← Hồi 284 | Hồi 286 → |
Dịch Bặc Lạp Hân có hơi thấp thỏm trong lòng đi vào gian phòng. Đây hình như là một gian phòng dùng để họp cực kỳ rộng rãi sáng sủa. Trong phòng bố trí đơn giản, một cái bàn gỗ lớn xấu xí, hai bên bày hơn mười chiếc ghế mộc. Bảy tám tên binh sĩ đứng dọc tường cảnh giác nhìn hắn. Ở trước bàn đã có một người tướng lãnh quân Đường đang ngồi. Hắn ước hơn ba mươi tuổi, da ngăm đen, áo giáp trên người sáng ngời, trên đầu đội ngân khôi có vẻ rất nghiêm túc. Nhưng Dịch Bặc Lạp Hân lại chú ý tới một vị tướng lãnh quân Đường khác đứng yên ở phía trước cửa sổ đưa lưng về phía hắn. Trông ông ta cao lớn dị thường, so với người bình thường thì ước chừng cao hơn nửa cái đầu. Ông ta cũng mặc một bộ quân phục, nhưng quân phục sạch sẽ phẳng phiu không có một vết nhăn, chân đi giày lính để lộ vóc người thon thả mà cân xứng. Nhưng làm cho Dịch Bặc Lạp Hân chú ý không chỉ có khí chất kiêu ngạo của ông ta, quan trọng hơn là trên đầu đội mũ kim khôi, điều này đủ để biểu hiện thân phận cao cả của ông ta. Nghe phía sau có động tĩnh, vị tướng lãnh từ từ xoay người nhìn Dịch Bặc Lạp Hân làm cho trong lòng Dịch Bặc Lạp Hân đột nhiên run lên. Viên tướng lãnh không cục mịch cường tráng giống các tướng lãnh quân Đường khác, mà tướng mạo cực kỳ tuấn tú, thậm chí còn mang theo một vẻ đẹp hiếm thấy. Nhưng ánh mắt của hắn lại sắc bén như dao, xuyên thấu nội tâm hắn.
" Ta là Vô Địch Đại Tướng quân Đại Đường Quốc, An Tây Tiết Độ Sứ Vương Tư Vũ, hoan nghênh ngươi tới đến Ngư Long Bảo."
Cái này thì không cần A Đặc Ni nửa đời không quen tiếng Hán phiên dịch nữa, đội trưởng đứng bên cạnh liền chuẩn xác mà lưu loát phiên dịch thành tiếng Đại Thực. Dịch Bặc Lạp Hân lập tức cung kính hành lễ." Thần tử của bệ hạ Ha-Li-Pha vĩ đại, phó Tổng đốc Đại Mã Sĩ Cách Dịch Bặc Lạp Hân tham kiến Tổng đốc An Tây Đại Đường các hạ."
Vương Tư Vũ mỉm cười để lộ ra hàm răng trắng nõn, hắn khoát tay " Mời quý Sứ giả ngồi!"
Thái độ hiền lành của Vương Tư Vũ làm cho nỗi bất an trong lòng Dịch Bặc Lạp Hân từ từ biến mất. Hắn ngồi xuống, một người binh lính dâng trà ọi người. Vương Tư Vũ từ từ đi lên trước, hắn chỉ chỉ vào viên tướng lãnh quân Đường đang ngồi mà giới thiệu: " Vị này là đô đốc Toái Diệp Đại Đường Tào Hán Thần, hẳn là hôm nay ngươi bái phỏng ông ta mới đúng."
Phiên dịch lập tức nói một câu. Dịch Bặc Lạp Hân không khỏi nghiêm nghị kính trọng. Hắn vội vàng đứng lên thi lễ với Tào Hán Thần." Tham kiến Tào tướng quân!"
Tào Hán Thần cười đứng lên chắp tay đáp lễ với hắn rồi lại không nói một lời. Lúc này. Vương Tư Vũ cũng ngồi xuống, hắn nâng chung trà lên uống một hớp liền hỏi: " Đặc sứ nói lần này trên đường trở về nước thì đặc biệt đi vòng tới Toái Diệp. Không biết có gì chỉ giáo?"
Dịch Bặc Lạp Hân nghe phiên dịch nói xong liền chỉ tay ra ngoài cửa sổ hỏi: " Ta muốn trước hết hỏi một câu. Những người đang làm khổ sai kia có phải là quân nhân Đại Thực chúng ta không?"
" Nơi này không có quân nhân Đại Thực. Nếu như ngươi hỏi tù binh Đại Thực thì đó chính là bọn họ." Vương Tư Vũ cười nhạt đáp.
Dịch Bặc Lạp Hân im lặng không nói. Những người đó cũng chính là quân Đại Thực bị quân Đường bắt làm tù binh. Một hồi lâu, hắn thở dài một hơi rồi nói: " Ta lần đi vòng đến Toái Diệp chính là vì chuyện tù binh Đại Thực. Ha-Li-Pha hy vọng quý quốc có thể thả bọn họ. Các ngài có thể đưa ra điều kiện."
Vương Tư Vũ liếc mắt nhìn hắn cực kỳ không hiểu mà lắc đầu đáp: " Ta không hiểu Ha-Li-Pha của các ngươi rốt cuộc là nghĩ như thế nào. Nửa năm trước hoàng đế bệ hạ chúng ta đặc biệt phái sứ giả đến Ba Cách Đạt để giải quyết chuyện tù binh Đại Thực. Lại bị Ha-Li-Pha các ngươi quả quyết cự tuyệt. Hiện tại lại chạy tới thỉnh cầu thả bọn họ ra. Sớm biết có hôm nay thì sao khi đó lại như thế?"
" Ban đầu Ha-Li-Pha cự tuyệt cũng là vạn bất đắc dĩ, ngài có chỗ khó xử. Hy vọng quý quốc có thể hiểu được."
Vương Tư Vũ chắp tay đằng sau đi vài bước ở trong phòng. Trầm tư một lúc lâu, hắn mới từ từ đáp: " Thật xin lỗi, chuyện này ta không làm chủ được, phải xin chỉ thị hoàng đế bệ hạ của chúng ta. Lần trước hoà đàm không được, tất cả điều kiện đã không còn giá trị. Nếu như Ha-Li-Pha các ngươi thật sự có thành ý giải quyết vấn đề tù binh thì ngươi chỉ có thể đi Trường An yết kiến hoàng đế Đại Đường chúng ta." Dịch Bặc Lạp Hân chuyến này có sứ mạng là cùng Hồi Hột ký kết hiệp nghị bí mật, tù binh chẳng qua là nhiệm vụ thêm vào của hắn. Đi Trường An xa xôi vạn dặm, đương nhiên hắn sẽ không vì nhiệm vụ phụ mà làm chậm trễ sứ mạng chính. Hắn sẽ không đi Trường An, chỉ có thể trước hết về Ba Cách Đạt (Bát đa) gặp Ha-Li-Pha, sau đó bàn lại việc tù binh.
Nghĩ vậy, hắn đứng lên khẩn cầu Vương Tư Vũ: " Đi Trường An yết kiến hoàng đế bệ hạ Đại Đường cũng không trong phạm vi chức quyền của ta. Ta sẽ trở về xin chỉ thị Ha-Li-Pha, nhưng trước khi đi ta muốn đi thăm những tù binh này một lần. Không biết Tổng đốc các hạ có thể cho phép hay không?"
Vương Tư Vũ cùng Tào Hán Thần nhìn nhau, Vương Tư Vũ liền gật đầu đồng ý: " Có thể, nhưng mà cần có chúng ta cùng đi."
Dứt lời, hắn liếc mắt với giáo úy phiên dịch, lệnh hắn cùng đi thăm với Dịch Bặc Lạp Hân. Đợi cho sứ thần Đại Thực đi xa, Tào Hán Thần vẫn luôn duy trì im lặng rốt cục mở miệng nói: " Đại soái, Ha-Li-Pha bọn họ trước sau mâu thuẫn thật sự làm cho người ta khó hiểu."
" Cái này có gì khó hiểu đâu. Ban đầu hắn tưởng trực tiếp dùng phương thức chiến tranh để giải quyết tù binh cho nên xé bỏ hiệp nghị. Nhưng hiện tại phát hiện trực tiếp phát động chiến tranh không thực tế, nên liền lại muốn đàm phán điều kiện thả tù binh, hừ! Thay đổi như chong chóng, trở mặt như trở bàn tay, trên đời nào có việc dễ dàng như vậy."
Vương Tư Vũ lạnh lùng cười một tiếng. Hắn thò đầu ra ngoài cửa sổ nhìn, Dịch Bặc Lạp Hân đã đi qua sông Toái Diệp trên cầu gỗ giản dị, đang khó nhọc đi qua chỗ một đống những tảng đá về hướng mỏ quặng. Gần trăm tên quân Đường đi theo sát hai bên hắn. Vương Tư Vũ do dự một lát liền nói với Tào Hán Thần: " Chỗ bạc nén cùng hoàng kim đã luyện chế xong cần lập tức chuyển tới Trường An. Ta cũng đang muốn phái người đi Trường An để báo với đô đốc việc An Tây. Có thể cùng nhau đồng hành, ngày mai liền có khả năng lên đường!"
Trường An, thời gian dần dần đến tháng tám, mùa hè nóng nực đã biến mất, khí trời bắt đầu mát mẻ dần, đầu thu đã tới. Trong thành Trường An sắp tiến hành hai cuộc thi quan trọng, một cái là cuộc thi các chức vụ. Quan viên cả nước từ cửu phẩm đều phải tham gia, tổng cộng chia ba đợt tiến hành tại Trường An, cuối tháng tám thì cử hành cuộc thi nhóm quan viên đầu tiên. Chủ yếu là quan trong triều, quan viên ở Hà Đông, vùng quan nội, Lũng Hữu cùng các châu Trung Nguyên tham gia. Ai không vượt qua cuộc thi sẽ không được tái nhậm chức làm quan. Lại Bộ đã phát ra thông điệp truyền khắp các châu huyện cả nước.
Mặt khác, so với cuộc thi chức quan thì sớm hơn vài ngày, vào ngày hai mươi lăm tháng tám sẽ cử hành lần đầu tiên cuộc thi chế khoa từ khi hoàng đế Đại Đường lên ngôi tới nay. Thời gian đã không còn hai mươi ngày, cả thành Trường An chật ních hai mươi mấy vạn sĩ tử từ các nơi trong cả nước chạy tới. Bởi vì không hạn chế tuổi tác cùng thân phận, người ghi danh từ ông lão sáu mươi tuổi xuống tới thiếu niên mười một mười hai tuổi. Nghe nói ngay cả đứa cháu Thôi Diệu mười hai tuổi của Thôi Viên cũng muốn tham gia lần khoa cử này.
Tất cả đệ tử bần hàn đều gửi gắm hy vọng lớn lao đối với khoa cử lần này. Rất nhiều người đều còn nhớ rõ, năm đó triều đình mở rộng chế độ môn ấm thì người phản đối duy nhất chính là hoàng đế bệ hạ Đại Đường hiện tại. Hắn lên ngôi hai tháng vừa rồi với chiến tích lớn lao, thay đổi chế độ Tướng Quốc, chế độ quyền lực linh tinh các loại thì đối với cuộc sống người bình thường đều quá xa xôi. Trừ một ít người quan tâm tình hình chính trị đương thời thì những người bình thường đều không cảm nhận được mà cũng không quan tâm.
Nhưng mấy tháng nay Đại Đường có ba sự thay đổi mà tất cả mọi người cảm nhận rõ ràng được. Đầu tiên là quốc gia yên ổn, cùng với quân phiệt cát cứ cuối cùng Lý Hi Liệt bị giết, chiến loạn vùng Trung Nguyên rốt cục kết thúc. Các nơi mặc dù cũng có quân đội đóng quân, nhưng quân kỷ nghiêm minh cũng không quấy rầy nhiễu loạn địa phương. Đã không có chiến tranh, dân chúng Đại Đường lần đầu tiên có được cơ hội sinh tồn.
Kỳ thật là giá gạo giảm xuống, đến vụ thu hoạch tháng sáu thì dường như là trời xanh đã khai ân đối với Đại Đường. Trừ Trung Nguyên cùng Hà Bắc bị chiến loạn làm ảnh hưởng cùng với Sơn Đông gặp phải nạn hạn hán, còn lại tất cả các vùng Giang Hoài, Giang Nam, Sơn Nam, Ba Thục, Hà Đông, Lũng Hữu, quan nội lương thực được mùa lớn. Đồng thời thuỷ vận khôi phục lại mang đến lượng lớn lương thực Giang Hoài chuyển về khiến cho giá gạo đắt tiền nhất ở vùng Biện Châu cũng không quá trăm tiền một đấu. Mà ở Trường An xưa nay nổi danh với giá gạo quay nhanh như chong chóng đo chiều gió thì lần đầu tiên trong tám năm đã rơi xuống dưới sáu mươi văn tiền chỉ còn đấu gạo năm mươi lăm tiền. Cùng với giá gạo giảm xuống, giá cả các loại hàng hóa cho cuộc sống cũng vội vàng giảm. Dầu, trà, vải vóc. v.. v... , giá tiền đều giảm xuống đến mức như năm Khánh Trì thứ mười.
*****
Một sự thay đổi rõ rệt khác là việc giao ruộng như thời Đường sơ lại xuất hiện một lần nữa. Triều đình bắt đầu giao ruộng tại các châu Giang Nam như Nhuận Châu, Thường Châu, Tô Châu, Hồ Châu, Hàng Châu, cùng với các châu vùng Hoài Nam như Đồ Châu, Lư Châu, Hòa Châu, còn có vùng trung du Trường Giang gồm Đàm, Nhạc, Ngạc, Giang, Hồng, Hán ở Ba Thục, Miên, Tử, Giản, Mi, tổng cộng mười tám châu. Diện tích giao ruộng tổng cộng một trăm hai mươi vạn khoảnh, phàm là con dân Đại Đường, bất luận thân phận sang hèn, cho dù hộ tịch nơi nào, người không ruộng đều có thể được nhận. Đinh nam được ba mươi mẫu ruộng trồng lúa, đinh nữ mười lăm mẫu trồng dâu theo tiêu chuẩn trao vĩnh viễn. Hơn nữa ruộng quân điền đã trao thì không tính vào trong đó. Trong lúc nhất thời, dân chúng không ruộng từ các nơi trong cả nước lao tới Giang Nam nối liền không dứt.
Đúng là ba sự thay đổi lớn này khiến cho Đại Đường đầy những chiến loạn rốt cục xuất hiện dấu hiệu đại trị. Xã hội yên ổn, lòng người phấn chấn, biểu hiện trong khoa cử chính là sự tấp nập trước nay chưa từng có.
Hiện tại không chỉ có khách điếm tập trung ở phường Bình Khang, phường Sùng Nhân đã không còn chỗ trống. Khách điếm ở các phường khác cũng cùng kín người hết chỗ. Những kẻ đến chậm đành phảiở nhờ chùa chiền, đạo quán, còn có cả người đến các huyện khác thuộc Trường An để ở. Vì lần này triều đình đặc biệt cho phép dân chúng bình thường trong nhà có chỗ tiếp nhận sĩ tử đến trọ mới miễn cưỡng giải quyết vấn đề khó khăn cho sĩ tử dừng chân.
Buổi trưa hôm nay, Lý Bí giống như người bình thường nhàn nhã đi chơi tại phường Sùng Nhân, phường Sùng Nhân là những phường ông ta thích nhất. Nhất là phía tây phường ở gần hoàng thành. Nơi này có các kiến trúc lớn của Quốc tử giám, những mảng cây cổ thụ xanh tốt, hiệu sách quán trà có thể thấy được khắp nơi, không khí nhân văn yên tĩnh tràn ngập. Chỗ ở thì Lý Bí cũng lựa chọn vùng lân cận Quốc tử giám. Mấy tháng qua, buổi trưa mỗi ngày đi bộ tới Tiến Sĩ tửu lâu ở phía đông phường ăn cơm đã trở thành thói quen mà ông duy trì.
Huống hồ Hoàng thượng cũng dặn ông ta có lúc rảnh tìm kiếm hiền sĩ, sinh hoạt tại phường Sùng Nhân cũng coi như công và tư kết hợp, còn có khả năng báo với Hoàng thượng lĩnh khoản phí tìm hiền, trợ cấp tiền thuê nhà tiền rượu.
So sánh với sự yên lặng ở phía tây phường, phía đông phường Sùng Nhân lại cục kỳ náo nhiệt. Ở đây tụ tập lượng lớn khách sạn, quán rượu, đồng thời cũng là nơi ở của quan lại các châu vào kinh tấu trình. Mặt khác, nơi này cũng chỗ các xưởng in ấn phát đạt nhất cả Đại Đường, có hơn một trăm xưởng in ấn lớn nhỏ chuyên ấn chế các loại kinh Phật, bộ sách, đồng thời cũng tiếp nhận in ấn văn thư triều đình nên làm ắn phát đạt, ngày đêm không ngừng.
Tiến Sĩ tửu lâu nằm tại góc đông nam phường Sùng Nhân, chỉ có thể coi là một quán rượu hạng trung. Nhưng bởi vì cái tên của nó gợi điều tốt đã làm cho nó trở thành một trong những quán rượu làm ăn khấm khá nhất vào dịp khoa cử, đồng thời cũng đưa tới cạnh tranh đồng hành. Từ năm trước trở đi, ở chung quanh nó xuất hiện mười mấy quán rượu na ná nó như măng mùa xuân. Như là Trạng Nguyên lâu, Kim Bảng thi đậu tửu lâu, Thám Hoa lâu. v.. v... Hơn mười nhà, nhưng không có một quán rượu nào có thể so sánh làm ăn với nó.
Lý Bí chắp tay đằng sau đi vào Tiến Sĩ lâu, người làm đứng ở cửa đã trông thấy ông ta từ xa. Mặc dù lão đạo này mỗi ngày đều chỉ gọi rượu và thức ăn giá rẻ nhất, nhưng thứ Tiến Sĩ lâu coi trọng chính là danh dự. Chỉ cần ông ta mỗi ngày thăm tiểu điếm thì liền so với thực khách tốn hao vạn quan tiền nhưng chỉ đến một lần sẽ quan trọng hơn nhiều lắm.
Người làm mặt mày tươi cười đón chào " Lý đạo trưởng đến, ta còn đang muốn hỏi đạo trưởng hôm nay làm sao tới chậm."
" Chỗ của ta vẫn còn sao?" Lý Bí cười ha ha hỏi han.
" Cái... này..." Người làm có hơi do dự. Hôm nay khách ăn đến nhiều hơn, chỗ trống cực kỳ ít. Đương nhiên không có khả năng dành riêng một chỗ ngồi cho Lý Bí " Nếu không để ta xem bọn họ ăn xong chưa?"
" Không cần làm phiền, chỉ là ta thuận miệng hỏi qua." Lý Bí khoát tay cười nói: " Kỳ thật ngồi đâu cũng như nhau."
" Đa tạ Lý đạo trưởng châm chước, xin đi theo ta." Người làm mời Lý Bí lên lầu hai. Trên lầu hai ngồi đầy các sĩ tử trẻ tuổi nên ồn ào náo nhiệt phi thường. Khắp nơi tràn ngập khuôn mặt tươi cười trẻ măng niềm nở.
Tìm hồi lâu. Lý Bí mới tìm được một chỗ trống tại một góc nhỏ sát tường. Đây là một cái bàn nhỏ cho hai người dùng. Ông ta ngồi đối diện một sĩ tử cực kỳ trẻ tuổi, ước chừng mười bảy mười tám tuổi. Hắn mặc một chiếc áo bào nhà nho cũ màu trắng, đầu đội mũ bình cân, ở trước mặt hắn chỉ có một đĩa bánh bao cùng một bình rượu nhạt, nhìn ra được cảnh nhà của hắn không tốt nên ăn mặc vô cùng đơn giản. Nhưng tướng mạo lại tuấn tú, tinh thần phấn chấn tuổi trẻ để lộ khí thế bừng bừng. Một tay hắn cầm chén rượu, một tay giữ sách đang hết sức chăm chú đọc mấy chữ tiêu đề. Thấy Lý Bí ngồi xuống đối diện, hắn đặt sách xuống cười cười, xem như đã chào hỏi.
Lý Bí cũng thân mật gật đầu với hắn. Lúc này, ở bên cạnh bỗng nhiên vang lên một tràng tiếng vỗ tay kịch liệt, chỉ thấy một người sĩ tử khá lớn đứng lên cười nói với mọi người: " Nếu muốn ta nói thì ta đây có dăm ba câu."
Hắn e hèm trong họng rồi cao giọng nói: " Ta cho là trong thời kỳ Thiên Bảo lính phủ phá hoại tuyệt không chỉ có đơn giản mỗi chuyện chiếm đoạt ruộng đất như vậy. Trong các loại nguyên nhân tạo thành tình trạng binh lính không muốn phục vụ thì một nguyên nhân rất quan trọng chính là binh lính có địa vị cực kỳ thấp. Nhà giàu có quý tộc cần dùng lao động tìm không được người, liền sai binh lính đến làm cho đủ số. Quan phủ cưỡng bức lao dịch không tìm đủ người có khả năng cũng tìm binh lính đến phục dịch thay thế. Lâu ngày, điều này khiến cho binh lính trở thành đại danh từ chỉ khổ dịch. Vốn là vì lập công mà được triều đình sắc phong các loại danh hiệu huân quan, phi kỵ, lữ kỵ, vân kỵ gì gì đó. v.. v... , Vốn là tượng trưng cho địa vị vinh dự, nhưng trên thực tế lại trở thành một loại dấu hiệu địa vị thấp kém. Nói đến người nào đó là Phi Kỵ Úy thì người nghe biểu hiện chính là khinh thường, một kẻ khổ dịch mà thôi. Như thế, thử hỏi ai còn nguyện ý nhập ngũ, kẻ tòng quân cũng có ý nghĩ tìm cách thoát ly quân tịch. Cho nên ta cho là Đại Đường muốn quân sự cường thịnh, đầu tiên chính là phải đề cao địa vị binh lính, làm cho nó trở thành được mọi người hâm mộ, đi đầu quân tự nhiên sẽ đông đảo. Ngay cả sĩ tử bọn ta cũng nguyện ý mặc giáp trụ nhung trang vì nước ra biên ải."
Hắn diễn thuyết một hồi liền nhận được một tràng tiếng vỗ tay nhiệt liệt. Lý Bí nghe hắn giải thích đặc biệt thì cũng hơi hứng thú, liền tò mò hỏi người tuổi trẻ đối diện " Diễn giả này là người ở đâu?"
Người tuổi trẻ để sách xuống quay đầu lại nhìn qua liền cười nói: " Người này tên gọi Quách Mục, là người Phần Dương ở Hà Đông. Lại nói thì đạo trưởng có lẽ không tin, người này còn là tiến sĩ năm Tuyên Nhân thứ ba."
" A?" Lý Bí càng thêm cảm thấy hứng thú " Tiến sĩ thì làm sao còn tới tham gia chế khoa?"
" Hắn không tham gia thì có thể làm sao bây giờ?" Người tuổi trẻ khẽ lắc đầu mà nói: " Những năm trước đây khi chế độ môn ấm thịnh hành, đại bộ phận tiến sĩ trúng khảo hàng năm đều bị Lại Bộ chặn ở ngoài cửa. Ai có bí quyết thì đi làm phụ tá cho quan lớn, có lẽ có thể tìm được lối tiến thân. Mà ai không cửa cũng chỉ có thể hồi hương làm nghề nông, buồn bực cả đời. Quách Mục này chính thuộc về dạng không có bí quyết, hơn nữa lại cực kỳ hiếu thuận. Nghe nói hắn từng chuẩn bị nhập ngũ đi An Tây, nhưng mẹ bị bệnh nặng nên hắn liền ở nhà chăm sóc mẹ. Sau khi mẹ qua đời lại ở trước mộ xây nhà giữ đạo hiếu ba năm. Năm nay mở chế khoa, hắn liền lại lần nữa đến Trường An thi, cũng là muốn nhờ triều đình mới mà kiếm chút tiền đồ."
" Chữ thiện lấy hiếu làm đầu, hoàng thượng hiện nay là người có đạo hiếu nhất. Có lẽ hắn có thể có một kết cục cũng khá." Lý Bí thở dài, liền yên lặng nhớ tới cái tên Quách Mục này.
Lúc này, chàng trai đối diện lại cầm sách lên, nhưng không cẩn thận để từ trong quyển sách rơi ra một tờ giấy ngay bên chân Lý Bí. Lý Bí nhặt lên tờ giấy lên thấy trên đó viết một bài thơ. Ông ta đọc hai lần, trên mặt lộ ra vẻ kinh ngạc bèn hỏi chàng trai: " Đây là thơ ngươi làm à?"
Chàng trai gật đầu, nói khiêm tốn: " Đúng là tại hạ viết."
" Thơ hay!" Lý Bí khen tự đáy lòng, ông ta lại nhịn không được mà cầm lấy tờ giấy bắt đầu cao giọng đọc: Ly ly nguyên thượng thảo. Nhất tuế nhất khô vinh..." (chém nè: Cây rời xa đất mẹ, năm tháng héo dần đi... Bài 《 phú đắc cổ thảo nguyên tống biệt 》 của Bạch Cư Dị)
" Xin hỏi chú em họ gì?" Lý Bí hỏi han đầy hứng thú.
Chàng trai kia hơi cúi xuống với ông ta cung kính đáp: " Tại hạ họ Bạch, tên Cư Dịch, là người Tân Trịnh. Đây là lần đầu tiên vào kinh đi thi, xin đạo trưởng chỉ giáo nhiều hơn."
Lý Bí nghe hắn là người Tân Trịnh thì cũng không khỏi thở dài mà nói: " Năm ngoái Thôi Khánh Công làm loạn Trung Nguyên, nói vậy chắc chú cũng bị nó gây hại nhiều."
" Quân phiệt hỗn chiến, Trung Nguyên lầm than. Nhà cửa Bạch gia cháu đều bị loạn binh ột bó đuốc. Cháu theo cha anh chạy trốn tới đất tổ Hà Đông mới giữ được tính mạng."
← Hồi 284 | Hồi 286 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác