← Hồi 312 | Hồi 314 → |
Ba ngày sau, Cù Thức Tỷ chỉ huy đám ngưu tử bắc bộ không chút trở ngại đánh tới bên ngoài Thịnh Kinh.
Lúc này Kiến Nô đã mất đi một vạn quân thiết kỵ tinh nhuệ cuối cùng, các lão tướng Tô Nạp, Tô Khắc Tát Cáp đồng thời tử trận, tệ hơn là Nhiếp chính vương Đa Đạc cũng chết, lúc này người đứng đầu Kiến Nô là Phúc Lâm mới chỉ bảy tuổi, thái hậu Ngạch Triết là người hoàn toàn ngu dốt về chính trị, bà ta ban bố một lệnh vô cùng ngớ ngẩn, tập kết toàn bộ người già, phụ nữ và trẻ con Kiến Nô tới Thịnh Kinh, định dựa vào nơi hiểm yếu để chống cự.
Như thế này thì Cù Thức Tỷ càng đỡ mất công, có thể tận diệt Kiến Nô được rồi.
Tuy nhiên, nói gì thì nói, Đa Đạc và hơn một vạn thiết kỵ chính Bạch Kỳ cũng đã bị giết rồi, chỉ còn lại hơn mười vạn người già, phụ nữ và trẻ con, chắc chắn không có khả năng đi tới đại thảo nguyên, cho dù chín phần chết một phần sống chạy trốn tới đại mạc, quá nửa cũng trở thành nô lệ cho người Mông Cổ, chứ không thể nào tác oai tác quái trên đầu họ như trước.
Bên ngoài thành Thịnh Kinh.
Một đội kỵ binh trinh sát phi ngựa đuổi theo phía sau Cù Thức Tỷ, đầu lĩnh ngưu tử bắc bộ lớn tiếng bẩm báo:
- Tổng đốc đại nhân...
Cù Thức Tỷ ghìm cương ngựa quay đầu lại, trầm giọng nói:
- Nói!
Đầu lĩnh nói:
- Ở trong một trang viên bên ngoài Thịnh Kinh, chúng ta tìm được mấy trăm người Hán bị Kiến Nô sát hại, họ hẳn là người hầu trong trang viên, Kiến Nô giết họ để hả giận. Những người đó chết rất thảm, đàn ông đều bị mổ bụng, banh ngực, phụ nữ thì vị xẻo vú, ài!
- Lũ Kiến Nô này đáng chém thành muôn mảnh.
Cù Thức Tỷ giận tím mặt, đanh giọng nói:
- Nhưng chúng nhảy nhót không được mấy ngày nữa đâu.
Tên đầu lĩnh nói:
- Chúng ta tìm được một người còn sống, đó là một đứa trẻ, lúc ấy núp trong bếp lò mới thoát chết. Theo đứa bé đó nói, mấy ngày trước, thái hậu của Kiến Nô tên là Ngạch Triết gì đó, ra lệnh cho các người già, phụ nữ và trẻ em Kiến Nô ở các trang viên, rút hết vào thành.
- Tốt.
Mặt Cù Thức Tỷ đầy sát khí, trầm giọng nói nói:
- Rút lui vào thành ư? Thế này thì cũng bớt cho chúng ta chút việc.
Tên đầu lĩnh hỏi:
- Tổng đốc đại nhân, bây giờ làm thế nào?
Cù Thức Tỷ nói:
- Trước hết bao vây thành trì, hễ là vật còn sống, ngay cả chuột cũng không cho chạy thoát! Lại báo cho tất cả đội trưởng đội bảo an tới lều lớn của ta nghị sự.
- Dạ.
Tên đầu lĩnh bảo an đáp, dẫn theo đội kỵ binh trinh sát giục ngựa chạy như điên.
Trong thành Thịnh Kinh, cung Ngụy vương.
Vương cung do hai cha con Nỗ Nhĩ Cáp Xích và Hoàng Thái Cực sửa chữa đã bị Vương Phác đốt cháy, bây giờ tòa vương cung này được dựng lại trên vị trí cũ, nhưng kích thước không lớn như cung điện ban đầu, cửa Đại Thanh và điện Sùng Chính có phần gọn hơn.
Lúc này, trong điện Sùng Chính đã hoàn toàn hỗn loạn.
