Vay nóng Tinvay

Khác biệt giữa các bản “Wiki:Ngọc Nữ Tâm Kinh”

(Tạo trang mới với nội dung “{{Wiki | info = {{Võ công | width = 300px | Tên = Ngọc Nữ Tâm Kinh | Truyện = | Môn phái = Cổ Mộ | Loại h…”)
 
 
Dòng 84: Dòng 84:
  
 
== Xem thêm ==
 
== Xem thêm ==
*Ngọc Nữ Công
+
*[[wiki:Ngọc Nữ Công]]
 
*Phái Cổ Mộ
 
*Phái Cổ Mộ
 
*[[Thần điêu hiệp lữ]]
 
*[[Thần điêu hiệp lữ]]

Bản hiện tại lúc 04:18, ngày 10 tháng 1 năm 2022

Ngọc Nữ Tâm Kinh
0.00
(0 lượt)


Ngọc Nữ Tâm Kinh
Truyện
Môn phái Cổ Mộ
Loại hình Nội công
Người sáng lập Lâm Triều Anh
Nhân vật liên quan Tiểu Long Nữ
Dương Quá
Lâm Triều Anh
Lục Vô Song
Thư tịch Không rõ
Cách luyện Hai người đối luyện

Ngọc Nữ Tâm Kinh (Hán tự: 玉女心經), môn võ công thượng thừa của phái Cổ Mộ, cũng là một trong những bộ môn võ công tuyệt đỉnh nhất trong tiểu thuyết võ hiệp của . Theo lời kể của Tiểu Long Nữ thì nó được tổ sư bà bà Lâm Triều Anh sáng tạo ra, ghi lại rất nhiều võ công lợi hại của Lâm Triều Anh.

Đặc điểm

Ngọc Nữ Tâm Kinh được mô tả là cực kỳ lợi hại, khắc chế hết mọi võ công của Toàn Chân Giáo, dù thời ấy võ công của Vương Trùng Vương đã là đệ nhất thiên hạ. Điển hình khi Tiểu Long Nữ dù đang bị thương nhưng chỉ vài chiêu đã đẩy lùi Lý Mạc Sầu, còn Dương Quá chỉ một mình đã có thể đánh bại Doãn Chí Bình và Triệu Chí Kính.

Khi tu luyện đòi hỏi phải có hai người cùng luyện, ngồi đối diện nhau, tương hỗ qua lại. Cảnh giới của môn võ công này đã đạt được tới cảnh giới tương tự , tức là cảnh giới tối cao. Để luyện thành Ngọc Nữ Tâm Kinh thì cần phải trải qua ba bước:

  • Bước đầu tiên trong quá trình tu luyện là phải thành thục toàn bộ võ công của phái Cổ Mộ.
  • Bước thứ hai là học võ công của Toàn Chân Giáo (chủ yếu là Toàn Chân Kiếm Pháp).
  • Bước thứ ba mới là luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh để khắc chế võ công của Toàn Chân Giáo.

Lâm Triều Anh muốn tạo ra một loại nội công mới, vượt qua được nội công của Toàn Chân Giáo. Nội công của Ngọc Nữ Tâm Kinh đi từ bàng môn tả đạo, toàn bộ cơ thể sẽ tỏa khí nóng dữ dội khi luyện. Nên khi luyện phải chọn chỗ thoáng không có người, cởi bỏ hết quần áo, để khí nóng có thể thoát ra ngay lập tức mà không có gì cản trở. Nếu không thì khí nóng sẽ chạy ngược vào lục phủ ngũ tạng, nhẹ thì bị trọng thương, nặng thì toàn thân bất toại, thậm chí có thể tử vong. Khi luyện, hai người luyện cần dùng nội lực dẫn đường phòng hộ để có thể cùng nhau vượt qua nguy hiểm.

Luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh được chia thành chín phân đoạn, phân đoạn lẻ được gọi là "Âm Tiến", phân đoạn chẵn được gọi là "Dương Thoái". Trong khi luyện phân đoạn Dương Thoái thì có thể ngừng lại nghỉ, nhưng khi luyện phân đoạn Âm Tiến thì phải liên tục không được đứt quãng nếu không sẽ bị tẩu hoả nhập ma.

Ấn bản thứ ba của truyện cũng nhấn mạnh rằng sau khi luyện thành công Ngọc Nữ Tâm Kinh, nội lực của phái Cổ Mộ sẽ dần được nâng cao và trở nên cực kỳ thâm hậu, ai luyện thành sẽ trở nên nhanh nhạy, thân thể nhẹ tựa lông hồng, có thể xuất liên tiếp ba bốn chiêu trong cùng thời gian mà đối với người khác chỉ xuất được một chiêu, thậm chí công lực của mỗi chiêu cũng tăng hơn. Vì Lâm Triều Anh chỉ muốn đánh bại Vương Trùng Dương thôi chứ không muốn giết ông ta, nên luyện Ngọc Nữ Tâm Kinh chỉ cầu thân pháp mau lẹ, xuất chiêu không thể ngờ.

Nguồn gốc

Nguyên nhân là do Lâm Triều Anh có một mối lương duyên với Vương Trùng Dương, tổ sư Toàn Chân Giáo, dù bề ngoài hai người này có rất nhiều mâu thuẫn, nhưng sâu tận trong tâm thì họ có cảm tình với nhau. Yêu quá hóa hận, nên Lâm Triều Anh đã tạo ra Ngọc Nữ Tâm Kinh, mục đích chỉ là muốn phá giải hết võ công của Toàn Chân Giáo để trả thù Vương Trùng Dương.

Võ công bên trong

Ngoài nội công cao hơn cả nội công của Toàn Chân Giáo như đã nói ở trên, Ngọc Nữ Tâm Kinh còn có cả bộ kiếm pháp riêng.

Ngọc Nữ Kiếm Pháp

Ngọc Nữ Tâm Kinh chủ yếu là kiếm pháp, mục đích là để khắc chế Toàn Chân Kiếm Pháp của Toàn Chân Giáo. Những chiêu thức của Ngọc Nữ Kiếm Pháp đều có tên giống Toàn Chân Kiếm Pháp nhưng lại khắc chế hoàn toàn, bất kể đối thủ sử dụng Toàn Chân Kiếm Pháp biến hóa như thế nào đi chăng nữa đều không thể thoát khỏi chiêu khắc chế của nó.

Vì người sáng tạo bộ kiếm pháp này là nữ, đệ tử các đời sau cũng đều là nữ, nên động tác sẽ không tránh khỏi yểu điệu, thiếu uy lực, nên chiêu thức mà Tiểu Long Nữ truyền thụ cho Dương Quá có vài phần "ẻo lả". Tuy nhiên, sau này khi Dương Quá luyện thành nhuần nhuyễn, đã loại trừ phong thái yểu điệu thục nữ, biến nó thành linh động uyển chuyển.

Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp

Năm đó Lâm Triều Anh tạo nên Ngọc Nữ Tâm Kinh, tuy là muốn khắc chế võ công của Toàn Chân Giáo, nhưng suy cho cùng bà vẫn còn tình cảm của mình dành cho Vương Trùng Dương, nên khi viết đến chương cuối cùng, mộng tưởng rằng sẽ có một ngày mình có thể cùng ý trung nhân kề vai đánh địch. Vì thế chương cuối của Ngọc Nữ Tâm Kinh chính là Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp, đây là bộ kiếm pháp dành cho một đôi tình nhân cùng xuất chiêu, một người sử dụng Toàn Chân Kiếm Pháp, một người dùng Ngọc Nữ Kiếm Pháp, hỗ trợ nhau tiếp ứng, bao vây tấn công. Khi hai người cùng xuất thủ, mặc dù tên giống nhau, nhưng chiêu thức lại rất khác nhau, hô ứng lẫn nhau phối hợp, mọi điểm yếu của người này sẽ được bù đắp bằng người kia. Mỗi chiêu thức của bộ kiếm pháp này đều có vần điệu, chẳng hạn như "Phủ Cầm Án Tiêu", "Tảo Tuyết Phanh Trà", "Tùng Hạ Đối Dịch", "Trì Biên Điều Hạc", đều dành cho một nam một nữ cùng phối hợp, tình ý triền miên tha thiết lãng mạn. Có điều thực tế rằng võ công có một không hai trong thiên hạ của Lâm Triều Anh và Vương Trùng Dương căn bản đã không có đối thủ, vốn dĩ không cần phải có hai người cùng phối hợp mới đánh bại kẻ địch, cho nên từ đầu đến cuối Lâm Triều Anh chưa bao giờ có cơ hội để thi triển bộ kiếm pháp này.

Kiếm pháp ảo diệu ở chỗ "Song Kiếm Hợp Bích", phải là đôi nam nữ là tình nhân của nhau thì mới có thể ngộ ra được. Nếu hai người chỉ là bằng hữu, tâm linh không thể hoà thông với nhau, sẽ quá khách khí; nếu là kẻ trên người dưới, sẽ khó tránh dựa dẫm vào nhau; nếu là đôi phu thê, dù tình cảm cũng thắm thiết ngọt ngào, nhưng lại có đắng cay khổ tâm trong đó, không bằng thứ tình yêu mãnh liệt của đôi tình nhân. Chỉ có những người đang yêu nhau, chưa kết duyên với nhau, mới có thể lĩnh hội được sự "tương thông chi ý" của bộ Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp này của Lâm Triều Anh.

Điểm mấu chốt của bộ kiếm pháp là người này hết lòng quan tâm và bảo vệ người kia, không màng đến tính mạng của bản thân, thì mới phát huy hết được sự lợi hại của nó. Trong , ngoài Độc Cô Cửu Kiếm ra hầu như không có bộ kiếm pháp nào có thể so được với bộ kiếm pháp này. Khi Dương Quá và Tiểu Long Nữ phát hiện ra ẩn ý bên trong của bộ kiếm pháp này đã hạ được Kim Luân Pháp Vương - một cao thủ đến từ Mông Cổ.

Sau này, khi Tiểu Long Nữ được lão ngoan đồng Chu Bá Thông truyền thụ Song Thủ Hỗ Bác, biết được "phân tâm nhị dụng", thì một mình nàng cũng có thể sử dụng được Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp, uy lực tăng lên gấp bội. Trước đây nàng cùng Dương Quá song kiếm hợp bích, thiên hạ đã ít có đối thủ rồi, nay chỉ một mình nàng thi triển cả hai thanh kiếm, mặc dù sức mạnh không bằng khi có hai người cùng liên thủ, nhưng tốc độ thì nhanh hơn gấp mấy lần, vì dù hai người tâm ý tương thông như thế nào đi nữa, cũng không thể so được với "chỉ mình hiểu mình". Trong trận chiến với Toàn Chân Thất Tử, lúc đang bị thiên la địa võng bao lây, Tiểu Long Nữ đã ngộ ra, một tay dùng Ngọc Nữ Kiếm Pháp, một tay dùng Toàn Chân Kiếm Pháp phối hợp với nhau, tạo ra bản "Song Thủ Hỗ Bác Ngọc Nữ Tố Tâm Kiếm Pháp" khiến cho Toàn Chân Thất Tử đại bại.

Kiếm chiêu

Tương quan kiếm chiêu

  • Lãng Tích Thiên Nhai
Lãng Tích Thiên Nhai của Toàn Chân Giáo thì nghiêng kiếm đâm ra, còn Lãng Tích Thiên Nhai trong tâm kinh thì lấy huy kiếm đâm thẳng vào. Mặc dù hai chiêu tên giống nhau, nhưng chiêu thức lại khác nhau, một bên là kiếm chiêu lợi hại của Toàn Chân Kiếm Pháp, một bên là chiêu thức hiểm ác của Ngọc Nữ Kiếm Pháp.
  • Hoa Tiền Nguyệt Hạ
Hoa Tiền Nguyệt Hạ của Toàn Chân Giáo thì công kích từ trên xuống dưới, mô phỏng mặt trăng tỏa ánh sáng từ trên trời xuống đất; còn Hoa Tiền Nguyệt Hạ trong tâm kinh thì dùng kiếm rung động, như hoa tươi phấp phới trong gió, vừa đi vừa rung vẫy.
  • Thanh Ẩm Tiểu Chước
Thanh Ẩm Tiểu Chước của Toàn Chân Giáo thì nhấc chuôi kiếm lên, mũi kiếm chỉ xuống dưới, giống như xách ấm rót rượu; còn Thanh Ẩm Tiểu Chước trong tâm kinh thì mũi kiếm hướng lên trên, cánh chuôi kiếm thì hướng vào đôi môi, giống như nâng chén uống rượu.
  • Tiểu Viên Nghệ Cúc
Tiểu Viên Nghệ Cúc trong tâm kinh cầm thanh trường kiếm giương nhẹ, người nhẹ nhàng tiến lên, thần thái bồng bềnh như tiên, mũi kiếm hướng phía dưới gật gật mấy cái.
  • Thải Bút Họa Mi
Giơ kiếm nghiêng sang ngang.
  • Cử Án Tề Mi
Một người bóp kiếm thuật bằng tay trái, dùng kiếm bên tay phải đâm xiên vào thắt lưng bên trái của địch thủ, và một người nắm lấy chuôi kiếm bằng cả hai tay và nâng kiếm hất lên.
  • Hạo Oản Ngọc Trạc
Mũi kiếm xuyên qua cổ tay địch thủ.
  • Lãnh Nguyệt Khuy Nhân
Thanh trường kiếm run lên, che phủ thân trên của địch thủ càng nhiều càng tốt, lợi dụng sự che chắn của địch thủ, đâm vào bụng dưới của địch thủ.

Các kiếm chiêu khác

  • Phủ Cầm Án Tiêu
  • Tảo Tuyết Phanh Trà
  • Tùng Hạ Đối Địch
  • Trì Biên Điều Hạc
  • Tây Song Dạ Thoại
  • Liễu Ấm Liên Cú
  • Trúc Liêm Lâm Trì
  • Cẩm Bút Sinh Hoa

Xem thêm