Truyện Tiên Hiệp

Wiki:Hàng Long Thập Bát Chưởng

Hàng Long Thập Bát Chưởng
0.00
(0 lượt)


Hàng Long Thập Bát Chưởng
Truyện


Môn phái Cái Bang
Loại hình Chưởng pháp
Người sáng lập Không rõ
Nhân vật liên quan Uông Kiếm Thông
Kiều Phong (Tiêu Phong)
Hư Trúc
Hồng Thất Công
Quách Tĩnh
Gia Luật Tề
Sử Hỏa Long
Thư tịch Không rõ
Cách luyện Không rõ

Hàng Long Thập Bát Chưởng, hay còn gọi là Giáng Long Thập Bát Chưởng (Hán tự: 降龍十八掌) là một trong những môn võ công tuyệt đỉnh nhất trong tiểu thuyết võ hiệp của , cùng với , là hai môn võ công trấn phái của Cái Bang, xuất hiện trong , , , tổng cộng có mười tám thức.

Ấn bản mới sửa đổi của Thiên Long bát bộ đổi thành "Hàng Long Nhập Bát Chưởng" (hai mươi tám chưởng), rồi sau này Kiều Phong và Hư Trúc mới đơn giản hóa còn mười tám chưởng. Nhưng ấn bản mới này bị chỉ trích rất nhiều.

Giới thiệu

Hàng Long Thập Bát Chưởng là môn võ công chí dương, chí cương của thiên hạ, lấy uy lực xưng hùng giang hồ, được mang danh là "cổ vũ hàng long, thiên hạ vô địch", chính là thiên hạ đệ nhất chưởng pháp. Chiêu thức mặc dù khá đơn giản nhưng lại có sức mạnh vô hạn, uy lực tinh thâm, bản chất là vận công để phát ra lực, chiến thắng bằng sức mạnh, mỗi một chưởng đều có sức mạnh áp đảo sơn hà. Ngưỡng tu luyện không cao, cho nên ngay cả những người có tư chất bình thường như Quách Tĩnh cũng có thể luyện thành thục, nhưng những chiêu thức phía sau đòi hỏi cần phải có nội lực đạt đến trình độ nhất định mới có thể học được. Vì thế trong hơn trăm năm qua rất ít người có thể luyện đủ mười tám thức.

Trong ấn bản mới có nói thêm rằng, mười tám thức của Hàng Long Thập Bát Chưởng nguyên gốc là có tới hai mươi tám thức. Khi truyền tới đời bang chủ Tiêu Phong trở về sau, bởi vì mười thức cuối quá rườm rà mà uy lực lại kém xa so với mười tám thức đầu, nên đã bị Tiêu Phong và Hư Trúc bỏ đi, uy lực bộ chưởng pháp lúc này càng mạnh hơn một bậc. Sau khi Tiêu Phong hy sinh, Hư Trúc đã thay mặt truyền lại Hàng Long Thập Bát Chưởng cho bang chủ mới, từ đó lưu truyền đến đời Hồng Thất Công.

Khác với Đả Cẩu Bổng Pháp chỉ truyền lại cho bang chủ, Hàng Long Thập Bát Chưởng có thể truyền lại cho người khác, nên Hồng Thất Công đã dạy cho đồ nhi yêu thích của mình là Quách Tĩnh và Lê Sinh chiêu "Thần Long Bãi Vĩ". Quách Tĩnh cũng dạy cho hai huynh đệ Vũ Đôn Nho và Vũ Tu Văn một chiêu. Khi con rể của Quách Tĩnh là Gia Luật Tề tiếp nhận chức bang chủ Cái Bang, Quách Tĩnh cũng đã truyền lại cho anh ta Hàng Long Thập Bát Chưởng. Nhưng thời điểm này thành Tương Dương đang bị vây hãm, rất nhiều người nhà họ Quách hy sinh, nên Gia Luật Tề dù là bang chủ cũng không có cơ hội học được hết, cùng lắm chỉ học được khoảng mười bốn thức. Sau này khi Sử Hỏa Long được truyền lại thì chỉ còn mười hai thức. Sau khi bị Thành Côn sát hại, bộ chưởng pháp này bị thất truyền, cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến sự suy yếu của Cái Bang. Trước khi Quách Tĩnh hy sinh, ông đã tập hợp đầy đủ bí kíp (cùng với ) cất giấu trong Ỷ Thiên Kiếm và Đồ Long Đao. Cuối cùng, sau này dù Trương Vô Kỵ phát hiện ra bộ bí kíp này, nhưng nó lại không được truyền thụ tiếp cho ai, nên kể từ Ỷ Thiên Đồ Long ký về sau thì không còn ai nhắc tới Hàng Long Thập Bát Chưởng nữa.

Hầu hết các thức của Hàng Long Thập Bát Chưởng đều có nguồn gốc từ , gồm:

Thức thứ nhất: "Kháng Long Hữu Hối" (hào thượng cửu quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Kháng long, hữu hối, doanh bất khả cửu dã."

Động tác gồm: hơi cong chân trái lên, cong cánh tay phải vào trong, chân phải đạp lên càn vị, vẽ một vòng tròn bằng bàn tay trái và đẩy lòng bàn tay phải ra ngoài. Đây là thức nổi danh nhất của bộ chưởng pháp, chiêu thức cực mạnh, bá lực đương thời là vô địch, lợi hại ở chỗ xuất chiêu xong vẫn bảo lưu lại một phần, nhân lúc kẻ địch hấp hối thì bồi thêm một chưởng.

Thức thứ hai: "Phi Long Tại Thiên" (hào cửu ngũ quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Phi long tại thiên, đại nhân tạo dã."

Nhảy lên không trung, rồi tấn công từ trên cao, đồng thời vang lên một âm thanh lớn để dọa địch thủ! Động tác gồm: nhảy lên và khuỵu nhẹ hai đầu gối xuống theo kiểu bay lên trời, tụ khí đan điền, đợi chân khí tăng lên, thả lỏng xương khớp, ý niệm đến huyệt Ngọc Chẩm ở giữa, rồi chưởng kình lực về phía địch thủ theo ba đường: ngực và hai bên vai.

Thức thứ ba: "Kiến Long Tại Điền" (hào cửu nhị quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Kiến long tại điền, đức thi phổ dã. Kiến long tại điền, lợi kiến đại nhân."

Chiêu này dùng để phòng thân được sử dụng trong không gian nhỏ, chuyển thủ làm công, có thể hóa giải thế lao của địch. Khi Kim Luân Pháp Vương đánh lén Dương Quá, Quách Tĩnh đã xuất chiêu này để bảo vệ Dương Quá và Tiểu Long Nữ, làm hắn bị tổn thương ngược lại. Tuy nhiên, bản thân Quách Tĩnh cũng bị thương nhẹ sau khi hóa giải chiêu thức của Kim Luân Pháp Vương.

Thức thứ tư: "Hồng Tiệm Vu Lục" (hào cửu tam quẻ Tiệm) "Thoán" nói rằng: "Phu trưng bất phục, ly quần sửu dã. Phụ dựng bất dục, thất kỳ đạo dã."

Chiêu này trọng điểm nằm ở khéo léo, giấu cái khéo léo trong vụng về, xuất chưởng làm kẻ địch khó tránh thân, chiêu thức dùng để đẩy lùi địch.

Thức thứ năm: "Tiềm Long Vật Dụng" (hào sơ cửu quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Tiềm long, vật dụng, dương tại hạ dã."

Chiêu này ẩn giấu bên trong chứ không phát ra ngoài, nhưng nếu kẻ địch dám tiến tới gần thì sẽ bị dính đòn. Động tác gồm: co hai ngón giữa và trỏ của bàn tay phải lại, nửa là quyền nửa là chưởng, đánh vào ngực đối phương, đồng thời tay trái nắm vào trong và đẩy từ trái sang phải, làm cho địch thủ khó né tránh. Đây là chiêu tấn công từ hai bên trái phải, khiến cho địch thủ không còn chỗ nào để tránh được.

Thức thứ sáu: "Lợi Thiệp Đại Xuyên" (xuất hiện nhiều lần trong các quẻ Đoạn Chiêm Từ, Đại Súc, Đồng Nhân...) "Đồng nhân vu dã, hanh. Lợi thiệp đại xuyên, lợi quân tử trinh".

Chiêu này dùng để đẩy lùi địch thủ, không cho địch thủ đến gần mình, là chiêu thức tự vệ. Khi xuất chiêu mặc dù vẻ bề ngoài nhìn tưởng bình thường, nhưng thực chất nội lực đang tích tụ mãnh liệt trong chưởng pháp.

Thức thứ bảy: "Xích Oách Chi Khuất" (hào cửu tam quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Chung nhật càn càn, phản phúc đạo dã." "Hệ Từ Hạ" nói rằng: "Xích oách chi khuất, dĩ cầu tín dã."

Động tác gồm: lùi lại rồi nghiêng người qua một bên, vung cả hai lòng bàn tay, chấp từ dưới lên rồi tấn công từ trên xuống.

Thức thứ tám: "Hoặc Dược Tại Uyên" (hào cửu tứ quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Hoặc dược tại uyên, tiến vô cữu dã."

Động tác gồm: giơ chân bước tới rồi hạ người xuống một cách nhẹ nhàng, tung chưởng lên bằng cả hai bàn tay, đánh hướng lên trên.

Thức thứ chín: "Song Long Thủ Thủy" (nguồn gốc: Kinh Phật)

Nguyên văn chỉ nói rằng đây là chiêu thức dùng song chưởng, chứ không nói rõ có phải là Hàng Long Thập Bát Chưởng hay không.

Thức thứ mười: "Thần Long Bãi Vĩ" (tên gốc "Lý Hổ Vĩ", hào cửu tứ quẻ Lý)" "Thoán" nói rằng: "Miễu năng thị, bả năng lý, lý hổ vĩ, hí nhân."

Chiêu này nhằm vào địch thủ ở phía sau, có uy lực rất mạnh, đây là chiêu cứu nguy bản thân trong Hàng Long Thập Bát Chưởng.

Thức thứ mười một: "Đột Như Kỳ Lai" (hào cửu tứ quẻ Ly) "Thoán" nói rằng: "Đột như kỳ lai như, vô sở dung dã."

Chiêu này đúng như tên gọi của nó, xuất thủ rất nhanh, tấn công bất ngờ, dễ dàng đánh bại địch thủ.

Thức thứ mười hai: "Thời Thừa Lục Long" (lời thoán từ quẻ Càn) "Thoán" nói rằng: "Đại tai càn nguyên, vạn vật tư thủy, nãi thống thiên. Vân hành vũ thi, phẩm vật lưu hình. Đại minh chung thủy, lục vị thì thành, 'thì thừa lục long' dĩ ngự thiên. Càn đạo biến hóa, các chính tính mệnh. Bảo hợp đại hòa, nãi lợi, trinh. Thủ xuất thứ vật, vạn quốc hàm ninh."

Thức thứ mười ba: "Mật Vân Bất Vũ" (lời thoán từ quẻ Tốn) "Thoán" nói rằng: "Tiểu súc, nhu đắc vị nhi thượng hạ ứng chi, viết tiểu súc. Kiện nhi tốn, cương trung nhi chí hành, nãi hanh. 'Mật vân bất vũ', thượng vãng dã. Tự ngã tây giao, thi vị hành dã. "Tượng" nói rằng: "Phong hành thiên thượng, tiểu súc. Quân tử dĩ ý văn đức."

Thức thứ mười bốn: "Tốn Tắc Hữu Phu" (lời thoán từ quẻ Tốn) "Thoán" nói rằng: "Tốn, tốn hạ ích thượng, kỳ đạo thượng hành. Tổn nhi hữu phu, nguyên cát. Vô cữu, khả trinh. Lợi hữu du vãng. hạt chi."

Thức thứ mười lăm: "Long Chiến Vu Dã" (hào thượng lục quẻ Khôn) "Thoán" nói rằng: "Long chiến vu dã, kỳ huyết huyền hoàng. Long chiến vu dã, kỳ đạo cùng dã."

Cả tay trái và tay phải đều hư hư thực thực. Dùng các chiêu thức hư và thực, chưởng pháp hiện lên như hồi quang phản chiếu, âm dương giao thoa với nhau, có thể lợi dụng sơ hở để đánh vào, đây là chiêu thức để dụ đối phương.

Thức thứ mười sáu: "Lý Sương Băng Chí" (hào sơ lục quẻ Khôn) "Thoán" nói rằng: "Lý sương, kiên băng, âm thủy ngưng dã. Tuần trí kỳ đạo, chí kiên băng dã."

Động tác gồm: nâng nhẹ khuỷu tay, nắm chặt lòng bàn tay phải và trái, đánh thẳng và đẩy ngang, một nhanh một chậm đánh ra ngoài. Chưởng pháp này tồn tại cả cương lẫn nhu, phối hợp với nhau, quả thực là hữu ích vô hạn. Đây là chiêu tương đối "mềm mại" nhất trong Hàng Long Thập Bát Chưởng.

Thức thứ mười bảy: "Đê Dương Xúc Phiên" (hào thượng lục quẻ Đại Tráng) "Thoán" nói rằng: "Đê dương xúc phiên, luy kỳ giác. Đê dương xúc phiên, bất năng thối, bất năng thúy."

Nguyên văn chỉ nói rằng hai tay liên thông nhau tung chưởng, chứ không đề cập đến việc đây có phải là một chiêu trong Hàng Long Thập Bát Chưởng hay không. Chiêu này lấy nội công của chưởng lực và toàn bộ trọng lượng cơ thể, xuất chiêu một cách nhanh chóng, khiến địch thủ không thể né tránh và phản công. Thần thái giống như một con dê bị kích thích, cố gắng lao ra khỏi hàng rào, có uy lực khá kinh ngạc.

Thức thứ mười tám: "Chấn Kinh Bách Lý" (hào sơ cửu quẻ Chấn) "Từ" nói rằng: "Chấn hanh, chấn lai khích khích, tiếu ngôn ách ách. Chấn kinh bách lý, bất tang chủy sưởng."

Nguyên văn chỉ nói rằng đây là chiêu của Hồng Thất Công, chứ không đề cập đến việc có phải là một chiêu trong Hàng Long Thập Bát Chưởng hay không. Chiêu này không chỉ có uy lực lớn mà thanh thế còn cực kỳ rầm rộ, làm cho đối thủ chưa trúng đòn đã run sợ.

Sự khác biệt

Môn võ công này có những điểm khác biệt trong tiểu thuyết của Kim Dung. Trong ấn bản đầu tiên của Anh hùng xạ điêu, Hồng Thất Công từng nói rằng một nửa trong số các chiêu thức là do chính ông tạo ra, nhưng trong Thiên Long bát bộ, từ thời bang chủ Cái Bang Kiều Phong đã luyện được toàn bộ mười tám thức rồi, và cho đến khi qua đời cũng chưa truyền thụ lại cho ai, điều này rất mâu thuẫn. Sau này, trong ấn bản thứ ba, Kim Dung đã sửa đổi thành Hồng Thất Công chỉ là người thừa kế, cũng không tự sáng tạo chiêu thức.

Xem thêm