Hoàng thái hậu Ngạch Triết (1) ôm Phúc Lâm mới bảy tuổi ngồi trên ghế rồng, cả người run rẩy. Trên đại điện đầy ắp người, đang ồn ào tranh cãi không dứt. Những người này phần lớn là người có tuổi trong Bát Kỳ, bởi vì tuổi già sức yếu nên không đi theo Đa Nhĩ Cổn vượt quan ải, không ngờ nhờ vậy mà may mắn, tạm thời thoát chết.
- Nhiếp chính vương anh minh thần võ, hơn vạn thiết kỵ chính Bạch Kỳ lại hết sức thiện chiến, những tên mọi rợ triều Nam Minh muốn đánh tan hơn vạn thiết kỵ này, e là không dễ đâu. Các vị yên tâm, hơn vạn tên mọi Nam Minh bên ngoài thành chẳng là cái gì cả, không tới mấy ngày, Nhiếp chính vương sẽ dẫn hơn vạn thiết kỵ đánh về Thịnh Kinh.
Người đang nói là một ông già của Chính Bạch Kỳ, rõ ràng là đang nói thay cho Đa Đạc.
Lập tức có người của Chính Hoàng Kỳ đứng ra phản bác:
- Nếu Đa Đạc còn sống, hơn vạn tên mọi Nam Kinh có thể đánh tới bên ngoài thành Thịnh Kinh sao? Các vị tỉnh lại đi, Đa Nhĩ Cổn thì sao? Hắn dẫn theo sáu vạn thiết kỵ của nước Đại Thanh và còn có mười tám vạn kỵ binh Mông Cổ, kết quả là bị quân Nam Minh tiêu diệt toàn bộ trong trận Tế Ninh, hơn vạn kỵ binh của Đa Đạc thì làm được gì?
- Thối lắm, Nhiếp chính vương nhất định còn sống!
- Đừng có nằm mộng, cho dù Đa Đạc không chết trận, e là đã bỏ chạy từ lâu rồi!
Vừa nói tới đây, một đám lão nhân Kiến Nô bắt đầu giở võ, thượng cẳng chân hạ cẳng tay trên đại điện.
Phúc Lâm thấy vậy sợ hãi, tiểu tiện luôn trong quần, run giọng hỏi Ngạch Triết:
- Hoàng ngạch nương (mẹ), những tên nô tài này... làm cái gì vậy?
- Con à...
Ngạch Triết ôm Phúc Lâm buồn bã rơi lệ:
- Tai vạ đến nơi rồi, nước Đại Thanh chúng ta... hết rồi...
Bên ngoài thành Thịnh Kinh, trong hành trướng của Cù Thức Tỷ.
Theo luật Đại Minh, biên chế cao nhất của đội bảo an là đại đội, trên đại đội không có biên chế nào khác, bởi vậy mặc dù ngưu tử bắc bộ là một quần thể đặc biệt, nhưng về bản chất, bọn họ vẫn là đội bảo an địa phương, do đó mà ba doanh đội bảo an cũng được hợp thành bởi nhiều đại đội.
Ban đêm, gần tám mươi đại đội trưởng lần lượt tới bên ngoài trướng của Cù Thức Tỷ.
Nhiều người như vậy, đương nhiên cái lều không thể chứa hết, Cù Thức Tỷ đành phải mở hội nghị quân sự bên ngoài trướng.
- Các vị.
Cù Thức Tỷ cao giọng nói:
- Dựa vào tin tức xác thực, trong thành Thịnh Kinh chỉ có mười mấy vạn người già, phụ nữ và trẻ em, phá thành chỉ là việc sớm muộn. Hôm nay, bổn đốc đưa ra ba điều quy ước đối với tất cả các vị! Thứ nhất, sau khi thành phá xong, không cho ai sống sót, bất cứ ai cũng không được dấu phụ nữ làm của riêng, cho dù có đẹp như tiên nữ cũng không được! Vui đùa một chút thì được, muốn đưa về nhà thì tuyệt đối không!
- Ha ha ha!
Bảy mươi mấy đại đội trưởng cười to vang dội, nghe lời nói của Cù Thức Tỷ, trong mắt mọi người đều nóng rực ngọn lửa thú tính, đàn ông mà, ai không thích chuyện này? (!)
Cù Thức Tỷ lại nói:
- Thứ hai, tài vật thu được sung công, chia đều cho tất cả mọi người, điều này mọi người có dị nghị gì không?
Các đại đội trưởng đáp vang rền:
- Không có dị nghị!
- Ừ, vậy thì tốt.
Cù Thức Tỷ gật gật đầu, lại nói:
- Thứ ba, các ngươi có ba ngày tự do sắp xếp, trong vòng ba ngày đó, các ngươi muốn làm như thế nào thì làm. Sau ba ngày, bổn đốc sẽ tiếp quản tòa thành này, nói cho các ngưu tử là thủ hạ của các ngươi, sau khi phá thành, tranh thủ thời gian mà sung sướng đi! Ha ha!
- Ha ha ha...
Các đội trưởng bảo an lại cười ầm ĩ.
Trong lúc Cù Thức Tỷ và các đại đội trưởng đội bảo an ấn định ba điều quy ước, trong triều đình Đại Minh ở nơi xa, một cuộc tranh luận cũng đang diễn ra.
Vương Phác đã dùng bồ câu đưa tin thắng lớn ở Đại Lăng đến Nam Kinh, đêm qua Binh bộ và nội các đã biết tin. Sáng hôm nay, lúc lâm triều, Tôn Truyền Đình báo tin cho hoàng đế Long Vũ, mặc dù hiện giờ nội các quản lý mọi việc, nhưng vẫn giữ hình thức mở hội nghị triều đình.
Tôn Truyền Đình tâu:
- Vạn tuế, Tĩnh Nam vương dùng bồ câu đưa tin, chiến dịch Đại Lăng đã tiêu diệt toàn bộ hơn vạn thiết kỵ Kiến Nô, đến lúc này, hầu như quân chủ lực tinh nhuệ của Kiến Nô đã bị giết sạch, hạ Liêu Đông chỉ còn là chuyện sớm muộn, Thịnh Kinh cũng sắp phá được rồi.
Tuy hoàng đế Long Vũ bất mãn Vương Phác và nội các chuyên quyền, nhưng nghe tin này không khỏi lộ vẻ phấn khởi, đây là non sông mà hoàng phụ, hoàng bá phụ, hoàng gia gia (ông nội), hoàng thái gia gia (ông cố) đã đánh mất, bây giờ rốt cuộc y đã chiếm trở về, mai sau có xuống cửu tuyền gặp liệt tổ liệt tông, cũng vô cùng vinh dự.
Các văn võ bá quan trong đại điện cũng rất phấn chấn.
Chỉ có Binh bộ Thượng thư Sử Khả Pháp buồn bã thở dài, nói:
- Lấy lại Liêu Đông thì sao nào?
Hoàng đế Long Vũ ngạc nhiên hỏi:
- Vì sao Sử ái khanh lại nói như vậy?
Sử Khả Pháp bước ra quỳ xuống thềm son, chán nản nói:
- Van tuế, hiện giờ Liêu Đông đã từ lâu không còn là Liêu Đông thời Vạn Lịch rồi, thời đó người Hán ở Liêu Đông có hơn hai triệu người, trong lúc Kiến Nô vẫn còn đi săn ở vùng Đông Bắc Trung Quốc, dân chúng người Hán đã an cư lạc nghiệp trên dải đất bình nguyên, nhưng bây giờ...
Hoàng đế Long Vũ vội hỏi:
- Hiện giờ như thế nào?
Sử Khả Pháp chán nản nói:
- Sau khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích xuất binh, Liêu Đông liên tục loạn lạc mấy năm trời, người Hán sống ở Liêu Đông nếu không dời về Quan nội, thì cũng bị Kiến Nô tàn sát hầu như không còn, hôm nay từ Sơn Hải Quan trở ra, bao gồm bán đảo Triều Tiên, chu vi vài ngàn dặm đã bị Kiến Nô tàn sát thành đồng khô cỏ cháy!
- A?
Hoàng đế Long Vũ kêu lên:
- Liêu Đông đã biến thành đồng khô cỏ cháy rồi sao?
Hoàng đế Long Vũ đã biết việc bán đảo Triều Tiên bị Kiến Nô tàn sát thành đồng khô cỏ cháy, bởi vì mấy ngày trước, vương tử nước Triều Tiên vừa lưu vong tới Đại Minh, trước mắt đã được bố trí ở Tứ Di Quán, hoàng đế Long Vũ còn vỗ ngực bảo đảm với vị vương tử Triều Tiên kia, nhất định một ngày nào đó sẽ phục quốc giúp y.
Nhưng Liêu Đông cũng đã trở thành một vùng đất đồng không cỏ cháy, là điều hoàng đế Long Vũ không hề nghĩ tới. Theo hoàng đế Long Vũ nhận thấy, cho dù Kiến Nô có hung tàn đi nữa, cũng không đến mức giết sạch người Hán. Nhưng, hoàng đế đã lầm, Kiến Nô đã giết sạch hơn hai triệu người Hán ở Quan ngoại!
Sử Khả Pháp nói:
- Cho nên lão thần mới cực lực phản đối xuất binh đánh Liêu Đông, lúc này Liêu Đông đã thành đồng khô cỏ cháy, triều đình chúng ta tiêu phí nhân lực, vật lực và binh lực rất lớn, để chiếm lĩnh một nơi khô cằn sỏi đá có cần thiết không? Lão thần cho rằng việc cấp bách là nhanh chóng bình định Lưu tặc và đại hán gian Ngô Tam Quế ở biên thùy phía tây, sau đó cho dân nghỉ ngơi, khôi phục sản xuất.
Nội các Thủ phụ Tiền Khiêm Ích lập tức đứng dậy, phản bác:
- Sử đại nhân nói vậy không đúng.
- Sao?
Sử Khả Pháp lạnh nhạt hỏi ngược lại:
- Kính xin Tiền đại nhân chỉ giáo.
Tiền Khiêm Ích nói:
- Tuy Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên đã bị Kiến Nô tàn sát thành đồng khô cỏ cháy, nhưng những nơi đó cũng không phải không có gì cả, mà ngược lại, sản vật của Liêu Đông và bán đảo Triều Tiên rất phong phú! Hắc Long Giang có nhiều đông châu hiếm thấy trên đời, Trường Bạch Sơn có nhân sâm nổi tiếng quý giá, trên bán đảo Triều Tiên cũng có sâm Cao Ly, ở Quan ngoại còn vô số cổ thụ chọc trời, có thể dùng để chế tạo chiến thuyền, sao lại nói là không có gì cả?
- Hiện giờ nhân khẩu của nước Đại Minh chúng ta chỉ có không tới một trăm triệu, lưu vực sông Hoàng Hà phì nhiêu màu mỡ cũng đủ để nuôi sống cả nước, nhưng con người sinh đẻ rất nhanh, trong tương lai, khi dân số tăng lên ba trăm, năm trăm triệu, một tỷ, tám tỷ, chỉ dựa vào lưu vực sông Hoàng Hà và lưu vực sông Trường Giang, e là không nuôi sống được nhiều người như vậy.
- Tĩnh Nam vương nói rất đúng, tầm mắt của chúng ta không thể chỉ dừng lại ở hiện tại, chúng ta phải phóng tầm mắt ra xa một chút, chúng ta phải suy nghĩ cho con cháu mai sau, không nên tính toán chi li lợi hại được mất ở trước mắt, không nên vì một chút loạn lạc chiến tranh mà chỉ muốn mau chóng vượt qua để sống một cuộc sống yên ổn. Chúng ta phải vì con cháu đời sau mà gầy dựng một lãnh thổ quốc gia thật rộng lớn, để bảo đảm con cháu đời sau sẽ có đất để trồng trọt, có cơm ăn áo mặc đầy đủ.
Sử Khả Pháp im lặng, y biết lời nói này không phải của Tiền Khiêm Ích, mà nhất định là do Vương Phác gợi ý.
Sử Khả Pháp cho rằng lời nói này của Tiền Khiêm Ích hoàn toàn là lý luận thiên lệch, nhưng y cũng không tìm được lý lẽ thích hợp để phản bác. Trước mỗi lần triều đình thảo luận, Sử Khả Pháp luôn rơi vào thế hạ phong khi tranh luận với phe Tôn – Vương, không chỉ vì Sử Khả Pháp cô thế, mà còn vì đối phương nói ra rất nhiều quan điểm Sử Khả Pháp chỉ mới nghe lần đầu, đợi đến lúc ông ta tìm được lý do phản bác thì người ta đã làm xong chuyện rồi.
