Truyện Tiên Hiệp

Truyện:Danh môn - Hồi 328

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 328: “Trọng đại quyết sách”
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Binh lính Đường quân nghe được lệnh nghỉ ngơi thì sung sướng như nhận được tin ân xá vậy, ai nấy đều rối rít nhảy xuống ngựa, cho chúng ăn qua loa một chút, rồi sau đó lăn ra đất ngủ một giấc thật say cho lại sức. Quả thật là bọn họ đã quá mệt mỏi. Nhưng có một người không ngủ, đó là Thi Dương, hắn ngồi dưới một gốc đại thụ, nhấm nhấm một cái rễ cỏ chờ đợi tin tức của thám báo quân. Thời gian đi qua nửa canh giờ Thi Dương mới chợp được mắt. Nhưng bỗng nhiên hắn bị những tiếng vó ngựa dồn dập làm cho tỉnh giấc. Hắn đứng lên quan sát, thì thấy có hai con chiến mã từ phía tây chạy lại. Không sai, đó là thám báo của Đường quân. Thi Dương vội vàng sải bước lên nghênh đón, gấp giọng hỏi: " Thế nào có tin tức của thương đội đó không"

Một tên thám báo đáp rõ ràng: " Hồi bẩm tướng quân, thương đội đó hiện đang dừng lại nghỉ ngơi ở cách đây hơn hai mươi dặm theo hướng tây nam. Tổng cộng có gần tám nghìn thớt lạc đà. Ba thương đội ấy đã hợp lại thành một, không hề có quân hộ vệ"

Thi Dương nghe xong mừng rỡ, hắn lập tức quay đầu, gọi lớn: " Toàn bộ phải lập tức lên đường ngay"

Binh lính Đường quân kiệt sức rất say, nhưng những quân quan vẫn phải đánh thức họ dậy. Những tiếng thét ra lệnh nghiệm nghị khiến ai nấy đều răm rắp thi hành. Đường quân dùng băng lạnh đọng trên lá, cỏ để rửa mặt. Cái giá lạnh khiến cho họ tỉnh tảo trở lại. Tất cả lập tức nhảy lên ngựa, theo chủ tướng nhắm theo hướng tây nam mà phóng ngựa đi.

Trời lúc này vẫn còn tối mờ. Trên thao nguyên sương mù vẫn còn tràn ngập, đậm đặc. Nơi này cách Di Bá Hải chỉ có mười dặm, nên độ ẩm trong không khí rất cao. Sương mù ở đây cũng có màu tro xám trong giống như vú trâu vậy, cho nên trong khoảng cách ngoài hai mươi bước chẳng thể quan sát được cái gì cả. Ở bên một con sông nhỏ, có một thương đội khổng lồ đang đồn trú. Thương đội này có gần tám ngàn thớt lạc đà, nó chính là ba đại thương nhân Túc Đặc của Hồi Hột cùng liên hiệp lại mà thống nhất thành một thương đội. Toàn bộ thương đội đếu đến từ Tát Mã Nhĩ Hãn, cùng vận chuyển ba vạn thạch lá trà, cùng với muối, đường, vải vóc, cùng một lượng lớn vật tư. Đây là những vật phẩm đáp ứng nhu cấp cấp bách lúc này của Hồi Hột nên chắc chắn sẽ bán được giá cao.

Xung quanh chỗ thương đội Túc Đặc kia trú chân không khí rất yên tĩnh, phần lớn mọi người đều đang ngủ say. Mấy trăm chiếc lều trên thảo nguyên rộng lớn, nhìn tựa như những cây nấm trong đêm. Cả thương đội lớn này có tất cả là hơn sáu trăm người, tất cả bọn họ đều là những thương nhân có kinh nghiệm và khôn khéo trong những chuyến buôn đường dài thế này, trong tay mỗi người bọn họ phaỉ có ít nhất là một thương đội. Sở dĩ lần này bọn họ hợp nhất với nhau thành một thương đội là để hạ xuống mức thấp nhất những tiêu hao trên đường vận chuyển. Trong sương mù dày đặc, mười mấy tên làm nhiệm vụ gác đêm cầm lấy đao đi loanh quanh bên doanh khu vực lều trướng. Bọn chúng không hề lo lắng Đường quân sẽ tấn công, vì chúng nghĩ rằng quân thành của Đường quân cách đây hơn bốn, năm trăm dặm, hơn nữa chỉ một đoạn đường nữa thôi sẽ có Hồi Hột quân đón, và bảo vệ cho bọn họ.

Chân trời phương đông đã xuất hiện những vệt sáng. Trời cũng sắp bình minh rồi, sương mù vì thế mà cũng tan dần tan dần không còn đậm đặc như lúc đêm nữa. Tầm nhìn bây giờ cũng được kéo dài ra, khoảng năm mươi bước. Nhưng bỗng nhiên từ góc đông bắc của khu lều trướng bỗng xuất hiện tiếng hô gọi của một gã gác đêm. Và ngay sau đó là tiếng kêu gào thảm thiết thật là dài. Ở góc đông bắc xuất hiện những tiếng xôn xao hỗn loạn. Rất nhiều người từ trong lều chui ta, bọn họ cảm nhận được tiếng vó ngựa đnag làm rung chuyển mặt đất.

" Giết" Một đội Đường quân như từ trên trời rơi xuống, đột nhiên xuất hiện ngay trước mặt của khu lều trướng này. Tất cả chỉ nghe thát tiếng của một tên tướng Đường quân hò hét ra lệnh: " Giết hết, một tên cũng không để lại"

Một cuộc tru diệt tàn khốc đã diễn ra ngay sau đó, những người Túc Đặc vô cùng hoảng sợ từ trong các lều chạy ra, hoàn toàn mất phương hướng. Bọn họ chỉ cảm nhận được chiến mã của Đường quân đang xẹt ngang qua họ, và những cái đầu cứ thế rụng xuống. Đường quân mặc khôi giáp màu đen, không một chút dung tình, tất cả đều dùng đao chém lia lịa và những người Túc Đặc đang tìm đường chạy trốn. Cũng có những người Túc Đặc nhảy lên được lạc đà, chạy bán sống bán chết, nhưng cũng bị Đường quân đuổi theo dùng tên nhọn bắn chết ngay. Chỉ trong nháy mắt, máu của những người trong thương đội ấy đã chảy thành sông, thây chết đầy đồng.

Chỉ trong vòng chưa đầy nửa canh giờ, Đường quân đã hoàn thành một cuộc đồ sát đẫm máu. Ngay sau đó, bọn họ bắt đầu dọn dẹp hàng hóa, xép chồng chất lá trà như núi rồi tưới dầu hỏa lên mà đốt cháy. Còn muối, đường cà những thứ vật tư khác đều bị Đường quân ném hết xuống sông. Hơn một vạn thớt lạc đà cũng bị Đường quân dắt theo về phía nam.

Hai canh giờ sau, ánh nắng mặt trời đã hoàn toàn xua tan đi sương mù trên thảo nguyên. Ngọn lửa thiêu đốt mấy vạn thạch lá trà vẫn đang hừng hực cháy. Khói lửa bốc cao lên đến hơn mười trượng. Mãi đến tận giữa trưa, ngọn lửa mới giảm nhiệt, yếu đi. Thi Dương thấy các loại vật tư đã bị đốt vạ xử lý hầu như không còn gì cả. Hắn lập tức vung tay lên ra hiệu, kỵ binh ĐƯờng quân lại hướng phía tây nam mà lao đi. Bọn họ đi vòng qua Di Bá Hải, rồi lại đi vòng mặt bắc của Di Bá Hải để trở về Di Bá thành.

Mãi tận cho đến lúc hoàng hôn, đội kỵ binh Hồi hột chạy như điên như dại rốt cuộc cũng mới tới nơi. Nhưng cái đập vào mắt họ lúc này không phải là đại thương đội mà chỉ có những làn khói xanh bốc lên từ đống lá trà đã bị thiêu đốt thành tro tàn và xác người ngổn ngang trên mặt đất.

Mùa thu không biết đã đến với thành Trường An từ lúc nào. Lá cây không còn xanh dày như trước nữa, tiếng ve của ngày hè cũng đã biến mất. Bầu trời trở nên cao xanh hơn, vụ thu hoạch lúa hè và chiến tranh cũng đã lùi xa về quá khứ. Cuộc sống của người dân Trường An lại trở nên thanh bình, yên ả. Nhân khẩu không ngừng sinh sôi, buôn bán ngày một phồn thịnh.

Vào một ngày cuối cùng của tháng tám, Thôi Diệu sau khi bôn ba, kinh lịch ngàn dặm hành trình rốt cục cũng đã về tới Minh Đức Môn của thành Trường An. Tính đến ngày hôm nay, hắn đã rời Trường An được một năm rồi. Cảnh vật của Trường An vẫn như cũ, không hề thay đổi, nhưng Thôi Diệu lại có cái cảm giác man mác giống với ý thơ: " Thiếu tiểu ly gia, lão đại hồi" dường như một đời người vừa trải qua với hắn chỉ trong vòng một năm. Khi ở Toái Diệp hắn nhận được một tin tức từ Trường An khiến cho hắn vô cung đau khổ, đó chính là người tổ phụ luôn quan tâm yêu thương hắn đã qua đời. Điều đó khiến cho khát vọng trở về nhà của hắn nhanh chóng phai nhạt đi.

Giờ phút này, Thôi Diệu ngơ ngác đứng một chỗ ngắm nhìn cái kinh đô của Đại Đường mà hắn đã từng rất quen thuộc này. Trên đường cái người qua kẻ lại đông đúc, náo nhiệt vô cùng. Bên tai của hắn vẫn vang lên những giọng nói đặc trưng của quê hương mà hắn không bao giờ quên được. Nhưng bỗng nhiên hắn nhớ tới sự náo nhiệt, những tiếng động lớn của Ba Cách Đạt. Và Thôi Diệu còn nhớ cả tiếng của người bán hàng rong ở đây, bọn họ luôn ngân nga, kéo dài thanh âm Ả Rập khi chào hàng. Trong đầu hắn lúc này đồng thời xuất hiện hai đại đô thành Trường An, và Ba Cách Đạt. Chúng giao thoa và chồng chất lên nhau, khiến cho hắn dường như không vượt ra ngoài suy nghĩ được.

" Thôi lang, bay giờ chúng ta sẽ đi đâu" Cổ Đại đứng ở bên cạnh hắn, nàng hoang mang cất tiếng hỏi hắn. Kể từ sau khi đến Lũng Hữu, nàng trở nên khép nép và e ngại nhiều hơn. Hình ảnh của một con chim nhỏ trên thảo nguyên vui vẻ không ưu phiền trong nàng đã hoàn toàn biến mất. Màu da của nàng, tiếng nói của nàng, thói quen của nàng, và cả những suy nghĩ của nàng nữa, có lẽ cũng không thích nghi được với cái mảnh đất đầy những quy tắc, chế độ và những thứ văn hóa, truyền thống bác đại tinh thâm này. Cuộc sống mà nàng muốn hướng đến là cuộc sống tràn đầy tự do trên thảo nguyên, nếu có thể nàng nguyện làm thần tiên nhỏ trong rừng rậm bao la.

Thôi Diệu cảm nhận được trong nội tâm của nàng đang bất an, không yên. Hắn nhẹ nhàng cầm tay nàng, ôn nhu nói: " Trước tiên chúng ta hãy về nhà báy lạy vong linh của tổ phụ đã"

Thôi Diệu dẫn theo Cổ Đại và mấy người tùy tùng, , đi dọc con đường lớn Chu Tước thẳng tiến về phía trước. Dọc đường đi có rất nhiều người nhìn hắn bằng những ánh mắt quái dị. Quả thật, hắn cũng có nhiều điểm khác thường, tuy là đã đổi sang mặc trang phục của dân tộc Hán, nhưng hắn vẫn cưỡi trên lạc đà, bên cạnh là một cô nương người Hồ, mà nhất là tùy tùng của hắn, tất cả đều mặc hắc bào rộng thùng thình, mũi cao, mắt xanh. Ánh mắt của bọn họ bối rối khi quan sát, nhận xét về cái thành trì lạ lẫm này. Rõ ràng, bộ dạng của Thôi Diệu lúc này thật là chẳng giống ai tí nào cả.

Đoàn người kỳ dị ấy tiến vào Tuyên Dương phường, rồi rất nhanh sau đó bọn họ đã dừng chân trước cửa của Thôi phủ. Năm ngoái đây, khi mà Thôi Diệu rời khỏi nhà, cảnh nhà im ắng, thậm chí có phần tiêu điều. Giờ đây sau một năm quay lại, khí thế Thôi phủ đã có chút náo nhiệt hơn. Lúc này, có một chiếc xe ngựa nào đó đã đỗ ngay trước cửa phủ. Mấy tên tùy tùng cùng với người gác cổng đang ngồi trên bậc thềm tán gẫu với nhau.

style='mso-special-character:line-break'> g hoàn thành công việc trước mùa đông năm nay.

*****

Người gác cổng ấy bỗng nhiên nhìn thấy có một đội lạc đà đang hướng đại môn của Thôi phủ mà tiến thẳng tới. Dường như đoàn người kia cũng không hề có ý sẽ dừng lại, trong bụng hắn thầm chê bai đám người Hồ thật không có tí quy củ nào cả, có mắt mà không nhìn ra đây là chốn nào hay sao mà cứ tự tiện đi vào. Tên gác cổng đứng lên, định cất tiếng mắng chửi, đuổi đám người vô lễ ấy đi, nhưng hắn chợt há hốc mồm, mãi mà không khép lại được. Quả thật hắn thật không thể tin vào mắt mình nữa. Từ trên lưng lạc đà bước xuống không phải ai khác mà chính là trưởng công tử Thôi Diệu.

Người gác cổng chợt hét to lên một tiếng, rồi hấp tấp, chân nọ đá chận chia chạy vào trong phủ: " Trưởng công tử đã trở về. Lão gia, trưởng công tử đã trở về rồi"

Thôi Diệu cũng lấy làm ngạc nhiên vô cùng, chẳng lẽ phụ thân hắn đang ở Trường An hay sao. Trong đầu vừa suy nghĩ mơ hồ, hắn vừa đỡ Cổ Đại bước xuống lạc đà. Hắn cũng muốn đưa Cổ Đại vào trong phủ, nhưng rồi hắn có chút do dự. Ngôi nhà này ngày thường hắn rất quen thuộc vậy mà giờ đây nó lại trở nên có chút gì đó xa lạ quá.

Lúc này, từ bên trong cửa phủ vang lên một loạt những tiếng bước chân dồn dập, và ngay sau đó là một nhóm người bước ra. Người đi đầu là một người đàn ông trung niên, nhìn ngoại hình của ông ta trông rất giống với Thôi Viên. Và người đàn ông trung niên ấy không phải ai khác mà chính là phụ thân của Thôi Diệu, tên gọi Thôi Hiền. Trong suốt những năm qua vì thủ đoạn của Bùi Tuấn, nên Thôi Hiền vẫn phải nhậm chức làm quan ở phương nam. Nhưng sau khi Bùi Tuấn qua đời, Trương Hoán cũng mấy lần chuyển Thôi Hiền vào kinh nhưng Thôi Viên nhất quyết không đồng ý cho người con trai duy nhất của mình trở về. Ông ta tuyết đối không muốn Thôi Hiền nhúng tay vào công việc của gia tộc. Chính vị thế mà quan hệ giữa cha con bọn họ rất căng thẳng. Thậm chí trong suốt ba năm hai cha con cũng không hề có thư từ qua lại thăm hỏi nhau gì cả. Chưa đầy một tháng sau khi Thôi Viên qua đời, Trương Hoán đã triệu hồi Thứ Sử Nghiễm Châu là Thôi Hiền trở về Trường An, và phong cho ông ta làm Quang Lộc tự khanh.

Nếu so sánh với người cha Thôi Viên đa mưu tức trí, thì Thôi Hiền rõ ràng là một con người rất bình thường. Ông ta nhậm chức ở Nghiễm Châu cũng không có thành tích gì nổi bật cả, nhưng cũng không có gì là sai lầm khuyết điểm. Hàng năm kiểm tra đánh giá vẫn chỉ được xếp vào mức quan trung bình. Không lâu sau khi Thôi Hiền vào kinh, Thôi Ngụ liền chuyển giao vị trí chủ gia tộc cho Thôi Hiền. Như vậy đối với các công việc chỉnh đốn gia tộc, việc đầu tiên là Thôi Hiền đã tiếp nhận địa vị chủ gia tộc một cách thuận lợi, không hề có bất cứ người trong tộc nào phản đối cả. Và ông ta cũng đã đem bổn tông của Thôi gia từ Sơn Đông Thanh Hà chuyển đến Trường An rồi, và dĩ nhiên tất cả con cháu Thôi gia, rồi cả từ đường của gia tộc cũng đều chuyển hết tới Trường An. Chỉ để lại mấy tên chấp sự ở lại để quản lý điền sản của tổ trạch mà thôi. Ý tưởng cải cách, thay đổi này của Thôi Hiền nhận được sự ủng hộ và hậu thuẫn rất lớn của Trương Hoán, như đặc cách chấp thuận việc đăng kí hộ tịch của người trong Thôi tộc ở Trường An, rồi lại còn ban tặng rất nhiều nhà cửa nữa. Cứ như vậy dần dần toàn bộ các công vụ của gia tộc đều nằm trong tay của Thôi Hiền. Ông ta trở thành chủ gia tộc nhất ngôn cửu đỉnh, rất có tư cách.

Nếu như so sánh mối quan hệ của bản thân Thôi Diệu với tổ phụ và với phụ thân, thì rõ ràng tình cảm phụ tử không thể sâu đậm bằng tình cảm của hắn với tổ phụ được. Từ năm Thôi Diệu lên hai tuổi, Thôi Hiền đã ra ngoài làm quan, hai ca con rất ít khi gặp nhau, chứ chưa cần nói đến việc quan tâm chia sẻ với nhau. Mặc dù vậy nhưng khi thấy nhi tử của mình bình an trở về Thôi Hiền vẫn cảm thấy vô cùng phấn khởi sung sướng.

" Nhi tử xin ra mắt phụ thân đại nhân" Thôi Diệu vừa nhìn thấy cha lập tức quỳ xuống dập đầu hành lễ. Hôm nay mới được gặp phụ thân sau bao nhiêu năm xa cách, nên lời nói của Thôi Diệu ngẹn ngào xúc động.

" Diệu nhi, hãy mau đứng lên đi" Ánh mắt Thôi Hiền cũng đã đỏ hoe rồi. Ông ta đỡ đứa con của mình dậy. Mới ngày nào nó còn bé tí mà giờ đây đã trở thành một nam nhân cường tráng, khỏe khoắn thế này. Thôi Hiền vỗ vỗ vào vai con trai, cảm khái nói: " Mới thoáng cái mà con đã trưởng thành thế này, thời gian đúng là trôi nhanh thật"

Thôi Hiền bỗng nhiên nhiên nhìn về phía Cổ Đại thấy nàng đang ngập ngừng, e thẹn. Trong mắt ông ta hiện ra sự khó coi, sắc mặt cũng có chiều giận dữ. Nhưng ngay sau đó Thôi Hiền cũng nhanh chóng lấy lại được sự ôn hòa, cười nói: " Vị này chính là công chúa Hiệt Kiết Tư phải không"

" Dạ vâng! Nàng chính là Cổ Đại công chúa". Thôi Diệu vội vàng đưa mắt ra hiệu cho nàng, ý bảo nàng hãy tiến lên thi lễ ra mắt. Cổ Đại bất đắc dĩ, dù rất ngượng ngùng nhưng cũng phải tiến lên hành lễ. Nàng nói dùng Hán ngữ để nói, chỉ có điều còn trúc trắc, chưa thuần thục lắm: " Cổ Đại xin tham kiến Thôi bá"

