← Hồi 32 | Hồi 34 → |
Hoàng Dược Sư thấy Trùng Dương đã theo mình đáp lên ngọn cây, y liền hú lên một tiếng lảnh lót. Thân hình y tựa như một con chim hạc bay lượn giữa từng không nhảy vút trở qua, Trùng Dương cũng không chút chậm trễ. Người chàng tựa chim nhạn xuyên mây, phi mình nhảy vút trở lại cũng trong thời gian ấy, mọi người nhìn thấy hai đối thủ dường như sắp tông vào nhau giữa khoảng không vậy.
Hoàng Dược Sư nhanh tay giành trước công thế, tả chưởng xòe ra, hữu chưởng đấm ra một quyền, hai ngón tay trái như lướt chiếc kéo tấn công vào hai mắt Trùng Dương. Y ra tay ở giữa khoảng không như vậy thì Trùng Dương chỉ có hai cách để tránh khỏi mà thôi. Cách thứ nhất là nghiêng đầu qua một bên để tránh, cách thứ hai là tung chưởng ra đón lại. Và như vậy là trúng ngay kế hoạch của y rồi.
Hai ngón tay của Hoàng Dược Sư điểm ra, có thể hoặc hư hoặc thật, bất luận cho Trùng Dương nghiêng đầu tránh né cách nào hay vung chưởng đón đỡ ra sao y chỉ cần mượn sức của đối phương một chút là có thể xoay người sử dụng cước pháp Tảo Diệp đá vào hạ bộ của Trùng Dương và như vậy thế nào đối phương cũng bị thua ngay.
Trùng Dương là một nhân vật lão luyện, làm gì nhìn chẳng thấy dụng ý của đối phương, nên nói thầm trong bụng:
- "Thế đánh nửa hư nửa thực của mi, mà mi cho rằng thượng sách kia, chỉ có thể gạt gẫm những kẻ võ công tầm thường, chứ làm sao hạ được ta!"
Trùng Dương chẳng thèm tránh né, nhắm thẳng vào hai ngón tay của Hoàng Dược Sư lao thẳng tới và như vậy đã xảy ra ngoài ý liệu của y. Hoàng Dược Sư giật mình kinh hãi vì y đối với Trùng Dương chẳng có chút gì thù hận nhau, nếu hai ngón tay cứ chìa thẳng tới thì Trùng Dương thế nào cũng bị đui mắt ngay.
Đối phương đảm lược lớn như vậy, chắc hẳn cậy ở tài nghệ cao tuyệt của mình. Hoàng Dược Sư hơi có chút hồ nghi nên bất ý cuốn hại ngón tay trở lại.
Phàm nhưng tay cao thủ đấu với nhau, chiêu thế đều nhanh như điện chớp, chỉ một cái nháy mắt trước hay sau là có thể quyết đoán được sự chết sống và thắng bại giữa đôi bên ngay.
Hoàng Dược Sư chỉ hơi do dự trong một tích tắc đồng hồ liền cảm thấy nơi dưới nách tê nhói lên một cái, chỉ lực liền bị hóa giải tức khắc. Thì ra huyệt "Trương Môn" nơi dưới nách chỗ eo lưng đã bị ngón tay của Trùng Dương điểm nhẹ vào.
H Mà Trương môn huyệt là một trong mười hai huyệt đạo tê mỏi của con người, nếu bị điểm phải toàn thân sẽ mềm nhũn mất cả sức lực, Hoàng Dược Sư vô cùng kinh hãi vội vận khí để bảo vệ huyệt đạo của mình. Nào ngờ chàng vừa vận khí lên thì thân hình đã rơi thẳng xuống đất kêu "Bộp" một tiếng.
Trùng Dương vẫn ung dung nhẹ nhàng tung mình đáp lên một ngọn cây đối diện, buông tiếng cười lên ha hả và nói:
- Đấu chưởng nhau trên không trung ra sao hở Hoàng huynh? Bần đạo cám ơn Hoàng huynh đã nương tay cho!
Hoàng Dược Sư không ngờ được là mình chỉ mới ra tay đã nhào rớt xuống đất liền. Y tự nghĩ là vì có chút lòng nhân mà thành ra bị thua cay cú quá nên y lật mình đứng dậy gọn gàng và nhảy dựng lên nói:
- Cái đó ta vì nhường mi, không thể kể thua được.
Trùng Dương cười lớn và hỏi:
- Tại sao lại không kể được?
Hoàng Dược Sư đáp:
- Rõ ràng là ta có thể thọc tay làm mù mắt mi, mi lại xông bừa tới, ta tự nghĩ giữa ta và mi chẳng có thù oán nhau, nên không nỡ hạ độc thủ nên ta chậm tay một chút, vì vậy mà để cho mi thừa cơ tìm cách thắng! Thắng như vậy không được. Bắt lầu làm lại!
Trùng Dương cười khà khà một tràng dài và hỏi:
- Hay lắm! Nếu Hoàng huynh chưa chịu phục thì đừng nói tỷ thí nhau một lần nữa, mà cho đến thêm một trăm lần bần đạo cũng xin vâng! Lên đây! Lần này thì đừng nương tay nữa, nghe chưa?
Hoàng Dượt Sư sắc mặt giận đến tái xanh, chẳng nói chẳng rằng tung người nhảy lên đứng trên cây bàng và như vậy y và Trùng Dương đã trao đổi nhau vị trí của mình. Hoàng Dược Sư lầm lì tung mình từ trên ngọn cây bàng phi vút qua hướng Trùng Dương tựa như một mũi tên lửa xuyên không.
Trùng Dương cũng từ trên ngọn cây dâu bay vụt trở lại, Hoàng Dược Sư tập trung cả tinh thần, vận đầy khí khắp châu thân, tông mạnh vào người Trùng Dương.
Y dự định làm như thế hai người sẽ đồng loạt rơi xuống đất và chân y vừa chấm đất y sẽ nhảy vút trở lên trước, và như vậy y sẽ thắng được Trùng Dương keo này.
Nào ngờ thân hình y lao thẳng vào người Trùng Dương chỉ còn khoảng cách độ hai thước ngoài thì bất thần Trùng Dương giơ một ngón tay ra trước mặt, Hoàng Dược Sư cảm thấy trước thân hình của đối phương có một bức tường vô hình bằng khí kình ngăn đứng thân hình y lại, Hoàng Dược Sư không dằn được sự kinh hãi trong lòng.
Thì ra ràng Trùng Dương đã dùng công phu Nhất Dương chỉ và chỉ dùng đến ba thành công lực khiến cho Hoàng Dược Sư không thể xông đến gần được mà còn bị tiềm lực của Nhất Dương chỉ đẩy lui trở lại.
Trùng Dương lại xòe bàn tay phải đưa ra, cách người chàng độ một thước án vào khoảng không phía trước mặt của Hoàng Dược Sư, rồi tựa như tiên bà dắt con thơ đi dạo mát, chàng bước từng bước đẩy lui Hoàng Dượt Sư trở về nguyên vị trên đỉnh cây bàng, và Trùng Dương cũng đáp nhẹ lên ngọn cây bàng ấy.
Hai người trong một thời gian suýt soát nhau cùng đến ngọn cây, không một ai rơi xuống đất cả, chỉ có điều hơi khác là Trùng Dương thì tiến tới mà Hoàng Dược Sư bị đi thối lui.
Như vậy, Hoàng Dược Sư cảm thấy còn xốn xang hơn là bị rơi xuống đất.
Đối phương dồn y thối lui ra sau trông nhẹ nhàng như một con diều giấy có buộc nhợ vậy. Hoàng Dược Sư là một người tự phụ kiêu ngạo đã quen đâu có thể chịu đựng sự nhục nhã như thế được.
Trùng Dương cười khẽ một cái và nói:
- Hoàng huynh, lần này cũng lại huề nữa? Khỏi cần so tài thêm vô ích!
Hoàng Dược Sư giận không chịu được, y nhún chân phi mình "vù" lên một tiếng, nhảy cao khỏi ngọn cây hơn ba trượng, Trùng Dương cười ha hả và gọi to:
- Chúng ta tỉ thí thêm một lần nữa vậy!
Gót chân chàng điềm nhẹ vào cành cây, thân hình chàng cũng tung bổng lên nửa lưng trời đối diện với Hoàng Dược Sư.
Hoàng Dược Sư thấy đối phương vừa tung mình nhảy theo, y liền phất nhẹ cánh tay áo, tức thì một chùm kim vàng lấp loáng đầy trời như mưa rơi rít lên "Vèo vèo" trong không khí, bay vút vào mặt Vương Trùng Dương.
Trùng Dương không chút bối rối, vung tay áo phát ra một luồng cương khí, tựa như một ngọn gió, đủ đánh rơi tất cả những mũi kim vàng của đối phương, đồng thời phất nhẹ tay áo bên phải đánh vào mặt đối phương, Hoàng Dược Sư lanh như cắt giơ tay chộp một cái, định dùng thủ pháp cấm nã để xé rách tay áo của Trùng Dương.
Nào ngờ tay áo của Trùng Dương linh hoạt như một con rắn biển, lẹ như chớp đã tròn trở lại, đã cuốn gọn cườm tay của Hoàng Dược Sư vào giữa rồi tiếp theo đẩy chàng hất mạnh cánh tay một cái, sức mạnh cái hất ấy rất kinh khủng, Hoàng Dược Sư không tài nào gượng được liền bị đẩy bật trở ra trên hai trượng.
Trong lúc cấp bách Hoàng Dược Sư chẳng còn kịp thì giờ để dùng thuật đề khí khinh công tìm một ngọn cây đáp xuống, hai chân chới với trên khoảng không và "Bộp" một tiếng thật lớn, y đã rơi phịch xuống đất, té một cái như dừa khô rụng.
Trùng Dương vẫn ung dung đáp trở xuống ngọn cây bàng nhẹ nhàng không một chút xao động cành lá, nơi Hoàng Dược Sư rớt xuống lại vừa vặn nơi mấy tên gia tộc câm đang đứng xem, trong bọn có một tên thấy chủ nhân của mình bị té một cái đích đáng như vậy liền buột miệng cười khẽ một tiếng.
Nào ngờ Hoàng Dược Sư vừa chạm xuống đất, đã lập tức nhảy dậy gọn gàng, thấy rõ tên gia bộc câm đang mỉm miệng cười. Y chẳng phân biệt phải trái liền quát to một tiếng vung tay đấm ra một chưởng đánh văng gã gia bộc câm ấy hơn ba trượng cao, tim phổi đều bị dập nát, rớt phịch trên bãi biển gần đấy, chân tay chỉ duỗi được mấy cái là tắt thở chết liền.
Trùng Dương thấy Hoàng Dược Sư vì thua mình nên bực tức giết thuộc hạ của y để hả giận. Chàng hết sức bất nhẫn vội phi thân nhảy xuống đất cúi đầu chấp tay và nói:
- Vô Lượng Thọ Phật, thắng bại tài nghệ nhau là chuyện thường sự, hà tất phải bực mình như vậy, lại còn giết hại mạng người nữa? Tôn giá làm như thế bần đạo không dám lãnh giáo nữa đâu.
Hoàng Dược Sư giọng hậm hực đáp:
- Chuyện này của riêng ta không ăn thua gì đến mi, đừng lên mặt từ bi giả nhân, giả nghĩa! Nói thật cho ngươi rõ là những tên câm này đều là những tên đại gian đại ác trong thiên hạ, ta đưa đến Đảo Đào Hoa này làm cho chúng câm đi, thích giết là ta cứ giết, mi là người ngoài đâu có quyền can dự đến quyền hạn của ta?
Lời nói của Hoàng Dược Sư vừa rồi rất đúng sự thật vì những gã câm trên đảo Đào Hoa này không người nào là lương thiện cả. Lúc chưa bị câm, chúng là những tên phi nghĩa phi nhân, trộm cắp bất lương, gian dâm vô đạo, đầu trộm đuôi cướp v.v...
Tư tưởng của Hoàng Dược Sư rất kỳ quặc, sự kiến giải của y khác hẳn với người thế tục, y tự cho rằng những kẻ cực kỳ gian ác như thế mới có thể hợp với tâm tính của y và làm kẻ hầu hạ vừa ý của y được. Châu Bá Thông lưu lại trên đảo gần mười ngày trời vẫn không rõ được sự ấy huống hồ Trùng lương vừa mới đến đây!
Trùng Dương thoáng ngạc nhiên giây phút rồi nói:
- Ồ, thì ra như thế, trận này kể như hòa nhau vậy.
Hoàng Dược Sư rít lên:
- Nói bậy! Ai mượn mi nhường nhịn. Trận này ta bị té hai lần, dù chẳng thua thì kể như đã bại, còn lại một trận chót chúng ta tiếp tục đi thôi.
Trùng Dương nói:
- Thôi khỏi cần tiếp tục nữa, tỉ thí thêm một trận chót cũng chẳng ít lợi gì, ta hết muốn rồi!
Hoàng Dược Sư ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao thế. Mi nói như vậy nghĩa là sao?
Trùng Dương đáp:
- Lần thứ nhất cùng môn huynh thử tài ám khí thì huề nhau, chẳng ai hơn ai thua, lần thứ hai bần đạo may mắn được tôn huynh cho thắng một trận, như vậy kể như bần đạo được một thắng và một hòa, nếu lần thứ ba so tài nhau mà tôn huynh thắng được bần đạo, lại cũng té ra một thắng một hòa, thì biết ai cao ai thấp để mà quyết đoán kẻ thắng người bại được?
Hoàng Dược Sư đáp:
- Nếu có như vậy. Ta cũng bằng lòng thả sư đệ của ngươi ra lập tức.
Y vừa thốt ra câu ấy xong trong lòng thấy hối tiếc ngay, hối tiếc cho sự lỡ lời của mình, như vậy chẳng hóa ra Trùng Dương dù thắng hay bại cũng cũng cứu được Châu Bá Thông ra khỏi tay mình thì y còn đâu hy vọng để bắt buộc Trùng Dương phải đưa Cửu Âm chân kinh ra, Nhưng suy nghĩ giây phút đã tìm được một diệu kế bèn tiếp lời:
- Này Vương chân nhân, trước khi chúng ta so tài nhau trận thứ ba này, ta sực nhớ đến lần đầu tiên chúng ta gặp gỡ nhau trên hoang đảo giữa biển Hoàng Hải mấy năm về trước!
Trùng Dương đáp:
- Phải, lúc ấy tôn giá còn bày Kỳ Môn Bát Trận để đón tiếp người khách không quen này.
Hoàng Dược Sư cười:
- Lúc ta mới bắt đầu học Kỳ Môn bát trận thôi, nên thạch trận ấy còn nhiều sơ hở, bị ngươi giải phá một cách dễ dàng. Mấy năm nay ta lập căn cứ trên Đào Hoa đảo đã nghiền ngẫm kỹ sự sanh khắc của ngũ hành biến hóa, về môn học bát trận môn, tuy không được hoàn hảo cho lắm nhưng cũng có một chút sở đắc. Ta đã phí bao nhiêu tâm cơ bố trí trên địa thế của hòn đảo Đào Hoa này, sắp đặt từ ngọn cây ngọn cỏ, từng hòn đá gốc hoa, đều án theo vị trí của trận Kỳ Môn theo hình thể sanh khắc của Ngũ Hành. Mời Vương chân nhân nhảy lên đỉnh ngọn cây cao, ngắm thử một chút xem có chỗ nào cần chỉ giáo thêm chăng?
Trùng Dương nghe xong khe rùng mình, thầm lo ngại vì lúc chàng mời đặt chân đến đảo Đào Hoa cũng thấy sự bố trí của hòn đảo này rất cổ quái. Nay đối phương đã nói như thế, thì chẳng còn lý do nào từ chối, chàng liền tung mình bay vút lên một ngọn cây thật cao gần đấy.
Trùng Dương đứng vững trên ngọn cây xong, đưa mắt quan sát khắp bốn phía hòn đảo, buột miệng khen cho trí cơ huyền diệu và sự dụng tâm tinh tế của Hoàng Dược Sư.
Thì ra, dưới tầm mắt chàng trong vòng bảy tám dặm vuông gần đấy, là cả một biển xanh cây cối hoa cỏ, mới nhìn vào rừng cỏ cổ thụ, rậm rạp um tùm biêng biếc một màu xanh thẳm kia thì thấy phong cảnh thật u nhàn, nhưng nếu nhìn kỹ một chút không biết cơ man nào là trận đồ trùng trùng điệp điệp không sao đếm xiết, khúc khuỷu quanh co chẳng biết đâu là đâu. Tựa như một màn lưới nhện, nơi nào cũng có lỗ nhỏ như mắt cáo mà thật ra có từng mảng lưới chằng chịt đợi chờ lọt vào đấy đừng hòng ra khỏi được.
Trùng Dương đối với Kỳ Môn Bát Trận, ngũ hành sanh khắc tương liên, chàng đã nghiên cứu tinh tường và cũng được sư phụ Thanh Hư chân nhân chỉ dạy rất rành rẽ Nhưng hiện giờ nhìn thấy Kỳ Môn bát trận trận Đào Hoa đảo này, biến hóa hết sức phức tạp, bố trí lại dị kỳ, khúc khuỷu tuần hoàn, thật khó mà ước lượng.
Trùng Dương kiến thức thông kim bát cổ cũng không thể nào thấu triệt những bí mật kỳ diệu ở bên trong.
Chàng đang nhìn xem đến xuất thần, bỗng nghe sau lưng có tiếng gió lạ vội quay đầu lại nhìn thấy Hoàng Dược Sư cũng nhảy lên theo, đứng trên một nhánh cây gần bên chàng, mỉm cười hỏi:
- Một chút tiểu kỷ bắt ruồi ấy có làm bẩn mắt pháp nhãn của Chưởng giáo Toàn Chân chăng?
Trùng Dương khẽ gật đầu cười và nói:
- Biết nhau không mấy năm, chàng ngờ Kỳ Môn Bát Trận của Hoàng huynh tinh tiến một cách vượt bực như thế. Đáng mừng, đáng phục thay. Chắc Hoàng huynh muốn bần đạo rảo khắp Kỳ Môn Bá Trận này một chuyến phải không?
Hoàng Dược Sư nói to:
- Vương chân nhân nói quá lời! Chúng ta đâu phải là Khổng Minh với Tư Mã Trung Đạt, dùng trận đồ để đấu nhau Đây này, chúng ta so tài nhau trận thứ ba bằng cách này vậy! Mời Vương chân nhân nhích lại gần đây?
Y chỉ tay vào góc Đông nam của Đào Hoa đảo và nói tiếp:
- Chân nhân, hãy nhìn kia nơi ấy có một tòa trúc đình xanh thẳm đấy, có thấy không?
Trùng Dương là người đã luyện qua công phu Nhất Dương chỉ nên nhãn lực của chàng tinh sáng hơn người thường. Chàng nhướng mắt nhìn kỹ về hướng Đông trong rừng cây xanh um quả nhiên lấp ló một đài cao bằng đá trắng.
Cái thạch đồ ấy chiếm một khoảng độ mười thước vuông, trên có cất một mái trúc đình tuy đơn sơ nhưng rất u nhàn thanh tịnh. Hoàng Dượt Sư vừa lấy tay chỉ vừa nói:
- Mái trúc đình ấy ta đặt tên là Thí Kiếm đình (đình thử kiếm), trên cột đình có hai câu đối liễn mà bình sanh ta rất thích là:
"Trong đồi Kỳ La chôn thần kiếm Giữa tiếng trống tiêu có Khách Tinh!"
Trong toàn đảo Đào Hoa chỉ có duy nhất một mái trúc đình ấy thôi, đây là do ta thường đến để hóng mát dưỡng thần!
Trùng Dương tự nhủ trong lòng:
- "Người này tánh tình, hành vi tuy nhuộm đầy tà quái, nhưng con người y lại thoát tục khác thường!".
Chàng lại nghe Hoàng Dược Sư nói tiếp:
- Ta sẽ ở tại Thí Kiếm đình đốt ba nén hương để đợi tôn giá đến, nếu ba nén nhang ấy đã nối tiếp nhau cháy hết mà Vương chân nhân vẫn chưa đến thì kể như Chân Nhân chưa lãnh hội được sự huyền diệu Kỳ Môn Bát trận trên Đào Hoa đảo của ta, và nếu thế kể như Hoàng mỗ đã thắng được trận này vậy!
Trùng Dương cười to lên, nói:
- So tài cách ấy rất hay, đã không bẽ mặt nhau, cũng chẳng mất niềm hòa khí của đôi bên! Tuyệt lắm! Một lời đã định, Vương mỗ trong thời gian ba nén thang sẽ đến hội giá tại Thí Kiến đình.
Hoàng Dược Sư liền hất tay ra dấu bọn gia bộc câm. Trong bọn liền có một tên câm đốt một trong ba nén nhang và đưa tất cả cho Trùng Dương.
Trùng Dương ngạc nhiên hỏi:
- Chi vậy?
Gã gia bộc câm đưa tay chỉ về hướng Đông nam. Trùng Dương vội quay đầu lại nhìn, thì Hoàng Dược Sư đã biến đi đâu mất dạng.
Trùng Dương mới sực hiểu ra. Gã gia bộc câm đưa ba cây nhang nối liền nhau thành một cây và đốt cháy một đầu là do theo lời Hoàng Dược Sư dặn dò, Hoàng Dược Sư hạn định cho chàng trong vòng ba cây nhang phải đến Thí Kiếm đình, và để cũng được công bằng nên trao cho ba nén nhang cũng y như nhau để làm chuẩn thời gian.
Trùng Dương nhận thấy ba nén nhang xong, liền tung mình nhảy lên ngọn cây bá, nhìn lại vị trí của Thí Kiếm đình, chàng ước lượng khoảng cách từ đây đến đó độ năm dặm đường, mái đình này nếu tính theo vị trí tám quẻ của Phục Hy, thì nhất định phải kiến trúc trong hai quái "Vị Tế" và "Thái Trung" của quẻ "Ly".
Nếu chiếu theo Bát Trận của Khổng Minh mà nhìn. thì ở gần cửa trận "Hưu Môn", Trùng Dương ghi nhớ xong vị trí của mái đình liền tung mình nhảy trở xuống đất, nhắm hướng Đông nam lướt đi như bay.
(Bát Quái của Phục Hy và Bát trận của Khổng Minh hoàn toàn là một khoa toán học suy luận, nói một cách khác theo khoa học thì tương tự như môn toán Kỷ Hà và Tam giác của Âu Tây vậy. Nhưng tiếc vì sự phát minh vĩ đại của người xưa, bị cái học khoa cử ám, sĩ phu tham danh háo lợi, mà chôn vùi một cách đáng tiếc cho đến phải thất truyền luôn).
Trùng Dương chân nhân án theo phương vị Phục Hy Bát Quái mà tiến vào trận Kỳ Môn. Chàng nhẩm tính phải từ nơi xuất phát vượt qua đông mười bảy cửa; rồi rẽ sang phía tây mười lăm cửa, tức là đi rảo qua được ba mươi hai từng môn hộ, và như vậy đã đến được giao điểm của hai quẻ "Vi Tế" và "Thái Trung", nói một cách khác là đã đến vị trí Thí Kiếm đình rồi!
Trùng Dương một tay cầm ba nén hương, tay kia bấm từng đốt tay để nhẩm tính bước đi, miệng thì lẩm bẩm đếm, chân bước đi không ngừng len lỏi giữa biển rừng hoa, vòng bên hữu rẽ sang tả, đi như thế độ thời gian một bữa cơm, đã đi hết ba mươi lăm từng cửa trận đúng theo tám quẻ của Phục Hy.
Chàng tưởng đâu như vậy là sẽ đến ngay đích là Thi Kiếm Đình, nào ngờ nhìn thẳng ra trước vẫn là rừng cây mù mịt, hoa lá um tùm mà chẳng thấy bóng dáng mái Thí Kiếm đình đâu cả, đồng thời nén nhang cầm trên tay nén thứ nhất đã cháy chỉ còn một khúc độ nửa tấc là hết.
Trùng Dương hết sức sốt ruột, chàng liền phi thân nhảy lên một ngọn cây bàng gần đấy nhìn quanh bốn phía, và kỳ lạ thay tòa Thí Kiếm đình kia vẫn còn cách xa độ năm dặm ngoài, té ra lộ trình từ nấy. Giờ chàng đã đi qua đa kể như không và bao nhiêu sự tính toán của chàng đều sai bét cả sao?
← Hồi 32 | Hồi 34 → |
< Xem thêm truyện hay, đặc sắc khác