gặp phải Tề Thụy Phúc phản kích.
Lần này Đông Lai thương hành, Bách Phú thương hành bắt tay nhau chèn ép Tề Thụy Phúc là vì nửa tháng trước, Nam Sơn Phái cùng Tề vương Hoàng Phủ Chung hợp tác. Mục đích của họ là muốn Tề Thụy Phúc gặp phải tổn thất lớn mà giảm thấp nộp thuế, khiến hai người nộp thuế cũng giảm đến mức thấp nhất. Cùng lúc đó còn có thể chiếm lấy phân ngạch của thương nghiệp Tề Thụy Phúc.
Dù Tề Thụy Phúc có cửa hàng trên các quận toàn quốc, nhưng Nam Sơn phái và Tề vương đặt mục tiêu lựa chọn cuối cùng tại Sở Châu. Không chỉ vì Sở Châu cách kinh thành xa, ảnh hưởng không lớn, càng quan trọng hơn vì Sở Châu là cứ điểm của Tề Thụy Phúc. Tề Thụy Phúc có gần sáu phần thu lợi đều đến từ Sở Châu, xuống tay với Sở Châu thì hiệu quả nhanh hơn nữa có thể trọng thương Tề Thụy Phúc.
Họ đặt mục tiêu cuối cùng vào tiền trang lợi nhuận nhiều mà dễ công kích. Địa phương thì chọn huyện Giang Ninh và huyện Duy Dương. Một là trung tâm Sở Châu, một là huyện có kinh tế phát đạt nhất. Chỉ cần Tề Thụy Phúc ở hai huyện này bị đánh ngã vậy sẽ nhanh chóng lan đến quận huyện khác tại Sở Châu. Theo phân công, Nam Sơn phái phụ trách huyện Duy Dương, Tề vương thì phụ trách huyện Giang Ninh. Hai bên hợp tác hành động, bởi vậy sau khi hộ bộ ra lệnh thu ngân thuế thì Bách Phú thương hành dẫn đầu phát động phong trào tễ đoái tại huyện Duy Dương, ngay sau đó huyện Giang Ninh cũng hành động.
Nhưng họ đều biết, Tề Thụy Phúc đã qua hơn hai trăm năm sóng gió, nó sẽ không dễ dàng bị một chiêu đẩy ngã, nó sẽ phản kích. Những điều này thì Bách Phú và Đông Lai đã chuẩn bị rồi, họ chế định một chuỗi kế sách công kích sau đó, bao gồm từ bên trong xúi giục Tề gia, có được bí mật chống giả ngân phiếu Tề Đại Phúc, tính cả việc sử dụng lực lượng Giang Ninh phủ đối phó Tề Thụy Phúc. Thậm chí chuẩn bị vu hãm Tề Thụy Phúc cấu kết với Phượng Hoàng hội, vân vân và vân vân.
Đối mặt Tề Thụy Phúc phản kích, họ chuẩn bị kế sách là viện cớ cấu kết Phượng Hoàng hội giam nhân vật chủ yếu của Tề gia.
Bách Phú, Đông Lai lập kế hoạch cực kỳ tỉ mỉ, nhưng họ đã đoán sai điểm phản kích của Tề Thụy Phúc. Họ cho rằng ban đầu bị công kích thì Tề gia chắc chắn luống cuống tay chân tự cứu, không thể phản kích, mãi đến cuối cùng mới có thể yếu ớt cắn ngược lại, lúc đó thì đã mất đại thế.
Kế hoạch công kích là Nam Sơn phái và Tề vương hợp tác chế định. Lưu Tứ Quân thì là người chấp hành kế hoạch. Y hoàn toàn tuân theo kế hoạch làm việc, nhưng tuyệt đối không ngờ rằng kế hoạch không thể so với biến hóa, Tề Thụy Phúc được Hoàng Phủ Vô Tấn hết sức ủng hộ.
Bởi vì Hoàng Phủ Vô Tấn mạnh mẽ tham gia khiến Tề Thụy Phúc lập kế hoạch tiên phát chế nhân. Giống như đốt lửa thiêu cỏ khô của người khác, không ngờ gió lớn thổi đến, đốm lửa lại đốt đống cỏ của mình.
Hoàng Phủ Vô Tấn điều động tất cả tư nguyên của hắn, Mai Hoa vệ, thủy quân Sở Châu, Tấn An hội, khiến kế hoạch của Tề vương còn chưa bắt đầu thực thi thì phe ta đã trước rối loạn.
Liên tiếp cầu cứu khiến Lưu Tứ Quân sứt đầu mẻ trán. Trong tay y chỉ có hơn mười người thị vệ của Tề vương, không có quân đội, vốn không thể nào điều động. Bây giờ y chỉ còn cách cầu cứu hướng Tú Y vệ.
Thư bồ câu đều phóng ra nhưng qua một canh giờ Tú Y vệ vẫn không chút động tĩnh.
Lưu Tứ Quân lòng nóng như lửa đốt, hét lớn:
- Lại phóng thư bồ câu!
Ngay lúc này, một thuộc hạ chạy như điên tới, thở hồng hộc bẩm báo:
- Đại nhân, Trường Giang phong cảng...Tú Y vệ không qua sông được.
- Cái gì!?
Lưu Tứ Quân chộp cổ áo thuộc hạ, hung tợn hỏi:
- Vì cái gì?
- Nghe nói thủy quân Sở Châu bắt được tiêu thuyền của Phượng Hoàng hội, từ tối hôm qua thì đã cấm mặt sông lưu thông tàu thuyền. Tất cả thuyền đều ngừng ở bến cảng, không dám ra biển.
Trán Lưu Tứ Quân chảy mồ hôi ròng ròng. Y hiểu rồi, đầu tiên là Mai Hoa vệ, sau đó là thủy quân Sở Châu, tất cả đều là Hoàng Phủ Vô Tấn thao túng. Cắt đứt tất cả đường lui của họ, đây hiển nhiên là âm mưu của hắn. Kế hoạch của Tề vương đều bị hắn xuyên thấu, từ khi nào hắn biến thông minh như vậy?
Lưu Tứ Quân cảm thấy hết cách.
Lúc này, thuộc hạ của y, gã đàn ông trung niên kia hiến kế:
- Hoàng Phủ Vô Tấn vừa đến Giang Ninh phủ, còn chưa hoàn toàn khống chế thủy quân được. Ta nghe nói Thủy Quân phủ Giang Ninh đô úy Dương Thiếu Du, là tòng đệ của nguyên thủy quân phó đô đốc Dương Tụng, người của Thân quốc cữu. Không bằng đại nhân đi cầu Thân Uyên, xin thủy quân Dương Thiếu Du chở Tú Y vệ qua sông. Dù thế nào thì Hoàng Phủ Vô Tấn không dám xuống tay với người của mình đâu.
Đây đích thực là cách duy nhất. Lưu Tứ Quân giống như người sắp chết đuối vớ được một cọng cỏ cứu mạng, y lập tức nhích người đi tìm Thân Uyên.
Lần này Mai Hoa vệ và Tú Y vệ chia nhau trú đóng tại Sở, Tề, U tam châu. Hoàng Phủ Huyền Đức biết rõ mâu thuẫn mấy chục năm nay của hai nội vệ quân. Bình thường ở kinh thành họ còn đánh lộn, đến địa phương nếu sinh ra xung đột thì không ai có thể ngăn cản, sẽ tạo thành hậu quả nghiêm trọng.
Thế nên Hoàng Phủ Huyền Đức chế định nguyên tắc trú đóng huyện quận khác nhau. Chính là Mai Hoa vệ và Tú Y vệ có thể trú đóng cùng quận nhưng không thể chung huyện. Dựa theo nguyên tắc này, nội vệ các lão Giang Yêm đem hai vệ đại doanh Sở Châu chia huyện trú đóng. Mai Hoa vệ trú đóng Trường Giang nam ngạn huyện Giang Ninh, Tú Y vệ thì ở huyện Lục Hợp Trường Giang bắc ngạn. Hai vệ cách sông nhìn nhau. Chi nhánh họ lấy trường giang làm ranh giới, Tú Y vệ phân bố tại các quận phía bắc Sở Châu Trường Giang. Mai Hoa vệ thì phân bố ở các quận nam Sở Châu Trường Giang. Giang Yêm chế định cách sắp xếp này được hoàng đế Hoàng Phủ Huyền Đức phê chuẩn.
Lúc này, bên trên bắc đại giang Giang Ninh phủ, phân bố hơn hai trăm chiến thuyền lớn nhỏ. Chúng nó tuần tra trên sông, phong tỏa mặt sông, dù là thương thuyền hay thuyền qua sông đều không cho phép di động.
Trong rất nhiều chiếc thuyền có một cái khổng lồ sừng sững đứng đó. Nó giống như cự vô bá, từng chiếc thuyền nhỏ tựa như kiến tụ tập xung quanh nó. Đây là lần đầu tiên nó chính thức xuất cảng. Trên cột buồm cao cao treo một lá cờ lớn màu vàng hắc kỳ lân. Mặt khác còn có hình tam giác xích hoàng long kỳ. Lá cờ vàng hắc kỳ lân là tiêu chí đô đốc thủy quân, nó treo trên thuyền lớn cũng là kỳ hạm đội tàu. Còn tam giác xích hoàng long kỳ thì là tiêu chí vương tước. Nếu bên mép long kỳ có màu đen thì nghĩa là thân vương giá lâm.
*****
Đây là thuyền của Hoàng Phủ Vô Tấn, đằng trước con thuyền là ba chiến thuyền cỡ trung, dàn thành hình tam giác. Hai bên và đằng sau thuyền của hắn cũng có mỗi bên ba chiến thuyền cỡ trung, tổng cộng mười ba chiến thuyền thành đội hình thoi, nghiêm ngặt hộ vệ cự vô bá. Trong đội lại có bốn mươi tám chiếc thuyền nhỏ xen kẽ. Tại giang hà thủy chiến, loại thuyền nhỏ này cực kỳ quan trọng, nó có thể phòng ngừa hữu hiệu thủy quỷ bạo phá.
Giờ phút này, Vô Tấn đứng ở mũi thuyền lớn, nhìn chăm chú vào mặt sông mênh mông trắng xóa, hắn đang kiên nhẫn chờ mục tiêu xuất hiện.
Bắt đầu từ tối hôm qua hắn không rời đi quân doanh thủy quân. Tuy phong tỏa mặt sông, không cho Tú Y vệ qua phía nam là mắt xích quan trọng nhất trong kế sách của hắn, nhưng hắn đặt trọng điểm vào thủy quân không chỉ vì lý do đó, hắn có mục đích sâu hơn nhiều.
Đô úy Chu Diên Bảo chậm rãi tiến lên trước, nhìn chằm chằm phương xa, nói:
- Đô đốc, hắn sẽ đến chứ?
Vô Tấn bình thản nói:
- Ta có bảy phần tin tưởng hắn sẽ tới.
Hắn quay đầu cười hỏi:
- Ta thật muốn hỏi ngươi, Giang Ninh tướng quân có chức quyền lớn cỡ nào?
- Đô đốc ý chỉ là tướng quân Tú Y vệ, Giang Ninh tướng quân Võ Hóa Minh sao?
- Đúng vậy, ta kiêm nhiệm là phó đô đốc thủy quân, mà hắn kiêm nhiệm là Giang Ninh tướng quân. Ta muốn biết Giang Ninh tướng quân là chức vị gì?
Chu Diên Bảo suy nghĩ, nói:
- Nên nói thế nào đây? Trong một số phủ quận quan trọng đều có chức tướng quân. Tựa như Đông Hải tướng quân quận Đông Hải, Quảng Lăng tướng quân quận Quảng Lăng, còn có Giang Ninh tướng quân Giang Ninh phủ. Loại tướng quân này trên danh nghĩa là thống soái binh một quận mấy cái quân phủ. Nhưng kỳ thật mỗi quân phủ đều trực tiếp chịu binh bộ quản hạt, chỉ khi xảy ra chiến tranh thì binh bộ mới trao quyền cho các cấp tướng quân, khiến họ trở thành tổng binh quan, thống soái binh lính một quận hoặc vài quận. Nhưng thời bình loại chức vị này không có bất cứ quyền lực gì, hơn nữa thường là do đô úy quân phủ kiêm nhiệm. Giống Giang Ninh tướng quân Võ Hóa Minh, hắn không kiêm nghiệm đô úy quân phủ, cho nên vốn không thể so sánh với đô đốc Thủy Quân tướng quân. Chúng kêu loại chức vị này là hồ dán quan, ý chính là hồ lộng ấy mà.
Vô Tấn nghe gã nói thú vị, nhịn không được bật cười ha hả.
Lúc này trên cột buồm truyền ra tiếng kêu to của binh trông vọng:
- Đội tàu, đằng trước xuất hiện đội tàu!
Chỉ thấy trên mặt sống lờ mờ xuất hiện một hàng điểm đen, khoảng hai mươi mấy chiếc thuyền đang theo gió vượt sóng hướng nam ngạn.
- Quả nhiên đến rồi!
Chu Diên Bảo khẽ thở dài một tiếng:
- Vì sao không biết lượng sức chứ?
Vô Tấn cười nhạt:
- Không phải hắn không biết tốt xấu, là nghe lệnh của Thân Uyên, không dám không đến. Nếu hắn không đến thì nghĩa là chịu thua ta, Thân quốc cữu sẽ không tha cho hắn.
Vô Tấn lập tức ra lệnh:
- Truyền quân lệnh của ta, chuẩn bị chia ra bao vây!
Cờ tín hiệu vung trên cột buồm, tất cả chiến thuyền đều kéo neo sắt lên, buồm mở hướng mé bên, hơn hai trăm chiến thuyền chậm rãi khởi động.
Người Vô Tấn chờ đợi chính là Thủy Quân phủ Giang Ninh đô úy Dương Thiếu Du. Dương Thiếu Du năm nay khoảng bốn mươi tuổi, là tòng đệ của nguyên Sở Châu phó đô đốc thủy quân Dương Tụng, ở trong quân thủy quân gần hai mươi năm. Hai mươi năm trước gã là phó thống lĩnh thủy quân Kinh Châu điều đến Sở Châu, nhậm chức đô úy Thủy Quân phủ Giang Ninh. Thủy quân Kinh Châu thấp hơn thủy quân Sở Châu nửa cấp, gã là bị điều đến Thủy Quân phủ Giang Ninh.
Theo thông lệ chăng chức bình thường, tộc huynh của gã, Dương Tùng sau khi mãn nhiệm kỳ thì sẽ do gã tiếp nhận chức phó đô đốc thủy quân Sở Châu. Mục đích Thân quốc cữu điều gã đến cũng là vì để gã tiếp nhận chức vụ. Không ngờ hoàng thượng đánh vỡ thông lệ, nhâm mệnh một hoàng tộc tuổi trẻ nhậm chức phó đô đốc thủy quân, khiến Dương Thiếu Du thất vọng đến cực điểm. Nếu gã không điều đến Sở Châu thì hiện giờ đã thăng lên làm thống lĩnh thủy quân Kinh Châu rồi.
Không cam lòng và thất vọng đan xen trong lòng gã, đặc biệt là Vô Tấn hôm trước tới nhận chức càng kích động gã, khiến gã xúc động phẫn nộ đến mất lý trí, hai ngày nay khó ngủ ngon.
Gã mới nhận được bồ câu mệnh lệnh từ Thân Uyên, ra lệnh gã vận chuyển hai ngàn Tú Y vệ qua sông. Gã chẳng hề chần chờ ra lệnh xuất thuyền. Dù tân nhậm đô đốc Hoàng Phủ Vô Tấn đã ra quân lệnh không cho quân phủ gã xuất binh, nhưng gã đúng là muốn khiêu khích quân lệnh của Hoàng Phủ Vô Tấn. Gã muốn tất cả thủy quân Sở Châu đều biết, Dương Thiếu Du gã là người của Thân quốc cữu, không chấp nhận quân lệnh đến từ Lương vương hệ.
Hai mươi lăm chiếc thuyền lớn chở hai ngàn binh sĩ Tú Y vệ rẽ sóng hướng nam ngạn.
Dương Thiếu Du đứng ở đầu thuyền híp mắt nhìn phía xa cự vô bá Hổ Bí Hào, cười lạnh ra lệnh:
- Đi bằng tốc độ nhanh nhất hướng nam ngạn!
Gã không tin Hoàng Phủ Vô Tấn thật dám ra lệnh đánh chìm chiến thuyền chở đầy binh sĩ Tú Y vệ. Nếu hắn dám làm như vậy, hoàng thượng sẽ không tha cho hắn, người trong thiên hạ cũng sẽ không tha hắn.
Hoàng Phủ Vô Tấn lạnh lùng nhìn chằm chằm hai mươi chiếc quân thuyền lao đến gần, đã xuất hiện ngoài một dặm, khóe miệng hắn nhếch nụ cười lãnh khốc.
- Là ngươi tự tìm!
Hắn ngoái đầu quát to:
- Vung lệnh kỳ tập kết!
Cột bồm cao cao có hai lục kỳ và một hồng kỳ đang vung, đây là cờ tín hiệu tập kết thủy quân Sở Châu. Đô đốc thủy quân ra lệnh, tất cả chiến thuyền thủy quân tập kết hướng mẫu thuyền.
Ngoài một dặm, Dương Thiếu Du cũng trông thấy cờ tín hiệu.
Gã cười hung tợn, cũng ra lệnh:
- Không cần để ý tới, truyền lệnh tiếp tục tiến lên!
Chiến thuyền của gã cũng vung lệnh kỳ hồng, ra lệnh chiến thuyền thủy quân Giang Ninh tiếp tục tiến tới. Hai mươi mấy chiến thuyền thủy quân trong giây lát do dự giảm tốc độ lại tiếp tục phân tán tiến lên, định đột phá mặt sông chặn đường.
Chu Diên Bảo nổi giận:
- Đô đốc, hắn lại dám không nghe theo mệnh lệnh!
Hoàng Phủ Vô Tấn nặng nề hừ một tiếng, đứng thẳng người, bình tĩnh ra mệnh lệnh công kích thứ nhất:
- Đánh chìm thuyền chỉ huy của Dương Thiếu Du!
Chu Diên Bảo biến sắc, vội la lên:
- Đô đốc, có thể lên thuyền bắt đối phương!
Hoàng Phủ Vô Tấn khuôn mặt lạnh như băng:
- Không! Đánh chìm nó!
Hai mươi chiến thuyền cỡ trung vây hướng Dương Thiếu Du, rất nhanh đã bao vây lại. Các binh sĩ trên thuyền của Dương Thiếu Du bắt đầu kinh hoàng, liên tiếp kêu lên.
- Dương đô đốc, dường như đối phương muốn tấn công!
← Hồi 278 | Hồi 280 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác