Vay nóng Tima

Truyện:Danh môn - Hồi 326

Danh môn
Trọn bộ 340 hồi
Hồi 326: “Đại Hồ trúc thành
0.00
(0 lượt)


Hồi (1-340)

Siêu sale Lazada

Ngay sau đó Trương Hoán cầm lấy mấy bông lúa vừa cắt, rồi sắp xếp trên mặt đất một sơ đồ đơn giản. Sau đó hắn chỉ vào sơ đồ và nói với Hàn tướng quốc bằng một giọng nghiêm túc: " Nếu như nơi này là Di Bá Hải. Hiện tại Toái Diệp quân của chúng ta đã không chế được hết cả lưu vực của con sông Y Lệ hà. Trẫm đang tính là sẽ cho Toái Diệp quân tiếp tục ngược lên phía bắc, rồi ở mặt phía nam và phía tây của Di Bá Hải ta định cho xây dựng ba tòa thành, để quân đội đồn trú lâu dài, như thế sẽ hoàn toàn cắt đứt việc trao đổi mua bán hàng hóa của Đại Thực với Hồi Hột. Và dĩ nhiên đến lúc ấy Đường quân chúng ta ở Di Bá Hải tất sẽ xảy ra những cuộc xung đột quy mô nhỏ với Hồi Hột. Trẫm muốn hỏi ý kiến của khanh xem nếu như trẫm vận chuyển một trăm vạn thạch lương thực đến Toái Diệp, thì trên đường tiêu hao ít nhất cũng là một trăm năm mươi vạn thạch. Ngoài ra còn phải có năm mươi vạn quan tiền, như vậy thì không biết triều đình có đáp ứng được hay không?"

Hàn tướng quốc trầm ngâm một lát rồi nói: " Vấn đề lương thực thì không quan trọng lắm, năm nay Lũng Hữu được mùa, nên hoàng thượng có thể trực tiếp hạ chỉ cho các quan lại ở Lũng Hữu trưng thu lương thực. Còn năm mươi vạn quan tiền thì không nhất thiết phải bắt buộc vận chuyển từ Trung Nguyên. Sơ Lặc là cơ sở đúc tiền của Đại Đường ta, cho nên chúng ta hoàn toàn có thể điều phối tiền bạc từ Sơ Lặc đến Toái Diệp. Như vậy chẳng phải là thêm thuận tiện hơn hay sao. Hơn nữa triều đình ta cũng không thiếu thốn gì năm mươi vạn quán tiền này. Những hành động quân sự vừa qua của bệ hạ đã mang lại những lợi ích chiến lược cho Đại Đường. Thần tin tưởng rằng nhất định các vị tướng quốc cũng sẽ ủng hộ chủ trương này của bệ hạ thôi"

" Trẫm cũng tin tưởng rằng, mọi người sẽ ủng hộ kế hoạch này. Chẳng qua là chiến dịch Toái Diệp vừa mới kết thúc, bây giờ nếu như xung đột ở Di Bá Hải lại dấy lên nữa, thì quả thật trẫm cảm thấy rất áy náy với dân chúng"

Trương Hoán vừa mới nói tới đây, thì bỗng nhiên có một kỵ binh cưỡi khoái mã chạy từ quan đạo tới chỗ hắn. tên kỵ binh kia chính là người chịu trách nhiệm truyền tin tức. Hắn tung mình nhảy xuống ngựa, bước nhanh tới chỗ Trương Hoán. Tên thị vệ hỏi hắn mấy câu rồi dẫn hắn tới chỗ hoàng thượng và Hàn tướng quốc đang ngồi nghỉ.

" Bệ hạ, ở đây cớ tin tình báo khẩn cấp từ Toái Diệp"

Trương Hoán nhận lấy tín thư được truyền bằng đường chim câu, hắn mở ra xem qua một lượt, trong ánh mắt lộ ra nét vui mừng, nhưng trên nét mặt dường như có băn khoăn. Hắn quay sang nói với Hàn tướng quốc: " Theo như tin tình báo này thì có hai tin tức truyền đến từ Toái Diệp, một là Thôi Diệu đã được tha và hắn có mang trở về một bức thư quan trọng của Đại Thực Calipha. Còn một tin tức khác đến từ Yêu Long thành, theo đó có một nhân vật trọng yếu của Đại Thực đã quá cảnh qua đây, nhân vật này hình như là tể tướng của bọn họ tên gọi là Diệp Cáp Nhã, ông ta đang định đi sang Hồi Hột"

Thời gian đã bước sang tháng bảy, đây chính là mùa mà khung cảnh của Di Bá Hải dễ làm say lòng người nhất. Thời tiết đang bắt đầu bước qua mùa hè, sự oi bức, nóng nực cũng đã biến mất. Nhìn bầu trời cứ như một người lữ khách kiệt sức, đang nằm thoi thóp hấp hối bên một dãy núi thấp. Mùa thu đã bắt đầu buông rơi những hình ảnh của mình bên bờ hồ. Rừng tuyết tùng cứ trải dài mênh mông vô tận, và những thảm cỏ cũng như dày hơn. Trên thảo nguyên, những người chăn nuôi đang chăn thả cho bầy cừu của mình gặm cỏ. Khung cảnh ấy thật là bình yên.