(1) Có lẽ tác giả có sự nhầm lẫn, vì Hoàng Thái Cực (cha của Phúc Lâm) có một người vợ được phong hoàng hậu tên là Triết Triết (tên đầy đủ là Bát Nhĩ Tế Cát Đặc Triết Triết (Borjigit Jerjer), chứ không phải Ngạch Triết (Eje) - vốn là con trai của một đại hãn Mông Cổ và là rể của Triết Triết. Hơn nữa, Triết Triết cũng không phải mẹ đẻ của Phúc Lâm. Mẹ ruột của Phúc Lâm tên thật là Bát Nhĩ Tề Cát Đặc Bố Mộc Bố Thái (Borjigit Bumbutai), là cháu gọi hoàng hậu Triết Triết bằng cô, và là em gái của Hải Lan Châu. Lúc sinh thời bà được phong Trang Phi, sau khi mất mới được vua Khang Hy là cháu trai phong làm Hiếu Trang Văn hoàng hậu.
*****
Thấy Sử Khả Pháp lui vào hàng, Tôn Truyền Đình lại nói với hoàng đế Long Vũ:
- Vạn tuế, Tĩnh Nam vương còn nhờ lão thần thay mặt thảo một tấu chương.
Hoàng đế Long Vũ hỏi:
- Tấu về việc gì?
Tôn Truyền Đình đáp:
- Về việc dung hợp chủng tộc.
- Dung hợp chủng tộc?
Hoàng đế Long Vũ ngạc nhiên nói:
- Dung hợp chủng tộc là cái gì?
Trước triều Đại Minh, chỉ có phân biệt Hán – Hồ, mà không có khác biệt về dân tộc.
Tôn Truyền Đình nói:
- Tĩnh Nam vương nói, ở đất Đại Minh chỉ có thể có một chủng tộc, đó là dân tộc Đại Hán, chỉ có thể có một loại ngôn ngữ, đó là tiếng Hán, chỉ có thể có một loại văn tự, đó là chữ Hán! Dân bản địa sinh sống ở hai kinh và mười ba tỉnh của Đại Minh, chỉ cần không phải Kiến Nô, Mông Cổ và người Sắc Mục (tiếng bọn thống trị thời Nguyên gọi các dân tộc ở Tây Vực), thì đều là con dân Đại Hán. Hễ là con dân Đại Hán, trên nguyên tắc chỉ nói tiếng Hán, viết chữ Hán, tất cả ngôn ngữ không phải tiếng Hán, tất cả văn tự ngoại trừ chữ Hán, đều bị cấm!
Hoàng đế Long vũ hỏi:
- Ý kiến của Tôn các lão và nội các thế nào?
Tôn Truyền Đình nói:
- Người xưa nói "Không cùng tộc với ta, tâm tất khác", nội các nhất trí với đề nghị của Tĩnh Nam vương.
Hoàng đế Long Vũ nói:
- Những dân tộc khác thì không nói, nhưng dân bản địa "Ô Tư Tàng Đô Ty" (1) và "Đóa Cam Đô Ty" (2) so với người Hán chúng ta vừa không giống loại vừa không cùng nguồn gốc, liệt họ vào dân tộc Đại Hán thì có gượng ép lắm không?
- Ồ, là như thế này.
Tôn Truyền Đình vội nói:
- Tĩnh Nam vương nghĩ đến việc từ đến nay Ô Tư Tàng, Đóa Cam và thổ ty các nơi vẫn giao hảo với người Hán chúng ta, trong lịch sử cũng rất ít phát sinh sự kiện tàn sát đẫm máu, đặc biệt là thổ ty các nơi, lúc tiêu diệt cướp biển, vẫn từng vì triều đình mà ra sức, cho nên đối xử với họ khác hẳn Kiến Nô, Mông Cổ và người Sắc Mục, cho họ cơ hội. Sau này, dân bản địa ở các quốc gia mà Đại Minh chinh phục, cũng theo cách như vậy mà làm, tuy nhiên tiếng nói và văn tự của họ phải xóa bỏ! Chỉ có như vậy, mấy đời sau, những dân bản địa sẽ mất đi bản sắc dân tộc của nình, hoàn toàn trở thành người Hán.
Là một người xuyên không, Vương Phác biết rõ một điều, một quốc gia không nên có quá nhiều dân tộc, tốt nhất chỉ nên có một dân tộc! Mặc dù đời sau có rất nhiều quốc gia do nhiều dân tộc tạo thành, nhưng những quốc gia đó không thể sống yên ổn, hôm nay không chủng tộc này gây chuyện, thì ngày mai cũng có chủng tộc kia gây chuyện, chẳng hạn như người Chechnya ly hai ở Nga, như diệt chủng ở Rwanda, như sự chia tách của Nam Tư, cũng là do có quá nhiều dân tộc dẫn đến xung đột.
Vương Phác không thể nào thay đổi thực tế đời sau Trung Quốc có năm mươi sáu dân tộc cùng tồn tại, nhưng hắn có khả năng thay đổi lịch sử Đại Minh (?)
Vì sự ổn định và hòa bình lâu dài của Trung Quốc mai sau, Vương Phác muốn dung hợp tất cả các chủng tộc ở thời Minh này, thành một dân tộc duy nhất, đó là dân tộc Hán! Sau này, theo sự mở rộng lãnh thổ quốc gia, dân bản địa bị chinh phục cũng sẽ bị dung hợp hoặc là bằng phương thức văn minh hoặc là bằng phương thức dã man, nói tóm lại, trên lãnh thổ Đại Minh chỉ cho phép một chủng tộc sinh sống! (?)
Công bộ Thượng thư Mã Sĩ Anh lãnh đạm nói:
- Ý tưởng của Tĩnh Nam vương và Tôn các lão đương nhiên là tốt, cũng là vì sự ổn định và hòa bình lâu dài của đế quốc Đại Minh, nhưng nếu muốn thay đổi tiếng nói và văn tự của dân bản địa các nơi, sợ là không dễ dàng như vậy?
Tôn Truyền Đình nói:
- Chuyện này đương nhiên không dễ dàng, muốn thực hiện mục tiêu này, rất có thể cần mấy thế hệ không ngừng cố gắng. Nhưng bất kể khó khăn cỡ nào, lão thần cho rằng cũng đáng để làm! Dù sao cứ một mực tàn sát cũng không phải là cách hay, thời điểm nên thi hành sự giáo hóa của thiên tử thì cũng nên thi hành.
- Được rồi.
Hoàng đế Long Vũ vống cũng không có quyền quyết định cuối cùng, nên cũng thuận thế đẩy thuyền:
- Vậy thì cứ quyết định như vậy đi, nội các và bộ Hộ soạn thảo các điều khoản chi tiết mà làm đi.
Thịnh Kinh.
Sau khi đưa ra ba quy định, Cù Thức Tỷ không đợi Hoàng Đắc Công đến, liền bắt đầu tiến công Thịnh Kinh. Ba doanh binh lực từ cửa Đông, cửa Bắc và cửa Nam đồng thời tấn công vào thành, chỉ để lại cửa Tây cho Kiến Nô chạy thoát thân. Cù Thức Tỷ chọn dùng chiến thuật công thành vây ba thả một điển hình, tuy nhiên nếu Kiến Nô thật sự phá vòng vây ra phía cửa Tây, là đúng theo tính toán của Cù Thức Tỷ.
Không tới nửa canh giờ, đội bảo an Bắc Trực từ ba hướng đột phá tường thành, thành Thịnh Kinh đã bị vây hãm!
Chiếc cầu treo trên cao ầm ầm rơi xuống, cửa thành nặng nề từ từ mở ra, các ngưu tử bắc bộ chen chúc bên ngoài thành ùn ùn xông vào, mắt ai cũng đỏ ngầu như máu, tràn ra khắp thành bắt hiếp phụ nữ. Ngay trước lúc công thành, Cù tổng đốc đã đưa ra ba điều quy định, sau khi phá thành, sẽ có ba ngày tự do làm gì thì làm, không thừa dịp này mà hưởng sung sướng thì còn đợi đến khi nào?
Cần phải nói, trong gần hai mươi vạn dân Kiến Nô, đại đa số là phụ nữ, trong đó tối thiểu cũng có chừng ba bốn vạn thiếu nữ.
Khi Cù Thức Tỷ tiến vào thành dưới sự hộ vệ của vệ đội phủ tổng đốc, dõi mắt nhìn thấy phụ nữ Kiến Nô chạy loạn xạ trên đường cái, phía sau mỗi người là một hoặc nhiều ngưu tử bắc bộ đuổi theo, thỉnh thoảng lại có một cô bị họ đè ra đất, những chàng trai đầy khao khát kia cũng chẳng quan tâm đến địa điểm với thời gian, liền lột sạch quần áo trên người các cô gái ngay bên đường phố.
Thời gian chưa cạn một chung trà, Cù Thức Tỷ đã thấy những cặp mông trắng phau của các cô gái đầy đường, trên đường chỉ nghe tiếng thở hổn hển và tiếng cười dâm đãng của các ngưu tử, cả tiếng khóc nỉ non của các cô gái Kiến Nô... Vẻ mặt Cù Thức Tỷ vẫn lạnh lùng, trong mắt không hề có một chút nào thương hại, mấy năm trước, không phải Kiến Nô cũng đối xử như vậy với phụ nữ người Hán hay sao?
- Đại nhân, bên kia có một cô gái Kiến Nô, vóc người khá đẹp.
Đội trưởng vệ đội bỗng chỉ tay về phía trước, Cù Thức Tỷ đưa mắt nhìn theo, ở góc nhà phía trước, có một bóng dáng phụ nữ Kiến Nô chợt lóe lên rồi biến mất, hiển nhiên là vừa trốn vào trong nhà. Đội trưởng vệ đội cười hắc hắc:
- Đại nhân, tiểu nhân đã thấy rất rõ, cô bé kia rất được, đại nhân có muốn tiểu nhân đi bắt nàng ta tới đây, để đại nhân hưởng chút sung sướng?
- Đi đi.
Cù Thức Tỷ cười mắng:
- Bổn đốc cũng không ưa thích chuyện này, ngươi đi đi.
Đội trưởng vệ đội xoa xoa hai tay:
- Chuyện này... hắc hắc, chuyện này...
- Chuyện này chuyện kia cái gì!
Cù Thức Tỷ cười mắng:
- Trong thành cùng lắm chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em, còn có ai có thể gây hại cho bổn đốc được chứ? Đi đi, để lại mấy người cho ta là được.
- Đại nhân, vậy tiểu nhân đi thật nhé?
- Cút đi!
- Dạ!
Đội trưởng vệ đội hô lên một cách vui mừng, rồi lập tức chạy thật nhanh về phía căn nhà kia. Bên cạnh tiếng đạp mở cửa phòng, Cù Thức Tỷ còn mơ hồ nghe được tiếng phụ nữ kêu lên hoảng sợ, ngay sau đó là tiếng phụ nữ thét chói tai và tiếng giãy dụa, vùng vẫy, tiếng cười dâm đãng của đội trưởng vệ đội cùng với tiếng quần áo bị xé rách.
Cù Thức Tỷ thở phào, trong vòng vây độ hộ vệ, chậm rãi đi lên đầu tường, đứng ở trên đầu thành cao nhìn xuống: cả thành Thịnh Kinh đều vang lên tiếng giãy dụa, thở dốc, rên rỉ...
Ngày hôm nay đối với người Nữ Chân nhất định là một tai họa xưa nay chưa từng có, nhưng đối với ngưu tử bắc bộ thì lại là một ngày hoan lạc điên cuồng, đối với dân tộc Hán mà nói, cũng là một ngày tốt lành hiếm có: một chủng tộc dã man từng hai lần mang đến tai họa cho dân tộc Hán, rốt cuộc đã bị quét vào đống rác của lịch sử.
Vương cung Kiến Nô.
Một đội ngưu tử bắc bộ đang hè nhau nâng thanh gỗ phá cửa lao thẳng vào cửa Đại Thanh, trong tiếng hô rõ ràng và dứt khoát, hơn mười ngưu tử đồng thời lao tới trước, đầu thanh gỗ lớn trên vai họ liền đâm thẳng vào cửa Đại Thanh đang lung lay sắp đổ, chỉ nghe "ầm" một tiếng, cánh cửa liền mở rộng, hơn mười người bọn Qua Thập Cáp chống đỡ sau cánh cửa, bị đụng ngã lăn trên mặt đất.
- Giết!
- Giết hết lũ chó đẻ!
- Đồ chó hoang Kiến Nô, ông nội đây đ** bà ngoại chúng mày!
Trong tiếng reo hò điên cuồng, tục tằn, cuồng loạn, mười mấy tên ngưu tử vung vẫy súng trong tay, nhao nhao chạy vào, ánh kim loại sắc bén lóe len, bọn Qua Tháp Cáp gồm hơn mười người đã bị lưỡi lê đâm chết. Giải quyết xong hơn mười người Qua Thập Cáp giữ cửa, các ngưu tử lại chen chúc kéo vào, chạy thẳng tới điện Sùng Chính và hậu cung.
- Trời ơi, đây là vương cung của Kiến Nô.
- Mụ nội nó, trong vương cung nhất định có gái Kiến Nô, chắc chắn là rất xinh đẹp.
- Còn phải nói! Của ta mấy cô, cô nào xinh đẹp nhất là của ca ca đây, không ai được giành với lão tử...
- Thôi đi, tại sao phải là của ngươi? Cứ theo lệ cũ, ai cướp được trước là của người đó, mấy người cùng cướp được thì cứ theo số tuổi lớn nhỏ mà thay phiên nhau hiếp, Đằng kia, con mẹ nó, đằng kia có một cô nàng rất đẹp kìa, đuổi theo đi, mau đuổi theo cho ta, đừng để cô ta trốn thoát, ha ha ha...
Đám ngưu tử như phát điên, lao vào cung Lân Chỉ phía sau điện Sùng Chính.
Cung Lân Chỉ ban đầu đã bị đốt, cung Lân Chỉ hiện giờ là do Đa Nhĩ Cổn xây lại sau này, so với cung cũ thì không lớn bằng. Hai mẹ con Na Mộc Chung (3), Bác Mục Bác Quả Nhĩ (4) ở cung này. Na Mộc Chung vốn là chánh phi của đại hãn Lâm Đan của Mông Cổ, sau Mông Cổ bị Kiến Nô chinh phục, mới tái giá với Hoàng Thái Cực, được Hoàng Thái Cực vô cùng sủng ái.
Na Mộc Chung có thể trước sau nhận được sự sủng ái của đại hãn Lâm Đan và Hoàng Thái Cực, đủ thấy nàng có sắc đẹp phi thường như thế nào, trước giờ các ngưu tử cùng lắm là chỉ mới đi vài lần kỹ viện, làm sao gặp được mỹ nhân quốc sắc thiên hương như vậy, cho nên vừa thấy là trố mắt mà nhìn, nước bọt chảy đầy đất.
Na Mộc Chung ôm Bác Mục Bát Quả Nhĩ được gần ba tuổi, sợ đến nỗi mặt mày thất sắc, run giọng nói:
- Các ngươi, các ngươi muốn làm gì? Người đâu, mau tới...
Mặc cho Na Mộc Chung kêu la rầm trời, cũng không ai để ý tới, đám đàn ông trong vương cung đã bị giết sạch, còn cung nữ thì đang vùng vẫy giãy dụa, rên rỉ dưới khố của đám ngưu tử bắc bộ, còn ai có thể lo lắng cho Na Mộc Chung và Bác Mục Bác Quả Nhĩ đang bị một đám lang sói vây quanh?
(1) Chỉ Tây Tạng. Ô Tư Tàng Đô ty là cách viết tắt của Ô Tư Tàng Đô chỉ huy sứ ty, là cơ cấu quản lý quân chính cao nhất của nhà Minh đối với khu vực hiện nay là Tây Tạng, ngoại trừ địa khu Xương Đô (quận Chamdo Tây Tạng), Tích Kim (Sikkim) Bất Đan (Butan).
(2) Đóa Cam Đô ty tên đầy đủ là Đóa Cam Đô chỉ huy sứ ty, là cơ cấu quản lý quân chính cao nhất của nhà Minh đối với khu miền tây Tứ Xuyên, tây bắc Vân Nam, phía đông khu tự trị Tây Tạng ngày nay và khu vực tây nam tỉnh Thanh Hải.
(3) Na Mộc Chung: vợ của Thanh Thái tông Hoàng Thái Cực, tên thật là Bác Nhĩ Tế Cát Đặc Na Mộc Chung, được phong là Ý Tịnh Đại Quý phi, Khi nhập cung, bà được phong Lân Chỉ cung Quý phi, về sau sinh hạ được một hoàng tử là Bác Mục Bác Quả Nhĩ và một công chúa
(4) Bác Mục Bác Quả Nhĩ: con trai thứ 11 của Hoàng Thái Cực và Na Mộc Chung.
← Hồi 312 | Hồi 314 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác