Vay nóng Tima

Truyện:Danh môn - Hồi 327

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 327: “Phong tỏa dữ phản phong tỏa”
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Siêu sale Lazada

Bên trong đại trướng được phủ bằng vải màu trắng ấy là một tiệc rượu thịnh soạn đã được bày ra. Trên mỗi chiếc bàn nhỏ bày ra la liệt nào là thịt dê quay thơm nức, rồi những bình rượu làm từ sữa ngựa, trong những cái khay vàng là những chùm nho xanh và nhiều loại trái cây tươi ngon khác. Vì thân phận tôn quý nên Diệp Cáp Nhã được trang trọng ngồi ở vị chính giữa chủ tọa của bữa tiệc cùng với Hiệt Kiền Già Tư. Ngồi bên cạnh Diệp Cáp Nhã là Hồi Hột quốc sư Tô Nhĩ Mạn, bên dưới một chút nữa là Hồi Hột tướng quốc Giang Mộ Hạ Đạt Kiền, rồi đến các thương nhân Túc Đặc và các Diệp hộ đại diện cho quý tộc Hồi Hột. Còn ngồi bên cạnh Hiệt Kiền Già Tư cũng là một nhân vật trọng yếu khác của Đại Thực tên gọi là Hầu Tái Nhĩ. Hầu Tái Nhĩ chính là Tổng đốc của Tự Lợi Á, vị tổng đốc này tháp tùng Diệp Cáp Nhã trong chuyến đi này.

Cuộc đảo chính Hồi Hột đã thành công tốt đẹp, nên dĩ nhiên Diệp Cáp Nhã rất hài lòng về Tô Nhĩ Mạn. Vị Duy Tề Nhĩ của Đại Thực cũng liên tiếp mời rượu vị quốc sư này, đồng thời trong ánh mắt hiện lên đầy sự tán dương với Tô Nhĩ Mạn. Còn bản thân Tô Nhĩ Mạn cũng rất lấy làm hãnh diện về sự sủng ái đó. Ông ta đang nhớ lại lời hứa của Calipha với ông ta. Lạp Hy Đức đã hứa sẽ phong cho Tô Nhĩ Mạn làm Tổng đốc của Bố Cáp Lạp, đồng thời chấp thuận ban cho gia tộc của ông ta một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Bố Cáp Lạp. Điều này thật sự có ý nghĩa rất lớn đối với gia tộc của Tô Nhĩ Mạn, bởi vì như vậy rốt cuộc sau nhiều năm chờ đợi cuối cùng bọn họ cũng có thể có bước đi đầu tiên trong sự nghiệp phục quốc của mình. Vậy là một trăm năm sau khi đế quốc A Bạt Tư sụp đổ thì đến ngày hôm nay, giấc mơ về vương triều Tô Nhĩ Mạn dần dần đã trở thành hiện thực rồi.

Mặc dù trong lòng Tô Nhĩ Mạn đang rất khao khát được Diệp Cáp Nhã tuyên bố điều này, nhưng Tô Nhĩ Mạn biết rằng, trong lúc này ông ta tuyết đối không được để cho Hiệt Kiền Già Tư nghi ngờ điều gì cả. Ông ta thấy Diệp Cáp Nhã quá chú ý đến mình nên vội ho lên một tiếng nói: " Duy Tề Nhĩ điện hạ, hiện tại Đại Đường đã phong tỏa hoàn toàn việc mua bán với Đại Thực, cho nên Hồi Hột rất thiếu thốn các loại vật tư, không biết A Bạt Tư đế quốc..."

Lời nói của Tô Nhĩ Mạn đã thu hút ánh mắt của mọi người xung quanh. Hồi Hột từ khi lập quốc đã là một nước du mục, cho nên nông nghiệp và thủ công nghiệp không được chú trọng, luôn tụt hậu ở phía sau. Suốt một trăm năm qua, Hồi Hột vẫn dựa vào việc Đại Đường bán giá ưu đãi, thậm chí là cung cấp vô điều kiện các mặt hàng như lương thực, gang sắt, lá trà và các loại vật tư khác. Trên thực tế thì các thương nhân Túc Đặc cũng có thể vận chuyển nhiều loại vật tư từ phương tây qua cho Hồi Hột. Nhưng không hề có chuyện ưu đãi hay miễn phí như Đại Đường. Bọn họ bắt người Hồi Hột phải dùng dê bò của mình để đổi lấy hàng hóa, nhưng dĩ nhiên là các hàng hóa này có giá rất cao. Cho nên đối với nhiều quý tộc Hồi Hột, việc Đại Đường không buôn bán, giao dịch với Hồi Hột chẳng khác nào bọn họ bị cắt đi một bữa trưa miễn phí. Tất cả đều không muốn mất đi một thói quen " tiết kiệm-hiệu quả này" Cho nên tất cả đều hướng ánh mắt về phía Diệp Cáp Nhã, hy vọng Đại Thực cũng có thể khẳng khái như Đại Đường trước đây.

