Vay nóng Tinvay

Truyện:Danh môn - Hồi 329

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 329: “Khấu lưu Diệp Cáp Nhã”
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Siêu sale Shopee

Màn đêm lạnh lẽo bao phủ lấy Đại Minh cung, thời gian từ lúc bãi triều đến bây giờ đã qua lâu lắm rồi. Nhưng trong cảnh đêm hôm khuya khoắt thế này, lại có mấy chiếc xe ngựa được người hầu hộ tống cùng nhau kéo tới Đại Minh cung. Ngay sau đó một chiếc đèn lồng hình quả quýt lại được thắp lên ở trong Đại Minh cung. Bóng dáng của các vị Đại Đường tướng quốc lại xuất hiện kể từ sau khi bãi triều. Lần lượt Bùi Hữu, Thôi Ngụ, Hàn, Sở Hành Thủy, Viên Tái, Trương Phá Thiên, theo thứ tự mà đến. Thần sắc ai nấy đều nghiêm túc, có chút căng thẳng. Điều này cho thấy rõ ràng bọn họ bị bất ngờ tuyên triệu vào Đại Minh cung. Những tên thị vệ làm nhiệm vụ canh gác im lặng dõi theo bóng dáng vội vã của các vị tướng quốc xa dần về phía Đại Minh cung. Rất nhiều người trong số họ mơ hồ cảm nhận nhất định Đại Đường đã phát sinh ra đại sự gì rồi.

Trong tử thần thiên điện bảy vị tướng quốc đang châu đầu ghé tai, rối rít bàn luận tại sao hoàng thượng lại triệu họ gấp như vậy. Nhưng không người nào biết cả, bởi vì trong mấy ngày qua, tình hình trong triều ổn định không có chuyện gì bất thường cả, cũng không có đại sự gì phát sinh. Lúc này Thôi Ngụ bỗng nhiên nhìn thấy đứa cháu họ của mình đang ngồi ở một góc điện. Lúc này Thôi Diệu đang cùng với người trực ban hôm nay là Trung thư xá nhân Hàn Dũ nói chuyện phiếm. Thôi Ngụ không khỏi ngẩn người: " Diệu nhi, con trở về bao lâu rồi, sao con lại có mặt ở đây"

Thôi Diệu vội vàng tiến lên thi lễ với nhị tổ phụ Thôi Ngụ của mình: " Hồi bẩm nhị tổ phụ, con vừa mới trở về Trường An lúc trưa nay, thì đến chiều bệ hạ đã triệu con vào gặp rồi lệnh cho con đến tối cùng tham gia hội nghị"

" Thì ra là như vậy, ta đã hiểu dụng ý của bệ hạ khi triệu kiến chúng ta tới rồi" Sở Hành Thủy cười ha hả. Rồi ông ta quay đầu về phía các vị tướng quốc khác nói: " Ta nghe nói tể tướng của Đại Thực đã tới Đại Đường ta, mà Diệu nhi lại có mặt ở đây. Không cần phải nói, thì cũng biết bệ hạ triệu kiến chúng ta tới vào giờ này chắc chắc là vì chuyện của Đại Thực rồi"

Mọi người nghe xong đều bừng tỉnh, hiểu ra vấn đề. Sở Hành Thủy nói rất có lý. Đúng lúc này từ trong nội điện vang lên tiếng truyền báo của thị vệ: " Hoàng thượng giá lâm"

Bảy vị tướng quốc lập tướng yên tĩnh trở lại. Thôi Diệu và Hàn Dũ ở phía sau cũng đứng lên. Chốc lát sau, Trương Hoán bước nhanh tiến ra đại điện. Hắn vẫn đang mặc một bộ y phục bình thường, không hoàng bào gì cả, nhìn cũng không đến nỗi nào. Trương Hoán lướt nhìn qua tất cả mọi người, cười nói: " Chúng ái khanh đã đến hết cả rồi. Chỉ có trẫm là tới chậm thôi"

" Chúng thần tham kiến hoàng thượng" Mọi người đồng loạt khom người thi lễ.

" Chúng ái khanh miễn lễ" Trương Hoán ngồi xuống, khoát tay ra hiệu cho mọ người: " Các ái khanh cứ ngồi xuống bàn chuyện. Bây giờ cũng đang là lúc hạ triều, tất cả có thể thoải mái một chút, không cần quá câu nệ lễ tiết đâu"

Mọi người lục tục bảo nhau ngồi vào vị trí của mình. Hàn Dũ thì ngồi trước bàn để ghi chép, tất cả giấy, bút đã được ông ta chuẩn bị để ghi chép. Hơn mười tên thái giám đã đem đốt tất cả số đèn đuốc trong Tử Thiên Điện khiến nơi đây sáng sủa, rõ như ban ngày vậy.

Trương Hoán trầm ngâm một chút, rồi chậm rãi nói: " Hôm nay trẫm đột ngột triệu kiến các khanh tới vào giờ này là vì có một quốc sách quan trọng muốn cùng mọi người thương lượng. Chiều hôm nay trẫm đã nhận được bức thư do chính Calipha viết cho trẫm"

Trương Hoán vừa dứt lời, lập tức mọi người đều quay đầu nhìn về phía Thôi Diệu. Trương Hoán thấy thế khẽ mỉm cười, nói: " Không sai, bức thư đó là do chính tay Thôi Diệu đã vượt ngàn dặm mang về đây. Bức thư ấy cũng viết bằng chữ Đại Thực và trước mắt Thôi Diệu sẽ đọc cho tất cả mọi người nghe qua"

Thôi Diệu lập tức đứng lên. Hắn nhận lấy bức thư đó từ trên một cái khay mà tên thái giám bưng tới. Trong suy nghĩ của hắn có chút khẩn trương, hồi hộp: " Gửi hoàng đế Đại Đường, ta là Lạp Hy Đức, cũng chính là Calipha đời thứ năm của A Bạt Tư vương triều. Vì muốn tạo lập mối quan hệ lợi ích bình đẳng lâu dài giữa hai nước, cho nên ta đặc biệt viết thư gửi tới hoàng đế bệ hạ..."

Thôi Diệu đọc rất chậm, cả một bức thư hai nghìn chữ, cơ hồ hắn phải đọc mất một khắc đồng hồ. Hãn Dũ vừa nghe vừa múa bút thành văn, chép lại nội dung bức thư của Lạp Hy Đức. Bảy vị đại thần chăm chú lắng nghe Thôi Diệu đọc thư từ đầu tới cuối, không ai có bất cứ lấy làm ngạc nhiên về bức thư này. Tất cả hiểu rằng đây không phải là chuyện đùa mà là một quyết sách trọng đại của Đại Đường.

Thôi Diệu đọc xong liền lặng yên lui xuống, Trương Hoán nhìn qua mọi người một lượt, rồi cất lời nói trước: " Chuyện này trẫm đã suy đi tính lại cả chiều nay, hiện nay quân tướng Đại Thực đang nảy sinh mâu thuẫn sâu sắc. Calipha vì hy vọng đoạt lại quyền lực của mình cho nên hy vọng có thể nhận được sự hỗ trợ từ phía chúng ta. Để báo đáp lại chuyện đó, ông ta hứa sẽ ngừng hoàn toàn việc Đại Thực ủng hộ Hồi Hột. về cơ bản trẫm đồng ý với lời đề nghị này, nhưng đây là vấn đề trọng đại, trẫm muốn bàn bạc thêm với các khanh cho kín kẽ. Hy vọng các khanh hãy đóng góp thêm ý kiến của mình"

Chuyện này thực sự là rất bất ngờ, cho nên không có ai chuẩn bị trước tư tưởng hay phương án gì cả. Trong đại điện nhất thời im ắng, không một tiếng động. Trương Hoán cũng không thúc giục, hắn biết mọi người cần thời gian để suy tính"

" Bệ hạ, thần xin được có mấy lời nói trước" Người vừa đứng lên phát biểu chính là Binh bộ thượng thư Viên Tái. Ông ta hướng mọi người gật đầu, rồi từ từ nói: " Năm năm trước đây thần được bệ hạ giao nhiệm vụ đi xử lý vấn đề của người Khiết Đan. Đó là đem những người Khiết Đan sau khi bị đánh dẹp đưa về an trí ở mười lăm châu huyện từ Hà Bắc cho tới Hà Đônh. Tính đến nay năm năm đã trôi qua, đầu năm vừa rồi thần có đặc biệt đi thăm dò hiệu quả của công cuộc an trí đó ra sao. Thì kết quả thật sự khiến cho thần kinh ngạc, mới có năm năm ngắn ngủi mà đại đa số người Khiết Đan đã hòa nhập với người Hán thành một cộng đồng thống nhất. Người Khiết Đan và người Hán lấy nhau, rồi bọn họ cũng mặc y phục giống người Hán, cũng nói phương ngôn, cũng nộp thuế như người Hán chân chính. Nhất là những người trẻ tuổi, căn bản bọn họ không còn nghĩ rằng mình là người Khiết Đan nữa. Thần cũng đã tận tình đi hỏi không ít người, bọn họ đều trả lời rằng không cần để ý mình là người Khiết Đan hay người Hán, mấu chốt là họ có cái ăn, cái mặc, có đất đai để sinh hoạt và cấy cày là được rồi. Từ những điều này thần hiểu ra rằng, việc phản đối người Khiết Đan rời nam đó chẳng qua là ý kiến của bọn người quý tộc, chúng sợ như vậy sẽ là cướp đi những người làm ra lợi ích cho chúng. Còn những người Khiết Đan nghèo khổ, thật sự bọn họ chẳng thèm để ý mình là con dân của ai. Những người ấy sinh sống trong nền văn hóa của chúng ta dĩ nhiên bọn họ sẽ phải tự mình dần dần điều chỉnh để thích ứng và quen dần với văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc Hán. Cứ lâu dần lâu dần, bọn họ sẽ bị đồng hóa và sẽ hoàn toàn đi theo văn hóa của người Hán chúng ta. Nếu như chúng ta làm ngược lại, nghĩa là ban đầu tỏ ra nhân nhượng, cung cấp cho bọn chúng tiền gạo tất dẫn đến kết quả là đám người ấy sẽ kiêu căng, thậm chí là có cảm giác bất bình đẳng, và chỉ cần hơi không bằng lòng một chút là chúng lại đòi khởi nghĩa độc lập, bởi vì chúng cho rằng sự ưu đãi của triều đình chính là một sự miệt thị, coi thường chúng. Cho nên việc bệ hạ dùng biện pháp cứng rắn, tiêu diệt toàn bộ bọn quý tộc Khiết Đan, rồi cưỡng chế và phân tán các người dân trong bộ tộc đi an trí, cho ở cùng với người Hán, cùng đãi ngộ như người Hán. Mặc dù ban đầu bọn họ cũng có chút bất mãn nhưng rồi trải qua thời gian, văn minh của người Hán sẽ dần dần được dung nhập vào trong đầu của họ. Và thế là chúng ta đã xóa bỏ hoàn toàn được mối nguy hiểm từ người Khiết Đan rồi"