" Ha ha! Đúng là khách quý đến thăm phủ chúng ta rồi" Thôi Hiền ngửa đầu cười một tiếng, rồi lập tức quay đầu phân phó cho hạ nhân: " Các ngươi còn không vị khách của chúng ta thu dọn các đồ đạc hay sao"

Phụ thân một điều khách quý, hai điều khách nhân với Cổ Đại khiến cho Thôi Diệu trong lòng lúc này thực sự cảm thấy bất an. Nhưng bây giờ không phải là thời điểm thích hợp để nói chuyện này. Điều hắn quan tâm nhất chính là tình cảnh của tổ phụ trong lúc bệnh trọng ra sao. Bỗng nhiên, từ ngoài cửa truyền đến một loạt những tiếng cười sang sảng: " Là chất nhi đã trở về phải không"

Thôi Diệu quay đầu nhìn lại, thì thấy ngoài cửa đang bước vào một người đàn ông có vóc dáng cân đối, tuổi tác thì cũng xấp xỉ với phụ thân hắn, và nụ cười của người ấy hết sức thân thiết. Thôi Diệu nhận ra người này chính là Hộ Bộ thị lang Phòng Tông Yển. Chiếc xe ngựa mà Thôi Diệu nhìn thấy ở ngoài cửa khi nãy chính là của ông ta. Lúc này, Thôi Diệu đột nhiên nhớ tới một chuyện, khiến cho lòng hắn trùng xuống như chìm vào vực sâu. Đó là việc mà tổ phụ hắn đã từng nói với hắn trước khi lâm chung. Tổ phụ muốn hắn cưới con gái của Phòng Tông Yển là Phòng Mẫn làm vợ.

Và chẳng phải Phòng Tông Yển đang có mặt ở Thôi phủ đây sao?

" Mấy hôm trước ta có nghe hoàng thượng nói, mấy ngày nữa là chất nhi sẽ về tới Trường An. Mà ta thì cũng rảnh rỗi, cho nên tới đây chơi một chút, không ngờ lại đúng lúc chất nhi trở về" Phòng Tông Yển vừa nói, vừa liếc mắt nhìn về phía Cổ Đại một chút. Rồi ông ta tiếp tục cười nói, trong lời nói ẩn chứa một ý vị sâu sa như muốn " rót" vào tai nàng vậy: " Chất nhi có thể bình an từ Đại Thực trở về thật là điều vui mừng rất lớn. Những ngày qua Mẫn nhi nghe tin con trở về vui sướng đến phát khóc lên. Chất nhi à, nếu như con rảnh rỗi thì qua thăm nó một chút nhé"

Phòng Tông Yển " chào mời" như vậy nhưng Thôi Diệu vẫn im lặng không nói gì. Thôi Hiền thấy không khí có chút buồn tẻ, nên vội vàng cười nói cho rôm rả: " Đứng ở ngoài này đã lâu rồi, mọi người cũng đã mỏi chân cả rồi, thôi mau vào trong phủ đã rồi chuyện trò sau"

Trước thái độ lãnh đạm của Thôi Diệu, Phòng Tông Yển dĩ nhiên là nhận ra nhưng ông ta vẫn cố tình làm ngơ như không thấy. Ngược lại còn vỗ tay cười to phụ họa với Thôi Hiền: " Đúng rồi, chất nhi vừa mới vượt quãng đường xa ngàn dặm trở về, đã mệt mỏi không chịu nổi rồi, vậy mà chúng ta lại cứ đứng đây huyên thuyên, tào lao. Thật là hồ đồ quá rồi. Chất nhi à, con hãy đi vào trước rồi rửa mặt mũi chân tay cho tỉnh táo lại đã, rồi hãy nói cho ta nghe những điều con đã tai nghe mắt thấy, học hỏi được ở Đại Thực. Ta thật là háo hức không chờ đợi được rồi"

Thôi Diệu đang định dẫn Cổ Đại đi vào trong phủ. Thì đúng lúc này, một thị vệ cưỡi khoái mã vội vàng chạy tới. Viên thị vệ này lập tức ghìm chặt cương cho ngựa dừng lại, rồi nói lớn: " Bệ hạ có chỉ, tuyên Thôi Diệu và công chúa Hiệt Kiết Tư lập tức vào cung yết kiến"

Không biết tại sao, sau khi thị vệ đến tuyên chỉ Thôi Diệu lại có cảm giác như vừa trút đi được một gánh nặng Và trong lòng hắn trào dâng lên một cảm giác vui sướng khôn tả, khó nói nên lời. Thôi Diệu vội vàng cúi mình thật sâu thi lễ: " Thần Thôi Diệu xin lĩnh chỉ, lập tức vào cung"

Bên trong ngự thư phòng, Trương Hoán đang ngồi trầm ngâm, không nói trước một bản tấu chương. Bản tấu chương này chính là của Trương Phá Thiên. Trong bản tấu Trương Phá Thiên lấy kí do tuổi tác đã cao không thể đảm nhiệm được tốt chức vụ tướng quốc. Nên ông ta muốn từ chức Binh bộ thượng thư, đồng thời cũng xin rút khỏi Chính sự đường. Ông ta còn thỉnh cầu Trương Hoán nâng đỡ, chú ý tới Trương Nhược Hạo, cũng xin Trương Hoán ban cho Trương gia một chút đất đai, điền sản và hãy cho người đứng đầu Trương gia là Trương Xán một chức vị nhất định.

Tính đến năm nay Trương Phá Thiên cũng đã sáu mươi tám tuổi rồi. Nhưng theo pháp định của Đại Đường về tuổi nghỉ hưu là bẩy mươi tuổi. Như vậy theo quy định thì Trương Phá Thiên còn hai năm nữa mới được về hưu. Nếu theo lẽ thường ông ta muốn chủ động xin nghỉ thì cũng cần phải qua hơn một năm rưỡi nữa thì mới được giải quyết. Nhưng Trương Phá Thiên lại chủ động xin nghỉ vào lúc này chắc chắn là có dụng ý. Và tất nhiên là Trương Hoán hiểu được ý tứ của ông ta. Ông ta muốn đổi hai năm cuối cùng của sự nghiệp quan trưởng để đổi lấy cơ hội chấn hưng cho Trương gia. ằng ánh mắt vô cùng tàn khốc.

*****

Kể từ sau khi Trương Hoán đăng vị tới nay, Trương gia cũng không hề được hắn chiếu cố hay ân sủng như người ta vẫn đồn thổi, tưởng tượng. Ngược lại tất cả ruộng đất của Trương gia đều bị tịch thu làm của công rồi phân chia cho các dân chúng không có ruộng đất. Trong toàn bộ Trương gia chỉ có một mình cá nhân Trương Xán là được giữ lại hai mươi khoảnh ruộng đất, coi như là làm đất đai vĩnh nghiệp của Ngu Hương Tử Tước. Còn lại ngay cả một chút quan chức nhỏ nhoi Trương Xán cũng không hề có được. Vậy thì còn nói gì đến việc Trương Hoán sẽ trợ giúp ông ta khôi phục laị một Trương gia danh môn lừng lẫy như xưa. Mà quang cảnh của Trương gia hiện tại còn không cả bằng lúc Trương Hoán ở Lũng Hữu nữa. Ngay cả Bắc Đô thư viện vốn là niềm tự hào bấy lâu của con em Trương gia thì vào năm Đại Trị thứ ba cũng vì " Khuyến học lệnh" của triều đình mà bị cải tổ lại thành trường học của nhà nước rồi. Những năm gần đây Trương gia càng thêm đổ nát, tiêu điều. Khiến cho nhân tâm của con em Trương gia bắt đầu xuất hiện sự li tán. Kẻ ra ở riêng, người thì rời đi nơi khác. Ở Thái Nguyên cố trạch cũng chỉ còn có mười mấy chục hộ gia đình Trương gia, gắn bó đùm bọc lẫn nhau mà vật lộn với cuộc sống để tồn tại. Bọn họ chỉ dựa vào việc cho thuê mướn cửa hàng để kiếm chút tiền sống qua ngày. Ở Thái Nguyên thành, sự huy hoàng vinh quang của Trương gia đã chỉ còn là quá khứ, còn bây giờ Trương gia chỉ miễn cưỡng được coi là một gia đình lớn mà thôi. Vì thế đã rất nhiều lần Trương Phá Thiên kiến nghi với Trương Hoán cần phải chiếu cố cho Trương gia một chút, nhưng Trương Hoán luôn cười trừ không nói. Lần này Trương Phá Thiên lại còn chủ động xin nghỉ hưu để đổi lấy cơ hội phục hưng Trương gia danh môn. Trương Hoán nhìn bản tấu, không kiềm chế được cơn giận hừ lạnh một tiếng. Có lẽ Trương Phá Thiên cho rằng việc hắn đặc cách cho nhóm người Thôi gia vào kinh chính là hắn đang chiếu cố ưu ái cho Thôi gia. Nếu như ông ta nghĩ như vậy thật thì đúng là ông ta đã quá hồ đồ rồi, cũng đáng cho ông ta nghỉ hưu thôi. Trương Phá Thiên không hiểu được lý do tại sao mà Thôi Viên lại cố sống cố chết không chịu cho Thôi Hiền vào kinh, cũng không hề nhìn ra dụng ý của Trương Hoán khi điều Thôi Hiền về thành Trường An này. Nếu không phải là Thôi Hiền trở về kinh thành thì làm sao Thôi Hiền có thể trở thành người đứng đầu của Thôi gia, làm sao căn cơ của Thôi gia lại chuyển đến kinh thành này chứ.

Trương Hoán chắp tay sau lưng, từ từ dạo bước đi lại trong ngự thư phòng. Tính đến năm nay, hắn đã lên ngôi được năm năm rồi. Ba năm trước đây hắn đặt mục tiêu và dành hết tâm huyết vào việc khôi phục lại nguyên khí của Đại Đường, củng cố vững chắc ngôi vị hoàng đế của mình. Hai năm sau lại tập trung tinh lực để tiến hành chiến dịch Toái Diệp. Hiện tại chiến tranh đã tạm thời lắng xuống, đất nước bình yên, Hồi Hột cũng đã nằm trong sự khống chế của hắn. Căn bản trong mắt của Trương Hoán cái tên Hiệt Kiền Già Tư kia không đáng một phân một lạng nào cả. Ngay cả có một đám người ở Trương Tam thành mà cũng tấn công, chiếm lĩnh không xong thì Hiệt Kiền Già Tư có tư cách gì mà làm đối thủ của hắn chứ.

Tình hình trong và ngoài nước hiện nay đã đi vào quỹ đạo ổn định, tâm tư của Trương Hoán suy nghĩ trở lại về việc giải quyết vấn đề của các thế gia. Sau khi Thôi Viên đã qua đời, thì đây chính là cơ hội để giải quyết tận gốc vấn đề này đây. Dĩ nhiên thế gia là trăm năm tích lũy mà thành, bọn họ đối với việc bồi dưỡng nhân tài vượt xa những con em của các nhà bình thường khác, cho nên muốn xóa bỏ ảnh hưởng của thế gia thì không phải là chuyện có thể làm trong năm một năm hai. Có lẽ phải cần đến mười năm hay hai mươi năm chứ chẳng chơi. Nhưng dù bất kể phải mất bao nhiêu thời gian Trương Hoán cũng sẽ làm bằng được. Và việc đầu tiên hắn phải làm đó là thủ tiêu mảnh đất cung cấp nguồn sống chủ yếu cho các thế gia. Và mảnh đất đó chính là các nhân tài. Hay nói cách khác là phải biến nguồn tài nguyên trí tuệ của các thế gia trở thành sở hữu của triều đình. Vì thế chi nên nay từ năm Đại Trị thứ ba Trương Hoán đã cho ban " Khuyến học lệnh", phát triển mô hình các trường công (do triều đình mở). Cũng trùng hợp thay các học viện riêng của các đại thế gia cũng cải cách thành trường công. Rồi Trương Hoán còn cho cải cách chế độ khoa cử. Cụ thể là để tạo cơ sở cho kỳ thi ở tỉnh thì triều đình còn cho tiến hành thi sát hạch ở các châu. Đồng thời hủy bỏ các đặc quyền của các sĩ tử học tập ở các đại thư viện khi tham gia kỳ thi ở tỉnh.

Việc Trương Hoán muốn làm tiếp theo trong kế hoạch xóa bỏ thế gia ở Đại Đường, chính là phải tước đoạt tài lực của bọn họ. Ban đầu là phải thu lại quân quyền từ tay các thế gia này. Sau đó Trương Hoán tiến hành nhượng bộ một bước với các thế gia, đó là hắn cấp cho Thôi gia, Bùi gia, Sở gia một vạn khoảnh ruộng đất, đồng thời cho các thế gia này hưởng thụ chế độ đãi ngộ như thân vương. Và thời điểm hiện tại chính là thời điểm Trương Hoán thu lại những đặc quyền đã ban ra đó. Và trên thực tế ngay từ đầu năm hắn đã tiến thêm một bước trọng việc làm suy yếu các thế gia này. Trương Hoán điều động Bùi Minh Viễn đi làm Thứ sử Ích Châu, và đem gả công chúa Lý Tố cho Bùi Minh Viễn. Quả không ngoài dự đoán của Trương Hoán, Bùi gia đã họp bàn và thống nhất chính thức bãi miễn tư cách người đứng đầu Bùi gia của Bùi Minh Viễn, và nhất trí bầu Bùi Hữu làm gia chủ của Bùi gia.

Khi điều Thôi Hiền vào kinh và ủng hộ cho ông ta lên làm người đứng đầu Thôi gia, chính là nước cờ thứ hai của Trương Hoán. Hắn tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo của Thôi Hiền, Thôi gia sớm muộn gì cũng sẽ rập khuôn đi theo Trương gia mà thôi. Còn nước cờ thứ bà mà hắn chuẩn bị đi, đó cũng là nước cờ vô cùng tàn nhẫn. Hắn đã vạch ra và chuẩn bị tốt cho phương án này rồi. Trong khoảng một năm nữa sẽ lựa chọn cơ hội để thực hiện nó.

Trong lúc Trương Hoán đang suy nghĩ về cách đối phó với các thế gia thì từ bên ngoài cửa truyền vào tiếng bẩm báo của An Trung Thuận: " Bệ hạ, Thôi Diệu đã tới, đang ở ngoài cung chờ yết kiến"

Lúc Thôi Diệu vừa mới bước chân vào thành Trường An, Trương Hoán đã nhận được tin báo, cho nên hắn lập tức hạ chỉ lệnh cho Thôi Diệu lập tức vào cung bái kiến. Bởi vì Thôi Diệu là người mang theo mật thư của Calipha gửi cho hắn. Đây là điều mà Trương Hoán đã chờ đợi rất lâu rồi. Muốn đối phó tốt với Hồi Hột thì điều đầu tiên là phía tây phải được yên ổn đã. Mà Trương Hoán còn nhận được tin báo, tướng quốc của Đại Thực là Diệp Cáp Nhã đã tới Cửu Nguyên, chuẩn bị xuôi nam tới Trường An để cùng với hắn tiến hành hội kiến. Nếu như đã là đích thân tướng quốc Đại Thực tới đây thì tại sao Calipha lại còn phải viết mật thư rồi cho Thôi Diệu đem về nữa. Đối với điều này, Trương Hoán cảm thấy có gì đó kì quặc, khó hiểu. Mặt khác, Trương Hoán cũng muốn biết chiến dịch Toái Diệp có ảnh hưởng như thế nào tới Đại Thực. Hai nước ở cách xa nhau cả vạn dặm, nên việc trao đổi tin tức lẫn nhau không được thuận lợi thông suốt, cũng chỉ có thể dựa vào một đám thương nhân qua lại hai nước để hỏi thông tin. Mà cơ bản là số thương nhân ấy có địa vị thấp, cho nên bọn họ không thể nào biết được những chuyện đã xảy ra ở cấp độ vĩ mô của Đại Thực. Và Trương Hoán hy vọng rằng Thôi Diệu trở về sẽ mang nhiều tin tức đáng giá cho hắn. Nếu như ngay cả một người như Calipha cũng yên tâm giao thư cho Thôi Diệu thì chứng tỏ tên tiểu tử này khi ở Hồi Hột cũng giao lưu, hòa đồng không đến nỗi tệ. Một nụ cười hiện trên khóe miệng của Trương Hoán, thể hiện sự hài lòng của hắn với Thôi Diệu. Rõ ràng tên tiểu tử ấy là một người tài, khó trách tại sao Thôi Viên lại kí thác tương lai của Thôi gia lên người hắn. Nhưng Trương Hoán đủ tinh quái để biết rằng với Thôi Diệu chỉ có thể trọng dụng chứ tuyết đối không thể được để cho hắn làm thừa kế cơ nghiệp của Thôi gia.

Nghĩ tới đây Trương Hoán lấy tức đề bút phê vào bản tấu mấy chữ: " Tướng quốc là người đại tài, trẫm không đồng ý cho nghỉ ngơi" Rồi hắn đặt bút xuống, và hạ lệnh cho An Trung Thuận: " Tuyên Thôi Diệu tới gặp trẫm"

Bên ngoài cửa lập tức có tiếng hô truyền lệnh thật dài vang lên: " Bệ hạ có chỉ, tuyên Thôi Diệu vào bái kiến"

Chốc lát sau, Thôi Diệu vội vàng bước vào, hắn cúi mình thật sâu thi lễ với Trương Hoán: " Thần Thôi Diệu đã làm nhục sứ mạng mà bệ hạ giao phó, xin bệ trách phạt"

Trương Hoán nhìn bộ dạng của Thôi Diệu cố gắng kiềm chế, nhưng cuối cùng hắn cũng không thể nhịn được, ngửa mặt cười phá lên. Bạt Hãn Na kia sớm đã thuộc về Đại Đường, vậy mà Thôi Diệu nói là đã làm nhục sứ mạng được giao. Thật sự điều này làm cho Trương Hoán cảm thấy rất buồn cười. Một lúc sau hắn mới từ từ ngưng lại, giọng nói ôn hòa trao đổi với Thôi Diệu: " Thật ra thì ngươi không hề thất bại gì cả, nếu như không phải là ngươi đi sứ Bạt Hãn Na, thì quốc vương Khế Lực cũng sẽ không nhân cơ hội Thi Dương đại phá kho quân lương của Đại Thực mà tiến hành khởi nghĩa vũ trang sau đó. Đó phải xem là công lao mới đúng, trẫm sẽ không quên đâu"

" Thần thật sự lấy làm hổ thẹn" ※ mới được giải quyết. Nhưng Trương Phá Thiên lại chủ động xin nghỉ vào lúc này chắc chắn là có dụng ý. Và tất nhiên là Trương Hoán hiểu được ý tứ của ông ta. Ông ta muốn đổi hai năm cuối cùng của sự nghiệp quan trưởng để đổi lấy cơ hội chấn hưng cho Trương gia. ằng ánh mắt vô cùng tàn khốc.

*****

" Không cần phải xấu hổ gì cả. Ngươi trở về bình an thế này là trẫm rất vui mừng rồi" Trương Hoán lại khoát tay áo cười nói: " Cô cô vẫn luôn quan tâm đến sự an toàn của ngươi, cho nên không ngừng nói trẫm phải nghĩ cách để cứu ngươi về. Nói ra thì thật là xấu hổ, nhưng quả thật trẫm bó tay không có cách nào cứu ngươi thật"

Nghe hoàng thượng nhắc đến cô cô của mình, trong lòng Thôi Diệu chợt cảm thấy có một thứ tình cảm ấm áp len lỏi trong tim. Có lẽ cô cô thân thiết với hắn còn hơn cả phụ thân Thôi Hiền nữa. Thôi Diệu lấy bức thư của Calipha và cung kính dâng lên cho Trương Hoán: " Bẩm hoàng thượng, lần này thần trở về có nhận được sự ủy thác của Calipha, đó là chuyển tới người bức thư này"

Một gã thị vệ ở gần đó tiếp nhận bức thư, hắn kiểm tra qua một chút, và thấy bức thư đó không có vấn đề gì cả thì mới kính chuyển len Trương Hoán. Trương Hoán nhận thư, cười nhè nhẹ. Calipha đích thân viết thư cho hắn, điều này thật là thú vị quá đi. Trương Hoán mở bức thư ra, rồi hắn lại đưa cho Thôi Diệu cười nói: " Calipha viết bằng chữ Đại Thực, vậy xem ra ngươi đã tinh thông loại ngôn ngữ này rồi hả"

Thôi Diệu nghe Trương Hoán nói vậy chợt hiểu ra, hắn áy náy vỗ nhẹ nhẹ vào sau gáy: " Thần quên mất chuyện này, đúng là đã làm khó hoàng thượng rồi"

Thôi Diệu nhận lấy bức thư, rồi đọc nó với một giọng rõ ràng, chậm rãi. Nội dung của bức thư này khiến cho Thôi Diệu cũng phải thất kinh: Calipha ra điều kiện trao đổi với hoàng thượng, đó là ông ta hy vọng hoàng thượng có thể giữ chân Diệp Cáp Nhã ở lại Đại Đường trong vòng một năm. Đổi lại Đại Thực sẽ không ủng hộ, trợ giúp Hồi Hột nữa. Nếu như hoàng thượng đồng ý cuộc hợp tác này thì Calipha cũng sẽ tự nguyện từ bỏ cừu hận với Đại Đường trong cuộc chiến Toái Diệp và sẽ chính thức cùng Đại Đường kí hiệp ước hòa bình.

Thôi Diệu đọc xong bức thư nhưng không khí của gian phòng lại hết sức yên tĩnh, Trương Hoán vẫn đang trầm tư suy nghĩ. Bản thân Calipha là quân vương một nước mà tự tay viết thư, điều đó đủ để cho hắn tin tưởng rằng Calipha sẽ không nuốt lời. Còn việc hắn trầm tư suy nghĩ là vì đang cân nhắc hơn thiệt trong chuyện này.

Trầm tư một lúc lâu, Trương Hoán bỗng nhiên quay sang cười nói với Thôi Diệu:" Ngươi ở Đại Thực mới có nửa năm, vậy mà đã học được tiếng và thậm chí là cả văn tự của bọn họ. Đúng là không đơn giản một chút nào. Ngươi có thể nói qua cho trẫm về những điều mà ngươi đã tiếp thu, quan sát được ở Đại Thực hay không"

" Thân rất vui lòng thưa hoàng thượng" Thôi Diệu liền thuật một cách tỉ mỉ lại tất cả mọi chuyện từ lúc hắn bị A Cổ Thập bắt giữ rồi giải về Ba Cách Đạt và những ngày sống ở đó như thế nào. Cuối cùng hắn cười nói chốt lời: " Bệ hạ, thần chỉ tiếc nuối nhất một chuyện mà thần quên chưa làm trước khi rời khỏi đó, là chưa kịp thông báo cho bọn học sinh là thần sẽ ra đi. Chắc chắn đến ngày hôm sau chúng sẽ ngã ngửa vì bất ngờ mất"

Trương Hoán nghe xong, gật đầu cười nói: " Thật sự trẫm không nghĩ rằng Đại Thực Calipha lại cùng tuổi với trẫm. Từ chiến dịch Toái Diệp trẫm đánh giá ông ta là một người rất có khí phách. Bây giờ khi nghe ngươi kể rõ như vậy, thì càng thấy ông ta là một vị quân chủ có hoài bão lớn, là một đối thủ đáng gờm, đáng nể. À, ngươi thử nói cho ta xem quan hệ của ông ta với Diệp Cáp Nhã thế nào"

" Diệp Cáp Nhã chính là thượng phụ của Calipha, gia tộc của ông ta đời đời nắm giữ đại quyền ở Đại Thực. Hiện tại ba cha con của Diệp Cáp Nhã thâu tóm và nắm trong tay đại quyền về cả quân đội và chính trị". Vừa nói xong điều này, Thôi Diệu bỗng nhiên nhớ tới một chuyện khác, cười nói bổ sung thêm: " Bệ hạ, theo thần phỏng đoán thì Calipha đối với Đại Đường chúng ta sắp có một giai đoạn lịch sử hợp tác thú vị lắm đây"

" Ngươi chẳng phải nói Diệp Cáp Nhã là thượng phụ của Calipha hay sao" Trương Hoán cười nhạt nói tiếp: " Thế thì ông ta cũng giống như câu chuyện của Tần vương Doanh Chính năm xưa lật đổ Lã Bất Vi. Chuyện này đúng là có hứng thú thật"

" Bệ hạ quả thật nói không sai một chút nào cả. Thần đã nghe chính miệng của Lạp Hy Đức nói, lần này Diệp Cáp Nhã tới Đại Đường là để thương lượng về việc trao đổi tù binh giữa hai bên. Nếu sự việc này thành công thì đó là công lao của Diệp Cáp Nhã, ngược lại nếu không thành công thì đó lại đổ lỗi cho Calipha sai lầm trong việc dùng binh dẫn đến thất bại Toái Diệp. Diệp Cáp Nhã sau chuyến này trở về Đại Thực thì Lạp Hy Đức sẽ không còn chỗ cắm rùi ở Ba Cách Đạt nữa" - " Thì ra là như vậy" Trương Hoán chắp tay ra sau lưng, từ từ đi về phía cửa sổ, bất kể là Lạp Hy Đức hay Diệp Cáp Nhã chấp chính ở Đại Thực thì bọn họ cũng sẽ không bao giờ thay đổi chính sách của mình đối với Đại Đường đâu. Trong mối quan hệ giữa quốc gia này với quốc gia kia thì lợi ích tuyệt đối mới chính là mục tiêu của mỗi bên. Trương Hoán biết rằng, Lạp Hy Đức chấp nhận hy sinh Hồi Hột. Trên thực tế sau chiến dịch Toái Diệp vừa rồi, rõ ràng là sức mạnh tổng lực của Đại Thực đã bị suy yếu rất nhiều, ít nhất là trong vòng mười năm nữa bọn chúng cũng không thể tổ chức được một chiến dịch Toái Diệp thứ hai được. Kể cả khi Đại Thực khôi phục được thực lực đi nữa thì kẻ địch thật sự của bọn họ chính là Bái Chiêm Đình ở phía bắc, chứ không phải là Đại Đường. Mà trong tình cảnh như vậy thì Hồi Hột thật ra cũng trở thành vô vị với bọn họ rồi. Cho nên việc Lạp Hy Đức buông tha Hồi Hột để " thanh trừng nội bộ" nhằm thâu tóm và nắm cho thật chắc quyền lực vào tay mình. Dĩ nhiên khi đó Lạp Hy Đức sẽ là người nhận được lợi ích lớn nhất.

Nhưng Hồi Hột đối với Đại Đường luôn luôn có bất đồng. Hồi Hột là một dân tộc du mục phương bắc, trong tiềm thức của họ vẫn coi dân tộc Hán văn minh là tử địch. Bất kể bình thường bọn họ có kính cẩn, ngoan ngoãn nghe theo Trung Nguyên thế nào đi nữa, thì chỉ cần khi hậu biến đổi bất thường mọt chút, cuộc sống của họ bị khó khăn, thiếu thốn thì lập tức những tên du mục này lại đòi xuôi nam như một chuyện hiển nhiên. Cho nên Trương Hoán, nhân lúc Đại Đường và bản thân hắn còn đang trong lúc hùng mạnh, sung sức thì phải giải quyết hoàn toàn và triệt để vấn đề của cái dân tộc du mục phương bắc này. Còn về sự sống chết của Diệp Cáp Nhã thì có quan hệ gì tới Đại Đường cơ chứ.

Trương Hoán bỗng nhiên cảm thấy có chút bội phục cái tên Lạp Hy Đức này rồi. Tên Calipha này có thể tìm được điểm thăng bằng về lợi ích giữa hai nước quá là rất có đầu óc. Nghĩ tới đây rốt cuộc Trương Hoán cũng hạ quyết tâm, hắn quay lại nhìn Thôi Diệu một chút rồi bộ dạng như có chút áy náy cười nói: " Trẫm thật sự nghĩ không ra còn ai thích hợp hơn ngươi làm sứ giả cho trẫm trong chuyện này. Ngươi có đồng ý vì trẫm mà đi Ba Cách Đạt một lần nữa để thay trẫm chuyển cáo tới Lạp Hy Đức, trẫm muốn trực tiếp gặp mặt ông ta vào một thời gian và địa điểm thích hợp" Thôi Diệu không chút do dự, khom người đáp: " Thần xin tuân theo sự sai bảo của bệ hạ, dù muôn chết cũng không từ nan"

Trương Hoán nghe vậy cười lên ha hả, rồi nhẹ nhàng khoát tay áo, nói với Thôi Diệu: " Ngươi đừng nói đáng sợ như vậy chứ. Giờ đây, ở khắp Đại Đường này chỉ có ngươi là người duy nhất hiểu rõ về người Đại Thực. Trẫm còn hy vọng ngươi sẽ đảm nhiệm trọng trách nặng nề là cầu nối văn hóa giữa phương đông và phương tây"

" Đây cũng là tâm nguyện lớn nhất của thần"

" Thật vậy không". Nụ cười trên môi Trương Hoán biến mất, hắn ngưng mắt nhìn Thôi Diệu, rồi nghiêm nghị nói: " Nếu như thế, thì chuyện này sẽ tiêu phí thời gian bằng cả cuộc đời của ngươi đấy"

Thôi Diệu chậm rãi lắc đầu, trên nét mặt biểu lộ một vẻ vô cùng quyết tâm: " Cho dù là phải dùng thời gian cả một đời đi nữa thần cũng không bao giờ hối hận"

Trương Hoán yên lặng nhìn Thôi Diệu, bản thân hắn cũng bị sự quyết tâm của Thôi Diệu làm cho cảm động. Trương Hoán lấy ra một tấm kim bài đưa cho Thôi Diệu nói: " Đây là kim bài của trẫm, cho đến bây giờ trẫm còn chưa từng giao nó cho ai cả. Chỉ cần khanh có nó thì có thể tùy ý ra vào biên giới của Đại Đường, sẽ không có bất cứ ai dám gây khó dễ cho ngươi cả"

Thôi Diệu nhận lấy tấm kim bài, trong lòng hắn càng thêm cảm động sâu sắc với hoàng thượng. Hắn khom người thi lễ: " Thần xin phép được cáo lui"

" Ngươi chờ đã" Trương Hoán bỗng nhiên bảo Thôi Diệu đứng lại. Hắn liền đi tới trước mặt của tên thiếu niên anh tài này rồi vỗ vỗ vào bờ vai của hắn. Đôi mắt Trương Hoán như đôi mắt cáo biết mỉm cười, hắn nói với Thôi Diệu: " Dù nói thế nào thù ngươi cũng là vãn bối của trẫm, ngươi có tâm nguyện gì thì cứ nói ra, biết đâu trẫm có thể giúp ngươi thì sao. Ví dụ như chuyện của ngươi với công chúa Hiệt Kiết Tư kia chẳng hạn"

Nghe tới đây, sắc mặt của Thôi Diệu bỗng đỏ lên, ngượng ngùng. Không biết tại sao hoàng thượng lại biết chuyện này chứ. Chẳng lẽ là tổ phụ đã nói cho cô cô hay sao. Nghĩ đi nghĩ lại thì cũng chỉ có thể có khả năng này mà thôi, hay là phụ thân hắn nói nhỉ.

Trương Hoán dường như nhìn thấu tâm tư của Thôi Diệu, hắn khẽ mỉm cười nói: " Thật ra đây là ý của cô cô ngươi, nàng sẽ tiếp nhận công chúa Hiệt Kiết Tư vào trong cung của nàng, giúp ngươi bớt đi một mối phiền não. Thực ra trẫm cũng là người trọng nhân tình, luôn hy vọng những người có tình trong thiên hạ có thể trở thành quyến thuộc của nhau. Còn về phần Phòng Mẫn, đương nhiên là môn đăng hộ đối với ngươi, nhưng nếu cứ ép các ngươi phải lấy nhau thì cuối cùng lại làm khổ nhau mà thôi. Cần gì phải làm như vậy chứ? Tổ phụ của ngươi nếu biết được kết quả như thế này thì chắc có lẽ ông ta ở dưới cửu tuyền cũng chẳng yên đâu. Cho nên trẫm cùng với cô cô ngươi đã bàn bạc và thống nhất, nhân dịp ngươi và Phòng Mẫn chưa đính hôn, trẫm sẽ đích thân ra mặt, giúp ngươi hủy bỏ hôn sự mà tổ phụ ngươi đã an bài với Phòng gia

Crypto.com Exchange

Hồi (1-340)


<