Diệp Cáp Nhã âm thầm cười lạnh trong lòng. Rồi ông ta bưng bát cốc rượu đứng lên, cười nói đầy vẻ hào sảng với các quý tộc Hồi Hột: " Mọi người đều biết, A Bạt Tư đế quốc chúng ta theo tín ngưỡng Đạo Hồi. Trong giáo nghĩa của chúng ta đã tuyên bố rõ, đối với anh em huynh đệ thì thời thời khắc khắc phải quan tâm, đối với những người cần lao nghèo khó phải vô tư giúp đỡ, còn đối với những kẻ lười biếng thì phải cho chúng nhận sự trừng phát. Hồi Hột dĩ nhiên là huynh đệ của Đại Thực chúng ta, nhưng mọi người là những người cần lao hay là những kẻ lười biếng. Điều này do chính các vị quyết định. Chỉ cần các vị cho Calipha thấy được một mặt cần lao của các vị thì Hồi Hột sẽ có lương thực, sẽ có lá trà, sẽ có y phục vải vóc, sẽ có khôi giáp. Nói tóm lại là Hồi Hột muốn gì cũng đều được đáp ứng. Các vị hiểu ý của ta chứ."

Diệp Cáp Nhã lưu lại ở Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý trong ba ngày, sau đó ông ta lập tức xuôi nam đi Đại Đường. Sau khi vị Duy Tề Nhĩ này đi khỏi, Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý lại trở về với sự bình lặng vốn có. Hiệt Kiền Già Tư không làm được như hy vọng của Diệp Cáp Nhã là cố gắng trở thành một con người cần lao, chịu khó. Diệp Cáp Nhã đi rồi, vị Khả Hãn này " đóng đô" trong tẩm cung mười mấy ngày, không thèm ra ngoài cũng không thèm quan tâm chính sự. Trong tẩm cung, Hiệt Kiền Già Tư cùng với một trăm mỹ nhân kia uống rượu ca hát thâu đêm suốt sáng, tất cả chính vụ đều giao cho tướng quốc Giang Mộ Hạ Đạt Kiền. Đây cũng là một đặc điểm của Hiệt Kiền Già Tư, một khi ông ta đã hứng thú với cái gì là phải làm tận cùng mới thôi, và đối với nữ nhân thì phương châm đó cũng không ngoại lệ.

Vào một buổi sớm nọ, Tô Nhĩ Mạn cũng giống như những ngày khác, chuẩn bị đi tới thăm viếng các chùa chiền của Ma Ni Giáo. Tâm tình của ông ta không được tốt cho lắm. Vào một buổi tối Diệp Cáp Nhã đã triệu kiến riêng Tô Nhĩ Mạn, vị Duy Tề Nhĩ của Đại Thực đã nói rõ cho ông ta biết, trước những công lao mà ông ta vừa lập được, Calipha bệ hạ chắc chắn sẽ phong ông ta làm Tổng đốc Bố Cáp Lạp, nhưng còn việc gia tộc của Tô Nhĩ Mạn muốn nhận được môt khu vực đất đai rộng lớn ở Bố Cáp Lạp thì mấy cái công lao kia vẫn chưa đủ. Ông ta phải khiến cho Hồi Hột chăm chỉ, chịu khó hơn, phải cố gắng đi tấn công Đại Đường, làm suy yếu sự thống trị của Đại Đường ở Tây Vực, thậm chí nếu như có thể thì tốt nhất Hồi Hột phải tấn công thẳng vào nội địa Đại Đường. Nếu Tô Nhĩ Mạn làm được như thế thì gia tộc của ông ta mới có thể nhận được một diện tích đất đai rộng lớn và cả nô lệ nữa.

Nguyên nhân khiên Tô Nhĩ Mạn phiền lòng không phải là bởi vì ông ta không thể thuyết phục được Hiệt Kiền Già Tư tấn công Đại Đường. Bản thân Hiệt Kiền Già Tư cũng chính là người có tư tưởng phản Đường mạnh mẽ. Mà điểm mấu chốt khiến Hồi Hột không thể tấn công Đại Đường là vì đám người Hiệt Kiết Tư kia cứ như một thanh chủy thủ sắc bén, lúc nào cũng lơ lửng ở phía sau lưng Hồi Hột. Lại còn cả cái đám người phản bội " thân Đường" kia nữa, lúc nào cũng phải kiềm chế chúng. Bao nhiêu mối lo như vậy thì làm sao bọn họ có thể đem binh tấn công Đại Đường được chứ.

Còn một nguyên nhân trọng yếu khác khiến cho Hồi Hột càng lúc càng bạc nhược đó là việc Tô Nhĩ Mạn đã nhìn lầm người. Ban đầu ông ta cứ nghĩ rằng sau khi Hiệt Kiền Già Tư lên trị vì thì vị tân Khả Hãn này sẽ sẵn sàng xuất quân, chuẩn bị cùng Đại Đường quyết chiến. Nhưng Tô Nhĩ Mạn lại không lường được cái thói tham tửu sắc của Hiệt Kiền Già Tư. Mang tiếng là Khả Hãn mà cả ngày cùng nữ nhân uống rượu mua vui, bỏ mặc tất cả. Mấy lần Tô Nhĩ Mạn đã đề nghị là cần phải tiến lên phía bắc để dẹp ngay bọn người Hiệt Kiết Tư, nhưng vị Khả Hãn này lại mượn cớ cần phải bồi dưỡng và nâng cao thực lực Hồi Hột mà cứ trì hoãn, chậm chạp không chịu xuất binh. Hiệt Kiền Già Tư đã hoàn toàn quên mất lời thề vào năm đầu tiên ông ta đăng vị, đó là đầu mùa xuân sang năm sẽ đem quân truy quét, giết sạch bọn người Hiệt Kiết Tư không còn một mảnh giáp. Vậy mà ngoại trừ việc khống chế tất cả quân quyền trong tay ra, còn lại tất cả chính vụ đều vứt cho tướng quốc Giang Mộ Hạ Đạt Hãn giải quyết, còn bản thân Hiệt Kiền Già Tư thì chẳng quan tâm đến việc gì cả.

Tình trạng này cứ thế tiếp diễn trong triều đình Hồi Hột. Mắt thấy Hiệt Kiền Già Tư ngày càng sa vào tửu sắc, vậy thì bao giờ mới có thể đứng lên trở thành con người cần lao chăm chỉ đây? Đến bao giờ gia tộc của mình mới nhận được đất đai ở Bố Cáp Lạp đây? Tô Nhĩ Mạn nhìn thực tế mà vô cùng lo lắng

Vừa mới đặt chân ra con đường cái, Tô Nhĩ Mạn đã chạm mặt ngay với một người đang vội vã hớt hải chạy đến chỗ ông ta. Tô Nhĩ Mạn lập tức nhận ra người này. Hắn tên gọi là Kha Đặc, là một trong ba đại thương nhân Túc Đặc có ảnh hưởng lớn nhất với kinh tế Hồi Hột. Gia tộc của Kha Đặc ở Bố Cáp Lạp cũng là một gia tộc đầy danh vọng. Vì có nhân duyên đồng hương là Bố Cáp Lạp nên quan hệ của Tô Nhĩ Mạn và Kha Đặc cũng rất tốt. Giờ phút này, ông ta thấy sắc mặt của Kha Đặc đầy vẻ kinh hoàng như vậy nên trong lòng cũng không khỏi kinh ngạc.

Kha Đặc chắc chắn là ông chủ của cái thương đội một ngàn thớt lạc đà mà đã bị Thi Dương " làm thịt" ở sa mạc kia. Trong tay ông ta tổng cộng có hai mươi thương đội, các thương đội này thường xuyên tới lui giữa Bố Cáp Lạp và Hồi Hột để buôn bán giao dịch. Một trong số các thương đội của ông ta làm nhiệm vụ vận chuyển gang, sắt từ Bố Cáp Lạp đến Hồi Hột, lẽ ra thương đội này phải tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý từ hai mươi ngày trước rồi, nhưng mấy ngày gần đây mà vẫn không thấy tăm hơi đâu cả, nên trong lòng Kha Đặc nóng như lửa đốt, bởi cái thương đội đó đã ngốn mất một nửa vốn liếng của ông ta rồi. Đến tận khuya ngày hôm qua ông ta mới nhân được thông tin xác thực, có người đi dọc theo sa mạc đã phát hiện ra thi thể của các tùy tùng đi theo áp tải cho thương đội đó.

*****

Cái tin tức ấy khiến cho Khả Đặc như muốn phát điên lên được. Ông ta lập tức đi cầu kiến Hồi Hột Khả Hãn, nhưng lại bị cự tuyệt. Sau đó ông ta lại nghĩ tới Tô Nhĩ Mạn, nên vội vàng đi tìm vị quốc sư này. Khi vừa nhìn thấy Tô Nhĩ Mạn, Khả Đặc đã kích động gào to lên: " Quốc sư ơi, xin ngài hãy cứu tôi với, tôi sắp phá sản rồi" Tô Nhĩ Mạn ngần người ra, dừng ngựa hỏi ông ta: " Rốt cuộc là đã có chuyện gì xảy ra với ông"

" Thương đội của tôi đi qua phía nam của Di Bá Hải đã bị Đường quân chặn bắt hết cả rồi. Tất cả hàng hóa hiện giờ đang ở đâu cũng không rõ nữa. Van xin quốc sư hãy cứu tôi với" Khả Đặc kích động, khóc tu tu thành tiếng.

" Không nên gấp gáp – Không nên gấp gáp" Tô Nhĩ Mạn vội vàng an ủi Khả Đặc, nhưng trong lòng ông ta cũng cảm thấy có điều không ổn lắm. Việc Đường quân cho xây dựng các quân thành ở Di Bá Hải ông ta cũng đã biết, và nếu như Đường quân là thủ phạm của việc chặn bắt thương đội kia thì chẳng phải là Hồi Hột bị hoàn toàn phong tỏa hay sao. Như vậy thì cho dù là Đại Thực có ủng hộ thế nào đi nữa thì các vật tư cũng chẳng có cách nào mà lọt vào lãnh thổ Hồi Hột được. Nhưng đây cũng lại là một cơ hội. Trong lòng Tô Nhĩ Mạn đang nghĩ tới việc lợi dụng chuyện này như một biện pháp để khiến cho Hiệt Kiền Già Tư phải chịu khó hơn.

Lúc này bên trong vương cung Hồi Hột không khí rất im ắng, chỉ tràn ngập mùi rượu và mùi phấn sáp mĩ nhân xộc thẳng vào mũi những người đứng gần đó. Hiệt Kiền Già Tư cùng hai mươi mấy mĩ nữ uống rượu mua vui đến tận nửa đêm mới lăn ra ngủ. Cho đến bây giờ đã sáng bảnh mắt ra mà Khả Hãn vẫn chưa tỉnh dậy Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư nằm trên một chiếc giường bằng vàng, tiếng ngày của ông ta thì như sấm rền. Hai người thị nữ chỉ dám đứng ở ngoài cửa dáo dác ngó vào trong, chứ không có kẻ nào dám đi vào trong. Mặc dù quốc sư Tô Nhĩ Mạn đã nói là có quốc sự cần bẩm báo gấp nhưng bọn chúng đều không dám vào đánh thức Khả Hãn, bởi vì nếu làm vậy rất có thể chúng sẽ bay đầu. Hai người hầu biết rằng chúng không thể làm gì được nên liếc nhau một cái, rồi xoay người đi ra ngoài.

Ở bên ngoài cung điện, Tô Nhĩ Mạn đang chắp tay sau lưng đi tới đi lui trên bậc thềm. Ông ta đã chờ đợi cả một canh giờ rồi. Quả thật, trong lòng Tô Nhĩ Mạn lúc này cảm thấy có chút tức giận. Hiệt Kiền Già Tư đường đường là Khả Hãn vậy mà lại hoang dâm vô độ. Không biết trong cuộc sống của Khả Hãn này ngoài rượu và nữ nhân ra thì còn có cái gì nữa không. Kể từ khi xác định tư tưởng ủng hộ Hiệt Kiền Già Tư lên ngôi tới nay, thì đây là lần đầu tiên Tô Nhĩ Mạn cảm thấy hối hận. Hối hận không nên ủng hộ cái kẻ ham mê tửu sắc này lên làm Khả Hãn, để rồi hắn bỏ mặc chẳng thèm quan tâm đến sự sống chết của Hồi Hột một mảy may nào. Nếu như lần này mà Hiệt Kiền Già Tư không chiụ tấn công Đại Đường, thì tương lai của chính ông ta sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.

" Quốc sư" Một gã người hầu cuối cùng cũng bước ra ngoài cửa. Hắn bất đắc dĩ nói với Tô Nhĩ Mạn: " Hay là quốc sư chiều hãy quay lại thôi, chúng tiểu nhân thật sự không dám đánh Khả Hãn dậy đâu"

" Thật là vô liêm sỉ" Tô Nhĩ Mạn rốt cuộc đã nổi giận, ông ta hung hắng dậm chân, bức xúc: " Rồi sẽ có một ngày Hồi Hột này chôn vùi ở trong tay lão ta mà thôi"

Mắng xong, Tô Nhĩ Mạn liền để lại một bức tin nhắn, rồi xoay người rảo bước ra khỏi cung điện.

Hiệt Kiền Già Tư ngủ ngáy say sưa, kéo thẳng một mạch cho đến tận lúc trưa mới tỉnh dậy. Trong đầu ông ta mơ mơ hồ hồ, tất cả đều hỗn loạn. Khi nghiêng người ngồi dậy, Hiệt Kiền Già Tư phát hiện có một phong thư ở gần đó. Việc dâm dục phóng túng một cách vô độ khiến cho ông ta không còn sức khỏe để hỏi đến chuyện quốc sự nữa. Vừa nhìn thấy chính sự là vị Khả Hãn này đã cảm thấy chán ngán, phiền toái lắm rồi. Ông ta dụi dụi con mắt, thì thấy cái phong thư kia là của Tô Nhĩ Mạn. Nếu như là của người khác thì có lẽ ông ta đã chẳng do dự mà ném đi rồi. Nhưng phong thư ấy là của Tô Nhĩ Mạn, Hiệt Kiền Già Tư cũng phải xem qua một chút.

Hiệt Kiền Già Tư mở phong thư ra đọc, ông ta chỉ mới đọc đến một nửa thì đã cả kinh, đứng phắt dậy. Đường quân đã chặn bắt thương đội của Kha Đặc, nên Tô Nhĩ Mạn hy vọng ông ta có thể phái binh đi đánh dẹp các cứ điểm của Đường quân ở vùng phụ cận Di Bá Hải. Hiệt Kiền Già Tư hiểu rằng việc làm đó của Đường quân sẽ gây cho Hồi Hột hậu quả lớn tới mức nào. Đại Đường nghiêm cấm Đường - Hồi buôn bán, trao đổi lương thực, chuyện này Hiệt Kiền Già Tư cũng chẳng mấy lo lắng, vì ông ta còn có Đại Thực để mà dựa dẫm. Nhưng hiện tại Đường quân đã phong tỏa nốt cái đường thông thương về phía tây ấy. Thế có nghĩa là Hồi Hột sẽ chẳng thể nhận được một tí vật tư nào, cuối cùng sẽ chỉ biết ngồi mà chờ chết thôi.

Hiệt Kiền Già Tư mặc dù là kẻ hoang dâm vô độ, nhưng đối với sự việc liên quan đến sinh tử tồn vong của Hồi Hột ông ta cũng không dám khinh thường. Ông ta bước đi vài bước, rồi ra lệnh: " Thông báo cho tướng quốc và quốc sư lập tức đến gặp ta".

Công việc xây dựng Đại Hồ thành cũng đang dần dần được hoàn thành. Trong khoảng thời gian một tháng gần đây, Thi Dương liên tục phải dùng biện pháp mạnh để chặn đánh các thương đội Túc Đặc ngoan cố, không chịu nghe cảnh cáo, cố ý liều mạng vận chuyển vật tư tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Tuy nhiên, các thương đội này cũng không có quy mô lớn, đại đa số là do cá nhân tổ chức, vì tiền mà các thương nhân này chấp nhận mạo hiểm tính mạng. Trong những cuộc chặn đánh ấy, Đường quân đã giết không ít người, số còn thì bắt hết, giải đến công trường làm khổ sai. Nhưng rồi công việc xây dựng Đại Hồ thành cũng sắp kết thúc, vô hình chung hơn một ngàn tên thương nhân bị bắt này lại trở thành gánh nặng với Đường quân. Cho nên Thi Dương đành phải cảnh cáo chúng một chập nữa rồi phóng thích cho chúng đi.

Nhưng bản thân Thi Dương cũng tự xác định tinh thần rõ ràng, đó là bọn người Hồi Hột kia sẽ không bao giờ khoanh tay ngồi nhìn Đường quân ngang dọc như thế. Cho nên ngay từ đầu tháng tám hắn đã cho một lượng lớn các thám báo quân theo cả đường thủy và đường bộ đi điều tra, thu thập động tĩnh của Hồi Hột. Điều làm hắn thấy kỳ quái nhất là từ đầu cho đến tận bây giờ Hồi Hột quân vẫn không hề có bất cứ động tĩnh gì cả.

Vào một ngày tháng chín, một gã thám báo quân trình báo cho Thi Dương một tin tức, đó là cách Đại Hồ thành chừng hơn ba mươi dặm có phát hiện một thương đội có quy mô rất lớn, với hai nghìn thớt lạc đà, và hơn bốn trăm người hộ tống. , và trang bị đầy đủ các loại hàng hóa. Thi Dương nghe xong tin báo thì cả người ngây ngẩn. Hắn đang thắc mắc tại sao cái thương đội này lại đột nhiên xuất hiện ở đây mà trước đó không hề có chút dấu hiệu nào.

Trải qua mấy tháng tiến hành ngăn chặn các thương đội từ tây phương sang Hồi Hột, Đường quân đã cho thiết lập một hệ thống khá hoàn chỉnh từ: cảnh cáo, cảnh cáo lần nữa, và cuối cùng mới là đánh chặn. Hệ thống ấy được thực hiện và vận hành vô cùng thuận lợi, không bỏ xót một thương đội nào cả. Vậy mà cái thương đội lớn như thế đột nhiên xuất hiện, làm loạn cả hệ thống kia, khiến cho các điểm chốt ấy không hề phát hiện ra. Vậy là sao chứ? Dĩ nhiên cũng có khả năng, thương đội này đi theo phía nam của Yêu Long thành, rồi xuyên qua sa mạc tới đây. Nhưng nếu là như vậy thì hắn đã phải nhận được tin báo từ Yêu Long thành chứ. Đằng này một chút tin tức cũng không có. Nếu là ở đó quên, thì cũng không thể quên cái thương độ hai ngàn thớt lạc đà chứ.

Thi Dương suy luận một cách đơn giản, hắn theo lôgic mà tự phán đoán: Cái thương đội kia chắc chắn là đồ giả. Nó có lẽ là mồi nhử của địch nhân, hoặc là do chính quân Hồi Hột giả trang. Như vậy rõ ràng, cái thương đội kia vừa là để dụ Đường quân, vừa ẩn chứa một âm mưu nào đó. Thi Dương trầm tư hồi lâu rồi sau đó hắn tự đưa ra một quyết định mạo hiểm.

Cách đại hồ chừng hơn ba mươi dặm về phía nam chính là chỗ tiếp giáp giữa rừng rậm và sa mạc. Một thương đội lớn gồm hai ngàn thớt lạc đà đang nhàn nhã đi về phía đông dưới sự chỉ huy của viên đội trưởng. Bọn họ cơ bản là không thèm để ý tới những thám báo của Đường quân thường xuyên tới lui điều tra tình hình ở các khu vực ven rừng rậm. Tên đầu lĩnh của thương đội là một nam nhân khỏe mạnh, chừng hơn ba mươi tuổi. Mặc dù hắn khoác lên người bộ trang phục của thương nhân Túc Đặc, nhưng qua khuôn mặt cho thấy thì hắn rõ ràng là người Đột Quyết, mà hắn cũng không hề có một mảy may sự ứng xử khôn khéo, mềm dẻo của thương nhân Túc Đặc, ngược lại hắn mang khí chất trầm ổn, uy nghiêm của một quân nhân. Đám tùy tùng theo sau áp tải hàng hóa cũng là những tên xốc vác, cường tráng. Ánh mắt và giọng nói rõ ràng là người phương bắc. Dĩ nhiên bọn chúng chẳng có tên nào là thương nhân Túc Đặc cả. Đây chỉ là thương đội do Hồi Hột quân giả dạng mà thôi. Chúng từ khởi hành từ nội địa Hồi Hột rồi đi một đường vòng lớn tới phụ cận của Đại Hồ thành. Những cái rương hòm trên lưng lạc đà không phải là hàng hóa, mà đó chính là gần hai nghìn tên binh lính Hồi Hột ẩn thân trong đó.

LineBreakNewLine]>

*****

Nhưng số Hồi Hột quân này cũng không phải là lực lượng chủ đạo để tấn công Đại Hồ thành, bọn chúng thật ra chỉ là mồi nhử, còn quân chủ lực Hồi Hột với gần một vạn quân đang chờ đợi ở cách Đại Hồ thành chừng hơn mười dặm về hướng đông nam. Cánh quân này có hai nhiệm vụ: Một là chống trả lại Đường quân tới chặn đánh thương đội, hai là làm nhiệm vụ bảo vệ cho ba đại thương đội " thật sự" khác chuẩn bị qua đây. Còn về phần tấn công Đại Hồ thành, trong lòng người Hồi Hột hiểu rõ rằng nếu là các thành trì bình thường khác của Đại Đường thì bọn họ còn có thể công phá, nhưng đối với tòa quân thành được xây dựng đặc biệt thế này thì bọn họ có tài giỏi mấy cũng bó tay. Bởi vì bọn họ không có khả năng hóa giải đạn Thiên lôi mà Đường quân bắn ra.

Cái đại thương đội kia cứ lang thang men theo rừng rậm đã hai canh giờ rồi. Vậy mà từ đầu tới giờ vẫn chưa hề thấy bóng dáng của Đường quân chặn đánh. Cuối cùng tên Thiên phu trưởng (giả dạng thương nhân Túc Đặc) đã bắt đầu thiếu kiên nhân rồi, hắn phải người đi thông báo tình hình với cánh quân chủ lực kia. Nhưng khi mà tên lính đưa tin còn chưa xuất phát thì gã Thiên phu trưởng đã nhận được tin tình báo của quân chủ lực gửi tới, lệnh cho hắn cứ tiếp tục tiến về phía trước, vì ở cách đó hơn năm mươi dặm về phía đông, quân chủ lực đã phát hiện có dấu hiệu của Đường quân chuẩn bị chặn đánh thương đội. Cho nên cả thương đội lại một lần nữa lên đường, nhàn nhã mà đi, bước từng bước tiến về phía đông.

Men theo những con sóng biển lấp loáng của Di Bá Hải, đại đội kỵ binh hơn một ngàn người của Đường quân đang dọc theo mặt phía tây của bờ hồ mà cưỡi ngựa lao đi thật nhanh. Như thường lệ Thi Dương là đầu tàu gương mẫu, dẫn đầu toàn đội kỵ binh tiến về phía trước. Một canh giờ trước đây, hắn có nhận được tin tức của thám báo truyền về theo đường chim câu, theo đó ở mặt tây nam của Di Bá Hải, Đường quân phát hiện hành tung của ba thương đội lớn. Khi nhận được tin tức này Thi Dương lập tức hiểu được dụng ý thực sực của Hồi Hột quân. Bọn chúng muốn sử dụng quân đội để hộ tống cho ba cái thương đội này an toàn trở về Hồi Hột. Còn việc dụ đánh Đường quân chỉ là phụ mà thôi. Hồi Hột quân muốn lợi dụng cơ hội này để tiện thể trả miếng và hạ nhuệ khí của Đường quân trong việc chặn đánh các thương đội. Nhưng nếu như vậy thì rõ ràng bọn chúng vẫn có sơ hở, ở một đoạn đường nhất định, ba thương đội kia sẽ không hề có quân đội bảo vệ, mà phải đơn độc hành trình. Theo những thông tin tình báo vừa thu thập được thì Hồi Hột quân cũng không hề có cho quân tiến ra ngoài năm trăm dặm để đón và bảo vệ cho thương đội ấy.

Đây thực sự là một cơ hội, nhưng muốn thành công thì đòi hỏi phải có sự tính toán và trù liệu chính xác tỉ mỉ. Cuối cùng Thi Dương đã đưa ra một quyết sách khá mạo hiểm nhưng nếu làm tốt thì sẽ thành công lớn. Đầu tiên Thi Dương dùng các thuyền chở một ngàn Đường quân từ Di Bá thành đối diện sang để tăng cường phòng ngự cho Đại Hồ thành. Tiếp theo hắn lại cho ba trăm quân ra vẻ hư trương thanh thế ở phía đông để thu hút đại đội địch. Còn bản thân hắn thì dẫn theo một ngàn kỵ binh cấp tốc tiến về phía tây. Hắn muốn chặn bắt ba cái thương đội kia trước khi bọn chúng gặp được Hồi Hột quân.

Từ nơi này đến chỗ cực tây của Di Bá Hải ước chừng khoảng năm trăm dặm đường, nhanh nhất cũng phải mất ba ngày mới có thể tới nơi. Mà việc hắn cho hư trương thanh thế thì cũng sẽ bị Hồi Hột phát hiện ra rất nhanh. Do đó hắn ý thức rõ rằng kế hoạch của hắn lần này muốn thành công thì phải cùng Hồi Hột quân chạy đua về cả tốc độ và thời gian. Nếu ai đón lõng được ba cái thương đội kia trước thì sẽ là kẻ thành công. Đường quân mỗi người được biên chế hai con ngựa, ngày đêm hành quân thần tốc như chớp điện hướng thẳng phía tây mà chạy

Cái thương đội lạc đà do Hồi Hột quân giả dạng vẫn đang từ từ tiến về phía đông. Những tiếng chuông lạc đà nghe rõ mồn một, nó như muốn chọc tức Đường quân đang ẩn nấp trong cánh rừng rậm kia. Nhưng đã đi thêm được hơn ba mươi dặm nữa rồi mà vẫn không thấy bóng dáng của một tên Đường quân nào ra chặn đánh. Mà quân chủ lực của Hồi Hột thì cũng đã vọt lên phía trước, dàn quân theo hình cánh quạt, sẵn sàng chờ đợi đại đội Đường quân đến chặn bắt thương đội.

Thời gian cứ trôi qua từng chút từng chút một, nhưng Đường quân vẫn không hề thấy bóng dáng đâu cả. Người thủ lĩnh chủ trì Hồi Hột quân trả đũa, " dằn mặt" Đường quân lần này là Hoắc Nhĩ Kiền Đạt, hắn chính là Hồi Hột Tả Sát đại tướng quân, là một trong những ái tướng tâm phúc của Hiệt Kiền Già Tư. Lần này Hiệt Kiền Già Tư đã giao nhiệm vụ cho hắn rất rõ ràng: Trước hết là phái đánh tan đại đội Đường quân chặn bắt các thương đội, bẻ gãy nhuệ khí của đối phương. Nhiệm vụ tiếp theo mới chủ yếu, đó là phải hộ tống cho ba thương đội của thương nhân Túc Đặc trở về Hồi Hột an toàn. Nếu như có thể thì tốt nhất là phải đánh bật và xóa bỏ các cứ điểm mà Đường quân đã thành lập ở lưu vực Di Bá Hải.

Sắc trời dần dần cũng chuyển sang hoàng hôn, Hoắc Nhĩ Kiền Đạt vẫn kiên nhẫn chờ đợi tin tức của các thám báo. Cái thương đội lạc đà làm mồi nhử cho Đường quân chỉ còn cách chỗ hắn có hơn năm dặm nữa. Nhưng đại đội Đường quân chặn đánh thương đoàn này vẫn chưa thấy xuất hiện. Một cảm giác bất an, âm thầm len lỏi trong lòng hắn.

Lúc này, từ phương xa, bỗng nhiên hiện một đám bụi vàng. Đó là gã thám báo quân của Hồi Hột. Hắn chạy thẳng tới chỗ của Hoắc Nhĩ Kiền Đạt. Vị Tả Sát tướng quân này lập tức giục ngựa tiến lênh đón hắn: " Tình hình thế nào rồi, bọn Đường quân chặn đánh thương đội của chúng ta rốt cuộc đang ở chỗ nào rồi hả"

" Hồi bẩm tướng quân, Đường quân dừng lại một chút rồi lại tiếp tục di chuyển về phía đông, hiện tại chúng thuộc hạ phát hiên tung tích của chúng ở cách đây năm mươi dặm"

" Cái gì! Cách hơn năm mươi dặm nữa là sao" Hoắc Nhĩ Kiền Đạt tức giận cơ hồ như muốn rống lên thật to cho bõ tức. Lúc sáng cũng nói phát hiện hành tung Đường quân cách đại quân Hồi Hột năm mươi dặm, bây giờ khi đội hình của hắn di chuyển đến nơi, thì lại nhận được tin báo Đường quân tiếp tục di chuyển về phía đông vẫn giữ khoảng cách năm mươi dặm với hắn. Đây chẳng phải là từng bước dẫn hắn đi về hướng đông hay sao. Rốt cuộc là Đường quân đang muốn làm cái gì đây.

" Đại tướng quân, thuộc hạ cảm thấy trong chuyện này nhất định là có vấn đề". Một gã Thiên phu trưởng dường như lờ mờ hiểu ra được điều gì đó, hắn khẽ nói với Hoắc Nhĩ Kiền Đạt: " Thuộc hạ có nghĩ thế này, không biết có phải Đường quân đang giương đông kích tây hay không"

" Ngươi nói là ..."

Hoắc Nhĩ Kiền Đạt bỗng nhiên tỉnh ngộ ra tất cả. Nguy rồi, ba thương đội kia ... Hắn lập tức quay đầu hét lên thật to: " Toàn quân lập tức quay lại phia tây, Mạc Đạt Đạt tướng quân đâu?"

" Có mạt tướng" Một gã Thiên phu trưởng vọt ngựa lên trước mặt hắn. Ngồi trên ngựa gã Thiên phu trưởng thi lễ nói: " Xin Đại tướng quân phân phó"

" Ta lệnh cho ngươi dẫn theo hai nghìn quân, mỗi người mang theo hai ngựa, bất kể ngày đêm hành quân cấp tốc về phía tây, nhất định phải tiếp ứng cho ba thương đội kia trước khi bọn họ gặp phải Đường quân"

" Tuân lệnh"

Gã Thiên phu trưởng vung tay lên, một cánh quân lập tức cấp tốc tách ra khỏi đội hình, rồi chạy như điên theo gã Thiên phu trưởng về phía tây. Đại đội Hồi Hột quân còn lại cũng hành quân theo sát phía sau. Bọn họ đang cố gắng để đón và tiếp ứng cho ba thương đội vận chuyển những vật tư trọng yếu đang từ phía tây qua đây.

Đường quân vẫn miệt mài chạy cấp tốc cho dù trời khuya tốm om. Trên bầu trời mây đen che kín, thậm chí không thể tìm đâu ra một ánh sao nào cả. Bọn họ cứ thế mà ruổi ngựa lướt qua những mảng rừng rậm đen nhánh hai bên đường. Nước hồ xô vỗ vào bờ phát ra những âm thanh ào ào trầm thấp, như những tiếng than thở của màn đêm. Đội kỵ binh của Đường quân lướt đi thật nhanh trên những đồng cở thật dày, thỉnh thoảng lại lướt qua một quả đồi, hay đôi khi vượt qua một mảng rừng rậm. Không ít binh lính đã kiệt sứ, bọn họ ôm thật chặt lấy cổ chiến mã, để đề phòng trong lúc mệt mỏi mơ hồ không bị ngã.

Đội kỵ binh Đường quân chạy đến một ngọn đồi cao, Thi Dương quay đầu nhìn lại, nhìn ra xa về phía đông. Trên mặt hồ bóng tối giăng giăng dày đặc, không thể biết nó nông sâu thế nào. Tình cờ hắn phát hiện ra một vệt có màu sắc rất lạ, hắn có cảm giác như đây chính là cánh cửa để bước vào địa ngục vậy. Thời gian lúc này đã là muộn nhất của buổi đêm, chẳng bao lâu nữa mặt trời sẽ lại mọc lên. Thi Dương yên lặng, bình tĩnh suy nghĩ một chút, trong thời gian ba ngày bọn họ đã hành quân đi được hơn bốn trăm dặm, và có lẽ cũng không còn cách cái thương đội Túc Đặc kia không xa nữa. Cho nên Thi Dương lập tức hạ lệnh: " Toàn quân nghỉ ngơi tại chỗ trong hai canh giờ"


Chiến Giới 4D
Phiên bản dành cho Android tại đây!
Hồi (1-340)


<