Viên Tái nói một hơi đến đây, chợt phát hiện ra mình dường như đã đi lạc đề, nên ông ta áy náy cười nói: " Ý của thần không phải là đề cập tới vấn đề này đâu. Ý của thần là thế này: Bọn người Hồi Hột kia, nhân khẩu thật ra thì cũng không nhiều, tối đa thì cũng chỉ đến trăm vạn người là cùng. Không chỉ có bọn họ, mà bọn người Hung Nô, Đột Quyết ... Những cái dân tộc du mục ở phương bắc này cho tới bây giờ vẫn là mối hiểm họa tiềm ẩn của chúng ta. Trong suốt hơn một nghìn năm qua chúng vẫn không ngừng việc xâm lấn quấy nhiễu Trung Nguyên, nhưng các từ triều đại này tới triều đại khác của Trung Nguyên chúng ta vẫn không có cách nào giải quyết triệt để mối uy hiếp từ phương bắc này. Thần nhận ra rằng có một điểm rất quan trọng mà chúng ta cần chú ý, đó là từ trước tới nay chúng ta chưa bao giờ sáp nhập Mạc Bắc vào bản đồ. Vì thế thần kiến nghị, nếu như lần này chúng ta có thể san bằng Hồi Hột thì thần hy vọng Đại Đường sẽ tiếp tục tiến lên phía bắc, bắt chúng phải sửa đổi hoàn toàn theo Đại Đường. Chúng ta sẽ lấy việc thành lập các quân trấn làm phương thức để di dân Hán lên phương Bắc, đồng thời đem bọn người Hồi Hột rời vào nam Trung Nguyên, phân tán an trí. Như vậy sẽ hoàn toàn giải quyết sự uy hiếp của các dân tộc du mục phương bắc với người Hán chúng ta"

*****

Viên Tái nói rõ ràng mạch lạc phương án mà ông ta đã suy nghĩ ấp ủ trong lòng. Suốt ba năm nay ông ta vẫn chưa có cơ hội nói ra. Hôm nay chính là thời cơ tốt nhất để Viên Tái trình bày nhửng điều ấp ủ bấy lâu.

Có lẽ những người khác cũng bị nhiệt huyết của Viên Tái ảnh hưởng, cho nên họ bắt đầu bàn tán, không khí trong đại điện cũng sôi nổi hơn. Bùi Hữu và Thôi Ngụ cùng đồng ý nhận định: Đại Đường suy nhược đã lâu, một cuộc chiến tranh Toái Diệp cũng đã tiêu hao hết chút tiềm lực vừa mới khôi phục lại được của quốc gia, Nếu như Đại Đường muốn khôi phục lại sự cường thịnh như thời Khai Nguyên chi trị, thì cũng cần phải tích lũy ít nhất là trong ba mươi năm nữa, cùng với đó là phải chăm lo thật tốt việc nội chính, đồng thời trong vòng hai mươi năm tới không nên tiến hành bất cứ cuộc chiến tranh đại quy mô nào nữa. Không thể đánh đồng Thổ Hỏa La, khu vực phía tây Dược Sát hà và Toái Diệp với nhau được, bởi vì Thổ Hỏa La, bởi vì hai nơi ấy không thuộc về lợi ích trung tâm của Đại Đường. Thật là không đáng khi vì chúng mà lại dốc hết tiềm lực của đất nước để lại cùng tranh đoạt với Đại Thực một lần nữa. Như vậy thì việc Đại Đường kí hòa ước với Đại Thực là điều đúng đắn. Còn về phần Hồi Hột, nó vẫn luôn là một thanh kiếm treo lơ lửng trên đầu Đại Đường. Lần này Hồi Hột nảy sinh nội chiến chính là cơ hội tuyệt vời để " xử lý" " con đỉa" này. Trong trường hợp Đại Đường bỏ qua cơ hội này thì trong tương lai Đại Đường sẽ phải trả giá rất đắt nếu muốn công chiến Hồi Hột lại lần nữa.

Đối với việc Bùi Hữu và Thôi Ngụ có kiến nghị nên buông tha Thổ Hỏa La, Trương Hoán cũng chỉ cười mà không nói câu nào. Biểu hiện bên ngoài như vậy nhưng không có nghĩa đó là quan điểm trong đầu hắn đang nghĩ. Mặc dù Thổ Hỏa La và khu vực phía tây của sông Dược Sát hà là đất của Khang Quốc, An Quốc. Hiện tại Đại Đường không có cách nào để đoạt được chúng. Nhưng như thế không có nghĩa là Trương Hoán sẽ buông tha cho hai nơi này. Quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia khác không bao giờ có chuyện bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù chẳng qua cũng chỉ vì lợi ích của quốc gia đó mà thôi. Đại Đường và Đại Thực có thể sẽ kí hòa ước trong thời điểm hiện tại nhưng còn trong tương lai ai sẽ dự đoạn được mối quan hệ này sẽ ra sao?

Trương Hoán không nói gì vẫn một mực im lặng để lắng nghe ý kiến bàn bạc của mọi người. Hắn thấy Sở Hành Thủy mấy lần định có ý kiến nhưng lại thôi. Hắn liền mỉm cười nói: " Sở ái khanh, khanh có ý kiến gì cứ nói ra, trẫm cần nghe ý kiến của mỗi người"

Sở Hành Thủy là người duy nhất còn xót lại của thế hệ những người đứng đầu thất đại thế gia ở đời trước. Ông ta cũng là vị tướng quốc cao tuổi nhất và có nhiều kinh nghiệm nhất trong triều. Năm này Sở Hành Thủy đã hơn sáu mươi tuổi, cũng sắp đến tuổi nghỉ hưu rồi. Thấy Trương Hoán hỏi đến mình, Sở Hành Thủy đứng lên cười nói: " Thần cũng cùng quan điểm với các vị ngồi ở đây, đó là Đaị Thực cách chúng ta quá xa, cho dù chúng ta có chinh phục được nó thì cũng không thể thống trị cái nó được. Vì thế thần tán thành việc làm trước mắt là phải tiêu diệt Hồi Hột. Nhưng thần cũng còn bổ sung thêm một ý kiến khác đó là Đại Đường ta cũng nên giữ vững mối quan hệ tốt đẹp với Bái Chiêm Đình quốc, để làm được điều này tốt nhất là thông qua việc buôn bán trao đổi. Triều đình nên khích lệ các thương nhân Đại Đường tích cực đến vùng biên giới phía tây để tiến hành buôn bán. Để cho thương nhân người Hồ đến với Đại Đường nhiều hơn. Đồng thời cũng mở thêm các tuyến vận chuyển buôn bán trên biển. Cho mở cửa các bến cảng ở Dương Châu, Nghiễm Châu để các thương nhân trong nước có thể đến được tây phương buôn bán kiếm lời. Việc buôn bán quy mô lớn với hải ngoại sẽ không chỉ đem lại sự phát triển cho thủ công nghiệp trong nước và vấn đề tài chính của triều đình cũng sẽ tìm ra được một nguồn thu mới"

Lần hội nghị của các nhân vật đầu não trong triều đình nhà Đường bắt đầu từ khuya hôm trước và đến mãi tận rạng sáng ngày hôm sau mới kết thúc. Sau khi thảo luận cuối cùng cũng đi đến thống nhất về một bộ phương án chiến lược của quốc gia. Đó là các quốc sách cơ bản với Đại Thực, Bái Chiêm Đình, Hồi Hột và dân tộc Thổ Phiên. Theo đó, đối với Đại Thực thì lấy Bái Chiêm Đình làm chủ, hai bên sẽ tạo lập một mối quan hệ tốt đẹp dựa trên cơ sở là việc buôn bán, thông thương hàng hóa. Ra sức thúc đẩy mạnh mẽ việc mua bán trao đổi giữa phương đông và phương tây, qua đó giúp cho kinh tế Đại Đường phát triển và văn hóa Trung Nguyên sẽ được truyền bá rộng hơn. Còn đối với dân tộc Thổ Phiên, do điều kiện về địa lý cách trở, Đường quân không có cách nào tiến vào được, cho nên cần phải lấy áp chế làm đầu. Cụ thể là nghiêm cấm vận chuyển các loại vật tư vào Thổ Phiên dưới mọi hình thức. Đồng thời làm mọi cách để duy trì trạng thái hỗn loạn nội chiến trong quốc nội Thổ Phiên. Để từ nội chiến ấy mà dân tộc Thổ Phiên sẽ dần dần suy yếu và tiêu vong, Còn đối với Hồi Hột thì đi đến quan điểm chung, đó là trong vòng hai đến ba năm tới Đại Đường sẽ hoàn toàn tiêu diệt cái dân tộc sống trên thảo nguyên này, rồi mở rộng và khuếch trương lãnh thổ Đại Đường lên phía bắc. Lấy việc thành lập các quân trấn và di dân là phương thức để bắt đầu cho mối quan hệ lâu dài thông suốt giữa Mạc Bắc và Trung Nguyên.

Khi mà ngày mới vừa mới tang tảng sáng thì một đạo mệnh lệnh khẩn cấp từ Trường An đã được chuyển tới Linh Châu

Linh Châu trước đây chính là Linh Vũ quận là chính là trụ sở của Sóc Phương Tiết độ sứ. Chịu trách nhiệm thống lĩnh ba quận Linh Vũ, Phong An, Định Viễn, ba thành Thụ Hàng. Cũng đồng thời bảo vệ vùng biên cảnh của ba châu Hạt Linh, Hạ, Phong. Ban đầu số Đường quân trú đóng ở đây lên tới sáu bạn bốn ngàn bẩy trăm quân. Nhưng từ sau khi dân tộc Thổ Phiên dần suy yếu thì trọng điểm phòng ngự của Đại Đường lại được chuyển hướng sang phía tây và phía bắc. Địa vị của Sóc Phương Tiết độ sứ cũng từ đó mà được từ từ nâng cao hơn. Ngay từ đầu năm triều đình đã tiến hành cho điều chỉnh và điều động binh lính. Và Tây Vực đô hộ phủ trở thành khu vực có số quân đội đồn trú đông đảo nhất. Tổng cộng lên tới mười hai vạn quân. Tây Vực đô hộ phủ được chia thành bốn đại đô đốc phủ là Bắc Đình, An Tây, Toái Diệp và Đại Uyển. Sóc Phương Tiết độ sứ chính là nơi tập trung binh lực đông đảo thứ hai, với mười vạn quân, trở thành Tiết độ phủ lớn thứ hai của Đại Đường. Đồng thời triều đình cũng cho cắt giảm binh lực của Lũng Hữu, Hà Đông, Hà Tây cho tới Phạm Dương.

Để đề phòng việc các Tiết Độ sứ sẽ chuyên quyền trong công việc, cho nên triều đình đã đưa ra ba biện pháp nhằm áp chế và ngăn chặn chuyện này. Một là, quân phí và lương thực ở các Tiết Độ này đều do triều đình trực tiếp phụ trách. Nghiêm cấm quân đội tự tiện mưu lợi ở nơi đồn trú. Thứ hai là Ngự Sử Đài sẽ định kỳ cắt cử các Giám sát sứ tới cắm chốt tại các nơi này. Các giám sát sứ có thể được điều động, luân chuyển không cần theo quy luật nào cả. Thứ ba, đó là thực hiện chế độ luân phiên Tiết Độ sứ. Triều đình sẽ cắt cử và điều chuyển mười sáu vị đại tướng quân thay nhau đảm nhiệm chức vị Tiết Độ sứ các nơi. Số Tiết Độ sứ này cùng với Tây Vực Đô Hộ phủ, và bốn Đại đô đốc phủ đều thực hiện nguyên tắc nhiệm kỳ bốn năm lại điều chuyển một lần.

Hiện tại người đảm nhiệm Sóc Phương Tiết độ sứ là Tả Lâm Môn Vệ đại tướng quân Lý Song Ngư. Hắn là bộ hạ cũ của Trương Hoán, nổi tiếng là người rất mực trung thành và cẩn thận. Buổi trưa ngày hôm nay, hắn nhận được tin cấp báo tám trăm dặm từ thành Trường An chuyển tới. Đó là thủ dụ của Trương Hoán, lệnh cho hắn phải giữ chân Diệp Cáp Nhã của Đại Thực ở ngay tại đó.

Phải nói là cái tin tức kia đến thật là vô cùng kịp thời, bởi vì Diệp Cáp Nhã chỉ còn cách thành có hơn trăm dặm nữa thôi. Và Lý Song Ngư cũng đang chuẩn bị xuất quân tới chào đón và dẫn bọn họ qua sông Hoàng Hà. Diệp Cáp Nhã mang theo những ba ngàn quân đi theo hộ vệ như thế là trái với quy định của Đại Đường, đó là các sứ thần ngoại quốc khi vào Đại Đường không được mang theo quá ngàn quân bảo vệ. Sau khi hiệp thương bàn bạc. Lý Song Ngư đồng ý để cho Diệp Cáp Nhã cắt giảm số quân hộ về ra làm hai. Đầu tiên là ở Cửu Nguyên cắt giảm một ngàn quân, sau đó đến Linh Vũ lại cắt giảm thêm một ngàn quân nữa. Và dĩ nhiên là Đường quân sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn cho ông ta trên suốt hành trình.

Vì không muốn làm đối phương hoài nghi, cho nên Lý Song Ngư đã bố trí cả hai phương án. Ở bờ phía đông của sông Hoàng Hà, hắn cho bố trí một vạn quân, còn đích thân hắn dẫn theo một ngàn khinh kỵ binh qua sông để nghênh đón và đưa Tể tướng Đại Thực qua sông.

Sau khi từ Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý xuôi nam, thì địa điểm đặt chân lên Đại Đường đầu tiên của Diệp Cáp Nhã là Cửu Nguyên. Và từ Cửu Nguyên đến Trường An có hai con đường có thể đi, một là đi dọc theo Tần trực đạo đi về phía nam. Đây chính là con đường nhanh nhất và thuận tiện nhất, nếu là kỵ binh thì chỉ cần nửa tháng là có thể đến Trường An. Còn một con đường khác là dọc theo sông Hoàng Hà mà xuôi nam, và phải qua sông ở Linh Châu. Bởi vì hành trình rất xa, mà quân hộ vệ của Diệp Cáp Nhã lại đông, cho nên Đường quân không cho phép bọn họ đi theo đường Tần trực đạo, mà bắt bọn họ phải dọc theo sông Hoàng Hà để xuôi nam.

*****

Đoàn người của Diệp Cáp Nhã đi mất gần nửa tháng mới tới được Linh Châu. Vào lúc này, Linh Châu đã bước vào hạ tuần tháng tám, mùa thu đã hoàn toàn bao trùm lên tất cả. Gió bắc thổi mạnh mẽ quét qua cao nguyên hoàng thổ. Bụi bay mù trời, còn thiên không lúc nào cũng mang một màu như buổi hoàng hôn vậy

Ngồi bên trong xe ngựa, Diệp Cáp Nhã thích thú ngó ra ngoài cửa xe để ngắm nhìn cảnh sắc bên đường. Ở phía bên trái là những gò thấp. Có những khe nứt tha hồ tung hoành trên trên những lớp hoàng thổ kia, nhìn những khe nứt ấy như là dấu vết của những nhát đao bổ xuống mặt đất. Và ở cách đó mấy dặm nữa chính là con sông mẹ của Đại Đường- con sông Hoàng Hà. Con sông ấy có chỗ chảy quanh co uốn lượn, nhưng cũng có những đoạn, bỗng nhiên con sông ấy hùng hồn, ngưng trọng rồi chồm lên đầy khí thế. Còn bên phải là dãy núi nguy nga hùng vĩ mang tên Hạ Lan Sơn.

" Duy Tề Nhĩ điện hạ, đi về phía trước hai mươi dặm nữa chính là Linh Châu độ khẩu. Chúng ta sẽ từ đó mà vượt sông Hoàng Hà"

Làm phiên dịch cho Diệp Cáp Nhã là một người thương nhân Túc Đặc, chừng năm mươi tuổi. Ông ta là một thương nhân vẫn thường xuyên buôn bán qua lại giữa Đại Đường với Đại Thực, và có thể nói được tiếng Hán một cách lưu loát. Diệp Cáp Nhã tin tưởng vào ông ta nên đặc biệt đem ông ta từ Ba Cách Đạt theo. Bản thân người phiên dịch này cũng đã có ba mươi năm kinh nghiệm trong buôn bán, đã đi qua nhiều vùng đất của Đại Đường. Năm đó dân tộc Thổ Phiên chiếm lĩnh An Tây, con đường tơ lụa vì thế mà từng rời qua Hồi Hột và rất nhiều thương nhân đã từ con đường này mà tiến thẳng vào nội địa Đại Đường.

Người thương nhân Túc Đặc kia thấy Diệp Cáp Nhã đang rất cao hứng, cho nên ông ta tiếp tục giới thiệu: " Nơi này thực vật thưa thớt, một lượng lớn đất vàng bị cuốn xuốn sông khiến cho nước sông ở đây mới vẩn đục màu vàng như vậy, vì vậy mà nó có tên là sông Hoàng Hà. Nhưng khi đi thêm một chút nữa về phía nam Duy Tề Nhĩ sẽ được thấy những vùng đất nông nghiệp màu mỡ của Đại Đường. Nhân khẩu tập trung đông ở Lũng Hữu, đây cũng chính là mảnh đất khởi nghiệp của hoàng đế Đại Đường ngày nay.

" Ngươi đã được gặp hoàng đế Đại Đường rồi sao" Diệp Cáp Nhã ôn hòa cười nói với người thương nhân kia

Người thương nhân Túc Đặc lắc đầu nói: " Tiểu nhân cũng chỉ mới nghe nói ông ta là một vị hoàng đế rất quan tâm đến dân chúng, chứ chưa có hân hạnh được gặp ông ta"

" Lần này ta cùng hoàng đế Đại Đường hội đàm, tất phải nhờ đến ngươi làm người thông dịch. Đến lúc ấy ngươi nhất định sẽ có cơ hội được gặp ông ta rồi"

Diệp Cáp Nhã vừa mới nói xong thì bỗng nhiên có người chỉ về phía trước hô to: " Đại nhân người mau nhìn kìa, là Đường quân đang tới"

Diệp Cáp Nhã ló đầu nhìn về phía trước, quan sát một chút, ông ta chỉ thấy phía trước bụi vàng tung bay mù mịt. Đó là một đội quân đan nhanh chóng chạy lại chỗ của bọn họ. Diệp Cáp Nhã cươi nói với đám tùy tùng: " Không cần phải lo lắng gì cả, đấy là Đường quân đến dẫn chúng ta qua sông thôi"

Rất nhanh, đội kỵ binh Đường quân đã chạy tới chỗ của Diệp Cáp Nhã. Chủ tướng Lý Song Ngư tung mình xuống ngựa, bước lên thi lễ nói: " Tại hạ Sóc Phương Tiết Độ Sứ Lý Song Ngư phụng lệnh của Đại Đường hoàng đế đến đây để đưa khách quý qua sông"

Người thương nhân phiên dịch mấy câu của Lý Song Ngư cho Diệp Cáp Nhã. Ông ta gật đầu cười nói: " Thì ra là Lý tướng quân, cực khổ cho ngài quá. Ta chính là Diệp Cáp Nhã là Duy Tề Nhĩ của Đại Thực"

Người thông dịch lại chuyển ngữ mấy câu nói của Diệp Cáp Nhã sang tiếng Hán. Đồng thời ông ta còn mở ngoặc chú thích Duy Tề Nhĩ ở Đại Thực cũng tương đương với chức vị tướng quốc của Đại Đường. Lý Song Ngư liền ôm quyền nói: " Chúng tướng đã chuẩn bị xong thuyền bè, xin mời tể tướng đại nhân theo tôi qua sông "

Đường quân lập tức đi trước dẫn đường. Đoàn người lại tiếp tục rầm rộ tiến về phía trước. Một lúc lâu sau đại đội nhân mã đã tới được Linh Châu Hoàng Sa độ khẩu. Mọi người muốn qua sông ở Linh Châu hầu như đều phải qua từ chỗ này. Mặt sông Hoàng hà ở đoạn này có thể nói là rộng lớn, ước chừng phải rộng đến hai mươi dặm chứ chẳng ít. Các hoạt động vận tải trên sông Hoàng Hà cũng chủ yếu diễn ra ở đoạn sộng này. Năm xưa khi Đại Đường còn mới khai quốc, Đường Cao Tổ Lý Uyên đã từng cho xây dựng ở đây Hoàng Hà Thủy Sư, để phòng ngừa quân Đột Quyết xâm lấn. Hiện tại chỗ này còn trở thành bến vận tải đường thủy vô cùng trọng yếu trên sông Hoàng Hà. Một số lượng rất lớn lương thực chuyển từ Hà Đông đến cũng là theo con đường vận chuyển của sông Hoàng Hà này.

Lúc này ở độ khẩu có hai chiếc đại thuyền đang neo đậu. hai chiếc thuyền này mỗi lần vận chuyển được hơn ba trăm người. Lý Song Ngư tỏ vẻ áy náy nói: " Xin tướng quốc tha lỗi, tàu thuyền đã bị chúng tướng mang đi vận chuyển lương thực cả rồi, chỉ còn lại hai chiếc thuyền này là còn dùng tốt. Cho nên chỉ có thể phân ra thành mấy lần đưa đón các vị qua sông thôi"

Chuyện này thật là nằm ngoài sự dự liệu của Diệp Cáp Nhã. Ông ta trầm ngâm một chút rồi nói: " Được rồi, khách thì phải theo chủ chứ, chúng ta xin nghe theo sự sắp xếp của Lý tướng quân"

Sau khi xuống xe ngựa Diệp Cáp Nhã liền đường hai trăm tên thân vệ bao vây xung quanh để hộ tống lên một chiếc đại thuyền. Hơn mười người lính Đường quân làm nhiệm vụ dẫn đường cũng bước lên chiếc thuyền đó. Cuối cùng chiếc đại thuyền cũng lắc la lắc lư rời bền, rồi rẽ mặt nước đục ngầu một màu vàng của sông Hoàng Hà để sang bờ bên kia. Lý Song Ngư vẫn dõi mắt nhìn theo bóng của chiếc thuyền dần biến mất. Khóe miệng lộ ra một nụ cười bí hiểm mà chẳng ai nhìn thấy được.

Ngày hai mươi sáu tháng tám năm Đại Trị thứ sáu. Duy Tề Nhĩ Diệp Cáp Nhã của Đại Thực sang hội kiến với hoàng đế Đại Đường đã bị Sóc Phương quân lưu giữ ở lại Linh Châu. Hai nghìn thị vệ hộ tống ông ta đến Đại Đường cũng bị Đường quân lợi dụng lúc qua sông nhất nhất bắt sống không sót một tên. Giờ đây tất cả đều bị Đường quân bắt giam.

Thôi Diệu tuy có mặt ngay từ đầu trong Tử Thần Thiên Điện nhưng quyết sách cuối cùng mà Chính Sự Đường đưa ra, hắn không hề được biết, bởi vì ngay sau khi hắn đọc xong bức thư của Lạp Hy Đức thì tự mình thoái lui ra ngoài điện. Và cũng phải đợi đến khi trời hừng sáng thì thị vệ trong cung mới cho phép hắn về nhà. Hắn trở về Trường An từ buổi trưa ngày hôm qua, vậy mà tính đến lúc này thời gian hắn nghỉ ngơi còn chưa đến một canh giờ. Có vẻ như hắn cùng sức cùng lực kiệt rồi. Mặc dù mỏi mệt như vậy, nhưng sự hưng phấn trong lòng Thôi Diệu không hề giảm đi tí nào cả. Theo như thái độ của hoàng thượng và các vị tướng quốc thì có thể thấy triều đình hiển nhiên là có ý muốn cùng Đại Thực hòa giải. Đây là điều làm hắn cảm thấy rất vui mừng, sung sướng vô cùng. Hắn tuyệt đối không muốn hai đại đế quốc của phương đông và phương tây lại rơi vào vực sâu của chiến tranh.

Thôi Diệu xuống xe ngựa, rồi hắn bước nhanh vào bên trong nội phủ. Nhưng vừa bước vào đại môn, lão quản gia đã cản hắn lại thông báo cho hắn: " Trưởng công tử, phu nhân nói khi công tử về thì đến gặp bà ấy ngay"

" Ta biết rồi" Thôi Diệu đáp ngắn gọn rồi xoay người đi vào trong. Phu nhân ở đây chính là thê tử của Thôi Hiền, nhưng bà ta không phải là mẹ ruột của Thôi Diệu. Mẹ đẻ của Thôi Diệu là đích nữ của Thục Trung Dương gia, mấy năm trước bà ấy đã mắc bệnh mà qua đời rồi. Còn vị phu nhân mà lão quản gia vừa nói chính là thứ thê của Thôi Hiền, bà ta họ Trầm, là con gái của một gia đình lớn ở Hán Trung. Khi ở Lĩnh Nam, bà ta đã sinh cho Thôi Hiền một nhi tử, nên được ông ta nâng lên làm chính thê. Mặc dù vậy, nhưng Thôi Viên khi còn sống luôn luôn không đồng ý về việc này, cho nên Trầm thị ở Thôi gia cũng không hòa hợp cho lắm, mà bà ta cũng chẳng muốn hỏi han tới công việc trong gia tộc gì cả. Đối với Thôi Diệu và đệ đệ của hắn cũng chẳng quan tâm. Có lẽ đã rất nhiều năm rồi Thôi Diệu cũng không có gặp bà ta.

Trầm thị tuổi chừng ngoài ba mươi, dung mạo cũng tạm gọi là đoan chính, cũng không có vẻ gì đặc sắc bộc lộ ra bên ngoài cả. Sở dĩ nàng được nâng lên làm chính thê của Thôi Hiền bởi vì bà ta đã sinh được một đứa con trai, giúp cho Thôi gia đỡ đơn bạc. Còn trên thực tế thì Trầm thị không đủ khả năng và tính cách của một chính thê lo quản công việc nội tướng trong Thôi gia, bởi vì bà ta là một người nhát gan, sợ phiền phức. Hôm nay, Trầm thị đột nhiên muốn gặp Thôi Diệu bởi vì Thôi Hiền liên tục dặn dò bà ta phải gặp và nói chuyện với Thôi Diệu. Lúc này, Trầm thị đang sắp xếp, đem cất quần áo mùa hè cho nhi tử của mình. Bỗng nhiên có nha hoàn vào bẩm báo là trưởng công tử đã trở về.

Trầm thị ngẩn người ra một chút, rồi vội vàng sai bảo nha hoàn: " Bảo trưởng công tử chờ một chút, ta sẽ ra ngay đấy"

Chốc lát sau Trầm thị đi ra, nét mặt của bà ta lộ ra một chút tâm sự có phần nặng nề. Bởi vì bà ta không biết phải nói như thế nào với Thôi Diệu cái chuyện này – chuyện mà bà ta sắp nói đây. Thôi Diệu đang đứng ở phòng khách, hắn đang chắp tay mà nhìn ngắm bức treo trên tường. Hắn bỗng nhiên cảm thấy có người đang bước vào phòng khách, hắn quay lại thì gặp đúng lúc người mẹ kế bước vào. Thôi Diệu vội vàng tiến lên thi lễ: " Hài nhi xin ra mắt nhị nương" ※※t bọn họ phải dọc theo sông Hoàng Hà để xuôi nam.


Cửu Mộng Tiên Vực

Hồi (1-340)


<