Ngày hôm nay, bầu trời quang đãng, chỉ có những đám mây trắng nhẹ nhẹ, nhởn nhơ trôi. Ở phía xa kia, trên mặt hồ phẳng lặng như đang ngủ say, có một đội tàu thuyền đang rẽ sóng mà lướt đi. Cái đội tàu thuyền ấy nối đuôi nhau kéo dài dễ có đến mười dặm trên mặt hồ. Đội thuyền này tập hợp hơn ba trăm chiến thuyền với ba thuyền buồm dẫn đầu, làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực cũng như các loại vật tư quân sự khác. Những cánh buồm no gió " phưỡn cái bụng phệ" như cái trống vậy. Thuyền cứ thế nương theo gió nhắm thẳng hướng đông mà lướt đi. Cắm trên mũi của đại thuyền đi đầu hàng chính là Đại Đường long kì, với một mặt màu đỏ vàng. Lá đại kỳ đang phấp phới tung bay trong gió.

Chủ soái Vương Tư Vũ đứng trên mũi thuyền, ông ta phóng tầm mắt ngắm nhìn mặt hồ rộng vô biên vô tận tựa như biển khơi vậy. Thỉnh thoảng lại có những con quái ngư hình thể to lớn phi thẳng lên khỏi mặt nước, rồi chúng lại nặng nề mà trầm mình xuống hồ nước. Dường như chúng đang tỏ ý phản đối, không hài lòng với những vị khách không mời mà cứ ầm ầm kéo đến, làm rối loạn hết cả sự bình yên của Di Bá Hải này.

Nhìn tổng thể Di Bá Hải là một hồ nước có hình dáng hẹp và dài. Trong đó chiều đông –tây thì dài, còn chiều nam –bắc thì lại khá hẹp. Diện tích của Di Bá Hải rất rộng, nó gấp bốn lần diện tích của Thanh Hải hồ. Một điểm rất đặc biệt của Di Bá Hải chính là nước ở hồ này một nửa là nước mặn, một nửa là nước ngọt. Ở giữa có một bán đảo kéo dài dẫn vào hồ. Bán đảo này chia hồ nước thành hai bộ phận. Chiều rộng của bán đảo này chỉ có sáu, bẩy dặm thôi, nhưng bản thân nó lại có một đường nước nhỏ chảy thông suốt. Chính đường nước này đã đem nước ở trong hồ chia làm hai, phía tây là nước ngọt, phía đông là nước mặn. Đường quân đã cho xây dựng một tòa quân thành ở trên chính bản đảo này, và đặt tên cho nó là Đại Hồ thành.

Lần này Vương Tư Vũ tới đây là để thị sát về tiến độ và tình hình xây dựng Đại Hồ thành. Theo sự chỉ đạo của hoàng thượng cùng triều đình, thì Toái Diệp quân sẽ phải cho xây dựng xung quanh Di Bá Hải này tất cả là ba tòa quân thành. Hiện tại có hai tòa quân thành đã đang được xây dựng. Một ở phía bắc Di Bá Hải, gọi tên là Di Bá Hải thành. Và một tòa thành khác đang được xây dựng trên bán đảo của đại hồ và được gọi là Đại Hồ thành. Hai tòa thành trì này nằm ở vị trí đối diện nhau, cách nhau không tới mười dặm. Chúng sẽ cùng lúc ở hai phía bắc nam tạo thành thế gọng kìm bóp chặt eo biển Di Bá Hải. Số lượng Đường quân hiện tại ở hai tòa thành này là ba ngàn người, nhiệm vụ chính là ngăn chặn các thương đội của ngoại quốc thông thương với Hồi Hột.

" Đại soái, mau nhìn kìa" Một tên lính chỉ về phía xa xa rồi hô to báo cho Vương Tư Vũ. Vương Tư Vũ giơ tay che ngang mày để khỏi bị ánh nắng mặt trời làm chói mắt, rồi phóng tầm mắt. Ông ta thấy ở phía xa đó xuất hiện một vệt đen dài dài. Nơi đó chính là bán đảo của Di Bá Hải rồi.

Đại Hồ thành được bắt đầu khởi công xây dựng từ tháng tư. Khu vực khống chế và kiểm soát của Hồi Hột nằm ở phía đông của hồ, cách nơi này chừng sáu trăm dặm. Còn ở phía nam là sa mạc rộng mênh mông, bát ngát, đó là lãnh thổ sớm nhất của những người tây Đột Quyết. Năm Hiển Khánh thứ hai, tướng nhà Đường là Tô Định Phương đánh bại bọn người tây Đột Quyết và từ đó phần lãnh thổ của Di Bá Hải chính thức được sáp nhập vào bản đồ của Đại Đường. Ban đầu nó được quy về cho Bắc Đình đô hộ phủ quản hạt. Nhưng sau cuộc đại chiến Đát La Tư, Đường quân đã toàn diện rút linh khỏi khu vực phía tây Thông Lĩnh và nhân cơ hội đó bọn người Cát La Lộc đã cướp lấy toàn bộ lưu vực Di Bá Hải và Hồi Hột cũng nhân cơ hội Đường quân rút lui, đục nước béo cò, tiến hành bành trướng về phía tây và chiếm luôn bờ đông của Di Bá Hải. Mãi cho tới tận hôm nay, khi mà bọn người Cát La Lộc đã bị diệt vong, chiến dịch Toái Diệp cũng đã thắng lợi Đại Đường lại một lần nữa có cơ hội tây tiến và ngược bắc. Toàn bộ một khu vực lãnh thổ rộng lớn ở phía đông sông Dược Sát cũng đã nằm trong phạm vi kiểm soát của Đại Đường rồi.

Đại Đường cũng tùy theo tình hình mà thay đổi phương pháp thống trị. Triều đình cho thành lập các quân trấn (quân đội đồn trú ở một đơn vị hành chính như thị trấn, xã ...) như là một biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ và quản lý các phần lãnh thổ rộng lớn mà Đại Đường thực tế khống chế. Bắt đầu từ tháng tư, Toái Diệp chính thức trở thành trụ sở của Tây Vực đô hộ phủ. Và ngay sau đó, Đại Đường lại cùng với Thạch quốc, Bạt Hãn Na quốc, và một số nước khác, thành lập Đại Uyển đô đốc phủ. Phong cho Mã lão tướng quân làm Đại Uyển đô đốc, Võ Nguyên Hành làm Trưởng sử. Đại Uyển đô đốc phủ được chia ra làm mười quân trấn, như: Đát La Tư quân trấn, Câu Chiến Đề quân trấn, Bạch Thủy thành quân trấn, Chân Châu thành quân trấn, thậm chí là ở tận điểm xa nhất của phía bắc cũng có Tây Hải thành quân trấn (Tây Hải ngày nay chính là Hàm Hải). Như vậy thì tính ra từ đô thành Thác Chiết của Thạch quốc tới đô thành Khát Tắc của Bạt Hãn Na quốc, số quân đồn trú đã lên tới hai vạn người. Với số quân đội này hoàn toàn đủ sức bảo vệ và khống chế được một vùng lãnh thổ rộng lớn ở phía tây Toái Diệp.

Đội tàu thuyền của Vương Tư Vũ chậm rãi tiến sát tới bến tàu. Bến tàu nằm ở đoạn giữa của bán đảo ở hồ lớn này. Ba mặt của nó là đất đai bao bọc, chỉ có một lối ra vào mà thôi. Đây có thể nói là một bến cảng rất tốt mà thiên nhiên đã tạo ra. Đại Hồ thành đã dựa trên cái vũng vịnh của thiên nhiên để mà tu tạo, xây dựng nên bến cảng cho phù hợp và hoàn mỹ hơn. Đại Hồ thành được xây dựng trên một gò núi, nó nằm cách điểm gần nhất của đại hồ chừng sáu bảy dặm, và cách với đất liền năm dặm. Xung quanh nó được bao trùm bởi rừng tuyết tùng rậm rạp. Ngay trước mắt, ở bên phía đối diện và Di Bá thành cũng đã được xây dựng xong trông rất chắc chắn, bề thế. Còn Đại Hồ thành, xây dựng vẫn còn chưa xong, gần ngàn tên công binh đang làm việc ngày đêm để đẩy nhanh tốc độ xây dựng, cố gắng hoàn thành công việc trước mùa đông năm nay.

*****

Khi đội tàu của Vương Tư Vũ vừa mới cập bến thì một loạt những tiếng vui mừng đã vang lên. Trên bến tàu, các binh sĩ theo thứ tự mà lần lượt cho các tàu thuyền của mình cập bến, neo đậu. Từ trên đỉnh núi mấy trăm tên Đường quân chạy ào xuống, để chuẩn bị vận chuyển các loại vật tư. Vương Tư Vũ lên bờ, nhìn ngó hai bên một chút như tìm kiếm ai đó, sau đó ông ta nói: " Thi tướng quân đâu rồi, sao không thấy hắn ra đón tiếp bổn soái"

Nửa tháng trước đây, Vương Tư Vũ đã bổ nhiệm Thi Dương làm Binh mã sứ của Đại Hồ thành, chịu trách nhiệm thống lĩnh năm ngàn quân đội của Đại Hồ thành và Di Bá thành. Chức vụ lần này mà hắn được nhận xem ra cũng chẳng được đề thăng là mấy nhưng nhiệm vụ và trách nhiệm thì lại nặng nề hơn nhiều. Đó là việc phải ngăn chặn một cách toàn diện việc ngoại quốc thông thương, và tuôn các loại vật tư vào Hồi Hột.

Một gã hiệu úy lập tức tiến lên phía trước báo cáo: " Hồi bẩm đại soái, sáng hôm nay, Thi tướng quân nhận được tin thám báo có một thương đội đang tiến về phía Hồi Hột, cho nên Thi tướng quân đã suất binh để đi đánh chặn rồi" – " Thì ra là như vậy" Vương Tư Vũ gật đầu, bước dọc theo thềm đá bước nhanh lên đỉnh núi.

Trong khi Vương Tư Vũ đang tiến hành công việc thị sát ở Đại Hồ thành thì cũng là lúc mà Binh mã sứ Thi Dương suất lĩnh hơn một ngàn kỵ binh cấp tốc tiến về phía nam. Bỏ lại sau lưng những tảng rừng tùng đen nhánh, Thi Dương cùng với binh lính tiến vào vùng sa mạc rộng lớn chỉ toàn một màu vàng của cát.

Sáng sớm hôm nay Thi Dương đã nhận được tin tức của tiểu đội thám báo. Theo đó Đường quân đã phát hiện ra ở dọc sa mạc đã xuất hiện một thương đội lớn của người Túc Đặc, với khoảng chừng một ngàn thớt lạc đà, cùng hơn ba trăm người áp tải. Trong hàng hóa có cả vũ khí. Đường quân mặc dù đã có cảnh cáo nhưng bọn chúng vẫn cố tình đi về phía đông.

Thi Dương suất lĩnh một ngàn kỵ binh đi theo đường vòng để đón chặn cái thương đội kia. Dựa theo tốc độ của lạc đà thì chắc chắn đội quân của Thi Dương sẽ đón lõng và đánh thẳng vào tiền phương của chúng. Lúc này, Thi Dương đứng trên một đồi cát, tầm mắt phóng ra xa về chân trời phía tây. Còn mấy tên thám báo khác thì thay nhau đi thám thính phía trước.

Lúc này, ở chân trời phía tây bỗng xuất hiện một chấm đen nhở đang chạy rất nhanh về phía Thi Dương. Và càng lúc thì cái chấm đen ấy lại càng hiện ra rõ hơn. Đó là một tên thám báo của Đường quân, hắn chạy nhanh như cơn lốc, đến trước mặt Thi Dương, ôm quyền bẩm báo: " Khởi bẩm tướng quân, thuộc hạ đã phát hiện ra hành tung của thương đội Túc Đặc, chúng còn đang cách chúng ta hai mươi dặm theo hướng chính tây"

" Được rồi! Cứ tiếp tục theo dõi tiếp đi" Thi Dương phân phó cho tên thám báo quân, còn bản thân mình thi vung tay lên, ra hiệu cho toàn quân di chuyển. Hắn dẫn đầu đại đội Đường quân di chuyển khỏi cái gò cát đó, nhắm theo hướng tây mà quất ngựa chạy đi như điên. Đường quân chạy được chừng mười dặm thì đã có thể nhìn thấy một hắc tuyến ở phương xa. Cái hắc tuyến ấy cũng đang di chuyển về hướng bọn họ. Trên sa mach này, dĩ nhiên là thương đội Túc Đặc cũng nhìn ra bọn họ, nên lập tức bọn chúng quay đầu về hướng nam mà bỏ chạy.

Thi Dương lập tức lạnh lùng ra lệnh: " Chặn bọn chúng lại, nếu kẻ nào to gan dám kháng cự thì giết ngay không cần hỏi" lệnh của Thi Dương ban ra, Đường quân sát khí nổi ầm ầm như xộc thẳng lên trời xanh. Trường sóc ngang yên ngựa, cung tên đã căng. Toàn đại đội Đường quân dàn trận như hình quạt nhắm thẳng thương đội mà ập tới.

Thương đội Túc Đặc này đến từ Bố Cáp Lạp, đây cũng là thương đội làm ăn và kiếm lời lâu năm trên đất Hồi Hột. Chủ nhân của thương đội này là một trong ba đại thương nhân Túc Đặc có danh vọng, và có ảnh hưởng nhất đối với thị trường buôn bán của quốc gia này. Ông ta là người nắm giữ và lũng đoạn các sản phẩm gang sắt và vải vóc của Hồi Hột. Lần này, bởi vì Hiệt Kiền Già Tư cần chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh, nên ông ta nhận được mệnh lệnh là phải vận chuyển hai mươi vạn cân sắt cùng một số lượng lớn vải vóc từ Bố Cáp Lạp thành tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Để đề phòng việc bị Đường quân chặn lại, nên thương đội này đã chọn đi theo đường sa mạc phía bắc có ít người qua lại. Ai ngờ khi đi qua Di Bá Hải này thì lại bị Đường quân phát hiện và truy kích.

Những tên quản sự chịu trách nhiệm áp tải số hàng hóa này khi phát hiện thấy có đại đội Đường quân ở xa xa kia, lập tức tên nào tên nấy đều luống cuống, mất hết bình tĩnh. Bọn chúng định sẽ cho lạc đà chạy vào sâu trong sa mạc để trốn tránh, nhưng tốc độ của lạc đà làm sao có thể bằng tốc độ chiến mã của Đường quân chứ. Không tới nửa canh giờ sau, đại đội Đường quân đã vây chặt cả cái thương đội ấy rồi.

" Giết" Thi Dương ra lệnh cho toàn quân tru diệt đám thương nhân kia. Vì phải nghiêm chỉnh chấp hành nhiệm vụ ngăn cản tuyệt đối hàng hóa vào Hồi Hột nên Thi Dương buộc lòng phải sử dụng đến biện pháp tàn khốc đối với những tên thương nhân ngu xuẩn không chịu nghe lời cảnh cáo. Hắn cho rằng chỉ có biện pháp này là hữu hiệu nhất để trấn áp đối phương.

Đường quân không hề hỏi han, hay cảnh báo một lời nào nữa, bọn họ huy động trường sóc, sát khí đùng đùng mà xông lên. Trong thương đội có nhiều người thấy Đường quân đã bắt đầu giết chóc không thương tiếc, nên vô cùng sợ hãi đến nỗi từ trên lạc đà mã té nhào xuống, rồi rối rít quỳ lạy van xin tha mạng, cũng có kẻ ngoan cố rút đao quyết liều mạng với Đường quân. Nhưng bọn chúng nào phải là đối thủ của Đường quân. Chỉ trong một chốc lát thời gian, gần trăm tên tùy tùng áp tải thương đội ngoan cố chống cự đã bị Đường quân giết chết không còn lấy một mống. Những tên thương nhân Túc Đặc còn lại, rối rít quỳ trên cát van xin tha mạng. Đường quân cũng không thèm chôn thi thể của những tên kia, bọn họ dắt theo lạc đà cũng những tên Túc Đặc đầu hàng trở về Đại Hồ thành.

Khi vừa mới trở về khu vực quân doanh ở Đại Hồ thành, Thi Dương đã được một tên lính báo cho biết việc chủ soái đã tới. Thi Dương liền quay đầu, phân phó cho một tên Hiệu úy: " Ngươi hãy đem bọn chúng tới công trường, còn các vật tư thì mang đến kho hàng"

Phân phó xong đâu đấy, Thi Dương vội vàng chạy đến chỗ công trường đang xây dựng Đại Hồ thành. Từ xa hắn đã nhìn thấy Vương Tư Vũ cùng với mấy tên tùy tướng đang đi xem xét tình hình xây dựng thành trì. Thi Dương cho ngựa chạy đến gần chỗ Vương Tư Vũ, rồi tung mình xuống ngựa, hắn liền quỳ theo kiểu quân đội, thực hiện nghi thức chào: " Đại Hồ thành Binh mã sứ Thi Dương tham kiến đại soái"

Vương Tư Vũ khoát tay áo cười nói: " Thế nào rồi, đi ra ngoài chặn đánh thương đội Hồi Hột có thu được kết quả gì không hả"

" Hồi bẩm đại soái, thuộc hạ đã chặn bắt được thương đội đó rồi. Kết quả thu được hai mươi vạn cân sắt, còn có một số lượng lớn vải bông nữa"

" Hai mươi vạn cân sắt ư" Vương Tư Vũ âm thầm giật mình kinh hãi. Với hai mươi vạn cân sắt này thì sẽ chế tạo được không biết bao nhiêu là binh khí. Điều này thể hiện cái gì đây, phải chăng Hồi Hột chuẩn bị phát động chiến tranh hay sao"

" Ngươi làm rất tốt" Vương Tư Vũ tỏ ý tán dương hắn: " Lần này ta mang tới cho các ngươi thêm ba vạn thạch lương thực, cùng với năm mươi cỗ máy ném đá, ngoài ra còn có đạn Thiên lôi, cung tiễn, lều bạt, quân khí, khôi giáp và nhiều loại vật phẩm khác nữa. Nếu như có thể ta hy vọng ngươi đốc thúc để hoàn thành việc xây dựng, sao cho cuối tháng mười chúng ta có thể vào đồn trú trong thành. Nếu như còn có khó khăn gì thì cứ nói cho ta biết."

" Tạ ơn tướng quân đã quan tâm. Nếu như cứ theo tiến độ xây dựng như thế này thì không cần đến tháng mười mà chỉ độ trung tuần tháng chín thì Đại Hồ thành sẽ được hoàn thành" Nói đến đây Thi Dương hơi chần chừ một chút, rồi lại nói tiếp: " Bất quá, thuộc hạ cũng có một thỉnh cầu với đại soái"

" Có thỉnh cầu gì ngươi cứ nói ra cho ta nghe xem"

" Hiện tại ở đây, chúng thuộc hạ mới có hai mươi chiếc thuyền tuần tra canh gác, lại còn phải sử dụng để thường xuyên tới lui Di Bá thành ở bên kia. Vì thế thuộc hạ muốn thỉnh cầu đại soái không biết người có thể để lại đây cho chúng thuộc hạ một trăm chiếc đại thuyền được không ạ"

Sắc mặt của trở nên Vương Tư Vũ trầm ngâm, ông ta đang suy tính điều gì đó. Hai mươi vạn cân sắt đã bị Đường quân chặn bắt đi hết, dĩ nhiên bọn người Hồi Hột kia sẽ không cam tâm chịu thất bại như vậy, chúng sẽ phái binh đến tấn công Đại Hồ thành này, để nhổ đi cái gai trong mắt. Cho nên nếu để lại đây một trăm chiến thuyền thì cũng rất có ích. Còn nữa, hai trăm chiếc thuyền còn lại cũng đủ để chở hai mươi vạn cân sắt mà Thi Dương vừa đoạt được. Nghĩ như thế Vương Tư Vũ liền gật đầu, sảng khoái cười nói: " Được rồi! Ta đồng ý với ngươi, sẽ để lại cho ngươi một trăm chiến thuyền"

Trên thảo nguyên, tinh kỳ phấp phới, kèn sáo vui tươi, phấn chấn. Hôm nay ở Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý diễn ra một buổi lễ nghênh tiếp có thể gọi là long trọng nhất trong năm. Hồi Hột Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư, đích thân dẫn theo các quý tộc Hồi Hột cả thảy là hơn ba trăm người, đi một quãng đường cách đô thành Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý năm mươi dặm để nghênh đón Duy Tề Nhĩ của Đại Thực là Diệp Cáp Nhã. Hiệt Kiền Già Tư hiểu biết rất rõ về địa vị của Diệp Cáp Nhã ở Đại Thực. Nên vị tân Khả Hãn này cũng đón tiếp ông ta với nghi thức long trọng, y như Calipha đích thân đến đây.

g hoàn thành công việc trước mùa đông năm nay.

*****

Hiệt Kiền Già Tư mới đăng vị Khả Hãn được có mấy tháng, những Diệp Cáp Nhã đã từ Đại Thực mà lặn lội sang tận đây, điều này cho thấy Đại Thực rất coi trọng Hồi Hột. Trong lễ đón rước khách quý Diệp Cáp Nhã không chỉ có Hiệt Kiền Già Tư, mà còn có hơn mười người thương nhân Túc Đặc, quốc sư của Ma Ni Giáo Tô Nhĩ Mạn.

Sau khi Hiệt Kiền Già Tư sát hại Trung Trinh Khả Hãn bằng thuốc độc, rồi đăng vị, thì ở Hồi Hột không hề xuất hiện cục diện thuận lợi theo hướng một chiều được vạn dân ủng hộ như lời của Tô Nhĩ Mạn đã nói với ông ta. Mà ngược lại phái " thân Đường" kiên quyết không chấp nhận lý do công chúa Đại Đường hạ độc vào rượu của Khả Hãn, theo cách lập luận của họ thì công chúa từ đầu tới cuối không hề có cơ hội để đến gần Trung Trinh Khả Hãn chứ nói gì tới hạ độc. Nếu luận điệu của Hiệt Kiền Già Tư thì ai cũng có thể thủ phạm. Không chỉ biện hộ cho công chúa Đại Đường, phái " thân Đường" còn quay sang hoài nghi việc quân đội tại sao lại được điều động trước khi Khả Hãn chết. Bọn họ kết luận đây chính là một âm mưu đã được bày ra tỉ mỉ từ trước, và kẻ tình nghi số một trong chuyện này không ai khác chính là tân Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư. Bởi vì chỉ có ông ta mới có khả năng điều động một lượng lớn quân đội như thế, và cũng chính ông ta là người hưởng lợi ích lớn nhất sau cái chết của Trung Trinh Khả Hãn.

Nếu như Hiệt Kiền Già Tư sau khi lên ngôi Khả Hãn, mà thay đổi các chủ trương chính sách của Trung Trinh Khả Hãn trước đó như: Xóa bỏ quốc sách dao động, hoàn toàn ủng hộ và liên minh với Đại Đường, tiếp tục cưới và lập công chúa Đại Đường làm Khả Đôn, thì có lẽ phái " thân Đường" sẽ thừa nhận ngôi vị Khả Hãn của ông ta. Nhưng đằng này, Hiệt Kiền Già Tư ngay sau khi đăng vị cũng thay đổi quốc sách của Hồi Hột, nhưng lại hoàn toàn chuyển hướng Đại Thực. Chính điều này khiến cho phái " thân Đường" mất hết kiên nhẫn và " chút nhân tình" với ông ta. Bọn họ tập hợp mấy chục vạn người rời đi tới Khả Đôn thành ở phía đông Hồi Hột thành lập nước Đông Hồi Hột, chính thức cùng Hiệt Kiền Già Tư đối đầu. Từ đó khiến cho số lượng nhân khẩu của Hồi Hột mấy trăm năm gần đây vốn đã ít ỏi nay lại càng giảm đi nhiều nữa.

Sau tháng năm, Đại Đường tập trung điều động mấy chục vạn quân đội tới khắp biên giới Đường – Hồi. Theo đó Đại Đường cấm hoàn toàn việc vận chuyển buôn bán lương thực, muối, đường, gang sắt, đồng, dầu hỏa và các vật tư chiến lược khác, ngược bắc để chuyển sang Hồi Hột. Thậm chí ngay cả lá trà cũng cấm không cho ngược sang phía bắc. Lệnh đã ban ra mà kẻ nào cố tình vi phạm thì ngoài việc tịch biên gia sản, còn bị chém đầu. Đại Đường chỉ vẻn vẹn mở một địa điểm buôn bán nhỏ ở Cửu Nguyên, nhưng cũng chỉ cho phép mua bán trao đổi đồ sứ, tơ lụa và các mặt hàng xa xỉ với Hồi Hột.

Từ sau khi Hiệt Kiền Già Tư lên ngôi Khả Hãn thì quan hệ gữa Hồi Hột với Đại Đường ngày càng chuyển biến theo hướng xấu đi. Đó cũng chính là hậu quả của một loạt chính sách " thù hằn" mà ông ta đã thi hành với Đường triều. Dĩ nhiên bọn người Hiệt Kiền Già Tư cũng đã dự đoán được điều này, nhưng bọn chúng vẫn bình tĩnh không mấy lo lắng, bởi vì mặc đù Đại Đường cấm vận toàn diện việc trao đổi mua bán với Hồi Hột nhưng bọn họ vẫn có thể nhận được các vật tư cần thiết từ phía tây. Chính Diệp Cáp Nhã là người nói ra điều này.

Hai canh giờ sau, ba ngàn Đại Thực quân làm nhiệm vụ đi theo hộ tống xe ngựa của Diệp Cáp Nhã đã xuất hiện ở phía cuối thảo nguyên. Diệp Cáp Nhã bắt đầu khởi hành từ Ba Cách Đạt vào hạ tuần tháng năm. Trải qua hơn một tháng hành trình, bây giờ ông ta mới tới được Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý. Thật ra thì Hàn Đóa Nhĩ Bát Lý không phải là địa điểm chủ yếu trong hành trình của ông ta. Mục đích chuyến đi lần này của Diệp Cáp Nhã là tới Đại Đường, để cùng với Đại Đường hoàng đế thương lượng về vấn đề tù binh của chiến trường Toái Diệp. Ông ta tới Hàn Nhĩ Đóa Bát Lý chẳng qua cũng chỉ là tiện đường nên rẽ vào thăm một chút. Cũng là tiện thể chủ động lôi kéo đại quốc du mục ở phương đông này về với Đại Thực.

Lợi dụng Hồi Hột để kiềm chế Đại Đường, chính là chủ trương mà Diệp Cáp Nhã theo đuổi và bảo vệ bấy lâu nay. Lệnh cho Tô Nhĩ Mạn giết Trung Trinh Khả Hãn bằng thuốc độc, rồi nâng đỡ, ủng hộ cho phái " thân Đại Thực" lên làm tâm Khả Hãn chính là chủ ý của ông ta. Lần này, những việc đó đều diễn ra suôn sẻ, nên kế hoạch của ông ta coi như đã thành công. Thành công này đã làm cho ông ta vui mừng không dứt. Trước khi đi Diệp Cáp Nhã còn thuyết phục Lạp Hy Đức phong Hiệt Kiền Già Tư làm Đông Phương Khả Hãn, ban thưởng cho hắn vạn lượng hoàng kim, mĩ nữ trăm người. Qua đó Đại Thực muốn có được sự thần phục và tin tưởng của Hiệt Kiền Già Tư.

Xe ngựa của Diệp Cáp Nhã từ từ chạy đến gần chỗ bọn người Hiệt Kiền Già Tư. Và vị Khả Hãn này cũng tự mình bỏ qua vị thế và sự tôn nghiêm của một vị quân vương, mà đích thân đến tận trước xe ngựa để hành lễ với Diệp Cáp Nhã – nhân vật quyền quý số một Đại Thực.

" Hồi Hột Khả Hãn Hiệt Kiền Già Tư tham kiến Duy Tề Nhĩ điện hạ của A Bạt Tư đế quốc. Điện hạ trên đường đi thật là chịu nhiều cực khổ rồi"

Cửa xe ngựa được mở ra, Diệp Cáp Nhã được hai tên thị về đỡ rước xuống xe. Ông ta cười sảng khoái, đáp lễ trả lời Hiệt Hiền Già Tư: " Khả Hãn đích thân đến tận đây nghênh đón, Diệp Cáp Nhã ta đây thật là nhận không nổi rồi. Lần này ta được Calipha ủy thác, đặc biệt tới đây để cùng Hồi Hột kết đồng minh, đồng thời bày tỏ sự ca ngợi trước sự ủng hộ của Khả Hãn đối với Đại Thực chúng ta."

Dứt lời, Diệp Cáp Nhã vung tay ra hiệu, ngay lập tức mấy tên thị vệ đã khiêng hai cái rương lớn nặng trịch tới đặt ngay trước mặt của Hiệt Kiền Già Tư. Ông ta sai người mở nắp rương, lập tức đập vào mắt mọi người là ánh kim quang sáng chóe. Trong rương đó chính là những thỏi vàng ròng. Đồng thời Diệp Cáp Nhã ra lệnh cho mười mấy chiếc xe ngựa khác tiến lại gần hơn, màn xe được kéo ra. Và ở bên trong những chiếc xe ngựa này chính là những mỹ nữ tây phương vô cùng kiều mị đẹp mê hồn. Ông ta chỉ vào số hoàng kim và một trăm mỹ nữ rồi nói với Hiệt Kiền Già Tư: " Một vạn lượng hoàng kim và một trăm mỹ nữ này là lễ vật Calipha bệ hạ ban tặng cho ngài. Ta biết rằng những lễ vật này chẳng làm cho Khả Hãn để mắt tới nhưng dù sao đó cũng là tâm ý của Calipha bệ hạ, xin Khả Hãn hãy vui lòng nhận cho"

Hiệt Kiền Già Tư đối với vạn lượng hoàng kim kia cũng không có mấy để ý, nhưng một trăm mỹ nhân da trắng nõn nà, dáng người cao thon thả, tóc vàng, mắt xanh biếc lại làm cho vị tân Khả Hãn này động tâm không ngớt. Hiệt Kiền Già Tư vui mừng khôn xiết, luôn miệng rối rít nói cảm ơn, rồi sai người đem hoàng kim và người đẹp đưa thẳng vào trong cung.

Ánh mắt sắc bén của Diệp Cáp Nhã không bỏ qua cơ hội này để quan sát Hiệt Kiền Già Tư. Từng biểu hiện nhỏ nhất trên nét mặt của vị Khả Hãn này đều lọt vào trong mắt của Diệp Cáp Nhã. Khi nhìn hoàng kim Hiệt Kiền Già Tư chỉ cười nhẹ một cái, còn khi nhìn thấy một trăm mỹ nữ tây phương, ánh mắt của ông ta sáng hẳn lên, không kiềm chế được bản năng nên nuốt nước miếng ừng ực. Chỉ với những biểu hiện như thế thôi Diệp Cáp Nhã đã đoán biết ngay Khả Hãn Hồi Hột chỉ là tên háo sắc mà thôi. Ông ta thích mỹ nhân không tốt sao? Ở A Bạt Tư đế quốc có rất nhiều mỹ nhân tuyệt sắc. Thậm chí Diệp Cáp Nhã còn muốn khuyên Lạp Hy Đức đem " ánh trăng của Ba Cách Đạt" là A Ba Tái gả cho ông ta, như thế Đại Thực sẽ khống chế được Hồi Hột một cách chắc chắn.

Nghĩ tới đây, Diệp Cáp Nhã khẽ mỉm cười, ông ta lấy ra một tờ chiếu lệnh được viết trên da dê, nói: " Lần này ta tới Hồi Hột, còn thực hiện một nhiệm vụ mà Calipha giao cho, đó là chính thức sắc phong Khả Hãn làm Đông Phương Khả Hãn. Việc sắc phong này hoàn toàn khác với việc sắc phong của Đại Đường. Nếu như Đại Đường sắc phong cho Khả Hãn như là một ân điển của bề trên với thuộc hạ, thì A Bạt Tư đế quốc chúng tôi sắc phong Khả Hãn thể hiện sự tôn kính của mình với người anh em Hồi Hột. Hy vọng Khả Hãn sẽ vui mừng đón nhận danh hiệu được phong này"

Hiệt Kiền Già Tư dĩ nhiên hiểu được đây chỉ là những lời nói có cánh, cho việc xã giao mà thôi, còn thực tế khi tiếp nhận sắc phong thì Hồi Hột sẽ chính thức phải thừa nhận quan hệ phụ thuộc với Đại Thực. Và tất nhiên, bản chất của bản sắc phong này cũng không khác gì với bản sắc của Đại Đường. Nhưng đến thời điểm này Hiệt Kiền Già Tư đã mất đi cơ hội được lựa chọn rồi. Nhân khẩu của Hồi Hột ngày một ít dần, thực lực của đất nước ngày càng suy yếu. Vì thế hơn lúc nào hết ông ta cần được Đại Thực ủng hộ một cách toàn diện. Hiệt Kiền Già Tư quỳ xuống, cùng kính nhần tờ chiếu lệnh viết trên da dê từ tay Diệp Cáp Nhã, rồi nói thật dõng dạc: " Hiệt Kiền Già Tư vui mừng tiếp nhận sắc phong của Calipha bệ hạ" – " Đại Hãn, xin người hãy mau đứng lên đi" Diệp Cáp Nhã tranh thủ đỡ ông ta đứng dậy. Khi ánh mắt của hai người vừa chạm vào nhau, thì không ai bảo ai cùng cười lên ha hả rất sảng khoái. Hiệt Kiền Già Tư chỉ tay về một đại trướng ở phía xa xa, nhiệt tình mời chào thượng khách Diệp Cáp Nhã: " Ta đã chuẩn bị cả núi thịt, biển rượu để chào mừng Duy Tề Nhĩ điện hạ. Hôm nay chúng ta không say không nghỉ đấy nhé"

" Được lắm, hôm nay chúng ta không say không về"

style='mso-special-character:line-break'> g hoàn thành công việc trước mùa đông năm nay.


Khởi Nguyên Mobile

Hồi (1-340)


<